1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết việt nam 1940 1945

171 354 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

một số vấn đề lý thuyết” của tác giả Lê Thời Tân; bài “Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện” của tác giả Nguyễn Thái Hòa; bài viết “Về lý thuyết tự sự c

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU HƯỜNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

1940-1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội, năm 2017

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THU HƯỜNG

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

1940-1945

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 62.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS Trần Đăng Suyền

2 PGS.TS Nguyễn Bích Thu

Hà Nội - năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng, minh bạch Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hà N ội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận án

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6

7 Cơ cấu của luận án 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.Tổng quan về tự sự học và nghệ thuật tự sự 7

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 10 2.1 Giai đoạn từ 1940 đến trước 1945 10

2.2 Giai đoạn từ 1945 đến trước 1986 12

2.3 Giai đoạn từ 1986 đến nay 22

TI ỂU KẾT CHƯƠNG 1 26

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU THEO XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI 27

2 1 Cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 27

2.1.1 Quan niệm về cốt truyện trong văn học truyền thống 27

2.1.2 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 28

2.1.2.1 Xu hướng gia tăng những chi tiết, sự kiện của cuộc sống đời thường 28

2.1.2.2 Xu hướng nới lỏng cốt truyện và sự gia tăng tình huống tâm lý 34

2.1.3 Một dạng tiểu thuyết bộc lộ rõ nhất kiểu “truyện không có chuyện” - tiểu thuyết tự truyện 38

2.1.3.1 Quan niệm về tác phẩm tự truyện và sự hình thành tiểu thuyết tự truyện trong văn học Việt Nam 38

2.1.3.2 “Truyện không có chuyện” - đặc điểm cơ bản trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tiểu thuyết tự truyện Việt Nam 1940-1945 41

2.2 Kết cấu của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 47

2.2.1 Kết cấu tác phẩm văn học và kết cấu của tiểu thuyết 47

2.2.1.1 Khái niệm kết cấu tác phẩm văn học 47

2.2.1.2 Kết cấu của tiểu thuyết 47

Trang 5

2.2.2 Đặc điểm kết cấu của tiểu thuyết Việt Nam 1940 - 1945 49

2.2.2.1 Kết cấu tâm lý trở thành kiểu kết cấu chủ đạo 49

2.2.2.2 Tính chất “đa dạng hoá” của kết cấu trong tiểu thuyết 55

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63

CHƯƠNG 3 NHỮNG CÁCH TÂN TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT 64

3.1 Quan niệm nghệ thuật về con người của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 64

3.1.1 Quan niệm con người theo mô hình con người cá nhân 65

3.1.2 Con người của cuộc sống đời thường và kiểu nhân vật phức hợp các tính cách 68

3.1.3 Con người - sản phẩm của hoàn cảnh và kiểu nhân vật “sống mòn” 72

3.1.4 Con người tâm lý 75

3.2 Những cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 78

3.2.1 Đối thoại tâm lý 78

3.2.2 Độc thoại nội tâm 84

3.2.3 Phân tích tâm lý 91

3.2.4.Thiên nhiên phản chiếu tâm lý và nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 98

3.2.4.1 Thiên nhiên phản chiếu tâm lý 98

3.2.4.2 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 102

TI ỂU KẾT CHƯƠNG 3 108

CHƯƠNG 4 NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT VÀ NHỮNG ĐẶC SẮC VỀ NGÔN NGỮ 109

4.1 Sự đa dạng trong ngôi kể và điểm nhìn trần thuật 109

4.2 Sự phong phú về giọng điệu trần thuật 121

4.3 Những đặc sắc về ngôn ngữ của tiểu thuyết Việt Nam 1940 - 1945 135

4.3.1 Ngôn ngữ tiến gần đến lời ăn tiếng nói của nhân dân 135

4.3.2 Ngôn ngữ trong sáng mà góc cạnh, phong phú và mang tính phức điệu 139

4.3.3 Sự hòa kết của các thành phần ngôn ngữ tự sự cơ bản 142

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 146

KẾT LUẬN 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Bước sang thế kỉ XX, văn học Việt Nam dần chuyển sang quỹ đạo hiện đại Quá trình hiện đại hóa ấy diễn ra liên tục, ngày càng mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu ở các khuynh hướng, thể loại văn học Nói tới những thành tựu ấy, chúng ta không thể bỏ qua những đóng góp tích cực của thể loại tiểu thuyết - thể loại chủ lực của nền văn học Việt Nam hiện đại

1.2 Trong quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam, giai đoạn văn học 1930

- 1945 giữ một vị trí quan trọng So với hai chặng đường đầu (1930-1936 và 1939) thì chặng đường phát triển thứ ba (1940-1945) có những bước tiến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Chặng đường này xuất hiện những cây bút trẻ đầy tài năng với số lượng tác phẩm dồi dào, trong đó có không ít tác phẩm thực sự

1936-có giá trị Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, vai trò và những đóng góp của những cây bút ấy đối với công cuộc hiện đại hoá nền văn học nước nhà chưa được đánh giá một cách thống nhất và thực sự thỏa đáng Vì vậy, giới nghiên cứu thường chỉ tập trung vào những tác giả lớn, tác phẩm lớn thuộc hai chặng đường trước

Tuy nhiên, trên thực tế, văn học Việt Nam những năm 1940 - 1945 vẫn phát triển theo chiều hướng tích cực và có những giá trị đặc sắc riêng Trong thành tựu có thể nói là phong phú và rực rỡ của văn xuôi quốc ngữ chặng đường văn học này, tiểu thuyết đóng một vai trò vô cùng quan trọng và giữ một vị trí riêng Vì vậy, nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, chúng ta không thể bỏ qua những đóng góp to lớn của thể loại tiểu thuyết chặng đường 1940 - 1945 bởi lẽ tiểu thuyết ở chặng đường này thể hiện một bước phát triển mới về tư duy nghệ thuật, góp phần hoàn chỉnh diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX và đưa nền tiểu thuyết Việt Nam tới xu hướng vận động chung của tư duy tiểu thuyết trên thế giới

1.3 Roland Barthes từng viết: “Đã có bản thân lịch sử loài người thì đã có tự sự” Nói theo một cách khác, khi lịch sử được ý thức thì ta đã có tự sự (câu nói của quen thuộc của phương Tây: “History is a story/L’Histoire est un récit) Nghiên cứu nghệ thuật tự sự trên thế giới không còn là một hướng nghiên cứu mới mẻ, nhưng ở Việt Nam, đây còn là một mảnh đất vẫn đang và ngày càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nghiên cứu nghệ thuật

Trang 7

tự sự trong tiểu thuyết là một hướng tiếp cận giúp nhận diện sự phát triển của thể loại tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung Hơn nữa, những hiểu biết khoa học về nghệ thuật tự sự trong thể loại tiểu thuyết cũng làm nền tảng

để người viết rèn luyện khả năng tư duy khoa học và khả năng cảm thụ văn chương, đồng thời giúp cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngữ văn được sâu sắc

và hiệu quả hơn

Với cái nhìn khách quan và lòng trân trọng những giá trị của tiểu thuyết Việt

Nam chặng đường 1940-1945, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự

c ủa tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945” với mong muốn khẳng định sự đổi mới trong tư

duy nghệ thuật của các nhà văn Chúng tôi cũng hy vọng góp thêm một tiếng nói khẳng định văn tài và vị trí của các tác giả trong nền văn học nước nhà Cũng trên cơ

sở đó, chúng tôi muốn tái nhận thức giá trị và những đóng góp to lớn của tiểu thuyết chặng đường này trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỉ XX

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án đi sâu tìm hiểu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945 nhằm góp phần chỉ ra giá trị nghệ thuật, sự độc đáo và những đóng góp mới của tiểu thuyết ở chặng đường văn học này Ở một mức độ nhất định, luận án cũng góp phần khẳng định những cống hiến to lớn của mỗi tác giả và nét riêng của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường từ 1940 đến 1945 trong suốt tiến trình phát triển và hiện đại hóa nền văn học nước nhà Cũng trên cơ sở đó, chúng tôi mong muốn có thể rút ra được những bài học có ý nghĩa về phương pháp luận đối với việc nghiên cứu văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi không đặt ra nhiệm vụ trình bày những vấn đề

có tính lý luận và lịch sử của tự sự học Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể không

đề cập một cách chung nhất đến nội dung của những phương diện mà tự sự học hiện đại quan tâm Bởi vậy, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu trong công trình này là:

- Đưa ra một cách hiểu khái quát nhất về các phương diện chủ yếu của nghệ

Trang 8

liên kết mọi yếu tố trong chỉnh thể mỗi tác phẩm, đó là: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện - Kết cấu; Nghệ thuật xây dựng nhân vật; Nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ Trên cơ sở đó, luận án sẽ đi sâu phân tích để làm rõ những giá trị cũng như sự cách tân của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945

- Trên quan điểm lịch sử - cụ thể, chúng tôi sẽ đưa ra một cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, khoa học về thành tựu cũng như những hạn chế của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường này Do vậy, chúng tôi cố gắng đặt trong sự đối chiếu với tiểu thuyết Việt Nam của những giai đoạn trước đó (từ đầu thế kỉ XX đến

1930 và hai chặng đường đầu của giai đoạn 1930-1945) để thấy được cá tính sáng tạo và phong cách tiểu thuyết của từng tác giả cũng như đặc điểm riêng của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940 - 1945

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án là nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 trên các phương diện: cốt truyện và kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ Chúng tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh đến xu hướng cách tân, hiện đại của những phương diện này trong tiến trình văn học nước nhà

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Để xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài này, theo chúng tôi có hai vấn đề cần lưu ý: Thứ nhất, tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945 khá phong phú, bao gồm nhiều tác giả, loại đề tài, bút pháp (tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết đồng quê, phong tục, …của các tác giả Chu Thiên, Nguyễn Huy Tưởng, Phạm Cao Củng, Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Trương Tửu, …) Tuy nhiên, luận

án xin tập trung khảo sát những tác phẩm tiểu thuyết thực sự tiêu biểu, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật, có thể đại diện cho cả giai đoạn văn học Những tác giả và tác phẩm được khảo sát trong luận án cũng đã được giới nghiên cứu và phê bình văn học nhắc đến nhiều hơn cả

Thứ hai, theo chúng tôi, nếu như mốc thời gian 1945 (Cách mạng Tháng tám) là khá rành mạch, dứt khoát thì mốc 1940 lại mang tính tương đối nên cần thiết phải xử

lý linh hoạt Chẳng hạn có một số tác phẩm được viết trước năm 1940 nhưng vì một

Trang 9

số nguyên nhân khách quan mà phải một thời gian sau đó mới được in thành sách hoặc đăng báo Vì vậy chúng tôi cũng vẫn nghiên cứu cả những tác phẩm đó nếu những tác phẩm đó thực sự có giá trị nghệ thuật và vẫn thể hiện bút pháp liền mạch, gần gũi với tư tưởng, phong cách các tác giả

Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm 16 tiểu thuyết sau:

- Quán Nải (1943), Hơi thở tàn (1943) của Nguyên Hồng

- Ngoại ô (1941), Ngõ hẻm (1943) của Nguyễn Đình Lạp

- Làm lẽ (1940), Sống nhờ (1942) của Mạnh Phú Tư

- Quê người (1941), Giăng thề (1943), Cỏ dại (1943 ) của Tô Hoài

- Sống mòn (1944) của Nam Cao

- Cai (1944) của Vũ Bằng

- Đứa con (1941) của Đỗ Đức Thu

- Mực mài nước mắt (1941) của Lan Khai

- Đẹp (1941 ), Băn khoăn (1943 ) của Khái Hưng

- Bướm trắng (1941) của Nhất Linh

4 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sẽ tiến hành vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tự sự học

Trên cơ sở những lý luận về tự sự học, luận án được viết theo hướng chú trọng

cả cấu trúc sự kiện (kể cái gì) và cấu trúc lời văn (kể như thế nào) Vì vậy chúng tôi

sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận từ lý thuyết tự sự học một cách xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại

Mỗi thể loại văn học đều có cách tiếp cận riêng Vì những tác phẩm được nghiên cứu trong luận án này thuộc thể loại tiểu thuyết nên chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo đặc trưng thể loại tiểu thuyết để từ đó tìm ra

ý nghĩa thẩm mỹ của chúng

- Phương pháp so sánh - đối chiếu

Trang 10

Luận án chú ý đến phương pháp so sánh - đối chiếu (so sánh với văn xuôi trước năm 1940 và sau năm 1945; so sánh giữa các trào lưu, khuynh hướng văn học,

so sánh giữa các tác phẩm cũng như phần nào so sánh với kĩ thuật viết tiểu thuyết của một số nhà văn phương Tây) để thấy rõ những đặc sắc mới mẻ, những đóng góp độc đáo của tiểu thuyết chặng đường 1940-1945 trong tiến trình phát triển văn xuôi Việt Nam

