LỜI GIỚI THIỆUNhằm góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trongviệc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ -
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Trang 2HÀ NỘI, THÁNG 6 - 2008
BAN BIÊN TẬP
1 GS,TS Vũ Văn Hiền - Trưởng ban
2 PGS,TS Đinh Xuân Lý - Uỷ viên thường trực
3 PGS,TS Lê Danh Tốn - Uỷ viên
5 TS Đoàn Thị Minh Oanh - Uỷ viên
6 TS Phạm Công Nhất - Uỷ viên thư ký
Trang 3Môc lôc
1 Lời giới thiệu 5
2 PGS, TS Đinh Xuân Lý: Quá trình hình thành, phát triển chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 6
3 GS, TS Đỗ Thế Tùng: Đặc điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa 15
4 GS, TS Chu Văn Cấp: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 27
5 PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc: Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 35
6 PGS, TSKH Trần Nguyễn Tuyên: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
44
7 GS, TS Dương Xuân Ngọc: Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế
11 PGS, TS Trần Văn Phòng: Quan điểm Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam
về tiếp tục hoàn thiện thể chể kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 414 TS Nguyễn Lương Bằng: Nhận thức về quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
và những vấn đề đạo đức của đảng viên trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
103
15 Nguyễn Thị Thanh Mai: Nhận thức mới của Đảng ta về vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
111
16 PGS, TS Đinh Trần Dương: Nhận thức của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân trước thềm Đại hội VI
115
17 ThS Lê Thị Thanh Hà: Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân
123
18 TS Phạm Văn Bính: Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - một chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng ta trong thời kỳ quá độ
130
19 PGS, TS Dương Văn Thịnh: Nhận thức về những đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
134
20 ThS Nguyễn Cao Khải: Xác lập nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh té thị trường ở Việt Nam, một thành công lớn của Đảng trong đổi mới
144
21 Lê Văn Sơn: Kinh tế thị trường và mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
150
22 TS Lê Văn Lực: Đặc điểm nền kinh tế thị trường Việt Nam
155
23 TS Nguyễn Thái Sơn: Góc nhìn triết học về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
162
24 ThS Lê Thị Hồng Điệp: Tìm hiểu khái niệm “Nguồn nhân lực chất lượng cao” trong Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam với thực tiễn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay
169
Trang 525 PGS, TS Nguyễn Khắc Thanh: Mấy vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 636 Trần Chí Lý: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
252
37 ThS Ngô Vương Anh: Dân chủ trong quản lý kinh tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh .259
38 PGS, TS Trần Sỹ Phán: Giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo
tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trang 747 ThS Phan Quốc Huy: Quan điểm chỉ đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta
323
48 TS Nguyễn Thị Như Hà: Chính sách của Đảng về huy động các nguồn lực để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
330
49 ThS Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
335
50 TS Dương Văn Duyên: Những cơ hội và thách thức đối với xây dựng gia đình Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay 340
51 TS Nguyễn Bình Ban: Một số vấn đề đặt ra trong an ninh chính trị và an ninh kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 8LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm góp phần làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trongviệc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Vai trò lãnh
đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
Do tầm quan trọng của chủ đề Hội thảo nên đã được sự quan tâm sâu sắc của cácnhà khoa học, nhà giáo ở các Học viện, Viện nghiên cứu và các trường Đại học trong cảnước Đến nay, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được một số lượng lớn các bài tham luận.Nội dung chủ yếu của các bài viết đã tập trung vào những vấn đề cơ bản như:
- Quá trình hình thành chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam;
- Khái niệm, đặc điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa;
- Sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa - thành tựu và những bài học kinh nghiệm;
- Giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và phát huy các nguồn lực trongxây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc - quá trình vàkinh nghiệm
Tập Kỷ yếu bao gồm 56 bài, trong đó có một số bài tham luận bàn về cùng một chủ
đề nhưng được tiếp cận dưới các góc độ và cấp độ khác nhau Ban biên tập xin trân trọnggiới thiệu để quý độc giả tham khảo
Mặc dù Ban biên tập và các tác giả đã cố gắng, nhưng tập Kỷ yếu chắc chắn khôngtránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của các nhà giáo, nhàkhoa học
BAN BIÊN TẬP
Trang 9QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
PGS,TS Đinh Xuân Lý
Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
1 Thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt và sự thay đổi tư duy
kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trước Đại hội lần thứ VI (12-1986)
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội Vấn đề đặt ra lúc này đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là xây
dựng và phát triển kinh tế theo mô hình nào? Mô hình kinh tế thị trường kiểu phương Tây
hay là mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung kiểu Xô viết? Cũng vào lúc này, hệ thống xã
hội chủ nghĩa đang đạt được những thành tựu về nhiều mặt Vì vậy, việc Việt Nam tiếp thu
và thực thi cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung là điều dễ hiểu Mặc dù lúc bấy
giờ có một số nhà kinh tế học phương Tây đã phê phán mạnh mẽ mô hình kinh tế kế hoạch
hoá tập trung, song ở Việt Nam, nền kinh tế ấy trên thực tế đã phát huy tác dụng tích cực
trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ
Khi cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội (từ sau tháng 4 năm 1975), nền kinh
tế Việt Nam tiếp tục được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Nhưng cơ chế này
càng ngày càng không phát huy được vai trò thúc đẩy tăng trưởng mà ngược lại, bộc lộ
những nhược điểm trầm trọng: “Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm của tổng sản phẩm xã hội chỉ đạt 1,4%, thu nhập quốc dân chỉ tăng 0,4%, trong khi đó
dân số tăng với tốc độ bình quân 2,24%/năm Tình hình đó đã khiến cho đời sống mọi tầng
lớp dân cư trong xã hội hết sức khó khăn (theo ước tính vào những năm 80, thế kỷ XX, cứ
10 dân Việt Nam thì có 7 người sống trong tình trạng nghèo đói)”1 Tác giả bài viết “Việt
Nam - Nửa chặng đường từ đói nghèo đến giàu mạnh” đăng trên tạp chí “The Economist”
số 24/4/2008 cũng nhận xét rằng: “Trong giữa những năm 1980, với chính sách tập thể hoá
nông nghiệp sai lầm khúng khiếp, Việt Nam đã ở bên bờ vực của nghèo đói”2 Cuộc khủng
hoảng kinh tế - xã hội diễn ra vào cuối thập niên 70 đã trở nên trầm trọng vào giữa thập niên
80 của thế kỷ trước Trước tình hình đó, yêu cầu cấp bách phải thay đổi đường lối phát triển
kinh tế được đặt ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam Điều thú vị là, sự thay đổi lại bắt đầu diễn
ra ở cơ sở mà không phải ở trung tâm hoạch định chính sách
Đầu tiên, khuynh hướng “phá rào” đã diễn ra ở Hợp tác xã Đoàn Xá (huyện Kiến
Thuỵ, Hải Phòng), sau đó được nhân rộng ra toàn Huyện “Khoán chui” đã xuất hiện ở
nhiều địa phương Chính cái thực trạng tưởng như đi ngược lại những nguyên tắc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ấy lại trở thành luận cứ thực tiễn để Đảng Cộng sản Việt Nam điều
