Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngành kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển và trở thành một lĩnh vực giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của mỗi đất nước Trong thời đại mới, khi các nền kinh tế đang tiến tới sự hội nhập và toàn cầu hoá Khi tiến bộ khoa học phát triển hết sức nhanh chóng, vòng đời của các sản phẩm ngày càng ngắn lại, các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và quốc tế không ngừng sự tăng cường hợp tác để giành giật ưu thế trên thị trường, các hoạt động hợp tác đầu tư, thúc đẩy thương mại, khuếch trương sản phẩm ngày càng trở nên quan trọng và Hội chợ Triển lãm là một trong các lĩnh vực có điều kiện và phát huy hiệu quả nhất cho mục tiêu này
Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam - Doanh nghiệp Nhà nước có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức các dịch vụ hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, trong những năm gần đây là một trong những đơn vị quốc doanh hoạt động có hiệu quả và đang trên đà phát triển
Và cùng với xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Như vậy để quản lí có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp đều phải sử dụng đồng thời hàng loạt các công cụ quản lí khác nhau, trong đó kế toán được coi là một công cụ hữu hiệu, phục vụ cho việc quản lí kinh tế cả về vĩ mô và vi mô Cơ chế thị trường tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn, thử thách, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ quản lí, sử dụng vật tư, lao động, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm nên giá thành sản phẩm là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm không chỉ dừng lại ở chỗ tính đúng, tính đủ chi phí trong giá thành mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp Đây là một đòi hỏi khách quan
Trang 2Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam " cho chuyên đề tốt nghiệp của mình Nội dung chuyên đề này bao gồm 2 phần:
Phần thứ nhất : Thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam
Phần thứ hai : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Trung tâm
Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn vì vậy bài viết còn nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý của thầy cô và các anh chị
Trang 3
VEFAC là trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia Việt nam được thành lập theo quyết định số 06 / HĐBT ngày 18 tháng 01 năm 1989 của Hội đồng Quản trị, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) là một đơn vị trực thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin Hoạt động theo phương thức lấy thu bù chi, có con dấu và tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng
Trụ sở của Trung tâm tại : 148 đường Giảng võ - Quận Ba đình - Hà nội Tên giao dịch quốc tế: Việt Nam Exhibition- Fair Centre
Tên viết tắt : VEFAC Các giai đoạn phát triển:
1.1 Từ năm 1975 đến năm 1981
Khu triển lãm Giảng võ được nhà nước khởi công xây dựng từ năm 1962, nhưng do chiến tranh nên sau ngày giải phóng miền Nam, Tổng cục thông tin mới được nhận bàn giao và giao cho khu triển lãm Trung ương (thuộc Tổng cục thông tin) quản lý và tổ chức hoạt động
Trong giai đoạn này hoạt động chủ yếu là tổ chức các cuộc triển lãm về chính trị nhằm tuyên truyền biểu dương thắng lợi của dân tộc, động viên tài năng sáng tạo trong lao động sản xuất và chiến đấu, khuyến khích động viên nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
1.2 Từ năm 1982 đến năm 1989
Đây là giai đoạn của các Hội chợ Triển lãm về thành tựu kinh tế kỹ thuật toàn quốc theo quyết định số 33/HĐBT ngày 13 tháng 11 năm 1981 và chỉ thị bổ xung số 125/HĐBT ngày 2tháng 6 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ ) về việc tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Việt nam Nhà