- Phương pháp phân tích - tổng hợp:

Phương pháp này được vận dụng thường xuyên trong quá trình làm sáng tỏ những cách tân quan trọng của các phương diện nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945

- Phương pháp hệ thống

Mỗi tác phẩm, trào lưu, giai đoạn văn học đều có tính chỉnh thể nhất định, tức

là có tính hệ thống Mỗi luận điểm đưa ra trong công trình này đều nằm trong một trật tự logic mang tính hệ thống chặt chẽ Bởi vậy, chúng tôi sẽ chú ý đến tính hệ thống (trong chỉnh thể lớn hơn nó và có liên quan ít nhiều đến nó) để thấy được tính liên tục, bền vững của quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc

- Phương pháp lịch sử - xã hội

Nằm trong quy luật vận động chung của văn học, tiểu thuyết Việt Nam

1940-1945 là kết quả sáng tạo nghệ thuật và cũng mang đặc trưng của một giai đoạn lịch

sử - xã hội Vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp lịch sử - xã hội kết hợp với phương pháp so sánh - đối chiếu trong việc lý giải một số hiện tượng văn học để thấy được những tiến bộ vượt bậc cũng như những hạn chế của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường này

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án là công trình khoa học đầu tiên khảo sát, nghiên cứu một cách

tương đối toàn diện và có hệ thống về các phương diện nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945

- Luận án làm rõ và khẳng định sự cách tân quan trọng cũng như vị trí của văn xuôi Việt Nam chặng đường 1940-1945 nói chung, của thể loại tiểu thuyết nói riêng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà Những cách tân đó đã góp phần quyết định vào sự hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ trước 1945

Trang 11

- Trên cơ sở khẳng định vị trí văn học sử quan trọng của tiểu thuyết chặng đường 1940-1945, luận án sẽ làm sáng tỏ sự vận động đi lên của tiến trình phát triển văn xuôi Việt Nam trên hành trình thế kỉ XX

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Những vấn đề lý thuyết về các phương diện cơ bản của tự sự học sẽ được luận

án tập hợp, hệ thống lại và làm rõ thêm, góp phần làm sáng tỏ lý luận chung về các phương diện của nghệ thuật tiểu thuyết Bằng những khảo sát và nghiên cứu cụ thể trong từng tác phẩm, luận án khẳng định thêm một hướng tiếp cận có hiệu quả trong nghiên cứu, tiếp nhận và thưởng thức văn học, từ đó có thể vận dụng vào nghiên cứu các hiện tượng văn học khác

Trong số những tác gia, tác phẩm được nghiên cứu, có nhiều tác gia, tác phẩm được đưa vào chương trình học các cấp học từ phổ thông đến đại học Vì vậy, luận

án sẽ là một công trình khoa học cung cấp thêm cho những người say mê nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn học có thêm một tài liệu thiết thực và bổ ích

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án sẽ được triển khai trong 4 chương :

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

- Chương 2: Tổ chức cốt truyện và kết cấu theo xu hướng hiện đại

- Chương 3: Những cách tân trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Chương 4: Nghệ thuật trần thuật và những đặc sắc về ngôn ngữ

Trang 12

Tự sự học nguyên gốc vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng chính là nghiên cứu cấu trúc của một văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của văn bản tự sự

Thực ra nghiên cứu về tự sự học đã có một truyền thống lâu đời trong văn học phương Tây Ngay từ thời Aristote con người đã biết phân biệt các loại tự sự và chia thành tự sự lịch sử và tự sự nghệ thuật Đến thế kỉ thứ V, người ta phân biệt thêm tự

sự mô phỏng, tự sự giải thích và tự sự hỗn hợp Nhưng phạm vi của chúng không nằm ngoài giới hạn tu từ học Dựa trên kết quả nghiên cứu của các giáo trình nghiên cứu về tự sự học thì tự sự học hiện đại đến nay chia làm ba giai đoạn: Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học cấu trúc chủ nghĩa và tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa

Tự sự học trước chủ nghĩa cấu trúc có một số tên tuổi đi tiên phong đó là: B.Tomasepxki đã đi vào nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự; V.Propp đã đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tự sự trong truyện cổ tích; Bakhtin đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn ngữ trần thuật và tính đối thoại của nó Đây là những nhà khoa học đặt nền móng cho sự phát triển của tự sự học hiện đại

Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa có đại diện đầu tiên là R.Barthes với công trình

D ẫn luận phân tích tác phẩm tự sự (1968) Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa chính là đi

tìm mô hình cho hình thức tự sự Đặc điểm của giai đoạn tự sự này là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem việc nghiên cứu tự sự học là việc nghiên cứu mở rộng của

cú pháp học R.Barthes đã tán thành tuyên bố của G.Genete cho rằng: Mỗi câu

Trang 13

chuyện là sự mở rộng của một câu Như vậy mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là đi sâu vào nghiên cứu bản chất của ngôn ngữ và bản chất ngữ pháp của tự sự, nhằm đưa ra một cách đọc tự sự mà không cần đối chiếu tác phẩm tự sự với hiện thực khách quan của đời sống Như vậy tự sự học cấu trúc chủ nghĩa đã làm sáng tỏ được bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự

Tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa gắn liền với kí hiệu học Kí hiệu học quan tâm đến các phương thức biểu đạt khác nhau, nhưng lấy văn bản làm cơ sở Vì vậy

mà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa xem hình thức tự sự như là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm Đặc điểm lý thuyết của tự sự học thời kì này là đi sâu nghiên cứu và coi trọng việc phân tích hình thức, nhưng lại không tán thành việc

mô phỏng đơn giản các mô hình ngôn ngữ học mà đi theo kí hiệu học và siêu kí hiệu học

Theo tổng kết của nhà lý luận tự sự của Mỹ là Gerald Prince thì quá trình phát triển của lý thuyết tự sự được chia thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất có Todorov, Northrop Frye, Barthes, … Đây là những nhà tự sự chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga Nhóm thứ hai gồm có: Dolezel, Micke Bal, G.Gennette, … Nhóm này xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ nói hay viết để biểu đạt, cho nên vai trò của người trần thuật được coi là rất quan trọng Nhóm thứ ba có J.Culler, Gerald Prince, Seymour Chatman Những nhà khoa học theo nhóm này coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể bao gồm cả cấu trúc sự kiện lẫn cấu trúc lời văn Tại Việt Nam, tự sự học là ngành nghiên cứu còn khá non trẻ Cho đến nay, nhà khoa học có công lớn trong việc giới thiệu lý thuyết tự sự vào Việt Nam và góp phần chính danh trong tiếng Việt về tên gọi của ngành khoa học này là Giáo sư Trần Đình Sử Ông đã đề xướng tổ chức hai cuộc hội thảo thành công vào năm 2001 và

2008 Ông cũng là chủ biên của công trình Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch

sử (phần 1 - 2003, phần 2 - 2008), trong đó tập hợp những bài tham luận tiêu biểu như bài viết “Tự sự học - một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng”; Tự

sự học không ngừng mở rộng và phát triển” của Giáo sư Trần Đình Sử; bài viết “Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - một vài hiện tượng đáng chú ý”; “Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện” của Giáo sư Đặng Anh Đào; bài

Trang 14

một số vấn đề lý thuyết” của tác giả Lê Thời Tân; bài “Điểm nhìn trong lời nói giao tiếp và điểm nhìn nghệ thuật trong truyện” của tác giả Nguyễn Thái Hòa; bài viết

“Về lý thuyết tự sự của Northrop Frye” của tác giả Phan Thu Hiền; bài viết “Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại” của tác giả Đỗ Hải Phong, …

Những bài viết trên đã góp phần giới thiệu lý thuyết tự sự ở nhiều phương diện, qua đó ta vừa thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở các nước trên thế giới, đồng thời thấy được tình hình nghiên cứu tự sự học ở Việt Nam

Nghệ thuật tự sự theo cách hiểu của GS Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn

lu ận thi pháp học là “một nghệ thuật đặc biệt, nó đòi hỏi kể sao cho mỗi lúc hứng

thú của người đọc gia tăng Một cốt truyện đơn giản nhất cũng có thể cấu tạo thành các sự kiện nghệ thuật hấp dẫn (…) Nhà văn không thể kể ngay một lúc tất cả truyện, mà buộc phải có thứ tự lần lượt trước sau, và điều đó cho phép nhà văn cấu tạo lại trật tự câu chuyện theo một ý nghĩa nào đó (…) Nhà văn đồng thời với việc tạo lại trật tự hình thức là việc tạo ra nội dung mới, nói đúng hơn là việc khám phá

ra nội dung mới quyết định việc tạo lại hình thức - hình thức mang quan niệm” [185,181]

Như vậy, nói đến nghệ thuật tự sự là nói đến nghệ thuật kể chuyện hay nghệ thuật trần thuật, một phương thức nhằm làm cho các sự việc, tình tiết trong tác phẩm được sống dậy, diễn ra Đây chính là những yếu tố đặc sắc, là tiền đề chung cho việc xây dựng nên một tác phẩm văn học Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn lại có cách sắp xếp, tổ chức và phân bố không giống nhau, thậm chí mỗi tác phẩm khác nhau của cùng một nhà văn lại được xây dựng theo những hướng khác nhau Các yếu tố cấu thành nghệ thuật tự sự bao gồm nghệ thuật tổ chức cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và các phương thức trần thuật như người kể chuyện, điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu Nhìn chung, sự thành công của một tác phẩm văn học phụ thuộc vào tài năng sáng tạo của tác giả Đối với văn tự sự, nhà văn cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn cách thức trần thuật, nghĩa là biết xây dựng kết cấu, cốt truyện cho ấn tượng, nắm rõ vai trò của người kể chuyện, có điểm nhìn trần thuật tinh tế,

có giọng điệu trần thuật phù hợp để tạo nên sự hấp dẫn trong việc dẫn dắt người đọc vào câu chuyện kể của mình Điều đó tạo nên sự đa dạng trong phong cách nhà văn

và cũng là yếu tố quyết định sự sống còn, thành công của tác phẩm văn học

Trang 15

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945

Trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý kiến đề cập đến các phương diện nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945 Chúng tôi tạm chia lịch sử vấn đề nghiên cứu thành ba giai đoạn: giai đoạn từ 1940 đến trước 1945; giai đoạn từ 1945 đến trước 1986; giai đoạn từ

1986 đến nay

2.1 Giai đoạn từ 1940 đến trước 1945

Có thể nói, vào khoảng những năm 30 - 40 của thế XX, sau nhiều năm ra đời

và phát triển, nền “quốc văn mới” đã có nhiều thành tựu đáng kể Sự xuất hiện của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình có tính chất tổng kết những chặng đường đã

qua của văn học như Ba mươi năm văn học (1941-Mộc Khuê); Nhà văn hiện đại (1942-Vũ Ngọc Phan); Việt Nam văn học sử yếu (1942-Dương Quảng Hàm), đã

cho thấy nền “quốc văn mới” đã được giới nghiên cứu văn học quan tâm đặc biệt

Trong số các công trình nghiên cứu đó, đáng chú ý hơn cả là bộ Nhà văn

hi ện đại của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Vũ Ngọc Phan Bộ sách ra đời

và được in lần đầu tiên vào năm 1942 Đây là công trình nghiên cứu, phê bình khá đồ sộ, có uy tín và được xem là cuốn sách tra cứu, tham khảo đáng tin cậy lâu nay Trong công trình này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nêu lên nội dung cuốn sách là “lời phê bình của chúng tôi (tức Vũ Ngọc Phan) về những tác phẩm của các nhà văn cùng thời với chúng ta, những người đang tìm tòi, đang sáng tác để đi đến sự tận thiện tận mỹ” [168,7] Tác giả công trình nghiên cứu này đã dành hai tập để viết về các “tiểu thuyết gia” thuộc “lớp sau”, tức lớp nhà văn xuất hiện sau 1930 Trong nhận xét, đánh giá của mình, ông đã tỏ ra uyên bác và hiểu khá tường tận về đời sống văn học đương thời Tuy không có những ý kiến khái quát về tiểu thuyết chặng đường này, nhưng ở một vài bài nhất định, ông đã có ý kiến cụ thể đối với các “tiểu thuyết gia” 1940-1945 như Nguyễn Đình Lạp [169,512-518], Tô Hoài [169,519-536], Nguyên Hồng [169,556-569], Đỗ Đức Thu [169,591-614],

Chẳng hạn, với Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan đã nhận xét là nhà văn thuộc loại “tả

Trang 16

nghiên cứu cho rằng Tô Hoài “tỏ ra là một nhà tiểu thuyết có con mắt quan sát sâu sắc”, “từ ngôn ngữ, cử chỉ, thói tục cho đến những cách sinh hoạt của những người dân quê sống về nghề dệt cửi ở vùng Bưởi, Tô Hoài đều đã tả với nghệ thuật chân xác” [169,528]

