Công tác chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện UBND huyện ban hành Kế hoạch số 148/KH-UBND, ngày 27/9/2016 về việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giá
Trang 1Số: /BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng 8 năm 2017
DỰ THẢO
BÁO CÁO
Sơ kết 1 năm thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp
đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn,
giai đoạn 2016-2020
Thực hiện Quyết định 24/2016/QĐ-UBND ngày 27/8/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 UBND huyện tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện đến thời điểm tháng 8/2017 với các nội dung cơ bản sau:
I- VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
1 Công tác chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện
UBND huyện ban hành Kế hoạch số 148/KH-UBND, ngày 27/9/2016 về việc triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn, giai đoạn 2016-2020; Thành lập Hội đồng thẩm định Đề án và ban hành Quyết định phê duyệt Đề án của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; ban hành các Quyết định thành lập trường; chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu phương án sắp xếp đội ngũ đảm bảo đúng quy trình quy định, phù hợp với thực tế các đơn vị trường; ban hành Công văn số 1086/UBND-VX ngày 07/12/2016 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp giai đoạn 2016-2020
2 Ủy ban nhân dân huyện đã giao cho các phòng ban chuyên môn của huyện hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án của các xã, thị trấn cụ thể như sau
2.1 Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn hoàn thành việc xây dựng Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn các xã, thị trấn giai đoạn 2016-2020, đồng thời thành lập Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định toàn bộ nội dung Đề án của các xã, thị trấn
- Tổ chức các buổi làm việc với các trường để hướng dẫn xây dựng Đề án của các xã, thị trấn tổng hợp xây dựng Đề án chung của huyện đảm bảo về kế hoạch và thời gian, yêu cầu sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp
- Tham mưu ban hành quy trình thực hiện sắp xếp cán bộ quản lý các trường sau sáp nhập theo Hướng dẫn của Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Nội vụ và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, của Thường trực Huyện ủy
- Tham mưu cho UBND huyện ra Quyết định thành lập các trường trên cơ sở sáp nhập các trường trên địa bàn các xã, thị trấn
- Thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình trong quá trình triển khai thực hiện
Đề án của các xã, thị trấn, đề xuất, tham mưu cho UBND huyện các giải pháp hiệu quả giải quyết các vấn đề phát sinh
Trang 2- Tập trung chỉ đạo công tác quản lý, đảm bảo các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh đối với các trường bán trú, trường có quy mô học sinh đông sau sáp nhập Tổ chức Hội thảo về công tác quản lý trường phổ thông dân tộc bán trú cho cán
bộ quản lý các trường dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú, trường có nhiều cấp học Ban hành các văn bản hướng dẫn , chỉ đạo công tác bán trú theo Quyết định
656 của Sở Giáo dục và Đào tạo
2.2 Sự phối hợp của các phòng, ban chuyên môn
Trong quá trình xây dựng và triển khai Đề án đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban chuyên môn, các ban ngành đoàn thể của huyện, tích cực chỉ đạo tháo
gỡ khó khăn cho các trường thực hiện việc sắp xếp quy mô, ban hành các văn bản hướng dẫn việc bố trí sắp xếp đội ngũ, xử lý tài sản, tài chính, quỹ đất…của các đơn
vị trường học, phối hợp với các ban ngành đoàn thể ở các địa phương trong công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Đề án tới toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện
2.3 Cấp ủy, chính quyền địa phương
Trên cơ sở Đề án đã được phê duyệt, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, chuẩn bị các điều kiện và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đã quan tâm đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án, phối hợp sắp xếp lại đội ngũ, xử lý quỹ đất, bàn giao cơ sở vật chất các điểm trường đã sáp nhập