Trang 4nước ta chủ trương "Xây dựng Trung tâm triển lãm Giảng Võ thành một Trung tâm hoạt động kinh tế kỹ thuật thường xuyên, tổ chức định kỳ hàng năm các cuộc Hội chợ triển lãm tổng hợp của cả nước nhằm tạo điều kiện cho các nghành, các địa phương trong cả nước và khách quốc tế đến trưng bày, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế " (Trích chỉ thị 153/HĐBT)
Chính vì vậy, Trung tâm triển lãm Giảng Võ được đổi tên thành Trung tâm triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Việt nam
1.3 Giai đoạn 1990 đến nay
Theo quyết định số 06/HĐBT ngày 18/1/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, trung tâm được mang tên "Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt nam" là một đơn vị kinh doanh độc lập trực thuộc Bộ Văn hoá -Thông tin, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có trách nhiệm nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà nước
2 Đặc điểm chung về tổ chức bộ máy quản lý a- Sơ đồ bộ máy quản lý
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Phòng hội chợ triển lãm Phòng dịch vụ hội chợ
triển lãm
Hãng thiết kế dàn dựng Văn phòng
Phòng Tài chính-Kế toán
Hãng quảng cáo in ấn Phòng dịch vụ tổng hợp
Phòng quản lý hạ tầng Phòng điện nước
Phòng bảo vệ Chi nhánh tại thành
phố Hồ Chí Minh
Trang 5Cho thuê văn phòng, ki ốt, cửa hàng
Tổ chức ký kết các hợp đồng biểu diễn văn hóa, văn nghệ
Phòng quản lý cơ sở hạ tầng
Chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng ở Trung tâm
Phòng Thiết kế dàn dựng:
Chịu trách nhiệm dàn dựng các gian hàng triển lãm
Cho thuê thiết bị phục vụ hội chợ như: bục bệ, tủ kính, quạt
Phòng Quảng cáo in ấn:
Trang 6Chịu trách nhiệm nhận quảng cáo, in ấn cho khách hàng trong và ngoài triển lãm, in ấn các văn bản, giấy tờ, catalogue của cơ quan, quản lý khai thác mạng thông tin Internet và phát hành tạp chí “Tiếp thị và Quảng cáo”
Phòng bảo vệ:
Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn tài sản của Trung tâm trước, trong và sau hội chợ triển lãm
Đảm bảo an toàn hàng hóa cho khách tham dự hội chợ
3 Qui trình công nghệ sản xuất
Không giống với các xí nghiệp sản xuất thông thường, dịch vụ hội chợ triển lãm là tổng thể các giao dịch trên thị trường hàng hóa có sẵn kết hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tạo nên nhu cầu tất yếu về các kênh thông tin đối với các loại hàng hóa đó
Để có được loại dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu kể trên thì mối quan hệ T- H- H’- T’ phải bắt đầu từ nhu cầu bán hàng của nhà sản xuất muốn các sản phẩm của mình được người tiêu dùng biết đến
Thu thập thông tin để tổng hợp và sàng lọc các nhóm sản phẩm tiêu biểu phù hợp, các nhà quản trị phải tính toán lên kế hoạch bước đầu cho một cuộc hội chợ triển lãm các mặt hàng mà theo họ cả người tiêu dùng và các nhà sản xuất đều quan tâm Các nhà quản trị ở đây thường là các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính để có thể tính toán một cách tương đối giữa chi phí bỏ ra và các khoản thu cả về kinh tế lẫn các lợi ích khác có thể tạo ra
Sau khi cân đối về mặt lợi ích của cuộc hội chợ có thể đem lại, nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định tổ chức hay không tổ chức cuộc hội chợ đó Nếu quyết định tổ chức hội chợ thì quá trình T H sẽ bắt đầu với việc thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng về kế hoạch tổ chức một cuộc hội chợ mới về cả qui mô ngành nghề, các loại hàng hóa có mặt trong cuộc triển lãm
Song song với quá trình thông tin quảng cáo, thì hoạt động Maketing đến từng nhà sản xuất, các hãng phân phối là điều không thể thiếu Trong lĩnh vực
Trang 7Ví dụ như:
+ Qui trình công nghệ in ấn các planô, áp phích quảng cáo
+Qui trình công nghệ dàn dựng các gian hàng di động, các sân khấu ngoài trời, các phòng triển lãm
