Khái niệm quyền sở hữu:Hiểu theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu là chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
Trang 1Môn học: DÂN SỰ 2 CHƯƠNG 1: TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU
Bài 1: KHÁI QUÁT QUYỀN SỞ HỮU
1 Khái niệm sở hữu, quyền sở hữu và các nguyên tắc của quyền sở hữu
2 Tài sản – khách thể của quan hệ sở hữu
3 Nội dung của quyền sở hữu
Trang 21 Khái niệm sở hữu, quyền sở hữu và các nguyên tắc của quyền sở hữu
1.1 Khái niệm sở hữu:
Sở hữu là một phạm trù kinh tế chỉ các quan hệ phát sinh
trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
Quan hệ sở hữu: là quan hệ giữa người với người trong quá
trình chiếm hữu những của cải, vật chất trong xã hội, chỉ rõ những của cải, vật chất đó thuộc về ai và do ai chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt.
Trang 3- Đặc điểm của quan hệ sở hữu:
+ Quan hệ sở hữu là quan hệ mang tính khách quan
+ Quan hệ sở hữu tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
+ Các quan hệ sở hữu luôn luôn thay đổi
Trang 41.2 Khái niệm quyền sở hữu:
Hiểu theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu là chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được pháp luật quy định.
Trang 5Hiểu theo nghĩa hẹp: QSH là các quyền năng
cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Trang 6- Quyền sở hữu - một quan hệ pháp luật dân
sự:
Chủ thể của quyền sở hữu:
là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu (Điều 164 bBLDS).
Trang 7Khách thể của quyền sở hữu:
Khách thể của quyền sở hữu là lợi ích
mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu hướng tới,
cụ thể hơn đó chính là tài sản theo
quy định của BLDS
Trang 8Nội dung của QSH:
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật
Trang 91.3 Các nguyên tắc của quyền sở hữu
1.3.1 QSH hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo
vệ Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật QSH đối với tài sản của mình (Điều 169 BLDS)
Trang 101.3.2 Quyền sở hữu tài sản phải được xác lập; chấm dứt theo quy định của pháp luật (Đ
170, 171 BLDS)
Trang 111.3.3 Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản, nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165 BLDS)
Trang 121.3.4 Chủ sở hữu chịu rủi ro đối với tài sản của mình (Điều 166 BLDS).
Trang 132 Tài sản – Khách thể của quan hệ SH
2.1 Khái niệm tài sản
Tài sản là những lợi ích vật chất thỏa mãn nhu cầu của con người.
Trang 142.2 Phân loại tài sản
Điều 163 BLDS 2005 quy định: Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản
Trang 15- Vật: Là một phạm trù pháp lý để chỉ
một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được nhu cầu của con người
Trang 16- Tiền: tiền có thể hiểu là bao gồm tất
cả các loại tiền do các quốc gia, vùng lãnh thổ phát hành một cách hợp pháp
Trang 17- Giấy có giá: Là loại giấy tờ được quy
ước một giá trị nhất định, có thể được
sử dụng làm phương tiện thanh toán chung, có thể dùng để thay thế tiền trong lưu thông, thanh toán
Trang 18- Các quyền tài sản: Điều 181 BLDS
quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ
Trang 192.3 Phân loại vật và ý nghĩa của việc phân loại vật:
- Căn cứ vào tính di dời và mục đích sử dụng: bất động sản và động sản (Điều 174 BLDS).
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành: hoa lợi
và lợi tức (Điều 175 BLDS)
Trang 20- Căn cứ vào tính chất độc lập của vật, : vật chính và vật phụ (Điều 176 BLDS)
- Căn cứ vào tính chất và tính năng sử dụng của vật, sau khi phân chia, : vật chia được và vật không chia được (Điều 177 BLDS)
Trang 21- Căn cứ vào tính chất ổn định về giá trị và công dụng của vật trong quá trình sử dụng: vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều
178 BLDS)
- Căn cứ vào tính cá biệt của vật: vật đặc định và vật cùng loại (Điều 179 BLDS)
Trang 22- Căn cứ vào mối liên hệ giữa các vật cho một chức năng chung: vật đồng bộ (Điều
180 BLDS)
- Căn cứ vào chế độ pháp lý của vật: vật cấm lưu thông, vật hạn chế lưu thông, vật
tự do lưu thông.
