1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee

96 582 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế Việt Nam với những chính sách mở cửa thu hút nhiều vốn đầu tư của trong và ngoài nước thúc đẩy sự phát triển không ngừng của nền kinh tế

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi vấn đề,

từ đó đặt ra cho các cấp quản lý doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

Sự phát triển vững mạnh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó khả năng ứng xử giá linh hoạt, biết tính toán chi phí, biết khai thác những tiềm năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt lợi nhuận như mong muốn

Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

Thông tin chi phí, giá thành có ý nghĩa sâu sắc với công tác quản trị doanh nghiệp bởi vì trên cơ sở đó người làm quản lý mới xây dựng được cơ cấu chi phí sản xuất, cơ cấu sản phẩm sao cho hợp lý

Nhận thức được tầm quan trọng trên tôi đã chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình

Đề tài mà từ trước tới giờ chưa có ai nghiên cứu tại công ty Limyee và đây cũng là một công ty sản xuất có nhiều loại sản phẩm khác nhau như vậy khi tìm hiểu chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hầu như tìm hiểu toàn bộ các phần hành kế toán như nguyên vật liệu, tiền lương, tiền mặt…

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của luận văn là vận dụng lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được học ở trường và nghiên cứu thực tiễn từ đó đưa ra phân tích, đưa ra kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee

Trang 2

3 Mục đích nghiên cứu chuyên đề

Hệ thống hóa lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát được đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

4 Phạm vi nghiên cứu chuyên đề

Phạm vi nghiên cứu chuyên đề là tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí và giá thành các sản phẩm tại phân xưởng I của công ty TNHH LimYee

Nguồn tài liệu được sử dụng là các thông tin và số liệu thực tế đã khảo sát, thu thập được tại phân xưởng I của công ty trong quá trình thực tập tại đơn vị từ ngày 09/05/2011 đến ngày 30/06/2011

5 Phương pháp nghiên cứu chuyên đề

Phương pháp thu thập số liệu và số học: phương pháp này căn cứ vào những chứng từ kế toán thực tế phát sinh tại phân xưởng được tập hợp vào sổ kế toán và đã được kiểm tra tính chính xác, hợp lý của chứng từ

Phương pháp phỏng vấn: trong thời gian thực tập hai tháng tại công ty em đã

có cơ hội để tiếp xúc với bộ phận kế toán vì thế em đã trao đổi với nhân viên phòng

kế toán về cách thức kiểm tra chứng từ, hạch hoán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ…

6 Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài gồm 4 chương (ngoài mở đầu và kết luận)

Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Tổng quan về công ty LimYee

Chương 3: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee

Chương 4: Đánh giá thực trạng và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LimYee

Trang 3

1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất là các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm)

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, người ta phân loại chi phí sản xuất theo nhiều cách khác nhau:

 Phân loại chi phí theo nội dung (tính chất) kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong quá trình sản xuất kinh doanh Phân loại theo cách này chi phí được chia thành các yếu tố sau:

• Chi phí nguyên liệu vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ trừ nguyên liệu, vật liệu bán hoặc xuất cho XDCB

• Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thường xuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ Bao gồm cả chi phí BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước theo quy định Không bao gồm chi phí nhân công cho XDCB hoặc được bù đắp bằng các nguồn kinh phí khác như: Đảng, đoàn các khoản chi từ quỹ khen thưởng, phúc lợi

Trang 4

• Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh.

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chi dùng những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí

 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của các loại chi phí hay còn gọi là theo khoản mục giá thành sản phẩm:

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân thành những khoản mục tương ứng với những khoản mục giá thành, những chi phí có chung công dụng kinh tế được xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt tính chất kinh tế của chi phí đó như thế nào

Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất gồm có ba khoản mục chi phí:

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm có nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ

• Chi phí nhân công trực tiếp: là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền công, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (các khoản trích trên tiền lương theo tỷ lệ quy định)

• Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng như tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất, các chi phí dịch vụ, lao

vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng

 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

• Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm

• Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc

Trang 5

1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành.

1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là tổng số biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa tính cho một khối lượng sản phẩm (lao vụ) nhất định đã hoàn thành

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.

 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán

Theo cách phân loại này thì giá thành chia làm hai loại:

• Giá thành sản xuất: là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung

• Giá thành sản xuất toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ Giá thành toàn bộ là căn cứ để tính toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở dữ liệu tính giá thành

• Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng sản xuất kế hoạch

• Giá thành định mức: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho đơn vị sản phẩm

• Giá thành thực tế: là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh trong kỳ Giá thành thực tế là chỉ tiêu tổng hợp, cơ sở để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của một quá trình sản xuất Do đó giữa chúng có những điểm giống nhau và khác nhau

 Xét về bản chất: thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao hàm các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất

 Xét về mặt lượng thì giữa chúng lại có sự khác nhau:

• Chi phí sản xuất là toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)

Trang 6

• Còn giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến sản phẩm

đã hoàn thành trong kỳ

Mối quan hệ này biểu hiện ở công thức sau:

Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất

sản phẩm = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong kỳ - dở dang cuối kỳ

1.1.4 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Để tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp được tốt, kế toán chi phí giá thành cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Căn cứ đặc điểm tính chất quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm và đơn vị tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp mà xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng như đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp

Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao lao động, vật tư, các dự toán chi phí phục vụ và quản lý sản xuầt nhằm thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động trong sản xuất cũng như trong quản lý, vạch ra được mức độ và nguyên nhân của những lãng phí và thiệt hại ở từng khâu sản xuất

Tổ chức kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính toán chính xác và kịp thời giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra Xác định kết quả hạch toán kinh tế nội bộ của các phân xưởng, bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp

1.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất

1.2.1.1 Khái niệm

Đối tượng kế toán CPSX là phạm vi, giới hạn mà CPSX cần phải tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và yêu cầu tính giá thành sản phẩm

1.2.1.2 Căn cứ xác định đối tượng chi phí sản xuất

Cơ cấu tổ chức sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất

Trang 7

1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

1.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp

Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp được sử dụng đối với các chi phí có liên quan đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Theo cách này khi phát sinh khoản chi phí có liên quan đến đối tượng nào thì kế toán sẽ tập hợp và kết chuyển trực tiếp cho đối tượng đó

1.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp

Phương pháp này được sử dụng với các chi phí có liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể hạch toán trực tiếp được cho từng đối tượng

Ví dụ: lương quản đốc, chi phí khấu hao tài sản cố định…

1.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

1.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.3.1.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp

a Khái niệm

Chi phí NVLTT là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ

b Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ.

Đối với các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì dùng phương pháp trực tiếp

Đối với các chi phí NVLTT có liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi phí thì được tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp

Để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trang 8

Kết chuyển, phân bổ vào tài khoản 154 “chi phí sản xuất dở dang”

TK 621 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết theo từng đối phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK 152 TK 621 TK 152

Gtrị NVLTT mua nhập Vật liệu sử dụng không hết

kho rồi xuất cho sản xuất nhập lại kho

b Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí NCTT

Phương pháp trực tiếp: được áp dụng đối với các chi phí NCTT có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí

Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: được áp dụng đối với những chi phí NCTT liên quan tới nhiều đối tượng tập hợp chi phí

Để tập hợp chi phí nhân công kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Kết cấu TK 622:

Trang 9

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

 Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất

 Chi phí khấu hao TSCĐ

 Chi phí dịch vụ thuê ngoài

 Chi phí khác bằng tiền mặt

b Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Trang 10

Chi phí sản xuất chung cố định: là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng…và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất…

Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường

 Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

 Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh

Mục đích phân loại chi phí sản xuất chung như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm hợp lý

Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung” Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất, chế tạo sản phẩm trong các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất.Kết cấu TK627:

 Bên Nợ

Tập hợp các chi phí sản xuất chung trong kỳ

 Bên Có

Ghi giảm chi phí sản xuất chung

Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất chung vào TK 154

Tài khoản 627 cuối kỳ cũng không có số dư và cũng được mở chi tiết theo từng đối tượng, từng loại hoạt động, từng bộ phận, từng phân xưởng

Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2 Mỗi tài khoản cấp 2 sẽ phản ánh một nội dung của chi phí sản xuất chung

Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng

Trang 11

Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu.

Tài khoản 6273- Chi phí dụng cụ sản xuấ

Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ

Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác

Tùy vào đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung khác nhau:

 Phân bổ theo giờ công của công nhân sản xuất hoặc phân bổ theo tiền lương của công nhân sản xuất

 Phân bổ theo chi phí sản xuất trực tiếp

 Phân bổ theo số giờ máy chạy

Trang 12

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

TK 334,338 TK 627 TK 154

Chi phí nhân viên chi phí SXC phân bổ vào c/p chế biến trong kỳ

TK 152 TK 632 Chi phí vật liệu Chi phí SXC không được phân bổ

ghi nhận CPSXKD trong kỳ

TK153(142,242) TK 111,112,138

Chi phí CC,DC khoản giảm trừ c/p SXC

TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 111,112,141,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi bằng tiền

1.1.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Trang 13

Chi phí sản xuất sau khi đã tập hợp riêng cần được kết chuyển để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

 Tài khoản kế toán sử dụng

TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Kết cấu TK 154:

• Bên nợ:

Giá trị sản phẩm dở dang (nếu có)

Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ, gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Trang 14

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

TK 627 TK 632

Phân bổ k/c CPSXC sản phẩm hoàn thành tiêu thụ ngay

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện

kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.3.2.1 Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp

Cách tập hợp chi phí tương tự như đối với phương pháp kê khai thường xuyên Tuy nhiên, trong kỳ nguyên vật liệu xuất dùng được quản lý trên TK 611, cuối

kỳ kế toán tiến hành kết chuyển vào TK 631 theo từng đối tượng

1.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Tương tự với phương pháp kê khai thường xuyên, cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK631 theo từng đối tượng

1.3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Việc tập hợp chi phí như phương pháp kê khai thường xuyên Cuối kỳ kế toán cũng kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK 631

Trang 15

Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp

TK 154 TK 631 TK154

K /c CPSXKD dở dang đầu kỳ k/c CPSXKD dở dang cuối kỳ

TK621 TK632 k/c CP NVLTT giá trị sản phẩm hoàn thành

1.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

1.4.1 Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng

1.4.1.1 Khái niệm

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phạm về mặt kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã, quy cách Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên quan đến trình độ tay nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật …

Sản phẩm hỏng trong sản xuất được chia ra làm 2 loại:

 Đối với sản phảm hỏng sữa chữa được: là những sản phẩm bị hư hỏng mà

về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc đó có lợi về kinh tế (chi phí sửa chữa thấp hơn chi phí chế tạo ban đầu và khi sửa chữa xong thì sản phẩm có giá trị gần như thành phẩm.)

Trang 16

Khi phát sinh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng:

Nợ TK 621, 622, 627 (chi tiết sửa chữa sản phẩm hỏng)

Có TK 152, 334, 338…

Cuối kỳ kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng thực tế phát sinh:

Nợ TK 154 (chi tiết sửa chữa SP hỏng)

Có TK621

Có TK622

Có TK 627 (nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung cho việc sửa chữa SP hỏng).Căn cứ vào kết quả xử lý chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng để phản ánh:

Nợ TK 154 (sản phẩm đang chế tạo): nếu được tính vào giá thành sản phẩm

Nợ TK 1388 (nếu phải bồi thường)

Nợ TK 881 (nếu tính vào chi phí khác)

Có TK 154 (Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng)

 Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm bị hư

hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng lại quá tốn kém, không có lợi ích về kinh tế Khoản thiệt hại này chính

là giá trị bản thân của sản phẩm hỏng đó

Căn cứ giá trị của sản phẩm hỏng để ghi:

Căn cứ kết quả xử lý khoản thiệt hại ghi:

Nợ TK TK 154 (sản phẩm đang chế tạo): tính vào giá thành sản phẩm

Nợ TK 1388(bắt bồi thường)

Nợ TK 811 (tính vào chi phí khác)

Có TK 154 (SP hỏng): khoản thiệt hại về SP hỏng = Giá trị của SP hỏng – phế liệu

Trang 17

1.4.2 Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

1.4.2.1 Khái niệm

Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định về một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan Các khoản thiệt hại ngừng sản xuất bao gồm:

Tiền lương phải trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất

Khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Chi phí bằng tiền khác

 Trường hợp ngừng sản xuất có kế hoạch:

Ngừng sản xuất có kế hoạch như ngừng sản xuất vì lý do thời vụ, bảo dưỡng máy móc mà có thể dự kiến trước được Trong trường này DN có lập dự toán chi phí phải chi ra trong thời gian ngừng sản xuất và kế toán căn cứ vào dự toán để tiến hành trích trước hàng tháng vào chi phí sản xuất trong thời gian có sản xuất kinh doanh

Cuối niên độ phải điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phát sinh:

Nếu số trích trước > số thực tế phát sinh thì khoản chên lệch sẽ ghi:

Trang 18

Các khoản thiệt hại do người phạm lỗi bồi thường, phế liệu thu hồi được (nếu có)

Nợ TK 111, 112, 1388, 152

Có TK 711

1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm, DN có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:

1.5.1 Phương pháp chi phí NVL trực tiếp

1.5.1.1 Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp

a Đối tượng áp dụng

Phù hợp cho những doanh nghiệp mà trong cấu thành của giá thành sản phẩm thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn, thông thường là lớn hơn 70%

b Đặc điểm của phương pháp

Chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

1.5.2 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

1.5.2.1 Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp

Trang 19

b Đặc điểm của phương pháp

Chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong cấu thành của chi phí sản xuất

Nếu mức độ tiêu hao của các khoản mục chi phí tương đương với tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì chỉ cần qui đổi số lượng sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành nói chung để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

 Công thức tính toán

Sản phẩm dở dang theo phương pháp này là chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí chế biến (bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung)

CPSXDDCK = CPVLTTDDCK + CPCBDDCK

Chi phí vật liệu trực tiếp: chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ

Chi phí chế biến: chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

Chi phí vật liệu trực tiếp (chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ)

SLSPDDCK CPVLTTDD

SLSPDDCK SLSPHTNK

CPVLTTPS ÐK

+

+

=Chi phí nhân công trực tiếp

Ð

* SLSPHTTÐ SLSPHTNK

CPNCTTPS

ÐK

SLSPHTT CPNCTTDD

CPNCTTDDCK

+

+

=Chi phí sản xuất chung

Ð

* SLSPHTTÐ SLSPHTNK

CPSXCPS

ÐK

SLSPHTT CPSXCDD

CPSXCDDCK

+

+

=

Lưu ý: Nếu chi phí vật liệu phụ bỏ dần vào trong quá trình sản xuất thì chi phí vật

liệu phát sinh trong kỳ được tính riêng cho vật liệu chính và vật liệu phụ, chứ không tính chung thành nguyên vật liệu trực tiếp như khi vật liệu phụ bỏ một lần vào quá

Trang 20

Khối lượng công việc tính toán phức tạp.

1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch

1.5.3.1 Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp

a Đối tượng áp dụng

Phù hợp với những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức (giá thành kế hoạch)

b Đặc điểm của phương pháp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được và tỉ lệ hoàn thành

1.6.1.2 Căn cứ xác định đối tượng tính giá thành

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm

Căn cứ quy trình công nghệ sản xuất

Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm và các quyết định liên quan đến sản phẩm

1.6.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành có quan hệ chặt chẽ với nhau xuất phát từ quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm Số liệu về CPSX đã tập hợp cho từng đối tượng là căn cứ để tính giá thành và giá thành đơn vị Một đối tượng tính giá thành có thể phù hợp với một đối tượng tập hợp chi phí, cũng có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và ngược lại

Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành khác nhau ở chỗ: đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu của các khoản mục CPSX Còn xác định đối tượng tính giá

Trang 21

thành là căn cứ để kế toán lập bảng tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng.

1.6.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.6.2.1 Tính giá thành tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn

a Phương pháp trực tiếp (giản đơn)

 Đối tượng áp dụng và đặc điểm của phương pháp

Đây là phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp

có qui trình sản xuất giản đơn Đặc điểm của doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang

 Công thức

Lưu ý: Giá trị sản phẩm phụ thu được ước tính căn cứ vào:

Giá thành kế hoạch

Giá bán

Giá bán trừ lợi nhuận định mức

Tổng giá chi phí chi phí chi phí phế liệu

thành sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - thu hồi

hoàn thành dở dang phát sinh dở dang ( nếu có)

trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Tổng giá thành chi phí chi phí chi phí giá trị phế liệu

sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - sản phẩm - thu hồi

hoàn thành dở dang phát sinh dở dang phụ thu (nếu có)

trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ được (*)

Trang 22

Nếu có sản phẩm dở dang thì cũng cần qui đổi về sản phẩm tiêu chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

 Công thức

Bước 1: Tính tổng số lượng sản phẩm chuẩn hoàn thành, tính tổng số lượng sản

phẩm chuẩn dở dang (nhân với hệ số thành phẩm.)

Bước 2: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo các phương pháp đánh giá

sản phẩm dở dang

Bước 3: Tính tổng giá thành sản phẩm chính

Tổng giá chi phí chi phí chi phí phế liệu

thành sản phẩm = sản xuất + sản xuất - sản xuất - thu hồi

hoàn thành dở dang phát sinh dở dang (nếu có)

trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Bước 4: Tính giá thành đơn vị chuẩn

Giá thành tổng giá thành số lượng

Trang 23

Bước 6: Tính giá thành đơn vị từng sản phẩm

Bước 2: Tính tổng giá thành thực tế của qui cách i

Bước 3: Tính giá thành đơn vị quy cách i trong nhóm sản phẩm

Giá thành tổng giá thành số lượng

Đơn vị = thực tế của / quy cách

Quy cách thứ i quy cách thứ i thứ i hoàn thành

1.6.2.2 Tính giá thành tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp

a Tính giá thành theo phương pháp liên hợp

Áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh những sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ giá trị của sản phẩm phụ, sau đó sử dụng phương pháp tỉ lệ hoặc phương pháp hệ số để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm

Phương pháp này khi tính toán, phải kết hợp từ hai phương pháp trên để tính được tổng giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Tổng giá thành thực tế của quy Tỷ tổng giá thành kế

cách thứ i hoàn thành trong kỳ = lệ * hoạch của quy cách thứ i

Trang 24

b Tính giá thành theo phương pháp đơn đặt hàng.

