+ Vai trò của pháp luật đối với công dân Pháp luật không chỉ là công cụ để Nhà nước ghi nhận , khẳng định các quyền , lợi ích vànghĩa vụ cơ bản của công dân mà còn là phương tiện để côn
Trang 1Bài 1PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội
2.Về kiõ năng:
- Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật
3.Về thái độ:
- Có ý thức tôn trọng pháp luật ; tự giác sống, học tập theo quy định của pháp luật
II NỘI DUNG :
1 Trọng tâm:
- Khái niệm pháp luật (bao gồm định nghĩa pháp luật , các đặc trưng của pháp luật)
- Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật
- Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức
- Vai trò của pháp luật đối với Nhà nư ớc, xã hội và mỗi công d ân
2 Một số kiến thức cần lưu ý:
a) Định nghĩa pháp luật:
Do những nguyên nhân khác nhau, cho đến nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp luật
chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt…, từ đó hình thànhtrong một bộ phận dân cư thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là việc của Nhànước… Để giúp HS có nhận thức và thái độ, tình cảm đúng đắn đối với pháp luật, cần nhấnmạnh: Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung , do nhà nước xâydựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước Trong trường hợp cá nhân,tổ chức nào đó vi phạm thì sẽ bị xử lí nghiêm minh, kể cả bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế.Tuy nhiên, pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quyđịnh về những việc đưpợc làm, phải làm và không được làm Mục đích xây dựng và ban hànhpháp luật của nhà nước chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển,
bảo đảm cho các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân
b) Các đặc trưng của pháp luật phản ánh nguồn gốc , bản chất của pháp luật.
+ Tính quy phạm phổ biến phản ánh nguồn gốc xã hội, bản chất xã hội của pháp luật Trong
cuộc sống giao lưu dân sự hàng ngày , mỗi cá nhân tham gia vào rất nhiều mối quan hệ xã hộikhác nhau, vì vậy , xét về bản chất xã hội , Mác đã coi “ bản chất của con người là tổng hoàtất cả những quan hệ xã hội ” Từ các mối quan hệ xã hội lặp đi lặp lại nhiều lần qua mộtquá trình sàn lọc lâu dài trong những điều kiện kinh tế - xã hội , văn hoá cụ thể, đã dần hìnhthành các quy tắc xử xự đáp ứng ở mức độ nhất định các nhu cầu , lợi ích chung của những cánhân , những cộng đồng người khác nhau khi tham gia vào các hoạt động xã hội Ví dụ , xét từgóc độ của hoạt động sản xuất xã hội , Ăng-ghen đã phân tích , tại một giai đoạn phát triểnnhất định của lực lượng sản xuất , của phân công lao động đã “ phát sinh nhu cầu phải tập hợpdưới một quy tắc chung , những hành vi sản xuất, phân phối, trao đổi s ản phẩm, những hành
vi này cứ tái diễn hàng ngày và phải làm thế nào để mọi người phải phục tùng những điều
Trang 2kiện chung của sản xuất và trao đổi Quy tắc đó trước tiên là thói quen , sau thành “ pháp luật
”
Như vậy, xét từ nguồn gốc xã hội , pháp luật là sự mô hình hoá, khuôn mẫu hoá những thóiquen , tập quán , những quy tắc xử sự được hình thành từ chính nhu cầu khách quan của conngười khi tham gia vào các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống
+ Tính quyền lực , tính bắt buộc chung phản ánh bản chất giai cấp của pháp luật Không
phải mọi quy tắc xử sự , mọi tập quán hình thành từ các quan hệ xã hội đều trở thành phápluật Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và các tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồntại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau, vì vậy, không phải lúc nào xã hội cũngcó khả năng, tự điều chỉnh để tìm ra khuôn mẫu chung cho hành vi ứng xử của các cá nhân ,cộng đồng Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị để thực hiệncác chức năng quản lí nhằm duy trì xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xãhội Pháp luật chính là công cụ để nhà nước điều ch ỉnh c ác quan hệ xã hội phát triển trong
một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị Một mặt, Nhà nước lựa chọn những
quy tắc xử sự đã phù hợp hoặc sửa đổi cho phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị để banhành thành các quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện chung đối với mọi thành viên
trong xã hội Mặt khác , khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi , xuất hiện những loại
quan hệ xã hội mới chưa có tiền lệ, Nhà nước phải chủ động nắm bắt thực tiễn, dự báo nhucầu để xây dựng các mô hình, khuôn mẫu mới nhằm hướng các quan hệ xã hội đó phát triểntheo ý chí của mình đồng thời phù hợp với quy luật khách quan , thúc đẩy tiến bộ xã hội Nhànước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy , pháp luật do Nhà nước ban hành mang tínhquyền lực , tính bắt buộc chung và phải được thực hiện trong đời sống xã hội
Như vậy , pháp luật là hiện tượng vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp Thuộc tính quy phạm phổ biến và thuộc tính quyền lực nhà nước không thể tách rời nhau làmnên đặc trưng riêng của quy phạm pháp luật so với các quy phạm xã hội, quy phạm đạo đức
+ Ngoài ra, pháp luật còn có Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
c) Bản chất của pháp luật thể hiện qua mối quan hệ biện chứng , hai chiều giữa pháp luật và kinh tế , pháp luật và chính trị, pháp luật và đạo đức theo quan điểm của triết học Mác-Lê- nin.
Chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật; chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế , do đó ,đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền trước hết thể hiện trong các chính sách kinh tế vàđược Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật ( nội dung của chính sách kinh tế thể hiện dướihình thức các văn bản quy phạm pháp luật) Mặt khác, trong một xã hội đa dạng , đa tầng vềlợi ích kinh tế , chính trị thể hiện mối tương quan giai cấp, do đó, Nhà nước phải căn cứ vào sựtương quan lực lượng giữa các giai cấp để ghi nhận và bảo hộ bằng pháp luật các quyền và lợiích cơ bản của cá nhân, cộng đồng, các tầng lớp xã hội khác nhau (một lần nữa giáo viên khắcsâu bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật )
Cũng liên quan đến bản chất xã hội và bản chất giai cấp của pháp luật trong mối quan hệvới đạo đức , một điều cần lưu ý là trong xã hội có giai cấp tồn tại nhiều quan niệm, quy tắc
đạo đức khác nhau , trong đó , một mặt , pháp luật luôn thể hiện quan điểm đạo đức chính thống của giai cấp cầm quyền, mặt khác, không thể không phản ánh những quan niệm, chuẩn
mực ứng xử của những tầng lớp xã hội , những cộng đồng dân cư khác nhau, đặc biệt là nhữngquan niệm đạo đức mang tính truyền thống dân tộc sâu sắc Chính yếu tố đạo đức trong nộidung pháp luật làm cho pháp luật trở nên gần gũi hơn, dễ được người dân chấp nhận và tuânthủ một cách tự nguyện hơn
d ) Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
+ Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước
Trang 3Trong sách giáo khoa đã phân tích kĩ vai trò của pháp luật là công cụ để Nhà nước quản líxã hội và cách thức để Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật ( thông qua các quá trình làm rapháp luật , tổ chức thi hành pháp luật , bảo vệ pháp luật) Bên cạnh vai trò phản ánh ý chí, vaitrò công cụ của pháp luật , cần lưu ý đến vai trò kiến thiết của pháp luật đối với Nhà nước vàxã hội Như trên đã trình bày , pháp luật tốt là pháp luật có khả năng dự báo đúng xu thế vậnđộng , phát triển của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định, từ đó , góp phần tạo lập vàđịnh hướng cho các quan hệ kinh tế , chính trị , xã hội mới Một hệ thống pháp luật đầy đủ ,toàn diện , đồng bộ, thống nhất và phù hợp là cơ sở tin cậy để nâng cao hiệu lực , hiệu quả củaquyền lực nhà nước , củng cố độ tin cậy và uy tín của Nhà nước trong mối quan hệ với côngdân , với xã hội và với các quốc gia khác trên trường quốc tế
+ Vai trò của pháp luật đối với công dân
Pháp luật không chỉ là công cụ để Nhà nước ghi nhận , khẳng định các quyền , lợi ích vànghĩa vụ cơ bản của công dân mà còn là phương tiện để công dân được thực hiện và bảo vệcác quyền , lợi ích hợp pháp của mình trước mọi sự xâm phạm kể cả những vi phạm từ phía cơquan , công chức nhà nước Sách giáo khoa đã đề cập đến trong Bài 1 và các bài sau về nộidung các quyền , nghĩa vụ cơ bản và cách thức để công dân thực hiện , bảo vệ quyền và nghĩavụ của mình
Trong nhà nước pháp quyền của dân , do dân ,vì dân, quan hệ giữa Nhà nước và công dânlà mối quan hệ trách nhiệm pháp lí qua lại – trên cơ sở pháp luật và đảm bảo bằng pháp luật.Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, ngược lại ,Nhà nước có quyền yêu cầu công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội ,trong trường hợp công dân không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình, Nhà nướccó quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định để buộc công dân phải thayđổi cách ứng xử của mình và khắc phục các hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra Chỉ khicả hai mặt của mối quan hệ trách nhiệm này được thực thi, pháp luật mới thực sự làm trònđược vai trò điều chỉnh và kiến tạo của mình trong đời sống xã hội
III.PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu
V TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 Ổn định tổ chức lớp :
2 Giảng bài mới:
GV cho HS xem một đoạn phim về tình hình trật tự, an toàn giao thông ở nước ta hiện nay rấtphức tạp Từ đó giúp HS thấy được sự cần thiết của pháp luật trong đời sống Giới thiệu bài học
Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
Đơn vị kiến thức 1: Khái niệm pháp luật
Mức độ kiến thức:
HS hiểu được:
Pháp luật là gì? Chủ thể ban hành và bảo đảm
thực hiện pháp luật
Các đặc trưng của pháp luật: Tính quy phạm phổ
biến; Tính quyền lực bắt buộc chung; Tính xác
1 Khái niệm pháp luật:
Trang 4định chặt chẽ về mặt hình thức.
Cách thực hiện: GV có thể sử dụng phương
pháp thuyết trình, tình huống có vấn đề, đàm
thoại,…
Pháp luật là gì?
GV hỏi:
Em hãy kể tên một số luật mà em đã được biết
Những luật đó do cơ quan nào ban hành?
Việc ban hành luật đó nhằm mục đích gì?
Nếu không thực hiện pháp luật có sao không?
