d.Liên kết đôi của etilen và liên kết đơn của metan.. b.Liên kết đôi bền hơn liên kết đơn.. Phản ứng trùng hợp của Etilen tạo thành Polietilen d... MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức -HS nắm đ
Trang 1Ngày soạn:19/02/2012
Ngày giảng: 22/02/2012
TIẾT 49 KIỂM TRA 1 TIẾT
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Kiến thức
- Nhằm đánh giá kết quả học tập của HS từ đó có phương pháp dạy tốt hơn
2.Kĩ năng:
-Kĩ năng tái hiện kiến thức, phân tích
3 Giáo dục:
- Nghiêm túc, tự giác
II CHUẨN BỊ
- GV: đề bài
III NỘI DUNG KIỂM TRA
I/ Trắc nghiệm:
Câu 1: Điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo phân tử etilen so với metan là:
a.Liên kết giữa 2 nguyên tử C b.Hoá trị của nguyên tố hidro
c.Hoá trị của nguyên tố cacbon d.Liên kết đôi của etilen và liên kết đơn của metan Câu 2: Phương pháp hoá học nào sau đây dùng để loại bỏ khí axeti len ra khỏi khí metan: a.Đốt cháy hổn hợp trong không khí b.Dẫn hổn hợp qua dd brom dư
c.Dẫn hổn hợp qua nước d.Dẫn hổn hợp qua muối ăn
Câu3:Khí metan có thể tham gia phản ứng nào:
a.Phản ứng cháy tạo khí cacbonic và hơi nước
b.Phản ứng trùng hợp
c.Phản ứng cộng với clo, brom
d Cả a,b,c
Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây đúng:
a.Liên kết ba bền gấp ba lần liên kết đơn
b.Liên kết đôi bền hơn liên kết đơn
c.Liên kết ba bền hơn liên kết đôi
d.Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền hơn liên kết đơn
Câu 5: Một chất có công thức CH2 = CH - CH = CH- CH3
Số liên kết đơn giữa các nguyên tử cacbon là:
a,1 liên kết
b,2 liên kết
c,3 liên kết
d,5 liên kết
II Tự luận
Câu 6: Hoàn thành các PTPƯ sau:
a Metan phản ứng với oxi
b Axetilen phản ứng với brom
c Phản ứng trùng hợp của Etilen tạo thành Polietilen
d Phản ứng thế của Benzen với brom
Câu 7: Cho 11,2 lít etilen (đktc) tác dụng vừa đủ với 500ml dd brom
Trang 2a Viết PTPƯ.
b.Tính khối lượng sản phẩm tạo thành sau phản ứng
c Tính nồng độ mol của dung dịch brom đã tham gia phản ứng
Cho biết: C= 12; H= 1; Br= 80
III Đáp án - Biểu điểm:
Câu 1:( 0,5đ) d
Câu 2: (0,5đ) b
Câu 3: ( 0,5d) a
Câu 4: ( 0,5đ) d
Câu 5: (0,5đ) b
Câu 6: (3đ)
Phương trình phản ứng:
a CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
b C2H2 + Br2 C2H2Br2
C2H2Br2 + Br2 C2H2Br4
c, + CH2= CH2 + CH2= CH2 + - CH2- CH2 - CH2- CH2 - .
d, C6 H6 + Br2 C6H5Br + HBr
Câu 7: ( 3đ)
Giải
+ Số mol của C2H4 là: 11,2: 22,4= 0,5 (mol)
a C2H4 + Br2 C2H4Br2
+ Theo PTPƯ => số mol của C2H4Br2 = Số mol của Br2 = 0,5 (mol) b.Khối lượng của C2H4Br2 là : 0.5 x 188 = 94(g)
c Nồng độ mol của dd brom là: 0,5: 0,5 = 1M
Trang 3Ngày soạn: 22/02/2012
Ngày giảng: 25/02/2012
TIẾT 50 DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
-HS nắm được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên
-Biết crăcking là một phương pháp quan trọng để điều chế dầu mỏ
-Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam
2.Kĩ năng:
-Phân tích
3 Giáo dục:
- Yêu thích tự hào về ngành dầu mỏ Việt Nam
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mẩu : -Dầu mỏ, các sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ
-Tranh mỏ dầu và cách khai thác.
III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1 Ổn định lớp:
2 Bài mới:
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về dầu mỏ
*GV: Cho HS quan sát mẩu dầu mỏ
+ Nhận xét tính trạng, màu sắc, tính tan ?
*GV: Cho HS quan sát H4.16-SGK
“Mỏ dầu và cách khai thác”
+Nêu cấu tạo của túi dầu?
*GV: Yêu cầu HS nêu cách khai thác?
*GV: Cho HS quan sát H4.17:
+Nêu tên các sản phẩm chế biến được từ
dầu mỏ?
*GV: Giới thiệu phương pháp Crăcking để
chế biến dầu nặng
+Dầu nặng Crăcking Xăng + Hổn hợp khí
1.Tính chất vật lí:
-Chất lỏng, sánh, màu nâu đen
-Không tan trong nước
-Nhẹ hơn nước
2.Trạng thái tự nhiên, thành phần dầu mỏ: -Tập trung thành vùng lớn, ở sâu trong lòng đất=> mỏ dầu
-Mỏ dầu: 3 lớp +Lớp khí dầu mỏ: TP chính CH4 +Lớp dầu lỏng: H-C
+Lớp nước mặn
3.Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
-Xăng, dầu thắp, dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường
Trang 4Hoạt động 2: Khí thiên nhiên:
*GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK
+Nêu thành phần chủ yếu của khí thiên
nhiên?
+Tác dụng của khí thiên nhiên?
-Thành phần chủ yếu là khí CH4(85%)
- Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp
Hoạt động 3: Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam:
*GV: Cho HS đọc thông tin SGK
*HS: Đọc và tóm tắt nội dung
- Khi khai thác, vận chuyển và chế biến
dầu mỏ, khí thiên nhiên cần chú ý điều gì?
- Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở nước ta tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía nam
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
về an toàn đã dặt ra
3 Củng cố
- GV hệ thống bài
- Yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3 tại lớp
4 Hướng dẫn về nhà
- Về nhà làm bài tập 4
- Chuẩn bị bài nhiên liệu