Trang 233 Nội dung của quyền sở hữu
- Quyền chiếm hữu
- Quyền sử dụng
- Quyền định đoạt
Trang 243.1 Quyền chiếm hữu
Khái niệm: Điều 182 BLDS: Quyền chiếm
hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản
Nói cách khác, quyền chiếm hữu là khả năng của chủ sở hữu giữ tài sản trong phạm vi kiểm soát của mình, làm chủ và chi phối nó.
Trang 25- Chiếm hữu hợp pháp (Điều 183
BLDS): Là việc chủ sở hữu hoặc người thực tế chiếm hữu tài sản dựa trên những căn cứ pháp luật
Trang 26Điều 183 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1 Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
2 Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;
3 Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
4 Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
5 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước
bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
6 Các trường hợp khác do pháp luật quy định
Trang 27Chiếm hữu bất hợp pháp (Điều 189
BLDS): Là việc chiếm hữu của một người đối với tài sản mà không dựa trên cơ sở của pháp luật – còn được gọi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Trang 28Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình: là việc chiếm hữu tài sản không
có căn cứ pháp luật nhưng người chiếm hữu không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật
Trang 29Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình: là việc chiếm
hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng người chiếm hữu biết,
có thể biết hoặc pháp luật buộc phải biết là việc chiếm hữu đó không dựa trên cơ sở pháp luật
Trang 30Ý nghĩa của việc phân biệt :
+ Quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ trong một số trường hợp khi giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 138 BLDS)
+ Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật (khoản 2 điều
194 BLDS).
Trang 31+ Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước (Điều 247 BLDS).
Trang 32+ Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có quyền yêu cầu chủ sở hữu thanh toán những chi phí cần thiết mà họ đã bỏ
ra để bảo quản, làm tăng giá trị tài sản trong những trường hợp nhất định
Trang 33- Chiếm hữu liên tục: Điều 190 BLDS
quy định: Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu
Trang 34- Chiếm hữu công khai: Điều 191 BLDS
quy định: Việc chiếm hữu tài sản được coi
là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
Trang 353.2 Quyền sử dụng
- Khái niệm: Điều 192 BLDS:
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Trang 363.3 Quyền định đoạt
- Khái niệm: Điều 195 BLDS:
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ
bỏ quyền sở hữu đó
Trang 374 Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu
4.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 170)
4.2 Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Điều 171)
Trang 384.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 170)
Quan hệ pháp luật về sở hữu là một loại quan hệ pháp luật nên căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt loại quan hệ này cũng chính là những sự kiện pháp lý.
Trang 394.1 Căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 170)
Trang 40+ Xác lập quyền sở hữu thông qua giao dịch
dân sự
Điều 121 BLDS quy định: Giao dịch dân sự
là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Trang 41+ Xác lập quyền sở hữu theo các quy định của
Trang 42+ Xác lập quyền sở hữu theo các quy định của
pháp luật
- Được thừa kế tài sản (Điều 245 BLDS)
- Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên (Từ điều 239 đến điều 244 BLDS)
Trang 43+ Xác lập quyền sở hữu theo những căn cứ riêng biệt
- Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu luật định (Điều 247 BLDS).
Trang 44+ Xác lập quyền sở hữu theo những căn cứ riêng biệt
Điều 246 Xác lập quyền sở hữu theo bản án, quyết định của Toà án hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác
Trang 45Căn cứ vào quy trình hình thành, thay đổi quyền sở hữu thì các căn cứ xác lập quyền sở hữu có thể chia thành:
+ Căn cứ phát sinh
+ Căn cứ kế tục
Trang 46+ Căn cứ phát sinh
Là những sự kiện pháp lý do đó mà quyền sở hữu được xác lập đầu tiên đối với vật.
Trang 47+ Căn cứ kế tục
Là những sự kiện pháp lý xác lập quyền sở hữu mới trên cơ sở chuyển dịch quyền theo ý chí của chủ sở hữu
cũ thông qua giao dịch dân sự.
