1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật về đình công qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh trà vinh (tt)

73 260 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 850,34 KB

Nội dung

Theo đó, “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể” nhưng định nghĩa này cũng gây nhiều nghi ngại bởi v

Trang 1

TÓM TẮT

Đình công là một trong những quyền cơ bản của người lao động, được thừa nhận bởi Liên hiệp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam, đình công xuất hiện cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, theo đó người lao động thường sử dụng quyền đình công như một vũ khí đấu tranh với người sử dụng lao động để đạt được những yêu sách về quyền và lợi ích trong quan hệ lao động Nhận thức được tầm quan trọng của đình công, Bộ luật Lao động năm 1994 và Luật sửa đổi bổ sung năm 2006 đều có những quy định riêng để điều chỉnh vấn đề này Qua nhiều năm thực hiện, do bộc lộ một số hạn chế và bất cập nên Bộ luật Lao động năm 2012 được ban hành và có hiệu lực từ

01 - 5 - 2013 đã điều chỉnh lại một lần nữa phù hợp hơn vấn đề đình công và giải quyết đình công Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định về giải quyết đình công trong

Bộ luật Lao động năm 2012 không còn phù hợp với tình hình thực tế Chính vì thế

mà vấn đề giải quyết đình công được đưa vào một chương riêng (Chương XXXI Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công) trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 - 11 - 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 - 7 - 2016) Với mong muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về đình công và giải quyết đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng như đóng góp một vài ý kiến nhằm thực thi có hiệu quả các quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 cũng như Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về đình công và giải quyết đình công, tác

giả đã chọn đề tài: “Pháp luật về đình công qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Trà Vinh”

làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

2 chương:

- Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về đình công và pháp luật đình công

- Chương 2 Thực trạng áp dụng pháp luật đình công tại tỉnh Trà Vinh và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công

Trang 2

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, luận văn đã đi từ các quan niệm về đình công và giải quyết đình công nói chung đến sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với vấn đề này trên bình diện quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế và các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích một cách có hệ thống các quy định về đình công và giải quyết đình công theo Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Từ những nghiên cứu về pháp luật thực định, luận văn phân tích thực tiễn đình công, giải quyết đình công và những nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh và thấy rằng tình trạng đình công diễn ra hết sức phức tạp, trong khi đó việc giải quyết đình công thông qua xét tính hợp pháp của cuộc đình công vẫn chưa diễn ra trên thực tế vì nhiều lý

do Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về vấn đề đình công và giải quyết đình công, bao gồm các kiến nghị để hoàn thiện một

số quy định của pháp luật cũng như các giải pháp toàn diện để đảm bảo thực hiện pháp luật trên thực tế Nhằm ngăn chặn đình công xảy ra và nếu có xảy ra thì giải quyết kịp thời, có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do đình công gây ra đối với sự phát triển của nền kinh tế là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay

Trang 3

to regulate this issue Through many years of implementation, due to revealing some of the limitations and inadequacies, The Labour Code in 2012 was enacted and entered into force from 01 - 5 - 2013 adjusted one again so it coincided about the strike and it’s resolve However, the implementation of the regulations on the strike’s resolve in The Labour Code in 2012 is no longer consistent with the actual situation So the strike resolving problem is put into a separate chapt er (Chapter XXXI The procedure to examine the legality of the strike) in the Civil Procedure Code 2015 (This Code was adopted by the National Assembly of the Republic Vietnam Socialist XIII, adopted at its 10th session on 25 - 11 - 2015, and took effect from 01 - 7 - 2016) With the desire to learn and to clarify some theoretical issues, practical strike and it’s resolve in Tra Vinh Province as well as contributing some ideas to implement effectively the provisions of The Labour Code 2012 and The Civil Procedure Code in 2015 about the strike and it’s resolve, the author has chosen the project: “The legislation on strike through practical application in Tra Vinh Province” as the master’s thesis

Besides the introduction and conclusion, list of references, this thesis includes

2 chapter:

Chapter 1: The general theoretical issues about the strike and strike law Chapter 2: The situation of applying strike law in Tra Vinh province and petition to perfect the law about strikes and solving strike

Trang 4

Based on researching the general theoretical issues, the thesis went from intellection of strike and strike’s resolve to the regulation by law of this issue in the view of the International Labour Organization and the nations in the world, including Vietnam On this basis, the author has analyzed a systematic way of regulations on strike and resolve the strike under the Labour Code 2012 and Civil Procedure Code

2015 From the study of law carry on, the thesis analyzed the practical strike, strike’s resolve, and the causes of strike in Tra Vinh Province, pointed out that the strike status is very complex, while the resolving of strike through legal examination of strike has not occurred yet in practical for several reasons From the above analysis, the author gave some recommendations to improve the effectiveness of the implementation of the Labour Code 2012 and Civil Procedure Code 2015 about the strike problem and resolving, include some proposals to improve provisions of the law as well as a comprehensive solution to ensure the implementation of laws in practice In order to prevent the strike and resolve promptly, with effectiveness and limited to the lowest level of damage caused by strike for the development of the economy is the necessary and urgent problem now

Trang 5

MỤC LỤC

Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4.1 Mục đích nghiên cứu 5

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

7 Kết cấu luận văn 6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG 7

1.1 Khái quát chung về đình công 7

1.1.1 Khái niệm đình công 7

1.1.2 Những dấu hiệu cơ bản của đình công 9

1.1.3 Phân loại đình công 12

1.1.4 Sự tác động của đình công 13

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của cuộc đình công 15

Trang 6

1.1.6 Những hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc cuộc

đình công 17

1.2 Pháp luật về giải quyết đình công 18

1.2.1 Phương thức giải quyết đình công 18

1.2.2 Thẩm quyền, thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công 21

1.2.3 Xét tính hợp pháp của cuộc đình công và quyền lợi của NLĐ khi giải quyết đình công 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG TẠI TỈNH TRÀ VINH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÌNH CÔNG 29

2.1 Khái quát tình hình đình công và giải quyết đình 29

2.1.1 Tình hình đình công tại Việt Nam 29

2.1.2 Tình hình đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 30

2.2 Nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 36

2.2.1 NSDLĐ không thực hiện đúng quy định pháp luật về lao động và các cam kết đã thỏa thuận với NLĐ 36

2.2.2 Hiểu biết và ý thức pháp luật của NLĐ còn hạn chế 37

2.2.3 Vai trò của công đoàn cơ sở tại các DN xảy ra đình công còn yếu kém 38 2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện pháp luật lao động còn nhiều hạn chế 40

2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 41

2.3.1 Thành lập ban chỉ đạo giải quyết đình công 42

2.3.2 Trực tiếp tới nơi xảy ra đình công để lắng nghe ý kiến của công nhân; đồng thời tuyên truyền, giải thích chính sách, pháp luật lao động cho công nhân 43

2.3.3 Tổ chức gặp gỡ các DN, các nhà đầu tư để trao đổi việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, bàn các biện pháp giải quyết đình công, nhằm sớm ổn định sản xuất 44

2.4 Một số bất cập của pháp luật đặt ra từ thực tiễn đình công và giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh 45

Trang 7

2.4.1 Quyền đình công chỉ đặt ra đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích 45 2.4.2 Về thẩm quyền lãnh đạo đình công 47 2.4.3 Thủ tục lấy ý kiến của tập thể lao động về đình công 48 2.4.4 Thủ tục hòa giải trước khi tiến hành đình công 49

2.5 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đình công và giải quyết đình công qua thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh 50

