Đinh Thị Thanh Thảo TÌM HIỂU NGÔN NGỮ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG: BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT NGÔN NGỮ CÁC BÀI DIỄN VĂN NGẮN TRÊN TƯ LIỆU CÁC LỜI KÊU GỌI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Ngôn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
Đinh Thị Thanh Thảo
TÌM HIỂU NGÔN NGỮ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG:
BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT NGÔN NGỮ
CÁC BÀI DIỄN VĂN NGẮN
(TRÊN TƯ LIỆU CÁC LỜI KÊU GỌI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 602201
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÔN NGỮ HỌC
Giáo viên hướng dẫn: GS Đinh Văn Đức
Hà Nội, tháng 12 năm 2009
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề
tài
2 Mục đích và ý nghĩa của luận văn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Nhiệm vụ của luận
văn
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Bố cục của luận văn
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PR
1 Khái niệm chung về
PR
1.1 Khái niệm chung và lịch sử hình thành
PR
1.2 Một vài định nghĩa về PR
2 Đặc trưng chức năng của
PR
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
1 Khái niệm chung và đặc điểm của diễn
ngôn
1.1 Khái niệm chung về diễn
ngôn
Trang 31.2 Đặc điểm của diễn
ngôn
2 Một số đường hướng chính trong phân tích diễn
ngôn
2.1 Đường hướng dụng
học
2.2 Đường hướng biến đổi ngôn ngữ
2.3 Ngôn ngữ học xã hội tương tác
2.4 Đường hướng dân tộc học giao tiếp
2.5 Đường hướng phân tích hội
thoại
2.6 Phân tích diễn ngôn trong tâm lí học xã hội
2.7 Đường hướng giao tiếp giao văn hoá
2.8 Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC VĂN BẢN TRONG CÁC LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VĂN BẢN
1 Cấu trúc thông tin
2 Cấu trúc hội
thoại
2.1 Cấu trúc hội thoại theo trường phái của
Mỹ
Trang 42.2 Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn của Anh
2.3 Cấu trúc hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ-
Pháp
PHẦN II: ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VĂN BẢN TRONG NHỮNG LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH
1 Cấu trúc văn bản và sự sáng tạo trong cách thức tổ chức văn bản những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh
1.1 Đặc trưng và sáng tạo trong phần mở đầu và kết thúc mỗi lời kêu gọi
1.2 Đặc trưng sáng tạo trong nội dung những lời kêu gọi
2 Sự sáng tạo và quyền lực của ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong việc thực
hiện những lời kêu
gọi
2.1 Quan niệm sử dụng ngôn ngữ của Hồ Chí Minh trong những lời kêu gọi
2.2 Sự sáng tạo và đặc trưng ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong những lời kêu gọi
CHƯƠNG III: PHÉP LẬP LUẬN TRONG NHỮNG LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH
PHẦN I: LÝ THUYẾT LẬP LUẬN
1 Khái niệm chung về lập luận
2 Bản chất của lập luận
PHẦN II: LẬP LUẬN TRONG NHỮNG LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH
Trang 51 Lập luận theo lý thuyết lập luận của ngôn ngữ
học
2 Sự phá cách và sáng tạo trong lập luận của Hồ Chí Minh
2.1 Sự sáng tạo trong việc sử dụng nhiều luận cứ và kết
luận
2.2 Sáng tạo khi không sử dụng lý lẽ và kết luận cụ thể nhưng vẫn tạo nên tính mạch lạc
cao
2.3 Sáng tạo trong cách tạo nên lập luận nhờ việc đặt câu
hỏi
2.4 Sáng tạo trong việc kết hợp giữa phương pháp lập luận diễn dịch và quy nạp
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ra đời và phát triển trong một thời gian rất dài tại các nước phát triển hàng đầu trên thế giới nhưng cho đến nay, PR (Public Relations) vẫn được coi là một trong những lĩnh vực mới mẻ, đặc biệt là tại các nước châu Á và các quốc gia mới giành độc lập PR có thể được tạm dịch là: Quan hệ công chúng, Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng… Tại Việt Nam hiện nay, cụm từ “Quan hệ công chúng” có thể được coi là sử dụng phổ biến hơn cả Về nguồn gốc và lịch sử hình thành của PR, hiện tại còn có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau Có người cho rằng “Mỹ là
lò đúc nặn PR hoàn hảo” từ khoảng cuối thế kỉ XIX bởi một số nhà báo tiến bộ Một thời gian dài PR chỉ được công nhận và sử dụng ở Mỹ, sau
đó mới lan sang các nước châu Âu và đến Châu Á Nhưng cũng có ý kiến khác khẳng định PR đã xuất hiện cách đây cả ngàn năm, trước khi nước Mỹ ra đời Dù tồn tại các ý kiến khác nhau như trên và chưa khẳng định được chính xác PR bắt đầu ở đâu cũng như khi nào nhưng