Với Nguyễn Đình Lạp, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan chú ý hơn đến tiểu thuyết

Ngo ại ô Ông cho rằng Ngoại ô “là một tập tiểu thuyết tả thực, tâp tiểu thuyết tả

chân” [169,513] Tuy nhiên, ông cũng phê phán tác giả cuốn tiểu thuyết đó là “chưa được vững chãi trong lối tả thực” và “văn ông viết lại không được kĩ, không được gọn, có nhiều đoạn thẳng tuồn tuột, nhiều lời, ít ý” [169,518]

Về Đỗ Đức Thu, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nhận xét khá cụ thể Ông cho rằng Đỗ Đức Thu “viết không nhiều, nhưng đã viết thì tỉ mỉ, văn không những chải chuốt, mà những điều quan sát cũng chọn lọc và sâu sắc” Nhận định về

tiểu thuyết Đứa con, Vũ Ngọc Phan cho rằng đây là “một tập truyện dài hay nhất

của ông và đáng liệt vào những tiểu thuyết giá trị về tình cảm” [169,606], trong đó

“có nhiều đoạn văn rất hay, đẹp vô cùng”, còn lời văn thì “giản dị, sáng suốt, lại kín đáo, sâu sắc” [169,605]

Ở Nguyên Hồng, nhà phê bình cũng nhận thấy rõ sự “tiến hóa rất nhiều” Ông cho rằng Nguyên Hồng “đã đi từ cái sống nghèo nàn của mấy hạng người bị xã hội khinh bỉ đến những cuộc sống bên trong rất phức tạo và không kém phần ồn ào, nhộn nhịp” Theo Vũ Ngọc Phan, “ở tập văn nào của Nguyên Hồng cũng vậy, tư tưởng nhân từ, bác ái của tác giả bao giờ cũng tràn lan, và chính đó là cái phần cốt yếu của nhà văn xã hội cầu mong ánh sáng Ánh sáng soi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, đến khắp cuộc sống để nảy nở lên mọi sự cần lao những cử chỉ công bình, bác

ái và xua đuổi mọi cái tối tăm, cùng khổ của loài người” [169,568] Rõ ràng, chất nhân văn ở trong những tác phẩm của Nguyên Hồng đã được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khẳng định và đề cao

Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã dành nhiều trang đánh giá về Tự

Lực văn đoàn và thừa nhận tài năng của các nhà văn trong nhóm này Ở công trình này, Vũ Ngọc Phan gọi Nhất Linh là “tiểu thuyết gia” Còn với Khái Hưng, ông cho

rằng đây là một nhà tiểu thuyết “có biệt tài” Tuy nhiên, trong công trình này, nhà

nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thể hiện sự quan tâm, chú ý hơn cả là các tác phẩm

Trang 17

chặng đường đầu của Khái Hưng Một số tác phẩm được viết ở chặng đường cuối cùng (1940-1945) dù có được nhắc tên nhưng không được Vũ Ngọc Phan dừng lại phân tích nghiên cứu

Có thể nói, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là bộ sách nghiên cứu, phê

bình văn học được viết khá nghiêm túc, công phu, trong đó có nhiều ý kiến xác đáng và không ít ý kiến có giá trị định hướng, khám phá Tuy nhiên dù đã khá cập nhật nhưng công trình này cũng không bao quát hết tình hình sáng tác văn học những năm 1940-1945 Và đáng tiếc là tác giả bộ sách đã không đề cập đến Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại

Về những sáng tác đầu tay của Nam Cao, Lê Văn Trương đã phát hiện ra Nam Cao đã “không hạ mình xuống bắt chước ai, không nói những cái người ta đã nói, không tả theo cái lối người ta đã tả”, đặc biệt nhà văn còn có “một lối văn mới, sâu xa, chua chát và tàn nhẫn”[150,493]

2.2 Giai đoạn từ 1945 đến trước 1986

Do nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy văn học, hoạt động nghiên cứu và phê bình văn học được đẩy mạnh

Ở miền Bắc, với sự chủ trì của các trường đại học và các viện nghiên cứu, một số bộ giáo trình đại học đã được tổ chức biên soạn Đầu tiên có thể kể đến

giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, do

tác giả Huỳnh Lý làm chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục in lần đầu năm 1973, tái bản năm 1978) Ở chương IV, tập V, phần I của giáo trình này đã nhận định

về văn học hiện thực chặng đường 1940-1945: “Văn học hiện thực phê phán thời kì 1940-1945 đã mắc nhược điểm: lẩn tránh mâu thuẫn cơ bản để đi vào những mâu thuẫn thứ yếu, những cảnh sinh hoạt gia đình, những phong tục tập quán địa phương ( ) Tuy nhiên, ở một số tác phẩm, nhất là những tác phẩm

tự truyện, chất trữ tình tương đối phong phú, chất suy nghĩ tương đối sâu sắc,

vì nhà văn quay vào thế giới nội tâm, lấy mình làm nhân vật trung tâm để miêu tả” [114,174]

Tiếp theo có thể kể đến giáo trình Văn học Việt Nam 1930-1945 (gồm 02

tập) dành cho sinh viên khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội của nhóm

Trang 18

này được tái bản và in gộp trong cuốn giáo trình Văn học Việt Nam 1900-1945)

Trong công trình này, các tác giả đã dành một dung lượng khá lớn cho việc giới thiệu tình hình văn học hiện thực cùng với một số cây bút tiêu biểu (phần này

do Phan Cự Đệ, Nguyễn Hoành Khung, Hà Văn Đức viết) Các tác giả đánh giá cao văn học hiện thực những năm 1936-1939 và nghiêm khắc khi nhận xét văn học hiện thực 1940-1945: “Văn học hiện thực phê phán lúc này bị kiểm duyệt bóp nghẹt, phải len lỏi trên rất nhiều khuynh hướng văn học hỗn loạn, suy đồi lúc bấy giờ Những tác phẩm hiện thực của họ ra đời ít ỏi, không gây được ảnh hưởng sâu rộng như thời kì 1936-1939”[34,350] Tuy nhiên, dưới một góc nhìn khác, nhóm các tác giả đã thấy được các nhà văn thời kì 1940-1945 “tuy không trực tiếp bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng ( ) nhưng cũng duy trì được một thái

độ dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy được cái không khí oi bức, dông bão của một xã hội đang ngột thở, đang quằn quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay” [34,351]

Khi viết về một số tác giả tiêu biểu của văn học hiện thực 1940-1945 thì nhóm tác giả này cũng đã phát hiện thấy những giá trị mới Chẳng hạn, các tác giả đã nhận thấy nhà văn Tô Hoài đã “giúp ta tìm hiểu những con người với các phong tục, tập quán, sinh hoạt của một vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội” Đặc biệt, các trang viết của Tô Hoài “đậm đà màu sắc trữ tình với những phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng” [34,350] Với Nguyên Hồng, nhóm nghiên cứu cho rằng đó là “một phong cách hiện thực giàu chất trữ tình và chất thơ” [34,460] và nhận xét: “cảm hứng chủ đạo của nhà văn dường như bắt nguồn từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc đối với những lớp người cùng khổ Ông là một cây bút đôn hậu, luôn luôn hướng đến cái cao đẹp, trong sáng, niềm tin yêu thắm thiết” [34,454]

Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã dành nhiều trang viết về những sáng tác của nhà văn Nam Cao (chương XVI) Chẳng hạn nhà văn Nam Cao được như xem như là “ngọn cờ đầu của văn xuôi nửa đầu những năm 40” [34,350] Trong

tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư

sản “được Nam Cao phản ánh sâu sắc, tập trung và toàn diện” [34,485] Khẳng

Trang 19

định ngòi bút Nam Cao đầy tài năng và sáng tạo, nhóm nghiên cứu đã viết:

“Nam Cao đã tự mở cho mình một hướng đi riêng” [34,489] Về nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao thì đều “không phải là nhân vật của hành động, mà thường được soi rọi chủ yếu qua tâm lý” [34,490] Một số phương diện khác như ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lối kết cấu tâm lý, cốt truyện thường sơ lược, đơn giản nhưng “chất suy nghĩ đạt tới chiều sâu tâm lý đáng kể” [34,495] cũng được nhóm nghiên cứu đề cập tới

Cũng trong công trình này, nhóm nghiên cứu đã dành cả chương XIX để viết

về văn chương Tự lực văn đoàn Trong phần trình bày này, các tác giả đã chỉ ra hoàn cảnh xã hội chính là nguyên nhân làm nên sự “chệch hướng” của các ngòi bút trong nhóm Tự lực văn đoàn Họ nhận xét rằng: “cuộc đấu tranh bằng văn hóa nhằm giải phóng cá nhân, chống phong kiến quan liêu, cuộc cách tân trong văn học cũng như những hoạt động cải lương tư sản (hội Ánh sáng) trong thời kì Mặt trận dân chủ

bị yếu dần đi kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là từ 1940” [34,530] Bởi vậy, giá trị văn học của các tác phẩm Tự lực văn đoàn chặng đường văn học 1940-

1945 ít được nhóm nghiên cứu ghi nhận vì họ cho rằng “sự nghiệp văn chương của nhóm Tự lực văn đoàn phải tính từ những năm 40 trở về trước” [34,531] Thậm chí,

họ còn cho rằng những năm 1940-1945 là “thời kì xuống dốc của Tự lực văn đoàn với những tác phẩm ít nhiều mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa”[34,531] Những tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng thời kì cuối “không những không đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, đòi nhân quyền, mà còn có xu hướng đẩy con người vào chủ nghĩa duy tâm và định mệnh” [34,538] So sánh với tiểu thuyết những thời kì trước,

“từ cuối 1939, đầu 1940, Tự lực văn đoàn xuống dốc một cách rõ rệt Không còn là lãng mạn mơ mộng ( ) mà là lãng mạn suy đồi” [34,538]

Ngoài những cuốn giáo trình chính thống viết cho sinh viên các trường Đại

học còn có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu Năm 1964, cuốn Sơ thảo lịch

s ử văn học Việt Nam 1930-1945 của tác giả Vũ Đức Phúc và Nguyễn Đức Đàn

được xuất bản Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã nhắc đến một số cây bút văn xuôi tiêu biểu như Nguyên Hồng, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp, Nam Cao Chẳng hạn, về Nguyên Hồng, các tác giả cho rằng từ 1942, Nguyên

Trang 20

cảnh khổ của người nghèo, một mặt gây lòng tin tưởng, yêu đời, yêu cuộc sống, thấm nhuần một niềm hy vọng trong sáng với tương lai” [172,148] Tuy nhiên, các tác giả của cuốn sách này lại chỉ ra nhược điểm của Nguyên Hồng thời kì 1940-

1945 là người “dù muốn nói lên những ý nghĩ sôi nổi của mình, lại chỉ có thể nói một cách quanh co để tránh lưỡi kéo của bọn kiểm duyệt, cho nên đã mượn hình thức tiểu thuyết để nêu lên nhiều suy nghĩ của mình; vì vậy trong sáng tác của ông, nhiều trang có tính chất bài báo hoặc bút kí trữ tình, ông không chú trọng xây dựng điển hình cho thật sinh động” [172,149] Các tác giả cuốn sách này cũng nhắc đến

nhà văn Tô Hoài với tiểu thuyết Quê người, nhà văn Mạnh Phú Tư với hai tiểu thuyết Làm lẽ, Sống nhờ và cho rằng Mạnh Phú Tư mặc dù “chưa phát hiện được

Trong cuốn Từ điển văn học (tập 2, NXB Khoa học xã hội) nhà nghiên cứu

Nguyễn Hoành Khung đã cho rằng thời kì 1936-1939 là thời kì đỉnh cao của văn học hiện thực, ông cũng đánh giá và phê bình nghiêm khắc văn học hiện thực những năm 1940-1945: “So với thời kì Mặt trận dân chủ, văn học hiện thực phê phán thời

kì này có những chỗ yếu rõ rệt” [144,516] Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những mặt mạnh của khuynh hướng văn học hiện thực chặng đường này: “Văn học hiện thực phê phán thời kì này lại có những mặt mạnh mới ( ), yếu tố trữ tình thấm đượm và suy nghĩ lắng sâu khiến cho ý nghĩa tác phẩm nhiều khi vượt khỏi giới hạn của đề tài” [144,516]; “Về nghệ thuật, văn học thời kì này có đặc sắc mới mẻ ( ) tâm lý nhân vật được thể hiện tinh tế, sắc sảo hơn Ngôn ngữ cũng sinh động, gần đời sống hằng ngày hơn” [144,517]

Liên quan nhiều đến đề tài luận án và rất đáng chú ý là bài “Khải luận” (in

trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 30A) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng

Trang 21

Mạnh Bài viết này đã tập trung đề cập đến văn xuôi hiện thực 1940-1945 Tác giả bài viết khẳng định sự phát triển của văn học hiện thực chặng đường này về quy luật phát triển, những đóng góp cũng như những tồn tại về nhiều mặt từ nội dung đến hình thức nghệ thuật Tác giả bài viết nêu rõ văn học hiện thực chặng đường này mang “tinh thần bi quan, bế tắc” và “phạm vi đề tài bị thu hẹp lại rõ rệt” [119,20] Đồng thời, tác giả bài viết cũng đã chỉ ra những nguyên nhân làm cho “không mấy người lưu ý đầy đủ đến sự xuất hiện cả một lớp nhà văn mới, đông đảo, tài năng, tiến bộ, đã thay thế và tiếp sức một cách xứng đáng cho lớp đàn anh” [119,15] Cũng trong bài viết này, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh

đã chỉ ra lớp nhà văn mới, đó là Mạnh Phú Tư, Đỗ Đức Thu, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao, và khẳng định họ “hầu hết là những cây bút trẻ Nhưng ngay

từ những tác phẩm đầu tay, họ đã chứng tỏ những đặc sắc riêng ở mức độ khác nhau” [119,34]

Trong các bài nghiên cứu về văn học chặng đường này được đăng trên các tờ báo chuyên ngành, tạp chí, đáng chú ý nhất là bài “Những yếu tố tích cực trong văn

học hiện thực thời kì 1939-1945” của Hà Minh Đức đăng trên Tạp chí Văn học số 5

năm 1963 Điều đáng quý là ngay từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã có đánh giá tương đối chính xác đối với hiện tượng văn xuôi này Một mặt, nhà nghiên cứu phê phán: “Ở mỗi tác giả, bên cạnh những sáng tác chân thực, giàu ý nghĩa xã hội, cũng có những tác phẩm mang tính tự nhiên chủ nghĩa, hướng về khai thác các đề tài, các mẫu người quái dị”, nhưng mặt khác, ông đã khẳng định những mặt ưu điểm của hiện tượng văn học này: “Nhìn chung những sáng tác trên về mặt quan điểm nhận thức và phản ánh hiện thực đều có những yếu tố tích cực” và “Nhiều tác giả trong dòng văn học hiện thực đã nhận thức

sứ mệnh chân chính của nhà văn và trách nhiệm của văn học đối với cuộc đời” [40,41]

Trong bài viết “Trào lưu hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam

1930-1945” (đăng trên Tạp chí Văn học số 5 năm 1976), tác giả Vũ Đức Phúc nhận định:

“Trong giai đoạn này (1940-1945), cũng còn xuất hiện những tác phẩm ưu tú của trào lưu hiện thực như tiểu thuyết và truyện ngắn của Nam Cao” [173,67]; “Các nhà

Trang 22

hướng về cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trên tác phẩm của mình, biểu hiện một cách hết sức kín đáo, vì bọn đế quốc kiểm duyệt rất gắt gao” [173,67]

Bên cạnh những bài viết và công trình nghiên cứu đó là cuốn sách Tiểu thuyết

Vi ệt Nam hiện đại (ra đời năm 1974-1975) của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ Trong

công trình này, nhà nghiên cứu đã rất công phu và dành nhiều tâm huyết để nói về các vấn đề của tiểu thuyết nói chung và các hiện tượng văn học cụ thể, trong đó có tiểu thuyết chặng đường 1940-1945 Tác giả cuốn sách đã dành riêng chương 2 có tên là “Những khuynh hướng tiểu thuyết hiện đại trước Cách mạng tháng Tám” Trong chương này, tác giả tập trung phân tích hai khuynh hướng tiểu thuyết là tiểu thuyết lãng mạn (mà đại diện tiêu biểu là nhóm Tự lực văn đoàn) và tiểu thuyết hiện thực Với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ở chặng đường phát triển cuối cùng, nhà nghiên cứu cho rằng: “Điều đáng chú ý là từ cuối 1939, quan điểm mỹ học của Tự lực văn đoàn đã tiến sát đến những luận điểm cực đoan nhất của các nhà lãng mạn

phương Tây thế kỷ XIX” và chứng minh qua tiểu thuyết Đẹp của Khái Hưng: “Khái

Hưng ca ngợi cái đẹp của những người điên và lên đồng ( ), đẹp là một cái gì gắn với bản năng, hoang dại và nguyên sơ, ở ngoài lĩnh vực của ý thức” [35,68] Phê phán tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chặng đường này, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ còn viết: “Khuynh hướng suy thoái rõ rệt nhất là từ những năm 1940 và đến Cách mạng tháng Tám thì Nguyễn Tường Tam đã hiện nguyên hình là một kẻ cơ hội và phản động về chính trị” [35,72]; “Cái vực thẳm cuối cùng mà các nhân vật Tự lực văn đoàn rơi vào là chủ nghĩa cá nhân cực đoan và chủ nghĩa vô luân”; “nhân vật trong cuốn tiểu thuyết cuối cùng này của Khái Hưng đã ca ngợi chủ nghĩa vô luân một cách trắng trợn ( ) không còn màu sắc lãng mạn mà đã mang dáng dấp, hơi thở của những nhân vật suy đồi trong các tác phẩm hiện đại chủ nghĩa” [35,82] Các

nhân vật Trương trong Bướm trắng, Cảnh trong Băn khoăn thì được nhận xét là

“rất gần với các nhân vật hiện sinh Sài Gòn những năm 60” [35,84]

Cho rằng “nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà viết tiểu thuyết là một miêu tả quá trình phát triển của tâm lý con người” [35,654], nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã chỉ

ra rằng tiểu thuyết của Nhất Linh đã “đi sâu vào những bi kịch, những mâu thuẫn

trong tâm hồn nhân vật” [35,90]; cốt truyện của Bướm trắng thì “thu gọn trong

những vòng tròn tâm lý hướng tâm” [35,91] Về ngôn ngữ thì nhà nghiên cứu Phan

Trang 23

Cự Đệ cũng khẳng định Tự lực văn đoàn đã “làm giầu thêm những từ ngữ miêu tả tâm lý, tình cảm của con người ( ) Để đi sâu vào đời sống tâm lý của nhân vật, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã sử dụng khá thành thạo thủ pháp độc thoại nội tâm”, và

“ta cũng bắt gặp những chương đối thoại thành công, trong đó ngôn ngữ các nhân vật quyện lẫn vào nhau, tác động lẫn nhau” [35,94]

Về tiểu thuyết hiện thực, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khẳng định đây là mảng sáng tác “có giá trị đáng kể nhất” [35,97], trong đó ở chặng đường phát triển cuối cùng, tiểu thuyết hiện thực “không rơi vào con đường bế tắc, suy đồi của chủ nghĩa

tự nhiên như tiểu thuyết hiện thực phê phán thế kỉ XIX, mà một bộ phận của nó đã bước được vào con đường mới rất có tiền đồ, con đường dẫn tới chủ nghĩa hiện thực

xã hội chủ nghĩa sau này” [35,100] Trong số những nhà tiểu thuyết chặng đường này, nhà nghiên cứu đã ca ngợi những đóng góp của Nguyên Hồng, Tô Hoài, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đình Lạp và đặc biệt đánh giá cao tiểu thuyết của nhà văn Nam

Cao Ông viết: “Qua các tác phẩm Những ngày thơ ấu, Sống nhờ, Cỏ dại ta thấy

xót thương cho những em bé sống bơ vơ, côi cút trong xã hội cũ, thiếu thốn từ miếng cơm manh áo cho đến tình thương yêu của mọi người”[35,107], “Tô Hoài, Mạnh Phú Tư đưa vào tiểu thuyết lối miêu tả phong tục của những vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ”; “Tiểu thuyết Tô Hoài giàu chất trữ tình lãng mạn bay bổng” [35,122], “Các nhà tiểu thuyết đã tiếp thu được cái vốn ngôn ngữ giàu có, mạnh khỏe của quần chúng” [35,124] Về tiểu thuyết của Nam Cao, ông viết: “Nam Cao

đã nâng tiểu thuyết hiện thực phê phán lên một mức cao hơn” [35,101], “Nam Cao đưa vào tiểu thuyết lối miêu tả tâm lý, rọi những ánh sáng mới vào bên trong tâm

hồn nhân vật” [35,121] Cùng với truyện ngắn Chí Phèo thì ở Sống mòn, Nam Cao

đã “sử dụng lối kết cấu vòng tròn” Về ngôn ngữ, Nam Cao “đã xây dựng thành công những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật” [35,124] và “Nam Cao cũng hay

sử dụng một thứ ngôn ngữ đa thanh, nhiều âm hưởng ( ), ngôn ngữ trong tác phẩm của ông là một bảng pha màu giữa ngôn ngữ người kể chuyện, tác giả và nhân vật” [35,125], “Nam Cao tự phân tích mình, phê phán cái thói tiểu tư sản của mình, tiếng cười của ông có cái giọng chua chát, quằn quại” [35,120]

Cũng trong công trình nghiên cứu này, Phan Cự Đệ đã khẳng định những đóng

Trang 24

loại tiểu thuyết tự truyện ( ) Lối tiểu thuyết tự truyện này còn quá mới mẻ đối với nước ta Nhà tiểu thuyết phải vượt lên khỏi những dư luận, những thành kiến xã hội hẹp hòi, phải dám thành thật nhìn thẳng vào mình, tự mình phân tích mình thì mới tạo nên được một sức hấp dẫn đối với người đọc” [35,121]

Có thể nói, công trình nghiên cứu Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Phan Cự

Đệ thực sự đem lại nhiều phương diện có giá trị khoa học, ở đó có nhiều vấn đề đã được tác giả gợi mở và khẳng định

Ngoài các công trình nghiên cứu có tính chất khái quát nêu trên còn có một số công trình tập trung nghiên cứu về một số tác giả cụ thể Chẳng hạn

cuốn Nam Cao - nhà văn hiện thực xuất sắc của Hà Minh Đức là một chuyên

luận khá công phu về sáng tác của Nam Cao, trong đó nhà nghiên cứu khẳng định “Sống mòn là một trong những tác phẩm có giá trị nhất trong giai đoạn

1939 - 1945” [39,133]; Tác phẩm “có những ưu điểm rất đáng kể nhưng cũng

có rất nhiều mặt bị hạn chế trong sự hạn chế chung của Nam Cao về các sáng tác thuộc chủ đề tiểu tư sản” [39,135] Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách nhận ra Nam Cao đã tiếp cận và phản ánh hiện thực bằng việc “tìm tòi những chuyện bình thường hàng ngày ý nghĩa sâu xa của đời sống và gợi lên bên trong phần lặng lẽ nghiêm ngặt của hiện tượng một cái gì sôi nổi nồng cháy” [39,171] Nhận xét về nhân vật, ông cho rằng Nam Cao đã “xây dựng được những tính cách nhân vật sâu sắc, đã miêu tả được tâm hồn nhân vật trên những chiều sâu thẳm, phức tạp và tinh vi nhất, khiến cho nhân vật có một chất sống thực, một

cá tính riêng đồng thời mang những nét phổ biến” [39,188] Những nhận xét này cho thấy sự đổi mới trong cách nhìn nhận và đánh giá giá trị hiện thực của

S ống mòn Tuy nhiên, trong phần thứ 4 của cuốn sách có tên “vài nét về nghệ

thuật” thì nhà nghiên cứu lại khá dè dặt khi nói đến giá trị nghệ thuật của tiểu

thuyết Sống mòn

Do tính chất, quy mô của các công trình nghiên cứu cùng sự hạn chế trong trình độ chiếm lĩnh đối tượng, do cái nhìn xã hội học dung tục, giáo điều và ảnh hưởng nặng nề của “chủ nghĩa đề tài” trong giới nghiên cứu, phê bình một thời nên bên cạnh một số công trình nghiên cứu có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ nêu trên còn có không ít công trình thể hiện cái nhìn hẹp hòi, phiến diện Tiêu

Trang 25

biểu cho các công trình nghiên cứu đó là cuốn Phương pháp sáng tác văn học

ngh ệ thuật của Hồng Chương Trong công trình này, Hồng Chương đã đánh giá

rất thấp về Nam Cao Ông không nhận ra sự sáng tạo độc đáo, mới mẻ của Nam

Cao, thậm chí còn đưa ra những nhận xét khá nặng nề về tiểu thuyết Sống mòn

Ông cho rằng: “Tuy còn có tính hiện thực và tính phê phán, nhưng chủ nghĩa hiện thực phê phán thời kì này biểu lộ rõ tính chất yếu đuối của thời kì suy tàn của nó Nó đi sâu vào tâm lý tế nhị của nhân vật, nó bộc lộ tâm trạng của những con người quẩn quanh, không có lối thoát và cũng không có ý chí phấn đấu” [22,40]

Ở các đô thị miền Nam, hoạt động nghiên cứu văn học “tiền chiến” cũng diễn ra khá sôi nổi với cách nhìn nhận tương đối rộng rãi, cởi mở

