1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp tại trung tâm KTTH HN huyện cam lộ

32 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 227,5 KB

Nội dung

Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nướcnhư đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, sự nghiệp khoa học công nghệ, sựnghiệp kinh tế… hoạt đ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì cácđơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi vào pháttriển ổn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hộicủa đất nước

Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nướcnhư đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, sự nghiệp khoa học công nghệ, sựnghiệp kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, hoặc các nguồn kinhphí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động kinh doanh hay nhậnviện trợ biếu tặng theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ củaĐảng và Nhà nước giao cho

Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý củaĐảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhà nước,các tiêu chuẩn định mức, các qui định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhànước ban hành Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, tăng cườngquản lý kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất lượngcông tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp

Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu

là phải tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí,tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài sảncông, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhànước ở đơn vị Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạtđộng kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành Ngân sách Nhà nước tại đơn vị hànhchính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén trong việc quản lýNgân sách Nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệuquả cao

Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vịhành chính sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước nên em quyết tâm học hỏi,nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về vị trí vai trò của công tác quản lý tài chính – kế toán

Trang 2

trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Đồng thời, qua đó em có thể củng cố và mở rộngthêm kiến thức mình đã học ở trường để từ đó gắn lý luận với thực tế công tác của đơn vị.

Trong thời gian thực tập, em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của chị Đào Thị Ái– kế toán trưởng Trung tâm KTTH-HN huyện Cam Lộ đã giúp đỡ em trong quá trình tìmhiểu, thu thập thông tin về đơn vị và những nghiệp vụ kế toán áp dụng Cùng sự hướngdẫn nhiệt tình của cô Vưu Thị Thu Thủy đã giúp em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp

Em cũng rất mong sự đóng góp của quý thầy cô, ban lãnh đạo Trung tâm

KTTH-HN huyện Cam Lộ và các bạn để báo cáo tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KTTH-HN

HUYỆN CAM LỘ

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị:

1.1.1 Khái quát chung:

- Tên trường: Trung tâm KTTH-HN huyện Cam Lộ

- Năm thành lập: 1993 theo Quyết định số 526/QĐUB của UB nhân dân huyệnCam Lộ

- Cơ quan chủ quản: Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị

- Giám đốc: Nguyễn Việt Hùng

- Địa chỉ: Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị

Trước tình hình đó, những người đứng trong hàng ngũ của Đảng đã nhạy bén vànhận thức rõ tầm quan trọng của việc hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với những khảnăng mình trong tương lai Chính vì vậy, sau 2 năm thành lập huyện, “Trung tâm KTTH-

HN huyện Cam Lộ” được thành lập

Trung tâm KTTH-HN huyện Cam Lộ được thành lập ngày 18 tháng 7 năm 1993theo Quyết định số 526/QĐUB của UB huyện Cam Lộ với tên thành lập là Trung tâm

Trang 4

KTTH-HNDN huyện Cam Lộ, do đồng chí: Nguyễn Huynh làm giám đốc, tổng số giáoviên là 7, đảm nhận công tác hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh THCS và THPT Cam

Lộ Khóa học đầu tiên năm 1992-1993 có 54 học sinh với 2 lớp nghề là: Điện dân dụng và

Kỹ thuật cắt may Những năm sau đó đã được phát triển thêm các nghề: Tin học, cắt may,chế biến thực phẩm,…

Trong những năm đầu mới thành lập, trung tâm đã gặp rất nhiều khó khăn Cam Lộ

là huyện nghèo của tỉnh, bên cạnh đó còn thường xuyên bị thiên tai lũ lụt tàn phá Mùa lũđến, các thầy trò phải chống xuồng vào trường kê tài liệu, máy móc, thiết bị lên cao đểtránh thiệt hại Tuy nhiên, các thầy cô của trung tâm vẫn hay say học tập, lao động giankhổ để xây dựng trung tâm bằng công sức của mình

Đến tháng 7 năm 2000, do yêu cầu công tác, đồng chí Nguyễn Việt Hùng nguyên

là phó giám đốc trung tâm được bổ nhiệm làm giám đốc thay cho đồng chí NguyênHuynh

Năm 2003 trung tâm được đổi tên thành Trung tâm KTTH-HN huyện Cam Lộ.Hoạt động bằng nguồn kinh phí hàng năm do Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị cấp.Trung tâm đã không ngừng đổi mới cơ sở vật chất như nâng cấp phòng máy vi tính, nângcấp phòng học, lắp đặt hệ thống máy chiếu hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật vào giảngdạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy khiến thầy trò vui mừng tích cực phấn đấu thiđua học tập rèn luyện trở thành những học sinh xuất sắc của trung tâm