2.5.1 Rút gọn thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể 51 2.5.2 Mở rộng quyền đình công cho NLĐ 52

2.5.3 Xác định rõ và tăng nặng các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm các

điều cấm trước, trong và sau khi đình công 54 2.5.4 Đơn giản hóa thủ tục, trình tự đình công 55

2.5.5 Bổ sung hoạt động y tế, bệnh viện vào lĩnh vực thiết yếu, xác định danh

mục các đơn vị không được đình công 55 2.5.6 Mở rộng thẩm quyền lãnh đạo đình công 56

2.5.7 Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết các cuộc

đình công 56 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển sôi động của kinh tế thị trường, đình công là một hiện tượng xã hội tất yếu Đình công là một biện pháp được người lao động sử dụng nhằm đấu tranh với người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình thực hiện quan hệ lao động

Trên thế giới, quyền đình công của tập thể người lao động được pháp luật nhiều nước thừa nhận Liên Hợp Quốc cũng công nhận quyền đình công của người lao động trong Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16 - 12 - 1966

Tại Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 1995 (đến nay là Bộ luật Lao động năm 2012) đã chính thức thừa nhận một trong các quyền của người lao động là quyền đình công Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua cho thấy tình hình đình công diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước đã không tuân thủ đúng luật, gây ra nhiều vấn đề phức tạp như: sử dụng bạo lực trong đình công, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động, đập phá tài sản, máy móc, nhà xưởng, lôi kéo, tụ tập, kích động, gây mất trật tự…

Tỉnh Trà Vinh đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, được quy hoạch

và hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển đa dạng về ngành nghề, thu hút một số lượng lớn người lao động đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Bên cạnh đó tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua cũng diễn ra các cuộc đình công trái luật gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, trật tự an ninh xã hội, môi trường đầu tư…không những thế việc giải quyết hậu quả của đình công trái luật là vấn đề nan giải, mất rất nhiều thời gian, nhân lực, vật lực của toàn xã hội Chính vì vậy, hiện tượng đình công diễn ra ở nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua là sự quan tâm của người lao động, người sử dụng lao động, của các cấp chính quyền và đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trang 10

Tuy nhiên, đình công không hẳn là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, vì thông qua đình công, các xung đột về quyền và lợi ích giữa người lao động và người

sử dụng lao động được giải quyết, từ đó góp phần cải thiện quan hệ lao động Cho nên không nên coi đình công là hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường và tìm cách hạn chế thậm chí loại bỏ nó

Do vậy, nghiên cứu, phân tích một cách khoa học về tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh là hết sức cần thiết

và quan trọng Với nhận thức đó tác giả quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về đình công qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền đình công của người lao động ở nước ta được pháp luật ghi nhận từ Sắc lệnh số 29/SL ngày 12 - 3 - 1947 Tuy nhiên, sau đó trong một thời gian dài của cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, quyền đình công của người lao động đã không được đề cập

Kể từ sau năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, lúc này quan hệ lao động bắt đầu có sự đấu tranh về lợi ích giữa người lao động và người

sử dụng lao động Thực tiễn cho thấy từ năm 1986 đến nay, nhiều cuộc đình công xảy

ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó có tỉnh Trà Vinh

Từ thực tiễn đó, vấn đề đình công đã và đang được đề cập nghiên cứu ở nhiều khoa học khác nhau, trong đó có khoa học pháp lý Đặc biệt trong những năm gần đây khi tình hình đình công đang dần trở nên nóng bỏng thì tình hình nghiên cứu về đình công và giải quyết đình công ngày càng được quan tâm nhiều hơn Qua quá trình khảo sát về tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy như sau:

Có nhiều bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Báo Người Lao động, Báo Sài Gòn Giải phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên… nhằm phản ánh tình hình đình công và việc giải quyết đình công tại một số doanh nghiệp Các bài viết này chủ yếu là cung cấp thông tin và có một vài ghi nhận, đánh giá tình hình đình công và giải quyết đình

công như bài “Đâu phải muốn là đình công” của tác giả Hồng Vân, đăng trên Báo

Người Lao động, số ra ngày 29 - 8 - 2016; bài “Thiệt hại do đình công bất hợp pháp:

Ai chịu trách nhiệm?” của tác giả Đường Loan, đăng trên báo Sài Gòn Giải phóng,

Trang 11

số ra ngày 27 - 02 - 2014; bài “Khó đình công hợp pháp” của tác giả Mai Chi đăng

trên Báo Người Lao động số ra ngày 28 - 01 - 2015; hay bài “Đình công - Ai ép ai? Nhìn từ lý thuyết mặc cả” của tác giả Nguyễn An Nguyên, đăng trên Tuổi trẻ chủ nhật, số ra ngày 19 - 02 - 2006…

Có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu, trao đổi lý luận của các nhà nghiên cứu, các giảng viên Đại học Luật và các chuyên gia đang công tác tại các cơ quan tố tụng, như: Nguyễn Hữu Chí (2012), “Tự do công đoàn và đình công dưới góc

độ quyền kinh tế - xã hội của người lao động”, Tạp chí Luật học (số 6/2012); Đỗ Ngân Bình (2007), “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 6/2007); hay bài viết

“Vai trò của các chủ thể trong quan hệ lao động và giải quyết tranh chấp lao động, đình công” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng đăng trên tạp chí Tâm lý học số 2/2011; Phạm Công Bảy (2012), Thực trạng tranh chấp lao động, đình công và kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 10/2012); Hồ Quang Huy (2009), Một số suy nghĩ về bản chất và ảnh hưởng của hiện tượng đình công đối với đời sống kinh tế - xã hội, Tạp chí Dân chủ

và Pháp luật (Số 4/2009); Trần Ngọc Diễn (2016), Tăng cường vai trò công đoàn trong ngăn ngừa, giảm thiểu đình công ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội (Số

theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà

Nội; Chử Thị Xuyên (2013), Những điểm mới về tranh chấp lao động và đình công

trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà

Nội; Trần Trọng Tuấn (2006), Đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết

đình công tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật

TP.HCM; Nguyễn Thị Lành (2010), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Trang 12

của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp, Luận văn thạc

sỹ luật học, Đại học Luật TP.HCM

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức khác cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, thực hiện các công trình nghiên cứu về đình công và thủ tục giải quyết đình công Chẳng hạn đề tài của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), “Đình công ở nước ta hiện nay và các giải pháp của công đoàn” do nhóm nghiên cứu của Viện Công nhân - Công đoàn thực hiện Tuy nhiên kết quả của công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích các nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp lao động dẫn đến đình công, khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn là cầu nối hài hòa trong mối quan hệ giữa người lao động với doanh nghiệp

Tuy nhiên, hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu về pháp luật đình công và giải quyết đình công từ thực tiễn tại tỉnh Trà Vinh Mặc khác, các nghiên cứu đó tập trung nhiều vào các lý luận về đình công, chưa xuất phát từ thực tiễn đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công để xem xét và lý giải vấn đề

Luận văn này là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu riêng về tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh

kể từ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực đến nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Quy định của pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở nước ta hiện nay

- Thực tiễn đình công và giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh

Trang 13

Thực tiễn đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công tác giả chỉ nghiên cứu trong địa bàn tỉnh Trà Vinh Bởi tỉnh Trà Vinh đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển

đa dạng về ngành nghề, thu hút một số lượng lớn người lao động Đặc biệt trong những năm gần đây, là địa phương xảy ra nhiều cuộc đình công phức tạp nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Từ tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh, luận văn nhằm chỉ ra được các nội dung hạn chế của pháp luật về đình công, giải quyết đình công và cơ chế áp dụng pháp luật giải quyết đình công ở nước

ta Trên cơ sở đó nêu lên những kiến nghị nhằm khắc phục những bất cập, thiếu sót, hạn chế của pháp luật hiện hành về đình công và giải quyết đình công Qua đó góp phần nâng cao tính khả thi của pháp luật đình công và giải quyết đình công, bảo đảm thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Một là, chỉ ra được cơ sở lý luận của quyền đình công đồng thời phân tích các quy định pháp luật hiện hành về đình công và giải quyết đình công

Hai là, phân tích, đánh giá tình hình đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua

Ba là, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở nước ta

5 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời, dựa trên quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước

về đình công và giải quyết đình công

Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài cơ bản là các phương pháp truyền thống như phân tích, so sánh, thống kê …

Trang 14

Sử dụng phương pháp so sánh nhằm đưa ra một số nội dung mới trong quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 so với các văn bản trước đây về đình công, so sánh số liệu về số vụ đình công từng năm xảy ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; sử dụng phương pháp thống kê để cập nhật chính xác số vụ đình công thực tế đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Trà Vinh so với mặt bằng chung của cả nước; sử dụng phương pháp phân tích để tìm ra nguyên nhân xảy ra đình công trên địa bàn tỉnh Trà Vinh…

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đóng góp về mặt lý luận cho pháp luật lao động liên quan đến đình công, đóng góp một số giải pháp giải quyết đình công trên thực tế địa bàn tỉnh Trà Vinh Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý

có liên quan đến đình công và giải quyết đình công; tuyên truyền pháp luật đối với người sử dụng lao động, người lao động và có thể làm tài liệu tham khảo để đóng góp các dự thảo văn bản pháp luật có liên quan đến đình công

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương:

- Chương 1 Những vấn đề lý luận chung về đình công và pháp luật đình công

- Chương 2 Thực trạng áp dụng pháp luật đình công tại tỉnh Trà Vinh và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đình công

Trang 15

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG

VÀ PHÁP LUẬT ĐÌNH CÔNG

1.1 Khái quát chung về đình công

1.1.1 Khái niệm đình công

Đình công không phải là khái niệm mới, mà có từ khá sớm Vào thời Ai Cập

cổ đại, những người công nhân làm việc ở nghĩa trang hoàng gia tại Deir el - Medina

đã tổ chức cuộc bãi công vào ngày 14 - 11 - 1152 Sự kiện này đã được các sử gia ghi chép lại và lưu trữ tại Turin, Italia Đây được xem là cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử loài người Mexico được xem là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận quyền đình công trong hiến pháp vào năm 1917 [22]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1995, “Đình công là một dạng bãi công ở quy mô nhỏ trong một hay nhiều xí nghiệp, cơ quan; thường không kèm theo những

yêu sách về chính trị” hay “Đình công được hiểu là đấu tranh có tổ chức bằng cách cùng nhau nghỉ việc trong các xí nghiệp, công sở” (Từ điển Tiếng Việt 1994)

Dưới góc độ kinh tế - xã hội, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thực hiện bởi tập thể NLĐ nhằm gây sức ép để đạt được những yêu sách gắn với lợi ích kinh

tế hoặc lợi ích nghề nghiệp Đình công được coi là “vũ khí” mà tập thể NLĐ sử dụng trong cuộc đấu tranh kinh tế, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại kinh tế với NSDLĐ, nhằm mục đích giải quyết những bất đồng về quyền và lợi ích theo hướng có lợi cho tập thể NLĐ Đình công để lại hậu quả và thiệt hại kinh tế cho DN, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân và tập thể NLĐ ở một mức độ nhất định

Dưới góc độ pháp lý, đình công là quyền của NLĐ được pháp luật thừa nhận Quyền đình công là quyền ngừng việc tạm thời của NLĐ nhằm buộc NSDLĐ hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn những yêu sách về quyền và lợi ích chính đáng của mình Tuy nhiên, quyền đình công của NLĐ chỉ giới hạn trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép và phải tuân theo những trình tự và thủ tục nhất định theo quy định của

Trang 16

pháp luật Quyền đình công của NLĐ được ghi nhận trong văn bản pháp luật của quốc gia và một số văn bản pháp luật lao động quốc tế

Trong Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên Hợp Quốc năm 1966 tại điểm d khoản 1 Điều 8 có nêu rõ: “Các quốc gia tham gia công ước này cam kết bảo đảm quyền đình công của NLĐ miễn quyền này được thực hiện

phù hợp với pháp luật của mỗi nước” Theo tổ chức lao động quốc tế ILO:

Quyền đình công là một trong những biện pháp thiết yếu mà NLĐ và tổ chức của họ có thể sử dụng để bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình Việc sử dụng quyền đình công không chỉ nhằm đạt được điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thể mang tính chất nghề nghiệp

mà nhằm tìm ra những giải pháp cho những vấn đề chính sách kinh tế - xã hội và mọi vấn đề lao động mà NLĐ trực tiếp quan tâm [44]

Pháp luật Việt Nam từ rất sớm đã có những quy định về quyền đình công Điều

174 Sắc lệnh số 29/SL của Chủ tịch Chính phủ ngày 12 - 3 - 1947 quy định “Công nhân có quyền tự do kết hợp và bãi công” Như vậy, quyền đình công của NLĐ đã được ghi nhận nhưng chưa đề cập đến cơ chế thực hiện quyền Đến khi BLLĐ năm

1994 ra đời, trình tự thủ tục tiến hành đình công mới bước đầu được quy định cụ thể Tuy nhiên, phải đến khi sửa đổi, bổ sung BLLĐ năm 2006 khái niệm đình công mới được quy định chính thức tại Điều 172 Theo đó, “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể” nhưng định nghĩa này cũng gây nhiều nghi ngại bởi về bản chất đình công không phải là biện pháp để giải quyết tranh chấp lao động, mà chỉ là biện pháp được thực hiện nhằm giải quyết tranh chấp lao động theo hướng có lợi cho NLĐ Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, BLLĐ năm 2012 đã nêu ra khái niệm “Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động Việc đình công chỉ được tiến hành đối

với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích” [36, Điều 209] Như vậy, đình công là một loại quyền cho phép NLĐ được tự do lựa chọn cách xử sự trong khuôn khổ pháp luật nhưng việc thực hiện quyền này phải thông qua hành vi mang tính tập thể là sự

tự nguyện ngừng việc của những NLĐ [29]

Trang 17

Từ những phân tích trên có thể hiểu: Đình công là sự ngừng việc tạm thời của tập thể NLĐ, nhằm gây áp lực buộc NSDLĐ hoặc các chủ thể khác phải thỏa mãn những yêu sách về quyền và lợi ích của tập thể NLĐ

1.1.2 Những dấu hiệu cơ bản của đình công

Từ khái niệm đình công ở trên có thể tìm ra các dấu hiệu cơ bản của đình công,

để phân biệt đình công với các hình thức khác như lãn công, biểu tình…

- Đình công là phản ứng thể hiện bằng sự ngừng việc hoàn toàn của NLĐ

Đình công biểu hiện trước hết là sự ngừng việc của NLĐ Sự ngừng việc này

có nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau nhưng ở các nước, quyền đình công thường được biểu hiện là sự ngừng việc triệt để, tức là ngừng việc hoàn toàn của bản thân NLĐ khi lẽ ra họ phải thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể, theo quy chế của nơi làm việc mà không được sự đồng ý của NSDLĐ Vì vậy, tất cả những sự ngừng việc không triệt để như nghỉ việc lẻ tẻ, làm việc cầm chừng, lơ là, chây ì (lãn công) nhằm đối với NSDLĐ không được xác định là đình công Việc lãn công không được thừa nhận và bị coi là hành vi vi phạm kỷ luật lao động, bị NSDLĐ

xử lý theo quy định của kỷ luật lao động

Tuy nhiên cũng cần phân biệt đình công với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Đình công là việc NLĐ tạm thời không thực hiện nghĩa vụ lao động với mục đích tạo sức ép để NSDLĐ đáp ứng yêu sách của mình Nếu yêu sách được đáp ứng họ sẽ ngay lập tức trở về làm việc ngay