Trang 6chúng ta có thể kết luận rằng “PR ra đời cùng lúc với nền văn minh của nhân loại”
Góp phần quan trọng trong việc thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, quan hệ công chúng còn là công cụ đắc lực nhằm đạt được sự thỏa thuận, thống nhất đồng lòng giữa con người với nhau dựa trên mục đích tích cực và cụ thể Mục đích này được thực hiện hoàn hảo khi người nói sử dụng ngôn ngữ cùng các yếu tố thuyết phục mạnh mẽ của kĩ năng quan hệ công chúng Mặc dù “PR ra đời cùng lúc với nền văn minh của nhân loại” nhưng theo tìm hiểu chúng tôi thấy lĩnh vực quan hệ công chúng xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu và người mở đầu cũng như làm cho ngành này phát triển tại nước ta không ai khác lại là Hồ Chủ Tịch Đến nay, khi kinh tế, chính trị, xã hội nước ta có điều kiện phát triển mở rộng và giao lưu với thế giới thì PR đã, đang và sẽ trở thành một lĩnh vực chiếm ưu thế trong mọi ngành của xã hội
Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về nó là một việc làm thiết thực
và quan trọng, đặc biệt là nghiên cứu ngôn ngữ quan hệ công chúng từ thời kì
nó còn “sơ khai” tại Việt Nam với tác giả đầu tiên - Hồ Chí Minh
Quan hệ công chúng là địa hạt nghiên cứu mới liên quan đến ngữ dụng học, phong cách học, ngữ nghĩa học, ngôn ngữ và truyền thông Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp có vai trò quan trọng, là cơ sở cho việc hình thành và phát triển các ngành khác, là điều kiện căn bản để các ngành khác phát huy tối đa vai trò của mình, trong đó có ngành quan hệ công chúng Quan hệ công chúng dùng ngôn ngữ để dẫn dắt, định hướng, thuyết phục con người đến những lí tưởng đẹp nên nó nhất định liên quan đến diễn ngôn Thực tế cũng cho thấy rằng khi Bác Hồ muốn kêu gọi nhân dân thì Người luôn thể hiện phương pháp quan hệ công chúng trong các bài nói, diễn văn chính trị mà các hình thức này là khía cạnh quan trọng trong phân tích diễn ngôn Vậy, để đạt được mục đích của mình, Bác đã sử dụng ngôn ngữ quan hệ công chúng như thế nào? Đâu là sự sáng tạo mang đặc trưng phong cách Hồ Chí Minh? Và quan trọng hơn cả là sự sáng tạo ấy đã giúp Bác đạt được thành công như thế
Trang 7nào trong công cuộc huy động sức người, sức của chiến đấu với kẻ thù và bảo
vệ Tổ quốc? Chúng tôi cũng tin rằng những sự sáng tạo trong ngôn ngữ, đặc biệt là các phương thức PR mà Bác đã sử dụng có sức sống mạnh mẽ đến tận ngày nay Đó chính là các kiến thức, kinh nghiệm vô cùng quý báu mà Bác
để lại cho con cháu đời sau để chúng ta có thể phát triển, phát huy hơn nữa trong lĩnh vực quan hệ công chúng hay đơn giản hơn chỉ là để đạt được mục đích kêu gọi, thuyết phục quần chúng hướng theo mục đích của mình
Chính vì vậy, luận văn này ra đời như một nghiên cứu nhỏ bước đầu nhận xét, tìm hiểu ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn dựa trên tư liệu các lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh tòan tập, tập 4,5) Chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng những nhận xét, phân tích, tổng hợp của chúng tôi sẽ là những thông tin khoa học hữu ích để nghiên cứu về ngôn ngữ quan
hệ công chúng tại ngay từ những ngày đầu nó thâm nhập vào Việt Nam và dưới ngòi bút cũng như phong cách của một tác gia lớn- Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ những kiến thức, thông tin tổng hợp được, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ nhằm bổ sung hoàn thiện hơn các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ và quan hệ công chúng cũng như ứng dụng nó trong việc thu hút, gây sự chú ý và ủng hộ đối với công chúng vào một lĩnh vực nhất định
2 Mục đích và ý nghĩa của luận văn
Trong luận văn này, mục đích của chúng tôi là phân tích, tìm hiểu
những phương pháp của ngôn ngữ quan hệ công chúng Cụ thể hơn, chúng tôi
nghiên cứu cấu trúc văn bản các lời kêu gọi trong hai tập sách, sự sáng tạo và quyền lực ngôn ngữ Hồ Chí Minh; phương pháp lập luận và cách thức phân tích diễn ngôn trong những lời kêu gọi đó Gắn với các nội dung này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến liên kết và mạch lạc trong phân tích diễn ngôn; quan niệm sử dụng, đặc trưng ngôn ngữ nhằm gây ấn tượng và tác động mạnh mà Bác đã vận dụng Từ đó chúng tôi muốn gợi ra những đường hướng, phương pháp để những người làm PR hiện đại có thể phát triển và thành công hơn