Trung tâm KTTH-HN huyện Cam Lộ dưới sự quản lý của Sở giáo dục và đào tạotỉnh Quảng Trị hàng năm được sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo các ban ngành vềkinh phí, nhà trường đã xây dựng được ngôi trường 2 tầng khang trang sạch đẹp, khuônviên rộng rãi, nằm trên con đường “mòn” Hồ Chí Minh lịch sử hào hùng Sân trườngđược láng xi măng, trong sân trường được trồng nhiều loại cây như phượng vĩ, bằng lăng,bàng để tạo ra nhiều bóng mát giúp các em học sinh vui chơi và ôn bài dưới những ngày

hè nắng nóng như thiêu như đốt đặc trưng của miền Trung

Từ ngày thành lập cho đến nay, đặc biệt trong thời gian những năm gần đây, Trungtâm KTTH-HN huyện Cam Lộ đã có nhiều cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn thửthách và luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Hàng năm Trung tâm tiếpnhận dạy nghề phổ thông cho 11 trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa

Trang 5

bàn huyện Cam Lộ Hiện trung tâm đang đào tạo một số ngành nghề như: Điện dân dụng,Tin học, Kỹ thuật cắt may, Nhiếp ảnh, Chế biến thực phẩm,… Hàng năm có từ 60-80 lớphọc nghề, với số lượng từ 1000-1500 học sinh/năm.

Bên cạnh đó, Trung tâm còn được Sở Giáo dục – Đạo tạo giao nhiệm vụ giảng dạy

và phối hợp đào tạo các ngành nghề xã hội; tập huấn ứng dụng các phần mềm ứng dụngchương trình giảng dạy,… Trong thời gian qua đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ nghềngắn hạn cho các ngành nghề như: Tin học với trình độ A, B; Điện dân dụng, May dândụng và công nghiệp,…

Các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề và hết lòng yêu quí học sinh Nhà trườngluôn luôn quan tâm phát hiện những em học sinh có những khả năng phù hợp với tươnglai, từ đó hướng nghiệp, soi đường chỉ lối cho các em đi đúng với khả năng của bản thânđem tài năng phục vụ cho quê hương, xã hội Hàng năm, các thầy cô giáo viên trongtrường luôn tham gia các hoạt động như Giáo viên dạy giỏi, các cuộc thi diễn văn nghệ,các hoạt động thể thao trong ngành và gặt hái được nhiều thành công

Với kết quả đạt được trong thời gian qua, trung tâm KTTH-HN Cam Lộ thực sựtrở thành một trong những cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng cao Trung tâm KTTH-

HN đã góp phần quan trọng vào quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chuyênmôn, có nghiệp vụ và có tay nghề, cho địa phương trong sự nghiệp Công nghiệp hóa -hiện đại hóa quê hương, đất nước

1.2 Đặc điểm hoạt động và sơ đồ tổ chức tại đơn vị thực tập

1.2.1 Đặc điểm hoạt động và nhiệm vụ của Trung tâm KTTH-HN Cam Lộ:

1.2.1.1 Đặc điểm hoạt động của Trung tâm:

Trung tâm KTTH-HN huyện Cam Lộ là đơn vị Hành chính sự nghiệp do Nhà nướcthành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho họcsinh PTTH theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoạt động bằng nguồn kinhphí ngân sách nhà nước cấp để duy trì và thực hiện các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nướcgiao cho từng thời kỳ

1.2.1.2 Quy mô của đơn vị:

Trang 6

- Diện tích trụ sở làm việc: 769 m2

viên chức

1.2.1.3 Quy trình hoạt động của đơn vị

Sở GD – ĐT tỉnh Quảng Trị gửi công văn cho các trường THCS, THPT trong địabàn Huyện Cam Lộ để lên danh sách học viên đăng kí theo học hướng nghiệp, giáo viêncần bồi dưỡng kỹ thuật,…

Sau khi các trường THCS, THPT lên danh sách học viên đăng kí theo học hướngnghiệp, danh sách sẽ được nộp về Trung tâm KTTH-HN huyện Cam Lộ Tại phòng hànhchính sẽ phân loại học viên theo học các môn hướng nghiệp rồi giao lại cho tổ giảng dạy

Các trường THCS trong

huyện Cam Lộ

Các trường THPT trong huyện Cam Lộ

Phòng hành chính

Trang 7

Tổ Điện - Tin

Phòng Kế toán – Tài vụ

Tổ Dịch vụ

Giám đốc

Phòng Bảo vệ

Tổ hành chính

Phó Giám đốc

Tại phòng kế toán sẽ lên kế hoạch thu, chi trong quá trình giảng dạy cho năm họcmới