II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1 Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh
Sau 01 năm thực hiện Đề án toàn huyện còn 56 trường mầm non, phổ thông công lập, 02 nhóm mâm non tư thục, với quy mô 1.029 nhóm, lớp (1.023 nhóm, lớp công lập
và 6 nhóm, lớp tư thục), giảm 29 trường, đạt 100% so với kế hoạch Đề án, sáp nhập 6 điểm trường lẻ tăng 01 điểm so với Đề án; huy động đầu năm học 2016-2017 được 29.534 học sinh, duy trì cuối năm học 29.422 học sinh (giảm 112 học sinh, trong đó bỏ học: 64 học sinh, chuyển học nơi khác: 46 học sinh, chết 02 học sinh); tỷ lệ duy trì đạt 99,6% (so với năm học 2015-2016 tỷ lệ duy trì tăng 0,3%; số học sinh bỏ học tăng 16 học sinh)
1.1 Giáo dục mầm non
1.1.1 Quy mô
Có 27 trường có giáo dục mầm non trong đó có 21 trường mầm non độc lập (giảm 6 trường so với năm học trước), 6 trường gắn với TH&THCS, 2 cơ sở mầm non
tư thục, mở được 300 nhóm, lớp Trong đó: công lập 294 nhóm, lớp; tư thục 6 nhóm lớp,
so với năm học trước tăng 11 nhóm, lớp
1.1.2 Huy động trẻ ra lớp đầu năm học
a) Nhà trẻ: Mở 52 nhóm (công lập 48 nhóm; tư thục 04 nhóm), với 1.253 trẻ (công lập 1.183 trẻ; tư thục 70 trẻ), so kế hoạch đạt 103,8%, so với dân số độ tuổi đạt 15,5%
b) Mẫu giáo: Mở được 248 lớp mẫu giáo (công lập 246 lớp; tư thục 02 lớp),
huy động được 8.308 (công lập 8273 trẻ; tư thục 35 trẻ) đạt 109,4% so với kế hoạch,
so với dân số độ tuổi đạt 95,8%, so với năm học trước tăng 5,9%, mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100% so với dân số độ tuổi
Trang 3Lớp MG học 2 buổi/ngày: 230/230 lớp (công lập 228 lớp; tư thục 02 lớp) so với năm trước tăng 21 lớp; 7.783 trẻ mẫu giáo (công lập 7751 trẻ; tư thục 35 trẻ) được học 2 buổi/ngày Tỷ lệ trẻ mẫu giáo được học 2 buổi/ngày đạt 93,7%; so với năm học trước tăng 4,8%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày đạt 99,5%, so với năm học 2015 - 2016 tăng 2,2%
Tổng số trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo duy trì đến cuối năm học 2016-2017 là: 9.545 học sinh (giảm 16 học sinh do chuyển đi)
1.2 Giáo dục tiểu học
1.2.1 Quy mô: Có 27 trường có giáo dục tiểu học Trong đó: 7 trường Tiểu học
độc lập và 20 trường gắn với cấp học THCS, còn 59 điểm trường lẻ, giảm 01 điểm so với năm học trước (giảm Điểm trường Khe Chung 2 trường TH&THCS Xuân Tầm)
1.2.2 Huy động học sinh ra lớp đầu năm học
Mở được 497/497 lớp, đạt 100% so với kế hoạch; huy động được 11.854/11.887 học sinh, so với kế hoạch đạt 99,7% So với năm học 2015-2016 tăng
238 học sinh; tuyển mới vào lớp 1 được 2.495 học sinh; trong đó huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% Bình quân là 24 học sinh/lớp
- Còn 04 trường tiểu học có 19 lớp ghép 2 trình độ, với 232 học sinh học lớp ghép, chiếm 1,9% so với tổng số học sinh, bằng so với năm học 2015-2016
- Lớp 2 buổi/ngày: 307/307 lớp với 8.024 học sinh; so với tổng số học sinh tiểu học chiếm 67,8%, so với năm học 2015-2016 tăng 1,5%, tăng 326 học sinh học 2 buổi/ngày Duy trì cuối năm học 11.840 học sinh (giảm 14 học sinh, trong đó bỏ học
4 học sinh, chuyển trường 10 học sinh)
1.3 Giáo dục THCS
Có 28 trường có giáo dục THCS Trong đó: 8 trường THCS độc lập và 20 trường TH&THCS Mở được 232/224 lớp, tăng 8 lớp so với Đề án do tỷ lệ học sinh/lớp đông, diện tích phòng học không đảm bảo, huy động được 8.119/8.196 học sinh, so với kế hoạch đạt 99,1%; so với năm học 2015-2016 giảm 8 lớp, tăng 157 học sinh Tuyển mới vào lớp 6 được 2.171 học sinh, đạt 100% so với kế hoạch, so với số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,8% Bình quân 35 học sinh/lớp Duy trì cuối năm học 8.037 học sinh (giảm 82 học sinh, trong đó bỏ học 60 học sinh,
20 học sinh chuyển trường, chết 02 học sinh)
2 Kết quả sắp xếp đội ngũ
2.1 Kết quả sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
2.1.1 Công tác sắp xếp đội ngũ
- Cán bộ quản lý: Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND
huyện đã thực hiện quy trình bổ nhiệm 84 quản lý (25 Hiệu trưởng, 59 Phó hiệu trưởng) Trong đó điều động 08 quản lý từ trường thừa sang trường thiếu khi sáp nhập các trường (01 THCS, 01 Tiểu học và 06 Mầm non); bổ nhiệm 24 hiệu trưởng làm phó hiệu trưởng Miễn nhiệm 35 phó hiệu trưởng làm giáo viên (3 Mầm non, 23 Tiểu học, 09 THCS); miễn nhiệm 01 Hiệu trưởng THCS xuống làm giáo viên
- Giáo viên: Đã sắp xếp lại 60 giáo viên Trong đó: Điều động 44 giáo viên từ
đơn vị thừa sang đơn vị thiếu (18 Tiểu học và 26 THCS) Phân công 16 giáo viên THCS dôi dư kiêm nghiệm thêm công tác thư viện, thiết bị và công tác quản sinh để chờ thay thế số giáo viên nghỉ hưu Đến tháng 4/2017 chỉ còn dôi dư 02 giáo viên
Trang 4(giảm 14 giáo viên: 06 giáo viên nghỉ hưu đúng tuổi, 03 giáo viên thôi việc, 01 giáo viên chết, 01 giáo viên chuyển vùng và 03 giáo viên nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP)
- Nhân viên: Điều động 20 nhân viên giữa các đơn vị trường (06 nhân viên kế
toán, 12 nhân viên y tế, 01 thư viện và 01 nhân viên nấu ăn) Phân công 41 nhân viên
kế toán làm nhiệm vụ kế toán của 56 trường sau sáp nhập Cử 29 nhân viên kế toán dôi dư đi bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư và đã phân công làm nhiệm vụ văn thư, thủ quỹ các trường học
2.1.2 Đội ngũ sau khi sắp xếp (tính đến tháng 7/2017)
- Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học: 1.981 lao động Chia ra:
+ Mầm non 651 người: CBQL: 66 người, Giáo viên: 537 người, Nhân viên: 48 người
+ Tiểu học 740 người: CBQL: 49 người; GV: 656 người; Nhân viên: 35 người + THCS 577 người: CBQL: 54 người, Giáo viên: 474 người; Nhân viên 49 người
+ Phòng GD&ĐT: 13 người (11 biên chế sự nghiệp và 2 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68)
- Năm học 2017-2018, các bậc học còn thiếu giáo viên: bậc học mầm non còn thiếu 138 biên chế (11 quản lý, 124 giáo viên, 3 nhân viên) so với quy định tại Thông tư 06/2015/TTLT- BGD&ĐT-BNV Bậc tiểu học thừa 05 quản lý, thiếu 38 giáo viên, thiếu
20 nhân viên; bậc THCS thừa 03 quản lý, thiếu 17 giáo viên và thiếu 121 nhân viên so với quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BGD&ĐT
2.2 Kết quả bồi dưỡng nhân viên
Cử 29 nhân viên kế toán dôi dư đi bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư và đã phân công làm nhiệm vụ văn thư, thủ quỹ các trường học
3 Về cơ sở vật chất
3.1- Diện tích đất
- Tổng số diện tích đất không sử dụng do xóa điểm trường được bàn giao lại cho địa phương là 4.586 m2, diện tích đất mở mới 14.100 m2
- Diện tích đất hiện có bình quân/học sinh, hiện tại cơ bản đảm bảo theo quy định và đáp ứng được nhu cầu của các trường
Tuy nhiên để thực hiện được Đề án, trong thời gian tới cần được mở rộng thêm 12.100 m2 đất và san tạo mặt bằng với khối lượng lớn mới đáp ứng được mặt bằng xây dựng CSVC khi đưa các điểm trường lẻ về trung tâm
3.2- Phòng học, phòng ở, bếp ăn, công trình phụ trợ
- Số phòng học giảm sau khi xóa điểm trường lẻ là 7 phòng (bán kiên cố 6; tạm: 1) Đã bàn giao cho địa phương sử dụng vào các mục đích phúc lợi xã hội tại thôn bản là 6 phòng, còn 1 phòng được di chuyển về điểm chính để tiếp tục sử dụng vào mục đích khác
- Số công trình vệ sinh giảm sau khi xóa điểm trường gồm 5 công trình Trong đó: bán kiên cố 4 công trình; tạm: 1, đã được bàn giao cùng với các hạng mục hiện có tại điểm trường cho địa phương, 1 công trình tạm được tháo dỡ
Trang 5- Số phòng học được xây dựng, bổ sung để đáp ứng việc đưa học sinh từ điểm
lẻ về 14 phòng
- Số công trình vệ sinh được xây dựng, bổ sung để đáp ứng việc đưa học sinh
từ điểm lẻ về là 6 công trình bán kiên cố
- Số phòng ở cho học sinh được xây mới là 45 phòng bán kiên cố
- Số bếp ăn, phòng ăn được xây mới là 6 công trình bán kiên cố
- Bình quân diện tích phòng ở bán trú/học sinh: 1,3 m2
4 Công tác chỉ đạo dạy học, quản lý học sinh các trường bán trú
4.1 Quy mô trường, học sinh bán trú
Toàn huyện có 14 trường có HS bán trú (trong đó có 8 trường PTDTBT, 6
trường có học sinh bán trú), 277 lớp, 7.277 học sinh; 2.342 học sinh bán trú (trong đó tiểu học 638; THCS 1.704)