Trang 484.2 Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Điều 171 BLDS)
Trang 494.2 Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Điều 171 BLDS)
+ Chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu
- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác
- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình
Trang 50+ Chấm dứt quyền sở hữu theo những căn cứ do pháp luật quy định:
Tài sản bị tiêu huỷ
Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu
Tài sản bị trưng mua
Tài sản bị tịch thu
Trang 51Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật Dân sự 2005
Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Trang 52CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VỀ QUYỀN SỞ HỮU
Nghĩa vụ của chủ sở hữu (Điều 262 – Điều 272)
- Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết (Điều 262 BLDS)
- Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường (Điều 263 BLDS)
- Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tôn trọng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội (Điều 264 BLDS)
Trang 53- Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản (Điều 265 BLDS)
- Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng (Điều
Trang 54Quyền của chủ sở hữu.
- Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề (Điều 273 BLDS)
+ Quyền về lối đi qua bất động sản liền
Trang 55- Quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản (Điều 266 BLDS)
- Quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liền kề (Điều 272 BLDS)
Trang 56BÀI 2: CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU
Điều 172 BLDS quy định về hình thức sở hữu như sau: Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm:
Trang 581.1.2 Quyền sở hữu nhà nước:
- Theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu
nhà nước là tổng hợp những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan
hệ về xác lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và bảo vệ tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Trang 59- Theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu
nhà nước là khả năng xử sự của nhà nước trong việc chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
Trang 601.2 Quyền sở hữu nhà nước – Một quan hệ pháp luật dân sự
CHXHCNVN.
- Khách thể là tài sản.
Trang 61- Nội dung
Quyền chiếm hữu
Quyền sử dụng
Quyền định đoạt
Trang 621.3 Các căn cứ riêng để xác lập quyền sở hữu nhà nước
- Kế thừa của nhà nước trước
- Quốc hữu hóa
- Tịch thu, trưng thu, trưng mua
Trang 631.3 Các căn cứ riêng để xác lập quyền sở hữu nhà nước
- Một số trường hợp vật vô chủ; vật
bị chôn giấu, chìm đắm; vật do người khác đánh rơi, bỏ quên; theo quy định của pháp luật thuộc
sở hữu nhà nước
- Thu thuế
Trang 64sở hữu tập thể.
Trang 65- Quyền sở hữu tập thể
Theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu tập thể
là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu tập thể.
Trang 66Theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu tập thể là các quyền năng chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản thuộc
sở hữu tập thể
Trang 672.2 Quyền sở hữu tập thể – Một quan hệ pháp luật dân sự
Trang 68- Chủ thể của sở hữu tập thể là
các loại hình hợp tác xã trong các lĩnh vực nông, lâm, công nghiệp, giao thông vận tải,
và các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác.
- Khách thể là tài sản
Trang 702.3 Các căn cứ riêng để xác lập quyền
sở hữu tập thể:
- Đóng góp của các xã viên: đây là căn cứ quan trọng nhất làm phát sinh quyền sở hữu tập thể.
- Hỗ trợ của nhà nước.
- Các loại quỹ
- Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Trang 71SỞ HỮU TƯ NHÂN
3 Sở hữu tư nhân
3.1 Khái niệm sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tư nhân:
- Sở hữu tư nhân
Điều 211 BLDS quy định: Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.
Trang 72Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ
và sở hữu tư bản tư nhân.
Trang 73- Quyền sở hữu tư nhân
Theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu tư nhân
là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt những tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân công dân.
Trang 74- Quyền sở hữu tư nhân
Theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu tư nhân là những quyền dân sự cụ thể của cá nhân với tư cách là chủ
sở hữu đối với tài sản của mình thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
Trang 75Quyền sở hữu tư nhân – Một quan hệ pháp luật dân sự
- Chủ thể
- Khách thể
- Nội dung
Trang 76SỞ HỮU CHUNG
4 Sở hữu chung
4.1 Khái niệm, đặc điểm và căn
cứ xác lập:
- Khái niệm sở hữu chung
Điều 214 BLDS quy định: Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
Trang 77- Đặc điểm:
+ Khách thể có tính thống nhất
+ Tồn tại nhiều chủ sở hữu,
có tư cách độc lập
Trang 78+ Các quyền năng của chủ
sở hữu thống nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung
mà không phải chỉ riêng phần giá trị tài sản của mỗi người
Trang 79+ Các quyền năng của chủ
sở hữu thống nhất đối với toàn bộ khối tài sản chung
mà không phải chỉ riêng phần giá trị tài sản của mỗi người
Trang 80- Căn cứ xác lập sở hữu chung:
Điều 215 BLDS quy định: Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận của các chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán