Tố tụng hình sự Là toàn bộ những hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT, người TGTT, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác trong quá trình giải quyết VAHS
Trang 1KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC
CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TS Lê Huỳnh Tấn Duy Email: lhtduy@hcmulaw.edu.vn
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3NỘI DUNG BÀI HỌC
I KHÁI NIỆM CHUNG
1. Một số khái niệm cơ bản trong luật TTHS
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Trang 4III NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTHS
1 Khái niệm
2 Ý nghĩa
3 Một số nguyên tắc cơ bản của luật TTHS
a. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHS
b. Nguyên tắc suy đoán vô tội
c. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án
d. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
e. Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật
f. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Trang 5I KHÁI NIỆM CHUNG
1 Một số khái niệm cơ bản trong luật TTHS
Trang 6a Tố tụng hình sự
Là toàn bộ những hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT, người TGTT, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác trong quá trình giải quyết VAHS do pháp luật quy định, nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
b Thủ tục tố tụng hình sự
Là những cách thức nhất định khi khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử
do pháp luật TTHS quy định Các cơ quan có thẩm quyền THTT, người có thẩm quyền THTT, người TGTT và những cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan phải tuân thủ những cách thức ấy khi giải quyết VAHS
Trang 7c Giai đoạn tố tụng hình sự
Là những bước nối tiếp nhau trong quá trình TTHS và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau Giai đoạn trước là tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra kết quả giai đoạn trước Mỗi giai đoạn TTHS đều có những nhiệm vụ riêng, mang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng, văn bản tố tụng và thời hạn tố tụng Hết một giai đoạn có kết luận để kết thúc và chuyển sang giai đoạn mới
d Luật tố tụng hình sự
Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử VAHS
Trang 82 Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật TTHS
a Đối tượng điều chỉnh
ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
Đối tượng điều chỉnh của
pháp luật
Đối tượng điều chỉnh của
luật TTHS
Là những QHXH phát sinh trong quá trình giải quyết VAHS Những QHXH
chịu sự điều chỉnh của các QPPL TTHS sẽ trở thành QHPL TTHS
Trang 9Quyền uy Phối hợp - Chế ước
Trang 10v Phương pháp quyền uy
Phương pháp này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT với người TGTT Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền THTT có tính chất bắt buộc đối với những người TGTT, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan
v Phương pháp phối hợp – chế ước
Phương pháp này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền THTT Các cơ quan này phải phối hợp để giải quyết vụ án, nhưng đồng thời cũng chỉ được thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm
vi chức năng tố tụng của mình
Trang 11cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác theo quy định của
pháp luật
Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ theo quy định của
pháp luật
Là những lợi ích nhất định mà các bên tham gia quan
hệ hướng tới nhằm giải quyết đúng đắn
VAHS
Trang 12ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ PHÁP LUẬT
hệ pháp luật hình
sự
Quan hệ hữu cơ với các hoạt động TTHS
Trang 134 Khoa học Luật TTHS và một số ngành khoa học khác có liên quan
Khoa học
luật TTHS
Tội phạm học Khoa học điều tra hình sự
Pháp y học Tâm lý học tư pháp Tâm thần học tư pháp Thống kê hình sự Khoa học luật hình sự
Trang 145 Quá trình hình thành và phát triển của luật TTHS Việt Nam
a Thời kỳ Phong kiến
Luật TTHS với tư cách là một ngành luật độc lập không tồn tại trong giai đoạn này Các quy định của luật TTHS được ban hành xen lẫn trong các quy định của luật hình sự, đất đai, hôn nhân và gia đình
Cơ sở pháp lý: Hình thư triều Lý, Bộ luật Hồng Đức, Hình luật Gia Long
Trang 15b Thời kỳ thuộc địa
Pháp luật nước ta chịu ảnh hưởng của pháp luật phong kiến
và pháp luật tư sản Pháp Luật TTHS được pháp điển hóa và được thực hiện đến năm 1945, bao gồm:
§ BLTTHS năm 1918 áp dụng ở Bắc Kỳ
§ BLTTHS năm 1935 áp dụng ở Trung kỳ
§ BLTTHS tóm tắt của Pháp áp dụng ở Nam Kỳ
Trang 16
c Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975
Luật TTHS Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam Một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực TTHS đã được ban hành:
n Sắc lệnh ngày 13/09/1945 về việc thành lập TAQS (được sửa đổi bằng Sắc lệnh số 21, ngày 14/02/46)
n Sắc lệnh số 13, ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa án thường và ngạch Thẩm phán (được sửa đổi bằng Sắc lệnh số 85, ngày 22/5/1950)
n Luật 103 ngày 20/05/1957 quy định về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của công dân
n Hiến pháp 1946
n Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức TAND, VKSND 1960
n Bộ luật Hình sự tố tụng của nước VNCH, ban hành bằng Sắc luật số 028 – TT/SLU, ngày 20/12/1972
Trang 17d Giai đoạn từ năm 1975 đến nay
n Hiến pháp 1980 và Luật tổ chức TAND, VKSND 1981
n BLTTHS 1988 (sửa đổi, bổ sung ba lần: 30/06/1990, 22/12/1992, 9/6/2000)
n Hiến pháp 1992, Luật tổ chức TAND, VKSND 1992
n Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001, Luật tổ chức TAND, VKSND 2002
Trang 18II NHIỆM VỤ CỦA LUẬT TTHS (Đ.2 BLTTHS)