Đến nay Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam đã tổ chức định kỳ hàng năm cho các hội chợ:
Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp từ năm 1993 Hội chợ xuân từ năm 1991
Hội chợ hàng tiêu dùng từ năm 1995 Hội chợ thời trang
Ngoài ra trung tâm còn phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức quốc tế và trong nước tổ chức định kỳ hàng năm hoặc 2 năm 1 lần các cuộc hội chợ triển lãm:
Hội chợ Thương mại quốc tế (EXPO) với VINEXAD Triển lãm Viễn thông TELECOM
Hội chợ mùa thu
Triển lãm tuần lễ tin học
Sắp tới Trung tâm sẽ tổ chức cuộc Triển lãm "Nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam" (6/2003) từ đây sẽ chọn ra các nhãn hiệu có uy tín cho các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết
Quy mô của các Hội chợ phụ thuộc chủ yếu vào chủ đề và nội dung của nó Hiện nay Trung tâm có 4 khu nhà chính A1, A2, A3 và A9 với tổng diện tích là 12000 m2 dùng để làm các khu trưng bày, các hội chợ Triển lãm định kỳ, tổng
Trang 8dựng gian hàng chất lượng các dịch vụ ngoại vi và phong cách tổ chức tiếp thị
4 Đặc điểm tổ chức bộ máy và hình thức sổ kế toán ở Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam
Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn hình thức và bộ máy kế toán phù hợp, phân công lao động kế toán hợp lý kết hợp giữa các bộ phận kế toán có liên quan nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ kế toán Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam là một doanh nghiệp hạch toán độc lập có tổ chức bộ máy kế toán riêng, thực hiện công tác kế toán từ khâu lập chứng từ cho dến việc lập các Báo cáo Tài chính Trung tâm áp dụng hình thức tổ chúc công tác kế toán tập trung, có phòng Kế toán-Tài chính để tổng hợp thanh toán hạch toán về hoạt động kinh doanh Từ năm 2000 Trung tâm đã triển khai ứng dụng kỹ thuật tin học trong công tác kế toán Mọi chứng từ kế toán dù phát ở bộ phận nào cũng đều tập trung về phòng kế toán dể xử lý
Trang 9a- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Với mô hình kế toán tập trung còn gọi là kế toán một cấp Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán Phòng kế toán trung tâm của đơn vị sẽ thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị Các đơn vị trực thuộc Trung tâm thì không mở sổ sách và hình thành bộ máy nhân sự kế toán riêng; toàn bộ công việc ghi sổ lập báo cáo kế toán đều thực hiện ở phòng kế toán trung tâm; các đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện hạch toán ban đầu theo chế độ báo cáo sổ
b- Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
.Trưởng phòng Kế toán (Kế toán trưởng): là người có chức năng tổ chức , kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách Với chức năng này, kế toán trưởng là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính cho Giám đốc điều hành Kế toán trưởng của Trung tâm do nhà nước bổ nhiệm giữ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán
TM và công
nợ
Kế toán
tiền gửi và
vật tư
Kế toán tiền lương và
BHXH
Kế toán chi phí giá
thành và TSCĐ
Thủ quĩ
Trang 10chức năng là giám sát viên kế toán- tài chính của nhà nước đặt tại doanh nghiệp.Nhiệm vụ của kế toán trưởng là tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là : thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh
.Phó phòng kế toán: là người chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng Có nhiệm vụ phổ biến các kế hoạch, chương trình thực hiện công tác chuyên môn trong bộ máy; là người ký duyệt một số hóa đơn chứng từ trong nhiệm vụ quyền hạn của mình.Phó phòng kế toán có thể kiêm nhiệm kế toán tổng hợp
.Kế toán tổng hợp: có trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán để lập báo cáo Tài chính vào cuối mỗi tháng, quý, năm để báo cáo lên cấp trên và cơ quan quản lý chức năng của nhà nước
