1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Báo cáo phân tích ngành dầu khí

22 477 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 791,32 KB

Nội dung

Đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định và phát riển nền kinh tế quốc dân thời gi

Trang 1

Chủ đề: Lựa chọn một ngành, và phân tích ngành đó trên thị trường chứng khoán

Thành viên nhóm:

1. Hoàng Thế Thường

2. Dương Quang Việt

3. Đinh Văn Kiên

4. Đàm Thanh Duy.

5. Giấu mặt

Trang 2

Báo cáo phân tích ngành dầu khí Việt Nam.

M c L c ụ ụ

Trang 3

Lời mở đầu

Sau gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành dầu khí Việt Nam đã trải quamột chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành “đầu tàu kinh tế” quốc dân và đi đầu trong kinh tế biển của đất nước Đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định và phát riển nền kinh tế quốc dân thời gian qua

Ngoài việc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí, ngành dầu khí đã phát triển nhiều lĩnh vực quan trọng khác như: chế biến lọc hóa dầu, kinh doanh sản phẩm dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí và cung cấp vật tư thiết bị cho ngành dầu khí, xây dựng các nhà máy điện với doanh thu hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm, góp phần húc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ khác của đất nước, như ngành điện, phân bón,…

Dầu khí có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế thế giới nói chung

và kinh tế Việt Nam nói riêng Ngành dầu khí luôn là ngành mũi nhọn của các quốc gia ngoài lợi ích kinh tế của nó mang lại mà còn là nguồn năng lượng cần thiết cho cuộc sống

Trang 4

Trong bài này V.E.Ts Team sẽ mang đến cho cô và cả lớp những thông tin về báo cáo phân tích ngành dầu khí Việt Nam Bài phân tích sẽ đánh giá về vai trò của ngành Dầukhí Việt Nam cũng như các cơ hội thách thức mà ngành dầu Việt Nam gặp phải Đồngthời sẽ đề cập đến chu kì sống của ngành dầu qua các báo cáo tài chính, và đi sâu vào việc phân tích một vài mã cổ phiểu trong ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bài phân tích chắc chắn là sẽ còn nhiều thiếu xót, mong cô và cả lớp góp ý nhiệttình để chúng mình hoàn thành thật tốt Chân thành cảm ơn!!!

Trang 5

A. Tổng quan về ngành dầu khí Việt Nam

I. Lịch sử hình thành.

Ngành dầu khí Việt Nam ra đời vào những năm 60 Những hoạt động đầu tiên liên quan đến việc thăm dò khai thác dầu mỏ là vào năm 1961, với tên là đoàn thăm dò dầu lửa 36 Đoàn địa chất 36 cũng là tổ chức đầu tiên của Việt Nam có nhiệm vụ thăm dò, tìm kiếm dầu khí tập trung tại đồng bằng Sông Hồng Nhưng tới tận năm

1981, những mét khối khí đầu tiên được đưa lên từ mỏ khí Tiền Hải – Thái Bình, lúc này PVN vẫn là công ty trực thuộc Bộ công nghiệp nặng

Những mốc lịch sử của ngành dầu khí Việt Nam

• 1975 - Tổng Cục Dầu khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở Liên đoàn địa chất 36 và Vụ Dầu khí thuộc Tổng cục Hoá chất

• 1977 - Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil& Gas Company –

Petrovietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam

• Tháng 4 năm 1990 - Quản lý nhà nước về Dầu khí được giao cho Bộ Công nghiệp nặng

• Tháng 6 năm 1990 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam

• Tháng 5 năm 1992 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành công ty dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam

• Tháng 5 năm 1995 - Tổng công ty Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là Tổng công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petro Vietnam

Trang 6

• Tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển tư cách pháp nhân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn mộtthành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

II. Hiện trạng ngành dầu khí Việt Nam.

Trong những năm qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã xây dựng được ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh từ khâu thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu, đưa thêm 4 nhóm sản phẩm mới vào phục vụ nền kinh tế quốc dân, đó là: sản phẩm điện khí, xăng dầu, khí néncao áp và năng lượng sạch

1. Trữ lượng dầu mỏ tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của BP, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 28 trên tổng số 52 nước trên thế giới có tài nguyên dầu khí Tính đến hết năm 2013, trữ lượng dầu thôxác minh của Việt Nam vào khoảng 4,4 tỷ thùng đứng thứ nhất trong khu vực Đông Nam Á, còn lượng khí xác minh của Việt Nam vào khoảng 0,6 nghìn tỷ m3 ,đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Malaysia

Từ 1986, dòng dầu thô đầu tiên được khai thác tại mỏ Bạch Hổ Tháng 4 năm 1987Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô Hiện nay Việt Nam xếp thứ 4 trong khốiĐông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ Việt Nam có thể sẽ duy trì sản lượng khai thác

ở mức khoảng 340.000 thùng/ ngày trong một vài năm tới

Sản lượng tại các mỏ:

Bạch Hổ trên 100.000 thùng/ngày Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địanước ta, là nguồn cung cấp dầu chủ yếu cho Việt Nam hiện nay, nằm phía đông

Trang 7

nam, cách bờ biển Vũng Tàu 145km Mỏ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn vàđược khai thác thương mại từ giữa năm 1986.

