TIẾT 1. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT A. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - Ống nghiệm; ống hút; thìa thuỷ tinh. 2. Hoá chất: - BaO; CuO; HCl; CO 2 ; P 2 O 5 (điều chế sẵn từ P); dung dịch Ca(OH) 2 ; nước cất. B. Bài học: I. Tính chất hoá học của oxit: 1. Tính chất hoá học của oxit bazơ: a. Tác dụng với nước: * Thí nghiệm 1: - Cho BaO hoặc CaO phản ứng với nước. - Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch thu được. ? Mời một em nhận xét thí nghiệm? - Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo bazơ. - Dung dịch bazơ làm phenolphtalein chuyển hồng. ? Mời một em nêu PTHH của 2 oxit trên khi tác dụng với nước? - PTHH: BaO + H 2 O → Ba(OH) 2 . - PTHH: CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 . ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? b. Tác dụng với axit: * Thí nghiệm 2: - Cho CuO tác dụng với HCl. ? Nhận xét thí nghiệm? - Đã xảy ra PƯHH giữa CuO và HCl: CuO tan, tạo dung dịch mới có màu xanh lam là CuCl 2 . ? Nêu PTHH của Thí nghiệm? - PTHH: CuO + HCl → CuCl 2 + H 2 O. GV: Bây giờ tôi thay CuO bằng các oxit bazơ khác cũng xảy ra PƯHH tương tự đó là sinh ra muối và nước. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? c. Tác dụng với oxit axit: * Thí nghiêm 3: - Cho CaO tác dụng với CO 2 . - Cho sản phẩm vào nước, lắc đều. ? Một em nhận xét thí nghiêm? Nêu PTHH? - CaO đã tác dụng với CO 2 tạo kết tủa CaCO 3 . - Sản phẩm sinh ra là muối. - PTHH: CaO + CO 2 → CaCO 3 . GV: Bây giờ tôi thay CaO bằng BaO (như SGK) hoặc một số oxit bazơ khác đều xảy ra PƯHH tương tự. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? 2. Tính chất hoá học của oxit axit: a. Tác dụng với nước: * Thí nghiệm 4: - Cho P 2 O 5 tác dụng với nước. - Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dd thu được. ? Một em nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - P 2 O 5 tác dụng với nước tạo ra axit, làm quỳ tím hoá đỏ. - PTHH: P 2 O 5 + 3H 2 O → 2H 3 PO 4 . GV: Bây giờ tôi thay P 2 O 5 bằng nhiều oxit axit như SO 3 , SO 2 ,… khác cũng xảy ra PƯHH tương tự. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? b. Tác dụng với bazơ: * Thí nghiệm 5: - Dẫn khí CO 2 qua dd nước vôi trong. ? Một em nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - CO 2 đã tác dụng với Ca(OH) 2 tạo muối kết tủa CaCO 3 và nước. GV: Bây giờ tôi thay CO 2 bằng SO 2 , P 2 O 5 cũng ra PƯHH tương tự. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? c. Tác dụng với oxit bazơ: GV: Các em đã thấy ở trên oxit bazơ tác dụng với oxit axit thì ngược lại cũng vậy. ? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng? II. Phân loại oxit: ? Dựa vào SGK, các em cho biết người ta phân loại oxit như thế nào? Các em cho ví dụ? 1. Oxit bazơ: - Là các oxit tác dụng với axit tạo muối và nước. - VD: CaO, BaO, Na 2 O,… 2. Oxit axit: - Là các oxit tác dụng với bazơ tạo muối và nước. - VD: P 2 O 5 , CO 2 , SO 2 ,… 3. Oxit lưỡng tính: - Là các oxit tác dụng được với cả bazơ và axit để tạo muối và nước. - VD: Al 2 O 3 , ZnO,… 4. Oxit trung tính: - Là các oxit không tác dụng với các axit, bazơ và nước, còn gọi là oxit không tạo muối. - VD: CO, NO,… C. Vận dụng - Củng cố - Về nhà: 1. Làm BT 1, 2, 3, 4 (SGK trang 6) 2. BTVN: 4, 5, 6. BÀI 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG PHẦN A. CANXI OXIT: A. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - Ống nghiệm; ống hút; thìa thuỷ tinh. 2. Hoá chất: - CaO; HCl; H 2 O; CO 2 . B. Bài học: I. Tính chất hoá học của của Canxi oxit: 1. Nhận xét CaO: ? Một em dựa vào hiểu biết của mình cộng với SGK hãy cho biết tính chất vật lý của CaO, cho biết CaO thuộc loại hợp chất gì? - CaO là chất rắn màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 2585 o C. - CaO là 1 oxit bazơ. 2. Tác dụng với nước: * Thí nghiệm 1: - Cho CaO tác dụng với H 2 O. - Thử sờ tay vào đáy ống nghiệm. ? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - CaO tác dụng với nước, nhanh chống hút nước và nở to, tuy nhiên CaO tan rất ít trong nước và phần tan tạo thành dd nước vôi trong. - PƯHH của CaO với nước có toả nhiệt. - CaO + H 2 O → Ca(OH) 2 . ? Đọc kết luận trong SGK? 3. Tác dụng với axit: * Thí nghiệm 2: - Cho CaO tác dụng với HCl. ? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - CaO tác dụng với HCl, tạo dd CaCl 2 . - PƯHH của CaO với HCl có toả nhiệt. ? Đọc nhận xét trong SGK? 4. Tác dụng với oxit axit: * Thí nghiệm 3: - Cho CaO tác dụng với CO 2 . ? Nhận xét? Nêu PTHH? - CaO tác dụng với CO 2 tạo thành CaCO 3 . - PTHH: CaO + CO 2 → CaCO 3 . II. Ứng dụng của Canxi oxit: - CaO có tính hút ẩm. - CaO dùng để khử chua cho đất trồng. - CaO là vôi sống, khi tác dụng với nước thành vôi tôi, dùng trong xây dựng. - CaO tác dụng với CO 2 tạo thành đá vôi làm phấn viết,… - CaO có tính sát trùng, sát khuẩn nên dùng để diệt khuẩn nơi sinh sống. III. Điều chế Canxi oxit trong công nghiệp: 1. Nguyên liệu: - Đá vôi. - Chất đốt. 2. Điều chế - sản xuất CaO: - Nung đá vôi trong lò nung ở nhiệt độ cao, thu được CaO.’ - PTHH: CaCO 3 → o t CaO + CO 2 . C. Vận dụng - Củng cố - Về nhà: 1. Vận dụng: Làm BT 1, 2 (SGK). 2. BTVN: 3, 4, 5, 6 (SGK). PHẦN B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT: A. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - Phễu nhỏ giọt, bình cầu lớn, ống dẫn khí chữ L, ống thẳng, ống cao su, bình thuỷ tinh. 2. Hoá chất: - Na 2 SO 3 , H 2 SO 4(loãng) , CaO, Ca(OH) 2 . B. Bài học: I. Tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit: 1. Nhận xét SO 2 : ? Nêu tính chất vật lý của SO 2 ? Nó thuộc loại oxit nào? - SO 2 là chất khí không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí. - SO 2 thuộc loại oxit axit. 2. Tác dụng với nước: * Thí nghiệm 1: - Điều chế SO 2 , dẫn khí qua nước. - Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dd thu được. ? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? Vì sao nói SO 2 gây mưa axit? - SO 2 tác dụng với H 2 O tạo ra dd axit làm quỳ tím hoá đỏ. - PTHH: SO 2 + H 2 O → H 2 SO 3 . - Khí SO 2 sinh ra do đốt than, nhiên liệu, khói nhà máy, nó lơ lửng trên khí quyển. Khi mưa xuống, tác dụng với SO 2 tạo axit H 2 SO 3 . Ngoài ra, SO 2 nồng độ cao bị oxi hoá thành SO 3 tác dụng với H 2 O tạo axit sunfuric mạnh gây hại mùa màng. 3. Tác dụng với bazơ: * Thí nghiệm 2: - Dẫn SO 2 qua dd nước vôi trong. ? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - SO 2 tác dụng với Ca(OH) 2 tạo kết tủa CaSO 3 . - PTHH: SO 2 + Ca(OH) 2 → CaSO 3 + H 2 O. 4. Tác dụng với oxit bazơ: * Thí nghiệm 3: - Cho SO 2 tác dụng với CaO. ? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - SO 2 tác dụng với CaO tạo muối CaSO 3 . ? Một em đọc to kết luận trong SGK? II. Ứng dụng của lưu huỳnh đioxit: ? Dựa vào hiểu biết cá nhân và SGK hãy nêu những ứng dụng của SO 2 ? - Điều chế H 2 SO 4 . - Làm chất tẩy. - Thuốc diệt nấm mốc. III. Điều chế lưu huỳnh đioxit: 1. Trong phòng thí nghiệm: ? Điều chế SO 2 như thế nào? - Cho muối sunfit tác dụng với axit (loãng). ? Có mấy cách thu SO 2 ? Tại sao không thu SO 2 bằng cách đẩy nước? Tôi thấy cách này dễ quan sát đấy chứ? - Chỉ có thể thu SO 2 bằng cách đẩy không khí vì SO 2 phản ứng với H 2 O mạnh nên không thể thu bằng đẩy nước! ? Tôi thấy có bạn bảo khi thu SO 2 phải úp ngược bình chứa? Các em thấy thế có đúng không? - Không đúng ạ! Vì SO 2 nặng hơn không khí. 2. Trong công nghiệp: ? Dựa vào SGK, các em cho tôi biết điều chế SO 2 trong CN thế nào? - Đốt quặng pirit sắt. - Đốt lưu huỳnh trong không khí. ? Cách nào lợi hơn, các em? - Đốt lưu huỳnh ạ! ? Cách nào dễ, rẻ hơn? Cho tôi biết PTHH? - Đốt quặng pirit sắt. - 4FeS 2 + 11O 2 → o t 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 . C. Củng cố - Về nhà: 1. Củng cố: Thảo luận nhanh BT 2 đến 5. 2. Về nhà: Làm bài 1, 6. BÀI 3 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA AXIT A. Chuẩn bị: 1. Dụng cu: - Ống nghiệm; ống hút; thìa thuỷ tinh. 2. Hoá chất: - HCl; Zn; H 2 SO 4(loãng) ; Cu(OH) 2 ; Fe 2 O 3 . - Giấy quỳ tím. B. Bài học: I. Tính chất hoá học của axit: 1. Axit tác dụng với chất chỉ thị màu: * Thí nghiệm 1: - Nhỏ 1 giọt dd HCl vào mẩu giấy quỳ tím. ? Nhận xét? - Quỳ tím hoá đỏ. GV: Với tất cả các axit, quỳ tím đều hoá đỏ. Vì thế, quỳ tím dùng để nhận biết axit. 2. Axit tác dụng với kim loại: * Thí nghiệm 2: - Cho vài mảnh kẽm vào H 2 SO 4(loãng) . ? Nhận xét? Nêu PTHH? - H 2 SO 4(loãng) tác dụng với Zn, giải phóng khí (đó là H 2 ) tạo muối. - PTHH: Zn + H 2 SO 4(loãng) → ZnSO 4 + H 2 . GV: - Không chỉ có H 2 SO 4(loãng) mà HCl và một số axit khác cũng tác dụng với một số kim loại, tạo muối và giải phóng khí. - Các em chú ý, H 2 SO 4(đặc, nóng) và HNO 3 tác dụng với KL thì không giải phóng khí. Lên cấp III các em sẽ học tiếp phần này. 3. Axit tác dụng với bazơ: * Thí nghiệm 3: - Cho H 2 SO 4(loãng) tác dụng với Cu(OH) 2 . ? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - H 2 SO 4 đã tác dụng với Cu(OH) 2 tạo muối đồng CuSO 4 (màu xanh) và nước. - PTHH: H 2 SO 4 + CU(OH) 2 → CuSO 4 + H 2 O. GV: Tôi thay Cu(OH) 2 bằng nhiều bazơ khác cũng xảy ra PƯHH như vậy. ? Một em đọc to phần kết luận trong SGK? 4. Axit tác dụng với oxit bazơ: * Thí nghiệm 4: - Cho Fe 2 O 3 tác dụng với HCl. ? Nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH? - Fe 2 O 3 tác dụng với HCl tạo muối clorua FeCl 3 và H 2 O. - PTHH: Fe 2 O 3 + 6HCl → 2FeCl 3 + 3H 2 O. ? Một em đọc kết luận SGK? II. Axit mạnh và axit yếu: ? Dựa vào SGK phân loại axit cho thầy giáo! - Axit chia 2 loại: + Axit mạnh: HCl, HNO 3 , H 2 SO 4 ,… + Axit yếu: H 2 CO 3 , H 2 S,… . tạo muối. - VD: CO, NO,… C. Vận dụng - Củng cố - Về nhà: 1. Làm BT 1, 2, 3, 4 (SGK trang 6) 2. BTVN: 4, 5, 6. BÀI 2. MỘT SỐ OXIT QUAN TRỌNG PHẦN A. CANXI OXIT: A. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ: - Ống nghiệm;. các em? - Đốt lưu huỳnh ạ! ? Cách nào dễ, rẻ hơn? Cho tôi biết PTHH? - Đốt quặng pirit sắt. - 4FeS 2 + 11 O 2 → o t 2Fe 2 O 3 + 8SO 2 . C. Củng cố - Về nhà: 1. Củng cố: Thảo luận nhanh BT. sống. III. Điều chế Canxi oxit trong công nghiệp: 1. Nguyên liệu: - Đá vôi. - Chất đốt. 2. Điều chế - sản xuất CaO: - Nung đá vôi trong lò nung ở nhiệt độ cao, thu được CaO.’ - PTHH: CaCO 3 → o t