Kế toán tiền gửi và vật tư: theo dõi các khoản tiền gửi ở ngân hàng thông qua các bản sao kê của ngân hàng kèm theo các giấy báo nợ, có sau đó đối chiếu với các chừng từ gốc Đồng thời cũng theo dõi tình hình xuất nhập và tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
.Kế toán tiền mặt và công nợ: theo dõi việc thu chi tiền mặt, các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ và thanh toán với khách hàng, thanh toán với ngân sách nhà nước
Kế toán tiền lương và BHXH: căn cứ vào Bảng chấm công để tính lương cho cán bộ công nhân viên Trên cơ sở đó tính ra BHXH,BHYT và KPCĐ
Kế toán chi phí kinh doanh, tính giá thành và kế toán TSCĐ: phản ánh kịp thời , đầy đủ chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh đối với từng hoạt động kinh doanh cụ thể để làm cơ sở tính giá thành của từng loại sản phẩm dịch vụ và theo dõi tình hình biến động của TSCĐ để lập Bảng đăng ký khấu hao TSCĐ với Bộ Tài chính, sau đó dựa trên Bảng đăng ký khấu hao hàng Quý, kế toán tính toán số khấu hao phải trích và lập Chứng từ ghi sổ để phản ánh số khấu hao TSCĐ
Trang 11
Các loại sổ sử dụng trong hình thức Chứng từ ghi sổ bao gồm:
+Chứng từ ghi sổ
+Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ +Sổ cái các tài khoản
+Sổ chi tiết: mở riêng cho từng tài khoản cần theo dõi chi tiết
Tuy nhiên trong thực tế áp dụng tại Trung tâm, các loại Chứng từ ghi sổ không được ghi cho các Tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng vì để thuận lợi trong việc áp dụng kế toán máy vào các nghiệp vụ thì ở Trung tâm Hội chợ
Triển lãm Việt Nam sử dụng luôn các sổ chi tiết và các chứng từ như: Phiếu thu
Phiếu chi Sổ phụ ngân hàng
Để thay Chứng từ ghi sổ trong việc vào máy không mất 2 lần cho một nghiệp vụ và cũng không gặp phải các vấn đề như khử trùng
Các loại chứng từ kế toán thường sử dụng:
Trang 12+Phiếu thu +Phiếu chi
+Giấy đề nghị tạm ứng và thanh toán tạm ứng +Giấy đề nghị xuất vật tư và Phiếu xuất kho
+Hóa đơn GTGT, hóa đơn tiền điện nước, điện thoại +Bảng thanh toán lương và Bảo hiểm xã hội
+Các chứng từ khác
_Phương pháp kế toán hàng tồn kho Trung tâm đăng ký áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên
_Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp giá hạch toán
-Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC CHỨNG TÙ GHI SỔ:
Trang 13Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu
- Hệ thống tài khoản kế toán và Báo cáo tài chính
_Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.(Các tài khoản chi tiết được thiết lập riêng để thuận lợi cho quá trình hạch toán kế toán của Trung tâm nhưng vẫn đảm bảo tính đúng đắn và thống nhất theo qui định)
CHỨNG TỪ GỐC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
BÁO CÁO KẾ TOÁN
Trang 14_Hệ thống báo cáo tài chính của Trung tâm được lập theo mẫu qui định của Bộ Tài Chính (qui định tại quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) gồm các báo cáo sau:
+Bảng cân đối kế toán
+Báo cáo kết quả kinh doanh +Báo cáo lưu chuyển tiền tệ +Thuyết minh báo cáo tài chính
Các loại Báo cáo trên thường được lập theo từng quí
II TÌNH HÌNH THỨC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM HỘI TRỢ TRIỂN LÃM VIỆT NAM
1 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:
Tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam do kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù là tổ chức hội chợ triển lãm nên việc xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu phí là không hoàn toàn đơn giản Trung tâm vừa sản xuất các ấn phẩm phục vụ việc quảng cáo lại vừa in ấn các planô, áp phích phục vụ hội chợ Ngoài ra việc dàn dựng các gian hàng triển lãm, sân khấu ngoài trời cũng đều khiến việc xác định giới hạn tập hợp chi phí hay xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được chi tiết rõ ràng là rất phức tạp