 Khái niệm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng có liên quan, riêng chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đơn đặt hàng nên tổ chức theo dõi theo phân xưởng và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp

Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng

 Phạm vi áp dụng

Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của người mua

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và cũng

là đối tượng tính giá thành

Giá thành của từng đơn hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách

Những đơn hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn hàng đó được coi là giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ, chuyển sang kỳ sau

c Tính giá thành theo phương pháp định mức

 Đối tượng áp dụng

Áp dụng trong những doanh nghiệp đã xác định được hệ thống các định mức về chi phí vật liệu, nhân công cũng như có dự toán về chi phí dịch vụ và quản lý sản xuất cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra

 Công thức

d Tính giá thành theo phương pháp phân bước

 Theo qui trình công nghệ sản xuất kiểu song song

Đối tượng áp dụng

Giá thành giá thành chênh lệch do chênh lệch do thực hiện thực tế = định mức ± thay đổi định mức ± so với định mức

Trang 25

Áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ chỉ là các bước chế biến nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm hoàn thành và không thực hiện tính giá thành của bán thành phẩm (phương pháp phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm.)Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.

Phạm vi áp dụng

Áp dụng trong qui trình công nghệ sản xuất bao gồm nhiều chi tiết bộ phận Các chi tiết bộ phận của sản phẩm được sản xuất song song đồng thời với nhau và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn lắp ráp

Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn

 Theo qui trình công nghệ kiểu liên tục.

Đối tượng áp dụng

Áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ tạo ra bán thành phẩm của giai đoạn này được chuyển tiếp cho giai đoạn sau để tiếp tục chế biến đồng thời bán thành phẩm cũng có thể là sản phẩm hàng hóa nên việc hạch toán chi phí phải gắn với yêu cầu xác định giá thành của bán thành phẩm của từng giai đoạn ( phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm)

Phạm vi áp dụng

Áp dụng trong quy trình công nghệ sản xuất bao gồm nhiều giai đoạn chế biến rõ rệt, sản phẩm được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối Sau mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm và chuyển giai đoạn sau tiếp tục chế biến.Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn sản xuất hay phân xưởng

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn (nếu có)

Trang 26

CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LIMYEE

2.1 Đặc điểm chung và lịch sử hình thành của công ty

Giới thiệu công ty TNHH LimYee

Tên công ty: Công ty TNHH LimYee

Giấy phép chứng nhận đầu tư số: 86/GP-KCN-BD ngày 15/12/2000 do Ban quản lý các Khu Công Nghiệp Bình Dương cấp và giấy chứng nhận thay đổi lần thứ hai số

Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có nhiều kinh nghiệm, lành nghề với những phương tiện làm việc tốt công ty đã tổ chức sản xuất phục vụ kịp thời nhu cầu của thị trường

2.2 Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công và kinh doanh các sản phẩm

do công ty sản xuất như ván ép và sản phẩm bàn văn phòng các loại, tham gia nghiên cứu, phát triển và nâng cấp các công trình liên quan đến việc chế tạo, sản xuất, phân phối, tiếp thị những sản phẩm của công ty

2.3 Quy trình sản xuất sản phẩm

Sau khi ván được cắt xong sẽ được bộ phận cắt xén lại để cho đúng kích cỡ yêu cầu, sau khi ván đã được xén lại đúng tiêu chuẩn sẽ được chuyển sang bộ phận chà nhám, tại đây công nhân sẽ dùng giấy nhám chà cho mặt ván được nhẵn bóng rồi đưa sang

bộ phận ghép dùng keo ghép hai miếng ván riêng rẽ lại thành một, sau đó cho qua

Trang 27

Cắt biênQua keo

Dán biên

Chà nhámGhép ván

Thành phẩmCắt ván

Cắt xén

keo để bảo vệ bề mặt ván không bị trầy xước rồi đem ván cắt biên, cuối cùng sản phẩm sẽ chuyển qua bộ phận dán biên để cho được thẩm mĩ

(4) (3)

2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty

Giám đốcPhân xưởng

Phòng

kế toán

Phòngvật tư

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRỊUẢN

TRỊ

Trang 28

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng I

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng II

 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận

Hội đồng quản trị: là tổ chức đã thành lập ra công ty Hội đồng quản trị quyết định chiến lược phát triển của công ty đồng thời đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh và điều hành công ty trong quá trình hoạt động Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan đến cổ đông

Chủ tịch hội đồng quản trị: được bầu ra trong số các thành viên của hội đồng quản trị, là người đứng đầu trong hội đồng quản trị Có nhiệm vụ lập kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của

Bộ phận Đóng gói

Bộ phận

Xe nâng

Bộ phậncắt xén

Bộ phận ghép

Bộ phậnchà nhám

Bộ phậnCắt biên

Bộ phận

Dán biên

Bộ phậnThành phẩm gia công

Bộ phậnQua keo

PHÂN XƯỞNG I

Bộ phậncắt ván

Trang 29

hội đồng quản trị và có quyền đại diện cho các cổ đông đưa ra các quyết định của công ty.