HS trả lời
GV giảng:
Hiện nay, nhiều người vẫn thường nghĩ rằng pháp
luật chỉ là những điều cấm đoán, là sự hạn chế tự
do cá nhân, là việc xử phạt , từ đó hình thành thái
độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ là
việc của nhà nước
Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán,
mà pháp luật bao gồm các quy định về :
- Những việc được làm
- Những việc phải làm
- Những việc không được làm
VD: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo
quay định của pháp luật đồng thời có nghĩa vụ nộp
thuế
Mục đích của nhà nước xây dựng và ban hành
pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm
cho xã hội ổn định và phát triển, bảo đảm các
quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công
dân
GV nhấn mạnh: Pháp luật là những quy tắc xử sự
chung áp dụng cho mọi đối tượng và chỉ có nhà
nước mới được phép ban hành
Các đặc trưng của pháp luật
Tính quy phạm phổ biến
GV hỏi :
Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
Tìm ví dụ minh hoạ
HS trả lời
GV giảng:
Nói đến pháp luật là nói đến những quy phạm của
nó, và những quy phạm này có tính phổ biến
Tính quy phạm : những nguyên tắc, khuôn mẫu,
quy tắc xử sự chung
Tuy nhiên, trong xã hội không phải chỉ pháp luật
mới có tính quy phạm Ngoài quy phạm pháp luật,
các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các
a) Pháp luật là gì ?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung
do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
b) Các đặc trưng của pháp luật:
Tính quy phạm phổ biến : Pháp luật được áp
dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọingười, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội
Trang 5quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy
phạm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của
các tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể
quần chúng Cũng như các quy phạm pháp luật,
các quy phạm đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo,
quy phạm của tổ chức chính trị - xã hội đều có các
quy tắc xử sự chung
Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp
luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những
khuôn mẫu, được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi
tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội
Pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng hơn, bao
quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau,
với mọi thành viên trong xã hội Trong khi đó, các
quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng đối với
từng tổ chức (ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, Điều lệ công đoàn…) Đây chính
là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại
quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị
-xã hội, bởi vì các quy phạm -xã hội chỉ được áp
dụng đối từng tổ chức riêng biệt Chẳng hạn, Điều
lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều
lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng bao gồm
các quy phạm nhưng chỉ được áp dụng đối với tổ
chức của mình nên nó không có tính quy phạm
phổ biến như quy phạm pháp luật
Ví dụ : Pháp luật giao thông đường bộ quy định :
Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều của
đường một chiều
Tính quyền lực, bắt buộc chung
GV hỏi:
Tại sao pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc
chung? Ví dụ minh hoạ
HS trả lời
GV giảng:
Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và các
tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những
lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau Nhà
nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị để thực hiện các chức năng quản lí nhằm
Tính quyền lực , bắt buộc chung: Pháp luật được
đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lựcnhà nước, bắt buộc đối với tất cả mọi đối tượngtrong xã hội
Trang 6duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai
cấp thống trị trong xã hội Nhà nước là đại diện
cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do Nhà nước
ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc
chung, nghĩa là pháp luật do nhà nước và bảo đảm
thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân,
bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm
cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp
luật
VD: Luật giao thông đường bộ quay định : chấp
hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu ,
vạch kẻ đường …
GV hỏi:
Em có thể phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật
với quy phạm đạo đức?
HS trả lời
GV giảng:
+ Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa
vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư
luận xã hội phê phán
+ Việc thực hiện pháp luật là bắt buộc đối với mọi
người, ai vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lí theo các
quy phạm pháp luật tương ứng Việc xử lí này thể
hiện quyền lực nhà nước và mang tính cưỡng chế
(bắt buộc)
Tính chặt chẽ về mặt hình thức:
GV giảng:
Thứ nhất, hình thức thể hiện của pháp luật là các
văn bản quy phạm pháp luật, được quy định rõ
ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh sự
hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pháp luật
Thứ hai, thẩm quyền ban hành văn bản của các cơ
quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Thứ ba, các văn bản quy phạm pháp luật nằm
trong một hệ thống thống nhất : Văn bản của cơ
quan cấp dưới phải phù hợp với văn bản của cơ
quan cấp trên
VD: Hiến pháp năm 1992 quay định nguyên tắc
“Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân
biệt đối xử giữa các con “ (Điều 64) Phù hợp với
Hiến pháp , Luật hôn nhân gia đình năm 2000
khẳng địnhh quay tắc chung “Cha mẹ không được
phân biệt đối xử giữa các con” (Điều 34)
( GV có thể giới thiệu nhanh sơ đồ “Hệ thống
Tính chặt chẽ về hình thức: các văn bản quy
phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành
Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới banhành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không đượctrái với nội dung của văn bản do cơ quan cấptrên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn) Nộidung của tất cả các văn bản đều phải phù hợpkhông được trái Hiến pháp
Trang 7pháp luật Việt Nam” khi giảng phần này)
GV giới thiệu cho HS về một luật và một số điều
khoản của luật, sau đó cho các em nhận xét về
mặt nội dung, hình thức
GV có thể lấy ví dụ minh hoạ khi phân tích các
đặc trưng của pháp luật: Luật Hôn nhân và Gia
đình
Thứ nhất, về mặt nội dung: Trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình, nam nữ tự nguyện kết hôn trên
cơ sở tình yêu hoặc sự phù hợp, kết hôn giữa
những người không có vợ, không có chồng để đảm
bảo gia đình một vợ, một chồng, vợ chồng bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau đã trở thành các quy tắc
xử sự chung, có tính phổ biến trong toàn xã hội
Việt Nam hiện nay, đồng thời phù hợp với sự tiến
bộ xã hội, phù hợp với khát vọng về tình yêu,
hạnh phúc, về quyền được tôn trọng nhân phẩm và
bình đẳng của mỗi con người ngay trong tổ ấm gia
đình Các quy tắc đó phù hợp với ý chí của Nhà
nước, với đường lối và mục tiêu phát triển của xã
hội Việt Nam văn minh, dân chủ, tiến bộ, vì con
người Do đó, Nhà nước “quy phạm hoá” các quy
tắc xử sự này thành nguyên tắc cơ bản của pháp
luật hôn nhân và gia đình
Thứ hai, về tính hiệu lực bắt buộc thi hành của
pháp luật, các quy tắc ứng xử trong quan hệ hôn
nhân và gia đình tưởng như rất riêng tư, nhưng khi
đã trở thành điều luật thì đều có hiệu lực bắt buột
đối với mọi công dân
Thứ ba, về mặt hình thức thể hiện, các quy tắc xử
sự trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung,
các quy tắc cụ thể như kết hôn tự nguyện, gia đình
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng được thể
hiện thành các điều khoản một cách nhất quán
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ( Hiến
pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và Gia đình; Bộ
luật Dân sự; Bộ luật Hình sự)
Tiết 2:
Đơn vị kiến thức 2: Bản chất của pháp luật
Mức độ kiến thức:
HS hiểu được:
Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật
(pháp luật của ai, do ai và vì ai?)
Cách thực hiện:
GV phát vấn yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa
trên việc tham khảo SGK
2 Bản chất của pháp luật
Trang 8 Bản chất của pháp luật:
Về bản chất giai cấp của pháp luật
GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu
cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham
khảo SGK:
Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước
(GDCD11) Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản
chất của giai cấp nào?
Theo em, pháp luật do ai ban hành?
Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí,
nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ?
Nhà nước ta ban hành pháp luật nhằm mục đích
gì?
HS trả lời: Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể
hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của giai cấp công nhân
và đa số nhân dân lao động vì bản chất của Nhà
nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, là
Nhà nước của dân, do dân , vì dân
GV nhận xét và kết luận: Pháp luật mang bản
chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại
diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm
thực hiện
Phần GV giảng mở rộng:
Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai
cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp
Nhà nước, theo đúng nghĩa của nó, trước hết là
một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai
cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực
hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật
tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị
Cũng như nhà nước, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại
và phát triển trong xã hội có giai cấp, bao giờ
cũng thể hiện tính giai cấp Không có pháp luật
phi giai cấp
Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ,
pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị
Nhờ nắm trong sức mạnh của quyền lực nhà nước,
thông qua nhà nước giai cấp thống trị đã thể hiện
và hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý
chí của nhà nước Ý chí đó được cụ thể hoá trong
các văn bản pháp luật của nhà nước
Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ
kiểu pháp luật nào (pháp luật chủ nô, pháp luật
phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ
nghĩa), nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những
biểu hiện riêng của nó
a) Bản chất giai cấp của pháp luật
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện
Trang 9- Pháp luật chủ nô quy định quyền lực vô hạn của
chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ
- Pháp luật phong kiến quy định đặc quyền, đặc
lợi của địa chủ phong kiến và các chế tài hà khắc
đối với nhân dân lao động
- So với pháp luật chủ nô và pháp luật phong
kiến, pháp luật tư sản có bước phát triển mới, tiến
bộ, quy định cho nhân dân được hưởng các quyền
tự do, dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội Với biểu hiện này, tính giai cấp của pháp luật
tư sản thật không dễ nhận thấy, làm cho nhiều
người lầm tưởng rằng pháp luật tư sản là pháp luật
chung của xã hội, vì lợi ích chung của nhân dân,
không mang tính giai cấp Nhưng suy đến cùng,
pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư
sản và trước hết phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư
sản - lợi ích của thiểu số người trong xã hội
- Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quy định
quyền tự do, bình đẳng, công bằng cho tất cả nhân
dân
Về bản chất xã hội của pháp luật:
GV hỏi:
Theo em, do đâu mà nhà nước phải đề ra pháp
luật? Em hãy lấy ví dụ chứng minh
GV lấy ví dụ thông qua các quan hệ trong xã hội
để chứng minh cho phần này và kết luận: Pháp
luận mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn
từ thực tiễn đời sống xã hội, do các thành viên của
xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội
GV sử dụng ví dụ trong SGK để giảng phần này
Sau khi phân tích ví dụ, GV kết luận: Một đạo luật
chỉ phát huy được hiệu lực và hiệu quả nếu kết
hợp được hài hoà bản chất xã hội và bản chất giai
cấp Khi nhà nước – đại diện cho giai cấp thống trị
nắm bắt được hoặc dự báo được các quy tắc xử sự
phổ biến phù hợp với quy luật khách quan của sự
vận động, phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai
đoạn lịch sử và biến các quy tắc đó thành những
quy phạm pháp luật thể hiện ý chí, sức mạnh
chung của nhà nước và xã hội thì sẽ có một đạo
luật vừa có hiệu quả vừa có hiệu lực, và ngược lại
Phần GV giảng mở rộng:
+ Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
Pháp luật bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống
xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi
b) Bản chất xã hội của pháp luật:
Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn
đời sống xã hội.
Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong
thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
Trang 10Ví dụ : Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định
nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí
đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc, chất phóng
xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính
là vì quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống
xã hội : Cần có đất và nguồn nước trong sạch để
bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con người
và của toàn xã hội
Ví dụ :
+ Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của giai tầng
khác nhau trong xã hội
Trong xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị
còn có các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác Vì
thế, pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai
cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích,
nguyện vọng của các giai cấp và các tầng lớp dân
cư khác trong xã hội Vì vậy, ngoài tính giai cấp
của nó, pháp luật còn mang tính xã hội
Ví dụ : pháp luật của các nhà nước tư sản, ngoài
việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn phải thể
hiện ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác
trong xã hội như giai cấp công nhân, giai cấp nông
dân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, đội ngũ trí
thức,…
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong
thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã
hội
Không chỉ có giai cấp thống trị thực hiện pháp
luật, mà pháp luật do mọi thành viên trong xã hội
thực hiện, vì sự phát triển chung của toàn xã hội
Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở mức độ
ít hay nhiều, ở phạm vi rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc
vào tình hình chính trị trong và ngoài nước, điều
kiện kinh tế - xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ
lịch sử nhất định của mỗi nước
Đơn vị kiến thức 3: Mối quan hệ giữa pháp luật
với kinh tế, chính trị, đạo đức.