Qui trình sản xuất các ấn phẩm, planô, áp phích là một qui trình khép kín, không có sản phẩm dở dang Do vậy Trung tâm xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng loại sản phẩm Trong chuyên đề này ta quan tâm chủ yếu đến việc tập hợp chi phí của các sản phẩm là các ấn phẩm quảng cáo, tiếp thị phục vụ cho hội chợ
1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Để thực hiện việc sản xuất, kinh doanh của mình, Trung tâm phải bỏ ra nhiều chi phí mà nội dung, mục đích, công dụng của từng loại là không giống nhau Để thực hiện tốt công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Trung tâm phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí, cụ thể như sau:
Trang 15+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu chính bao gồm: Băng rôn, áp phích, giấy bìa, mực in, bản kẽm
Nguyên vật liệu phụ bao gồm: giẻ lau máy, dầu hoả, băng dính
+Chi phí nhân công trực tiếp: gồm lương chính, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương phát sinh trong kì của công nhân sản xuất
+Chi phí sản xuất chung: lương nhân viên quản lí , các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng, chi phí vật liệu, CCDC, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
Việc phân loại này có tác dụng cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, làm căn cứ cứ xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam
a.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
_Đặc điểm sử dụng nguyên vật liệu tại Trung tâm:
Nguyên vật liệu chính của Xưởng in ấn tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam là giấy , giấy bao gồm, nhiều loại khác nhau như giấy VP, giấy báo Nga, giấy trung quốc, giấy offic, giấy Bãi Bằng Giấy bìa như giấy VP, bìa coche Ngoài ra tuy theo đặt hàng của khách mà Trung tâm sẽ khai thác ở nhiều nguồn khách hàng khác nhau để sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng Ngoài giấy và bìa thì nguyên vật liệu chính bao gồm mực in và bản diazo 20 Bản diazo 20 phục vụ cho chế bản gồm nhiều loại Bản diazo 20 cho máy 16 trang loại 2 màu của Đức, Tiệp,bản diazo 20 cho máy 8 trang 2 màu mực in cũng có rất nhiều loại: Mực in đen nội, mực in đen Đức, mực in màu Đức, mực in màu Trung Quốc, Nhật Hiện nay chủ yếu dùng loại mực ngoại Vật liệu phục vụ cho khâu hoàn thiện sử dụng nhiều loại khác nhau như: chỉ khâu tay, chỉ khâu pêcô, chỉ nilanh, bột hồ, keo, thép đóng
Giá vật tư thực tế xuất kho được tính theo phương pháp thực tế đích danh
_Chứng từ sử dụng:
Phiếu xuất kho mẫu số 02 - VT
Trang 16Báo cáo kiểm kê vật tư tồn kho
Sổ sách sử dụng:
Sổ chi tiết: hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
Thẻ kho: Về cơ bản giống mẫu số 06 - VT
Sổ chi tiết TK 152 được thiết kế theo đặc điểm hạch toán hàng tồn kho của công ty là phương pháp giá thực tế đích danh
Trung tâm chỉ mở một sổ chi tiết TK 152 theo dõi tất cả các loại vật tư mỗi loại vật tư được mở một trang riêng
_Qui trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp:
Đối với những loại vật tư của khách hàng mang đến để gia công thì kế toán không theo dõi về giá trị mà chỉ theo dõi về số lượng trên thẻ kho tại một kho riêng Việc nhập, xuất , tồn kho chỉ theo dõi về số lượng, đến cuối kỳ sản xuất kinh doanh sẽ thanh toán với khách hàng về vật tư này trên cơ sở số sản phẩm bàn giao
Đối với những loại vật tư khác của nhà máy khi xuất, nhập được theo dõi cả về số lượng và giá trị khi nhập vật liệu căn cứ vào”Biên bản kiểm nhiệm vật tư “ được nhập khi nhập giao vật tư “Hoá đơn mua hàng” kế toán sẽ lập “Phiếu nhập kho vật tư “ Các chứng từ này sẽ là căn cứ để kế toán vào sổ “Sổ chi tiết vật liệu “ được mở chi tiết cho từng loại vật liệu theo dõi cả về số lượng và giá trị định kỳ 5 đến 7 ngày vào bảng “Bảng tổng hợp nhập vật tư “Bảng tổng hợp xuất vật tư” Hàng tháng vào ngày 25 xoá sổ chi tiết vật liêu Căn cứ số tồn kho