Trước hết, chúng tôi chú ý đến cuốn sách Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết

của tác giả Nguyễn Văn Trung (Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn, 1965) Đây là tài liệu giảng dạy cho sinh viên ngành văn ở trường Đại học văn khoa Sài Gòn Cuốn sách phác họa những nét lớn của một quan điểm phê bình văn học theo đúng mục đích của tác giả là “nhấn mạnh vào sự kiện đa nguyên về thẩm mỹ của tiểu thuyết” [212,9] Cuốn sách gồm hai phần Ở phần 1 có tên là “Tổng quát về văn chương” có nói đến một số vấn đề như xác định khái niệm về một tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ của tác phẩm văn học, quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm của mình Trong phần 2 có tên là “Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết” - có nhấn mạnh đến vấn đề nhân vật và con người trong tiểu thuyết cùng kĩ thuật xây dựng nhân vật Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo quý báu và hữu ích, một công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tiểu thuyết nói chung

Trong số các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử văn học, có lẽ đáng chú ý hơn cả là những nhận xét của Phạm Thế Ngũ Trong Việt Nam văn học sử

gi ản ước tân biên, tập III, ông đặt tiêu đề cho chương 6 là “Bộ mặt đặc biệt của mấy

năm 1940-1945” Ông coi đây là giai đoạn “phục hưng” của văn học bởi giai đoạn này “bày tỏ những dấu hiệu thay đổi quan trọng, có một bộ mặt đặc biệt” [133,610] Tác giả cuốn sách nhận định: “Mấy năm 1940-1945 thật ra không phải là cái đuôi của giai đoạn 1932, mà là một khởi đầu, đúng ra một ngã ba, một khúc quanh văn học

Trang 26

ảnh hưởng thời cuộc, cũng có sự đổi mới Sự đổi mới vào mấy năm này cốt ở những

cố gắng của những cây viết mới để rời xa khuôn sáo cũ, lãng mạn, ru ngủ hay tả chân hời hợt, đi vào phản ánh một cách sâu sắc hơn, tế nhị hơn sự thật của đời sống, nhất

là đời sống xã hội” [133,648] Cũng trong công trình này, Phạm Thế Ngũ đã đánh giá

rất cao tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh và cho rằng: “Bướm trắng có thể coi

như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín” Trên một số phương diện của nghệ

thuật tự sự, ông khẳng định: “Qua Bướm trắng, Nhất Linh cũng đã đưa ngòi bút phân

tích tâm lý vào địa hạt nhân bản muôn thuở với trường hợp bi đát con người bị giằng

co giữa tình yêu và cái chết ( ), người ta tưởng thấy rõ ảnh hưởng của Dostoievsky, của Gide khi đọc những đoạn nhân vật Trương xem xét cái thiện cái ác dưới con mắt hoà đồng hay cúi xuống thăm dò cái hố sâu tội lỗi trong tâm hồn mình” [133,463]

Cũng đánh giá về tiểu thuyết Bướm trắng, tác giả Bùi Xuân Bào trong bài viết

“Nhất Linh - hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng” đã dành những trang viết đánh giá nghệ thuật tiểu thuyết Bướm trắng Ông cho rằng “Bướm trắng là bước phát triển mới của Nhất Linh”, “Tiểu thuyết rất độc đáo Chưa bao giờ những người

đi trước hoặc đồng thời với Nhất Linh lại đẩy xa đến thế việc phân tích một tấn bi

kịch lương tâm” [153,132] Ông còn nhận định: “Đến Bướm trắng, kĩ thuật tiểu

thuyết của Nhất Linh đạt đến hoàn hảo” [153,136]

Chúng tôi cũng chú ý đến cuốn sách Lược sử văn nghệ Việt Nam - Nhà văn tiền

chi ến 1930-1945 (Vàng Sao xuất bản, Sài Gòn, 1974) của tác giả Thế Phong Cuốn

sách gồm có bảy phần, trong đó phần thứ bảy có tên là “Các nhà văn điển hình” Trong phần này, tác giả Thế Phong đề cập đến một số nhà văn tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945 như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Thụy An Hoàng Dân, Ngọc Giao, Tô Hoài, Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Trương, Trong phần nhắc đến Mạnh Phú Tư và

tiểu thuyết Sống nhờ, tác giả viết: “cuốn truyện có thể gọi là bản tự sự mà ông được lồng vào vai Dần Sống nhờ có những đoạn văn nồng nàn, chân thành, cảm động rơi

lệ” [170,73] Tuy nhiên, thật đáng tiếc là trong cuốn sách này, tác giả Thế Phong đã

không chú ý đến nhà văn Nam Cao và giá trị của tiểu thuyết Sống mòn

Điểm qua một số công trình nghiên cứu trong những năm từ 1945 đến 1986 về các nhà văn và tiểu thuyết chặng đường 1940-1945, chúng tôi thấy đã có nhiều ý kiến

có tính chất gợi mở, có những luận điểm có ý nghĩa khoa học sâu sắc Tuy nhiên vẫn

Trang 27

còn có những nhận xét về đóng góp của tiểu thuyết chặng đường 1940-1945 chưa thật thích đáng, hoặc vẫn chưa được đánh giá cao hoặc chỉ được nhận định một cách dè dặt, hẹp hòi

2.3 Giai đoạn từ 1986 đến nay

Đây là thời kì đất nước bước vào công cuộc “đổi mới” và nghiên cứu văn học cũng không nằm ngoài sự vận động ấy Rất nhiều tác giả, tác phẩm, các hiện tượng văn học, các nghi án văn học được đánh giá, xem xét lại bằng thái độ bình tĩnh, khách quan, thẳng thắn và khoa học hơn Với việc “nhìn lại” các giá trị văn học một cách cởi mở trên tinh thần đổi mới, hàng loạt các cuộc hội thảo khoa học được tổ chức và các công trình nghiên cứu được ra đời

Có thể kể đến những công trình nghiên cứu như Giáo trình Lịch sử Văn học

Vi ệt Nam 1930-1945 (Nguyễn Đăng Mạnh), Văn xuôi lãng mạn Việt Nam

1930-1945 (Nguyễn Hoành Khung, Phong Hà, Nguyễn Cừ), Chủ nghĩa hiện thực trong

văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (Trần Đăng Suyền), Trong Giáo trình Lịch

s ử văn học Việt Nam 1930-1945, tác giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã đề

cập tới mảng văn học hiện thực và đưa ra những ý kiến khá xác đáng về nội dung của mảng sáng tác này Ông cho rằng, văn học hiện thực chặng đường 1940-1945

“thiên về hướng nội, thiên về tính trữ tình Các nhà văn thường phát biểu những nghiền ngẫm, suy tư của mình về cuộc sống, về thân phận con người, về tương lai dân tộc và nhân loại Điều đó đem đến cho văn học hiện thực ở chặng đường này một màu sắc trữ tình - triết lý có sức hấp dẫn riêng” [120,86] Tác giả cuốn giáo trình này cũng khẳng định: “đóng góp đặc sắc nhất của văn học hiện thực phê phán 1940-1945 là thể truyện ngắn và tiểu thuyết (…) Do nhu cầu hướng nội, tiểu thuyết hiện thực 1940-1945 thiên về tính tự truyện, hoặc hồi ký” [120,86]

Trong chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế

kỉ XX, tác giả Trần Đăng Suyền đã khẳng định giá trị của tiểu thuyết chặng đường 1940-1945: “Tiểu thuyết 1939-1945 mất bề rộng, nhưng đã đi vào bề sâu suy tư, lắng đọng hơn, thấm đậm ý vị triết lý thâm trầm, sâu xa” [181,244] Tác giả cuốn sách cũng khẳng định nhiều tiểu thuyết chặng đường này đã “góp phần làm phát triển và cách tân tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” [181,245] Để chứng minh cho

Trang 28

biểu Chẳng hạn, ở tiểu thuyết Sống nhờ, “Mạnh Phú Tư đã đem đến cho người đọc

một câu chuyện đời thực đầy cảm động” [181,251]; tác phẩm là “sự kết hợp hài hòa giữa nét truyền thống và hiện đại, tạo nên nét riêng, độc đáo” [181,259] Với tiểu

thuyết Cỏ dại của Tô Hoài thì đã chứng tỏ “tài năng của một cây bút có biệt tài quan

sát tinh tế, sắc sảo với một kho từ vựng giàu có, phong phú, giàu giá trị tạo hình”

[181,260] Tiểu thuyết Mực mài nước mắt của Lan Khai được nhận xét là “một

cuốn tiểu thuyết tâm lý (…) ngòi bút miêu tả tâm lý của Lan Khai khá tinh tế”

[181,267] Còn Cai của Vũ Bằng thì “đọng lại trong tâm trí người đọc, hấp dẫn

người đọc chủ yếu không phải ở cái được kể mà là cách kể chuyện rất có duyên, đầy hấp dẫn của tác giả” [181,272] Trong số những tiểu thuyết Việt Nam chặng đường 1940-1945, tác giả cuốn chuyên luận này đặc biệt lưu tâm khẳng định giá trị tiểu

thuyết Sống mòn của Nam Cao Ông cho rằng, Sống mòn là “một trong số những

đỉnh cao của sáng tác Nam Cao trước Cách mạng, đồng thời cũng là một trong số những thành tựu tiêu biểu nhất của tiểu thuyết hiện thực phê phán” [181,274]; “Với

S ống mòn, Nam Cao đã hoàn thiện quá trình hiện đại hóa của tiểu thuyết hiện thực

phê phán giai đoạn 1930-1945” [181,283]

Trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập 1, nhóm các tác giả Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long, Lê Quang Hưng, Trịnh Thu Tiết đã nhận thấy

sự chuyển hướng cơ bản về đề tài và nội dung của mảng sáng tác hiện thực chặng đường 1940-1945 Các tác phẩm hiện thực thuộc chặng đường này được đánh giá là

“ít trực tiếp thể hiện các mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội như chặng đường trước” mà chủ yếu “hướng vào đề tài có tính chất phong tục hoặc là đi vào những chuyện vặt vãnh hằng ngày ít gắn với không khí thời sự của đất nước, ít đề cập tới những vấn đề xã hội rộng lớn và cũng không tập trung vào việc xây dựng những nhân vật điển hình phản diện thuộc tầng lớp thống trị với thái độ phê phán quyết liệt Thế giới nhân vật của học chủ yếu là người nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo - những nhân vật , nhìn chung, là yếu đuối, bất lực, không có sức mạnh gân guốc như chặng trước” [180,175] Nhóm các tác giả trong cuốn giáo trình này

đã khẳng định về giá trị của văn học hiện thực chặng đường 1940-1945 là “đạt tới một chiều sâu mới” [180,175]

Trang 29

Cũng trong giáo trình này, các nhà nghiên cứu nhận xét, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chặng đường cuối cùng đã “bộc lộ rất rõ những hạn chế, tiêu cực về nội dung tư tưởng” nhưng bên cạnh đó nhóm tác giả cuốn sách cũng dành những lời chiêu tuyết cho tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là đã “khá thành công khi phản ánh tình trạng bế tắc, tuyệt vọng của một bộ phận thanh niên trí thức đương thời”; “các nhân vật đều được quan sát từ góc độ con người cá nhân - một cá nhân vứt bỏ mọi sự ràng buộc của chuẩn mực đạo đức xã hội, lấy sự giải phóng cá tính ở mức độ tuyệt đối làm chuẩn mực với những phản ánh tâm lý tiêu cực cùng những hành động thể hiện sự trải nghiệm bản ngã rất cực đoan” Còn các tác giả Tự lực văn đoàn thì

“không phải không có lúc tỏ ra băn khoăn trước những chủ trương đề cao chủ nghĩa

cá nhân, cổ vũ cho lối sống Âu hóa” [180,105]

Liên quan đến việc nghiên cứu tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chặng đường này, chúng tôi cũng lưu ý đến “Lời giới thiệu” cuốn Đoạn tuyệt của nhà nghiên cứu

Phan Cự Đệ Trong bài viết này, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã có ý kiến nhận định khái quát về nghệ thuật Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì

nghệ thuật của Đôi bạn và Bướm trắng già dặn hơn, những nhận xét về tâm lý nhân

vật sâu sắc và tinh vi hơn, những trang tả cảnh gợi cảm và giàu chất thơ, lời văn trang nhã, trau chuốt hơn” [153,317] Tác giả Trần Hữu Tá cũng chỉ ra những khám phá mới của Nhất Linh trong nghệ thuật viết tiểu thuyết Ông cho rằng: “Nhất Linh đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới, tuy có chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng, những lớp, những ngóc ngách tâm lý éo le, khuất

khúc của con người” Tác giả bài viết này còn chỉ ra Bướm trắng ít nhiều có giá trị nhân

văn vì ở đó “vẫn có những trang viết gợi cho người đọc những xúc động trong sáng” [153,379]

Về tác giả Khái Hưng, chúng tôi lưu ý đến cuốn Khái Hưng - người đổi mới

v ăn chương của nhà nghiên cứu Vu Gia Trong phần đánh giá về tiểu thuyết Băn

kho ăn, ông viết: “Khái Hưng đã gióng lên tiếng chuông báo động tình trạng xuống

cấp của đạo đức; nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc đã và đang lung lay tới tận gốc rễ” [46,268] Còn khi phê bình tiểu thuyết Đẹp, ông đánh giá: “Khái Hưng

là người đầu tiên viết về giới nghệ sĩ tạo hình, và dường như tới nay cũng chưa có

Trang 30

Bên cạnh đó là hàng loạt các bộ sách Về tác gia và tác phẩm chuyên tập

hợp các bài nghiên cứu, phê bình văn học về các tác gia văn học lớn (như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng, .), cùng các chuyên luận được nghiên cứu một

cách công phu và có nhiều giá trị khoa học Chẳng hạn như chuyên luận Quan

ni ệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn của Lê Thị Dục

Tú Trong chuyên luận này, nhà nghiên cứu Lê Thị Dục Tú đã nhận ra rằng con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là “con người cá nhân đã được ý thức trong một cấp độ mới hẳn: không còn chỉ là một nhu cầu tình cảm mà là một vấn

đề xã hội, một vấn đề triết lý nhân sinh, một lập trường, quan điểm” [218,30],

trong đó các nhân vật Nam (Đẹp), Trương (Bướm trắng), Cảnh (Thanh đức) là

những đại diện cho một kiểu “tự do cá nhân tuyệt đối, đứng trên hoặc bất chấp luân lý đạo đức và quan hệ xã hội thông thường” [217,51] Các nhân vật này chính là “hiện thân của con người cá nhân chủ nghĩa cực đoan, bất chấp các quan

hệ xã hội” [217,57], “Đó là những nhân vật chỉ đại diện cho chính nó, cho cách sống và sự suy nghĩ của chính nó” [217,69] Một số phương diện khác như nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, nhãn quan ngôn ngữ mới cùng sự đổi mới của câu văn xuôi,… cũng được người viết quan tâm phân tích

Ngoài ra, chúng tôi cũng lưu ý tới những luận án Tiến sĩ Ngữ văn có đề

cập đến các tiểu thuyết chặng đường văn học 1940-1945 Chẳng hạn như luận án

của các tác giả Vũ Khắc Chương (Đặc điểm văn xuôi hiện thực Việt Nam

1940-1945 ), Nguyễn Duy Tờ (Sự vận động của dòng văn học hiện thực Việt Nam

thuy ết Tự lực văn đoàn), Nguyễn Thị Tuyến (Mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn), Lê Thị Vân, (Nhân v ật trong tiểu thuyết hiện thực Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945), Lê Hải Anh (Ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác trước

lý ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945),…

Chúng tôi cũng lưu ý đến các bài viết liên quan đến nội dung đề tài này của các nhà nghiên cứu văn học có uy tín, được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành, như bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết “Bút

Trang 31

pháp tự sự đặc sắc trong Sống mòn” (in trong Nghĩ tiếp về Nam Cao, NXB Hội nhà văn, năm 1992), nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu trong “Đọc Bướm trắng của Nhất

Linh” (Tạp chí Văn học, số 10 - 1996), nhà nghiên cứu Bích Thu trong bài “Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá văn học nửa đầu thế kỷ” (Tạp chí Văn

h ọc, số 4 - 2001), nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết “Tô Hoài, người sinh ra để viết” (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9 - 2004),

Tháng 10/2012, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng

cai tổ chức thành công hội thảo khoa học Phong trào thơ Mới và văn xuôi Tự lực

v ăn đoàn - 80 năm nhìn lại Về phần văn xuôi Tự lực văn đoàn, cuộc hội thảo đã

nhận được không ít bài nghiên cứu theo tinh thần “nhìn lại”, “đổi mới” một cách công bằng, toàn diện và khoa học Trong những bài nghiên cứu đó cũng có những ý kiến, cho dù đơn lẻ, đề cập đến giá trị của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chặng đường 1940-1945, chẳng hạn như bài viết “Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

và phong trào Thơ mới (1932-1945) - nhìn lại và suy nghĩ” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, bài “Văn xuôi Tự lực văn đoàn - 80 năm “nhìn lại”” của tác giả Nguyễn Thành Thi, bài “Những điểm nổi bật về trần thuật trong tiểu thuyết

Tự lực văn đoàn” của tác giả Nguyễn Thành,…

TI ỂU KẾT CHƯƠNG 1

Điểm qua những công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án, chúng tôi nhận thấy rằng tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945, xét trên phương diện của tự sự học, đã được giới nghiên cứu quan tâm đề cập Có không

ít những ý kiến khẳng định những thành tựu của tiểu thuyết chặng đường này Song nhìn chung vẫn chỉ là những nhận xét hoặc là rất chung chung, khái quát, hoặc là những ý kiến rời rạc, riêng lẻ Nói cách khác, chúng tôi chưa thấy có một công trình nào đề cập đến nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 một cách trực tiếp, hệ thống và toàn diện để thấy rằng những năm 1940-1945, tuy là khoảng thời gian không dài, nhưng lại có những đặc điểm riêng, có những giá trị to lớn và đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam, đánh dấu sự hoàn kết

khá viên mãn cho quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà

Trang 32

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU THEO XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI

2 1 Cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945

Theo cách hiểu truyền thống thì cốt truyện là tiến trình phát triển của các sự kiện, biến cố Những sự kiện, biến cố trong mỗi tác phẩm lại được hình thành từ hàng loạt các hành động của nhân vật Và như vậy, hành động của nhân vật chính là yếu tố đầu tiên và chủ yếu để làm nên cốt truyện Tác giả G.N.Pospelov trong công

trình Dẫn luận nghiên cứu văn học đã chỉ ra: “Trong một số trường hợp, cốt truyện

được xây dựng trên cơ sở miêu tả các hành động dứt khoát của nhân vật, trên các thời điểm “nút”, bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật” [171,39]

Nhóm tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN, H.1999 đã định

nghĩa về cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [55,88] Theo định nghĩa này, chất liệu cơ bản tạo thành cốt truyện chính là hệ thống sự kiện, những biến cố có ý nghĩa quan trọng làm thay đổi cuộc đời, số phận nhân vật, đồng thời kéo theo sự biến đổi của những mối liên hệ xung quanh nhân vật Sự kiện vừa phản ánh sự vận động của cuộc sống bên ngoài tác phẩm, vừa tạo nên sự vận động bên trong tác phẩm

Định nghĩa về cốt truyện, trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân lại cho rằng “Cốt truyện là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình ” [7,133] Như vậy, cốt truyện có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên hình thức vận động của truyện Đặc biệt, trong tác phẩm tự sự, cốt truyện luôn là yếu tố được nhà văn quan tâm hàng đầu bởi chính cốt truyện mới là cái “lõi” trong diễn biến của mỗi câu chuyện, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc

Nhìn lại quá khứ, các truyện cổ dân gian, truyện nôm của văn xuôi trung đại đều là những loại truyện chịu sự chi phối chặt chẽ bởi cốt truyện Điều này bắt nguồn từ tính “cố sự”, một đặc trưng của thể loại truyện truyền thống Những sự kiện trong câu chuyện có tác động quan trọng đối với nhân vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà phải biến đổi theo

Bước sang đầu thế kỉ XX, văn xuôi quốc ngữ ngày càng được coi trọng Việc chuyển đổi chữ viết (từ chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ) cùng những luồng gió mới của văn hóa phương Tây đã đặt ra một yêu cầu cấp bách trong việc xây dựng một nền Việt văn mới mà hạt nhân của nó phải là tiểu thuyết Lịch sử văn học cho thấy

Trang 33

ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết của chúng ta đã có những bước đi đầu tiên trong quá trình hiện đại hóa

Tuy nhiên, tính hiện đại trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tiểu thuyết không phải ngay từ lúc đầu đã được thể hiện một cách rõ nét Ngay cả một số cây bút của nhóm Tự lực văn đoàn, những người đã từng “làm mưa làm gió” trên văn đàn một thời, cũng vẫn coi cốt truyện là một trong những yếu tố hàng đầu trong tổ chức truyện Hay như một số nhà văn theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa cũng

coi trọng vai trò của cốt truyện trong tổ chức tác phẩm Trong cuốn Đời viết văn của

tôi, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã nêu lên bốn yếu tố quan trọng làm nên sức hẫp dẫn của tiểu thuyết, trong đó yếu tố cốt truyện chiếm vị trí hàng đầu Tiểu thuyết

T ắt đèn của Ngô Tất Tố cũng có một cốt truyện hết sức thống nhất, chặt chẽ, đầy

kịch tính Tất cả các sự kiện, biến cố trong tác phẩm đều có sự liên quan chặt chẽ

với nhau và thường theo quan hệ nhân quả Có thể nói, ở Tắt đèn, cốt truyện hoàn

toàn dựa vào những sự kiện, biến cố và được triển khai theo trình tự các sự việc trên

cơ sở tập trung trong một trục tình tiết cơ bản Với Giông tố của Vũ Trọng Phụng,

mặc dù tác giả đã cố gắng bao quát trên một phạm vi hiện thực rộng lớn với nhiều tuyến nhân vật đan xen, song tác phẩm vẫn giữ đựơc tính thống nhất chặt chẽ xoay quanh một cốt truyện liền mạch với một loạt yếu tố bất ngờ, đầy kịch tính Tuy nhiên,

vì chạy theo sự hấp dẫn của cốt truyện mà đôi khi một số hình tượng nhân vật trở nên khiên cưỡng, gượng ép, thiếu chân thực và sức sống

Như vậy, để sáng tạo được một tác phẩm hay, cuốn hút, các nhà văn theo phong cách truyền thống nhất thiết phải dụng công xây dựng nên một cốt truyện hấp dẫn với nhiều biến cố, sự kiện, nhiều tình tiết ly kì, éo le, đầy kịch tính Từ đó mà chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được bộc lộ

Do vẫn bị ảnh hưởng bởi tư duy tiểu thuyết truyền thống nên ở chặng đường văn học 1940-1945 vẫn có nhiều tiểu thuyết được viết theo mô hình lấy chi tiết, sự kiện làm yếu tố chính để cấu thành nên truyện Các chi tiết, sự kiện đều tập trung biểu hiện tư tưởng của nhà văn và tạo thành những cốt truyện chặt chẽ Và thực tế đã có nhiều truyện thu hút, lôi cuốn người đọc bởi kiểu cốt truyện như thế

Tác phẩm văn học là một hệ thống chi tiết nghệ thuật Trong hệ thống ấy sẽ

có những chi tiết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm nổi bật chủ đề tư tưởng và đẩy mạch vận động của tác phẩm Tuy nhiên, trên thực tế sáng tác đã có những tác

Trang 34

nhiên từ hiện thực cuộc sống đời thường nên ít có mâu thuẫn, xung đột Khảo sát tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 sẽ phát hiện được giá trị, ý nghĩa độc đáo của những chi tiết, sự kiện, tình huống mà văn xuôi trước đó chưa có

Tr ước hết, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 có nhiều chi tiết

th ể hiện cuộc sống cùng quẫn, bế tắc, đầy khổ đau bất hạnh của người dân nghèo

Được coi là tác phẩm tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945, xét về số lượng tuy không nhiều như truyện ngắn nhưng cũng đã kịp thời phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, nhiều hoàn cảnh đa dạng Nếu xét trên từng phạm vi phản ánh thì có tiểu thuyết đề cập đến những kiếp sống quẩn quanh, buồn bã, bị dồn đẩy tới đói nghèo, ly tán, tha hương của những người thợ thủ công (như Quê người của Tô Hoài), những tiểu thuyết miêu tả một cách chân thật và sâu sắc cuộc sống nghèo

khổ, bấp bênh, bế tắc của những người dân nghèo thành thị (như Ngoại ô, Ngõ hẻm

của Nguyễn Đình Lạp) Bên cạnh đó cũng có những tiểu thuyết trực tiếp đề cập tới nỗi khổ đau, bất hạnh của những người phụ nữ phải sống trong quan niệm, hủ tục, định kiến của gia đình và xã hội (như Làm lẽ, Sống nhờ của Mạnh Phú Tư),

Ngo ại ô và Ngõ hẻm được coi là một bộ tiểu thuyết liên hoàn gồm hai tập của nhà văn của Nguyễn Đình Lạp Ngoại ô chủ yếu xoay quanh gia đình bác Vuông bán dầy giò Ngõ hẻm lại là câu chuyện của gia đình Nhớn (con rể bác Vuông) làm

nghề đồ tể Với bộ tiểu thuyết này, Nguyễn Đình Lạp đã dựng lại một cách chân thực cuộc sống lầm than, cay đắng của biết bao hạng người lao động ở Vạn Thái vùng Bạch Mai, thuộc Ô Cầu Dền (nay là phố Bạch Mai thuộc quận Hai Bà Trưng,