Như vậy, sự phản ứng của NLĐ thông qua sự ngừng việc hoàn toàn là dấu hiệu cơ bản để nhận diện đình công Tuy nhiên, phản ứng này là mang tính hợp pháp được pháp luật cho phép như tác giả đã trình bày ở mục phần đầu của luận văn

- Đình công phải là do NLĐ tự nguyện

Đình công là quyền của NLĐ, tuy nhiên việc đình công phải bảo đảm theo trình tự thủ tục và những quy định của pháp luật, trên tinh thần tự nguyện Pháp luật nghiêm cấm:

Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc Dùng

Trang 18

bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác [36, Điều 219]

Dấu hiệu này có nghĩa là tập thể lao động tiến hành đình công phải xuất phát

từ tự giác, tự nguyện của mỗi NLĐ Khi nào họ thấy cần lên tiếng để bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình thì họ sẽ thể hiện ý chí đó qua hành động

cụ thể Mọi sự cưỡng ép, lừa dối NLĐ tham gia đình công đều bị coi là những hành

vi bất hợp pháp Tùy theo mức độ vi phạm, người có hành vi ép buộc người khác đình công phải bồi thường thiệt hại, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

- Đình công là hiện tượng mang tính tập thể và do tập thể NLĐ tiến hành

Sự ngừng việc đình công phải do nhiều NLĐ tiến hành, đây chính là sự phản ứng tập thể của NLĐ Sự tham gia của tập thể NLĐ vừa là một trong những biểu hiện bên ngoài của đình công, vừa là dấu hiệu không thể thiếu của đình công Tính tập thể

ở đây thể hiện thông qua hành vi ngừng việc của nhiều người với cùng một động cơ, mục đích giống nhau, cùng nhau phối hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả trong quá trình đình công [15] nhằm mục đích gây sức ép đối với NSDLĐ Như vậy, tính tập thể của một cuộc đình công phải đồng thời thể hiện ở hai dấu hiệu là có sự tham gia của nhiều NLĐ và giữa họ có sự liên kết mật thiết, cùng ngừng việc vì mục tiêu chung, phản ánh được ý chí, nguyện vọng chung của tất cả hoặc của đa số NLĐ trong đơn vị đó

- Đình công luôn có tính tổ chức, thường do tổ chức Công đoàn lãnh đạo

Sự ngừng việc này phải có sự phối hợp về mặt ý chí và tổ chức của những NLĐ Nghĩa là sự ngừng việc này phải có sự chỉ đạo, tổ chức và lãnh đạo, điều hành chung của một cá nhân, một nhóm người hay sự phối hợp của cả tập thể NLĐ đó

Trang 19

Như vậy, từ khi khởi xướng, phát động đình công cho đến việc thực hiện các trình tự thủ tục khác hay trong quá trình giải quyết đình công đều phải có sự phối hợp của cả tập thể lao động trong ý chí và hành động

Pháp luật lao động nước ta chỉ thừa nhận đình công là hợp pháp khi do BCH Công đoàn cơ sở quyết định và lãnh đạo Công đoàn là tổ chức duy nhất có quyền quyết định và lãnh đạo các cuộc đình công Cụ thể “Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ

sở thì đình công phải do BCH Công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo Ở nơi chưa có

tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức Công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ” [36, Điều 210]

Như vậy, sự ngừng việc của NLĐ, thậm chí của quá nửa số NLĐ mà không có

tổ chức, quyết định của Công đoàn thì vẫn không được pháp luật công nhận là đình công hợp pháp Dấu hiệu này thể hiện vai trò của Công đoàn trong quan hệ giữa NLĐ

và NSDLĐ

- Đình công bao giờ cũng gắn liền với những yêu sách

NLĐ khi chọn giải pháp đình công gây sức ép cho NSDLĐ là tại vì họ có những đòi hỏi muốn được đáp ứng Những yêu sách này có thể xuất phát từ những nhu cầu chính đáng, cũng có thể xuất phát từ những nguyện vọng khác Đó có thể chỉ

là những yêu cầu buộc NSDLĐ phải thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết với NLĐ trước đó trong hợp đồng lao động hoặc trong thỏa ước lao động tập thể Nhưng đó cũng có thể là những yêu sách đưa ra mà cả hai chưa có thỏa thuận với nhau trước đó

và trong tình hình mới việc không đáp ứng những nhu cầu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống NLĐ

Chủ thể bị gây sức ép phải đáp ứng các yêu sách thông thường là NSDLĐ hoặc giới sử dụng lao động trực tiếp tham gia quan hệ với NLĐ tiến hành đình công Song chủ thể đó cũng có thể là NSDLĐ ở một DN khác (trong các cuộc đình công ủng hộ

- Đình công ủng hộ là cuộc đình công của những người công nhân không có yêu sách với NSDLĐ của họ nhưng đã nghỉ việc để hỗ trợ tinh thần của những công nhân đang đình công ở xí nghiệp khác hay ngành khác), thậm chí có thể là Nhà nước Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải quốc gia nào cũng thừa nhận các cuộc đình công của NLĐ

Trang 20

nhằm gây sức ép tới tất cả các chủ thể trên đều được chấp nhận Xuất phát từ quan điểm của từng quốc gia, khả năng quản lý xã hội của quốc gia đó mà không phải quốc gia nào cũng thừa nhận đình công ủng hộ hay đình công gây sức ép đối với Nhà Nước

1.1.3 Phân loại đình công

Việc phân loại đình công là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đình công có thể diễn ra với nhiều loại hình khác nhau với những tính chất rất khác nhau, đòi hỏi có những quy định và biện pháp xử lý rất khác nhau Đồng thời việc phân loại giúp cho quá trình giải quyết đình công nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế những ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống NLĐ và đối với nền kinh tế xã hội nói chung

Dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau, ta sẽ có cách phân loại đình công khác nhau

- Căn cứ vào tính hợp pháp

Căn cứ vào tính hợp pháp có đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp Đình công hợp pháp là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật Đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công thiếu một trong số các điều kiện luật định Như vậy, tính hợp pháp của đình công chỉ được xét chủ yếu dưới góc độ thủ tục tiến hành đình công mà không xét về nội dung của các yêu sách trong đình công

Ngoài hai cách phân loại trên như ở nước ta, ở các nước còn một số cách phân loại như sau: Căn cứ vào tính chất có đình công vì mục đích chính trị (đình công

Trang 21

chính trị), đình công vì mục đích kinh tế (đình công kinh tế) đình công vì mục đích

xã hội Căn cứ vào động lực có đình công vì mục đích trực tiếp, được cảnh cáo (đình công gây uy thế) đình công hưởng ứng (đình công đoàn kết, đình công tỏ cảm tình) Căn cứ vào cách thức tiến hành có đình công đơn nhất, đình công quay vòng (đình công luân phiên), đình công từng đợt, đình công chớp nhoáng, đình công có tính chất lãn công, đình công ngồi, đình công đứng, đình công đi ra, đi vào, đình công tuần hành, đình công tại nhà, đình công tập trung tại DN, cơ quan tổ chức… Căn cứ vào tính tổ chức có đình công tự phát (đình công hoang dã), đình công có tổ chức

Tuy nhiên, đình công cũng có tác động tiêu cực đối với NLĐ Đó là sự giảm sút về mặt thu nhập Vì khi NLĐ tham gia đình công thì họ sẽ không được trả lương Đối với những NLĐ không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc, họ vẫn được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng [5, Điều 218] Ngoài tiền lương giảm sút, họ có thể bị giảm luôn cả tiền tăng ca, phụ cấp hoặc mất tiền thưởng lễ, tết do NSDLĐ bị thiệt hại về kinh tế Không những thế, việc tham gia đình công có thể dẫn đến nguy cơ NLĐ mất việc làm Mặc

dù BLLĐ có quy định cấm NSDLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc có hành vi trù dập, trả thù đối với NLĐ tham gia đình công Dù vậy, NSDLĐ hoàn toàn có quyền

Trang 22

không tái ký hợp đồng lao động với những người đã tham gia đình công khi hợp đồng lao động đã hết hạn

- Đối với NSDLĐ

Đình công gây thiệt hại về kinh tế lẫn uy tín của DN Vì khi tập thể NLĐ ngừng việc sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bị đình trệ, thậm chí phải tạm ngừng Việc này làm giảm năng suất lao động, gây ảnh hưởng về lợi nhuận của DN Ngoài ra sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN do bị đình công có thể phát sinh thêm những việc như vi phạm hợp đồng với đối tác do không có hàng hóa

để cung cấp, không thực hiện đúng dịch vụ trong thời hạn làm giảm sút uy tín với khách hàng Không những thế, việc đình công xảy ra còn làm giảm khả năng tìm kiếm khách hàng, đối tác mới Vì họ e ngại tình trạng đình công có thể tái diễn, sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng và những liên lụy kèm theo

Thêm vào đó, khi xảy ra đình công, NSDLĐ phải tốn rất nhiều chi phí sửa chữa, khắc phục, chi phí dọn dẹp để hoạt động trở lại bình thường, vì NLĐ thường

có hành vi kích động, đập phá máy móc, nhà xưởng Mặc dù pháp luật quy định NLĐ gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định tại Điều 36 Nghị định số

thi hành một số nội dung của BLLĐ nhưng thực tế số tiền mà NSDLĐ được bồi thường là rất nhỏ so với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, chưa kể đến việc yêu cầu NLĐ không có khả năng tài chính bồi thường là việc rất khó khăn

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, đình công cũng có tác động tích cực đến NSDLĐ Vì sau cuộc đình công, NSDLĐ sẽ rút ra được những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành như thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đã ký kết, quan tâm hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ Từ đó, NSDLĐ có thể hạn chế được những nguyên nhân dẫn đến đình công, văn hóa DN ngày càng tăng cao

- Đối với Nhà nước

Đình công có thể làm xấu đi hình ảnh môi trường đầu tư trong nước Vì sẽ không

có nhà đầu tư nước ngoài nào dám mạnh dạn đầu tư vào một đất nước mà ở đó NLĐ

Trang 23

thường có hành vi chống đối lại NSDLĐ dù cho nguồn nhân công có dồi dào và giá rẻ Mặc khác, đình công sẽ làm rối loạn trật tự kinh tế Vì mỗi DN là một mắc xích trong nền kinh tế nên sự đình trệ sản xuất của một DN có thể kéo theo sự ảnh hưởng dây chuyền đến các DN khác và người tiêu dùng Hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nếu đình công xảy ra ở những DN cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của con người Ngoài ra, việc NLĐ đình công không hợp pháp phần nào chứng tỏ rằng pháp luật không có tính thực tiễn, không đi vào cuộc sống Thêm vào đó, đa số những cuộc đình công bất hợp pháp đều giành được kết quả khiến cho những NLĐ ở các DN khác thấy rằng thay vì kéo dài thời gian trong việc thực hiện đầy đủ thủ tục mà pháp luật đã quy đinh, họ vẫn có thể giành được thắng lợi một cách nhanh chóng khi đình công bất hợp pháp, dẫn đến trật tự, an ninh dễ bị rối loạn Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của đình công trong việc giúp cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng phát hiện sự vi phạm pháp luật của NSDLĐ để kịp thời xử lý, giúp cơ quan lập pháp thấy được những bất cập của pháp luật để kịp thời bổ sung, hoàn thiện pháp luật lao động

Tóm lại, đình công có tác động tích cực và tiêu cực đối với NLĐ, NSDLĐ đối với kinh tế xã hội và chính trị quốc gia nhưng rõ ràng những tác động của đình công thể hiện tính tiêu cực nhiều hơn Vì vậy, pháp luật bên cạnh việc đảm bảo quyền đình công của NLĐ, cần phải có những quy định hợp lý để xử lý, hạn chế những ảnh hưởng xấu của đình công

1.1.5 Các tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của cuộc đình công

Pháp luật Việt Nam không quy định như thế nào là một cuộc đình công hợp pháp Tuy nhiên qua những quy định về trường hợp đình công bất hợp pháp như:

Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; tổ chức cho những NLĐ không cùng làm việc cho một NSDLĐ đình công; khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết; tiến hành tại DN không được đình công; khi đã

có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công [36, Điều 215]

Tác giả nhận thấy một cuộc đình công hợp pháp phải đảm bảo được các tiêu chí sau:

Trang 24

Thứ nhất, cuộc đình công phải phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi

ích Tức là tranh chấp về việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động đã được đăng ký với

cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở DN trong quá trình thương lượng tập thể lao động với NSDLĐ

Thứ hai, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đã được cơ quan nhà nước có

thẩm quyền giải quyết rồi nhưng tập thể lao động không đồng ý với phương án mà các cơ quan thẩm quyền đưa ra trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc trong thời gian quy định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không tiến hành giải quyết tranh chấp thì tập thể NLĐ có quyền tổ chức đình công

Thứ ba, cuộc đình công phải được BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn

lâm thời lãnh đạo theo quy định tại Điều 210 BLLĐ năm 2012 về tổ chức và lãnh đạo đình công Cụ thể: Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do BCH Công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do

tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của NLĐ [36, Điều 210]

Thứ tư, BCH Công đoàn cơ sở hoặc đại diện NLĐ phải tổ chức lấy ý kiến về

cuộc đình công theo quy định

Đối với tập thể lao động có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của thành viên BCH Công đoàn cơ sở và tổ trưởng các tổ sản xuất Nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng các tổ sản xuất hoặc của NLĐ Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký [36, Điều 212]

“Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của BCH Công đoàn đưa ra thì BCH Công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản” [36, Điều 213] Tuy nhiên, việc lấy ý kiến phải bảo đảm tự nguyện, mọi trường hợp ép buộc đều bị coi là vi phạm pháp luật

Thứ năm, cuộc đình công phải do NLĐ trong cùng một DN tiến hành Đối với

đình công được tiến hành bởi NLĐ ở các DN khác nhau thì đây được coi là cuộc đình công bất hợp pháp

Trang 25

Thứ sáu, DN nơi NLĐ đình công không thuộc danh mục không được đình

công Theo đó không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm:

Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas; bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải; cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước; cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương; trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng [6, Điều 2]

Tuy nhiên, theo tác giả trong các lĩnh vực nói trên thì lĩnh vực y tế lại không nằm trong danh mục các trường hợp không được đình công là sự thiếu sót Bởi nếu xảy ra việc gián đoạn, đình trệ hoạt động ở nơi này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tính mạng con người