§ Bảo đảm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh,
kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội;
§ Góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
§ Giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng
ngừa và chống tội phạm
NHIỆM VỤ
Trang 19§ Trình tự, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục THAHS
§ Nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có
Trang 20III NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TTHS
• Định hướng và điều chỉnh nhận thức, hành vi của các
chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTHS
• Giúp cho các hoạt động TTHS được tiến hành trong
khuôn khổ pháp luật, đạt được mục tiêu mà nhà làm luật mong muốn
2 Ý nghĩa
Trang 21v Cơ sở pháp lý
n Điều 8, 46 Hiến pháp 2013; Điều 7 BLTTHS
n Pháp chế XHCN là sự tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật trong mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân
n Nguyên tắc pháp chế XHCN là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản của bộ máy Nhà nước XHCN
n Trong TTHS thì vi phạm pháp chế XHCN dẫn tới việc các cơ quan, người có thẩm quyền THTT không hoàn thành trách nhiệm của mình; xâm phạm các quyền tự do, dân chủ; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
a Nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN trong TTHS
3 Một số nguyên tắc cơ bản của luật TTHS
Trang 22v Nội dung nguyên tắc
Điều 8 Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,…”
Điều 46 Hiến pháp 2013: “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến
pháp và pháp luật,…”
Điều 7 BLTTHS: “Mọi hoạt động TTHS phải được thực hiện theo
quy định của Bộ luật này Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình
tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.”
Trang 23Ø Các cơ quan, người có thẩm quyền THTT và người TGTT phải tuyệt
đối tuân thủ những quy định của BLTTHS và các ngành luật khác có liên quan
q Việc tuân thủ các quy định của BLTTHS trước hết là nhiệm vụ của các
cơ quan, người có thẩm quyền THTT
q Cơ quan, người có thẩm quyền THTT không được tự tiện thay đổi hoặc thực hiện trái với quy định của pháp luật, tính tối thượng của pháp luật phải được tuân thủ một cách triệt để
q Các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết VAHS còn phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp, pháp luật hình sự và những ngành luật khác
q Người TGTT cũng phải chấp hành các quy định của BLTTHS Họ chỉ được hành động trong phạm vi quyền tố tụng, đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ của họ
Ø Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoạt động điều tra, biện pháp nghiệp vụ phải trên cơ sở quy định của pháp luật, đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của công dân
Trang 24v Điều kiện thực hiện nguyên tắc
n Đẩy mạnh công tác xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống pháp luật, tạo cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền THTT
n Tổ chức tốt việc thực hiện và áp dụng pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm pháp luật TTHS được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm minh
n Nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của người dân
n Đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong TTHS
Trang 25v Ý nghĩa
n Đảm bảo sự hoạt động đúng đắn, hiệu quả, thống nhất và đồng
bộ của bộ máy nhà nước; phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội
n Tăng cường hiệu lực của Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm; đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Trang 26b Nguyên tắc suy đoán vô tội
v Cơ sở pháp lý
q Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc
1948: “Mỗi bị cáo dù bị buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến
khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật tại một phiên tòa xét xử công khai với mọi sự đảm bảo biện hộ cần thiết”
q Khoản 2 Điều 14 Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966
q Điều 48 Hiến chương Châu Âu về những quyền cơ bản của công dân 2000
q Điều 31 Hiến pháp 2013
q Điều 13 BLTTHS
Trang 27v Nội dung nguyên tắc
Điều 13 BLTTHS: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho
đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội.”
Trang 28Ø Một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật
q Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền kết tội và quyết định hình phạt
q Người có thẩm quyền THTT không được có định kiến và đối xử người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như là người đã có tội
Ø Cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải kết luận người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có tội khi không
đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội
Trang 29v Điều kiện thực hiện nguyên tắc
n Đổi mới nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người có thẩm quyền THTT
n Phát triển hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế thực hiện việc bồi thường thiệt hại, phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS gây ra
v Ý nghĩa
n Phản ánh sự đổi mới trong tư duy pháp lý trên cơ sở khoa học, là một bước tiến trong nhận thức của nhân loại theo hướng tôn trọng
và bảo vệ quyền con người trong TTHS
n Đảm bảo quá trình giải quyết VAHS được tiến hành một cách khách quan, công bằng
Trang 31Điều 15 BLTTHS: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ
quan có thẩm quyền THTT Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền THTT phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ
án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ TNHS của người bị buộc tội.”