Mức độ kiến thức:
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị,
đạo đức
Cách thực hiện:
GV sử dụng phương pháp thuyết trình giảng giải
GV xuất phát từ nguồn gốc, bản chất và các đặc
trưng của pháp luật để đi vào phân tích mối quan
hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế
GV giảng:
3 Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
Trang 11
Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối quan
hệ biện chứng, hai chiều, xâm nhập vào nhau, tác
động lẫn nhau, cùng thúc đẩy nhau phát triển
Trước hết, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, nội
dung pháp luật do các điều kiện kinh tế quy định
Pháp luật không hình thành một cách chủ quan,
nằm ngoài các điều kiện kinh tế – xã hội của một
nước Nội dung pháp luật chính là bản sao của
quan hệ kinh tế Nói cách khác, quan hệ kinh tế
thế nào thì có nội dung pháp luật như thế Pháp
luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của
kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn cũng
như không được khác với trình độ phát triển của
kinh tế
Ví dụ: trong nền kinh tế thị trường, quan hệ giữa
các chủ thể kinh tế là quan hệ bình đẳng, tự thoả
thuận thì nội dung của pháp luật cũng phải thể
hiện nguyên tắc bình đẳng, tự thoả thuận của các
chủ thể, không được quy định theo quan hệ hành
chính - mệnh lệnh
Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế còn thể
hiện ở chỗ, tuy sinh ra từ các điều kiện, tiền đề
kinh tế nhưng pháp luật không phản ánh một cách
thụ động mà có tác động trở lại đối với sự phát
triển của kinh tế Pháp luật tác động đến kinh tế
theo các hướng sau :
- Hướng tích cực : Nếu pháp luật có nội dung tiến
bộ, được xây dựng phù hợp với các quy luật kinh
tế, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế
thì nó có tác động tích cực đến sự phát triển kinh
tế, kích thích kinh tế phát triển
- Hướng tiêu cực : Nếu pháp luật có nội dung lạc
hậu, không phù hợp với các quy luật kinh tế thì nó
sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế
GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ
Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị
GV giảng:
Trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính trị,
pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện chính trị
của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu
hiện của chính trị, ghi nhận yêu cầu, nội dung,
mục đích chính trị của giai cấp cầm quyền Mối
quan hệ giữa pháp luật và chính trị được thể hiện
tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối, chính
sách của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà
nước Thông qua pháp luật, đường lối, chính sách
a) Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
Các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của
pháp luật, sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm
hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung của pháp luật
Pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh
tế, có thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
b) Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:
Đường lối chính trị của đảng cầm quyền chỉ đạo
việc xây dựng và thực hiện pháp luật Thông qua
pháp luật , ý chí của giai cấp cầm quyền trởthành ý chí của nhà nước
Đồng thời , pháp luật còn thể hiện ở mức độ
nhất định đường lối chính trị của giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội
Trang 12
của đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước.
GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ
Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
GV giảng:
Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp
với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của
một cộng đồng, được hình thành trên cơ sở những
quan niệm, quan điểm của một cộng đồng người
về cái thiện, cái ác, sự công bằng, về nghĩa vụ,
lương tâm, nhân phẩm, danh dự và về những phạm
trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội
Trong xã hội luôn tồn tại nhiều loại quy phạm đạo
đức khác nhau, bởi vì mỗi cộng đồng người, mỗi
giai cấp, mỗi lực lượng xã hội đều có những quan
điểm, quan niệm riêng của mình Trong xã hội có
giai cấp, giai cấp nắm quyền lực nhà nước luôn
tìm mọi cách để đưa những quan niệm đạo đức của
giai cấp mình vào trong các quy phạm pháp luật;
vì vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai
cấp cầm quyền
Tuy nhiên, ngoài quan niệm đạo đức của giai cấp
cầm quyền, trong xã hội còn có quan niệm về đạo
đức của các giai cấp, tầng lớp khác Vì thế, ngoài
đạo đức của giai cấp cầm quyền, pháp luật còn thể
hiện quan niệm đạo đức của các giai cấp và các
lực lượng khác nhau trong xã hội
GV yêu cầu HS tìm những ví dụ để minh hoạ
GV lấy ví dụ trong thực tế về những quan niệm
đạo đức truyền thống trước đây được Nhà nước
đưa vào thành các quy phạm pháp luật để HS khắc
sâu kiến thức
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Hoặc:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên
thành quy phạm pháp luật tại Điều 35 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000: “Con có bổn phận
yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ,
lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha
mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia
đình.”
GV kết luận:
b) Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
Nhà nước luôn cố gắng chuyển những quy phạm
đạo đức có tính phổ biến , phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội thành các quy phạm pháp luật.
Khi ấy, các giá trị đạo đức không chỉ được tuân
thủ bằng niềm tin , lương tâm của cá nhân hay
do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhànước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyềnlực nhà nước
Trang 13+ Được sinh ra trên cơ sở các quan hệ kinh tế,
pháp luật do các quan hệ kinh tế quy định Pháp
luật vừa phụ thuộc vào kinh tế lại vừa tác động trở
lại kinh tế theo hai chiều hướng tích cực hoặc tiêu
cực
+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị,
cầm quyền, nên pháp luật vừa là phương tiện để
thực hiện đường lối chính trị, vừa là hình thái biểu
hiện của chính trị, ghi nhận yêu cầu, quan điểm
chính trị của giai cấp cầm quyền
+ Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước
luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đứccó tính
phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã
hội vào trong các quy phạm pháp luật Trong hàng
loạt các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các
quan điểm đạo đức Chính những giá trị cơ bản
nhất của pháp luật như công bằng, bình đẳng, tự
do, lẽ phải cũng đều là những giá trị đạo đức cao
cả mà con người luôn hướng tới
Tiết 3:
Đơn vị kiến thức 4: Vai trò của pháp luật trong
đời sống xã hội
Mức độ kiến thức:
HS hiểu được chức năng kép của pháp luật: Vừa là
phương tiện quản lí của Nhà nước vừa là phương
tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
GV cho HS thảo luận nhóm và yêu cầu HS lấy ví
dụ minh hoạ cho phần thảo luận của nhóm mình
Hoặc GV nêu câu hỏi tình huống:
Có quan cho rằng, chỉ cần phát triển kinh tế thật
mạnh là sẽ giải quyết được mọi hiện tượng tiêu
cực trong xã hội, vì vậy, quản lí xã hội và giải
quyết các xung đột bằng các công cụ kinh tế là
thiết thực nhất, hiệu quả nhất !
GV tổng kết ý kiến tranh luận của HS, phân tích
những mặt hợp lí, chưa hợp lí đối với việc sử dụng
phương tiện quản lí một chiều nếu không được sử
dụng phối hợp với các phương tiện khác
GV giảng ( Kết hợp phát vấn HS):
Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác,
4 Vai trò của pháp luật trong đời sồng xã hội
a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu
bằng pháp luật bên cạnh những phương tiệnkhác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tưtưởng, đạo đức,…Nhờ có pháp luật, nhà nướcphát huy được quyền lực của mình và kiểm tra,kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân,tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ củamình
Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí
dân chủ và hiệu quả nhất , vì:
+ Pháp luật là khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung , phù hợp với lợi ích chung của các
giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau , tạo được
Trang 14nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện
hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có
thể thay thế được Không có pháp luật, xã hội sẽ
không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát
triển được
Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật
?
Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu
bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác
như kế hoạch, tổ chức, giáo dục Nhờ có pháp
luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình
và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của
mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh
thổ của mình
Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân
chủ và hiệu quả nhất, vì sao?
Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và
bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm
bảo dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung
của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo
được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực
hiện pháp luật
Pháp luật do nhà nước làm ra để điều chỉnh các
quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn
quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền
lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao
Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế
nào ?
Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước
ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật
trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời
sống của từng người dân và của toàn xã hội Muốn
người dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm
cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ
của mình Do đó, nhà nước phải công bố công
khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật,
tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến,
giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo,
đài, truyền hình ; đưa giáo dục pháp luật vào nhà
trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường,
thị trấn, ở các cơ quan, trường học để “dân biết”
và “dân làm” theo pháp luật
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
+ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện
của mình
GV giảng:
sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiệnpháp luật
+ Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội một
cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên
hiệu lực thi hành cao
Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước
ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội
Trang 15Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh
tế, dân sự, văn hoá và xã hội được tôn trọng, được
thể hiện ở các quyền công dân, được quy định
trong Hiến pháp và luật
Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia
đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục… cụ thể
hoá nội dung, cách thức thực hiện các quyền của
công dân trong từng lĩnh vực cụ thể
Như vậy, thông qua các quy định trong các luật và
văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của
công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện
quyền của mình
GV yêu cầu HS tìm ví dụ minh hoạ
GV cung cấp thêm ví dụ :
Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp quy định quyền
tự do kinh doanh của công dân Trên cơ sở các quy
định này, công dân có thể thực hiện quyền kinh
doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của
mình
+ Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình
GV giảng:
Thông qua các luật về lao động, hành chính, hình
sự, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội
dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Thảo luận tình huống :
Chị Hiền và anh Thiện yêu nhau đã được hai năm
và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau Thế
nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với
anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết
phản đối việc này Không những thế, bố còn tuyên
bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền cứ nhất định
xin kết hôn với anh Thiện
Trình bày mãi với bố không được, cực chẳng đã,
chị Hiền đã nói : Nếu bố cứ cản trở con là bố vi
phạm pháp luật đấy !
Giật mình, bố hỏi chị Hiền : Tao vi phạm thế nào ?
Tao là bố thì tao có quyền quyết định việc kết hôn
của chúng mày chứ !
Khi ấy, chị Hiền trả lời : Bố ơi ! Khoản 3 Điều 9
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định :
Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định,
b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân ; các luật về dân sự , hôn nhânvà gia đình , thương mại , thuế, đất đai , giáo dục,…cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình
Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, … quy
định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các
vi phạm pháp luật Nhờ thế, công dân sẽ bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trang 16không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ;không ai được cưỡng ép hoặc cản trở Thế bố cảntrở con thì bố có vi phạm pháp luật không nhỉ ?Câu hỏi :
Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng pháp luậtkhông ?
Tại sao chị Hiền phải nêu ra Luật Hôn nhân và giađình để thuyết phục bố ?
Trong trường hợp này, pháp luật có cần thiết đốivới công dân không ?
Thảo luận tình huống :
Anh X là nhân viên của Công ti H Tháng trước,anh xin nghỉ phép vào miền Nam để thăm người
em ruột đang bị ốm Do trục trặc về vé tàu nênanh không thể trở ra miền Bắc và đến cơ quan làmviệc ngay sau khi hết phép được Anh X đã gọiđiện thoại đến Công ti nêu rõ lí do và xin đượcnghỉ thêm 3 ngày Sau đó, Giám đốc Công ti H đã
ra quyết định sa thải anh X với lí do : Tự ý nghỉlàm việc ở Công ti Anh X đã khiếu nại Quyếtđịnh của Giám đốc vì cho rằng, căn cứ vào Điều
85 Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung năm 2006),Quyết định sa thải anh là không đúng pháp luật.Câu hỏi :
Qua tình huống trên, theo em, pháp luật có vai trònhư thế nào đối với công dân ?
Tại sao anh X lại căn cứ vào Điều 85 Bộ luật Laođộng để khiếu nại Quyết định của Giám đốc Công
ti H ?
Nếu không dựa vào quy định tại Điều 85 Bộ luậtLao động, anh X có thể bảo vệ được quyền và lợiích hợp pháp của mình không ?
Như vậy, pháp luật không những quy định quyềncủa công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõcách thức để công dân thực hiện các quyền đócũng như trình tự, thủ tục pháp lí để công dân bảovệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâmphạm
GV kết luận:
GV nhấn mạnh vai trò của pháp luật trong đờisống xã hội: Là phương tiện để Nhà nước quản líxã hội; Là phương tiện để công dân thực hiện vàbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
3 Củng cố:
Trang 17 Pháp luật là gì? Tại sao lại cần phải có pháp luật ?
Em hãy nêu các đặc trưng của pháp luật Theo em, nội quy nhà trường , Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không?
(Gợi ý : Nội quy nhà trường và Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không phải vănbản quy phạm pháp luật
Nội quy nhà trường do Ban Giám Hiệu ban hành có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với họcsinh, giáo viên thuộc phạm vi nhà trường nhưng không phải văn bản quy phạm pháp luật theo quyđịnh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản HCM là sự thoả thuận cam kết thi hành của những người tựnguyện gia nhập tổ chức Đoàn , không phải văn bản quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhànước )
Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật
Em hãy trình bày nguồn gốc, nội dung, hình thức thể hiện, phương thức tác động của đạo đức vàpháp luật
Gợi ý: Kẻ bảng và điền nội dung:
Nguồn gốc (hình thành từ đâu?) Hình thành từ đời sống Các quy tắc xử sự trong đời sống
xã hôi, được nhà nước ghi nhậnthành các quy phạm pháp luật
thuộc đời sống tinh thần,tình cảm của con người (vềthiện, ác, công bằng, danhdự, nhân phẩm, nghĩa vụ,…)
Các quy tắc xử sự (việc đượclàm, việc phải làm ,việc khôngđược làm)
Hình thức thể hiện Trong nhận thức, tình cảm
của con người Văn bản quy phạm pháp luật Phương thức tác động Dư luận xã hội Giáo dục, cưỡng chế bằng
quyền lực nhà nước
Em hãy sưu tầm 3-5 câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về đạo đức đã Nhà nước ghi nhận thànhnội dung các quy phạm pháp luật , qua đó phân tích quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
( Gợi ý: Một quy tắc đạo đức đồng thời là một quy phạm pháp luật :
Ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính cha ”
Điều 35, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : “ Con có bổn phận yêu quý , kínhtrọng , biết ơn , hiếu thảo với cha mẹ , lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ , giữgìn danh dự , truyền thống tốt đẹp của gia đình
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ ” )
Thế nào la quản lí xã hôi bằng pháp luật ? Muốn quản lí xã hôi bằng pháp luật , Nhà nước phảilàm gì?
Em và gia đình đã bao giờ có những bất đồng, tranh chấp với hàng xóm liên quan đến quyền vàlợi ích hợp pháp của mình chưa? Nếu có rồi thì em và gia đình đã giải quyết như thế nào ? Tại xã, phường hay thị trấn nơi em ở có Tủ sách pháp luật không? Theo em, Tủ sách pháp luậtcó ý nghĩa gì đối với nhân dân trong xã?
Trang 18 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:
a) Vi phạm quy tắc đạo đức
b) Vi phạm pháp luật hình sự
c) Vi phạm pháp luật hành chính
d) Bị xử phạt vi phạm hành chính
e) Phải chịu trách nhiệm hình sự
g) Phải chịu trách nhiệm đạo đức
h) Bị dư luận xã hội lên án
4 Dặn dò:
- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết, )
- Đọc trước bài 2
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM(Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008)
Trang 19Bài 2THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
( 3 tiết )
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
2.Về kiõ năng:
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi
3.Về thái độ:
- Có thái độ tôn trọng pháp luật ,
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật
II NỘI DUNG :
Trang 201 Trọng tâm:
- Thực hiện pháp luật:
+ Khái niệm thực hiện pháp luật
+ Các giai đoạn, các hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật tiến hành để đưa phápluật vào đời sống
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
+ Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật; khái niệm vi phạm pháp luật
+ Khái niệm trách nhiệm pháp lí
+ Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng
2 Một số kiến thức cần lưu ý:
a) Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi
được ban hành Nếu như việc xây dựng và ban hành một quy phạm pháp luật hay cả một đạoluật là quá trình mô hình hóa các quy tắc xử sự có tính đại diện cho những hành vi phổ biếntrong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình cóchiều hướng ngược lại, tức là các mô hình xử sự đã được quy phạm hoá bằng quyền lực Nhànước để áp trở lại như khuôn mẫu, như thước đo các hành vi cụ thể của những cá nhân, tổ chứckhi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật Vì vậy, có thể coi xâydựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật còn thực hiện pháp luật là đưa phápluật trở lại với đời sống
- Các hình thức thực hiện pháp luật
Hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức rất đa dạng, được thực hiện qua nhiều hình thức.Trong các tài liệu khoa học pháp lí hiện nay thường nói tới bốn hình thức thực hiện pháp luật,cụ thể là:
Sử dụng pháp luật: các cá nhân, tổ chức chủ động sử dụng các quyền, tự do của mình, không
phụ thuộc vào ý chí của người khác Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quyđịnh các quyền tự do, dân chủ của công dân, các quyền của tổ chức Ví dụ: công dân chủ độngsử dụng quyền tự do kinh doanh để tổ chức làm ăn theo quy định của pháp luật
Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức bằng hành động cụ thể chủ động thực hiện các
nghĩa vụ ( những việc phải làm) theo quy định của pháp luật Đây là hình thức thực hiện cácquy phạm pháp luật quy định các nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức Ví dụ: cá nhân, tổ chức kinhdoanh chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật
Tuân thủ pháp luật: các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc vị pháp luật cấm.
Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật có tính chất cấm đoán Ví dụ: cá nhân, tổchức không kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật nhưkhông sản xuất, buôn bán ma tuý, chất gây nghiện thuộc danh mục cấm…
Aùp dụng pháp luật: các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để
ra các quyết định liên quan tới việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định phải có sự tham gia, can thiệp củaNhà nước trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình Ví dụ: cơquan kế hoạch - đầu tư các cấp phải thực hiện thủ tục đăng kí kinh doanh để họ có thể thựchiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật
Trong bốn hình thức thực hiện pháp luật trên thì hình thức sử dụng pháp luật khác với cáchình thức con lại ở chỗ: chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thưcï hiện quyền đượcpháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện
Trang 21Bản thân chủ thể (cá nhân, tổ chức) thực hiện pháp luật có vai trò rất quan trọng Giữa cáchình thức thực hiện pháp luật có mối liên hệ lôgic phụ thuộc vào sự nhận thức và hành độngcủa các chủ thể Ví dụ, nếu cá nhân, tổ chức không tự giác thi hành hay tuân thủ pháp luật (tứclà không tự giác thực hiện thực hiện các nghĩa vụ, không kiềm chế để không làm những việc bịcấm) thì cơ quan nhà nước sẽ phải áp dụng các biện pháp can thiệp như xử lí vi phạm, buộc cáccá nhân, tổ chức phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật hoặc phải gánh chịu nhữnghậu quả bất lợivì những vi phạm đó Như vậy, từ những hình thức thực hiện pháp luật khôngcần sự tham gia của Nhà nước có thể sẽ dẫn đến những hình thức áp dụng pháp luật – Nhànước phải can thiệp để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh Đó chính là đặctrưng về tính quyền lực, tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện trong quá trình thực hiệnpháp luật.