Tổng giám đốc: do hội đồng quản trị cử ra, có nhiệm vụ điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị về việc thực hiện nghĩa vụ được giao

Phó tổng giám đốc: nhận nhiệm vụ từ tổng giám đốc, tổ chức thực hiện các nhiệm

vụ được giao Phụ trách công việc chung của các phòng ban Thay mặt tổng giám đốc giải quyết các công việc nội vụ, có trách nhiệm báo cáo thường xuyên tới tổng giám đốc về các công việc được giao

Phòng hành chính văn phòng: có chức năng giúp Tổng giám đốc về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Xây dựng mô hình tổ chức, xác định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty, xây dựng các nội quy, quy chế của công ty, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo sử dụng nguồn nhân lực, các chính sách lao động tiền lương, tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu

Phòng kinh doanh: giúp ban giám đốc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh

và phát triển trong các giai đoạn khác nhau Xác định nhu cầu của thị trường, kế hoạch thị trường, triển khai các hoạt động

Giám đốc phân xưởng: trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động của các bộ phận sản xuất sản phẩm Có nhiệm vụ báo cáo mọi hoạt động dưới phân xưởng cho ban giám đốc

Phòng kế toán: lập và ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ, lập báo cáo tài chính hàng năm Thực hiện chế độ kế toán kiểm toán và các chế độ quản lý tài chính khác theo qui định của nhà nước

Phòng vật tư: phụ trách mảng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho công việc sản xuất Theo dõi số lượng nhập xuất tồn nguyên vật liệu, lên kế hoạch mua vật tư

Bộ phận xe nâng: có nhiệm vụ nâng sản phẩm lên xe để đem đi tiêu thụ

Bộ phận cắt xén: nguyên vật liệu chính có kích cỡ lớn vì thế bộ phận này có nhiệm vụ cắt nguyên vật liệu này ra theo đúng kích cỡ để tiến hành gia công

Bộ phận ghép: có nhiệm vụ ghép hai miếng gỗ lại với nhau thành một

Bộ phận cắt biên: sau khi ghép xong váng được cắt biên xung quanh để cho đúng kích cỡ và được thẩm mĩ

Trang 30

Bộ phận dán biên: sau khi được cắt biên xong sản phẩm được dán biên.

Bộ phận qua keo: bộ phận này sẽ đem sản phẩm cho qua keo để mặt sản phẩm được bảo vệ

Bộ phận đóng gói: cuối cùng sản phẩm cũng đã xong, được đem đi đóng gói bao

Bộ phận kiểm tra kỹ thuật: sau khi bàn được hoàn thành bộ phận này sẽ kiểm tra

về các thông số kỹ thuật có đúng với yêu cầu của khách hàng hay không, có bị lỗi gì

về kỹ thuật không

2.5 Tổ chức công tác kế toán của công ty

2.5.1 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

131 Phải thu tiền của khách hàng

Trang 31

151 Hàng mua đang đi trên đường

152 Nguyên liệu, vật liệu

159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

LOẠI II TÀI SẢN DÀI HẠN

244 Thế chấp, ký cược, ký quỹ dài hạn

229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

242 Chi phí trả trước dài hạn

LOẠI III NỢ PHẢI TRẢ

315 Nợ dài hạn đến hạn trả

331 Phải trả cho người bán

333 Thuế và các khoản nộp nhà nước

334 Phải trả cho công nhân viên

338 Phải trả, phải nộp khác

344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

LOẠI IV NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản

Trang 32

413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

414 Quỹ đầu tư phát triển

415 Quỹ dự phòng tài chính

418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi

441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

512 Doanh thu bán hàng nội bộ

621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

622 Chi phí nhân công trực tiếp

627 Chi phí sản xuất chung

LOẠI IX XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

LOẠI 0 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG

002 Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

003 Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi

2.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán

Trang 33

Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp:

Loại I: Lao động – tiền lương

Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương

Loại II: Hàng tồn kho

Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm

Loại III: Bán hàng

Hóa đơn giá trị gia tăng

Loại IV: Tiền tệ

Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán

2.5.3 Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty:

Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý, công ty đã

áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước tiên ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái và các sổ chi tiết kế toán có liên quan

Vì công ty dùng sổ Nhật ký đặc biệt nên hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan, vào cuối mỗi tuần tổng hợp

dữ liệu ghi vào sổ cái

Trang 34

Vào cuối tháng tổng hợp số liệu trên Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (đuợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính

Với hình thức ghi sổ này công ty sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:

Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt (sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký thu tiền,

Ghi hằng ngày Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

2.5.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

 Báo cáo hàng tháng gồm có:

Báo cáo thuế VAT

Báo cáo thuế thu nhập cá nhân

 Báo cáo hàng quý gồm có:

Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính

 Báo cáo năm gồm có:

Sổ thẻ kế toán chi

tiết

Báo cáo tài chính

Trang 35

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngoài ra công ty còn có bảng “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm

về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán công ty đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính

2.5.5 Các chính sách kế toán khác áp dụng tại công ty

 Niên độ kế toán

Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác.

Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VND)

Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được qui đổi theo tỷ giá tại ngày cuối kỳ

Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối kỳ được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ

 Chế độ kế toán

Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung hiện hành của Bộ tài chính

 Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền

Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền

kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo

Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: theo

tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ

 Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc

Trang 36

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm hiện tại.

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: chưa lập

 Phương pháp khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ được áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản, phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính Cụ thể như sau:

Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ

 Phương pháp tính trị giá thực tế của nguyên, vật liệu xuất kho

Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

2.5.6 Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

 Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán:

Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, hạch toán của công ty, kiểm tra tình hình thu chi, phân tích các hoạt động tài chính của công

Phòng tài vụ

Kế toánthanh toán

Kế toán giá thành

Trang 37

ty Đồng thời kiểm tra trực tiếp sổ sách của công ty Báo cáo quyết toán cho giám đốc trong những quyết định có liên quan đến tài chính của công ty.

Trưởng phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm về điều hành chung hoạt động của phòng kế toán tài vụ Tham mưu cho kế toán trưởng ra quyết định về tài chính

Kế toán tiêu thụ: theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá sản xuất của công ty

Kế toán giá thành: phụ trách việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kế toán lương, vật tư: theo dõi cung ứng vật tư và tính lương cho nhân viên toàn công ty

Kế toán ngân hàng:

• Theo dõi thu chi tiền gửi và có đối chiếu xác nhận giữa ngân hàng và công ty

• Theo dõi các khoản nợ vay và lập kế hoạch vay hàng năm

• Chịu trách nhiệm về việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngân hàng

Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thành toán với khách hàng, nhà cung cấp

Thủ quỹ: hàng ngày đối chiếu sổ với kế toán thanh toán và xác nhận số dư cuối ngày, định kỳ (tháng, quý), lập biên bản kiểm kê tiền mặt gửi kèm báo cáo tài chính

CHƯƠNG III THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LIMYEE

3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty.

Trang 38

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng.

3.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm

3.2.1 Đối tượng tính giá thành

Công ty có hai phân xưởng sản xuất:

Phân xưởng I: sản xuất gia công ván ép, đặc trưng của sản phẩm này là cùng một nhóm sản phẩm có nhiều qui cách khác nhau do đó đối tượng tính giá thành là từng qui cách sản phẩm

Phân xưởng II: sản xuất bàn văn phòng, đối tượng tính giá thành là từng loại bàn

3.2.2 Kỳ tính giá thành

Do chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty trùng với kỳ tính giá thành nên công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng

3.2.3 Phương pháp tính giá thành.

Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp

Không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Vì điều kiện và thời gian thực tập tại công ty không nhiều, nên em tập trung vào tìm hiểu phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng I vì thế trong bài này em trình bày chi tiết phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của phân xưởng I

3.3 Hạch toán chi phí sản xuất

Trong phần này em trình bày cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành từng qui cách sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng I, trong tháng 12/2010

Sau đây là bảng chi tiết những sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng I trong tháng 12/2010 Bảng này do kế toán giá thành lập, dùng để tính giá thành của từng qui cách sản phẩm

Bảng 3.1 BẢNG SẢN PHẨM TÍNH GIÁ THÀNH TẠI PHÂN XƯỞNG I

THÁNG 12/2010

Số lượng nhập

Trang 40

3.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

a Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Trị giá hàng trị giá hàng trị giá trị giá hàng

xuất kho = tồn kho + hàng nhập - tồn kho

trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

b Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

c Qui trình xuất nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm

Sau khi ký hợp đồng kinh doanh giám đốc phân xưởng sẽ bàn bạc với tổ trưởng các

bộ phận về phương án sản xuất Sau đó các tổ trưởng sẽ họp với nhau để lập ra hai phiếu yêu cầu vật tư đưa cho giám đốc phân xưởng xét duyệt, sau khi phiếu yêu cầu được xét duyệt bộ phận sản xuất sẽ giữ lại một phiếu còn một phiếu đưa xuống kho, người phụ trách lập phiếu xuất kho sẽ lập phiếu thành ba liên theo phiếu yêu cầu vật

tư, một liên sẽ giữ lại sổ, hai lien chuyển cho thủ kho, thủ kho sẽ kiểm tra hàng trong kho theo phiếu yêu cầu xuất, nếu vật tư đủ như phiếu yêu cầu thì thủ kho sẽ xuất và

kí nhận vào hai lien xuất kho vừa nhận và giữ lại tại kho một lien để vào sổ, thẻ kho, còn một lien chuyển cho phòng kế toán làm chứng từ ghi sổ Nếu vật tư không đủ theo phiếu xuất kho thì thủ kho sẽ ghi số lượng xuất theo thực tế trên phiếu xuất kho vừa nhận và cũng giữ lại một liên còn một liên chuyển cho phòng kế toán