Trang 17trong sổ chi tiết vật liệu vào “Sổ tồn kho vật liệu “ chuyển cho kế toán tổng hợp Cuối quý kế toán vật tư tính toán, tổng hợp số lượng và giá trị nhập, xuất, tồn kho để lập báo cáo tổng hợp N-X-Tvật tư để đối chiếu với kế toán tổng hợp, đối chiếu với kế toán theo dõi ngân hàng, tiền mặt khớp với những chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp căn cứ chứng từ ghi sổ, sổ cái
Tại phòng in ấn thuộc Trung tâm, mọi nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu đều phải xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất cụ thể, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức sử dụng nguyên vật liệu Trên từng phiếu xuất kho đều ghi rõ mục đích sử dụng cho tài liệu nào, số lượng, số tiền, địa điểm sử dụng cụ thể, những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm sẽ được kế toán tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng, cụ thể cho từng loại tài liệu Viêc hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Tại Trung tâm giá vật liêu nhập kho được tính như sau:
Chi phí nguyên vật liệu chính như giấy in, bản dia 20, mực in Xuất dùng trực tiếp cho sản xuất được kế toán phản ánh cụ thể chi tiết cho từng đối tượng sử dụng
Nợ Tk 6271 : 733441751 Có TK152(1521) : 733441751
Chi phí nguyên vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp cho sản xuất : bột hồ keo, dây thép đóng ghim sách , ghim
Nợ TK 621 : 6445000 Có TK152(1522) : 6445000
Căn cứ vào các số liệu tập hợp được cuối tháng kế toán tổng hợp lập “Bảng phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp theo đối tượng sử dụng”
Cuối kỳ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chi tiết theo đối tượng sử dụng
Giá thực tế vật = Giá mua (chưa + Chi phí thu mua liệu nhập kho có thuế VAT) (vận chuyển, bôc dỡ)
Trang 18Mẫu 01: PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 1 tháng 6 năm 2002 Số 150/VLC
Nợ 6271 Có 1521
Họ tên người nhận hàng: Anh Hùng - Phân xưởng in ấn Lý do lĩnh: In tạp chí tiếp thị gia đình
Lĩnh tại kho: Vật liệu chính ST
T
Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư, hàng hoá
Mã số
ĐVT
57 K61x58
Tờ 135.550 246.730 46.999.252 02 Giấy Đài loan
200 K62x86
Tờ 2.405 1.680.350 4.041.242
Phụ trách bộ phận cung tiêu (đã ký)
Kế toán (đã ký)
Thủ kho (đã ký)
Người nhận (đã ký)
Phụ trách đơn vị
(đã ký)
Trang 19Mẫu 02: Bảng tổng hợp xuất vật liệu chính (trích)
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT VẬT LIỆU CHÍNH Trang số 8
Tháng 6 năm 2002
Số PN,PX
Nơi giao nhận
Tên quy cách vật tư
ĐVT
Giá đơn vị
Ghi có TK 1521
TK6271 642 627
154 (PX cắt rọc)
641.2 Số
lượng
Thành tiền
Chế bản
PX máy Mang
sang
731.534.152
14672680
6824052995
1.116.077
691.200
33.340.100
0
164
Chế bản
Wg 70k61x85
Tờ
100 44.424
424 16
8
Ap phích
Mực đỏ Nhật
Kg
0,324
30365
30365 30365
30.365 16
9
Máy dao kho
Giấy TQ K79x109
Tờ
2000
69.1200
691200
Giấy lót 180
PLANO
Giấy BBK76g/m2
Kg
9035
91.253.500
91.253.500
91.253.500
Trang 20190
Sách Thị trường
Hộp carton 3 lớp
Cái
1500
4.650.000
4.650.000
4.650.000 19
5 In Unicep
Giấy good free 70
Tờ
500 222.120
222.120 20
0
In TC tiêu dùng
Bản dia20 8 trang
Bản
12 391.200
391200
391200
222.120 In
TCTTGĐ
Bản dia20 8 trang
Bản
12 39.1200
391200
391200 In giáo
dục
Bản dia20 8 trang
Bản
01 32.600
32600 32600 Mỹ
thuật
Bản dia20 8 trang
Bản
15 489000
489000
Người lập biểu (đã ký)
Kế toán trưởng (đã ký)
Trang 21CHỨNG TỪ GHI SỔ
(Trích) số 314 Kèm theo:
Ngày 29 tháng 6 năm 2002
Trích yếu Tài khoản Số tiền
Xuất vật liệu chính
6271 733.441.751
154 (PX in)
Ngày 29 tháng 6 năm 2002
Trích yếu Tài khoản Số tiền
Xuất vật liệu phụ 6271 6.445.000 62712 3.268.095
Trang 22CHỨNG TỪ GHI SỔ
(căn cứ vào sổ cái phân bổ CP)
(Trích) số 337 Kèm theo:
Ngày 29 tháng 6 năm 2002
