Ngày soạn : 19/9/2008 Tiết : 18 SỰ BIẾNĐỔI MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG VẬTLÍ CỦA CÁCNGUYÊNTỐ HOÁ HỌC I.MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU: 1) Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm và quy luật biếnđổi tuần hoàn của bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá, độ âm điện nguyên tử cácnguyêntố trong một chu kì và trong một nhóm 2) Kĩ năng : - Dựa vào quy luật chung suy đoán được sựbiến thiên tính chất cơ bản trong chu kì( nhóm A)cụ thể : độ âm điện, năng lượng ion hoá thứ nhất,bán kính nguyên tử. II.CHUẨN BỊ: - HS nắm vững kiến thức các bài trước và đọc bài mới. - GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi thích hợp và tranh ảnh. III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Đàm thoại kết hợp với vận dụng kiến thức cũ khi giảng dạy. IV.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: a) Nguyên nhân nào làm cho tính chất cácnguyêntố biến đổi tuần hoàn? b) Ion X 3+ có phân lớp ngoài cùng là 3d 2 .Hãy: - Viết cấu hình electron của nguyên tử X và ion X 3+ - Xác định vị trí X trong BTH. 3. Nội dung. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Bán kính nguyên tử - GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1 SGK và cho biết bán kính nguyên tử thay đổi thế nào trong: + Một chu kì? + Một nhóm? - GV hướng dẫn HS dựa vào cấu tạo của cácnguyêntố trong một chu kì và trong một nhóm để giải thích quy luật biếnđổi của bán kính nguyên tử theo chu kì và theo nhóm. - GV kết luận cho HS : Bán kính nguyên tử của cácnguyêntố nhóm A biếnđổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân. Hoạt động 2: Năng lượng ion hoá - GV gợi ý: Khi nói đến khả năng tách electron ra khỏi nguyên tử người ta thường dùng khái niệm năng lượng ion hoá. - GV yêu cầu HS cho biết khái niệm thế nào là năng lượng ion hoá? - GV cho biết năng lượng ion hoá có kí hiệu là I và được tính bằng kJ/mol - GV bổ sung năng lượng ion hoá nói trên là năng I.BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ: - Trong một chu kì( từ trái qua phải): bán kính nguyên tử giảm dần. - Trong một nhóm( từ trên xuống): bán kính nguyên tử tăng dần. Giải thích: - Trong một chu kì ( từ trái qua phải): Cácnguyên tử có cùng số lớp electron, khi Z+ tăng → lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng→ bán kính nguyên tử giảm dần. - Trong một nhóm A( từ trên xuống dưới) Đi từ trên xuống, Z+ tăng nhưng chậm hơn so với sự tăng số lớp electron → bán kính nguyên tử tăng. II.NĂNG LƯỢNG ION HOÁ: 1) Khái niệm: Năng lượng ion hoá thứ nhất( I 1 ) của nguyên tử là năng lượng tối thiểu cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. Kí hiệu : I 1 Đơn vị : kJ/mol - Năng lượng ion hoá càng nhỏ thì khả năng tách lượng ion hoá thứ nhất( I 1 ). Ngoài ra còn có I 2 ,I 3 … có được khi tách các electron thứ 2,thứ 3 tạo thành các ion mang điện tích 1,2,3 …điện tích (+) tương ứng. I càng nhỏ thì khả năng tách electron càng dễ và ngược lại. - GV gợi ý: Trong nguyên tử electron nào dễ tách ra khỏi nguyên tử? - GV yêu cầu HS dựa vào quy luật biếnđổi bán kính nguyên tử hãy cho biết: + Trong một chu kì, nguyên tử của nguyêntố nào dễ tách electron nhất?nguyên tử nào khó tách electron nhất? Giải thích và rút ra quy luật biếnđổi năng lượng ion hoá trong chu kì? + Trong một nhóm chính,nguyên tử nguyên tử nguyên tố nào dễ tách electron nhất?Nguyên tử nào khó tách electron nhất?Giải thích và rút ra quy luật biếnđổi năng lượng ion hoá trong một phân nhóm chính? - GV có thể mở rộng cho HS biết thêm về khái niệm Ái lực electron nguyên tử: là năng lượng toả ra hay thu vào khi nguyên tử kết hợp thêm electron để tạo ion âm. + Trong chu kì: ái lực electron tăng dần + Trong nhóm A: ái lực electron giảm dần. Hoạt động 3: Độ âm điện - GV nêu ra khái niệm độ âm điện. - GV mở rộng cho HS: + Khi độ âm điện càng lớn thì tính phi kim của nguyên tử càng mạnh. + Khi độ âm điện nhỏ thì tính kim loại càng mạnh. - GV lưu ý người ta lấy F 2 (Flo) là phi kim mạnh nhất để xác định độ âm điện của cácnguyêntố khác. - GV yêu cầu HS kết luận nội dung vừa nghiên cứu. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò - GV yêu cầu HS về làm các bài tập trong SGK - GV lưu ý một số dạng bài tập so sánh bán kính nguyên tử , độ âm điện, năng lượng ion hoá. electron càng dễ. - HS trả lời: Các electron liên kết hạt nhân càng yếu thì càng dễ tách ra khỏi nguyên tử. 2) Quy luật biếnđổi năng lượng ion hoá thứ nhất: - Trong một chu kì,năng lượng ion hoá tăng dần từ trái qua phải. Giải thích: Z+ tăng→ lực liên kết giữa hạt nhân và lớp electron ngoài cùng tăng→ I 1 tăng. - Trong một phân nhóm chính(từ trên xuống), năng lượng ion hoá giảm dần. Giải thích: Z+ tăng , nhưng khoảng cách giữa electron lớp ngoài cùng với hạt nhân tăng → lực liên kết giữa hạt nhân với electron lớp ngoài cùng giảm→ I 1 giảm. III. ĐỘ ÂM ĐIỆN: 1) Khái niệm: Độ âm điện của một nguyêntố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi tạo thành liên kết hoá học. 2) Quy luật biếnđổi độ âm điện: - Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần từ trái qua phải. - Trong một phân nhóm chính, độ âm điện giảm dần từ trên xuống dưới. Kết luận: Độ âm điện của cácnguyêntố nhóm A biếnđổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân V.NHẬN XÉT –RÚT KINH NGHIỆM: . tố trong một chu kì và trong một nhóm 2) Kĩ năng : - Dựa vào quy luật chung suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì( nhóm A)cụ thể : độ. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và ion X 3+ - Xác định vị trí X trong BTH. 3. Nội dung. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: