Kiến thức: + Bài tập lịch sử 8 tiếp tục củng cố phương pháp học tập theo tinh thần chủ động sáng tạo việc học: “ Học thuộc” đã nhường cho việc “ học hiểu” + Nắm được các dạng bài tập cơ
Trang 1Ngày soạn: 12/3/2017 Tiết 44 Ngày giảng: 16/3/2017
Lớp 8A+8B
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I Mục tiêu bài học:
1 Kiến thức:
+ Bài tập lịch sử 8 tiếp tục củng cố phương pháp học tập theo tinh thần chủ động sáng tạo việc học: “ Học thuộc” đã nhường cho việc “ học hiểu”
+ Nắm được các dạng bài tập cơ bản như : Tái hiện, trắc nghiệm, thống kê, vẽ biểu đồ
2 Tư tưởng:
+ Giáo dục học sinh thấy rõ bài tập lịch sử giúp các em có khả năng khái quát cao, đánh giá nhận xét biến cố lịch sử
3 Kĩ năng
+ Bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập theo phương pháp mới
II Chuẩn bị:
+ GV: Chọn lọc các dạng bài tập, nhiều thể loại
+ Bài tập Trắc nghiệm ( máy chiếu)
III Tiến trình bài dạy
1 Ổn định tổ chức: Điểm danh Kiểm tra vệ sinh lớp.
2 Kiểm tra bài cũ
a/ Trình bày khởi nghĩa Yên Thế ?
3 Bài mới.
Bài tập 1: Lập niên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân ta từ 1858- 1873
1-9-1858 Pháp xâm lược Việt Nam
17-2-1859 Pháp tấn công thành Gia Định
24-2-1861 Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa
10-12-1861 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên
sông Vàm cỏ Đông
5 -6 - 1862 Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
20-8-1864 Trương Định tự sát để bảo toàn khí tiết
24-6-1867 Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây ( Vĩnh Long, An Giang,
Hà Tiên)
Trang 2Bài tập 2: Nối niên đại và sự kiện sao cho đúng.
I II
25-4-1882 500 tên địch kéo ra cầu Giấy bị quân ta
tiêu diệt 19-5-1883 Ri-vi-e gởi tối hậu thư cho Hoàng Diệu
Bài tập 3: Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi nhất ở đâu ?
a Bắc Kì và Nam Kì b Trung Kì và Nam Kì
c Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì d Bắc Kì và Trung Kì
Bài tập 4: Vì sao cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy tồn tại được khá lâu ?
a Địa hình rừng núi hiểm trở b Địa hình lau sậy um tùm và đầm lầy, đánh du kích.
c Phòng thủ là chủ yếu d b va c đúng
Bài tập 5: Tóm tắt các giai đoạn và diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên
Thế
GIAI ĐOẠN DIỄN BIẾN CHÍNH
1884-1892 Nghĩa quân hoạt động riêng lẻ do Đề Nắm chỉ huy
1893 - 1908 Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở, 2 lần
giảng hoà với Pháp
1909 - 1913 Pháp càn quét liên tục, lực lượng nghĩa quân hao mòn
và tan rã khi Đề Thám hy sinh
Bài tập 6: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến
nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập ?
a Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) c Hiệp ước Hác Măng (1883)
b Hiệp ước Giáp Tuất ( 1874) d Hiệp ước Pa - tơ - nốt (1884)
Bài tập 7: Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là ai ?
a Văn thân, sĩ phu yêu nước c Nông dân
b Các tù trưởng dân tộc ít người d Địa chủ các địa phương
Bài tập 8: Căn cứ Ba Đình thuộc tỉnh nào?
a Hà Nội b Nghệ An c Hưng Yên d Thanh Hoá
5 Dặn dò: - Về nhà học bài và chuẩn bị bài 28 tiết sau học.
- Trả lời các câu hỏi SGK trang 136