Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác như một điều tất yếu Nho giáo mà Hồ Chí Minh khai thác cũng như vẫn dụng chủ yếu là ; Tứ thư, Ngũ kinh … gắn liền với các nhà nho nổi tiếng trong lịch
Trang 1ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
`
Trang 2Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo người mãi cho đến trọn đời.
Bác là con một vị đại Nho ; Nguyễn Sinh Sắc, Bác sinh ra và lớn lên ở một gia đình có truyền thống Nho học và một vùng đất mà dù đã có cảnh Hán học suy tàn trước sự tấn công của văn hóa phương Tây, nhưng nền Nho học vẫn được bào tồn và không bị lép vế so với Tây học.
Bác còn lớn lên ở xứ Huế, kinh đô triều Nguyễn, nên dù có rệu rã đến đâu thì nền Nho học ở đây vẫn còn và ảnh hưởng trực tiếp tới triều đình cũng như cuộc sống của người dân
Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Bác như một điều tất yếu
Nho giáo mà Hồ Chí Minh khai thác cũng như vẫn dụng chủ yếu là ; Tứ thư, Ngũ kinh … gắn liền với các nhà nho nổi tiếng trong lịch sử như Khổng Tử, Mạnh Tử.
Nho giáo mà Bác nhận thức được luôn gắn liền và dung nhập với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam , dung nhập hơi thở của thời cuộc ở bước chuyển biến có ý nghĩa bản lề của lịch sử dân tộc.
Trang 3
Nho giáo được nhận diện trong quan niệm của Hồ Chí Minh:
Là một hệ thống tư tưởng, chứ không phải là một tôn giáo.
Cốt lõi của Nho giáo là học thuyết về đạo đức, học thuyết về
xử lý các mối quan hệ đạo đức cơ bản của xã hội.
Nho giáo ra đời trong những điều kiện lịch sử cụ thể, chịu sự chi phối của bối cảnh ra đời
Có nhiều ưu điểm, song cũng có cả những hạn chế
Sự nhận diện Nho giáo như trên của Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm khoa học, khách quan, công bằng, quan điểm khoan dung văn hoá, cũng như bản lĩnh của nhà tư tưởng trong ứng
xử với các di sản tư tưởng văn hoá truyền thống.
Từ cách nhận diện như vậy, Hồ Chí Minh đã chọn lọc, kế thừa, cải biến di sản tư tưởng Nho giáo để làm giàu vốn tri thức văn hoá của bản thân.
Trang 4Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo trên ba cấp độ sau:
mệnh đề, có giá trị và sức sống của Nho giáo, đồng thời đã bổ sung, phát triển những nội dung mới, phù hợp với thời đại.
Có thể nêu ra một số phạm trù của Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng như Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, Trung, Hiếu, v.v Việc Hồ Chí Minh cải tạo các phạm trù của Nho giáo thể hiện rõ nhất ở hai phạm trù Trung và Hiếu Hồ Chí Minh viết: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung với nước Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào” Rõ ràng, ở Hồ Chí Minh, nếu chữ Trung mang một nội hàm hoàn toàn mới, từ Trung với vua trở thành Trung với nước, thì chữ Hiếu lại được mở rộng trên cơ sở phổ quát hoá đạo đức cá nhân, trong đó gốc của Hiếu với Dân phải là Hiếu với cha mẹ.
Những mệnh đề tư tưởng của Nho giáo được Hồ Chí Minh sử dụng nhiều lần như: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”; “Phú quý bất năng dâm; Bần tiện bất năng di; Uy vũ bất năng khuất”, “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, v.v
Những mệnh đề trên được Hồ Chí Minh tiếp thu, và trong nhiều trường hợp, được Hồ Chí Minh khẳng định chính là những phẩm chất của những người cách mạng, những người cộng sản trong thời đại mới Điều đó cho thấy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, mặt giá trị, tính thời đại của Nho giáo
là rất lớn.
Trang 6Thứ hai, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và thực hành một số nguyên
tắc tư duy của Nho giáo.
Phương pháp tư duy biện chứng của Nho giáo (của Khổng Tử, Mạnh Tử, và đặc biệt là Kinh Dịch) thể hiện rất đậm nét ở Hồ Chí Minh.
Phương pháp tư duy triết học - chính trị của Nho giáo với các nguyên tắc: Coi trọng tính chủ thể của con người; coi trọng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, coi đức là gốc; từ cải tạo; tự cải tạo con người đi đến cải tạo xã hội, v.v cũng được
Hồ Chí Minh kế thừa, sự dụng một cách nhuần nhuyễn trong
tư duy, trong thực tiễn cách mạng.
Có thể dẫn ra một số luận điểm của Hồ Chí Minh để chứng minh cho nhận định trên: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”; “Khổng Tử nói: “Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”
Trang 7Hiện nay chúng ta đang ngày càng xa rời với tư tưởng của bác, khi tệ nạn tham nhũng ở khắp mọi nơi, từ trung ương đến địa phương,từ quan to đến quan nhỏ đã làm tiêu tốn hàng trăm
nghìn tỷ của đất nước dẫn đến nợ công tăng cao theo thống kê
cho tới thời điểm hiện tại tiền nợ công trên bình quân đầu người
ở Việt Nam là trên 50 triệu đồng/ người , lạm phát, vay nợ vốn
ngoại tệ vô tội vạ cho những dự án phần lớn là không có lợi cho đời sống của nhân dân và nhất là chủ nợ lớn nhất của VIỆT NAM hiện nay là TRUNG QUỐC- Một quốc gia luôn luôn tìm cách biến VIỆT NAM thành thuộc địa của chúng – Điều này là vô cùng nguy hiểm Và nếu thực trạng hiện nay không được thay đổi, thi sớm hay muộn Việt Nam sẽ trở thành một phần của Trung Quốc trong tương lai không xa
Minh đã tiếp thu
và thực hành triết
lý sống của các bậc đại Nho với các nguyên tắc tu nhân, nhập thế, tự nhiệm, dĩ thân vi giáo, v.v Có thể dẫn ra một số thí dụ
Hồ Chí Minh nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Người nói như vậy và luôn thực hành nguyên tắc này, chẳng hạn việc Hồ Chí Minh luôn
Trang 8nghiêm khắc thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”
Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh đã khai thác thành công di sản tư tưởng của Nho giáo - Nho giáo đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh một cách sâu sắc, từ những phạm trù, mệnh đề tư tưởng đến phương pháp tư duy; từ tư tưởng, học thuyết đến triết lý sống; từ nhận thức đến thực hành.
Trang 9Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh đã khai thác thành công di sản tư tưởng của Nho giáo ,Nho giáo đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh một cách sâu sắc, từ những phạm trù, mệnh đề tư tưởng đến phương pháp
tư duy; từ tư tưởng, học thuyết đến triết lý sống; từ nhận thức đến thực hành.