1 Lê Thị Quế: Từ tư duy đến thực tiễn 15 năm “lột xác” của nền kinh tế Việt Nam (1986-2001), Nghiên cứu kinh tế, số
354, (11-2007), tr60
2 Thông tấn xã Việt Nam: tài liệu tham khảo, ngày 7/5/2008, tr1.
Trang 10chỉnh những yếu tố bất cập trong lãnh đạo thực hiện cơ chế quản lý kinh tế Và từ đó, Chỉ
thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (13-1-1981) Về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp (thường gọi là khoán 100) ra đời Khoán
100 đã tạo đà cho sản xuất nông nghiệp phát triển: sản lượng lương thực đã tăng từ 14,4triệu tấn năm 1980 lên 15 triệu tấn năm 1991 và 16,8 triệu tấn năm 1982 1
Trên lĩnh vực công nghiệp, Chính phủ cũng có những thay đổi đáng kể mà khởi đầu
là việc ban hành quyết định số 25-CP (21-1-1981) Về một số chủ trương và biện pháp nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp quốc doanh Đặc biệt, tại Đại hội V (3-1982), Đảng Cộng sản Việt Nam đã
thực hiện điều chỉnh quy mô và tốc độ công nghiệp hoá trong quan hệ với nông nghiệpnhằm tập trung phát triển sản xuất, thoả mãn nhu cầu trước mắt của người dân Đảng xácđịnh: “cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàngđầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sảnxuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kếthợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công
- nông nghiệp hợp lý”2
Tuy những chủ trương và chính sách “cởi mở” trong khuôn khổ cơ chế quản lý kinh
tế kế hoạch hóa tập trung nêu trên vẫn không giải quyết được một cách cơ bản những khó
khăn của đất nước, sản xuất vẫn không đủ cho tiêu dùng thiết yếu , song đã cho thấy sự
cần thiết phải thay đổi cơ chế quản lý kinh tế cũ, xác lập cơ chế quản lý kinh tế mới Điều
đó được thừa nhận chính thức trong Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ tám BanChấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá V, số 237/TLHN, ngày 11-6-1985
Báo cáo này viết: “Quan liêu bao cấp là căn bệnh của toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, đặc biệt trên các lĩnh vực giá cả, tiền lương, tài chính - tín dụng, lưu thông tiền tệ,
thương nghiệp Cho nên, lúc này xoá quan liêu bao cấp trong giá - lương - tiền là yêu cầu
hết sức cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để đẩy mạnh sản xuất, làm chủ thị
trường, ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân, thay đổi toàn bộ cơ chế quản
lý nền kinh tế quốc dân”3
Thực tế cho thấy, ngay cả bước điều chỉnh dù không lớn này cũng không phải hoàn
toàn “thuận buồm xuôi gió” Trước thềm Đại hội VI, vẫn tồn tại hai khuynh hướng Một,
tiếp tục kiên định cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, dù đã bộc lộ rõ tính chất quan
liêu của nó Hai, khuynh hướng đổi mới Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã thảo luận, đi tới nhất trí về một số vấn đề quan trọng Ngày
20-9-1986, Hội nghị Bộ Chính trị đã đưa ra Kết luận về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế:
1 Trần Hoàng Kim: Kinh tế Việt Nam: chặng đường 1945-1995 và triển vọng đến năm 2020, NXB Tống kê, H.1996,
tr.77
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội 1982, tr.62-63
Trang 11Về cơ cấu kinh tế, Bộ Chính trị khẳng định: “Một nền kinh tế có cơ cấu hợp lý mới
phát triển ổn định Bố trí đúng cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu sản xuất và đầu tư lànhững vấn đề quan trọng đầu tiên của đường lối kinh tế, có ý nghĩa quyết định đối với việcthực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong mỗi chặng đường”1 Đồng thời Bộ Chính trịcũng cho rằng, hơn mười năm qua “đã mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong việc bố trí cơcấu kinh tế, bố trí đầu tư ,trong 5 năm 1986-1990 phải kiên quyết điều chỉnh lớn phương
án bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư ”2;
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất mới, Bộ Chính trị yêu cầu
quán triệt tư tưởng chỉ đạo “cải tạo xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải tuân theo quy luật về
sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Đặctrưng cần nắm vững là nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần”3
Về cơ chế quản lý kinh tế, Bộ Chính trị khẳng định “phải xoá bỏ tập trung quan liêu,
bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa” Sự thay đổi nàynhằm vào các vấn đề như, thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cách thức tổ chức, quản lý, phươngthức phân phối sản phẩm theo hướng tăng quyền chủ động cho cơ sở, gắn trách nhiệm củangười lao động với hiệu quả sản xuất, kinh doanh
Kết luận của Bộ Chính trị nêu những nội dung chủ yếu của cơ chế hạch toán kinh tế,kinh doanh xã hội chủ nghĩa cần xây dựng là:
- Đổi mới kế hoạch hoá trên cơ sở vận dụng đúng đắn hệ thống các quy luật kinh tế,phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội, đồng thời sử dụngđúng đắn các quy luật vận động của quan hệ hàng hoá - tiền tệ
- Bảo đảm cho các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa có quyền tự chủ sản xuất, kinhdoanh, thực hiện đúng hạch toán kinh tế, tự tạo vốn và hoàn vốn, tự chịu trách nhiệm vềkết quả sản xuất, kinh doanh của mình
- Chấn chỉnh và kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý theo yêu cầucủa cơ chế mới, trên cơ sở phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính - kinh tế của cơ quannhà nước và chức năng quản lý sản xuất - kinh doanh của các tổ chức, đơn vị kinh tế, phâncấp quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ”4
Kết luận nói trên là cơ sở hình thành Báo cáo Chính trị của Đảng Cộng sản ViệtNam tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986)
2 Những thay đổi mang tính đột phá đầu tiên - Xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung; thừa nhận cơ chế thị trường
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.220
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.221
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.228-229
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.236-237
Trang 12Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đánh dấu sựkhởi đầu của tiến trình đổi mới ở Việt Nam, trong đó bao hàm ý nghĩa là bước đột phá đầutiên tư duy của Đảng về nền kinh tế thị trường, được thể hiện trên hai vấn đề chủ yếu như:
Một, phê phán triệt để cơ chế quản lý cũ “cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp từ
nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủnghĩa kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trongphân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội”1; Hai, đề ra yêu cầu
xây dựng cơ chế quản lý mới phải phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ pháttriển của nền kinh tế Trong đó nhấn mạnh: “quá trình từ sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn ởnước ta là quá trình chuyển hoá nền kinh tế còn nhiều tính tự cấp, tự túc thành nền kinh tếhàng hoá”; với hai đặc trưng của cơ chế quản lý mới là “Tính kế hoạch là đặc trưng số mộtcủa cơ chế quản lý kinh tế”; “Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hoá - tiền tệ là đặc trưng thứhai của cơ chế mới về quản lý kinh tế”2 Đại hội VI khẳng định “Thực chất của cơ chế mới
về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hộichủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”3
Như vậy, đến Đại hội lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận nền sản xuất hàng hoá, tức là thừa nhận cơ chế thị trường, nhưng chưa coi nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường Dư luận bên ngoài cũng cho rằng “năm 1986 bắt đầu công cuộc đổi
mới , Việt Nam đã phát triển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá sang một nền kinh tế địnhhướng thị trường”4
Sau hơn hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI (12-1986 đến 3-1989), đã nảysinh nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần giải quyết Trước hết là sự không thống nhấttrong nhận thức về kinh tế thị trường ở Việt Nam; tiếp theo là sự lúng túng trong việc thựchiện đường lối kinh tế mới của Đảng Mặt khác, những tác động động từ sự khủng hoảngcủa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã tạo nên tâm lý bất lợi ở một bộ phậncán bộ và nhân dân Trong bối cảnh đó, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Sáu ra Nghị
quyết số 06-NQ/TW (29-3-1989) Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới Đảng đề ra các nguyên tắc đổi mới, trong đó nhấn
mạnh “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu
ấy được thực hiện có hiệu quả ” Trên lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết nhấn mạnh:
Một, “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hạch
toán kinh doanh theo quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch gồm nhiềuthành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”5;
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, tr.62
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H.1987, tr.63
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H 1987, tr.65
Trang 13Hai, “Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thị trường xã hội (bao gồm cả
thị trường hàng tiêu dùng, thị trường vật tư, thị trường dịch vụ, thị trường vốn và chứngkhoán) là một thể thống nhất với nhiều lực lượng khác nhau tham gia lưu thông hànghoá Thị trường thông suốt trong cả nước và gắn với thị trường thế giới
Trong nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch, thị trường vừa là một căn cứ, vừa là mộtđối tượng của kế hoạch Cơ chế thị trường thể hiện sự vận động của các quy luật sản xuất
và lưu thông hàng hoá trong quan hệ tác động qua lại với các quy luật kinh tế khác”1
Bằng việc lần đầu tiên đưa ra quan điểm về một thị trường xã hội thống nhất; trong nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch, thị trường vừa là một căn cứ, vừa là một đối tượng của
kế hoạch, và việc chấp nhận giá cả trong nước phải gắn liền với giá cả trên thị trường quốc tế, Nghị quyết Trung ương Sáu đã thể hiện một bước tiến mới trong tư duy của Đảng
Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường
Năm 1991 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh tiếp tục bổ sung lý
luận về kinh tế hàng hoá:
Một, đưa ra chủ trương “Phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”2;
Hai, “Xoá bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công
cụ khác Xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường hàng tiêu dùng, vật tư, dịch vụ, tiềnvốn; sức lao động ; thực hiện giao lưu kinh tế thông suốt cả nước và với thị trường thếgiới”3
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tại Đại hội lầnthứ VIII, sau khi nêu những thành tựu và chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém của 10 nămđổi mới, đã rút ra 6 bài học chủ yếu Trong đó, bài học thứ 3 có nội dung “Xây dựng nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cườngvai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Mặc dù vào thời điểm
này, nền kinh tế thị trường chưa được chính thức thừa nhận nhưng đã được đề cập nhằm
mục đích sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Nghị quyếtviết: “Vận dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để
sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không đitheo con đường tư bản chủ nghĩa; Kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI), Lưu hành nội
bộ, tr.17
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Sáu, Ban Chấp hành Trung ương (khoá VI), Lưu hành nội
bộ, tr.18
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, t51, NXB Chính trị quốc gia, H.2007, tr.137
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng, Toàn tập, t51, NXB Chính trị quốc gia, H.2007, tr.138
Trang 14bản chất của chủ nghĩa xã hội; Đi vào kinh tế thị trường, phải kiên quyết đấu tranh khắcphục, hạn chế tối đa những khuynh hướng tiêu cực”1.
Theo đó, kinh tế thị trường là công cụ, là phương tiện để phục vụ mục tiêu “làm chomọi người, mọi nhà đều khá giả” và xây dựng chủ nghĩa xã hội
3 Bước phát triển tiếp theo - Xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
Từ nhận thức về kinh tế thị trường sau 15 năm đổi mới, Đại hội Đảng Cộng sản ViệtNam lần thứ IX (2001) đã chính thức xác định nền kinh tế Việt Nam là “nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa” Đồng thời nêu rõ nội hàm của khái niệm nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là: “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vậnđộng theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”2 Mục đích của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triểnkinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhândân
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh tế, nhiềuhình thức sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng vớikinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế Các thành phầnkinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa Như vậy, Đảng đã khẳng định vai trò tất yếu và vị trípháp lý của các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội “Từ naykhông phải là “cho phép” các thành phần đó tồn tại hay không, mà tất yếu tồn tại như mộtquy luật khách quan”3
Đại hội IX đề ra tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuấttheo định hướng xã hội chủ nghĩa là “thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đờisống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”4 Đại hội xác định mô hình kinh
tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: “thực hiện nhất quán và lâu dàichính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”5
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, H 1996, tr.72
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr.86
3 Lê Xuân Tùng: Những đột phá tư duy lý luận về kinh tế thị trường ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 16 (8-2004), tr.17
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr.87-88
Trang 15Như vậy, đến Đại hội Đảng lần thứ IX, trên lĩnh vực kinh tế “về cơ bản Việt Nam
đã tạo dựng được khung thể chế kinh tế thị trường và tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng đểvận hành nó ngày càng tốt hơn”1
4 Hoàn thiện, củng cố thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2006) đề ra chủ trương tiếptục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, với các nội dung cơ bản như:
Một, nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường, là nhằm
thực hiện các mục tiêu cơ bản: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh”; nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọingười vươn lên làm giàu chính đáng; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trongtừng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá,
y tế, giáo dục; phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân
Hai, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước thông qua việc thực hiện tốt
các chức năng chủ yếu như: định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường; thực hiệnquản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp bằng hành chính vàohoạt động của thị trường và doanh nghiệp
Ba, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản
theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh: phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ; phát triểnvững chắc thị trường tài chính; phát triển thị trường bất động sản; phát triển thị trường sứclao động trong mọi khu vực kinh tế; phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Bốn, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh.
Trong đó khẳng định “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thànhnhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh
tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài”2
Ngày 30-1-2008, Hội nghị Trung ương lần thứ Sáu (khoá X) ban hành Nghị quyết
Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đề ra mục
tiêu tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, với các nội dung cụ thể: đến năm 2010,từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật; phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp;hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trịhiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế; đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thứchoạt động của các đơn vị sự nghiệp công; phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường;
1 Lê Thị Quế: Từ tư duy đến thực tiễn 15 năm “lột xác” của nền kinh tế Việt Nam (1986-2001), Nghiên cứu kinh tế, số
354, (11-2007), tr.71.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, H.2006, tr.83
Trang 16giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá, môi trường;nâng cao hơn hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc vànhân dân.