Thứ bảy, cuộc đình công không bị hoãn hoặc ngừng đình công theo quyết

định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Chẳng hạn, “Khi xét thấy cuộc đình công

có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công” [36, Điều 221]

1.1.6 Những hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc cuộc đình công

Pháp luật quy định các hành vi bị cấm thực hiện trước, trong và sau khi kết thúc cuộc đình công bao gồm:

Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của NSDLĐ Xâm phạm trật

tự, an toàn công cộng Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ, người lãnh đạo đình công hoặc điều động NLĐ, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý

do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công Trù dập, trả thù NLĐ tham gia đình công, người lãnh đạo đình công [36, Điều 219]

Trang 26

Theo quy định tại Điều 233 BLLĐ năm 2012, thì người nào có hành vi vi phạm thì “Tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” Mặt khác, Chính phủ cũng có quy định việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trước, trong và sau khi cuộc đình công Điều 23 Nghị định 95/2013/NĐ-

CP ngày 22 - 8 - 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt đối với mỗi NLĐ

có hành vi vi phạm là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng Còn đối với NSDLĐ có hành vi vi phạm các điều cấm đã nêu trên thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự nước ta cũng có các quy định liên quan để xử lý các hành vi vi phạm này như: Tội hủy họai hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; tội gây rối trật tự công cộng

Với những quy định cụ thể, rõ ràng về những hành vi bị cấm thực hiện trước khi đình công, trong khi đình công và sau khi kết thúc cuộc đình công, pháp luật hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình áp dụng pháp luật Những biện pháp xử lý cần thiết được áp dụng không chỉ trừng trị người có hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả, mà còn có tính chất răn đe, giáo dục, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật

1.2 Pháp luật về giải quyết đình công

Pháp luật về giải quyết đình công ở nước ta hiện nay chủ yếu được quy định trong BLLĐ (Chương XIV của BLLĐ năm 2012) và BLTTDS (từ Điều 403 đến Điều

413 tại Chương XXXI của BLTTDS 2015) Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành nhiều nghị định để quy định về vấn đề này

1.2.1 Phương thức giải quyết đình công

Trong từng trường hợp cụ thể, đình công có thể được giải quyết bằng những phương thức sau:

- Giải quyết đình công thông qua thương lượng

Thương lượng được biết đến là hình thức giải quyết tranh chấp tự nguyện giữa các bên mà không có sự tham gia của bên thứ ba Trong việc giải quyết đình công,

Trang 27

phương thức thương lượng được xem là cơ chế tự giải quyết, các bên tự đưa ra đề xuất và quyết định giải pháp cho các vấn đề mà không có sự trợ giúp của bên thứ ba

Về ưu điểm, giải quyết đình công bằng phương thức thương lượng có thể giữ được

uy tín cho các bên, mang tính linh hoạt, mềm dẻo, ít đưa đến nguy cơ làm đổ vỡ quan

hệ lao động Mặt khác, phương thức này đề cao tối đa quyền tự do định đoạt của các bên Các bên có quyền tự do ý chí trong việc quyết định có tham gia thương lượng hay không, có quyền đưa ra quan điểm, đề xuất các khả năng giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng nhằm đi đến giải pháp thống nhất để giải quyết đình công Do đó, khả năng các bên tự giác thực hiện các thỏa thuận là rất lớn nếu thương lượng đạt kết quả Tuy vậy, phương thức thương lượng phụ thuộc vào sự tự giác của các bên, đòi hỏi các bên phải có thiện chí và sự nhượng bộ cần thiết mới có thể đi đến kết quả trong việc giải quyết đình công Ngược lại, nếu các bên không có thiện chí trong quá trình thương lượng, không mong muốn tham gia thương lượng, không tự giác chấp hành thỏa thuận, bảo vệ quan điểm của mình một cách cứng nhắc, bảo thủ thì quá trình thương lượng dễ dẫn đến bế tắc “Vì hoạt động thương lượng cũng là việc chia phần

“một chiếc bánh lợi ích”, nên không phải khi nào các bên cũng dễ dàng thống nhất được với nhau về mọi vấn đề; cũng sẵn sàng nhượng bộ để cuộc thương lượng thành công nhanh chóng” [28, tr.58] Trong giải quyết đình công, thương lượng không đặt

ra vấn đề xét tính hợp pháp của cuộc đình công mà chỉ nhằm giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công Thông qua việc dàn xếp những mâu thuẫn giữa các bên, mục đích cuối cùng của thương lượng trong đình công là tiến tới việc chấm dứt đình công, NLĐ quay trở lại công việc, tiếp tục thực hiện quan hệ lao động giữa hai bên Ngoài việc dàn xếp những yêu sách của NLĐ để họ chấm dứt việc ngừng việc, các bên còn

có thể thương lượng với nhau để giải quyết các vấn đề về quyền lợi trong thời gian đình công hay vấn đề bồi thường thiệt hại do đình công gây ra

- Giải quyết đình công thông qua hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba độc lập do hai bên cùng chấp nhận hay chỉ định giữ vai trò trung gian để hỗ trợ cho các bên tìm kiếm giải pháp thích hợp, giúp chấm dứt những mâu thuẫn, xung

Trang 28

đột đang tồn tại giữa các bên Trong giải quyết đình công, hòa giải “thực chất là giải quyết nội dung của cuộc đình công trên cơ sở ý chí tự nguyện của các bên

và sự giúp đỡ của người thứ ba trung lập không có quyền quyết định” [3, tr.3-4]

Hòa giải hướng đến việc chấm dứt tình trạng ngừng việc của NLĐ thông qua việc dàn xếp nguyên nhân dẫn đến đình công bằng cách tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề đang mâu thuẫn Không những vậy, hòa giải cũng có thể giải quyết những vấn đề như quyền lợi và trách nhiệm các bên trong quá trình đình công Trong quá trình hòa giải, người trung gian với cái nhìn khách quan hơn về những mâu thuẫn, bất đồng sẽ phân tích cho các bên nhìn nhận rõ hơn về những lợi ích chung của các bên những giá tri ̣các bên có thể đạt được cũng như các vấn đề pháp lý liên quan Bên cạnh đó, vai trò của người trung gian cũng được thể hiện qua việc đưa ra các ý kiến, gợi ý các giải pháp để các bên tham khảo, cân nhắc nhưng không có quyền quyết định việc giải quyết nội dung của cuộc đình công Như vậy, với phương thức hòa giải, mặc dù có chủ thể trung gian nhưng các bên vẫn đảm bảo quyền tự định đoạt của mình trong giải quyết đình công Về ưu điểm, cũng như thương lượng, thủ tục hòa giải tương đối đơn giản, thuận tiện, bảo đảm bí mật và uy tín cho các bên nhưng sử dụng phương thức hòa giải trong giải quyết đình công, các bên có thể tận dụng được sự giúp đỡ từ bên ngoài, vẫn giữ được thế chủ động và có nhiều cơ hội hơn trong việc duy trì mối quan hệ giữa các bên Bên cạnh đó, cũng như thương lượng, điểm hạn chế của phương thức giải quyết đình công bằng hòa giải là các thỏa thuận đạt được trong hòa giải không có tính ràng buộc pháp lý, phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác của các bên

- Giải quyết đình công thông qua Tòa án

Với những yếu tố đặc thù: Được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ, thực hiện bởi thẩm phán - những người có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật lao động và đặc biệt là phán quyết được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước cho thấy việc giải quyết đình công thông qua Tòa