Trang 8nữa trên con đờng PR chuyên nghiệp cũng như phục vụ hữu ích công việc của mình Những người nghiên cứu cũng mong muốn chọn đề tài này như để góp một dòng suối nhỏ vào đại dương bao la của lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ quan hệ công chúng hiện đang phát triển nở rộ trong xã hội hiện đại ngày nay
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, trong luận văn này chúng tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng dựa trên tư liệu các bài diễn văn ngắn tiếng Việt Cụ thể: chúng tôi nhận xét ngôn ngữ trong các lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tập 4 và 5 Trong các bài kêu gọi này, chúng tôi tập trung chọn lọc các diễn ngôn có tính lập luận cao, có sử dụng mạch lạc và liên kết một cách hợp lí và sáng tạo Cùng với các nội dung đó, chúng tôi cũng rất chú trọng đến những sáng tạo và quyền lực của ngôn ngữ mang phong cách Hồ Chí Minh Các yếu tố này đã kết hợp để mang lại thành công cho công cuộc huy động sức người, sức của và kêu gọi nhân dân quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của Bác Hồ
4 Nhiệm vụ của luận văn
Với mục đích và ý nghĩa như trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ cần thực hiện của mình trong luận văn như sau:
- Miêu tả cấu trúc chung của các bài kêu gọi
- Phân tích, nhận xét các đặc trưng, điển hình trong cấu trúc các bài kêu gọi đó
- Phân tích những sáng tạo và quyền lực tác động trong ngôn ngữ mà
Hồ Chủ tịch đã sử dụng Từ đó, chúng tôi vạch ra các đường hướng
để người làm công tác quan hệ công chúng có thể phát huy mạnh
mẽ hơn nữa sức mạnh của ngôn từ
Trang 9- Phân tích phương pháp lập luận trong các lời kêu gọi của Hồ Chí Minh Chúng tôi mong muốn trả lời được câu hỏi: Lập luận có sức mạnh như thế nào trong việc kêu gọi quần chúng? Cũng thế, mạch lạc và kiên kết có vai trò ra sao để diễn ngôn có sức tác động mạnh
mẽ nhất đến người nghe
5 Phương pháp nghiên cứu
Vì đề tài mang tính tổng hợp nên khi thực hiện, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau Trước hết chúng tôi khảo sát và thống kê các lập luận cũng như từ ngữ sử dụng điển hình Chúng tôi xem xét các lập luận này được hình thành như thế nào và phân loại chúng
Song song với việc thống kê, phân loại như vậy, chúng tôi đi vào phân tích diễn ngôn, phân tích cú pháp và tìm hiểu những sáng tạo, phá cách nhằm đưa đến thành công trong các lời kêu gọi của Bác Sau đó, từ những phân tích, nhận xét thu được, chúng tôi tiến hành đánh giá về những thế mạnh, điển hình sáng tạo mang đến thành công cho các lời kêu gọi của Bác Đây cũng là cơ sở để cho những người làm nghiên cứu về ngôn ngữ Hồ Chí Minh
và những người làm quan hệ công chúng có thể phát triển đường hướng của mình
6 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 85 trang chính văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Cấu trúc văn bản các lời kêu gọi của Hồ Chí Minh
Chương III: Phép lập luận trong những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh
Trang 10CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN PR
1 Khái niệm chung về PR
1.1 Khái niệm chung và lịch sử hình thành PR
Ra đời và phát triển trong một thời gian rất dài tại các nước phát triển hàng đầu trên thế giới nhưng cho đến nay, PR (Public Relations) vẫn được coi là một trong những lĩnh vực mới mẻ, đặc biệt là tại các nước châu Á và các quốc gia mới giành độc lập PR có thể được tạm dịch là: Quan hệ công chúng, Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng… Tại Việt Nam hiện nay, cụm
từ “Quan hệ công chúng” có thể được coi là sử dụng phổ biến hơn cả Về nguồn gốc và lịch sử hình thành của PR, hiện tại còn có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau Có người cho rằng “Mỹ là lò đúc nặn PR hoàn hảo” từ khoảng cuối thế kỉ XIX bởi một số nhà báo tiến bộ Một thời gian dài PR chỉ được công nhận và sử dụng ở Mỹ, sau đó mới lan sang các nước châu Âu và đến Châu Á Nhưng cũng có ý kiến khác khẳng định PR đã xuất hiện cách đây cả ngàn năm, trước khi nước Mỹ ra đời Dù tồn tại các ý kiến khác nhau như trên và chưa khẳng định được chính xác PR bắt đầu ở đâu cũng như khi nào nhưng chúng ta có thể kết luận rằng “PR ra đời cùng lúc với nền văn minh của nhân loại”
Vậy PR ra đời để phục vụ mục đích gì?
