1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chức năng kiểm huấn phú

22 238 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 347,71 KB

Nội dung

Như chúng ta đã biết, kiểm huấn viên là người có chức năng truyền đạt kiến thức liên quan đến thực tiễn và huấn luyện những nhân viên, sinh viên công tác xã hội thực tập mà họ giám sát g

Trang 1

Chức năng của kiểm huấn

• Học phần: Kiểm huấn CTXH

• GVHD: Nguyễn Thị Hằng Phương

• Lớp: 14CTXH

• Nhóm : 3

Trang 2

I KIỂM HUẤN LÀ GÌ?

• Trong công tác xã hội ngày nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm huấn Các định nghĩa này bổ sung cho nhau nhằm giúp ta hiểu một cách đầy đủ nội dung khái niệm kiểm huấn

Trang 3

• Theo Skidmore (1983): Kiểm huấn được dùng để mô tả chức năng

của một cá nhân, được gọi là kiểm huấn viên (supervisor), có quan hệ nghề nghiệp với một nhân viên, được gọi là nhân viên được kiểm

huấn hay người được kiểm huấn (supervisee)

động và tạo thuận lợi qua đó một nhân viên được chỉ định sẽ trợ giúp các cá nhân nhân viên có trách nhiệm thực hiện trực tiếp một phần các kế hoạch của cơ sở

Association of Social Workers) (1994):

huấn nhằm thúc đẩy sự phát triển về trách nhiệm, kỹ năng, kiến thức, thái độ và các tiêu chuẩn đạo đức trong thực hành công tác xã hội

chính là chức năng quản lý (administrative function), chức năng đào tạo (educational function), và chức năng hỗ trợ (supportive function)

Ba chức năng này liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau.

Trang 4

II KIỂM HUẤN VỚI CƠ SỞ XÃ HỘI

• Đội ngũ Kiểm huấn viên tại cơ sở có vai trò quan trọng trong hướng dẫn và đánh giá hoạt động thực hành của sinh viên Như chúng ta đã biết, kiểm huấn viên là người có chức năng truyền đạt kiến thức liên quan đến thực tiễn và huấn luyện những nhân viên, sinh viên công tác xã hội thực tập mà họ giám sát giúp đỡ, họ là người hướng dẫn giúp đỡ các nhân viên mới và các sinh viên thực tập sử dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp vào công việc của nhân viên xã hội chuyên nghiệp

• Là nhà quản lý: Kiểm huấn viên sẽ hỗ trợ sinh viên lập kế hoạch thực tập, giao nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động và kết quả thực hành, thực tập của sinh viên

• Là nhà giáo dục: Kiểm huấn viên sẽ truyền đạt, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho sinh viên trên cơ sở tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau

• Là người hỗ trợ tạo điều kiện: Giúp giới thiệu các mô hình, phương pháp làm việc hiệu quả, giới thiệu các nguồn lực giúp sinh viên vận dụng tốt nhất các cơ hội

nghề nghiệp của họ

Trang 5

1 Chức năng hỗ trợ:

• Tạo điều kiện, giới thiệu các mô hình, phương pháp làm việc hiệu quả : Hơn ai hết thì người kiểm huấn phải là người có kiến thức kinh nghiệm trong lĩnh vực CTXH Họ sẽ là người đã trải nghiệm và có những kinh nghiệm trong quá trình thực hành của mình

• Hỗ trợ trong việc định hướng được kế hoạch lập ra nhằm đi đúng hướng, trọng tâm để hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch Tránh tình trạng mục tiêu

đề ra 1 đằng mà thực hiện 1 nẻo gây mất thời gian và phí phạm nguồn lực

• Hỗ trợ trong việc giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong quá trình thực hành

CTXH, nhằm tạo 1 môi trường làm việc tích cực và hiệu quả

• Giới thiệu, liên kết với các nguồn lực : kiểm huấn viên sẽ là người nắm bắt được các nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực sẵn có và nguồn lực cần huy động

để thực hiện công việc 1 cách hiệu quả nhất

Trang 6

2 Hoạt động trong kiểm huấn:

• Cần phải chủ động liên hệ, mở rộng mạng lưới các cơ sở thực hành trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi Xây dựng cam kết hợp tác trong đào tạo giữa

cơ sở xã hội và trường đại học bằng văn bản có tính pháp lý trên cơ sở tính toán thù lao hợp lý cho đội ngũ kiểm huấn viên tại cơ sở

• Cơ sở đào tạo cần tổ chức hội thảo nhằm xây dựng quy trình thực hành Công tác

xã hội cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy, kinh phí đào tạo…

• Tăng cường sự kết hợp giám sát, kiểm tra giữa kiểm huấn viên cơ sở và kiểm huấn viên tại trường