1.2.1.4 Nhiệm vụ của đơn vị:

- Dạy kỹ thuật (công nghệ), dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho họcsinh PTTH theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường THCS và PTTH trên địa bànHuyện Cam Lộ

- Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho giáo dục và đào tạo

- Nghiên cứu, ứng dụng các Đề tài khoa học và giáo dục, kỹ thuật, tư vấn hướngnghiệp nghề cho học sinh phổ thông; thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệmới phục vụ kinh tế - xã hội địa phương

- Mở lớp dạy nghề cho thanh, thiếu niên và các đối tượng khác

1.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

1.2.2.1 Sơ đồ tổ chức

Trang 8

1.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Phòng giám đốc:

- Giám đốc: (Nguyễn Việt Hùng) là người điều hành hoạt động hàng ngày của

cơ quan và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụđược giao

- Phó Giám đốc: (Đặng Xuân Long) là người trợ giúp giám đốc trong công

tác điều hành hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ giám đốc phân công; Có quyền ký thay

và điều hành hoạt động cơ quan khi giám đốc ủy quyền Và chịu trách nhiệm trước giámđốc, Nhà nước

Tổ hành chính: (Tổ trưởng: Trần Văn Tiến) là người tham mưu cho Giám đốc về

công tác Kế hoạch – Tổng hợp và công tác hành chính của cơ quan Điều chỉnh kịp thờicác khó khăn phát sinh trong quá trình công tác, phân công quản lý theo mảng công việc

và theo dõi tiễn độ thực hiện Quản lý và khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất,trang thiết bị của nhà trường, đơn vị

Tổ dịch vụ: (Tổ trưởng: Nguyễn Thị Phượng)

Phòng bảo vệ: là tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, giữ vững trật tự an ninh, ngăn

ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong trường Ngăn chặn, pháthiện kịp thời các hành vi vi phạm phát luật, tệ nạn xã hội xảy ta trong khu vực cơ quan.Nhắc nhở mọi người trong cơ quan thực hiện đúng nội quy nhằm giữ vững kỷ cương nềnếp

Trang 9

- Theo dõi, phản ánh sự vận động kinh phí của đơn vị dưới mọi trạng thái và

cố vấn cho Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan

- Tham mưu cho Ban giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu chi tài chính việc thu nộp, thanhtoán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, kinh phí; phát hiện và văn ngừa kịpthời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định Nhà nước

Trang 10

- Chấp hành đúng các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, báo cáo,quyết toán ngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật, duyệt quyếttoán đối với đơn vị trực thuộc.

- Phổ biến chinh sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phậnliên quan khi cần thiết

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động, kiểm tra vàphân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác động lập và theo dõi kế hoạch.Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiệnhành

- Thực hiện chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và chế độ khác cho cán bộ,viên chức, lao động hợp đồng và tất cả các khoản khác phục vụ cho học tập, giảng dạy,nghiên cứu, xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị của Cơ quan theođúng pháp luật hiện hành

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiệnthiết bị được Trung tâm giao

Quyền hạn

- Phòng kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán

- Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị

- Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong Cơ quan cung cấp đầy đủ, kịpthời các tài liệu, số liệu cần thiết cho công tác kế toán, kiểm tra, thanh tra của Phòng hoặc

Cơ quan thanh tra

- Những người có nhiệm vụ lập, ký duyệt hoặc cung cấp các tài liệu, chứngliệu phục vụ cho việc ghi chép, hạch toán, lập báo cáo kế toán phải chịu trách nhiệm vềnhững sai sót, không xác thực, không đúng qui định, không rõ ràng, không hợp lệ, khôngđúng hạn của tài liệu cung cấp

- Được quyền từ chối việc lập, ký, hoặc duyệt các báo cáo, chứng từ, tài liệukhông phù hợp với pháp luật hiện hành

Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán, tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ, tàiliệu kế toán theo đúng quy định hiện hành

Trang 11

1.2.3 Các quy định chung trong lao động của đơn vị:

1.2.3.1 Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán

Hệ thống chứng từ, sổ sách tài chính tại Trung tâm KTTH-HN Cam Lộ được lập theomẫu do Bộ Tài Chính quy định tại quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, được lập theo niênkhóa kế toán, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm

Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán là những giấy tờ về những nghiệp vụ kinh tế phátsinh và thực sự hoàn thành được lập rõ ràng, đầy đủ, chính xác theo quy định của phápluật