-Các giai đoạn thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật, như trên đã phân tích, là quá trình đưa pháp lụât vào cuộc sống Qúatrình đó gồm nhiều giai đoạn với sự tham gia của các chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức baogồm cả cơ quan nhà nước) và đựơc thực hiện bằng những hình thức khác nhau thông qua cácquan hệ pháp luật cụ thể
-Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội đựơc điều chỉnh bằng pháp luật Một quan hệ phápluật được xác lập, thay đổi hay chấm dứt phụ thuộc vào các yếu tố như:
+ Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ xã hội đó ( điều kiện tiên quyết); + Các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ phải có năng lực chủ thể Năng lực chủ thể gồm năng lực pháp luật ( khả năng của cá nhân, tổ chức có quyền hoặc nghĩa vụ theo quy định của Nhà nứơc) và năng lực hành vi (khả năng của cá nhân tổ chức bằng hành vi của chính mình để
xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí)
+ Phải có sự kiện pháp lí, tức là phải có những sự kiện thực tế mà theo quy định của pháp
luật gắn với sự xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật nhất định Sự kiện pháp lí cóthể là sự kiện tự nhiên (ví dụ: sự kiện một con người đựơc sinh ra là sự kiện pháp lí vì nó gắnvới việc xuất hiện các quan hệ pháp luật mới như quan cha mẹ – con, ông, bà - cháu, quan hệkhai sinh giữa cha mẹ đứa trẻ với cơ quan nhà nước…); cũng có thể là sự kiện xảy ra theo ý chícủa cá nhân, tổ chức (ví dụ: sự kiện đăng ký kết hôn xảy ra theo ý chí của các bên có nguyênvọng, mong muốn kết hôn; sự kiện này làm phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân giữa vợ vàchồng)
Giai đoạn xác lập quan hệ pháp luật có thể thực hiện bằng nhiều hình thức Ví dụ:
+ Các cá nhân tổ chức tự thực hiện bằng hình thức sử dụng, thi hành, tuân thủ pháp luật (vídụ: trong sách giáo khoa, người lao động và người sử dụng lao động sử dụng quyền của mìnhtheo qui định của pháp luật để cùng nhau thoả thuận về việc làm, ký kết hợp đồng lao động,xác lập quan hệ lao động giữa các bên);
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc áp dụng pháp luật để xác lập quan hệgiữa cá nhân, tổ chức với Nhà nước hoặc giữa cá nhân, tổ chức với nhau Ví dụ: Uỷ ban nhândân xã, phường xác lập quan hệ pháp luật hôn nhân giữa hai người nam, nữ có nguyện vọngkết hôn bằng việc cấp giấy công nhận đăng kí kết hôn Đây là kết quả của quá trình áp dụngpháp luật của Uỷ ban nhân dân xã, phường sau khi đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo quyđịnh của pháp luật như kiểm tra giấy tờ liên quan đến nhân thân của người nộp giấy đăng kíkết hôn, kiểm tra không có khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm điều kiện kết hôn…
- Giai đoạn các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình: Đây chính
là giai đoạn quan trọng và chủ yếu nhất để đưa các quy phạm pháp luật vào đời sống thôngqua các hành vi hợp pháp của các chủ thể Trong rất nhiều trường hợp thực tế, nếu các chủ thể
Trang 22thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quyền, nghĩa vụ của mình thì đây cũng là giai đoạn kết thúccủa quá trình thực hiện pháp luật
- Giai đoạn xử lí vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật, đây không phải là giai đoạn bắt buộc phải có trong mọi quá trình thực hiện pháp luật mà
chỉ trong những trường hợp của các chủ thể không thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ củamình hoặc khi phát sinh những sự kiện pháp lí nhất định Để đảm bảo cho pháp luật đựơc thựchiện đúng, để khôi phục các quyền, tự do bị xâm phạm, các chủ thể của quan hệ pháp luật cóthể sử dụng nhiều biện pháp, hình thức do pháp luật quy định để giải quyết như thương lượng,dàn xếp với nhau; thông qua người thứ ba để hoà giải các tranh chấp theo phương thức thoảthuận; yêu cầu cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền giải quyết Trong trường hợp cuối cùng, khinhà nứơc can thiệp cũng tức là bắt đầu một quá trình thực hiện pháp luật mới – quá trình ápdụng pháp luật của cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền
b) Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Như trên đã phân tích, mặc dù pháp luật là những khuôn mẫu có tính bắt buộc chung nhưng
do những ích lợi, động cơ, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên các chủ thể khi tham gia vàoquan hệ pháp luật vẫn có thể có những cách ứng xử khác nhau – hoặc là phù hợp với quy địnhcủa pháp luật ( hành vi hợp pháp) hoặc là trái pháp luật ( hành vi bất hợp pháp) Kết quả củacác hành vi đó là pháp luật đựơc thực hiện hoặc pháp luật bị vi phạm
Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản:
- Là hành vi trái pháp luật, hành vi xác định của con người cụ thể (nếu là tổ chức vi phạmpháp luật thì cũng phải thông qua hành vi của người đại diện cho tổ chức đó)
- Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể hành vi trái pháp luật
- Lỗi của chủ thể hành vi trái pháp luật Lỗi thể hiện thái độ của chủ quan của chủ thể đốivới hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra Lỗi có thể là lỗi cố ý( chủ thể nhận thức rõ tính nguy hiểm của hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra nhưngmong muốn hoặc cố ý để cho hậu quả xảy ra); hoặc là lỗi vô ý do quá tự tin ( nên không ngănchặn được hậu quả xảy ra) lỗi vô ý do cẩu thả ( chủ thể, do cẩu thả nên không nhận thức đượchậu quả nguy hiểm của hành vi mặc dù có thể và cần phải nhận thức được)
Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu cơ bản này thì sẽ không có vi phạm pháp luật Ví dụ: Nếumột người mới chỉ có suy nghĩ chống đối hay lẫn tránh pháp luật nhưng chưa thể hiện thànhhành vi thì chưa thể bị coi là vi phạm pháp luật Một người có hành vi trái pháp luật nhưngkhông có năng lực trách nhiệm pháp lí ( Ví dụ: Một người bị mất trí ) thì hành vi đó cũngkhông phải là vi phạm pháp luật Thậm chí, nếu một người có đầy đủ năng lực trách nhiệmpháp lí thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không có lỗi thì trong đại đa số trường hợp hành
vi đó cũng vẫn không phải là vi phạm pháp luật Ví dụ: Người gây thiệt hại về tài sản, sứckhoẻ cho người khác do phải phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết ( thiên tai, hoảhoạn)
Trách nhiệm pháp lí được xem xét dưới hai góc độ:
- Là trách nhiệm, nghĩa vụ được giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện Đây là nghĩa tích cực,
ví dụ: “ Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộngrãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân” ( Điều 11,
Luật Di sản văn hoá)
- Là trách nhiệm của chủ thể vi phạm pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ và gánh chịuhậu quả bất lợi do bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước
Trong bài này, trách nhiệm pháp lí được đề cập tới theo góc độ thứ hai, trách nhiệm pháp lígắn liền với vi phạm pháp luật và các biện pháp cưỡng chế nhà nước
Trang 23Mục đích của việc xác lập ( thừơng gọi là truy cứu) trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi
phạm pháp luật là để nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhànước và xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển đúng hướng điều chỉnh củapháp luật, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo bản thân người vi phạm
Tuỳ theo tính chất của vi phạm pháp luật thường xác định các loại trách nhiệm pháp lí khác
nhau:
Trách nhiệm hình sự ( đối với người có hành vi phạm tội) Phạm tội là hành vi vi phạm pháp
luật nghiêm trọng nhất nên trách nhiệm hình sự cũng là trách nhiệm nghiêm khắc nhất và chỉ
do một cơ quan duy nhất xem xét, quyết định áp dụng, đó là Toà án
Trách nhiệm hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các
chủ thể vi phạm hành chính
Trách nhiệm dân sự áp dụng đối với người vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự.
Trách nhiệm kỉ luật là trách nhiệm do cơ quan, tổ chức áp dụng đối với với cán bộ, công
chức, viên chức của mình do vi phạm các quy định về kỉ luật lao động và công vụ nhà nước vớicác hình thức: cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
III.PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu
V TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 Ổn định tổ chức lớp :
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Giảng bài mới:
Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tuy nhiên dođiều kiện khách quan và chủ quan mà việc thực hiện pháp luật của công dân có thể đúng hoặc cóthể sai (vi phạm pháp luật) Vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể làm ra pháp luật và dùng phápluật làm phương tiện quản lí xã hội sẽ làm gì để bảo đảm quá trình đưa pháp luật vào đời sống xãhội đạt hiệu quả và xử lí các vi phạm pháp luật nảy sinh như thế nào?Đó là nộidung bài 2
Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung chính của bài học
Tiết 1:
Đơn vị kiến thức 1:
Khái niệm , các hình thức và các giai đoạn
thực hiện pháp luật
Mức độ kiến thức:
HS nêu được các nội dung cơ bản:
- Khái niệm thực hiện pháp luật
- Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên
trong cuộc sống của các cá nhân, tổ chức, cơ quan,
bao gồm 4 hình thức cụ thể: sử dụng pháp luật, thi
hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp
luật
- Hai giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật
Cách thực hiện:
Khái niệm thực hiện pháp luật
GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống ở đoạn Cùng
1 Khái niệm , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
a) Khái niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có
Trang 24quan sát trong SGK, sau đó hướng dẫn HS khai
thác vấn đề bằng cách đưa ra các câu hỏi sau:
Trong tình huống 1: Chi tiết nào trong tình huống
thể hiện hành động thực hiện Luật Giao thông
đường bộ một cáh có ý thức (tự giác), có mục
đích? Sự tự giác đã đem lại tác dụng như thế nào?
Trong tình huống 2: Để xử lí 3 thanh niên vi
phạm, cảnh sát giao thông đã làm gì? (áp dụng
pháp luật: xử phạt hành chính)
Mục đích của việc xử phạt đó là gì? (Răn đe
hành vi vi phạm pháp luật và giáo dục hành vi
thực hiện đúng pháp luật cho 3 thanh niên)
Từ những câu trả lời của HS, GV tổng kết và đi
đến khái niệm trong SGK
GV giảng mở rộng:
Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức Vậy, Thế nào là hành vi
hợp pháp ?
Hành vi hợp pháp là hành vi không trái, không
vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật mà
phù hợp với các quy định của pháp luật, có lợi cho
Nhà nước, xã hội và công dân :
-Làm những việc mà pháp luật cho phép làm
-Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm
-Không làm những việc mà pháp luật cấm
Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, có rất
nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau, với
những cách thực thực hiện khác nhau Có thể đó là
cách xử sự chủ động (hành động) : Làm những
việc mà pháp luật quy định được làm hoặc nghĩa
vụ phải làm ; có thể đó là cách xử sự thụ động
(không hành động) : Kiềm chế không làm những
điều mà pháp luật cấm
Các hình thức thực hiện pháp luật
GV kẻ bảng: Các hình thức thực hiện pháp luật
Chia lớp thành 4 nhóm, đánh số thứ tự và phân
công nhiệm vụ từng nhóm tương ứng với thứ tự các
hình thức thực hiện pháp luật trong SGK Yêu cầu
mỗi nhóm trong thời gian thảo luận 3 phút phải
nêu ra nội dung và ví dụ minh hoạ cho hình thức
thực hiện mà mình được giao Sau đó, lần lượt các
nhóm lên điền vào bảng do GV kẻ sẵn
GV kẻ sẵn một bảng tổng hợp ở nhà để củng cố
cho HS hiểu 4 hình thức thực hiện pháp luật
Các ví dụ minh hoạ:
+ Sử dụng pháp luật
mục đích làm cho những quy định của pháp luật
đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
b) Các hình thức thực hiện pháp luật
Trang 25Ví dụ : Công dân A gửi đơn khiếu nại Giám đốc
Công ty khi bị kỷ luật cảnh cáo nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm
Trong trường hợp này, công dân A đã sử dụng
quyền khiếu nại của mình theo quy định của pháp
luật, tức là công dân A sử dụng pháp luật
Đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật : Chủ
thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực
hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của
mình mà không bị ép buộc phải thực hiện
+ Thi hành pháp luật (xử sự tích cực)
Ví dụ : Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý
chất thải theo tiêu chuẩn môi trường Đây là việc
làm của cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động thực
hiện công việc mà mình phải làm theo quy định tại
khoản 1 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường năm
2005 Thông qua việc làm này, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ đã thi hành pháp luật về bảo
vệ môi trường
+ Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động)
Ví dụ : Không tự tiện chặt cây phá rừng ; không
săn bắt động vật quý hiếm ; không khai thác, đánh
bắt cá ở sông, ở biển bằng phương tiện, công cụ có
tính huỷ diệt (ví dụ : mìn, chất nổ, )
+ Áp dụng pháp luật
Thứ nhất, cơ quan, công chức nhà nước có thẩm
quyền ban hành các quyết định cụ thể
Ví dụ : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết
định về điều chuyển cán bộ từ Sở Giáo dục và
Đào tạo sang Sở Văn hoá - Thông tin Trong
trường hợp này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã
áp dụng pháp luật về cán bộ, công chức
Thứ hai, cơ quan nhà nước ra quyết định xử lý
người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh
chấp giữa các cá nhân, tổ chức
Ví dụ : Toà án ra quyết định tuyên phạt cải tạo
không giam giữ và yêu cầu bồi thường thiệt hại
người đốt rừng, phá rừng trái phép ; Cảnh sát giao
thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm là
100.000 đồng
Để khắc sâu kiến thức, phát triển tư duy HS, GV
yêu cầu các em phân tích điểm giống nhau và
khác nhau giữa 4 hình thức thực hiện pháp luật
GV lưu ý:
+ Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục
Sử dụng pháp luật : Các cá nhân, tổ chức sử
dụng đúng đắn các quyền của mình , làm những
gì mà pháp luật cho phép làm
Thi hành pháp luật : Các cá nhân , tổ chức thực
hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm
Tuân thủ pháp luật : Các cá nhân , tổ chức kiềm
chế để không làm những điều mà pháp luật cấm
Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức nhà
nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để racác quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặcthay đổi việc thực hiện các quyền , nghĩa vụ cụthể của cá nhân, tổ chức
Trang 26đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, trở thành
những hành vi hợp pháp của người thực hiện
+ Khác nhau: Trong hình thức sử dụng pháp luật
thì chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không
thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý
chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện
Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định, công
dân từ 18 tuổi trở lên có quyền điều khiển xe mô
tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên Khi ấy,
những người đạt độ tuổi này có thể đi xe gắn máy
và có thể đi xe đạp (không bắt buộc phải đi xe gắn
máy)
Yêu cầu quan trọng của phần này là HS phải thấy
rõ được rằng pháp luật có được thực hiện hay
không, pháp luật có đi vào cuộc sống hay không
trước tiên và chủ yếu là do mỗi cá nhân, tổ chức
có chủ động, tự giác thực hiện đúng các quyền,
nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật hay
không
Tiết 2:
Các giai đoạn thực hiện pháp luật.