Trong xã hội loài người, từ thời nguyên thuỷ cho tới xã hội hiện đại ngày nay, nhu cầu giao tiếp, mong muốn người khác hiểu mình là luôn luôn rất lớn và cần thiết Từ xa xưa, ngay cả trước khi bảng chữ cái, ký tự và số ra đời, người nguyên thuỷ đã dùng chữ tượng hình như một công cụ giao tiếp Những bức tranh vẽ trong hàng động của người tiền sử, các kim tự tháp, đền thờ, lăng mộ cách đây hàng ngàn năm đều chứa đựng thông điệp nhất định Sau khi có chữ viết, các học giả tôn giáo xưa đã viết sách và truyền bá tư
Trang 11tưởng để mọi người nhận biết và hiểu về niềm tin tôn giáo, đây chính là một hình thức PR từ thời cổ đại Ngoài mục đích giao tiếp thông thường, để đạt được sự thoả thuận, thống nhất đồng lòng trong cộng đồng, người ta luôn cần đến kĩ năng và các yếu tố thuyết phục mạnh mẽ Từ thời tiền sử, những kĩ thuật và công cụ phục vụ cho mục đích thuyết phục rất đơn giản và sơ khai nhưng có thể phát huy được khả năng kêu gọi con người Do đó, trong quá trình phát triển của mình, PR đã sử dụng nhiều kĩ thuật thuyết phục khác nhau để phục vụ cho mục đích giao tiếp thật đặc biệt và hiệu quả của thế giới loài người Kiểu giao tiếp này đã ra đời trước cả những hình thức quảng cáo đầu tiên của người Hi Lạp, La Mã- các mẩu tin rao bán nô lệ hay thông báo
về các sự kiện tại đấu trường La Mã PR là một hình thức giao tiếp đặc biệt,
nó được áp dụng trong tất cả các dạng tổ chức thương mai và phi thương mại Trong suốt tiến trình lịch sử, PR được sử dụng như một công cụ và chiến lược hết sức đặc biệt, sử dụng để khuyến khích trong chiến đấu, vận động hành lang cho các nguyên nhân chính trị, khuyến khích tôn giáo, tăng tiền tệ hay thúc đẩy giá trị con người… Các tính năng của PR được tìm thấy trong
xã hội hiện đại hầu như đã được sử dụng bởi các chuyên gia PR trước đây và hiện nay PR đang trở thành một trong những ngành mới, có sức hút đặc biệt bởi có khả năng mang lại hiệu quả giao tiếp tốt nhất cho các tổ chức, lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… Mục đích sâu xa nhất của hoạt động giao tiếp này là tạo được sự hiểu biết và ủng hộ của công chúng, tác động đến tư tưởng và hành vi của họ thông qua những hoạt động được lên
kế hoạch và triển khai dài hạn
Trong lĩnh vực chính trị, xã hội phương thức giao tiếp này cũng được
sử dụng hết sức triệt để và phát huy tác dụng to lớn Năm 1945 khi đất nước
ta còn đang trong thời kì chiến tranh tàn phá, giặc đói hoành hành khắp nơi làm cho hàng triệu người dân chết đói thì Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi toàn dân “sẻ cơm nhường áo”: “Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa Đem gạo đó để cứu dân nghèo” Sau chiến dịch này, dân ta đã thắng lợi