Sư Tử Đen 70.000 thùng/ ngày

80% sản lượng dầu Bạch Hổ cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất

2. Vai trò của ngành dầu khí trong nền kinh tế quốc dân

Ngành Dầu khí là một ngành kinh tế trọng điểm bao gồm các đơn vị như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

(Petrolimex), có đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước Ngành Dầu khí nói chung và Petrovietnam nói riêng luôn có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn và công nghệ hiện đại vào Việt Nam

2.1 Đóng góp vào GDP và nộp ngân sách Nhà nước.

Trang 8

Trong những năm qua, Petrovietnam luôn duy trì vai trò là đầu tàu kinh tế của đất nước Trong khi khối doanh nghiệp Nhà nước đóng góp khoảng 42% GDP của cả nước, riêng Petrovietnam đã chiếm khoảng 16 - 18% GDP, mức cao nhất so với cả nước trong giai đoạn 2008 – 2015

Về đóng góp ngân sách, thu từ dầu thô mang lại bình quân 13,6% tổng thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn 2009 - 2013, kể từ khi Petrovietnam có nhà máy lọcdầu Trong các năm trước đó, thu từ dầu thô luôn mang lại trên 20% tổng thu ngân sách Trong khi đó, thu ngân sách từ tấ t cả cá c doanh nghiệp Nhà nước (không kểNgà nh Dầu khí ) chỉ chiếm khoả ng 15 - 16%; hơn nữa, nguồn đóng góp ngân sách của Petrovietnam cao hơn rất nhiều so với đóng góp từ tất cả các doanh nghiệp có vố n đầ u tư nước ngoà i và các doanh nghiệp tư nhân

Đến cuối năm 2014 và đầu năm 2015, khi cả thế giới đều bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá dầu, thì nguồn thu từ dầu thô vẫn chiếm tỷ trọng quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, nguồn thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỷ đồng, đóng góp 12,1% tổng ngân sách Nhà nước trong năm 2014 Tuy nhiên do ảnh hưởng của sụt giảm giá dầu trong năm 2015, con số này đã giảm mạnh chỉ còn 62,4 nghìn tỷ đồng và đóng góp 7,1% tổng ngân sách Nhà nước năm2015

Trang 9

Năm 2013 doanh thu hợp nhất của toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tăng7% so với năm 2012, đạt 390 nghìn tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước tăng thêm9.100 tỷ đồng Tuy nhiên mức doanh thu hợp nhất giảm 6% trong năm 2014 còn

366 nghìn tỷ đồng và tiếp tục giảm mạnh 15% trong năm 2015 do chịu ảnh hưởng

từ sự sụt giảm giá dầu toàn cầu Doanh thu hợp nhất của Petrovietnam đạt 311 nghìn tỷ đồng và đóng góp 115,1 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong năm 2015

2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Từ khi được khai thác đến nay, giá trị xuất khẩu dầu thô luôn chiếm tỷ trọng cao sovới các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như giày dép, dệt may, thủy sản

Năm 2005, tổng giá trị xuất khẩu dầu thô chiếm 26,41% tổng kim ngạch xuất khẩu

cả nước, đạt 7,37 tỷ USD Đến năm 2008, giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 10,36 tỷ USD chiếm 21,42% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, năm 2015

đã giảm xuống 3,806 tỷ USD chiếm 2,34% Số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2015 và đặc biệt giảm

so với thời gian trước đó Sự sụt giảm giá trị xuất khẩu dầu thô trong những năm qua được xác định do hai nguyên nhân chính Thứ nhất là do sự sụt giảm sản lượngkhai thác tại các mỏ lớn đặc biệt là mỏ Bạch Hổ Thứ hai là do từ năm 2009 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức đi vào hoạt động đã tiêu thụ một phần lượng

Trang 10

dầu thô sản xuất nội địa Tuy giá trị xuất khẩu giảm nhiều nhưng dầu thô vẫn là mặt hàng quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước

2.3 Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam

Trong thời gian qua, Ngành Dầu khí có những tác động rất tích cực tới quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Trong giai đoạn 1988 - 2014, rất nhiều công ty dầu khí nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản, Nga, Anh, Malaysia, Canada, Australia… đã thực hiện đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác tại Việt Nam, thông qua các loại hợp đồng dầu khí khác nhau Tổng số hợp đồng đã ký là

102 hợp đồng, trong đó, 63 hợp đồng còn hiệu lực Tính cho cả giai đoạn 1988 -

2012, Ngành Dầu khí chiếm khoảng 4,6% về tổng số dự án đầu tư nước ngoài của

cả nước nhưng mang lại trên 17% tổng vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 30,5 tỷ USD)

Hiện nay, Việt Nam có trên 40 công ty dầu khí nước ngoài đang đầu tư vào các khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn Trong số đó, nhiều công ty dầu khí lớn đang hợp tác với Petrovietnam chủ yếu trong khâu thượng nguồn (tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí) như Chevron, KNOC (Hàn Quốc), Gazprom (Nga), Petronas (Malaysia), PTTEP (Thái Lan), Talisman (trước đây là một công ty của Canada, nay đã được Công ty Repsol của Tây Ban Nha mua lại), ExxonMobil (Mỹ), Total và Neon Energy (Pháp) Các công ty phần lớn đầu tư dưới hình thức góp vốn với Petrovietnam để thực hiện các hợp đồng dầu khí Ngoài ra,

Petrovietnam còn kết hợp với Gazprom thành lập Công ty Vietgazprom với nhiệm

vụ chính là thăm dò dầu khí tại Nga và Việt Nam

B. Cơ hội và thách thức của ngành dầu khí Việt Nam.

I. Cơ hội.

Trang 11

Tiếp tục được sự bảo trợ của Nhà nước vì đây là ngành chiến luợc cho sự phát triển kinh tế và an ninh quốc gia.

Tiềm năng khai thác còn rất lớn và có thể tiếp tục trong khoảng 60 năm tới

Thị phần dầu khí trong nước chiếm 35% nhờ kế hoạch phát triển và mở rộng hợp lý

Chưa có nguồn năng lượng thay thế: các nguồn năng lượng từ mặt trời, sức gió, sóng biển … đòi hỏi đầu tư cao trong khi hiệu quả thấp; nguồn năng lượng hạt nhân rất hiệu quả nhưng lại đang có sự phản đối khá quyết liệt vì hậu quả độc hải của chất thải phóng xạ

Phụ thuộc hoàn toàn vào giá dầu thế giới

Việc mở rộng thăm dò khai thác ra vùng biển sâu sẽ rất tốn kém, rủi ro và đang bị tranh chấp mạnh từ phía Trung Quốc

Tập đoàn thuộc sự quản lý của Nhà nước nên khả năng linh động trong hoạt động kinh doanh thấp, tính ỷ lại cao do tính cạnh tranh thấp

Việc mở rộng sang các lĩnh vực khác chịu sự cạnh tranh lớn do các tập đoàn và công ty khác đã có kinh nghiệm lâu năm hơn

Trang 12

Nhân lực cũng như công nghệ chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu của ngành.

C. Phân tích báo cáo tài chính.

Số liệu phân tích tài chính ngành dầu khí dựa trên cơ sở các doanh nghiệp có quy

mô vốn lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng sinh lời cao trên 2 sàn HNX và HSX.Với các tiêu chí như trên, chúng tôi tiến hành phân tích tài chính những doanh nghiệp dầu khí trên 2 sàn gồm 6 công ty :

Bảng 1 : Danh sách các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu

1 DPM CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE)

2 GAS Tổng công ty khí Việt Nam (HOSE)

3 PVD CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE)

4 PVS CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX)

5 PVT CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE)

6 PVX CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX)

1. Phân tích hiệu quả hoạt động ngành

 Tốc độ tăng trưởng

 Kết quả hoạt động kinh doanhcủa các công ty trong nhóm dầukhí chịu ảnh hưởng rất lớn từ giádầu trên thế giới