Trích yếu Tài khoản Số tiền
Kết quả chuyển CPNVL trực tiếp vào thành sản phẩm
Kế toán trưởng (đã ký)
Trang 23313
Nhập lại vật liệu (PX máy)
314
Vật liệu chính 1521 733.441.751 Vật liệu phụ 1522 6445000 31
6
Kết chuyển chi phí
Vật liệu vào giá thành sản phẩm
Cộng phát sinh 739886751 739886751
Cộng luỹ kế 2834640506 2834640506 b Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Trang 24Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên kế toán lập bảng thanh toán tiền lương Căn cứ và bảng thanh toán tiền lương ké toán lập bảng tính và phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương của CBCNV thực tế phát sinh trong tháng
Tỷ lệ trích BHXH là 20% trong đó 15% do công ty nộp tính vào chi phí kinh doanh, 5% do CBCNV đóng góp tính trừ vào lương hàng tháng
Tỷ lệ trích BHYT là 3% trong đó 2% do công ty nộp tính vào chi phí kinh doanh, 1% do CBCNV đóng góp tính trừ vào lương hàng tháng
Tỷ lệ trích KPCĐ là 2% do công ty nộp tính và chi phí kinh doanh
_Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công mẫu số 01 - LĐTL
Bảng thanh toán tiền lương mẫu số 02 - LĐTL Bảng thanh toán BHXH mẫu số 04 - LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng mẫu số 05 - LĐTL
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành mẫu số 06 - LĐTL
Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết:
Sổ chi tiết theo dõi tài khoản 334, 338, 622
_Quy trình hạch toán
Để hạch toán số lượng lao động, trên cơ sở các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc lương, thôi việc Bộ phận quản lý lao động và tiền lương lập " Sổ danh sách lao động" Sổ này cho biết số lượng
Trang 25lao động hiện có trong trung tâm bao gồm, cả lao động dài hạn, tạm thời, laođộng trực tiếp, gián tiếp Sổ này là cơ sở để tính lương phải trả và các chế độ khác cho người lao động trong doanh nghiệp
Để hạch toán về thời gian lao động, tại mỗi phòng của Trung tâm, trưởng phòng lập "Bảng chấm công" Bảng này theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ bảo hiểm xã hội , để có căn cứ tính trả lương, bảo hiểm xã hội cho từng người trong Trung tâm Căn cứ vào "Bảng chấm công", kế toán phần hành lập "Bảng lương" cho từng tổ sản xuất, từ "Bảng lương" của từng tổ sản xuất, kế toán tổng hợp vào "Bảng thanh toán tiền lương" của toàn trung tâm "Bảng thanh toán tiền lương" là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động, kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động và là căn cứ để thống kê về lao động
Đối với trường hợp nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động, thai sản,kế toán lập chứng từ cho nghỉ việc và ghi vào "Bảng chấm công"
Để hạch toán kết quả lao động, người giao việc cho từng bộ phận sản xuất lập "Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành", phiếu này được chuyển đến phòng kế toán để tính lương thưởng Nếu kiểm tra, nghiệm thu phát hiện sản phẩm hỏng, cán bộ kiểm tra lập "Phiếu báo hỏng" để làm căn cứ lập biên bản xử lý
Căn cứ vào các chứng từ gốc: Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán làm đêm, làm thêm giờ, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng Tính toán số tiền để ghi vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Số liệu trên bảng phân bổ số 1 là căn cứ để ghi vào sổ kế toán và được sử dụng để tính giá thành sản phẩm
Từ các chứng từ gốc, kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ theo từng nghiệp vụ riêng biệt Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu theo trình tự thời gian Từ đây, kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào sổ Cái các tài khoản: TK334, TK 335, TK 338,TK 622, TK 154
Trang 26QUỸ LƯƠNG TRẢ THEO SẢN PHẨM
Tháng 6 năm 2002 Phân xưởng in ấn ĐVT: Đồng VN S
TT
Tên tài liệu
Số lượng in theo hợp đồng
Ruột
Bài màu
Đơn giá trên 1 triệu trang thành phẩm
