CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT2.1/ Mối quan hệ Bác sĩ – Điều dưỡng: Quan hệ bác sĩ - điều dưỡng là một mối quan hệ hết sức đặc biệt bởi lẽ thầythuốc đã được xã hội giao phó cho chức trác
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Thế Dũng cùng các thầy cô
bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.HồChí Minh đã dành nhiều thời gian, công sức, tâm huyết trong thời gian qua đã tận tìnhhướng dẫn chúng em trong môn học Không chỉ là những bài giảng chuyên môn khôkhan mà là cả những câu chuyện nghề thú vị, đầy ý nghĩa, những bài học mà các thầy
cô đã trải qua bằng năm tháng có cả nước mắt, mồ hôi, có cả vinh có cả tủi hờn.Những bài học sẽ theo em trong suốt hành trình sau này
Em xin gửi lời cảm ơn riêng đến cô Phạm Thị Lượm đã cho em cái nhìn sâu sắchơn về những đóng góp của nghề điều dưỡng Những người thầm lặng, hi sinh quênmình vì lợi ích bệnh nhân trong cộng đồng y khoa chúng ta Một đội quân tiên phongtrong mặt trận y tế, giúp đỡ bệnh nhân và gia đình của họ chống lại nỗi đau, bệnh tật
và nỗi sợ hãi vẫn thường trực vây quanh
Em xin cảm ơn Khoa Y- Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và bệnh việnbệnh Nhiệt Đới đã tạo điều kiện cho chúng em có cơ hội được học một môn học quantrọng và hữu ích đối với bất kì một bác sĩ nào
Trong bài viết em nêu ra những quan điểm và cái nhìn cá nhân nên không tránhđược những thiếu xót, rất mong nhận được sự góp ý và đánh giá của quý thầy cô
Trân trọng
TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2016
NGUYỄN ÁNH TUYẾT
Trang 3TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế córất nhiều vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trongngành y tế “Giao tiếp giữa bác sĩ và điều dưỡng” là một vấn đề em khá tâm đắc vàquan tâm chú ý, bởi lẽ mối quan hệ giữa bác sĩ và điều dưỡng là một mối quan hệ rấtđặc biệt Nó vừa là mối quan hệ giữa những người bạn, những người đồng nghiệpcùng nỗ lực để chăm sóc sức khỏe người bệnh, cũng vừa là mối quan hệ giữa ngườithuyền trưởng và các thuyền viên cùng phối hợp với nhau để đưa chiếc tàu khoa, bệnhviện tiến lên vượt qua những sóng to khắc nghiệt của ngành y tế
Với vai trò là một bác sĩ trong tương lai, em luôn mong muốn xây dựng mối quan
hệ ấy ngày càng khắng khít, luôn muốn tôn vinh những đóng góp thầm lặng của cácbạn điều dưỡng và trên hết muốn các bạn hiểu rằng những bác sĩ đồng nghiệp, luônlắng nghe và tôn trọng các bạn
Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề nổi cộm trong nộidung này dẫn chứng bằng cái bài báo cụ thể, phân tích từng trường hợp, tìm cách lýgiải, tìm ra nguyên nhân vì sao như vậy Có các yếu tố nào ảnh hưởng, tác động đếnhay không? Nếu có thì những yếu tố nào có thể can thiệp được, khắc phục được để từ
đó tìm ra và nêu lên ý kiến của bản thân em về giải pháp cho các vấn đề nêu trên
iii
Trang 4CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG 8
3.1/ Thực trạng mối quan hệ giữa bác sĩ và điều dưỡng
3.2/ Góc nhìn của xã hội nước ta về nghề điều dưỡng 13
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
Tài liệu tham khảo 15
Trang 5DANH SÁCH HÌNH VẼ
Danh sách hình
Hình ảnh 01 Hypocrates (406- 375 TCN)- ông tổ ngành y 2Hình ảnh 02 Florence Nightingale (1820- 1910)- bà tổ của ngành
Hình ảnh 03 Báo pháp luật đưa tin GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng,
Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, phát biểu như trêntại buổi tập huấn công tác truyền thông và cung cấpthông tin y tế năm 2015 tại TP.HCM ngày 19-10
8
Hình ảnh 04 Báo dân trí đưa tin cách chức phó giám đốc có quan hệ
v
Trang 6DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NB: Người bệnh.