 Do các nước OPEC tăng sảnlượng có mục đích, Iran quay trởlại thị trường dầu thô quốc tếđồng thời với việc đồng USDmạnh lên gây sức ép lên giá dầu

và kinh tế của Trung Quốc suy yếu dẫn đến sự sụt giảm giá dầu giảm

Trang 13

từ 98.92$/ thùng từ 1/2014 xuống thấp tới mức kỷ lục là 28.5 vào tháng 1/2016

 Năm 2015, đa số các doanh nghiệp trong ngành đều tăng trưởng EPS

 Hiệu quả hoạt động

 EPS bình quân củangành bình quân đạt3236.6d so với mức2932.7d trung bìnhtoàn thị trường MứcEPS tương đối cao

so với bình quân toàn thị trường và có

sự biến động mạnhqua các năm

 Tỷ suất sinh lời

TB Ngành TB toàn thị trường Năm 2012 2013 2014 2015 2012 2013 2014 2015

Trang 14

LNST/DTT 5% 4% 6% 7% 6.8% 8.85% 7.1% 7.9%

Nhìn chung thì sau đợt khủng hoảng giá dầu thì trog các giai đoạn gần đây ta có thể

thấy hiệu quả hoạt động của các công ty đang được cải thiện và phục hồi Đây là tín

hiệu khá tích cực So với TB toàn thị trường thì vẫn khả quan Tuy nhiên mức

LNST/DTT còn thấp

2. Phân tích kết cấu tài sản

Bảng cân đối kế toán năm 2015 ( đơn vị : Triệu VNĐ )

 Nhìn chung các doanh nghiệp trong ngành dầu khí đều có quy mô lớn trên

5000 tỷ Đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành khai thác thăm dò như

PVD, PVS với tầm trên 25 ngàn tỷ đồng

 Các công ty sản xuất có TSCĐ lớn như PVD,GAS, DPM đều trên ngưỡng

15000 tỷ đồng ) Ngược lại thì các công ty cung cấp dịch vụ có TSCĐ ít

Trang 15

Nơ ngắn hạn 18.1% 37.34% 22.55% 67.35% 15.87% 16.81%

 Các doanh nghiệp thuộc nhóm thăm dò, khai thác có tỷ trọng tài sản dài hạn

lớn – Chủ yếu là TSCĐ như PVD chiếm gần 64% và PVT chiếm hơn 57%

Tổng tài sản Ngược lại đối với các nhóm dịch vụ sản xuất, tài sản ngắn

hạn lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp Nhất

là với các công ty sản xuất và cung cấp dịch vụ, tỷ trọng tiền mặt và các

khoản tiền gửi chiếm tỷ trọng khá lớn để phục vụ khả năng thanh toán ngắn

hạn Nhiều nhất có thể kể đến là DPM với 52% là tiền và các khoản tương

đương tiền

 Nguồn vốn tài trợ cho TSCĐ và hoạt động của các doanh nghiệp trong

ngành chủ yếu dựa vào vốn chủ sở hữu và vay dài hạn

So sánh PE và PB của các doanh nghiệp trong ngành

4

Trang 16

Có tới 4 doanh nghiệp trong 6 doanh nghiệp chọn làm dữ liệu phân tích có PE dưới 9

là mức TB ngành PVX doanh nghiệp có PE thấp nhất ngành lần lượt là 6.22 Trung bình PE ngành dầu khí là 9 thấp hơn khá nhiều mức 13.78 của toàn thị trường

Mức PB của ngành là 0.92 so với mức 1.794 toàn thị trường Trong đó có 2 doanh nghiệp có mức PB cao nhất là GAS và DPM

Nhìn chung, với tình hình hiện tại thì mức PE, PB của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí tương đối hấp dẫn Vị trí đặc biệt của ngành dầu khí, cũng như sự hỗ trợ tối đa từ tập đoàn mẹ sẽ giúp cho các công ty trong ngành vượt qua thời kỳ khó khăn Đặc biệt trong thời gian trở lại đây khi giá dầu bắt đầu ấm lên đồng thời các nước dầu mỏ OPEC cũng bắt đầu các hoạt động nhằm đẩy giá xăng dầu tăng trở lại Kết hợp với các dự báo cung cầu dầu thô trên thế giới hiện nay Ta hoàn toàn có thể tin tưởng ngành dầu khí có thể bước qua khó khăn trước mắt và tăng trưởng tốt trong thời gian tới Chính vì các lý do trên nên các cổ phiếu các doanh nghiệp thuộc ngành dầu khí vẫn sẽ giữ được vị thế đặc biệt của mình trong danh mục của các nhà đầu tư trong tầm trung và dài hạn.

Phân tích một số doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành.

PV Drilling hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật về khoan và giếng khoan, dịch vụ cung ứng nhân lực trong lĩnh vực khoan và giếng khoan dầu khí (ngoài khơi lẫn trên đất liền) Hơn một thập kỷ qua, PV Drilling đã

có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những Tổng Công ty hàng

Ngày đăng: 24/08/2017, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w