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Sáu (khoá X) đề ra quan điểm chỉ đạo việc hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là, nhận thức đầy đủ, tôntrọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc
tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam; đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩacủa nền kinh tế; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa Nhà nước, thịtrường và xã hội Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội,phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường; kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tếthị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam; chủđộng và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyềnquốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao năng lực lãnh đạo củaĐảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thốngchính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nghị quyết cũng đưa ra 5 chủ trương và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa: thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế,các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh; hoàn thiện thể chế bảo đảmđồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường; hoàn thiện thể chếgắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sáchphát triển và bảo vệ môi trường; hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng,hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, tăng cường sự tham gia của các tổ chứcchính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triểnkinh tế - xã hội1
Nhìn tổng quát, từ Đại hội lần thứ VI (1986), đến Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, khoá X(1-2008), tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế thị trường ngày càng phát triển,hoàn thiện và được hiện thực hoá trong thực tiễn cuộc sống “đã chuyển đổi thành công từthể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hoá thành Hiếnpháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa hình thành và phát triển”2 Nhờ đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế nổibật: “Từ năm 1996 đến năm 2000 đã đạt được nhịp độ tăng trưởng cao Tốc độ tăng trưởng
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc gia, H 2008, tr.136-156.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X, NXB Chính trị quốc
Trang 17GDP bình quân 10 năm (1999-2000) đạt 7,5%; năm 2000 so với năm 1999, GDP tăng hơn
2 lần Trong 5 năm (2001-2005) của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%;
cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh
tế đã được huy động khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã đượcphát huy Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện”1
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận: Báo cáo tổng kết một số vấn
đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), NXB Chính trị quốc gia, H.2005, tr.69.
Trang 18ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ
CỦA NHÀ NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
GS,TS Đỗ Thế Tùng
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Muốn xác định đúng vai trò lãnh đạo của đội tiên phong của giai cấp công nhân
trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
trước hết phải hiểu rõ đặc điểm và bản chất của nền kinh tế này Trong thực tiễn không có
nền kinh tế thị trường thuần tuý, ngay cả những nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế thị
trường hiện đại phát triển đến trình độ cao cũng vẫn còn tàn dư của kinh tế tự nhiên và sản
xuất hàng hoá nhỏ và lại càng chưa có nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoàn thiện,
hiện thực; Bởi vậy, phải vận dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, nghiên cứu đặc
điểm và bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước tư bản dưới dạng
thuần túy, từ đó dự báo về đặc điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước xã hội chủ nghĩa (cũng dưới dạng thuần tuý) Dựa vào đó mới có thể tìm hiểu đặc
điểm, bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
XHCN ở Việt Nam
1 Khái niệm thị trường, cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường.
Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí hoàn toàn về các khái niệm trên
1.1 Thị trường Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra quan hệ mua bán hàng
hoá hay là mặt hàng được đưa ra mua bán Ví dụ: Thị trường Luân Đôn, thị trường Pari,
hay là thị trường chè, thị trường len; hoặc là kết hợp cả hai yếu tố trên, như thị trường chè
Luân Đôn, thị trường len Pari v.v…
Theo nghĩa rộng, bao quát, thị trường là lĩnh vực trao đổi hay mua bán hàng hoá và
dịch vụ, phản ánh phân công lao động xã hội Hễ ở đâu và khi nào có phân công lao động
xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đấy và khi đó có thị trường Quy mô thị trường phù hợp
với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội
1.2 Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành của nền kinh tế chịu tác động của các
quy luật sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự biến động của giá cả thị trường
Kinh tế học ở các nước tư bản chủ nghĩa không thừa nhận lao động tạo ra giá trị
hàng hoá, chỉ đứng trên góc độ giá trị sử dụng hay tính hữu ích của hàng hoá để xem xét cơ
chế thị trường, coi đó là cơ chế mà người sản xuất và người tiêu dùng, người bán và người
mua thông qua tín hiệu của thị trường là giá cả để quyết định ba vấn đề cơ bản: sản xuất
cho ai, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào, đồng thời đây cũng là cơ chế phân bố các
nguồn lực vào sản xuất
Trang 19C Mác phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, kế thừa và hoànthiện học thuyết giá trị của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, chỉ rõ lao động trừu tượng tạo
ra giá trị và lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá Nhưng đây là giá trị sửdụng xã hội, giá trị sử dụng cho người khác, chứ không phải cho bản thân người sản xuất,nên phải biết là sản xuất cho ai, nếu muốn moi được tiền trong túi của người mua thì phảihiểu nhu cầu và thị hiếu của họ
Mặt khác, “nếu như đối với giá trị sử dụng của hàng hoá, lao động chứa đựng tronghàng hoá đó chỉ có ý nghĩa về mặt chất, thì đối với đại lượng giá trị, lao động đó chỉ có ýnghĩa về mặt lượng mà thôi… Trong trường hợp thứ nhất, vấn đề là lao động được tiếnhành như thế nào và sản xuất ra cái gì ; Trong trường hợp thứ hai là đã tiêu phí bao nhiêulao động và lao động đó đã tiếp diễn trong một thời gian bao lâu”1 Như vậy C.Mác khôngchỉ đặt vấn đề sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào và sản xuất ra cái gì mà còn đặt vấn đềhao phí bao nhiêu lao động Điều này có nghĩa là phải xét nhu cầu có khả năng thanh toán
để quyết định sản xuất mặt hàng rẻ, hao phí ít lao động, (lao động sống và lao động quákhứ) hay mặt hàng đắt tiền, hao phí nhiều lao động, chứ không phải là căn cứ vào nhu cầu
tự nhiên
1.3 Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo sự điều tiết của cơ chế thị
trường, lấy sự tồn tại và phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm cơ cở, là kinh tế hànghoá đạt đến trình độ xã hội hoá cao và trình độ kỹ thuật cao, trong đó toàn bộ hay hầu hếtđầu vào và đầu ra của sản xuất đều phải thông qua thị trường
Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá có những điểm giống nhau, nhưng khôngphải là một Đã là kinh tế hàng hoá thì tất yếu phải sản xuất nhằm để trao đổi hay để bán,nên ắt phải có thị trường Nhưng không phải hễ có thị trường là có kinh tế thị trường Kinh
tế thị trường là trình độ cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ hoặc hầu hết đầu vào vàđầu ra của sản xuất đểu phải thông qua thị trường So sánh người tiểu nông với ngườiFermier tư bản chủ nghĩa Sản xuất của người tiểu nông là sản xuất hàng hoá, nhưng chưaphải kinh tế thị trường, vì người tiểu nông mua càng ít càng tốt và nếu cần anh ta có thể tựlàm lấy một số công cụ lao động, như tự đẽo lấy cày, tự làm cán cuốc, đòn gánh v.v…,nghĩa là có những yếu tố đầu vào không thông qua thị trường Trái lại, người Fermier muatoàn bộ các yếu tố đầu vào, kể cả sức lao động và bán toàn bộ các sản phẩm đầu ra, nên sảnxuất của người Fermier là kinh tế thị trường
Tính từ khi ra đời kinh tế thị trường đến nay có thể khái quát ba mô hình kinh tế –
Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh (Free – market Economy) là nền kinh tế chịu sự điều
tiết tự phát của các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá Trong nền kinh tế này nhà nướckhông trực tiếp can thiệp vào sự phát triển kinh tế, mà chỉ tạo môi trường thuận lợi cho sựcạnh tranh tự do lành mạnh, nhất là môi trường pháp lý
1 C Mác và Ph.Ănghen, toàn tập, tập 23, NXB CTQG, Hà Nội, 1993, tr 70, 77, 163
Trang 20Thí dụ: Luật công xưởng ở nước Anh năm 1864 là biểu hiện đầu tiên của sự canthiệp của nhà nước chống lại hình thức tự phát của quá trình sản xuất xã hội.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã chứng tỏ rằng khi tính chất xãhội hoá sản xuất đã phát triển tới một trình độ nhất định thì kinh tế thị trường tự do cạnhtranh không thể phát triển một cách hài hoà, ổn định, bởi vậy cần phải có sự điều tiết củanhà nước để hạn chế tác hại của tính tự phát vô chính phủ của kinh tế thị trường Nhưng sựcan thiệp thái quá của nhà nước đến mức gần như triệt tiêu tính năng động của kinh tế thị
trường đã dẫn đến ra đời mô hình kinh tế chỉ huy (Command Economy) mà điển hình là
kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp ở Liên Xô và Đông Âu trước đây
Trong mô hình kinh tế chỉ huy nhà nước quyết định việc phân bố nguồn lực,phương hướng đầu tư v.v…hầu như không tính đến nhu cầu trên thị trường Mô hình này
có ưu điểm là tập trung được nguồn lực vào những mục tiêu chủ yếu, nhưng nó thủ tiêucạnh tranh nên đã kìm hãm tiến bộ kỹ thuật, và khi chuyển từ phát triển kinh tế theo bềrộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu là chủ yếu thì nó cản trở lực lượng sản xuất, dẫnđến trì trệ
Thực tiễn đã chứng tỏ trong thời đại hiện nay cả hai mô hình kinh tế kể trên đều
kém hiệu quả, vì thế hầu hết các nước trên thế giới đều chuyển sang mô hình kinh tế hỗn hợp (Mixed Economy), nghĩa là kết hợp kinh tế thị trường tự do cạnh tranh với sự điều tiết của nhà nước Trong tiến trình đổi mới nước ta cũng chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết (hay quản lý) của nhà nước
Tuỳ theo bản chất của nhà nước và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước mà sựđiều tiết sẽ nhằm mục tiêu kinh tế – xã hội khác nhau, ưu tiên lợi ích của giai cấp hay tầnglớp xã hội này hoặc của giai cấp hay tầng lớp xã hội khác; mức độ can thiệp của nhà nướcnhiều hơn hay ít hơn v.v…
2 Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Bản thân nền kinh tế thị trường không có thuộc tính xã hội, nó có thể tồn tại cảtrong chủ nghĩa tư bản và trong chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.Tính chất xã hội của kinh tế thị trường do quan hệ sản xuất thống trị nền kinh tế quốc dân
và bản chất của nhà nước quyết định Bởi vậy, trước hết phải vận dụng phương pháp trừutượng hoá khoa học, phân tích những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại
có sự quản lý của nhà nước nói chung:
2.1 Tính tự chủ của các doanh nghiệp và hộ dân cư (hay cá nhân)
Các doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệpnhà nước, hay là các hộ dân cư (hoặc cá nhân) tham gia vào thị trường đều được quyền tựchủ, nhất là tự chủ về tài chính, về lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật khôngcấm; tự đề ra quyết sách và phương án kinh doanh, dựa vào tín hiệu của thị trường để định
Trang 21hướng điều tiết đầu vào, đầu ra nhằm thu lợi nhuận cao; tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi, rủi
ro v.v…Nhu cầu có khả năng thanh toán trên thị trường hướng dẫn các doanh nghiệp lựachọn dự án đầu tư và phương thức kinh doanh nhà nước cũng thông qua quan hệ cung cầutrên thị trường mà lập kế hoạch mang tính định hướng và điều tiết hoạt động của các doanhnghiệp bằng cách vận dụng các đòn bẩy kinh tế, pháp luật và biện pháp hành chính khi cầnthiết
2.2 Hình thành hệ thống thị trường hoàn hảo
Trong kinh tế thị trường việc phân bố các nguồn lực đều chủ yếu thông qua thịtrường Do đó, chỉ có hệ thống thị trường hoàn hảo thì hiệu suất phân bố nguồn lực mớiđược phát huy đầy đủ Hệ thống thị trường hoàn hảo bao gồm đông đảo các chủ thể thịtrường và giữa họ có sự cạnh tranh hoàn hảo, xoá bỏ độc quyền, phá bỏ mọi sự chia cắt,mọi rào cản nhân tạo, hình thành một thị trường thống nhất toàn quốc, liên kết hữu hiệuvới thị trường thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế Hệ thống này không chỉ gồmthị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển cao mà cả thị trường các yếu tố sản xuất (côngnghệ, vốn, sức lao động, thông tin v.v…)