v Nội dung nguyên tắc
Trang 32Ø Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền THTT; người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội
Ø Cơ quan có thẩm quyền THTT phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp
để xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ; làm
rõ những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ TNHS của người bị buộc tội
n Khách quan, toàn điện và đầy đủ là yêu cầu, tiêu chuẩn của quá trình chứng minh
n Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh phải vô tư khi thực hiện nhiệm
vụ của mình
Trang 33v Điều kiện thực hiện nguyên tắc
n Đảm bảo tranh tụng trong quá trình TTHS
n Nâng cao trình độ chuyên môn của các chủ thể THTT
n Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động TTHS
n Đảm bảo việc thực hiện các quyền của người TGTT
Trang 34d Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
v Cơ sở pháp lý
n Điểm b, d khoản 3 Điều 14 Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966
n Những nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư 1990 (LHQ)
n Điều 46, Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về tổ chức Tòa án và ngạch
Thẩm phán: “Các luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các Tòa án,
trừ Tòa án sơ cấp – Tòa án cấp huyện”
n Sắc lệnh số 69 ngày 18/06/1949 và Sắc lệnh số 144 ngày 22/12/1949:
“Bị can, bị cáo có thể nhờ công dân không phải là luật sư được Tòa
án công nhận bênh vực cho mình”
n Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013
n Điều 16 BLTTHS
Trang 35v Nội dung nguyên tắc
Ø Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa
§ Sử dụng các quyền được ghi nhận trong BLTTHS để đưa ra những
chứng cứ gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ TNHS
§ Các cơ quan có thẩm quyền THTT phải đảm bảo cho người bị buộc
tội thực hiện tốt quyền bào chữa của họ
§ Cơ quan, người có thẩm quyền THTT phải bảo đảm cho bị hại,
đương sự thực hiện tốt việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ
Trang 36v Điều kiện thực hiện nguyên tắc
n Tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
n Xây dựng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp đông về số lượng và mạnh về chất lượng
n Tuyên truyền phổ biến pháp luật TTHS cho người dân
v Ý nghĩa
n Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để người bị buộc tội có thể thực hiện tốt việc bào chữa của mình; bị hại, đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của họ
n Góp phần xác định sự thật vụ án một cách khách quan, đúng đắn
Trang 37e Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
v Cơ sở pháp lý
n Những nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của Tòa án 1985 (LHQ)
n Điều 69 Hiến pháp 1946: “Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ
tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp”
n Điều 100 Hiếp pháp 1959 và Điều 4 luật tổ chức TAND 1960: “Khi
xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
n Điều 131 Hiến pháp 1980, Luật tổ chức TAND 1981 và BLTTHS
1988: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật”
n Hiến pháp 1992 (Điều 130); Điều 5 Luật tổ chức TAND 1992
n Hiến pháp 1992 sửa đổi (Điều 130), Điều 5 Luật tổ chức TAND 2002
n Hiến pháp 2013 (khoản 2 Điều 103)
n Điều 16 BLTTHS 2003
n Điều 23 BLTTHS 2015
Trang 38v Nội dung nguyên tắc
Ø Xét xử độc lập
- Độc lập với CQĐT, VKS
HĐXX phải dựa vào kết quả của cuộc thẩm tra công khai tại phiên tòa, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xử lý vụ án
và có quyền kết luận khác với ý kiến của CQĐT, VKS
Điều 23 BLTTHS: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
Trang 39- Độc lập với Tòa án cấp trên
n Tòa án cấp trên chỉ hướng dẫn Tòa án cấp dưới về việc áp dụng thống nhất pháp luật nhưng không quyết định trước về chủ trương xét xử một vụ án cụ thể và bắt buộc Tòa án cấp dưới phải tuân theo
n Tòa án cấp dưới có quyền độc lập với Tòa án cấp trên trong việc giải quyết các VAHS cụ thể thuộc thẩm quyền của mình, có quyền xem xét, đánh giá các tình tiết của vụ án, quyết định tội danh và hình phạt mà không bị phụ thuộc bởi sự chỉ đạo của Tòa án cấp trên
Trang 40- Độc lập với cá nhân, cơ quan, tổ chức
Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp vào công tác xét xử của Tòa án, buộc HĐXX phải ra phán quyết theo ý muốn chủ quan của mình
- Độc lập với ý kiến của những người TGTT
Thẩm phán, Hội thẩm không chỉ độc lập với các cơ quan, tổ chức mà còn độc lập với yêu cầu của bị cáo, người bào chữa và những người TGTT khác
- Độc lập giữa các thành viên trong HĐXX
Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau trong suy nghĩ, trong việc xem xét, kiểm tra và đánh giá chứng cứ