án có những ưu việt nhất định so với các phương thức khác Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng: “Vẫn không thể thiếu vai trò của Tòa án trong việc giải quyết đình

Trang 29

công” [17, tr.21] Đây là phương thức giải quyết đình công được chính thức quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia như: Nga, Philippin, Pháp… Về mặt bản chất, khác với việc giải quyết tranh chấp lao động thông thường, giải quyết đình công tại Tòa án không giải quyết nguyên nhân của cuộc đình công Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Tòa án xem xét và ra phán quyết về tính hợp pháp của cuộc đình công Về vấn đề này, TS Lưu Bình Nhưỡng cho rằng: “Nó không phải là giải quyết một vấn đề tranh chấp hay một vụ kiện thông thường mà là xác định đình công, một hành động công nghiệp (industrial action), cách thức gây sức ép của NLĐ có phù hợp với pháp luật không” [29, tr.63] Bên cạnh đó, giải quyết đình công thông qua Tòa án cũng có những hạn chế nhất đinh: Thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài, có thể ảnh hưởng đến uy tín của DN, gây căng thẳng trong quan hệ lao động sau khi giải quyết đình công Đây cũng là một trong những lý do khiến cho các bên không mong muốn giải quyết đình công tại Tòa án

1.2.2 Thẩm quyền, thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công

- Thẩm quyền giải quyết đình công

Vấn đề cơ bản khi giải quyết đình công là xét tính hợp pháp của cuộc đình công Do vậy, khi đình công diễn ra, mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất là nhằm xác định tính hợp pháp và bất hợp pháp của cuộc đình công, để từ đó làm cơ sở giải quyết quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình đình công Việc xem xét, kết luận tính hợp pháp và bất hợp pháp của đình công có thể được tiến hành trong khi đình công và sau khi đình công kết thúc

Với chức năng xét xử, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công Cụ thể thẩm quyền thuộc về “Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công” Việc giao giải quyết đình công cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh là phù hợp với trình độ, kinh nghiệm thực tiễn xét xử của thẩm phán do tính chất phức tạp của đình công Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công

Trang 30

trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ Trong quá trình giải quyết, Tòa án xét

xử độc lập, quyết định theo đa số và chỉ tuân theo pháp luật, không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức, cơ quan nào Quyết định của Tòa án có hiệu

lực bắt buộc đối với mỗi bên

- Về thủ tục nộp đơn, thụ lý đơn yêu giải quyết đình công

Về quyền yêu cầu giải quyết đình công, theo quy định tại Điều 403 BLTTDS năm 2015 thì NSDLĐ, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét cuộc đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp

Như vậy, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cuộc đình công trước hết thuộc về BCH Công đoàn cơ sở và NSDLĐ là những chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ tranh chấp Với tư cách là đại diện cho tập thể lao động và có vai trò lãnh đạo đình công, BCH Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu Tòa án kết luận đình công hợp pháp trước, trong và sau khi đã ngừng đình công NSDLĐ với tư cách là chủ sở hữu DN, quản lý, điều hành tập thể lao động nơi tập thể lao động tiến hành đình công có quyền yêu cầu Tòa án kết luận tính bất hợp pháp của cuộc đình công

Về nội dung yêu cầu: Để đảm bảo cho việc yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công, pháp luật quy định:

Người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi Tòa án Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công; tên, địa chỉ của NSDLĐ nơi tập thể lao động đình công Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công [40, Điều 403]

Bên cạnh đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Trang 31

Về việc thụ lý đơn, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đình công phải xem xét đơn cùng các giấy tờ tài liệu kèm theo Nếu thấy việc giải quyết đình công thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án vào sổ thụ lý đơn, ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

và thông báo ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, NSDLĐ, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan biết

1.2.3 Xét tính hợp pháp của cuộc đình công và quyền lợi của NLĐ khi giải quyết đình công

- Xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Trước khi mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công thì Tòa án phải tổ chức hội nghị hòa giải Đây là một thủ tục cần thiết phải có trước khi mở phiên Tòa xét tính hợp pháp của cuộc đình công Nó cần thiết bởi vì bản chất của quan hệ lao động là tự do thương lượng và thỏa thuận, căn cứ vào các quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng thực tế của mỗi bên Do vậy khi có bất đồng, tranh chấp và đình công xảy ra, cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của mỗi bên Yếu tố thương lượng, thỏa thuận giữa các bên được đặt lên hàng đầu, cưỡng chế chỉ là biện pháp cuối cùng khi không đạt tới sự thương lượng Đây là nguyên tắc quan trọng có tính chất đặc biệt của việc giải quyết tranh chấp lao động và đình công

Như vậy, phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công là giai đoạn cuối của quá trình giải quyết cuộc đình công Tòa án chỉ mở phiên họp xét xử tính hợp pháp của cuộc đình công khi hội nghị hòa giải không đạt kết quả, việc thương lượng, thỏa thuận giữa NSDLĐ và BCH Công đoàn cơ sở không thành “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công” [40, Điều 410]

Theo quy định thì “Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét tính hợp pháp của cuộc đình công bằng Hội đồng gồm ba Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công bằng Hội

Trang 32

đồng gồm ba Thẩm phán” [40, Điều 406] Quyết định của Tòa án về việc giải quyết cuộc đình công có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến quyền

và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Vì vậy, đòi hỏi các phán quyết của Tòa

án phải hoàn toàn chính xác và đúng pháp luật Để đạt được điều đó, Hội đồng xét tính hợp pháp cuộc đình công phải bao gồm các thẩm phán chuyên trách về lao động,

có nhiều kinh nghiệm trong công tác xét xử

Bên cạnh đó, pháp luật quy định những người sau đây phải tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công:

Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do một Thẩm phán làm chủ tọa; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án [40, Điều 407]

Tại phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công được pháp luật quy định chặt chẽ theo một trình tự nhất định:

Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và đại diện của NSDLĐ trình bày ý kiến của mình Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công Ngay sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự Thẩm phán chỉ có vai trò giải thích, nêu căn cứ pháp luật Còn trong phiên họp thì vai trò của Hội đồng xét xử là chủ yếu Sau khi nghe và tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân tham gia phiên họp Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số [40, Điều 411]

Trang 33

Tuy nhiên, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa phải là quyết định cuối cùng về tính hợp pháp của cuộc đình công, nếu không đồng ý với quyết định đó thì tập thể lao động, NSDLĐ có quyền kháng cáo; Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định đó Về trình tự, thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công được quy định:

Ngay sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án nhân dân cấp cao phải

có văn bản yêu cầu Tòa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển

hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể

từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp cao để xem xét, giải quyết; trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định thành lập Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc nghiên cứu hồ sơ Trong thời hạn

05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp cao nhận được hồ sơ vụ việc, Hội đồng phúc thẩm phải tiến hành xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công Quyết định của Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công của Tòa án nhân dân cấp cao là quyết định cuối cùng [40, Điều 413]

Quyết định của Tòa án trong phiên họp xét tính hợp pháp cuộc đình công có ý nghĩa quyết định với các bên đương sự Khi xem xét kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án có quyền ra các quyết định cuộc đình công là hợp pháp hay cuộc đình công bất hợp pháp Khi Tòa án ra quyết định công nhận cuộc đình công hợp pháp khi nó đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về phạm vi đình công, trình

tự thủ tục tiến hành đình công, về danh mục các DN được đình công, về thực hiện các quy định của pháp luật Khi cuộc đình công được kết luận là hợp pháp thì tiền lương và các quyền lợi khác của NLĐ tham gia đình công được giải quyết theo quy định của pháp luật lao động