2.3 Giá cả thị trường – tín hiệu thị trường quan trọng nhất.
Mọi hàng hoá và dịch vụ được tự do trao đổi, mua bán theo giá cả thị trường Dựavào giá cả thị trường mà người bán và người mua ra quyết định
Giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đó là:
a Giá trị thị trường: là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hàng hoá
trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh Cạnh tranh trong nội bộ mỗi ngành dẫn tớihình thành một giá trị xã hội trung bình trong ngành đó Tùy thuộc trình độ phát triển lựclượng sản xuất của mỗi ngành mà giá trị xã hội trung bình đó (tức là giá trị thị trường) có
thể ứng với một trong ba trường hợp: một là, đại bộ phận hàng hoá của ngành được sản
xuất trong điều kiện trung bình thì giá trị thị trường do giá trị của những hàng hoá được sản
xuất ra trong điều kiện trung bình quyết định Hai là, đại bộ phận hàng hoá trong ngành
được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thì giá trị thị trường do giá trị của những
hàng hoá được sản xuất trong điều kiện kém hơn ấy điều tiết Ba là, đại bộ phận hàng hoá
được sản xuất trong điều kiện kỹ thuật tiên tiến, thuận lợi thì giá trị thị trường do giá trị củanhững hàng hoá được sản xuất trong điều kiện tốt hơn ấy điều tiết
Ba trường hợp trên đều giả định cung bằng cầu, nên hàng hoá được bán theo giá trịthị trường, dù giá trị thị trường rơi vào trường hợp nào trong ba trường hợp trên Nhưngcung bằng cầu trong điều kiện kinh tế thị trường là hiện tượng ngẫu nhiên Khi cung lớnhơn cầu thì bao giờ giá trị của hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện tốt nhất cũng điềutiết giá trị thị trường, còn khi cung nhỏ hơn cầu thì giá trị thị trường lại do giá trị cá biệtcủa hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện xấu nhất quyết định
Trang 22b Giá trị (hay sức mua) của tiền Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường
của hàng hoá và tỷ lệ nghịch với giá trị (hay sức mua) của tiền Bởi vậy, ngay cả khi giá trịthị trường của hàng hoá không đổi thì giá cả hàng hoá vẫn có thể biến đổi do giá trị (haysức mua) của tiền tăng lên hoặc giảm xuống Sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trịthị trường là hiện tượng đương nhiên, là “vẻ đẹp” của cơ chế thị trường, còn sự phù hợpgiữa chúng chỉ là ngẫu nhiên
c Cung và cầu Cung và cầu gắn với phân công lao động xã hội Bộ phận lao động
xã hội được phân công vào một ngành nào đó tạo ra cung trong ngành ấy đồng thời lại tạo
ra cầu về những mặt hàng khác, tức là các ngành làm thị trường cho nhau Khái niệm thờigian lao động xã hội cần thiết giờ đây phải được hiểu là thời gian lao động xã hội cần thiếtcho toàn bộ khối lượng hàng hoá của cả một ngành Nếu phân bố lao động xã hội vượt quámức cần thiết của một ngành nào đó, tức là đã lãng phí một lượng thời gian lao động xã hội
vô ích, không được xã hội chấp nhận Nếu phân bố quá ít lao động so với mức cần thiết sẽgây ra sự khan hiếm, cung không đủ cầu
Cầu có khả năng thanh toán về tư liệu tiêu dùng gắn với sự tồn tại của các giai cấp
và các tầng lớp xã hội khác nhau, họ phân chia nhau thu nhập, tiêu dùng thu nhập đó và tạo
ra cầu Cung và cầu về tư liệu sản xuất gắn với cơ cấu của quá trình tái sản xuất xã hội Bởivậy, muốn hiểu đúng và điều tiết quan hệ cung cầu phải phân tích kết cấu giai cấp xã hội
và cơ cấu tái sản xuất xã hội
Cung và cấu có sức co dãn và thường thay đổi luôn Cầu vận động ngược chiều vớigiá cả thị trường của hàng hoá và cùng chiều với mức thu nhập Cung vận động cùng chiềuvới giá cả đầu ra nhưng cũng vận động ngược chiều với giá cả đầu vào Chẳng hạn, giá cảvải bông tăng kích thích tăng cung về vải bông, hoặc giá bông giảm cũng có thể dẫn đếntăng cầu về bông, do đó tăng cung về vải bông, nếu việc bán vải bông vẫn thu được lợinhuận Như vậy, cầu về yếu tố đầu vào quyết định cung đầu ra, hoặc trái lại, cung đầu raquyết định cầu yếu tố đầu vào: sản xuất quyết định thị trường và thị trường quyết định sảnxuất
Sự biến động của quan hệ cung cầu có thể do sự biến đổi về phía cung hoặc phíacầu, hoặc do cả hai Sự biến động đó vừa tạo ra sự chênh lệch giữa cung và cầu vừa có xuhướng tự phát thủ tiêu sự chênh lệch đó Thí dụ; cầu giảm làm cho giá cả thị trường giảmxuống thì có thể dẫn đến giảm đầu tư vào ngành này khiến cho cung giảm xuống; hoặc làngười ta sẽ áp dụng những phát minh mới làm giảm thời gian lao động xã hội cần thiết đếnmức ngang giá với giá cả thị trường đã hạ xuống Hoặc là khi cầu tăng lên làm cho giá cảthị trường tăng lên cao hơn giá trị thị trường thì sẽ kích thích tăng đầu tư vào ngành nàylàm cho sản xuất mở rộng và cung tăng lên, nên giá cả thị trường lại hạ xuống Trừ trườnghợp phải đầu tư vào những điều kiện sản xuất xấu hơn để đáp ứng cầu tăng lên (chẳng hạn,
Trang 23đầu tư vào ruộng đất xấu để đáp ứng cầu về lương thực) thì có thể giá cả thị trường cao tồntại trong một thời gian dài.
d Cạnh tranh Giá cả thị trường còn chịu tác động của cạnh tranh gắn với quan hệ
cung cầu Đằng sau mối quan hệ giữa hàng và tiền là quan hệ giữa những người sản xuất,những người bán (phía cung) với những người mua, những người tiêu dùng (phía cầu), kể
cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân Hai nhóm này tác động lẫn nhau, cạnh tranhvới nhau với tư cách là một hợp lực Khi cung lớn hơn cầu, bên mua có thế mạnh, cùngnhau ép giá xuống, trong khi đó từng người bán cũng phải hạ giá để tranh bán với bạn hàngcủa mình Khi cung nhỏ hơn cầu thì bên mua ở vào thế yếu, người này tranh mua vớingười khác đẩy giá lên, đồng thời bên bán cũng cùng nhau nâng giá càng cao càng tốt
Cơ chế thị trường thông qua sự biến động của giá cả điều tiết sản xuất và lưu thônghàng hoá, thúc đẩy những người sản xuất hàng hoá ứng dụng nhanh những thành tựu khoahọc kỹ thuật để nâng cao sức sản xuất của lao động, hạ giá trị cá biệt của hàng hoá thấphơn giá trị thị trường của nó, nhờ đó có ưu thế trong cạnh tranh và thu lợi nhuận siêungạch, làm giàu lên mãi Những người ứng dụng công nghệ lạc hậu, năng suất lao độngthấp, giá trị cá biệt của hàng hoá cao hơn giá trị thị trường sẽ ở thế yếu trong cạnh tranh và
bị thua lỗ, thậm chí bị phá sản, phải đi làm thuê Như vậy, cơ chế thị trường dưới tác độngcủa quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh tất yếu dẫn đến phân hoá những người sản xuấthàng hoá thành hai cực: giàu và nghèo
2.4 Cơ cấu kinh tế mở
Nền kinh tế tự nhiên có thể tồn tại hàng ngàn năm mà không ra khỏi luỹ tre làng vàcái chợ nhỏ bé ở nông thôn Nhưng kinh tế thị trường thì tất nhiên phải phá vỡ sự hạn chếgiữa vùng với vùng, giữa quốc gia với quốc gia; thị trường trong nước và thị trường quốc
tế ngày càng liên kết thành một chỉnh thể
Hàng hoá, dịch vụ, tư bản (vốn), sức lao động, công nghệ ngày càng được tự do lưuđộng trong mỗi nước, với nước ngoài, trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu Khiphân tích về xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế do sự phát triển đại công nghiệp sinh
ra, C.Mác đã chỉ rõ: “Những ngành công nghiệp dân tộc cũ đã bị tiêu diệt và đang ngàycàng bị tiêu diệt Những ngành công nghiệp dân tộc bị thay thế bởi những ngành côngnghiệp mới, tức là những ngành công nghiệp không dùng những nguyên liệu bản xứ màdùng những nguyên liệu đưa từ những miền xa xôi nhất trên trái đất và sản phẩm làm rakhông những được tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả các nơi trên trái đấtnữa”2
Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đờisống kinh tế lên trình độ cao hơn, hình thành xu hướng toàn cầu hoá kinh tế mà không một
2 C.Mác và Ph.Ănghen, toàn tập, tập 4, NXB CTQG, Hà Nội 1995, tr 601.
Trang 24nước nào có thể đứng ngoài, không một nước nào có thể đóng cửa, xây dựng một cơ cấukinh tế khép kín.
2.5 Nhà nước điều tiết hay quản lý nền kinh tế thị trường.
Cơ chế thị trường tự phát có nhiều tác động tích cực, nhưng cũng có những tác độngtiêu cực; nó không phải là vạn năng mà còn có nhiều khiếm khuyết, hay còn gọi là “thịtrường mất tác dụng” hoặc là “thất bại thị trường” Bởi vậy, theo đà phát triển của trình độ
xã hội hoá sản xuất tất yếu nảy sinh yêu cầu có sự điều tiết của nhà nước Sự điều tiết nàyphải dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật kinh tế khách quan chứ không thể tuỳ tiện, chủquan, duy ý chí Sai lầm của nhà nước cũng tác hại không kém, thậm chí còn hại hơn tácđộng tiêu cực của cơ chế thị trường
Có nhiều cách mô tả sự điều tiết của nhà nước Nói một cách khái quát thì sự điềutiết của nhà nước đối với kinh tế thị trường bao gồm: tạo môi trường pháp lý, môi trườngkinh tế – xã hội ổn định; định hướng phát triển kinh tế thị trường bằng chiến lược, chínhsách, quy hoạch, các chương trình kinh tế – xã hội, sử dụng những biện pháp hành chínhkhi cần thiết, điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư để đảm bảo công bằng xãhội v.v…
Đi vào chi tiết hơn, có thể phân chia sự điều tiết của nhà nước thành điều tiết trựctiếp và gián tiếp, điều tiết vĩ mô và vi mô, điều tiết chủ động và thụ động, v.v….Điều tiếttrực tiếp là nhà nước vận dụng các công cụ kế hoạch hay hành chính để điều tiết có tínhcưỡng chế các hoạt động kinh tế, xã hội, như định lượng cung, khống chế hạn ngạch, điềutiết giá cả… Điều tiết gián tiếp là nhà nước sử dụng các đòn bẩy kinh tế, như cung ứngtiền, tỷ suất lợi tức, thuế suất, tỷ giá hối đoái v.v…để tác động đến các hoạt động kinh tếcủa các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân
Trung tâm của sự điều tiết thị trường là điều tiết vĩ mô nhằm thực hiện các mục tiêuchiến lược phát triển kinh tế quốc dân, điều chỉnh thể chế kinh tế Động lực của cơ chế thịtrường là lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp, ít hướng vào lợi ích xã hội, nên cần có sự điềutiết của nhà nước để đảm bảo các mục tiêu như kế hoạch hoá dân số, cân bằng sinh thái,bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ giáo dục của toàn dân, giảm chênh lệch quá xa về thunhập giữa các tầng lớp nhân dân
Nhà nước cũng có điều tiết vi mô, như cung cấp các hàng hoá công cộng, cung cấpthông tin Đặc điểm của phần lớn hàng hoá công cộng là đòi hỏi đầu tư lớn, thu hồi vốnchậm, lợi nhuận thấp, thậm chí không có lợi nhuận trực tiếp, nhưng lợi ích xã hội lại cao,rất cần cho quốc kế dân sinh Các doanh nghiệp tư nhân thường không muốn hoặc không
đủ khả năng cung ứng các hàng hoá công cộng ấy, vì vậy nhà nước phải đảm nhiệm, cungứng trực tiếp hoặc đặt hàng cho các doanh nghiệp tư nhân, hay là trợ cấp, ưu đãi cho cácdoanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực này
Trang 25Điều tiết vĩ mô có hai trường hợp: Một là, điều tiết chủ động, tức là căn cứ vào mục
tiêu mong muốn, tự giác định hướng thị trường, điều tiết trước khi sự việc xảy ra, mang
tính dự báo, phòng ngừa những biến động lệch khỏi quỹ đạo mục tiêu Hai là, điều tiết thụ
động, tức là khi thị trường xuất hiện sự hỗn loạn mới can thiệp, hay còn gọi là điều tiết hậuphát, không dự đoán trước được, nhằm vào những vấn đề cụ thể, như chống lạm phát cao,chống suy thoái kinh tế v.v…
Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là nhà nước pháp quyền bởi vậy sự điều tiếtcủa nhà nước phải dựa trên cơ sở pháp luật, phải theo các quy tắc thị trường, tức là nhữngthể chế do nhà nước định ra theo yêu cầu của cơ chế thị trường mà các chủ thể thị trường
đều phải tuân thủ Các quy chế thị trường bao gồm quy tắc ra, vào thị trường, tức là những
chủ thể nào, những hàng hoá nào có thể bước vào hoặc rút khỏi thị trường, tư cách phápnhân và phạm vi kinh doanh của từng chủ thể thị trường; thủ tục rút khỏi thị trường.Những hàng hoá tham gia thị trường phải đạt chất lượng, phù hợp lợi ích của người tiêu
dùng, bao bì, thương hiệu, giá cả v.v…phải theo những tiêu chuẩn nhất định Quy tắc cạnh tranh phải quán triệt nguyên tắc công bằng, bình đẳng, nghiêm cấm độc quyền, nghiêm cấm các hành vi phi pháp Quy tắc giao dịch thị trường đòi hỏi tính công khai, minh bạch, cấm đầu cơ, tích trữ, ép cấp, ép giá Quy tắc trọng tài thị trường để giải quyết những mâu
thuẫn, tranh chấp giữa các chủ thể thị trường… Theo nghĩa rộng, thể chế kinh tế thịtrường không chỉ bao gồm những quy tắc thị trường mà còn bao gồm các thiết chế để vậnhành các quy tắc đó (tức là hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và các chủ thể thịtrường) và ý thức, tập quán chấp hành thể chế của người dân
Sự điều tiết của nhà nước nhằm phát huy tính ưu việt của cơ chế thị trường, khắcphục “những thất bại thị trường”, chứ không thay thế được chức năng của cơ chế thịtrường Một nhà nghiên cứu của Cộng hoà liên bang Đức đã diễn đạt chức năng này củanhà nước bằng phương châm: “Thị trường ở mọi lúc, mọi nơi, nhà nước ở những lúcnhững nơi cần thiết” Khi thị trường hoạt động có hiệu quả thì nhà nước chỉ cần giám sát,không cần can thiệp Nhưng một khi “thị trường mất tác dụng”, thì nhà nước phải phát hiệnkịp thời và can thiệp đúng nơi, đúng lúc để phòng ngừa hay khắc phục các khuyết tật củanó”
3 Bản chất của kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước tư sản và kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa (Dưới dạng thuần tuý)
Quan hệ sản xuất thống trị, bản chất và năng lực của nhà nước quyết định bản chấtcủa kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Trước đây người ta thường đem đối lậpmột cách trừu tượng chủ nghĩa xã hội với kinh tế thị trường và đồng nhất kinh tế thị trườngvới chủ nghĩa tư bản; Ngày nay, thực tiễn ngày càng chứng tỏ rằng: “Sản xuất hàng hoákhông đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại,tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa
Trang 26xã hội đã được xây dựng”3, nghĩa là kinh tế thị trường có thể tồn tại cả trong chế độ tư bảnchủ nghĩa và cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa Chỉ đến giai đoạn cao của chủ nghĩa cộngsản, khi kinh tế tri thức đã trở thành phổ biến trên toàn cầu, khi ấy mới không còn sản xuấthàng hoá.
3.1 Bản chất của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước tư sản.
Trong nền kinh tế này quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa giữ địa vị thống trị và nhànước tư sản điều tiết các hoạt động kinh tế nhằm ưu tiên cho lợi ích của giai cấp tư sản.Những đặc trưng cơ bản của nó là:
Thứ nhất, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là chủ thể (hay nền tảng), các thành
phần kinh tế công hữu (hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước) là thứ yếu Ngay cả nhữngquyết định quốc hữu hoá cũng dựa trên lợi ích của giai cấp tư sản
Thứ hai, nguyên tắc phân phối lấy tư bản làm chủ thể có lợi cho người sở hữu tư
bản, không có lợi cho quảng đại quần chúng lao động Phần lớn giá trị thặng dư thuộc vềnhững chủ sở hữu tư bản
3.2 Bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa (dưới dạng thuần tuý hay là khi chủ nghĩa xã hội đã thực sự được xây dựng xong):
Trong nền kinh tế này quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa giữ địa vị thống trị; nhà nước xãhội chủ nghĩa (hay là nhà nước của dân, do dân, vì dân, trong sạch, vững mạnh) điều tiếtcác hoạt động kinh tế nhằm ưu tiên lợi ích của nhân dân lao động Hay theo cách diễn đạtđơn giản của Hồ Chí Minh: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hếtnhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việclàm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”4 Những đặc trưng cơ bản của nó là:
Thứ nhất, chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ thể (hay nền tảng), đồng thời
khuyến khích các thành phần kinh tế phi công hữu phát triển phù hợp trình độ của lựclượng sản xuất ở những lĩnh vực, những nơi cần thiết Chế độ công hữu đáp ứng yêu cầu
xã hội hoá sản xuất, chứ không phải chế độ công hữu hình thức, hình thành một cách ápđặt, chủ quan, duy ý chí Chế độ sở hữu bao gồm quyền sở hữu pháp lý, quyền chiếm hữuthực tế và quyền sử dụng Quyền sở hữu pháp lý thuộc về nhà nước hay cộng đồng, cònquyền chiếm hữu thực tế và quyền sử dụng có thể thuộc nhà nước (doanh nghiệp nhànước) có thể thuộc cộng đồng (hợp tác xã), có thể thuộc tư nhân hay cá nhân, được xácđịnh cụ thể; không có tình trạng vô chủ như chế độ công hữu hình thức dưới thời kế hoạchhoá, tập trung, bao cấp
3 Đảng CS Việt Nam, văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ VIII, NXB CTQG, Hà Nội 1996, tr 97
Trang 27Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải có chỗ dựa vật chất là lực lượng kinh tế hùng mạnhthuộc sở hữu nhà nước để điều tiết kinh tế thị trường, nghĩa là kinh tế nhà nước đóng vaitrò chủ đạo.