Bình quân 27 học sinh/lớp Trong đó: 16 lớp có số học sinh/lớp cao hơn điều
lệ (THCS 11; TH 5)
- So với cuối năm học trước: Giảm 03 trường PTDTBT (PTDTBT THCS Viễn
Sơn, PTDTBT TH Đại Sơn, PTDTBT TH số 1 Châu Quế Hạ) do sáp nhập trường, tăng 4 trường có học sinh bán trú
4.2 Công tác giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động bán trú
Tăng cường tổ chức các hoạt động lao động, văn hóa, thể thao và tổ chức đời sống nội trú cho học sinh phù hợp với tính chất đặc thù của trường dân tộc bán trú như: Văn nghệ, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian, các hoạt động ngoại khóa hướng dẫn các em cách tự học, tự rèn luyện; triển khai hoạt động lao động sản xuất, tăng gia như nuôi lợn, gà, bò nhằm góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bữa
ăn hàng ngày và kỹ năng lao động cho học sinh theo Quyết định 656 của Sở Giáo dục
và Đào tạo về một số nội dung giáo dục đặc thù trong trường PTDTBT
III- ĐÁNH GIÁ CHUNG
1 Những kết quả đạt được
- Có thể khẳng định rằng việc thực hiện chủ trương sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020 là rất đúng đắn và phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đối với ngành giáo dục; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Kết luận số 39-TB/TU ngày 30/12/2015 của Tỉnh ủy về việc rà soát quy mô trường, lớp đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo huy động cả
hệ thống chính trị vào cuộc, tích cực thực hiện Đề án theo đúng kế hoạch đề ra
- Công tác tuyên truyền, vận động được triển khai đồng bộ, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong quá trình thực hiện
Đề án
Trang 6- Việc triển khai Đề án đã góp phần thu gọn đầu mối, khắc phục tình trạng nhiều cơ sở trên cùng một địa bàn có quy mô nhỏ, gây lãng phí về bộ máy biên chế quản lý cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị; bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ công chức, viên chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: so với năm học trước số trẻ được tổ chức học bán trú và ăn tại trường tăng lên; số trẻ được khám sức khỏe định kỳ đạt 100%; trẻ được cân đo theo dõi biểu đồ đạt 100%; chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi hiện còn 7,7% giảm 1% so với năm học trước, thể nhẹ cân còn 5,6% giảm 0,5% so với năm học trước
- Ngành giáo dục trong năm qua đã làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo các đơn vị trường, tuyên truyền thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2016-2020; cùng với việc triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 14-NQ/HU ngày 17/8/2016 của Huyện ủy
về việc huy động trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ra lớp; công tác giáo dục dân tộc, giáo dục vùng cao được trú trọng; công tác CMC-PCGD được duy trì; công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia được quan tâm chỉ đạo sát sao đáp ứng công tác xây dựng nông thôn mới
ở các xã; công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục được quan tâm cả về phẩm chất đạo đức, lối sống và chuyên môn, nghiệp vụ; CSVC, trang thiết bị được tăng cường; công tác quản lý và chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được đổi mới
2 Một số khó khăn, tồn tại khi triển khai thực hiện Đề án
2.1- Về quy mô, mạng lưới trường, lớp
- Một số trường liên cấp có quy mô lớn, cơ sở vật chất độc lập giữa các cấp học, không liền kề nhau, dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý như
- Một số điểm trường tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5 quy mô ổn định, cơ sở được xây dựng khá tốt, nếu sáp nhập về sẽ gây lãng phí, trong khi điều kiện ở điểm trường chính chưa đảm bảo, thiếu quỹ đất để xây dựng lớp học
2.2- Về cơ sở vật chất
- Phòng học, phòng bộ môn, phòng ở cho học sinh, bếp ăn, công trình vệ sinh, của một số đơn vị trường có diện tích nhỏ, một số hạng mục xuống cấp hệ thống điện, nước còn thiếu nên còn gặp khó khăn trong công tác giảng dạy, nhất là việc ăn,
ở, sinh hoạt của học sinh bán trú