1.2.3.2 Hình thức kế toán tại đơn vị:

Đây là một đơn vị hành chính sự nghiệp nhỏ, có quy mô hoạt động không lớn, sử dụng

ít tài khoản kế toán nên đơn vị phải lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với đơn vị nhằmđảm bảo cho kế toán có thể thực hiện tốt nhiệm vụ thu nhận xử lý và cung cấp đầy đủchính xác kịp thời các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác lãnh đạo điều hành và quản

lý các hoạt động kinh tế - tài chính

Hình thức kế toán đơn vị lựa chọn là: Kế toán trên máy vi tính

PHẦN MỀM

KẾ TOÁN

Trang 12

Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính:

- Phần mềm kế toán trên máy tính của đơn vị được lập trình theo hình thức kế toán

Chứng từ ghi sổ.

- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữliệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phầm mềm kế toán

- Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được nhập vào máy theo từng

chứng từ và tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký-Sổ Cái ) và các

sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan

- Cuối tháng (hoặc vào bất kỳ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác

khoá sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiếtđược thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã đượcnhập trong kỳ Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán vớibáo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

- Cuối kỳ kế toán sổ kế toán được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủtục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay

- Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính được thể hiện trên

1.2.3.3 Nội quy đối với cán bộ - giáo viên:

Điều 1: Mọi cán bộ giáo viên phải thực hiện tốt các nhiệm vụ của cán bộ giáo viên

trong trung tâm gồm:

- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài; dạythực hành thí nghiệm, kiểm tra đánh giá theo quy định; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ,lên lớp đúng giờ, quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức,tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn

- Nghiêm chỉnh thực hiện phòng chống cháy nổ; tiết kiệm điện, nước; khôngđun nấu trong phòng làm việc, phải kiểm tra an toàn các thiết bị, tắt điện các thiết bị vàkhóa phòng trước khi ra về

- Việc đánh giá học sinh phải đảm bảo yêu cầu công khai, công bằng, kháchquan, chính xác và toàn diện Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báocho gia đình học sinh vào cuối kỳ và cuối năm học

Trang 13

- Luôn trau dồi đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục

- Thực hiện điều lệ trung tâm, thực hiện quyết định của giám đốc, chịu sựkiểm tra của giám đốc và các cấp quản lí giáo dục

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh,thương yêu, tôn trọng, đối sử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chínhđáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoànthanh niên, Đội thiếu niên trong dạy học và giáo dục học sinh

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Điều 2: Cán bộ - giáo viên trong trường phải hiểu rõ các quyền lợi của mình bao gồm:

- Được nhà trường tạo điều kiện để giảng dạy và giáo dục học sinh

- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệsức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với cán bộ - giáo viên

- Được trực tiếp thông qua các tổ chức tham gia quản lí trường học

- Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để đào tạo nângcao trình độ, nghiệp vụ theo quy định hiện hành

- Được bảo vệ nhân phẩm danh dự

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật

Điều 3: Cán bộ - giáo viên trong nhà trường phải chấp hành tốt các hành vi không

- Không được sử dụng các tài sản, phương tiện công để phục vụ cho mục đích

cá nhân Không mang tài sản công ra ngoài cơ quan, không tự ý di chuyển tài sản trang

bị ra khỏi phòng, khi cần mang tài sản ra ngoài phải có giấy duyệt của Ban giám hiệu và

Trang 14

phải báo cho bộ phận Bảo vệ Phải giữ bí mật tài liệu hồ sơ của cơ quan, không được cungcấp tài liệu khi chưa được sự đồng ý của Ban giám đốc.

- Không gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, trong đánh giá kết quảhọc tập và rèn luyện của học sinh

- Không xuyên tạc nội dung giáo dục, không gây bè phái và gây mất đoàn kếtnội bộ

- Không ép buộc học sinh học thêm để thu tiền

- Không hút thuốc, uống rượu, uống bia; không nghe, trả lời điện thoại diđộng khi đang dạy học hoặc tham gia các hoạt động giáo dục ở nhà trường

Điều 5: Các cán bộ - giáo viên nếu thực hiện tốt và có thành tích sẽ được khen thưởng,

được tặng các danh hiệu cao quý khác, nếu có hành vi vi phạm các quy định của nội quynày thì bị xử lí theo các quy định của pháp luật

1.2.3.4 Về công tác phòng cháy và chữa cháy:

Công tác phòng cháy chữa cháy được cơ quan đặc biệt quan tâm Cơ quan trang bị

đầy đủ công cụ hổ trợ cho công tác phòng chống chữa cháy ở Trung tâm.

