Bài 11: AMIN (Kết hợp trình chiếu với viết bảng)

5 857 8
Bài 11: AMIN (Kết hợp trình chiếu với viết bảng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kính chào các thầy cô! Đã nhiều lần trình chiếu giáo án điện tử trước học sinh chắc các thầy cô cũng như tôi đều nhận thấy rằng: Nếu tiết dạy chỉ dừng lại ở trình chiếu thì hiệu quả lĩnh hội kiến thức của học sinh thu được là không đáng kể. Tuy nhiên nếu dùng giáo án điện tử để trình chiếu thì rõ ràng là tạo nên sức thu hút rất lớn đối với học sinh. Chỉ vì nó “lướt qua” nhanh lại không để lại “dấu vết” nên kiến thức chưa kịp lưu lại trong đầu học sinh mà thôi. Trong khi đó sự ghi nhớ kiến thức của học sinh có thể bằng nhiều kênh: nhìn, nghe, ghi chép, … Việc dạy học chỉ bằng giáo án điện tử đã vô tình hạn chế đi sự ghi nhớ kiến thức của học sinh bằng kênh ghi chép. Với kinh nghiệm của mình, tôi cũng xin mạo muội đưa ra một phương án nhằm khác phục được hạn chế trên để việc dùng giáo án điện tử sẽ đưa lại hiêu quả giảng dạy tốt hơn: + Không dùng giáo án điện tử để dạy cả tiết học, chỉ soạn giáo án điện tử để trình chiếu từng phần nhằm minh hoạ nội dung nào đó một cách sống động mà thôi (nên chú ý yếu tố động). + Khi dạy vẫn sử dụng công cụ truyền thống là phấn trắng, bảng xanh. Trên bảng phải ghi đầy đủ các mục của bài học và những nội dung ngắn gọn, cô đọng. + Phối hợp nhuần nhuyễn việc dùng trình chiếuviết bảng đan xen để tổ chức quá trình dạy học. Nên để màn chiếu ở một bên góc bảng, sử dụng điều khiển từ xa, đèn laze để hỗ trợ thì càng tốt. + Tạo cơ hội cho học sinh lên bảng trình bày ý tưởng của mình thông qua một số bài tập, giáo viên sử dụng trình chiếu để khái quát phương pháp làm hoặc để tổng kết./. Phan Thanh Nam thanhnamtranphu@yahoo.com VD: B i 11: AMIN lp 12 nõng cao Tổ chức bài học bằng Hệ thống câu hỏi Giới thiệu với các em hôm nay có các thầy, cô trong nhà trờng về dự giờ dạy thao giảng của thầy, đề nghị các em nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh. Đầu tiên thầy sẽ kiểm tra bài cũ. Các em theo dõi lên màn hình để nắm bắt nội dung câu hỏi. GV: Biễu diễn trình chiếu phần bài cũ. Em nào có thể trả lời đợc câu hỏi này? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét, cũng cố bằng trình chiếu phần trả lời. Nh vậy là chúng ta đã học xong chơng 2, hôm nay thầy sẽ giới thiệu với các em chơng tiếp theo, đó là Chơng 3: Amin - Aminoaxit - Protein. Bài 11: Amin Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu mục: I. Khái niệm, phân loại, danh pháp và đồng phân 1. Khái niệm. Các em hãy quan sát lên màn hình, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm amin. Sau khi đã xem phần trình chiếu một em hãy cho thầy biết thế nào là amin? GV: Biễu diễn trình chiếu. HS: Trả lời câu hỏi. GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận. Ta đi tiếp mục 2. Phân loại Dựa vào sách giáo khoa, em hãy cho biết có mấy cách phân loại amin? GV: Biễu diễn trình chiếu. HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận. Thế nào là bậc của amin? Phân biệt bậc amin với bậc của ancol? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận. Bây giờ chúng ta sang mục: 3. Danh pháp. Dựa vào sách giáo khoa hãy cho biết có mấy cách gọi tên amin? + Cách gọi tên amin theo gốc chức? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận. + Cách gi tên amin theo thay thế? HS: Trả lời câu hỏi GV: + Yêu cầu các học sinh khác bổ sung. + Trình chiếu, sau đó kết luận. Hãy quan sát lên màn hình và gọi tên cho thầy 1 số amin quan trọng? GV: Trình chiếu sau đó lu ý: Chúng ta cũng cần biết thêm tên thờng của một số amin. Ví dụ: C 6 H 5 NH 2 có tên là anilin; C 6 H 5 NHCH 3 có tên là N-Metyl anilin. Bây giờ chúng ta tiếp tục sang mục: 4. Đồng phân. Để tìm hiểu phần này thầy đa ra một ví dụ, một em lên bảng trình bày. Viết các đồng phân amin có công thức phân tử C 4 H 11 N? Có bao nhiêu loại đồng phân của amin, đó là những loại nào? HS: Lên bảng trả lời câu hỏi. GV: + Yêu cầu các học sinh khác bổ sung. + Trình chiếu, sau đó kết luận. Về nhà các em gọi tên các amin này cho thầy, tiết học sau thầy sẽ kiểm tra. Chúng ta chuyển sang nghiên cứu mục: II. Tính chất vật lí Dựa vào sách giáo khoa em hãy nêu ra những kết luận về tính chất vật lí của amin? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận. Các em hãy quan sát thật kĩ và cho nhận xét những mẫu vật trên tay thầy, đây là dung dịch metyl amin, đây là anilin. HS: Quan sát mẫu vật, trả lời câu hỏi GV: Đa ra những nhận xét, giải thích. Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp mục: III. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học 1. Cấu tạo phân tử Các em theo dõi lên màn hình xem thầy biễu diễn mô hình phân tử của amoniac và một số amin. GV: Biểu diễn mô hình phân tử amoniac, các amin bằng phần mềm Chem3D Ultra 8.0 Sau khi xem xong phần trình chiếu các em hãy cho biết nét tơng đồng về cấu trúc phân tử giữa amoniac và các amin? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận. Em có nhận xét gì về trạng thái giá trị số oxi hoá của nguyên tử Nitơ trong amoniac và các amin? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận. Các em rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của amin từ những điều trên? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu các học sinh khác bổ sung, sau đó kết luận. Tiết học hôm nay về phần lí thuyết chúng ta chỉ dừng lại đây, chúng ta sẽ cùng làm các bài tập trong sách giáo khoa. Phần viết bảng Chương 3: amin - amino axit - protein Bài 11 amin I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, DANH PHÁP VÀ ĐỒNG PHÂN 1. Khái niệm: Thay thế các nguyên tử -H trong amoniăc bằng gốc C x H y - => Amin 2. Phân loại: 2 cách thông dụng nhất: a. Theo đặc điểm cấu tạo của gốc C x H y - : amin thơm, amin béo, b. Theo bậc amin: amin bậc I, amin bậc II, amin bậc III. 3. Danh pháp + Tên gốc - chức = tên gốc C x H y - + amin + Tên thay thế = tên hiđrocacbon + vị trí + amin + Tên thường (chỉ một số amin). 4. Đồng phân C 4 H 11 N: CH 3 -CH 2 -CH 2 -CH 2 -NH 2 (I) CH 3 -CH 2 -CH(NH 2 )-CH 3 (II) CH 3 -CH(CH 3 )-CH 2 -NH 2 (III) CH 3 -C(NH 2 )(CH 3 )-CH 3 (IV) C(CH 3 ) 3 -NH 2 (V) CH 3 - NH-CH 2 -CH 2 -CH 3 (VI) CH 3 - CH 2 - NH -CH 2 -CH 3 (VII) (CH 3 ) 2 NCH 2 -CH 3 (VIII) + Đồng phân mạch cacbon. + Đồng phân nhóm chức (đồng phân bậc amin). + Đồng phân vị trí nhóm chức. II. T ÍNH CHẤT VẬT LÍ (sgk) III. CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC 1. Cấu tạo phân tử Phân tử amin có nguy ên tử Nitơ còn đôi electron chưa liên kết (tương tự phân tử amonăc) nên amin thể hiện tính bazơ. Nguyên tử Nitơ trong amin có số oxihoá -3 nên amin dễ bị oxi hoá. Xin mời Quý thầy, cô xem thêm: B ài 11: AMIN (phần trình chiếu) . nên amin thể hiện tính bazơ. Nguyên tử Nitơ trong amin có số oxihoá -3 nên amin dễ bị oxi hoá. Xin mời Quý thầy, cô xem thêm: B ài 11: AMIN (phần trình chiếu) . ta cùng tìm hiểu khái niệm amin. Sau khi đã xem phần trình chiếu một em hãy cho thầy biết thế nào là amin? GV: Biễu diễn trình chiếu. HS: Trả lời câu hỏi.

Ngày đăng: 08/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan