Tổng quan về M-learning• Đặc điểm của M – learning: M-learning tập trung vào tổ chức học tập qua các ngữ cảnh với các thiết bị di động.. Tổng quan về M-learningNói tóm lại, có thể hiểu M
Trang 1ỨNG DỤNG M-LEARNING TRONG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TS Trần Trung ThS Nguyễn Viết Dũng
Trang 21 Tổng quan về M-learning
Quan điểm chính về M-learning:
• Quan điểm thứ nhất tiếp cận theo hướng chỉ xét đến tính
di động của thiết bị học tập
• Quan điểm thứ 2 tiếp cận theo hướng tính di động của thiết bị học tập và cả tính di động của người học
Trang 31 Tổng quan về M-learning
• Đặc điểm của M – learning:
M-learning tập trung vào tổ chức học tập qua các ngữ cảnh với các thiết bị di động M-learning thuận tiện ở chỗ người học có thể truy cập tiếp cận nguồn học liệu từ bất
kỳ nơi nào đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi cho người học cộng tác, chia sẻ kho tài nguyên với nhau gần như tức thời
Trang 41 Tổng quan về M-learning
Nói tóm lại, có thể hiểu M-learning là một hình thức học tập mà bản thân người học có thể thực hiện được việc học tập ở mọi lúc, mọi nơi hoặc người học được tạo cơ hội học tập thông qua các thiết bị di động như ĐTDĐ, PDA, Pocket PC…
Trang 51 Tổng quan về M-learning
Hạn chế: Nhìn ở khía cạnh khác thì M-learning cũng có
một số hạn chế nhất định như:
• Màn hình nhỏ, giới hạn khả năng cung cấp thông tin;
• Khó nhập thông tin vào vì bàn phím nhỏ;
• Bộ nhớ và pin hạn chế;
• Giá thành công nghệ này vẫn ở mức cao
Trang 61 Tổng quan về M-learning
Sự phát triển của m learning trên thế giới
• Nhật Bản, Đài Loan và Nam Phi là những nước đi đầu trong việc ứng dụng M-learning
• Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước có tiềm năng lớn
• Australia, Canada, Ấn Độ cũng đang bắt đầu với các thử nghiệm về M-learning
Trang 71 Tổng quan về M-learning
Tiềm năng của M-learning là rất lớn, nó tạo ra nhu cầu chuyển giao từ các dự án thử nghiệm hiện nay sang xu hướng mới trong giáo dục và đào tạo
M-learning nâng cao sự hợp tác, cộng tác và học tập tích cực
Công nghệ mobile đang cung cấp những cơ hội để tối ưu hoá sự tương tác và trao đổi thông tin giữa giáo viên và người học, giữa các người học trong cộng đồng học tập Chính vì vậy, M-learning sẽ trở thành một xu hướng mới
của giáo dục từ xa
Trang 82 Triển vọng ứng dụng M – learning ở Việt Nam.
• Ngày càng có nhiều địa điểm làm việc di động
• Số ĐTDĐ tăng nhanh về số lượng (gấp 3 lần số lượng máy vi tính) và chất lượng (khoảng 70% số ĐTDĐ này có khả năng kết nối Internet)
• Số PDAs và SmartPhones cũng tăng nhanh về số lượng (số lượng bán nhiều hơn máy vi tính)
• Có nhiều công ty phát triển các phần mềm trên ĐTDĐ
• Hệ thống viễn thông phát triển nhanh, giảm giá thành sử dụng
• E-learning đang phát triển rất mạnh Đây là tiền đề thuận lợi để phát triển M-Learning
Trang 93 Khả năng ứng dụng m-learning vào đào tạo ở trường đại học
• Các thiết bị cầm tay trong đó có ĐTDĐ ngày càng được
hỗ trợ nhiều chức năng
• Sản phẩm ĐTDĐ ngày càng giá càng rẻ và tích hợp các công nghệ hiện đại
• Trình độ sử dụng và khai thác những ứng dụng công nghệ hiện đại của sinh viên hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về người học khi tiếp cận với M-Learning
• Việc tự học của sinh viên là rất cần thiết
• Với các thiết bị di động, sinh viên có thể tận dụng nguồn
tài nguyên phong phú trên mạng Internet (đã được xây
dựng cho hệ thống e-learning)
Trang 103 Khả năng ứng dụng m-learning vào đào tạo ở trường đại học
Như vậy việc khai thác ĐTDĐ và các thiết bị cầm tay vào học tập cho sinh viên là hoàn toàn khả thi M-learning chắc chắn sẽ giúp sinh viên tự học rất tốt, góp phần làm phong phú các hình thức dạy học ở các trường đại học theo định hướng nâng cao chất lượng đào tạo
Trang 114 Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học trên ĐTDĐ
• Phù hợp với mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo
• Nội dung có thể số hóa chuyển thành Wap dành cho ĐTDĐ đảm bảo các ràng buộc kỹ thuật sau: Thông tin hiển thị trung thực, nhất là các ký hiệu, hình vẽ; Dung lượng và các hiệu ứng nhỏ gọn để việc truy cập được nhanh chóng và phù hợp với dung lượng bộ nhớ, hệ điều hành của ĐTDĐ; Giao diện thân thiện đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của sinh viên
Trang 124 Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học trên ĐTDĐ
Cụ thể với một số bất lợi của ĐTDĐ (màn hình nhỏ, dung lượng bộ nhớ thấp…) ta cần thiết kế nội dung sao cho hạn chế những bất lợi và phát huy những thuận lợi của ĐTDĐ như:
• Giảm độ dài của một trang
• Giảm các đề mục chính
• Các đề mục cần dễ sử dụng, thân thiện với sinh viên
• Giảm việc sử dụng kỹ thuật đồ họa
• Nội dung cần dễ đọc
Trang 135 Hình thức dạy học trên ĐTDĐ
• Việc ứng dụng M-learning trong học tập ngày càng trở nên thu hút sự quan tâm của mọi người do chi phí thấp
và tính di động cao Trên thế giới M-learning đã và đang được ứng dụng vào học tập dưới các hình thức:
– Ứng dụng với giáo dục từ xa:
– Ứng dụng với Podcasting
– Hỗ trợ tự học
–
Trang 145 Hình thức dạy học trên ĐTDĐ
• Ứng dụng M-learning vào đào tạo ở trường đại học nên bắt đầu từ hình thức hỗ trợ sinh viên tự học, ôn tập và tự kiểm tra đánh giá kiến thức của bản thân
• Hình thức này cần phải được triển khai thực nghiệm sư phạm một cách khoa học, bài bản để từ đó thu thập số liệu và đưa ra các kết luận khoa học về khả năng ứng dụng ĐTDĐ trong việc hỗ trợ sinh viên tự học, tự nghiên cứu
Trang 15Kết luận
• M-learing là một hình thức dạy học mới ra đời trên sự phát triển của công nghệ Ưu thế nổi trội của của M-learning là cho phép ta kết hợp sự tương tác thực sự với
sự linh động trong học tập, điều này cho phép giảng viên
tổ chức các hoạt động hợp tác và học tập hướng vào người học một cách thuận lợi, qua đó giúp sinh viên hình thành động cơ tự học và học tập một cách độc lập
• Việc ứng dụng M-learning hoàn toàn khả thi và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học