- Quỹ đất: Xây dựng các phòng học, các công trình, khu vực sân chơi, mới đảm bảo nhu cầu tối thiểu Đối với các trường bán trú diện tích đất phục vụ cho công tác bán trú còn thiếu nhiều, các trường đều thiếu diện tích đất phục vụ cho các hoạt động bán trú nên việc định hướng giáo dục toàn diện học sinh bán trú còn gặp khó khăn
- Phòng làm việc của trường: Do tăng quy mô, diện tích nhỏ nên rất khó khăn trong các hoạt động hội họp
- Nhà công vụ cho giáo viên còn thiếu nhiều, mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu ăn ở của giáo viên, một số trường phải ghép 4 đến 5 giáo viên ở 1 phòng
2.3- Đội ngũ
- Thiếu giáo viên mầm non nên công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, công tác an toàn cho trẻ gặp khó khăn; nhiều lớp học 2 buổi/ngày nhưng mới chỉ có 1 giáo viên giảng dạy
- Phó hiệu trưởng các trường có nhiều cấp học, nhiều lớp, nhiều điểm trường
Trang 7có khối lượng công việc nhiều, khó khăn trong công tác quản lý.
- Các trường có học sinh ở bán trú nhưng không thuộc trường PTDTBT, trong khi giáo viên vẫn phải thực hiện công tác bán trú mà không có chế độ
3 Bài học kinh nghiệm
- Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy và xuất phát từ thực tiễn cụ thể của huyện, các cấp ủy, chính quyền từ huyện tới các xã, thị trấn cần phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể cấp uỷ và người đứng đầu trong việc thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện
- Công tác tuyên truyền, vận động phải được triển khai tích cực, hiệu quả, quán triệt quan điểm vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và mọi nguồn lực đóng góp của nhân dân, đồng thời cần tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong phụ huynh học sinh
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch, sắp xếp phải đảm bảo theo tinh thần chỉ đạo của tỉnh, đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho trẻ đến trường
- Phải trú trọng công tác xã hội hóa, góp phần giải quyết những khó khăn cho các cơ sở giáo dục, tập trung quan tâm đầu tư xây dựng CSVC cho những trường có đông học sinh bán trú, các điểm trường của mầm non, tiểu học khi đưa học sinh về học tập trung
IV- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN NĂM 2017 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
1 Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh một số nội dung sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc rà soát, điều chỉnh lộ trình thực hiện
Đề án theo chỉ đạo của UBND tỉnh và điều kiện thực tế của từng trường trên địa bàn huyện
1.1 Việc đề nghị tách trường 3 cấp học thành trường mầm non độc lập
Tách trường MN Hoàng Thắng từ trường có 3 cấp học có 182 học sinh thành trường MN độc lập để đảm bảo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng xã Hoàng Thắng đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018
(Kèm theo phụ lục 1)
1.2 Các điểm trường MN, tiểu học đề nghị không sáp nhập (theo tinh thần
công văn số 1209 của UBND tỉnh)
+ Mầm non: 34 điểm trường mầm non Trong đó có 23 điểm trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn; 11 điểm trường vùng thấp nhưng có khoảng cách xa, điều kiện giao thông đi lại khó khăn
+ Tiểu học: 9 điểm trường tiểu học Trong đó có 7 điểm trường tiểu học có từ lớp 1 đến lớp 5, ổn định 100 học sinh trở lên, cơ sở vật chất đảm bảo; 02 điểm trường tiểu học có khoảng cách xa, điều kiện giao thông đi lại khó khăn
(Kèm theo phụ lục 2,3,4)
1.3 Các điểm trường chưa đủ điều kiện sáp nhập trong năm học 2017-2018
Trang 8Trên địa bàn huyện Văn Yên có 19 điểm trường MN, TH chưa có đủ điều kiện
để sáp nhập năm học 2017-2018 đề nghị lùi lộ trình thực hiện vào những năm học tới (MN có 4 điểm, TH có 15 điểm), điều chỉnh sang năm học 2018-2019 có 7 điểm trường đủ điều kiện sáp nhập, năm học 2019-2020 có 12 điểm trường đủ điều kiện sáp nhập Nguyên nhân là do cơ sở vật chất chưa đảm bảo, chưa được đầu tư xây dựng theo Đề án, cần được đầu tư xây dựng bổ sung và sắp xếp cơ sở vật chất hàng năm khi nào đủ điều kiện mới đưa học sinh về
(Kèm theo phụ lục 5)
1.4 Các trường đủ điều kiện sáp nhập trong năm học 2017-2018
Năm học 2017-2018 sáp nhập 26 điểm trường về điểm trường chính, trong đó (MN: 8 điểm, TH 18 điểm) So với Đề án còn 32 điểm (MN 16 điểm, TH 16 điểm) không đưa về trong năm học 2017-2018, trong đó có 12 điểm (MN: 4 điểm; TH: 8 điểm) đề nghị lùi thời gian sáp nhập do chưa đảm bảo về cơ sở vật chất và 20 điểm đề nghị không sáp nhập do khoảng cách xa một số điểm của tiểu học có quy mô ổn định
từ lớp 1 đến lớp 5 với trên 100 học sinh (MN 12 điểm; TH 8 điểm), cơ sở vật chất điểm trường lẻ đảm bảo, học sinh ra điểm chính không đi về được trong ngày phải ở bán trú không có chế độ
(Kèm theo phụ lục 6)
2 Tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng, quản lý sử dụng cơ sở vật chất
Chỉ đạo công tác xử lý tài sản, tài chính sau sáp nhập trường, điểm trường Rà soát xử lý cơ sở vật chất dôi dư sau khi xóa các điểm lẻ, tận dụng tối đa CSVC hiện có
để sử dụng cho mục đích giáo dục, tránh lãng phí Quan tâm đề nghị đầu tư xây dựng CSVC cho các điểm trường theo lộ trình để đáp ứng nhu cầu về CSVC đưa học sinh về trong những năm học tới
3 Về kiện toàn, sắp xếp đội ngũ
Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý viên chức và sử dụng hiệu quả ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục Tập trung xác định rõ số lượng biên chế giáo viên thừa, thiếu theo cơ cấu của từng trường để có phương án luân chuyển, điều động hợp lý Chỉ đạo triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
4 Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cho các trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
5 Tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú
Chỉ đạo tập trung các nguồn lực đầu tư cho các trường phổ thông dân tộc bán trú, đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh bán trú Tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho các trường phổ thông dân tộc bán trú, các trường có học sinh bán trú Tiếp tục chỉ đạo tăng cường tổ chức các hoạt động lao động, văn hóa, văn nghệ TDTT và tổ chức hướng dẫn học sinh cách tự học, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, phát huy hiệu quả tinh thần tương thân, tương ái để giúp đỡ, hỗ trợ học sinh bán trú
Trang 96 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Đề án
Tăng cường chỉ đạo các ban ngành đoàn thể của huyện, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tập trung nâng cao trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Đề án đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện
Đề án, tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tự giác thực hiện của nhân dân
V- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1 Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh sớm cho tuyển dụng bổ sung giáo viên mầm non còn thiếu và giáo viên THCS thiếu cơ cấu môn, cấp kinh phí thanh toán tiền làm thêm giờ, thêm buổi đối với những trường thiếu giáo viên so với quy mô
2 Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng các hạng mục công trình như trong Đề án đã được phê duyệt để thực hiện việc sáp nhập các điểm trường Đồng thời xem xét điều chỉnh thiết kế xây dựng các hạng mục công trình cho phù hợp với diện tích đất và mặt bằng xây dựng của từng trường cụ thể, một số trường hiện nay xây dựng toàn bộ các phòng ở 1 tầng do định mức kinh phí đầu tư như hiện nay không thể xây cao tầng, vì vậy chiếm rất nhiều diện tích đất, làm cho công tác quy hoạch tổng thể mặt bằng rất khó khăn, có trường không đủ mặt bằng để xây dưng hoặc không còn sân chơi, bãi tập, diện tích đất để học sinh bán trú lao động tăng gia sản xuất
Trên đây là báo cáo đánh giá sơ kết 1 năm thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn
giai đoạn 2016-2020 và triển khai nhiệm vụ thực hiện Đề án trong những năm tiếp theo UBND
trân trọng báo cáo./
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Sở Giáo dục và Đào tạo;
- BTV Huyện ủy;
- TT HĐND, UBND huyện;
- Các Phòng: Nội vụ, KH-TC, TN&MT;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu: VT.