Trang 34

- Quyền lợi của NLĐ khi giải quyết đình công

Trong trường hợp phải ngừng việc, NLĐ được trả lương như sau:

Nếu do lỗi của NSDLĐ, thì NLĐ được trả đủ tiền lương Nếu

do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định [36, Điều 98]

Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong thời gian ngừng việc (nếu do lỗi của NSDLĐ, thì NLĐ được trả đủ tiền lương) là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi NLĐ phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại khoản 1, Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 -

01 - 2015 của Chính phủ

Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công rất quan trọng đòi hỏi các bên phải chấp hành nghiêm nếu không tùy theo mức độ mà có hình thức xử lý Cụ thể khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà NLĐ không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tùy theo mức

độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động Nếu trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

Theo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “Phạt cảnh cáo đối với NLĐ có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” [11, Điều 23]

Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, trong năm trường hợp đình công bất hợp pháp quy định tại Điều 215, BLLĐ năm 2012 chỉ có một trường hợp bi ̣xử phạt hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo Còn lại, những người tổ chức hoặc tham gia đình công bất hợp pháp chỉ bị xử lý khi rơi vào trường hợp tại khoản 1, Điều

233 Như vậy, pháp luật hiện hành quy định những trường hợp đình công bất hợp

Trang 35

pháp nhưng lại thiếu những chế tài mang tính răn đe, phòng ngừa Do đó, trật tự pháp luật về đình công không được tôn trọng và tuân thủ trong thực tế, cho nên cần thiết phải có những quy định sửa đổi, bổ sung hợp lý hơn trong việc xử lý đối với đình công bất hợp pháp

Trong trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho NSDLĐ thì tổ chức công đoàn lãnh đạo cuộc đình công đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ trên cơ sở văn bản yêu cầu về giá trị thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế; chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra; giá trị yêu cầu bồi thường; thời hạn bồi thường Theo đó:

Căn cứ vào nội dung văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại của NSDLĐ, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại theo quy định Trường hợp không đồng ý với giá trị thiệt hại, giá trị bồi thường, thời hạn bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của NSDLĐ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu, đại diện tổ chức công đoàn trực tiếp lãnh đạo đình công có văn bản đề nghị NSDLĐ tổ chức thương lượng các nội dung chưa đồng ý Sau khi thương lượng, nếu thống nhất thì hai bên có trách nhiệm thực hiện các nội dung đã được thỏa thuận Nếu không thống nhất thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật [12, Điều 36]

Trang 36

tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình Ngoài ra, tác giả đã làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về đình công Đồng thời, các quy định của pháp luật

về đình công theo BLLĐ năm 2012 và thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công theo BLTTDS năm 2015 đã được phân tích, tổng hợp cụ thể Từ cơ sở lý luận và những vấn đề pháp lý cơ bản về đình công và giải quyết đình công tác giả

sẽ đi vào phân tích thực trạng đình công và áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại tỉnh Trà Vinh ở chương 2

Ngày đăng: 30/08/2017, 15:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3]. Đỗ Ngân Bình (2004), “Những bất cập của pháp luật về giải quyết đình công ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị”, Tạp chí Luật học, (3), tr. 3-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bất cập của pháp luật về giải quyết đình công ở Việt Nam hiện nay và một số kiến nghị”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Đỗ Ngân Bình
Năm: 2004
[4]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Vụ Pháp chế (2010), Một số công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Vụ Pháp chế
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2010
[5]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Báo cáo tình hình đình công và giải quyết đình công năm 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình đình công và giải quyết đình công năm 2011
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2012
[15]. Vũ Dũng (1995), Tâm lý xã hội và quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, tr. 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý xã hội và quản lý
Tác giả: Vũ Dũng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1995
[16]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2016
[17]. Đào Thị Hằng (2004), “Pháp luật về đình công và giải quyết đình công nhìn từ góc độ thực tiễn”, Tạp chí Luật học, (4), tr. 18 - 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về đình công và giải quyết đình công nhìn từ góc độ thực tiễn”, "Tạp chí Luật học
Tác giả: Đào Thị Hằng
Năm: 2004
[18]. Nguyễn Phi Hải (2011), Đình công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình công ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Phi Hải
Năm: 2011
[19]. Trần Hồng Hạnh (2008), Đình công và giải quyết đình công theo pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình công và giải quyết đình công theo pháp luật lao động Việt Nam
Tác giả: Trần Hồng Hạnh
Năm: 2008
[20]. Đào Văn Hộ (2006), “Thực trạng và hướng giải quyết đình công”, Tạp chí Ngiên cứu Lập pháp, (77), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và hướng giải quyết đình công”, "Tạp chí Ngiên cứu Lập pháp
Tác giả: Đào Văn Hộ
Năm: 2006
[22]. Huang De Bei, Feng Tong Qing, Xu Shi Qin (2011), Toàn cầu hóa môi trường lao động và nghiên cứu lao động, NXB khoa học xã hội văn hiến, Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa môi trường lao động và nghiên cứu lao động
Tác giả: Huang De Bei, Feng Tong Qing, Xu Shi Qin
Nhà XB: NXB khoa học xã hội văn hiến
Năm: 2011
[24]. Nguyễn Thị Lành (2010), Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp, luận văn thạc sỹ luật học Đại học Luật TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp
Tác giả: Nguyễn Thị Lành
Năm: 2010
[28]. Hoàng Thị Minh (2011), “Sử dụng hành động công nghiệp trong thương lượng tập thể ở Thụy Điển và việc sử dụng đình công ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (204), tr. 58 - 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng hành động công nghiệp trong thương lượng tập thể ở Thụy Điển và việc sử dụng đình công ở Việt Nam”, "Tạp chí nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Hoàng Thị Minh
Năm: 2011
[29]. Lưu Bình Nhưỡng, “Tố tụng lao động ở Việt nam trong bối cảnh có Bộ Luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học (Đặc san về Bộ Luật tố tụng dân sự), tr. 62 - 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tố tụng lao động ở Việt nam trong bối cảnh có Bộ Luật tố tụng dân sự”, "Tạp chí Luật học
[30]. Hoàng Phê (1994), Từ điển Tiếng Việt 1994, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt 1994
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1994
[41]. Dương Văn Sao (2009), Đình công ở nước ta hiện nay và các giải pháp của công đoàn, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình công ở nước ta hiện nay và các giải pháp của công đoàn
Tác giả: Dương Văn Sao
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2009
[47]. Tỉnh ủy Trà Vinh (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, in tại Công ty Văn hóa Tổng hợp, Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020
Tác giả: Tỉnh ủy Trà Vinh
Năm: 2015
[48]. Lê Xuân Thành (2008), Đề tài nghiên cứu khoa học: Các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp nhằm hạn chế tranh chấp 5 lao động và đình công, Vụ Lao động - Tiềng lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề tài nghiên cứu khoa học: Các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp nhằm hạn chế tranh chấp 5 lao động và đình công
Tác giả: Lê Xuân Thành
Năm: 2008
[49]. Trần Trọng Tuấn (2006), Đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình công và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết đình công tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Trọng Tuấn
Năm: 2006
[50]. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Ban chính sách - Pháp luật (2012), Phân loại đình công theo loại hình doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân loại đình công theo loại hình doanh nghiệp
Tác giả: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Ban chính sách - Pháp luật
Năm: 2012
[51]. Vụ pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010), Tài liệu tham khảo Pháp luật lao động nước ngoài, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tham khảo Pháp luật lao động nước ngoài
Tác giả: Vụ pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w