STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng ở địa phương em 12 Bácchồng chị gái của cha Dượng 14 Chúchồngem gái của cha Dượng 16 Bácvợ anh trai của mẹ mợ 20 Bácchồng chị gái của mẹ Dượng 22 Chú
Trang 1KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi 1: Nêu chức năng của tình thái từ.
Câu hỏi 2:
Xác định tình thái từ trong các câu sau:
- Anh đi đi!
- Chị đã nói thế ư?
- Thưa thầy em đã hiểu bài rồi ạ!
Trang 2Phân môn: Tiếng Việt
Tiết 33 Bài: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
Trang 3STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng
ở địa phương em
8 Bác(vợ anh trai của cha) Bác
Trang 4STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ được dùng
ở địa phương em
12 Bác(chồng chị gái của cha) Dượng
14 Chú(chồngem gái của cha) Dượng
16 Bác(vợ anh trai của mẹ) mợ
20 Bác(chồng chị gái của mẹ) Dượng
22 Chú(chồng em gái của mẹ) Dượng
Trang 5STT Từ ngữ toàn dân Từ dùngở địa phương em
24 chị dâu(vợ anh trai) Chị dâu
26 Em dâu(vợ của em trai) Em dâu
28 Anh rể(chồng của chị gái) Anh rể
30 Em rể(chồng của em gái) Em rể
32 Con dâu(vợ của con trai) Con dâu
33 Con rể(chồng của con gái) Con rể
Trang 6Từ địa phương ở một số vùng miền trên cả nước.
*Bắc Trung Bộ:
-Chị: gọi là ả
-Cha: gọi là bọ Mẹ: gọi là mạ
-Bà nội: gọi là mệ Anh:gọi là eng
-Cô: gọi là o Mợ: gọi là mự
*Nam Bộ:
Cha: gọi là tía, ba Mẹ: gọi là má
Chị cả: gọi là chị Hai Anh cả: gọi là anh Hai
*Bắc Bộ Cha: gọi là thầy, bố Mẹ: gọi là u ,bầm, bu
B ác: gọi là bá
Trang 7CHÚ GIỐNG CON BỌ HUNG
Một đơn vị bộ đội trên đường hành quân, đến Quảng Bình , vào nghỉ tại nhà một ông cụ Cụ già thăm hỏi từng chiến sĩ và chăm chú nhìn vào một chiến sĩ da ngăm đen rồi nói một cách tự nhiên :
- Chú này giống con bọ hung.
Nguời chiến sĩ là dân Bắc Bộ, không hiểu tiếng địa
phương , lấy làm bối rối Sau đó mới hiểu ý nghĩa câu nói ấy là:”Chú này rất giống con của bố.”
Trang 8CÁC CÂU TỤC NGỮ , CA DAO CHỈ QUAN HỆ RUỘT THỊT
-Sẩy cha còn chú , sẩy mẹ bú dì
-Dâu hiền con gái , rể hiền con trai.
-Cắt dây bầu dây bí , ai nỡ cắt dây chị dây em.
-chỗ ướt mẹ nằm , ráo để phần con.
-Con nuôi cha không bằng bà nuôi ông
- Bao giờ cá chép hoá long
Đền ơn cha mẹ ẳm bồng ngày xưa.
-Con thơ tay ẳm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông.
- Khuyên em đừng ngại nắng mưa Của chồng công vợ bao giờ quên nhau.
Trang 9- Bầm ơi sớm sớm chiều chiều Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe.
(Thơ- Tố Hữu)
- Cho ta lại trở về quê cũ
Bờ sông Hương hay bến sông Bồ Cùng các mẹ ,các o ,các chú
Dành lại từng mảnh đất thành đô
(Thơ- Tố Hữu)
- Má ơi đừng đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau má nhờ.
- Má ơi đừng đánh con đau,
Để con hát bội làm đào má coi
(Ca dao)
Trang 10• Một số điểm cần lưu ý khi dùng từ địa phương.
- Các từ chỉ quan hệ ruột thịt ở mỗi địa phương cũng có nhiều sự khác biệt
- Khi nói, viết cần sử dụng từ địa phương cho phù hợp với
tình huống giao tiếp, tránh sử dụng tuỳ tiện sẽ gây cho
người nghe, người đọc khó hiểu, không hiểu.
- Cần gìn giữ những yếu tố ngôn ngữ riêng biệt ở địa
phương mình
Trang 11Nêu ý nghĩa của ba bài ca dao sau:
- Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
- Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về
- Anh em là ruột là rà
Nỡ nào chia của sẻ nhà làm chi.
Trang 12Điền các từ địa phương vào dấu( … )mỗi câu thơ sau :
Cái gàu thì bảo cái …….
Ra sân thi bảo ra ngoài cái …….