GV đặt câu hỏi:
Theo em, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng
xuất hiện khi nào?
HS trả lời
GV nhận xét, kết luận: Quyền và nghĩa vụ của vợ
và chồng chỉ xuất hiện sau khi quan hệ hôn nhân
được xác lập Khi ấy, xuất hiện quan hệ pháp luật
giữa vợ và chồng (giai đoạn 1 của quá trình thực
hiện pháp luật)
GV hỏi tiếp:
Vợ, chồng thực hiện quyền và nghĩa của mình như
thế nào?
HS trao đổi, trả lời
GV nhận xét, kết luận: Sau khi quan hệ hôn nhân
được xác lập, vợ chồng thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình (giai đoạn 2 của quá trình thực hiện
pháp luật) theo quy định tại chương III – Quan hệ
giữa vợ và chồng của Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2000
GV lưu ý:
Hai giai đoạn của quá trình thực hiện pháp luật có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau: giai đoạn 1 là tiền
đề của giai đoạn 2, giai đoạn 2 là hệ quả phát sinh
tất yếu từ giai đoạn 1 Quá trình thực hiện pháp
luật bắt buộc phải trải qua hai giai đoạn Tuy
c) Các giai đoạn thực hiện pháp luật
Giai đoạn 1 : Giữa các cá nhân, tổ chức hình
thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật).
Giai đoạn 2 : Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ
pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Trang 27nhiên, trong nhiều trường hợp còn xuất hiện giai
đoạn 3 - giai đoạn không bắt buộc Nó chỉ xuất
hiện khi cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sẽ can thiệp bằng
cách ra quyết định buộc chủ thể vi phạm phải thực
hiện đúng pháp luật
Đơn vị kiến thức 2:
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
Mức độ kiến thức:
HS hiểu được:
- Các dấu hiệu cơ bản để nhận biết một hành vi vi
phạm pháp luật
- Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp
lí tương ứng
Cách thực hiện:
Vi phạm pháp luật
GV sử dụng ví dụ trong SGK và yêu cầu HS chỉ ra
biểu hiện cụ thể của từng dấu hiệu của hành vi vi
phạm trong ví dụ đó
GV giảng:
Các dấu hiệu vi phạm pháp luật:
°Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật
+ Hành động cụ thể: Bạn A chưa đến tuổi được
phép tự điều khiển xe mô tô mà đã lái xe đi trên
đường và hai bố con bạn A đều đi xe ngược chiều
quy định; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thải chất thải
chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào
đất, nguồn nước ; nhập cảnh, quá cảnh động vật,
thực vật chưa qua kiểm dịch;…
+ Không hành động: Người kinh doanh không nộp
thuế cho Nhà nước (trái với pháp luật về thuế);
Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
không giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của
công dân ;
°Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp
lí thực hiện
GV có thể yêu cầu HS giải thích rõ: Thế nào là
năng lực trách nhiệm pháp lí? Những người nào đủ
và không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí ?
GV giảng:
Năng lực trách nhiệm pháp lý : Khả năng của
người đã đạt độ tuổi nhất định theo quy định của
pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được
hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự cho
đúng pháp luật và chịu trách nhiệm độc lập về
hành vi của mình
Năng lực trách nhiệm pháp lý của con người phụ
2 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
a) Vi phạm pháp luật
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật
+ Hành vi đó có thể là hành động – làm những việc không được làm theo quy định của pháp luậthoặc không hành động – không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật
+ Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho nhữngquan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp
lí thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theoquy định pháp luật, có thể nhận thức, điều khiểnvà chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình
Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật , có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra
=> Kết luận:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Trang 28thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ - tâm lý (có
bị bệnh về tâm lý làm mất hoặc hạn chế khả năngnhận thức về hành vi của mình hay không) Cónhững hành vi mặc dù là trái pháp luật nhưng domột người mất khả năng nhận thức hoặc khả năngđiều khiển hành vi của mình thực hiện thì không bịcoi là vi phạm pháp luật, vì những hành vi này dongười không có năng lực trách nhiệm pháp lý thựchiện Hành vi trái pháp luật của trẻ em chưa đếnđộ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quyđịnh của pháp luật thì không bị coi là vi phạmpháp luật, vì trẻ em còn ít tuổi có thể nhận thức vàđiều khiển được hành vi của mình, nhưng chưa cókhả năng nhận thức được hậu quả của hành vi tráipháp luật của mình gây ra
Ví dụ : Theo quy định của pháp luật thì trẻ emdưới 14 tuổi là người không có năng lực tráchnhiệm pháp lý nên dù có thực hiện hành vi tráipháp luật thì cũng không bị coi là vi phạm phápluật Vì thế, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhquy định không xử phạt vi phạm hành chính ngườidưới 14 tuổi
°Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi
GV nêu câu hỏi: Theo em, bố con bạn A có biết đi
xe vào đường ngược chiều là vi phạm pháp luậtkhông? Hành động của bố con bạn A có thể dẫnđến hậu quả như thế nào? Hành động đó cố ý hayvô ý?
GV giảng;
Một người bình thường, khoẻ mạnh về mặt tâm lý,có lý chí và tự do ý chí, hoàn toàn có thể lựa chọncho mình hành vi xử sự phù hợp với lợi ích của xãhội, của cộng đồng và cần phải thấy trước hậu quảhành vi của mình Nếu coi thường lợi ích xã hội vàlợi ích của cá nhân khác, có thể nhận thấy đượchậu quả thiệt hại cho xã hội hoặc cho người khác
do hành vi của mình gây ra nhưng lại mong muốn,hoặc để mặc, hoặc do sơ xuất để nó xảy ra thì đólà hành vi có lỗi
Trong khoa học pháp lý, lỗi được hiểu là trạng tháitâm lý phản ánh trạng thái tiêu cực của chủ thểđối với hành vi trái pháp luật của mình và đối vớihậu quả của hành vi đó
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức : lỗi cố ý vàlỗi vô ý
Trang 29+ Lỗi cố ý
Lỗi cố ý trực tiếp : Chủ thể vi phạm nhận thấytrước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho ngườikhác do hành vi của mình gây ra, nhưng vẫn mongmuốn điều đó xảy ra
Ví dụ : Hành vi đánh người gây thương tích
Lỗi cố ý gián tiếp : Chủ thể vi phạm nhận thấytrước hậu quả thiệt hại cho xã hội và cho ngườikhác do hành vi của mình gây ra, tuy không mongmuốn nhưng vẫn để mặc cho nó xảy ra
Ví dụ : Không cứu giúp người đang trong tìnhtrạng nguy hiểm đến tính mạng
+ Lỗi vô ý
Lỗi vô ý do quá tự tin : Chủ thể vi phạm nhậnthấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội và chongười khác do hành vi của mình gây ra, nhưng hyvọng, tin tưởng điều đó không xảy ra
Ví dụ : Phanh xe (thắng) không an toàn ; bán thựcphẩm bị quá hạn sử dụng làm nhiều người bị ngộđộc
Lỗi vô ý do cẩu thả : Chủ thể vi phạm do khinhsuất, cẩu thả mà không nhận thấy trước hậu quảcủa thiệt hại cho xã hội và cho người khác domình gây ra, mặc dù có thể nhận thấy và cần phảinhận thấy trước
Ví dụ : Hút thuốc lá làm cháy rừng ; tạt ngang xemáy làm ngã người khác
Như vậy, những hành vi trái pháp luật mang tínhkhách quan, không có lỗi của chủ thể thực hiệnhành vi đó (chủ thể không cố ý và cũng không vô
ý thực hiện hành vi đó) không bị coi là hành vi viphạm pháp luật
GV rút ra khái niệm vi phạm pháp luật
Để khắc sâu kiến thức cho HS, GV hỏi:
Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi vi phạm phápluật?
GV giảng:
Trong 2 nguyên nhân khách quan (thiếu pháp luật,pháp luật không còn phù hợp với thực tế, điềukiện kinh tế – xã hội khó khăn) và chủ quan (coithưòng pháp luật, cố ý vi phạm vì mục đích cánhân, không hiểu biết pháp luật) thì nguyên nhânchủ quan là nguyên nhân chính, nguyên nhân phổbiến dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật Vì vậy, ýthức con người là yếu tố quan trong nhất, quyếtđịnh việc tuân thủ pháp luật hay vi phạm pháp luật
Trang 30của cá nhân, tổ chức
GV động viên, khuyến khích HS nâng cao hiểu
biết về pháp luật
Trách nhiệm pháp lí
Để dẫn dắt HS hiểu khái niệm và ý nghĩa của
trách nhiệm pháp lí, GV lần lượt hỏi:
Các vi phạm pháp luật gây hậu quả gì, cho ai?
Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và
phòng ngừa các vi phạm tương tự?
Khi phân tích về lí thuyết, GV sử dụng các ví dụ
trong SGK, Bài đọc thêm Vết trượt từ chiếc mũ
hoặc cùng HS nêu vài vụ án đã xét xử
GV giảng:
Trong lĩnh vực pháp luật, thuật ngữ “Trách
nhiệm” được hiểu theo hai nghĩa
Theo nghĩa thứ nhất, trách nhiệm có nghĩa
là chức trách, công việc được giao, là nghĩa vụ mà
pháp luật quy định cho các chủ thể pháp luật Ví
dụ : Khoản 2 Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường
năm 2005 quy định : “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
trên thượng nguồn dòng sông có trách nhiệm phối
hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trên hạ nguồn
dòng sông trong việc điều tra phát hiện, xác định
nguồn gây ô nhiễm nước sông và áp dụng các biện
pháp xử lý”
Theo nghĩa thứ hai, trách nhiệm được hiểu là
nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả
bất lợi khi không thực hiện hay thực hiện không
đúng nghĩa vụ của mình mà pháp luật quy định
Đây là sự phản ứng của Nhà nước đối với những
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả
xấu cho xã hội
Trách nhiệm pháp lý trong bài học được hiểu theo
nghĩa thứ hai
Tiết 3:
Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lí:
GV yêu cầu HS trình bày 4 loại vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lí tương ứng
GV giảng:
+ Vi phạm hình sự :
Vi phạm hình sự (tội phạm) là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ ; xâm phạm
b) Trách nhiệm pháp lí
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các chủ thể
vi phạm pháp luật phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng.