• Tiếp bước kết quả đã đạt được trong dự án “Nâng cao năng lực cho cán bộ Công tác xã hội tương lai bằng phương pháp thực hành tại hiện trường”, khoa cũng cần tổ chức thêm các lớp tập huấn miễn phí cho các cán bộ tại các cơ sở xã hội cũng như các cán bộ nòng cốt tại cộng đồng, nơi đang tiếp nhận sinh viên về thực hành

Trang 7

- Chức năng quản lý (administrative function)

- Chức năng đào tạo (educational function)

- Chức năng hỗ trợ (supportive function)

III CHỨC NĂNG CỦA KIỂM HUẤN

Trang 8

1 Chức năng quản lý:

Chức năng quản lý được xem là chức năng cơ bản của kiểm huấn Chức năng quản lý liên quan đến việc theo dõi các mục đích của tổ chức có đạt được ở mức độ nào, các nhiệm vụ có được hoàn thành theo cách thức hiệu quả và tối

ưu hay không, và các dịch vụ cung cấp cho thân chủ có được bảo đảm chất lượng không

Có thể nói sự đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên xã hội là khâu cốt lõi của chức năng quản lý của kiểm huấn bởi vì thông qua nó các chức năng quản

lý khác mới được làm sáng tỏ.

Trang 9

Hiệu suất công việc:

Mục tiêu chính của kiểm huấn là theo dõi hiệu suất công việc của nhân viên xã hội làm việc trực tiếp với thân chủ Những nhân viên xã hội này còn được gọi là nhân viên xã hội tác nghiệp hay nhân viên xã hội tuyến đầu (frontline

social workers)

Trang 10

Hiệu suất công việc:

Hiệu suất công

việc là tiêu chuẩn

Hiệu suất công việc là hành vi

Hiệu suất công việc là quá trình

Hiệu suất công việc là một kiến tạo mang tính xã hội

Trang 11

Hiệu suất công việc là tiêu chuẩn

Nhìn chung hiệu suất công việc được nhìn nhận như là tiêu chuẩn, hành vi, quá trình và kiến tạo xã hội

Ứng với quan điểm hiệu suất này, công việc được xem là tập hợp các nhiệm vụ hướng trực tiếp đến kết quả cuối cùng Hiệu suất công việc thường được tiêu chuẩn hóa nhằm bảo đảm rằng nhân viên đáp ứng được các kỳ vọng của tổ chức

Trang 12

Hiệu suất công việc là hành vi

xuất phát từ Henderson (1984) và Leiren (1990), cho rằng hiệu suất công việc

là hành vi (job performance as a behavior) của nhân viên Các kiểm huấn viên theo quan điểm này tin rằng tính cách cá nhân (personality traits) của nhân viên dự báo hành vi của họ trong công việc

Khi hiệu suất công việc được xem là hành vi thì nó phải có tính quan sát được Tuy nhiên trong thực tế không phải tất cả những gì nhân viên xã hội tác nghiệp thực hiện cũng có thể quan sát được một cách dễ dàng.

Trang 13

Hiệu suất công việc là quá trình

Quá trình này bao gồm các hoạt động tạo thành kết quả cuối cùng của công việc Các hoạt động phản ánh giá trị, kiến thức và kỹ năng của nhân viên xã hội tác nghiệp Quá trình này bao gồm các hoạt động tạo thành kết quả cuối cùng của công việc Các hoạt động phản ánh giá trị, kiến thức và kỹ năng của nhân viên xã hội tác nghiệp.

Với cách nhìn này “cách thức” giúp đỡ được cho là quan trọng hơn giúp đỡ “cái gì”, và mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ là yếu tố quyết định quan trọng của hiệu suất công việc.

Sự đánh giá không bị chi phối hoàn toàn bởi kết quả cuối cùng mà nó thiên về việc xem xét các giai đoạn của tiến trình can thiệp Sự đánh giá tập trung vào tiến trình như vậy khá thích hợp với nhân viên xã hội vì họ không thể kiểm soát một cách đầy đủ kết quả hay tác động sau cùng của quá trình trợ giúp.

Trang 14

Hiệu suất công việc là một kiến tạo mang tính xã hội

Nếu hiệu suất công việc được đo lường theo tiêu chuẩn thì nó được xác định ngay sau khi công việc được hoàn thành Nếu hiệu suất công việc được xem là quá trình thì nó được xác định bằng cách theo dõi tất cả các giai đoạn của sự can thiệp Nếu hiệu suất công việc được tiếp cận theo quan điểm hành vi thì

nó phải xem xét những hành vi cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

Trang 15

Yêu cầu nhân viên có sự giải thích rõ ràng các kết quả công việc và giải thích đầy đủ ở cả khía cạnh lượng và chất của sự hoàn thành công việc được giao.