Hà Nội) Họ là những người bán hàng cơm, hàng phở gánh, hàng giò, hàng nước, hàng rau, hàng thịt, đến đạp xích lô, đẩy xe bò, thầy lang, phường lưu manh, đâm thuê chém mướn, Họ sống mòn mỏi, bấp bênh trong thế giới tối tăm, bùn lầy nước đọng dành riêng cho người nghèo bên cạnh Hà thành hoa lệ

Ở những tiểu thuyết này có rất nhiều chi tiết thể hiện tội ác của giai cấp thống trị và bọn tay sai trong chế độ thực dân nửa phong kiến Chúng đã thi hành những chính sách tàn bạo, bất công và những thủ đoạn đè nén bóc lột người dân nghèo vô

tội Ở Ngoại ô, trong lúc người dân đang bán hàng “chạy như tôm tươi” thì lệnh cấm

giò chả thình lình được ban hành, nó giống như “một tiếng sét dữ dội đánh mạnh trên mái nhà bác Vuông và mái nhà những người đồng nghề với bác” [108,976] để rồi sau

đó gia đình bác cũng như những gia đình khác liên tiếp hứng chịu bao tai họa ồ ạt kéo đến Thông qua chi tiết này, tác giả muốn tạo ra sự tương phản giữa hai quãng thời gian của cuộc đời bác Vuông trước và sau khi lệnh cấm buôn bán giò chả được ban ra: trước - hạnh phúc, vui vẻ; sau - tan nát, chia lìa Từ đó, tác giả cho người đọc thấy

Trang 35

rằng, chính sách vô lý ấy là nguyên nhân trực tiếp đẩy những con người khốn khổ rơi vào hố sâu của những bi kịch không lối thoát

Trong Ngoại ô, cảnh bác Vuông gái bị bắt rồi bị đe dọa; cảnh bác phải cởi hết

quần áo để cho “bọn ác ôn” khám xét thân thể mình đã cho người đọc thấy được tính thô bỉ, tàn bạo và bản chất vô nhân đạo của bộ máy thống trị Ở phần cuối tác phẩm, giữa lúc gia đình bác Vuông đang vô cùng buồn đau và bối rối trong việc chôn cất bác Vuông gái chết vì bệnh tả lại một lần nữa vạch rõ bản chất tàn nhẫn, vô tình của

xã hội lúc bấy giờ: “hai ông Chánh Phó lý thản nhiên đi, bàn chuyện ngày rằm tới này thì ông Tiên chỉ sẽ khao tám mươi Ngày ấy tha hồ mà chè chén, mà xóc đĩa, cô đầu.Thật vui như tết Rồi hai ông cười ha hả, sánh vai nhau đi hớn hở như đi ăn khao vậy” [108,1010]

Như vậy, thông qua những chi tiết, sự kiện đậm chất hiện thực, tác phẩm không chỉ lên án bản chất bóc lột tàn nhẫn của bọn tay sai mà còn gióng lên một hồi chuông báo động đối với xã hội đương thời, một xã hội mà con người chỉ biết sống ích kỉ, vô tâm trước nỗi đau của người khác

Với cảm hứng nhân văn đời thường cùng với bút pháp tả chân linh hoạt, Tô Hoài cũng tái hiện bức tranh đời sống của người dân vùng ven đô với những cảnh nghèo đói Khi nghề canh cửi truyền thống tàn lụi thì làng quê ấy rơi vào cảnh tang

thương Trong Quê người, nhà văn Tô Hoài đã dựng lên hai bức tranh làng quê vào

hai thời điểm trái ngược nhau: “Xưa kia, lúc nào cũng vang lên, trong các cửa sổ lách tách tiếng thoi chạy, véo von tiếng hát đưa Chiều đến ngoài đầu ngõ, ồn ào những thợ tơ thợ cửi ra khung cửi, đứng xúm lại chuyện trò Bây giờ, vào trong làng vắng tanh Những khung cửi, guồng tơ xếp cả lại Nhiều nhà túng, bán cả đi, không hòng sinh nhai gì về nghề nữa” [108,130] Có thể nói, cái đói, cái chết luôn đe dọa khắp đồng quê, ngõ hẻm, làm biến đổi hẳn một đồng quê đang làm ăn đông vui mà chỉ sau ba tháng bỗng tàn lụi xơ xác Đau xót hơn, nhà nhà còn đem ra chợ từ cái khung cửi, cột nhà, khán thờ bài vị, câu đối, hoành phi, bát hương, nồi đồng, hòm sơn then, ống quyển đựng bằng sắc gia phả, nhưng nào có ai mua, người ta chỉ

“cất nhời hỏi một câu, rồi dần dần lảng” Bên cạnh đó là hình ảnh một đống rác có

“bâu nhâu người ra bới” hòng tìm kiếm miếng ăn Có thể nói, đặc tả cảnh chợ quê

trong những năm nạn đói hoành hành, Quê người của Tô Hoài đã phơi bày rõ sự sa

sút, cơ cực, tiêu điều của một vùng quê vào thời kì kinh tế khủng hoảng và cùng với

đó là những kiếp sống quẩn quanh, buồn bã, bị dồn đẩy tới đói nghèo, ly tán, tha hương

Trang 36

Như vậy, mặc dù không trực tiếp đề cập đến những mâu thuẫn giai cấp sục sôi, quyết liệt như văn học ở những chặng đường trước, nhưng bằng những hình ảnh rất chi tiết, cụ thể và chân thực, Tô Hoài đã đựng lên một bức tranh về đời sống của người dân quê, một bức tranh hiện thực đen tối, ảm đạm và ngột ngạt của một đất nước thuộc địa nửa phong kiến trước Cách mạng Tháng Tám

Cùng với cảm hứng phản ánh cuộc sống khổ đau, bế tắc của người nông dân, nhà văn Mạnh Phú Tư ngay từ khi trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình là

chóng gây được tiếng vang trong dư luận thời bấy giờ Trong Làm lẽ, Mạnh Phú Tư

đã kể lại cuộc đời của nhân vật chính là Trác, người phụ nữ sống trong cảnh lẽ mọn phải chịu đủ mọi nhục nhằn, đắng cay dưới sự hành hạ áp bức tàn bạo của người vợ

cả Và điều mà nhà văn muốn nhấn mạnh đến ở đây là giá trị, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ Trong con mắt của những người trong gia đình nhà chồng,

họ chỉ là một đứa ở, một vật sở hữu, một món hàng không hơn không kém Cuộc mua bán, mặc cả của hai người: bà mẹ của Trác với bà Tuân, mẹ vợ của cậu Phán được coi là một chi tiết khá đặc sắc, có giá trị không kém gì một đoạn phim hài hước, rất hay và sinh động

Sau cuộc mua bán ấy, Trác đã chính thức về làm lẽ nhà cậu Phán Cuộc đời nàng từ đấy là một chuỗi các mâu thuẫn với gia đình nhà chồng mà mâu thuẫn cơ bản và đầu tiên là mâu thuẫn giữa vợ cả với vợ lẽ Sự hiện diện của Trác trong gia đình nhà chồng đã như cái gai trong con mắt của mợ Phán khiến không ít lần cô phải ê chề ngậm đắng nuốt cay vì những cơn “ngứa ghẻ hờn ghen” trong lòng người

vợ cả Đưa ra cuộc gặp gỡ vụng trộm lén lút giữa Trác với chồng, Mạnh Phú Tư đã chứng minh rằng việc cưới hỏi của Trác chỉ là trò bịp bợm che mắt thiên hạ còn thực chất chính là mua người ở không công Trác lấy chồng thì công khai nhưng làm vợ thì lại phải lén lút Mợ Phán đã đồng ý cho chồng lấy Trác nhưng mụ lại cấm đoán gần như triệt để quyền làm vợ của cô Chỉ mới thoáng thấy chồng vào buồng vợ lẽ và nghe loáng thoáng như hai người nói với nhau điều gì đó chưa rõ là

mụ đã bịa đặt ra những chuyện không thực để ghen tuông, hành hung Trác Trong những lúc như vậy, Trác đau đớn nhưng đành chịu đựng, không bao giờ dám và cũng không đủ sức kháng cự lại Cô đành cam phận tôi đòi cho vợ cả sai bảo, cam phận làm tôi làm mọi để vợ cả trút oán hờn Sự khiếp sợ bạo lực của Trác trong đời

lẽ mọn đã làm cho ý thức của cô bại liệt Chi tiết cuối cùng của Làm lẽ là khi cậu

Phán ốm chết, Trác dắt con đi giữa đám tang chồng trong sự tủi cực của một người

Trang 37

vợ lẽ giờ đã góa bụa đã góp phần làm cho bức tranh phản ánh hiện thực thêm phong phú và có chiều sâu mới

nh ững nét phong tục, tập quán đẹp và những lề thói, hủ tục lạc hậu của con người

Văn xuôi Việt Nam trước những năm 1940 đã từng xuất hiện những cây bút viết về phong tục có tên tuổi như Khái Hưng, Trần Tiêu, Ngô Tất Tố, nhưng sau những năm 1940, khuynh hướng phong tục đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng chủ đạo trong sự nghiệp sáng tác của nhiều nhà văn Nói cách khác, một trong những cách tiếp cận đời sống của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 là việc tái hiện một cách sinh động những nét phong tục, tập quán đẹp cũng như những lề thói,

hủ tục lạc hậu của con người trong xã hội phong kiến xưa

Trong số các nhà văn ở chặng đường này, Tô Hoài nổi bật là một cây bút hiện thực xuất sắc trên phương diện viết về phong tục Điều này được giải thích từ chính quan

niệm về cuộc sống của Tô Hoài Trong Tự truyện, nhà văn đã chia sẻ rằng ông chỉ có thể

viết về những sự việc xảy ra trong nhà, trong làng mình, tức là những gì mà nhà văn quen thuộc, am hiểu, những gì mà bản thân nhà văn được trải nghiệm, chiêm nghiệm và trở thành thân thiết, gắn bó máu thịt với nhà văn Đọc Tô Hoài, ta thấy được cả những thói quen từ cách ăn mặc, nói năng, vui chơi, giao tiếp ứng xử, lễ nghi của con người ở một vùng quê, một dân tộc Vì thế, có thể nói, nhãn quan phong tục đã trở thành một trong những nét riêng, vô cùng đặc sắc và hấp dẫn của ngòi bút Tô Hoài

Trong Quê người, có nhiều chi tiết thể hiện cuộc sống quen thuộc của người

dân quê Đó là cảnh những đêm trăng sáng đẹp đẽ, thơ mộng, đám gái trai trong làng tụ tập ngồi hát xướng và tán chuyện phiếm; cảnh làng quê bước vào hội mùa xuân hay những đêm hát chèo đông vui nhộn nhịp Cảnh đám cưới của Hời và Ngây được Tô Hoài miêu tả thật tưng bừng, đẹp đẽ Qua sự miêu tả của Tô Hoài, người đọc không chỉ thấy tường tận về đám cưới với cách trang phục của cô dâu, chú rể

mà còn thấy được không khí tấp nập và đông vui của một đám cưới, đám rước dâu Chi tiết bà Ba “móc thắt lưng bao lấy ra một phong giấy đỏ” tặng cho Ngây khi tiễn cháu về nhà chồng là một phong tục đẹp của người dân Việt Nam, của cha mẹ, người thân muốn giúp đỡ con cháu có chút vốn liếng khi con, cháu đi lấy chồng Hay chi tiết nghe tin bà Vạng ốm, “người ta dập dìu kéo nhau đến thăm” cũng thể hiện là một việc làm giàu tình nghĩa Những việc làm đó đã trở thành lối sống, phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam ta từ ngàn đời nay

Trang 38

tiết đã cho thấy tình cảm vợ chồng, tình cha con, tình mẫu tử, tình bạn bè khăng khít và

tình làng xóm tắt lửa tối đèn có nhau Đọc Ngõ hẻm, độc giả đặc biệt xúc động trước

tình bạn của vợ chồng Nhớn và vợ chồng Sẹo Chi tiết Bưởi đã đem cầm đôi khuyên vàng để lấy tiền giúp đỡ Nhớn và Khuyên trốn đi Hòn Gai, rồi khi con Khuyên thiếu sữa, ngày ngày Bưởi đến cho bú thêm hay khi Nhớn đánh nhau gặp nguy hiểm, Sẹo đã

đỡ giùm lưỡi dao để rồi suốt đời mang trên thái dương một cái sẹo lớn đã chứng tỏ tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, một nét đẹp trong đạo lý dân tộc ta từ hàng ngàn đời nay Chính trong cuộc sống tối tăm, ngập trong bùn lầy của sự khó khăn, thiếu thốn ấy nhưng những con người ở vùng ngoại ô, ngõ hẻm vẫn tỏa sáng tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau khiến chúng ta thực sự cảm động