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm :
+ Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật
+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái pháp
c) Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự ,phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòaán Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịutrách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
Trang 31chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, nền
quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội ;
xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức ;
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp
pháp khác của công dân và xâm phạm những lĩnh
vực khác của Nhà nước và xã hội
Ví dụ : Người tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép chất ma tuý là vi phạm hình sự, bị coi là tội
phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự
Đây là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vì nó
góp phần làm băng hoại sức khoẻ con người, ảnh
hưởng đến lao động sản xuất, học tập và công tác
của công dân, phá hoại hạnh phúc gia đình và là
nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác
Chủ thể vi phạm hình sự chỉ có thể là những cá
nhân
=> Trách nhiệm hình sự
Là loại trách nhiệm pháp lý với các chế tài
nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng đối với
những người có hành vi phạm tội (vi phạm hình
sự) Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với
các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự
Ví dụ : Khoản 1 Điều 197 về tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma tuý quy định : “Người nào tổ
chức sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ
hình thức nào thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm”
Trong ví dụ trên, người tổ chức sử dụng trái phép
chất ma tuý là người vi phạm pháp luật hình sự, là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 197 Bộ luật
Hình sự Trách nhiệm hình sự chỉ có thể do Toà án
áp dụng, không một cơ quan, tổ chức nào khác có
quyền áp dụng
+ Vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ
chức, cơ quan thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm hình sự và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt hành chính
Ví dụ : đi xe mô tô, xe gắn máy vào đường ngược
chiều hoặc vào đường cấm ; cửa hàng dịch vụ
Internet mở cửa cho sử dụng dịch vụ sau 11 giờ
đêm, quá giờ quy định ; người kinh doanh lấn
chiếm vỉa hè ; gây rối trạt tự công cộng nhưng
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu tráchnhiệm hình sự về mọi tội phạm
Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp
luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơntội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhànước
Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hànhchính theo quy định của pháp luật Người từ 14đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạmhành chính do cố ý ; người từ đủ 16 tuổi trở lên
bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hànhchính do mình gây ra
Trang 32chưa gây hậu quả xấu.
Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ
chức
=> Trách nhiệm hành chính
Là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản
lý nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm hành chính Chế tài trách nhiệm
hành chính thường là phạt tiền, phạt cảnh cáo,
khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật,
phương tiện dược sử dụng để vi phạm,
Ví dụ, Điều 19 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính quy định : “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành
chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm gây
ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải
thực hiện các biện pháp để khắc phục ; nếu cá
nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện
thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế Cá nhân,
tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp
dụng các biện pháp cưỡng chế”
+ Vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm
phạm tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
(bao gồm quan hệ nhân thân phi tài sản và quan
hệ nhân thân có liên quan tới tài sản) Vi phạm
này thường thể hiện ở việc chủ thể không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng các hợp đồng dân
sự
Ví dụ : Người thuê cửa hàng đã tự ý sửa chữa cửa
hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng ;
người thuê xe ô tô không trả cho chủ xe đúng thời
hạn thoả thuân hoặc làm hư hỏng xe
Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ
chức
=> Trách nhiệm dân sự
Là loại trách nhiệm pháp lý do Toà án áp dụng
đối với cá nhân, tổ chức vi phạm dân sự Chế tài
trách nhiệm dân sự chủ yếu là bồi thường thiệt hại
hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà các bên đã
thoả thuận Bên có nghĩa vụ mà thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách
nhiệm dân sự đối với bên có quyền Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại chủ yếu bao gồm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về vật chất và đôi khi còn có
trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thần
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là
Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật ,
xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ : quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính…)
Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật (ví dụ : bố mẹ đối với con) đồng ý, có các quyền , nghĩa vụ , trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện
Trang 33trách nhiệm bù đắp tỏn thất vật chất thực tế, tính
được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm
tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn,
hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút
Ví dụ : Bên B nhận gia công cho bên A một số sản
phẩm là quần áo Khi nhận hàng, bên A kiểm tra
thấy hàng gia công không bảo đảm chất lượng như
thoả thuận đã ghi trong hợp đồng, bên A có quyền
yêu cầu bên B sửa chữa nhưng bên B không thể
sửa chữa trong thời hạn đã thoả thuận Khi đó, bên
A có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bên B bồi
thường thiệt hại Nêu bên B không bồi thường thì
bên A có quyền khởi kiện tại Toà án Trong
trường hợp này, quyết định của Toà án là có giá trị
bắt bụoc đối với bên B, nghĩa là bên B phải chịu
trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại
+ Vi phạm kỷ luật
Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm
phạm các quy tắc kỷ luật lao động trong các cơ
quan, trường học, doanh nghiệp, các quy định đối
với các bộ, công chức nhà nước Các quy định của
pháp luật bị vi phạm là các quy định thuộc Luật
Lao động và Luật Hành chính
Ví dụ : Người lao động tự ý bỏ việc nhiều ngày mà
không có lý do chính đáng ; cán bộ, công chức
thường xuyên đi làm muộn
=> Trách nhiệm kỷ luật
Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan,
giám đóc doanh nghiệp, áp dụng đối với cán bộ,
công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản
lý của mình khi họ vi phạm kỷ luật lao động, vi
phạm chế độ công vụ nhà nước
Chế độ trách nhiệm kỷ luật thường là : khiển
trách, cảnh cáo, điều chuyển công tác khác, hạ
bậc lương, cách chức, buộc thôi việc (sa thải) hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Ví dụ : Theo Điều 85 Bộ luật lao động năm 1994
(sửa đổi, bổ sung năm 2006), hình thức xử lý kỷ
luật sa thải được áp dụng trong trường hợp : Người
lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí
mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác
gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của
doanh nghiệp ; Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày
cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn
trong một năm mà không có lý do chính đáng
Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm
các quan hệ lao động, công vụ nhà nước … dopháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
Trang 34GV kết luận: Trong 4 loại trên thì vi phạm hình sự
vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhất và trách
nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc
nhất mà Nhà nước buộc người vi phạm phải gánh
chịu
3 Củng cố:
Thực hiện pháp luật là gì? Em hãy phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các hình thứcthực hiện pháp luật
Gợi ý: Các điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức thực hiện pháp luật:
Thế nào là vi phạm pháp luật ? Nêu ví dụ
Theo em, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí có gì chung và có gì khác biệt với vi phạm đạo đức và trách nhiệm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức? Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lí hay trách nhiệm đạo đức? (Gợi ý : Giữa vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí và vi phạm đạo đức, trách nhiệm đạo đức cónhững điểm giống và khác nhau sau:
Giáo viên có thể dựa vào những gợi ý này để tiến hành một cuộc trắc nghiệm nhỏ bằngcách kẻ bảng so sánh sau:
Sử dụng PL Thi hành PL Tuân thủ PL Aùp dụng PLChủ thể Cá nhân,
tổ chức
Cá nhân,tổ chức
Cá nhân,tổ chức
Cơ quan, côngchức nhà nước cóthẩm quyềnMức độ
chủ động
của chủ thể
Chủ động thực hiện quyền (những việc được làm)
Chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phảilàm)
Không làm nhữngviệc bị cấm Cơ quan nhà nướcchủ động ra quyết
định hoặc thực hiện hành vi phápluật theo đúng chức năng, thẩm quyền được traoCách thức
thực hiện
Nếu pháp luật không quy định thì cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lựa chọn, thoả thuận (ví dụ:các bên có thể tự thoả thuận cách ký hợp đồng mua bán tài sản, cách thức trao tài sản, thời gian giao trả tiền và tài sản, địa điểm thực hiện)
Bắt buộc tuântheo các thủ tục,trình tự chặt chẽ
do pháp luật quyđịnh
Trang 35Hành vi Vi phạm đạo đức Vi phạm pháp luật
- Nếu làm bài tập chung tại lớp thì yêu cầu các em lên điền vào bảng kẻ to trên giấy A0hoặc trên bảng đen;
- Nếu làm bài tập cá nhân thì hứơng dẫn học sinh tự kẻ bảng hoặc phát cho học sinh bảngkẻ sẵn (photo coppy) để các em điền vào và nộp lại cho giáo viên.)
Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính Nêu ví dụ
Trong tình huống nêu ở mục 2 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, vận dụng các tư liệu trong bài, em hãy phan tích các vi phạm của bạn A và vi phạm của bố bạn A Với các vi phạm của mỗi người, theo em, họ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào?
( Gợi ý:
Hành vi vi phạm của bố bạn A : đi xe mô tô ngược chiều quy định
Hành vi vi phạm của bạn A đi xe mô tô ngược chiều và lái xe khi chưa đủ tuổi quy định ( 18 tuôỉ), không có Giấy phép lái xe, do đó:
Trách nhiệm pháp lí:
Theo Nguyên tắc xử phạt hành chính (tại Điều 4, Nghị định số 146/2007/NĐ – CP ):
+ Bố của bạn A thực hiện một hành vi đi xe mô tô ngược chiều nên chỉ bị phạt một lần vềhành vi của mình
+ Bạn A thực hiện 2 hành vi trái pháp luật nên phải chịu xử phạt cho từng hành vi
+ Tuy bạn A và bố bạn A cùng đi xe mô tô vào đường ngược chiều, nhưng mỗi người đềuchịu hình thức xử phạt riêng
Các hình thức xử phạt đối với bạn A và bố của bạn A:
+ Đối với hành vi đi xe mô tô ngược chiều: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối
với mỗi người điều khiển vi phạm
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy trên 50 phân khối của bạn A: Phạt cảnh cáo hoặc phạt
tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng)
Như vậy, theo quy định của pháp luật, hai bố con bạn A phải chịu trách nhiệm hành chính )
Theo em, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thànhniên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Vì sao?
(Gợi ý:
Hai bị cáo đều là ngừơi chưa thành niên, bị kết án với “ Tội cướp giật tài sản” và mức ánlà: 1 năm tù giam đối với bị cáo vừa qua tuổi 15 khi phạm tội và 1 năm 6 tháng tù giam với bị cáotrên 17 tuổi
Theo nguyên tắc xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội thì nếu người đó phạm tội ítnghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt đến 3 năm tù) hoặc tội nghiêm trọng (mức caonhất của khung hình đến 7 năm tù) thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 68, Bộ luậtHình sự 1999)
Tuy nhiên, theo Điều 136, Bộ luật hình sự 1999 về “ Tội cứơp giật tài sản”, đây là tội đặc
biệt nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt là từ 12 năm tù đến 20 năm hoặc chungthân Do đó, hai bị cáo không đựơc miễn trách nhiệm hình sự
- Về mức phạt tù giam: Khoản 1, Điều 136 Bộ luật hình sự 1999 quy định mức thấp nhấtcủa khung hình phạt đối với Tội cướp giật tài sản là 1 năm đến 5 năm Do đó, bản án tuyên đối với
Trang 36hai bị cáo là thỏa đáng trên cơ sở đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ như tuổi của từng bị cáo,phạm tội lần đầu, hạn chế về nhận thức xã hội, pháp luật.…)
Trước cổng nhà trẻ, một bé gái mếu máo lắt đầu :”Con không đội mũ bảo hiểm đâu Nónglắm! ) Cô giáo cúi xuống dỗ dành:”Con đội mũ bảo hiểm vào, nếu không, ra đường mấy chúcông an phạt cả hai mẹ con đấy!” Nghe đến “chú công an” , bé gái nín thinh nhưng vẫn phụngphịu rồi để cho mẹ đội chiếc mũ bảo hiểm xinh xắn lên đầu Co giáo và bà mẹ nhìn nhau cười Thay vì phải đưa” mấy chú công an” ra dọa bé, theo em, chúng ta nên nói gì với bé?