Thứ hai, nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ thể (hay là chủ yếu); làm nhiều
hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng
4 Đặc điểm và bản chất của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Nước ta đã giành được thắng lợi to lớn, thậm chí có thể gọi là thần kỳ, trong quátrình chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng XHCN Một mặt, có thể khẳng định nước ta đã có nềnkinh tế thị trường, nhưng mặt khác phải thấy rằng nền kinh tế thị trường ở nước ta mới ởtrình độ sơ khai chưa đạt tới trình độ hiện đại, như đã phân tích ở mục 2 và 3
4.1 Trình độ sơ khai của kinh tế thị trường ở nước ta thể hiện ở những đặc điểm chủ yếu sau đây.
Một là, tính tự chủ của các doanh nghiệp và hộ dân cư ngày càng được tôn trọng
nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, nhất là các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tậpthể, do còn nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nạn tham nhũng tràn lan
Hai là, hệ thống thị trường đang hình thành nhưng chưa đồng bộ, chưa hoàn hảo,
nhất là thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ phát triển chậm Sảnxuất hàng hoá nhỏ còn phổ biến, nhiều vùng còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp, phâncông lao động xã hội kém phát triển
Ba là, giá cả thị trường chưa phản ánh, nhanh, nhạy tín hiệu của thị trường, còn
thiếu môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thống nhất trong cả nước, Đồng Việt Nam chưađược tự do chuyển đổi, chưa xoá bỏ triệt để độc quyền (monopoly) và nhiều rào cản nhântạo khác…
Bốn là, độ mở của nền kinh tế ngày càng cao, nhưng sức cạnh tranh quốc gia, sức
cạnh tranh của doanh nghiệp và của các mặt hàng còn thấp nên dễ bị tổn thương bởi cácđột biến trên thị trường quốc tế; cơ cấu kinh tế còn nhiều điểm chưa hợp lý, cơ cấu hàngxuất khẩu gồm chủ yếu những mặt hàng có trình độ công nghệ và lượng giá trị gia tăngthấp; tình trạng lệ thuộc vào bên ngoài còn nặng nề
Năm là, “Quản lý nhà nước đối với từng loại thị trường còn nhiều bất cập Một số
nguyên tắc của thị trường bị vi phạm”, như nhận định của Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X Cải cách hành chính tiến bộ rất chậm; ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân rấtthấp
4.2 Con đường định hướng lên CNXH lâu dài và khó khăn
Trang 28Định hướng lên chủ nghĩa xã hội là đang tiến tới chủ nghĩa xã hội, hay nói cáchkhác là đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chứ chưa thể có ngay chủ nghĩa xãhội
Bởi vậy, khi đề cập định hướng XHCN cần lưu ý mấy điểm sau đây:
(1) Phải hiểu rõ điểm xuất phát khi bắt đầu thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Điểm xuất phát càng lạc hậu thì con đường hướng tới chủ nghĩa xã hội càng dài, càngnhiều khó khăn, càng phải trải qua nhiều bước quá độ nhỏ, càng phải áp dụng nhiều hìnhthức kinh tế quá độ, nhiều biện pháp trung gian; những biện pháp này không cần thiết ởnhững nước đã có nền kinh tế thị trường phát triển cao
Trong số những hình thức quá độ và những biện pháp trung gian nói trên có nhữnghình thức và biện pháp mà giai cấp tư sản đã từng áp dụng trong quá trình ra đời và pháttriển của chủ nghĩa tư bản mà chúng ta phải học tập và làm theo, thí dụ: chuyển kinh tế tựnhiên lên kinh tế hàng hoá, chuyển sản xuất hàng hoá nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn tư bảnchủ nghĩa; hợp tác lao động, chủ nghĩa tư bản nhà nước v.v…
Nếu cách mạng vô sản giành thắng lợi ở những nước đã có nền kinh tế thị trườnghiện đại dưới sự điều tiết của nhà nước tư bản chủ nghĩa, như đã nêu ở mục 3.1 thì, diễnđạt theo Lênin, chỉ cần thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản là sẽ có tất cả các điềukiện cần thiết để xây dựng ngay nền kinh tế thị trường hiện đại dưới sự điều tiết của nhànước xã hội chủ nghĩa (như đã nêu ở mục 3.2)
Nhưng giai cấp vô sản giành được chính quyền ở một nước nông nghiệp lạc hậu,như Việt Nam, thì chỉ mới có tiền đề chính trị, chưa có tiền đề kinh tế, nên phải hoàn thiện
hệ thống chính trị này và học tập chủ nghĩa tư bản để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội, xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại dưới sự điều tiết của nhànước xã hội chủ nghĩa Sự nghiệp này đòi hỏi một thời kỳ quá độ lâu dài, gian khó, nhưngnếu nhân dân ta nỗ lực phấn đấu, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì cóthể rút ngắn lại
(2) Phải phân biệt mục tiêu chiến lược cuối cùng với mục tiêu sách lược trong từng bước quá độ nhỏ, tránh nóng vội, chủ quan Thí dụ: cuối cùng, khi đã xây dựng xong chủ
nghĩa xã hội thì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mới trở thành chủ thể, giữ địa vị thốngtrị nền kinh tế quốc dân và nguyên tắc phân phối theo lao động mới trở thành phổ biến,chiếm ưu thế, chứ không phải đạt ngay mục tiêu đó Đã có thời kỳ ở nước ta, do chủ quan,nóng vội, muốn xoá ngay chế độ tư hữu, xác lập ngay chế độ công hữu về tư liệu sản xuấtdưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể; áp dụng ngay nguyên tắc phân phốitheo lao động một cách phổ biến, bất chấp lực lượng sản xuất còn lạc hậu
Ph.Ănghen đã từng chỉ rõ: “Bất cứ một sự thay đổi nào của chế độ xã hội, bất cứmột sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên
Trang 29những lực lượng sản xuất mới, không còn phù hợp với các quan hệ sở hữu cũ nữa”5 Bởivậy, trước hết phải phát triển lực lượng sản xuất, phải thừa nhận bất cứ hình thức sở hữunào còn thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, không thể nóng vội xoá ngay chế độ tưhữu, kể cả hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Đồng thời phải thực hiện nhiều hìnhthức phân phối, kể cả phân phối theo tư bản Chính vì thế, Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X đặt ra các nhiệm vụ chủ yếu là giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất,phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu, thựchiện nhiều hình thức phân phối.
5 C.Mác và Ph.Ănghen, toàn tập, tập 4, NXB CTQG, Hà Nội 1995, tr 467.
Trang 30ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước vìmục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Và, lãnh đạo côngcuộc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, lãnh đạo xây dựng và phát triển thể chế kinh tếthị trường (KTTT) định hướng XHCN nói riêng, là vấn đề hàng đầu trong toàn bộ hoạtđộng của Đảng
Thực tiễn cách mạng nước ta đã chỉ ra rằng, không thành công trên lĩnh vực kinh tếthì không giữ vững được con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội và không củng cố và hoànthiện được hệ thống chính trị, hệ thống đó không tránh khỏi thoái hoá, khủng hoảng và cóthể sụp đổ Rõ ràng là "giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ vững được chính quyềncòn khó hơn" Giữ vững được chính quyền hay không phụ thuộc nhiều vào thắng lợi của đường lốikinh tế của Đảng
Sự lãnh đạo của Đảng không có mục đích gì khác ngoài mục đích làm cho Nhànước và các đoàn thể xã hội phát huy cao nhất vai trò tổ chức, quản lý, động viên quầnchúng phát huy quyền và năng lực làm chủ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nói chung, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói riêng
2 Một số nội dung Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
2.1 Để hiểu rõ sự lãnh đạo của Đảng xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, cần thiết phải nêu ra vấn đề thể chế kinh tế thị trường và các bộ phận cấu thành của nó.
Theo thời gian, quan niệm về thể chế kinh tế ngày càng được hiểu rộng hơn và hoànthiện hơn
Có thể hiểu thể chế kinh tế là một hệ thống quy chuẩn, luật lệ của một trật tự kinh tế
- xã hội, được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Một mặt, thể chế phảnánh các quan hệ kinh tế - xã hội khách quan, mặt khác đó là ý chí của xã hội, của Nhà nướchay của cộng đồng đối với việc duy trì một trật tự kinh tế, xã hội nhất định trên cơ sở ràng
Trang 31buộc các chủ thể tham gia vào các quá trình kinh tế - xã hội nhằm đạt tới những mục tiêu
có thể giải phóng sức sản xuất của xã hội khiến cho kinh tế - xã hội phát triển Cải cách thểchế kinh tế là động lực phát triển kinh tế - xã hội Thực tiễn "cải cách" mở cửa của TrungQuốc chuyển sang thể chế KTTT xã hội chủ nghĩa và Việt Nam, chuyển từ thể chế kếhoạch hoá tập trung, quan liêu sang thể chế KTTT định hướng XHCN là sự minh chứnghết sức thuyết phục
Tính phổ biến của thể chế kinh tế thị trường gồm 4 yếu tố cơ bản:
(1) Các chủ thể của nền kinh tế thị trường
(2) Hệ thống các thị trường cơ bản và hệ thống quản lý, vận hành các thị trường
(3) Cơ chế vận hành kinh tế thị trường - cơ chế thị trường, trong nó có 2 nhân tố đặctrưng cơ bản là: giá cả thị trường và cạnh tranh
(4) Vai trò của Nhà nước
Bốn điểm nêu trên là bốn yếu tố cơ bản cấu thành khung thể chế bắt buộc và phổbiến của mọi nền kinh tế thị trường
Ở nước ta đang xây dựng và hoàn thiên thể chế KTTT định hướng XHCN, nênkhung thể chế kinh tế thị trường còn có một bộ phận quan trọng nữa: Định hướng XHCNnền KTTT
2.2 Nội dung Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng và hoàn thiện thể chếKTTT định hướng XHCN, theo chúng tôi, thể hiên trên các phương diện dưới đây:
2.2.1 Đảng xác định quan điểm, đường lối, chủ trương phát triển KTTT định hướng XHCN qua các kỳ đại hội của Đảng.