Bên cạnh những nét đẹp về truyền thống đạo lý, tiểu thuyết Việt Nam

1940-1945 cũng miêu tả những hạn chế của những lề thói, hủ tục lạc hậu của con người trong xã hội phong kiến xưa

Trong xã hội ấy, người ta đặc biệt tuân thủ một mực quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy theo đúng tinh thần Nho giáo Chính vì thế, bố mẹ Bướm trong

chẳng ra” nhưng lại là “con nhà danh giá và giàu có” Còn Lụa - cô gái mười tám đôi mươi tràn đầy sức sống lại bị cha mẹ đồng ý gả cho Toản, “một thằng oắt con”

và không mấy ngày vợ chồng không “hục hặc với nhau” Còn trong tiểu thuyết

Ngo ại ô của Nguyễn Đình Lạp, bác Vuông cũng đem kiểu hôn nhân cổ hủ để trói buộc Khuyên, con gái bác cho Pháo, một anh chàng xấu xí và đần độn chỉ vì tình bạn thâm giao của hai gia đình Cuộc hôn nhân không có tình yêu ấy đã dẫn đến hậu quả là việc Khuyên, con gái bác, đã bỏ đi theo tiếng gọi của trái tim, rồi vô hình cái sợi dây định mệnh đó lại vây hãm chính cuộc đời bác trong sự khủng hoảng, điên loạn

Cũng trong gia đình bác Vuông, việc bác Vuông gái không sinh được một mụn con giai cũng bị coi là một tội Tự cảm thấy mình có lỗi vì sinh con một bề nên bác Vuông gái đã te tái “chạy ngược chạy xuôi” đi tìm vợ lẽ cho chồng để mong kiếm thêm thằng cu nối dõi tông đường Hay chi tiết trước khi đi bán hàng, bác Vuông sẽ rất sung sướng nếu gặp khách mở hàng là một người đàn ông, đặc biệt là “một đứa trai hãy còn tinh khiết” vì bác quan niệm “gặp một vía trai bằng hai vía gái” Những chi tiết này chứng tỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào trong nếp nghĩ của những người dân vùng ven đô nói chung và vợ chồng bác nói riêng

Những thói quen xấu trong cách ứng xử, những tập tục sinh hoạt của người dân

cũng được nhiều tác giả đưa vào trang viết Ở tiểu thuyết Quê người, bà Ba đã vác

Trang 39

mõ đi chửi rao khắp làng chỉ vì thấy cháu gái bà bị đặt điều vu cáo Tiếng chửi của

bà như được truyền lại nguyên bản từ xửa xưa và bây giờ đến lượt các cô gái trẻ lại ngấp nghé sau các cánh cửa để “nhằm học lấy làm lòng” Trong truyện còn nhiều cuộc cãi vã, nhiều cuộc khẩu chiến giữa các cá nhân không phân thắng bại đã biến thành những cuộc ẩu đả quyết liệt

Cũng tương tự như vậy, mụ Ấm trong tiểu thuyết Ngõ hẻm của Nguyễn Đình

Lạp đã chửi “như hát hay” tên trộm đã ăn cắp gà của nhà mụ Tiếng chửi của mụ chẳng thua kém gì người nhà quê lắm điều, chua ngoa nào Mụ tiếc của nên đã chửi

“năm đời, mười đời đứa nào ăn trộm gà” của nhà bà Bao nhiêu câu tục tằn mụ đều

mang ra dùng Chưa hết, sáng hôm sau mụ còn bắc ghế trước nhà Nhớn mà chửi vì

đã nhận thêm hai đồng xu nữa của bà trưởng Tròn, để rồi khi không nhịn được nữa,

ba chị em Khuyên cũng “ồ ra cửa chửi mụ Ấm như mưa”

Còn trong tiểu thuyết Sống nhờ, Mạnh Phú Tư lại miêu tả chân thực và tỉ mỉ

về cảnh ngộ của người phụ nữ, là mẹ của cậu bé Dần, nạn nhân của những hủ tục tàn ác Vì góa chồng từ khi mới mười bảy, mười tám tuổi nên mỗi bước đi, hành động của người mẹ ấy đều bị mẹ chồng canh chừng theo dõi Chính vì thế, khi người mẹ của Dần đi bước nữa thì mọi điều tiếng nguyền rủa đều không ngớt vang lên Có thể nói, chính quan niệm cổ hủ, lạc hậu đã không chấp nhận người phụ nữ tìm đến cuộc đời mới mà trói buộc họ trong nặng nề, tủi nhục

Bổ sung vào mảng hiện thực ấy, Tô Hoài trong Cỏ dại cũng đã chỉ ra những

thói tục xấu trong sinh hoạt của con người Đó là tục người đàn ông cứ uống rượu là đánh vợ, là thói quen tằn tiện đến khốn khổ của người nông dân, “không dám mất một xu nào cho bác phó cạo” để rồi “nhiều lần lưỡi dao mấp xuống da, chảy máu ròng ròng”, Đi sâu vào tận cùng nỗi khốn khổ của người nông dân, các nhà văn

đã chỉ ra rằng, người nông dân khổ không chỉ vì nghèo đói, vì những hủ tục xấu, mà còn bởi chính quan niệm cũ kĩ và cách sống khổ sở tự đầy đọa mình

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945, chúng tôi thấy bên cạnh những tiểu thuyết được xây dựng theo mô hình cốt truyện của tiểu thuyết truyền thống thì cũng có nhiều tác phẩm có cốt truyện được giãn ra một cách tối đa, tức là trong truyện xuất hiện rất ít các sự kiện, biến cố lớn lao Lựa chọn kiểu cốt truyện như vậy, nhà văn luôn phải tạo ra những tình huống tâm lý, có nghĩa

là thông qua những tình huống tâm lý, nhân vật sẽ thể hiện con người thật và những nét tính cách thật của mình Đời sống tâm lý của nhân vật, do vậy, được bộc lộ

Trang 40

truyện trong tiểu thuyết Việt Nam 1940-1945 Đây cũng là lý do khiến nhiều người cho rằng tiểu thuyết ở chặng đường này rất khó kể lại theo trình tự các sự kiện như các tiểu thuyết truyền thống

Tiểu thuyết Bướm trắng được Nhất Linh viết theo xu hướng này Bướm

tr ắng mô tả quãng đời gập ghềnh của một thanh niên trí thức trong hoàn cảnh đặc

biệt Trương, một sinh viên trường Luật bị nghi mắc bệnh lao, phải tạm xin nghỉ học để chạy chữa Tình cờ, chàng gặp Thu, một cô gái giống người yêu của chàng (đã chết vì bệnh lao), chàng bị cuốn vào tình yêu một cách “mê man” ngay từ cái nhìn đầu tiên Đúng lúc ấy, bác sỹ khẳng định chàng sắp chết vì ho lao và suy tim,

cơ hội sống chỉ còn một năm Tuyệt vọng, bị ám ảnh về cái chết, lại muốn trốn tránh mối tình vô vọng, chàng lao vào cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, phung phí tiền bạc, hút thuốc phiện, gái nhảy, cá ngựa để cho chóng chết Hết tiền, thụt két, vào tù,

ra tù rồi bỗng nhiên chàng khỏi bệnh Gặp lại người yêu, Trương thấy mình bệ rạc,

xa cách và Thu chỉ còn tình thương vô hạn đối với chàng Chàng điên rồ tìm cách

hò hẹn, âm mưu thoả mãn giết người rồi tự tử Nhưng cuối cùng chàng từ bỏ ý đồ đen tối để trở về quê sống với Nhan, người con gái đã từng thầm yêu chàng

Một cốt truyện khá đơn giản, không nhiều sự kiện, không nhiều biến cố, không

có những tình tiết gay cấn nên rất khó để kể lại mà chỉ có thể tóm lược trong vài câu -

đó là cảm nhận chung của độc giả về cốt truyện Bướm trắng Vậy sự đơn giản trong

cốt truyện có làm giảm giá trị của Bướm trắng hay không?

Đọc Bướm trắng, chúng tôi nhận thấy rằng những dằn vặt, những xung đột, những biến đổi nội tâm, tâm lý nhân vật mới là những yếu tố chi phối tiến trình phát triển của cốt truyện Việc rút gọn các biến cố, sự kiện trong cốt truyện đã tạo điều kiện cho nhà văn phiêu du vào chiều sâu thế giới bên trong, vào cuộc hành trình dữ dội trong tâm hồn nhân vật, từ đó phát hiện ra những bến bờ xa lạ không thể biết trước của bản năng, linh cảm, tiềm thức và vô thức

Trong Bướm trắng, những tình huống tâm lý ngày càng xuất hiện nhiều để từ

đó tâm lý, tính cách nhân vật được bộc lộ Đặc biệt hơn nữa, những tình huống được Nhất Linh xây dựng là sự kết hợp mật thiết của những sự kiện bên ngoài với trạng thái tâm lý bên trong nhân vật Nhà văn không chỉ là người dẫn dắt đường đi cho số phận của nhân vật nữa mà đã cùng nhân vật tham gia vào trò chơi số phận Con đường đi của nhân vật, vì thế, không được định hình sẵn như một hằng số cố định mà

nó chủ động biến đổi theo sự phát triển của tâm lý nhân vật, tạo nên những bất ngờ cho người đọc

Ngày đăng: 29/08/2017, 16:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hải Anh (2017), Ngôn ngữ nghệ thuật Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ng"ữ" ngh"ệ" thu"ậ"t Nam Cao
Tác giả: Lê Hải Anh
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2017
2. Lê Tú Anh (2012), Tiểu thuyết Việt Nam 1900-1930, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ti"ể"u thuy"ế"t Vi"ệ"t Nam 1900-1930
Tác giả: Lê Tú Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2012
3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: V"ă"n h"ọ"c Vi"ệ"t Nam hi"ệ"n "đạ"i - nh"ậ"n th"ứ"c và th"ẩ"m "đị"nh
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
4. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên), (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, tập1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"ừ đ"i"ể"n tác ph"ẩ"m v"ă"n xuôi Vi"ệ"t Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
7. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thu"ậ"t ng"ữ" v"ă"n h"ọ"c
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
8. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý lu"ậ"n và thi pháp ti"ể"u thuy"ế"t
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
9. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Dotxtoiepxki (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nh"ữ"ng v"ấ"n "đề" thi pháp Dotxtoiepxki
Tác giả: M. Bakhtin
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
10. Bùi Xuân Bào (2000), “Nhất Linh - hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng”, in trong Nhất Linh, cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhất Linh - hay khuynh hướng lãng mạn phản kháng”, in trong "Nh"ấ"t Linh, cây bút tr"ụ" c"ộ"t c"ủ"a T"ự" l"ự"c v"ă"n "đ"oàn
Tác giả: Bùi Xuân Bào
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2000
11. Lê Huy Bắc (1998), “Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 9-1998, tr.66, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại”, Tạp chí" V"ă"n h"ọ"c
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 1998
12. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7-2008, tr.34, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí "Nghiên c"ứ"u v"ă"n h"ọ"c
Tác giả: Lê Huy Bắc
Năm: 2008
13. Vũ Bằng (2001), Bốn mươi năm nói láo, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ố"n m"ươ"i n"ă"m nói láo
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 2001
15. Nam Cao (2006), Sống mòn, NXB Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: S"ố"ng mòn
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2006
16. Lê Nguyên Cẩn (2011), Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của Honore de Balzac, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Balzac
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
17. Nguyễn Đình Chú (1989), “Về giai đoạn văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX- 1945”, Báo Người giáo viên nhân dân, số đặc biệt (27, 28, 29, 30, 31), tháng 7- 1989, tr.3, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về giai đoạn văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX-1945”, Báo "Ng"ườ"i giáo viên nhân dân
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 1989
18. Nguyễn Đình Chú (2008), “Phân kì lịch sử văn học Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7 - 2008, tr.3, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân kì lịch sử văn học Việt Nam”, Tạp chí "Nghiên c"ứ"u v"ă"n h"ọ"c
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2008
19. Hà Minh Châu (2010), “Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Vũ Bằng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12 - 2010, tr.32, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi Vũ Bằng”, Tạp chí "Ngôn ng
Tác giả: Hà Minh Châu
Năm: 2010
20. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang gi"ấ"y tr"ướ"c "đ"èn
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
21. Trương Chính (1998), “Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn”, Tạp chí Văn học, số 3,4 - 1998, tr.21, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn”, Tạp chí "V"ă"n h"ọ"c
Tác giả: Trương Chính
Năm: 1998
22. Hồng Chương (1962), Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ph"ươ"ng pháp sáng tác trong v"ă"n h"ọ"c ngh"ệ" thu"ậ"t
Tác giả: Hồng Chương
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1962
23. Nguyễn Đức Dân (1986), “Ngữ nghĩa thành ngữ, tục ngữ - sự vận dụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 - 1986, tr.1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa thành ngữ, tục ngữ - sự vận dụng”, Tạp chí "Ngôn ng
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1986

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w