Thực hiện đầy đủ các biện pháp tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, công nhân viên

đề cao cảnh giác trong phòng chống cháy nổ

Phối hợp với phòng cảnh sát phòng chống chữa cháy công an tỉnh tập huấn nângcao nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy Các cách xử lý tình huống chữa cháy phát sinh Kiểm tra thường xuyên các hệ thống báo cháy tự động, các thiết bị chữa cháychuyên dùng

Nhờ chủ động cao trong công tác phòng chống chữa cháy nên nhiều năm quatrong cơ quan chưa xảy ra vụ cháy nào

Trang 15

Chương 2 NỘI DUNG THỰC TẬP

2.1 Mô tả quy trình thực tập và công việc thực tế nơi đang thực tập:

2.1.1 Sơ đồ mô tả quy trình công việc thực tập:

2.1.2 Công việc tìm hiểu được về thực tế:

- Hàng ngày, đối chiếu, kiểm tra, rà soát các nghiệp vụ kế toán như: chứng từ,hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi,… được cung cấp đã đúng theo quy định hiện hành củapháp luật hay chưa

- Báo cáo kết quả kiểm tra cho Kế toán trưởng

- Sắp xếp, phân loại chứng từ, hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi,… định khoảncác nghiệp vụ phát sinh trong ngày, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có đểnhập dữ liệu vào máy tính theo bảng, biểu được thiết kế trong phần mềm kế toán

Kiểm tra các chứng từ, nghiệp vụ kế toán

phát sinh trong ngày

Báo cáo cho kế toán trưởng

Sắp xếp, phân loại lại hồ sơ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập vào máy tính

Cuối tháng, đối chiếu các số liệu tổng

hợp với số liệu chi tiết

Báo cáo cho kế toán trưởng

Trang 16

- Cuối tháng, quý (hoặc bất kì thời điểm cần thiết nào), thực hiện khóa sổ kế

toán, lập và in báo cáo tài chính, bênh cạnh đó kiểm tra, đối chiếu các số liệu tổng hợpvới số liệu chi tiết

- Báo cáo, nộp báo cáo tài chính cho kế toán trưởng xem xét, để cung cấpthông tin cho cơ quan đơn vị có thẩm quyền

2.2 Học hỏi và viết báo cáo tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại trung tâm KTTH-HN Huyện Cam Lộ:

2.2.1 Thực trạng công tác kế toán tại đơn vị:

 Các khoản chi trong đơn vị sử dụng từ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, kho bạc,nguồn ngân sách Nhà nước cấp Có các khoản chi không thể thanh toán bằng tiền mặt màbắt buộc thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng, kho bạc (nguồn tự thu, tự chi), hoặc thanhtoán bằng nguồn kinh phí (Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp) Các khoản chi bắt buộc đó

là thanh toán tiền điện, nước (ngoại trừ nước uống), điện thoại, những chi tiêu dùng chovăn phòng (giấy, thay mực máy in, sửa chữa máy…)

Ngân hàng, Kho bạc; sổ tài sản cố định; sổ chi tiết các tài khoản; sổ theo dõi dự toán, sổtheo dõi sử dụng nguồn kinh phí; sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí; sổ chi tiết doanhthu… Ngoài ra kế toán còn sử dụng một loại sổ được gọi là sổ tính nháp

Sổ tính nháp là một loại sổ thiết kế do kế toán tự lập ra và sử dụng Sổ tính nháp

thường được sử dụng như một bước sơ khởi trong việc lập các báo cáo kế toán Việc sửdụng sổ tính nháp sẽ hạn chế được các khả năng bỏ sót việc điều chỉnh cũng như trợ giúptrong việc kiểm tra độ chính xác của các tài khoản Sổ tính nháp không bao giờ được công

bố và trình bày cho thủ trưởng đơn vị

Các chứng từ kế toán sử dụng tại đơn vị: bảng truy lĩnh phụ cấp trách nhiệm, giấy

rút dự toán ngân sách, bảng thanh toán tiền lương, bảng chiết tính các khoản phải thu,bảng truy lãnh lương, bảng nâng lương, biên lai thu tiền, phiếu chi, phiếu thu, hóa đơnGTGT, ủy nhiệm chi, bảng thanh toán học bổng (sinh hoạt phí), bảng thanh toán tiềnthưởng, giấy nộp tiền vào tài khoản, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng,…

2.2.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ: Tiền mặt tại quỹ của đơn vị là tiền Việt Nam.

Ngày đăng: 28/08/2017, 18:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w