Có thể nói, chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam không phải là gán ghép chủ quan giữa kinh tế thị trường và chủnghĩa xã hội, mà là sự nắm bắt và vận dụng xu thế khách quan của kinh tế thị trường trong
Trang 32thời đại ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triểncủa thời đại và sự khái quát, đúc rút kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặtbiệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và Trung Quốc để đưa ra chủtrương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chủ trương xây dựng
và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm củaĐảng ta về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đại hội đưa ra những quan niệm mới về con đường,phương pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là quan niệm về công nghiệp hoá xã hộichủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sảnxuất hàng hoá và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và khẳngđịnh chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế hànghoá có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi "chính sách kinh tếnhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủnghĩa xã hội"
- Đại hội VII của Đảng (6-1991) tiếp tục nói rõ hơn chủ trương này và khẳng định
đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991) của Đảng khẳng
định: "Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước"
Đại hội VIII của Đảng (6-1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng: " Sản xuấthàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội mà là thành tựu phát triển của nền văn minhnhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khichủ nghĩa xã hội đã được xây dựng"
Đại hội IX của Đảng (4-2001) đã đưa ra "chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dàichính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" 1 Đại hội khẳng định: phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tếtổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đại hội lần thứ X của Đảng (4-2006) đã khẳng định: "Tiếp tục hoàn thiện thể chếkinh tế thị trường định hướng XHCN" Với 4 nội dung cơ bản: 1) Nắm vững định hướng
Trang 33XHCN trong nền KTTT ở nước ta, 2) Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước,3) Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơchế cạnh tranh lành mạnh, 4) Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chứcsản xuất kinh doanh Để triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ X, ngày 30-1-2008, Hộinghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khoá X, đã ra nghị quyết chuyên đề vềtiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN".
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những định hướng xác định những đặc trưngbản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một kiểu kinh tế thịtrường mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử phát triển kinh tế thị trường trên thế giới
Nền kinh tế thị trường nước ta có những thuộc tính chung, quy luật chung của kinh
tế thị trường, nhưng đồng thời phải có những điểm khác biệt của nó Những thuộc tínhchung mà kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có là: tính tự chủ của cácchủ thể sản xuất kinh doanh, tự do sản xuất kinh doanh, tự do cạnh tranh, vận động theocác quy luật kinh tế thị trường, một nền kinh tế mở và hội nhập vào nền kinh tế thế giới…
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có những đặc trưng riênglàm cho nó phân biệt với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa:
Kinh tế thị trường nước ta có định hướng xã hội chủ nghĩa, có mục tiêu phát triểnkhác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, như Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng đãxác định: "Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triểnlực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xâydựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối"1
Kinh tế thị trường nước ta có cơ cấu nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nướcđóng vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng kinh tế quốcdân; một nền kinh tế kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với tiến bộ, côngbằng xã hội; phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, phát triển con người, nâng caođời sống nhân dân; an sinh xã hội gắn với an ninh môi trường; đảm bảo phát triển lâu dài
và bền vững; chủ động hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào nộilực là chính đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài
Đó là một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân; Nhà nước điều hành kinh tế vĩ môtheo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường
Đảng lãnh đạo để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triểnkinh tế thị trường định hướng XHCN Bởi vì trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa, hội
1 Sđd, tr.86 - 87
Trang 34nhập quốc tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức luôn luônxuất hiện thời cơ và thách thức, tích cực và tiêu cực và nguy cơ đối với Việt Nam Để khắcphục và hạn chế những hậu quả tiêu cực và những nguy cơ… phải thường xuyên tăngcường vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước thì công cuộc xây dựng,phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mới không bị chệchhướng Hơn nữa, sự lãnh đạo của Đảng sẽ gắn kết được các mục tiêu phát triển kinh tế vớicác mục tiêu phát triển xã hội.
Kinh tế gắn bó mật thiết với xã hội Vì thế Đảng ta rất quan tâm đến các vấn đề xãhội Sự quan tâm đó thể hiện ở việc hoạch định đường lối và phương thức nhằm đảm bảotiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
2.2.2 Đảng lãnh đạo việc cụ thể hoá, thể chế hoá các quan điểm, đường lối phát triển thể chế KTTT định hướng XHCN thành các Luật, Nghị định, kế hoạch, chính sách, giải pháp cụ thể… của các cơ quan Nhà nước để đưa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Đảng đã lãnh đạo và đưa ra những định hướng lớn để Nhà nước xây dựng và banhành một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ bao trùm các quá trình, các hoạt động kinh
tế Có thể khái quát hệ thống các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ kinh
tế trong nền kinh tế thị trường như sau:
Pháp luật về các loại hình công ty và doanh nghiệp nhằm hình thành, phát triển vàđiều chỉnh các chủ thể cơ bản của nền KTTT Trong những năm đổi mới kinh tế, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề này:
Quyết định 217/HĐBT ngày 14-11-1987 nhằm mục tiêu áp dụng cơ chế thị trườngcho việc đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước
Nghị định 50-HĐBT ngày 22-3-1988 về "Việc ban hành điều lệ xí nghiệp côngnghiệp ngoài quốc doanh" Nghị định 88/HĐBT ngày 2-6-1988 ban hành quy định "vềquyền làm chủ tập thể lao động tại xí nghiệp"
Luật DNNN ra đời năm 1995 và sửa đổi 2003
Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty (1990) được sửa đổi bổ sung và nhậpthành Luật Doanh nghiệp (1990) Năm 2005, ban hành Luật Doanh nghiệp chung
Luật Hợp tác xã ra đời năm 1996 và có hiệu lực từ 1-1-1997, sửa đổi năm 2003
Nghị định 170/HĐBT ngày 14-11-1988, khuyến khích phát triển các trang trại…Nghị định 64/CP, ngày 27-9-1993, về giá đất nông nghiệp và Nghị định số 02/CP (5-7-
1994 về giao đất lâm nghiệp… Nghị định 14/CP (ngày 2-3-1993) về chính sách cho hộnông dân vay vốn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và Quyết định số 32/CT, của Chủ tịchHĐBT ngày 15-9-1989, về cho vay vốn nhằm sử dụng đất trống, đồi núi trọc…
Trang 35Luật Đầu tư nước ngoài (1987) và sửa đổi năm 1990, 1992, và 11-1996, 2003
Pháp luật về đầu tư và thị trường vốn, quy định về tổ chức và xúc tiến hoạt động củathị trường vốn, khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (Luật Khuyến khíchđầu tư trong nước ra đời 1995)
Luật đầu tư chung ban hành năm 2005
Luật Thương mại, các luật thuế, pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam, Luật Phá sảndoanh nghiệp, Bộ Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Khoa học và công nghiệ, Luật Sở hữutrí tuệ Việt Nam, Luật Công nghệ thông tin Luật Chuyển giao công nghê…
Nhiều luật khác liên quan đến thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đangđược Quốc hội nước ta xem xét và ban hành trong thời gian tới
Đảng cũng đã lãnh đạo và đưa ra những định hướng để Nhà nước soạn thảo kếhoạch, quy hoạch và chương trình ấy thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ, sử dụngcác đòn bẩy kinh tế như: ưu đãi về thuế, về lãi suất cho vay cho những ai đầu tư vào lĩnhvực mà nhà nước khuyến khích
Trong hơn 20 năm đổi mới đất nước, nhà nước ta đã:
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1986-1990) và đã chỉ đạothực hiện tốt kế hoạch này
- Xây dựng chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (1991-2000),đồng thời soạn thảo và ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (1996-2000), cùng 11chương trình và lĩnh vực phát triển
Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu thế kỷ XXI (2001 2010) và kế hoạch 5 năm (2001-2005)
-Tóm lại: Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hoá thành pháp luật, tạo hành
lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hình thành và phát triển
2.2.3 Đảng kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của Đảng để
bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, thể chế KTTT định hướng XHCN nói riêng.
Trang 36Kiểm tra vừa là một nội dung lãnh đạo, vừa là một phương thức lãnh đạo của đảngcầm quyền Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mởcửa, hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề kiểm tra càng trở nên đặc biệt quan trọng bởi đây
là những vấn đề phức tạp và mới mẻ chưa có tiền lệ trong lịch sử Công tác kiểm tra đượctiến hành ngay từ khâu chuẩn bị đường lối, chủ trương đến các khâu cụ thể hoá, thể chếhoá và thực hiện các nghị quyết kinh tế của Đảng Song, trọng tâm công tác kiểm tra làviệc quán triệt và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế lớn của Đảng Cùngvới việc kiểm tra phải thường xuyên theo dõi, tổng kết sự thực hiện các đường lối, chủtrương, nghị quyết của Đảng trong cuộc sống kinh tế - xã hội
3 Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, theo tôi phải đảm bảo các vấn đề có tính nguyên tắc sau đây:
- Sự thống nhất biện chứng giữa chính trị và kinh tế trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội
Theo V.I.Lênin: chỉ có nắm vững phép biện chứng giữa chính trị và kinh tế thì mới
có được sự thống nhất giữa các mặt hoạt động lãnh đạo của Đảng Phép biện chứng đó là:chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị không thể không chiếm vị trí hàngđầu so với kinh tế,
- Sự thống nhất biện chứng giữa tập trung và dân chủ Nguyên tắc này phù hợp vớiyêu cầu phát triển kinh tế thị trường và phù hợp với bản chất của Đảng
- Sự phù hợp giữa chính sách kinh tế đối nội và chính sách kinh tế đối ngoại.
Lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướngXHCN nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại nói chung Đảng ta đã rút
ra bài học kinh nghiệm: kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại Trong bốicảnh quốc tế hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, xu thếtoàn cầu hoá kinh tế, sự liên kết kinh tế và phân công lao động quốc tế đã phát triển sâurộng, thì chính sách kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực trở thành mộttrong những nhân tố quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế theo định hướng xã hộichủ nghĩa Nhưng chính sách kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế chỉ có hiệu quảkhi kết hợp với chính sách kinh tế đối nội thành một hệ thống nhằm khai thác có hiệu quảcác nguồn lực trong nước và tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để thực hiện các mụctiêu kinh tế - xã hội đặt ra Sự kết hợp chính sách kinh tế đối nội và chính sách đối ngoạiđược thực hiện ngay từ khi soạn thảo đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế và quátrình thực hiện
4 - Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng về kinh tế.