Ngày đăng: 21/03/2013, 16:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1    Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 8)
Sơ đồ 1.2   Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (Trang 9)
Sơ đồ 1.3   Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung (Trang 12)
Sơ đồ 1.4    Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Trang 14)
Sơ đồ 1.5    Sơ đồ hạch toán tổng hợp - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán tổng hợp (Trang 15)
Sơ đồ 2.1   Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty (Trang 27)
Sơ đồ 2.3   Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng II - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng II (Trang 28)
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng I - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức tại phân xưởng I (Trang 28)
211 Tài sản cố định hữu hình - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
211 Tài sản cố định hữu hình (Trang 31)
LOẠI CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
LOẠI CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG (Trang 32)
Vào cuối tháng tổng hợp số liệu trên Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
o cuối tháng tổng hợp số liệu trên Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh (Trang 34)
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty (Trang 36)
Bảng tổng hợp N-X NVLPhiếu yêu  - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Bảng t ổng hợp N-X NVLPhiếu yêu (Trang 41)
Bảng tổng hợp N-X NVLPhiếu yêu - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Bảng t ổng hợp N-X NVLPhiếu yêu (Trang 41)
BẢNG 3.2 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010THÁNG 12/2010 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.2 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010THÁNG 12/2010 (Trang 45)
BẢNG 3.2 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010THÁNG 12/2010 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.2 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010THÁNG 12/2010 (Trang 45)
BẢNG 3.2     BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.2 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 (Trang 45)
BẢNG 3.3 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.3 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 (Trang 46)
BẢNG 3.4 BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆUNgày thángChứng từ  - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.4 BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆUNgày thángChứng từ (Trang 46)
BẢNG 3.3     BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.3 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 (Trang 46)
BẢNG 3.4   BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆUNgày thángChứng từ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.4 BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆUNgày thángChứng từ (Trang 46)
Bảng chấm công - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Bảng ch ấm công (Trang 52)
Bảng chấm công - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Bảng ch ấm công (Trang 52)
Bảng tổng hợp  trích BHYT - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Bảng t ổng hợp trích BHYT (Trang 53)
BẢNG 3.7 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÂN XƯỞNGII - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.7 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÂN XƯỞNGII (Trang 56)
BẢNG 3.7     BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG  TẠI PHÂN XƯỞNG II - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.7 BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI PHÂN XƯỞNG II (Trang 56)
Bảng 3.8 BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ VÀO CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐVT   : VNĐ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Bảng 3.8 BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ VÀO CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐVT : VNĐ (Trang 67)
Bảng 3.8   BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ VÀO CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐVT   : VNĐ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
Bảng 3.8 BẢNG TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ VÀO CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐVT : VNĐ (Trang 67)
BẢNG 3.10 BẢNG BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐVT: VNĐ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.10 BẢNG BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐVT: VNĐ (Trang 76)
BẢNG 3.10     BẢNG BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐVT: VNĐ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 3.10 BẢNG BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐVT: VNĐ (Trang 76)
BẢNG NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
12 2010 (Trang 82)
BẢNG NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU THÁNG 12/2010 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
12 2010 (Trang 82)
BẢNG 4.1 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM CỦA NHÓM VENEER ĐVT: VNĐ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 4.1 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM CỦA NHÓM VENEER ĐVT: VNĐ (Trang 85)
Qua hai bảng giá thành với hai phương pháp ta thấy có sự khác biệt rõ rệt. Ví dụ: ta thấy sản phẩm VENEER có qui cách: - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
ua hai bảng giá thành với hai phương pháp ta thấy có sự khác biệt rõ rệt. Ví dụ: ta thấy sản phẩm VENEER có qui cách: (Trang 86)
BẢNG 4.2 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM NHÓM HDF ĐVT: VNĐ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 4.2 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM NHÓM HDF ĐVT: VNĐ (Trang 88)
BẢNG 4.2 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM NHểM HDF ĐVT: VNĐ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 4.2 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM NHểM HDF ĐVT: VNĐ (Trang 88)
BẢNG 4.4 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM NHÓM MDF ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 Tên sản  phẩm  (1)Dài (2)Rộng (3)Dày (4) - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 4.4 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM NHÓM MDF ĐVT: VNĐ THÁNG 12/2010 Tên sản phẩm (1)Dài (2)Rộng (3)Dày (4) (Trang 93)
BẢNG 4.4    BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM NHểM MDF ĐVT: VNĐ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty TNHH LimYee
BẢNG 4.4 BẢNG GIÁ THÀNH TỪNG QUI CÁCH SẢN PHẨM NHểM MDF ĐVT: VNĐ (Trang 93)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w