…….tức là thấy mình ơi.
…… là nhúng đấy đừng cười nghe em.
Nghe ai bảo ……thì mang bát vào
…… thì bảo gội đầu đấy em.
Trang 13Cái gàu thì bảo cái ĐÀI
Ra sân thì bảo ra ngoài cái CƯƠI
CHỘ tức là thấy mình ơi.
TRỤNG là nhúng đấy đừng cười nghe em.
Thích chi thì bảo là SÈM
Nghe ai bảo ĐỌI thì mang bát vào
Điền các từ địa phương vào dấu( … )mỗi câu thơ sau :
Trang 14Ở Quảng Nam, Quảng Ngãi người ta hỏi là :"Mi ở Qưỡn Nôm hưa loà Qưỡn Ngữa? (Mày ở Quảng Nam hay là Quảng
Ngãi?)
-Eng hổng eng, téc cứa đèng đi ngủ, con choá lớng kéng con choá nhoả nheng reng.
-( Ăn không ăn, tắt cái đèn đi ngủ, con chó lớn cắn con chó nhỏ nhăn răng.)
Còn ở Bình Định thì nói khác:
-Nậu ơi nậu, nẫu hỏi nậu có béng cái bèng hông?)
-(Nội ơi nội, họ hỏi nội có bán cái bàn không?)
-Trời tấu, tui dô nhè lấy cái gấu, đụng cái cấu xưng đầu gấu -(Trời tối, tui vô nhà lấy cái gối, đụng cái cối sưng đầu gối.)
Miền Nam thì:
-Bắc con cá gô bỏ dô gổ nó kiu gột gột.
-(Bắt con cá rô bỏ vô rổ nó kêu rột rột.)
Trang 15Chuyện kể: có hai ông nằm viện với nhau, một ông người Bắc, một ông người Huế Khi thấy có một bệnh nhân nằm bên kia chết, ông người Huế hỏi :
- Ông nớ đau răng mà chết ?
Ông người bắc nói :
- Không phải đau răng mà chết.
Ông người Huế: - Tui nói ông ta đau răng mà chết ?
Ông người Bắc cự : - Thì tôi đã bảo là không phải đau răng mà chết
Ông người Huế nổi cáu: Ông nhạo tui đấy ah ? Tui hỏi đau răng mà
chết
Ông người bắc cũng cự lại: - Tôi đã nói không phải đau răng mà chết rồi còn gì nữa !
Rồi hai ông cãi nhau, định xông vào đánh nhau Một ông nằm kề hiểu ra chuyện, ôm bụng cười rồi chạy đến giải thích :
- Trời đất, hai bác hiểu lầm nhau rồi Bác Huế đây hỏi " Đau răng mà
chết ?" có nghĩa là " Đau như thế nào mà chết " Còn bác Bắc này hiểu nhầm nên muốn nói là " Không phải đau răng mà chết " ( mà chết vì
bệnh khác) Bây giờ thì hai bác hiểu chưa nào ? Hai ông hiểu ra rồi
cũng phá lên cười đau thắt cả bụng.
Trang 16Tôi nghe lỏm có người kể một giai thoại về người nước ngoài học tiếng Việt về màu đen, người dạy tiếng Việt:
- Ngựa đen gọi là ngựa "ô"
Anh ta thấy con mèo đen thì nói: Con mèo "ô"
-Không phải! Mèo đen gọi là mèo "mun"
Anh ta gặp con chó màu đen thì nói: Con chó này "mun" đẹp quá!
-Không phải! Chó đen thì gọi là chó "mực"
Anh ta gặp cô gái có cặp mặt đen khen: Cô em có đôi mắt "mực" rất đẹp.
-Không phải! mắt đen gọi là mắt "huyền"
Người nước ngoài ngớ ngẩn!
Còn tối đen như đêm 30, đen ngòm, đen thui, đen thủi, đen thùi,,,,đen láy, đen tuyền v.v
"Ôi! tiếng Việt! Chỉ với màu đen mà bao nhiêu là cách diễn tả, khó
quá!"
Ngôn ngữ Việt Nam phong phú là vậy mà người ta đổ xô đi học tiếng nước ngoài để "kiếm tiền", chả thèm để ý tiếng mẹ đẻ hay và đẹp biết chừng nào.
Trang 17DẶN DÒ
-Chuẩn bị bài cho tiết kế tiếp “Lập dàn ý cho bài văn
tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”.
-Soạn bài cho tiết học tiếng Việt tiếp theo “Nói giảm
nói tránh”.
+ So sánh các cách nói sau:
* Xin đừng hút thuốc trong phòng Cấm hút thuốc trong phòng.
*Con dạo này lười lắm.
Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Cho biết cách nói nào tế nhị , lịch sự hơn?