Trang 37Đảng phải đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nhất là phhương thức lãnhđạo kinh tế, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng theo hướng:
Phân định rõ ràng giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý kinh tế củaNhà nước Cần khắc phục khuynh hướng cơ quan Đảng làm thay chức năng quản lý củaNhà nước, còn cơ quan Nhà nước lại lấn át quyền quản lý kinh doanh của các đơn vị kinh
tế cơ sở
Tăng cường chất lượng công tác soạn thảo và ban hành đường lối chiến lược vàsách lược kinh tế của Đảng thông qua tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn, phân tích, họchỏi bài học kinh nghiệm của các Đảng anh em và kinh nghiệm tiến bộ thế giới, phát huydân chủ rộng rãi, tranh thủ được trí tuệ của đông đảo quần chúng nhân dân, các tầng lớpcán bộ, các nhà khoa học
Bảo đảm quán triệt đường lối chính sách kinh tế của Đảng, tạo ra sự nhất trí và nhấtquán trong hệ thống lãnh đạo nhằm đưa chúng vào cuộc sống Tăng cường công tác chỉđạo và kiểm tra của Đảng đối với quá trình thực hiện đường lối, chính sách kinh tế của bộmáy nhà nước Tăng cương giáo dục tuyên truyền đảm bảo quán triệt đường lối chính sáchcủa Đảng vào thực tế cuộc sống Phát huy mạnh mẽ sự dân chủ trong công tác cán bộ
Cần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng vững vàng về chính trị,gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt độngthực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân, từng bước thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnhđạo kinh tế của Đảng
Trang 38VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc
Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Năm 1930 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản ViệtNam Từ đó đến nay mọi thắng lợi và sự phát triển của cách mạng, của dân tộc và đất nướcViệt Nam gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Năm 1945 với thắng lợi của cáchmạng tháng Tám, Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền Đảng cầm quyền nghĩa làĐảng nắm chính quyền nhà nước, lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo và chịu trách nhiệm đối vớitoàn bộ đời sống xã hội, cuộc sống của nhân dân thông qua vai trò và hoạt động của nhànước
Trong điều kiện cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng tập trung trước hết vào lãnh đạoxây dựng và vận hành hoạt động của nhà nước nhằm đạt mục tiêu của cách mạng trongtừng giai đoạn, thời kỳ cụ thể Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng phải thực hiện nhữngchức năng, nhiệm vụ quản lý trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội, đời sống, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong đó xây dựng và phát triển kinh tế luônluôn là nhiệm vụ căn bản, nhiệm vụ trọng tâm Vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng, cầm quyềncủa Đảng cũng tập trung vào đường lối, chính sách phát triển kinh tế, điều kiện về kinh tếtrong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể Có thể nhìn nhận sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảngtrong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể về phương diện kinh tế theo các thời kỳ chủ yếu sau đây:
- Từ tháng 9-1945 đến tháng 7-1954 Đảng lãnh đạo vừa kháng chiến vừa kiến quốc
trong điều kiện vẫn tồn tại và phát triển nhiều thành phần kinh tế và gây mầm chủ nghĩa xãhội tạo tiền đề tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm
Thường thức chính trị viết năm 1953 đã nêu rõ 5 loại kinh tế khác nhau tồn tại ở nước ta:
“kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, ví nó là của chung của nhân dân) Các hợptác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội) Kinh tế của cá nhân,nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội)
Tư bản của tư nhân Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinhdoanh)”1 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong năm loại ấy, loại A (kinh tế quốcdoanh-TG) là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả Cho nên kinh tế ta sẽ phát triểntheo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”2 Toàn bộ sự lãnhđạo của Đảng hướng vào phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế thúc đẩy kháng chiến
đi tới thắng lợi và kiến quốc thành công, phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội Chínhcương Đảng Lao động Việt Nam do Đại hội II của Đảng (2-1951) nêu rõ vai trò lãnh đạo
Trang 39của Đảng “nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xoá bỏ di tích phong kiến vànửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nước Việt Nam độc lập vàthống nhất, dân chủ tự do, phú cường và tiến lên chủ nghĩa xã hội”3.
- Những năm từ 1954 đến 1986 Đảng lãnh đạo trong điều kiện mục tiêu xây dựngchủ nghĩa xã hội đã được đặt ra trực tiếp ở miền Bắc (1954-1975) và ở cả nước từ sau ngàymiền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất (30-4-1975)
Ở miền Bắc và trên cả nước đã hình thành và phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá vàbao cấp, xoá bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Sau ngày miền Bắc được giải phóngnhững năm 1954-1957 miền Bắc tập trung khôi phục kinh tế và trên thực tế khuyến khíchcác thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ và nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
và đã giành được những thành quả rất quan trọng
Tháng 11-1958 Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II đãchủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế miền Bắc: “Phát triển vàcải tạo kinh tế, làm cho sản xuất ngày càng nâng cao, làm cho thành phần kinh tế xã hộichủ nghĩa không ngừng củng cố và tăng cường, các thành phần kinh tế tư bản tư doanh vàsản xuất cá thể được cải tạo theo chủ nghĩa xã hội, dần dần biến nền kinh tế quốc dân thànhmột nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu của toàn dân và của tập thể và dựa trênnhững quan hệ sản xuất mới, sức sản xuất được nâng cao mà cải thiện từng bước đời sốngvật chất và văn hoá của nhân dân, nhất là nhân dân lao động; đó là nhiệm vụ chủ yếu nhất,nhiệm vụ cơ bản của chuyên chính vô sản”4 Với chủ trương đó và theo đường lối của Đạihội III (9-1960) đến cuối 1960 miền Bắc đã căn bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩađối với kinh tế cá thể của nông dân, đưa nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp, hoàn thànhcải tạo tư bản tư doanh Kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế ở miền Bắc với cơ chế kếhoạch hoá, Nhà nước tập trung quản lý và phân phối sản phẩm theo chế độ bao cấp Dophải lãnh đạo thực hiện đồng thời 2 chiến lược cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc ởmiền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tiến hành cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước và chống 2 cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, thực hiệnvai trò của hậu phương lớn, nên ở miền Bắc Đảng và Nhà nước phải thực hiện chính sáchhuy động tối đa lương thực, thực phẩm (thu mua) và các sản phẩm thiết yếu khác Vớichính sách kinh tế thời chiến đó, nền kinh tế đã không vận hành theo cơ chế thị trường.Nếu có trao đổi, mua bán sản phẩm trên thị trường chỉ là những sản phẩm không thuộcdiện nhà nước quản lý, những sản phẩm của kinh tế gia đình Trên thực tế chỉ có kinh tếquốc doanh và kinh tế tập thể phát triển theo kế hoạch nhà nước đã được Đảng thông qua
3 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, tập 12, tr.436.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, tập 19, tr.460-461.
Trang 40Kế hoạch dài hạn của Nhà nước được coi là Cương lĩnh thứ hai của Đảng, các kế hoạchngắn hạn, mục tiêu kinh tế đều do Trung ương Đảng quyết định.
Đất nước thống nhất từ sau ngày toàn thắng 30-4-1975 Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo cả nước bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Hội nghị lần thứ 24Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III họp tháng 9-1975 nêu rõ: “Nền kinh tế miềnNam, trong hai mươi năm qua, phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, nhằm phục vụ
chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ Đó là một nền kinh tế lệ thuộc vào nước ngoài và tuy đã có một số cơ sở sản xuất hiện đại của chủ nghĩa tư bản, song sản xuất nhỏ còn khá phổ biến”1 Trung ương cho rằng: “Trong một thời gian nhất định, ở miền Nam
còn nhiều thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể xã hội
chủ nghĩa, kinh tế công tư hợp doanh nửa xã hội chủ nghĩa, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tưnhân; cần ra sức sử dụng mọi khả năng lao động, kỹ thuật, tiền vốn, kinh nghiệm quản lý,
để đẩy mạnh sản xuất”2 Đó là chủ trương đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nướcnhưng chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn Đại hội IV của Đảng họp tháng 12-
1976 chủ trương cải tạo quan hệ sản xuất cũ ở miền Nam, xoá bỏ triệt để quyền chiếm hữuphong kiến về ruộng đất và những tàn tích bóc lột phong kiến; quốc hữu hoá những cơ sởcông thương nghiệp của tư sản mại bản, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư bản
tư doanh, hợp tác hoá nông nghiệp, tổ chức lại thủ công nghiệp và thương nghiệp nhỏ, đưamiền Nam tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Đại hội IV cũng xác định “Trên cơ sởphát triển thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, cần tận dụng mọi khả năng của các thànhphần kinh tế khác để phát triển sản xuất, bảo đảm cung ứng tốt nhu cầu của xã hội”3
Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã diễn ra nhanh chóng ở miền Nam và trênthực tế đã ít có hiệu quả, không thúc đẩy sản xuất phát triển Đã biểu hiện tư tưởng chủquan, nóng vội, hình thức và như sau này Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã tự phê bình làkhông tôn trọng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lựclượng sản xuất Đã đưa quan hệ sản xuất phát triển quá nhanh, quá xa (công hữu hoá tưliệu sản xuất, quản lý tập trung quy mô lớn, phân phối bao cấp) trong khi lực lượng sảnxuất còn rất thấp kém, lạc hậu Mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế quản lý tập trung quanliêu, hành chính, bao cấp không còn thích hợp Những sai lầm, khuyết điểm chủ quan tronglãnh đạo, quản lý cùng với hoàn cảnh khách quan khắc nghiệt đã đẩy nền kinh tế nước talâm vào khủng hoảng từ năm 1979 Từ trong khó khăn, khủng hoảng, Đảng Cộng sản ViệtNam đã từng bước đổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn những đặc điểm, đặc trưng củathời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từng bước khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, sáng kiến
1 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H,2004, tập 36, tr.405-406.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đảng toàn tập, đã dẫn, tập 36, tr.408.