Theo dõi những dịch vụ dành cho thân chủ xem chúng có được đề xuất một cách thích đáng theo đúng qui định của cơ sở hay không, và việc thực hiện chúng có tuân thủ qui trình của cơ sở không

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên xã hội tuân thủ các qui định và qui trình của cơ sở Để thực hiện tốt việc này đòi hỏi kiểm huấn viên phải truyền thông giao tiếp rõ ràng với nhân viên xã hội.

Kiểm huấn viên thực hiện các chức năng quản lý bằng cách:

Trang 16

2 Chức năng đào tạo:

Trong khuôn khổ chức năng đào tạo, kiểm huấn viên xem các trách nhiệm đào tạo của mình như là một cơ chế và tiến trình phát triển nhân sự Còn người được kiểm huấn thì dùng kiểm huấn viên như là một cơ hội tìm kiếm những lời khuyên có lợi cho những can thiệp của họ.

Trang 17

Đặc điểm kiểm huấn đào tạo

Cung cấp thông tin phản hồi

Phong cách học tập

Mô hình học tập đối với người trưởng thành

Chức năng đào tạo

Trang 18

Đặc điểm kiểm huấn đào tạo

• Kiểm huấn đào tạo là quá trình dạy và học trong đó liên quan đến cả hai bên là kiểm huấn viên và người được kiểm huấn Trong quá trình này nên có sự sẳn sàng chia sẻ của cả hai bên và động lực học tập của người được kiểm huấn

• Kiểm huấn đào tạo thì tập trung vào cái mà nhân viên xã hội “đang” là

• Kới vai trò đào tạo, kiểm huấn viên có trách nhiệm trong việc xác lập nền tảng cho việc phát triển nhân sự

• Trọng tâm của kiểm huấn đào tạo là kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện các dịch vụ trực tiếp

Trang 19

Cung cấp thông tin phản hồi

• Thông tin phản hồi đóng vai trò quan trọng trong kiểm huấn đào tạo Tuy nhiên thông tin phản hồi có hiệu quả hay không thì phụ thuộc vào sự truyền thông giao tiếp cởi mở của kiểm huấn viên đối với nhân viên xã hội

• Ngoài ra thông tin phản hồi hiệu quả cũng phụ thuộc vào bầu không khí học hỏi

và tự cải tiến mà trong đó nhân viên xã hội cảm thấy an toàn

Trang 20

Phong cách học tập

• Để thực hiện chức năng đào tạo hiệu quả, kiểm huấn viên không chỉ cần biết mình nên giúp người được kiểm huấn cần phát triển thêm những kiến thức, kỹ năng, thái độ gì mà còn cần biết các nhân viên học bằng cách nào để từ đó có cách đào tạo phù hợp và hiệu quả đối với họ Nhìn chung, mỗi người có một phong cách học tập riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Các lý thuyết về phong cách học tập sẽ giúp kiểm huấn viên có được hiểu biết về cách học tập của mỗi người

Trang 21

Mô hình học tập đối với người trưởng thành

• Để kiểm huấn đào tạo hiệu quả, kiểm huấn viên không chỉ cần hiểu về phong cách học tập của mình và của những người được kiểm huấn mà còn cần hiểu những đặc điểm học tập của người trưởng thành và mô hình học tập hiệu quả đối với họ

• Kiểm huấn viên cũng cần nhạy bén với những rào cản có thể có đối với việc học tập của người được kiểm huấn Những rào cản này có thể được nhìn theo bốn nguồn gốc xuất phát: rào cản từ các thiết chế giáo dục, rào cản từ cơ sở xã hội, rào cản từ phía kiểm huấn viên và rào cản từ chính phía người được kiểm huấn

Trang 22

• Ở phía kiểm huấn viên, các rào cản đối với việc học của người được kiểm huấn có thể là:

– mục tiêu và mong đợi của việc kiểm huấn không được rõ ràng

– phong cách làm việc giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn khác nhau

– kiểm huấn viên quá bận không có thời gian để gặp gỡ người được kiểm huấn

– kiểm huấn viên vì lý do nào đó xao lãng trong suốt thời gian hướng dẫn người được kiểm huấn

– kiểm huấn viên không có cách thức phản hồi phù hợp

– vì lý do nào đó mối quan hệ giữa kiểm huấn viên và người được kiểm huấn trở nên căng thẳng.

• Ở phía người được kiểm huấn, các rào cản đối với việc học của họ có thể là: cảm thấy môi trường kiểm huấn không an toàn, lo sợ cái mới, ngại đặt câu hỏi, ngại trình bày những khó khăn hoặc lỗi sai của mình, thiếu sự chuẩn bị, không có thái độ tích cực đối với việc học hỏi, bị đặt sai vị trí, bị phân công công việc không phù hợp, không tâm huyết với công việc.

Ngày đăng: 29/08/2017, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w