Số trang thành phẩm nhập trang
Tổng số tiền
Trang Màu
1 TCTTG
Đ 4050 168 71 410 15.146,541 696.600 10551 2 Mỹ thuật 2383 140 2 4 347.334,201 33.984 11804 3 Tiêu
dùng 6000 108 2 4 35.587,592 26544 944,6 4 Tiếp thị 6000 124 2 4 305.055,373 37488 11435 5 Quảng
cáo 6000 132 54 4 351.076,309 39936 14020 6 Planô 1000 84 84 4/10 16.909,925 1231 21
Trang 275.429.400 – 703.650 = 4.725.750 đồng Đơn giá 1h mức
công nhân trực tiếp sản xuất
Lương phải trả cho công nhân theo sản phẩm = số giờ mức thực hiện được của công nhân đó x đơn giá 1 giờ mức của công nhân trực tiếp sản xuất
Tài liệu tháng 6/2002
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là : 41.908.600 Vậy số phải trích nộp : 41.908.600 x 19% = 7.962.634đ
Trang 28Trong đó: BHXH 15% = 6.286.290 (đ) BHYT 2% = 838.172 (đ)
622
3383 3382 3384
7.962.634
6.286.290 838.172 838.172
Cuối tháng kế toán tổng hợp phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất vào giá thành sản phẩm theo định khoản
Nợ TK 154: 7.962.634 Có TK 622: 7.962.634
Trang 29BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP BHXH, BHYT, KPCĐ
Tháng 6 năm 2002 Tài khoản 334
Ghi nợ TK Tài khoản 338 Tổng cộng Tổng cộng - TK”622 CP nhân công
Trực tiếp”
Tạp chí gia đình số 192
87.376100 1.139.204
7.962.634 114.676
96.338.734 1.253.880
Cộng 87.376.100 7.962.634 96.338.734
Người nộp (đã ký)
Kế toán trưởng (đã ký)
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
Tháng 6 năm 2002
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải TKĐƯ
Số tiền Số Ngà
29/6/2002 330 Lương công nhân
sản xuất chính 334 87.376.100 331
Kết chuyển lương vào giá thành sản phẩm
1541 87.376.100 335 Trích BHXH, 338 7962.634
Trang 30BHYT, KPCĐ 336
Kết chuyển BHXH, BHYT, KPCĐ vào giá thành sản phẩm
Cộng phát sinh 95.338.734 95.338.734 Cộng luỹ kế 152.634.768 152.634.768 c Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất và những chi phí ngoài hai khoản vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp phát sinh ở các phân xưởng dàn dựng và in ấn
Chi phí sản xuất chung ở Trung tâm bao gồm: - Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí về lương và các khoản trích theo lương của CBCNV -
+ Chi phí khấu hao TSCĐ :
Đây là chi phí lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của toàn Trung tâm Với đặc thù hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê các gian hàng cùng cơ sở hạ tầng phục vụ triển lãm, hội thảo khiến cho chi phí sản xuất chung được phân bổ cho dịch vụ hội chợ lớn hơn rất nhiều so với các sản phẩm in ấn Tuy nhiên do các ấn phẩm được sản xuất ra để phục vụ cho các chương trình quảng cáo, giới thiệu tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia hội chợ Cho nên việc trích và phân bổ khấu hao cho từng loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt được coi trọng
Tài sản cố định của Trung tâm đều là tài sản cố định hữu hình bao gồm: Nhà xưởng: nhà xưởng Plexo, nhà kho, nhà làm việc
Máy móc thiết bị công tác, các bộ dàn dựng, thiết bị dàn dựng Dụng cụ quản lý: máy điều hoà, máy chấm công, máy Photocopy
Chứng từ sử dụng:
Trang 31Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ được thiết kế bao gồm các cột sau: Ngày CT, Số CT, Mã TSCĐ, Tên TSCĐ, Nguyên giá tăng, Nguyên giá giảm, Hao mòn luỹ kế tăng, Hao mòn luỹ kế giảm
Thời gian sử dụng Mức trích KH hàng năm Mức trích KH hàng tháng =
12
Với Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam, toàn bộ khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đường ống, phòng làm việc đều được tính vào chi phí sản xuất chung.Theo quyết định 166, toàn bộ TSCĐ của Trung tâm được chia thành : Máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ,gian hàng di động, sân khấu, nhà cửa vật kiến trúc Việc theo dõi khấu hao toàn Trung tâm được phòng Kế toán thực hiện hàng tháng