4 Dặn dò:
- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết, )
- Đọc trước bài 3
aBài 3CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT
( 1 tiết )
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
- Biết được thế nào là bình đẳng trước pháp luật
- Hiểu được thế nào là công dân được bình đẳng trước pháp luật về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí
- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
2.Về kiõ năng:
- Biết phân tích, đánh giá đúng việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong thực tế
- Lấy được ví dụ chứng minh mọi công dân đều bình đẳng trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ vàtrách nhiệm pháp lí theo qui định của pháp luật
3.Về thái độ:
- Có niềm tin đối với pháp luật, đối với Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân bình đẳng trước pháp luật
II NỘI DUNG :
1 Trọng tâm:
- Thế nào là bình đẳng trước pháp luật?
- Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí
- Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước phápluật
2 Một số kiến thức cần lưu ý :
Trang 37- Nhiệm vụ cần thiết là phải lảm rõ thế nào là quyền bình đẳng Đây là cơ sở, tiền đề chonhiều nội dung của bài 4 và 5.
Trong khoa học pháp lí, “Quyền” là khả năng của mỗi công dân được tự do lựa chọn hànhđộng Khả năng đó được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng quyềnlực của Nhà nước
Quyền bình đẳng là khả năng của công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau trong các lĩnh vựccủa đời sống xã hội Khả năng đó không bị phân biệt đối xử vì lí do giống nòi, thành phần giaicấp, địa vị dân tộc, tôn giáo
Tuy vậy, quyền bình đẳng không có nghĩa là mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhautrong mọi trường hợp Nghĩa là quyền bình đẳng phải được hiểu là: trong cùng một điều kiện vàhoàn cảnh như nhau, công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quyđịnh của pháp luật
- Cơ sở để đảm bảo cho công dân được bình đẳng trước pháp luật về quyền, nghĩa vụ và tráchnhiệm pháp lí:
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định, không một tổ chức, cá nhânnào được phép tuỳ tiện đặt ra quyền và nghĩa vụ trái với Hiến pháp và luật Do đó, mỗi công dâncần nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình vàcần đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, làm không đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việcthực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân
+ Trách nhiệm pháp lí chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng với các chủ thể viphạm pháp luật, theo quy định của pháp luật ( trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật).Trách nhiệm pháp lí là bắt buộc đối với tất cả những ai vi phạm pháp luật Những người viphạm pháp luật nhất thiết phải bị xử lí Không ai có thể biện bạch cho hành vi vi phạm pháp luậtcủa mình, dù người đó ở cương vị nào trong xã hội Điều quan trọng là phải phát hiện được mọihành vi pham pháp để xử lí công minh theo pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiệnlợi dụng chức quyền để vi phạm pháp luật, hoặc dung túng bao che cho những hành vi phạm pháp.Nhà nước có nhiệm vụ khuyến khích, bảo vệ cho những người trung thực, thẳng thắn đấu tranh bảovệ công lí
+ Truy cứu trách nhiệm pháp lí tức là áp dụng những biện pháp cưỡng chế được nhà nước quyđịnh trong các văn bản quy phạm pháp luật Chủ thể vi phạm pháp luật bị Nhà nước cưỡng chếphải thực hiện các chế tài của pháp luật Quyền xét xử thuộc về toà án, vì vậy, để đảm bảo vềtrách nhiệm pháp lí thì trong quá trình xét xử phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước toà án Aùpdụng trách nhiệm pháp lí ngoài tác dụng trừng phạt, còn có tác dụng răn đe những người khác,khiến họ phải biết kiềm chế, giữ cho mình không vi phạm pháp luật; giáo dục họ ý thức tôn trọngvà thực hiện pháp luật nghiêm minh, làm cho người tin tưpởng vào công lí, tích cực đấu tranhchống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật, từng bước loại trừ dần hiện tượng vi phạm pháp luật rakhỏi đời sống xã hội
+ Để đảm bảo cho công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, phải tuân thủ các nguyên tắc cơbản sau: Nguyên tắc chỉ truy cứu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật khi hành vi đó cólỗi; Nguyên tắc pháp chế, công bằng, công khai, nhanh chóng, kịp thời
Trong một số trường hợp nhất định có thể dùng các biện pháp tác động về mặt xã hội thay choviệc áp dụng những biện pháp trách nhiệm pháp lí bằng cách giao cho các tổ chức xã hội, tập thểlao động giáo dục người vi phạm pháp luật
III.PHƯƠNG PHÁP :
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Trang 38- Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu
V TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1 Ổn định tổ chức lớp :
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Giảng bài mới:
Con người sinh ra đều mong muốn được sống trong một xã hội bình đẳng, nhân đạo, có kỉcương Mong muốn đó có thể thực hiện được trong xã hội duy trì chế độ người bóc lột người haykhông? Nhà nước ta với bản chất là Nhà nước của dân, do dân và vì dân đã đem lại quyền bìnhđẳng cho công dân Vậy, ở nước ta hiện nay, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện trên cơsở nào và làm thế nào để quyền bình đẳng của công dân được tôn trọng và bảo vệ?
Phần làm việc của Thầy và Trò Nội dung chính của bài học
GV giảng:
Quyền bình đẳng xuất phát từ quyền con người và
quyền cơ bản nhất của quyền con người
Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã
khẳng định : “Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những
quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc”
Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của
Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nêu rõ : “Người
ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải
luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công
dân đều bình đẳng trước pháp luật, phụ nữ bình
đẳng với nam giới về mọi phương diện, các dân
tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình
đẳng với nhau, các thành phần kinh tế trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam đều bình đẳng
Đơn vị kiến thức 1:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Mức độ kiến thức:
HS hiểu được:
Nội dung công dân bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ: trước Nhà nước và xã hội, công dân không bị
phân biệt đối xử trong việc được hưởng quyền và
thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công
dân
Cách thực hiện:
GV cho HS đọc lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong SGK cuối trang 27 Sau đó, GV hỏi:
Em hiểu như thế nào về quyền bình đẳng của
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật
1 Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân
Một là : Mọi công dân đều được hường quyềnvà phải thực hiện nghĩa vụ của mình Các quyềnđược hưởng như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sởhữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản vàcác quyền dân sự, chính trị khác…Các nghĩa vụphải thực hiện như nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc,nghĩa vụ đóng thuế,…
Trang 39công dân trong lời tuyên bố trên của Bác?
GV giúp HS trả lời:
Lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới
quyền bầu cử và ứng cử của công dân Quyền bầu
cử và ứng cử của công dân không bị phân biệt bởi
nam, nữ, giàu, nghèo, thành phần dân tộc, tôn
giáo, địa vị xã hội Mọi công dân Việt Nam đều
bình đẳng trong việc hưởng quyền bầu cử và ứng
cử
GV cho HS thảo luận nhóm theo nội dung trong
mục 1, SGK:
Trong lớp học của em, có bạn được miễn hoặc
giảm học phí so với các bạn khác; có bạn được
lĩnh học bổng, còn các bạn khác thì không; có bạn
được tham dự đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia,
giao lưu văn hoá quốc tế, còn các bạn khác thì
không được tham dự; các bạn nam đủ 17 tuổi phải
đăng kí nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ không
phải thực hiện nghĩa vụ này…
Theo em, những trường hợp trên đây có mâu thẫn
với quyền bình đẳng không? Vì sao?
HS trình bày các ý kiến của mình
GV phân tích cho HS hiểu rõ: Trong cùng một
điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền
và làm nghĩa vụ như nhau Nhưng mức độ sử dụng
các quyền đó đến đâu phụ thuộc vào khả năng,
điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người Vì vậy, trong
thực tế, có thể người này được hưởng nhiều quyền
hơn, người kia được hưởng ít quyền hơn hoặc
người này thực hiện nghĩa vụ khác với người kia,
nhưng vẫn là bình đẳng trong việc hưởng quyền và
thực hiện nghĩa vụ
GV giảng mở rộng:
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được
hiểu là trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như
nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và
phải làm nghĩa vụ như nhau
Điều kiện, hoàn cảnh thế nào tuỳ thuộc vào quy
định của pháp luật trong từng lĩnh vực, từng trường
hợp cụ thể Ví dụ :
1 Theo Luật thuế thu nhập cá nhân, những người
có thu nhập trên 60 triệu đồng/năm có nghĩa vụ
nộp thuế thu nhập cá nhân Tuy nhiên, với những
người có cùng mức thu nhập, số tiền thuế phải nộp
cụ thể của mỗi người còn phụ thuộc vào họ là
người độc thân hay là người có gia đình đang có
Hai là : Quyền và nghĩa vụ của công dân không
bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu,nghèo, thành phần, địa vị xã hội
Trang 40trách nhiệm nuôi dưỡng những người phụ thuộc.
Những người độc thân có cùng một mức thuế
Người có trách nhiệm nuôi dưỡng những người
phụ thuộc có mức thuế phải nộp thấp hơn so với
người độc thân
2 Hiến pháp quy định: “Công dân, không phân
biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp,
thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền
bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử
vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định
của pháp luật” (Điều 54 Hiến pháp năm 1992)
Tuy nhiên không phải cứ công dân đủ 21 tuổi đều
có quyền ứng cử vào đại biểu quốc hội Để thực
hiện quyền ứng cử vào đại biểu quốc hội, các
công dân phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện
mà luật bầu cử đại biểu quốc hội quy định Theo
quy định, những người sau không được ứng cử đại
biểu Quốc hội:
1- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án,
quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật,
người đang phải chấp hành hình phạt tù, người
đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi
dân sự
2- Người đang bị khởi tố về hình sự;
3- Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định
hình sự của Toà án;
4- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định
hình sự của Toà án những chưa được xoá án;
“5- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành
chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở
giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế
hành chính
(Điều 29 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội )
Như vậy, theo quy định của Hiến pháp và pháp
luật mọi công dân đều bình đẳng về việc hưởng
quyền và thực hiện nghĩa vụ ; quyền, nghĩa vụ của
công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính,
tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội
của công dân Tuy nhiên, nhưng trên thực tế, việc
sử dụng quyền và thực hiện các nghĩa vụ còn phụ
thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể của mỗi cá nhân
Đơn vị kiến thức 2:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Mức độ kiến thức:
HS hiểu được bất kì công dân nào vi phạm pháp
2 Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mính và bị