BYT: Bộ Y tế.
Trang 7CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Trong y khoa, bác sĩ là nhạc trưởng dẫn dắt một dàn nhạc phức tạp với nhiều vị trí
và thành phần khác nhau Do đó phải tích trữ, đồng hóa và hành động để chăm sóc sứckhỏe bệnh nhân một cách tốt nhất với tất cả nguồn lực trong tay Em nghĩ một nguồnlực vô cùng quý báu là những người điều dưỡng Với tất cả những gì họ làm để giúp
đỡ bác sĩ cũng như cho bệnh nhân trong hoạt động hằng ngày Điều dưỡng- nhữngđồng chí cùng chung tay góp sức trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe
Ngay từ buổi ban đầu của quá trình lâm sàng, hầu hết các bác sĩ trẻ vững vàng vềkiến thức nhưng lại thiếu hụt những nguyên tắc ứng dụng cốt yếu trong thực tế Mộtđiều dưỡng, người đầu tiên đã hướng dẫn sinh viên y khoa cách thiết lập đường truyềntĩnh mạch Hay một điều dưỡng viên khác đã tận tình chỉ dẫn sinh viên trong lần đầuđặt ống thông niệu đạo, hoặc cũng có thể một điều dưỡng đã dạy cách đối diện với tinxấu của bệnh nhân và an ủi người thân của họ Dưới sự hướng dẫn đầy chân tình vàquý báu của những chiến binh tiên phong ấy giúp đỡ bác sĩ nâng cao lòng trắc ẩn vàtrực quan lâm sàng, điều mà tất cả chúng ta luôn phấn đấu hằng ngày để đạt được.Những điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm là “đôi mắt của chúng ta trên chiến trường”
và giúp ta mở rộng những giới hạn của mình Khi một điều dưỡng viên nói: “bác sĩ, có
gì đó không ổn lắm” hoặc “bác sĩ nhìn thử cái này đi”, thì mỗi người bác sĩ đều cầnlắng nghe
Thế nhưng việc giao tiếp giữa bác sĩ, điều dưỡng bao lâu nay vẫn không được lýtưởng Hậu quả dẫn đến những sự xích mích, bất đồng thậm chí là thiếu hợp tác trongquá trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân
Vậy làm thế nào để những hạn chế, giải quyết những mâu thuẫn không đáng có?
Đó chính là nhờ thông qua sự giao tiếp giữa bác sĩ và điều dưỡng hằng ngày
Thái độ tôn trọng, cách cư xử và sự thấu hiểu lắng nghe giữa những người cùngsát cánh đồng hành sẽ giúp xóa nhòa đi những khúc mắc cũng như củng cố mối quan
hệ thêm khăng khít lâu bền
Trang 8CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Mối quan hệ Bác sĩ – Điều dưỡng:
Quan hệ bác sĩ - điều dưỡng là một mối quan hệ hết sức đặc biệt bởi lẽ thầythuốc đã được xã hội giao phó cho chức trách chữa bệnh, còn điều dưỡng là nhữngngười đồng hành hỗ trợ bác sĩ chăm sóc sức sức khỏe bệnh nhân hằng ngày
- Bác sĩ có bổn phận chỉ dạy điều dưỡng không những về mặt kỹ thuật, tay nghề
mà còn cùng nhau xây dựng y đức, cùng làm những điều có lợi nhất cho bệnh nhân
-Điều dưỡng có chức năng thực hiện các y lệnh của thầy thuốc và việc thựchiện các báo cáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc Trong khi thực hiện các chứcnăng này người điều dưỡng phải hiểu được mình là người cộng tác với thầy thuốc (Co-ordinator), chứ không phải là người trợ giúp cho thầy thuốc như quan điểm trước kia
Hình 01: Hypocrates (460- 375 TCN) - ông tổ ngành y học thế giới
Trang 9Hình 02: Florence Nightingale (1820-1910)- bà tổ của ngành điều dưỡng
2.2/ Điều dưỡng- và nghề điều dưỡng:
2.21 Định nghĩa điều dưỡng:
Do vị trí xã hội, trình độ và sự phát triển của ngành điểu dưỡng ở các nước rấtkhác nhau, cho đến nay chưa có một sự thống nhất về định nghĩa chung cho ngànhđiều dưỡng Dưới đây là một số định nghĩa đã được đa số các nước công nhận:
- Theo quan điểm của Florence Nightingale (1860):
Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ
sự phục hồi của họ Chức năng nghề nghiệp của người điều dưỡng là giải quyết cácyếu tố môi trường xung quanh nơi người bệnh để người bệnh phục hồi một cách tựnhiên
- Theo quan điểm của Virginia Handerson 1960:
Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt độngnâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe hoặc cho cái chếtđược thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện nếu họ có đủ sức khỏe, ý chí và kiếnthức Giúp đỡ cho các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt…
- Theo quan điểm hội đồng điều dưỡng Mỹ (năm 1965):
Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vàoviệc hồi phục và nâng cao sức khỏe Với quan niệm này chức năng nghề nghiệp củangười điều dưỡng là chẩn đoán (Diagnosis) và điều trị (treatment) những phản ứng củacon người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra
- Theo quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam:
Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1999 định nghĩa: Y tá là người có trình độtrung cấp trở xuống và chăm sóc người bệnh theo y lệnh bác sĩ Định nghĩa này khôngcòn phù hợp với tình hình phát triển xã hội, cần có định nghĩa mới về điều dưỡng vànghề điều dưỡng trong sự nghiệp trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe hiện nay
2.22 Nghề điều dưỡng
Điều dưỡng là một nghề dịch vụ sức khỏe cộng đồng (public health service)
Tổ chức y tế thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng - hộ sinhcung cấp là một trong những trụ cột của dịch vụ y tế nên đã đưa ra nhiều nghị quyết về
Trang 10củng cố và tăng cường dịch vụ điều dưỡng - hộ sinh toàn cầu phát triển nguồn nhânlực điều dưỡng có trình độ được coi là một chiến lược quan trọng để tăng cường sựtiếp cận của người nghèo với các dịch vụ y tế, cũng như đảm bảo công bằng xã hộitrong y tế Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các nước xây dựng và củng cố ngành điềudưỡng theo các định hướng cơ bản sau đây:
- Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp (Nursing profession):
Đối tượng phục vụ của người điều dưỡng là con người Đối tượng này đòi hỏi ngườiđiều dưỡng phải nâng cao kiến thức và trình độ chuyên nghiệp cho phù hợp với sựphát triển của y học Việc nâng cao trình độ chuyên nghiệp của điều dưỡng ở bậc đạihọc và sau đại học đã tạo ra sự thay đổi về mối quan hệ giữa người thầy thuốc vàngười điều dưỡng (doctor-Nurse relationship), người điều dưỡng trở thành người cộng
sự của thầy thuốc, một thành viên của nhóm chăm sóc thay vì chỉ là người thực hiện ylệnh
Nghề điều dưỡng với bản chất nghề nghiệp là chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng nhu cầu
cơ bản cho người bệnh, giúp họ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, khỏemạnh
- Điều dưỡng là một khoa học về chăm sóc người bệnh (Nursing is a caringscience):
Người điều dưỡng không phải là bác sĩ thu nhỏ về phương diện kiến thức và kỹ năng,nói một cách khác kiến thức và kỹ năng của thầy thuốc sẽ vừa thừa vừa thiếu đối vớingười điều dưỡng Do bởi hai nghề có định hướng khác nhau về vai trò nghiệp vụ Vaitrò chính của bác sĩ là chẩn đoán và điều trị, vai trò chính của người điều dưỡng làchăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh về thể chất và tinh thần
Do đó, đào tạo một đội ngũ giảng viên là điều dưỡng để giảng dạy điều dưỡng trongtương lai là một trong những chính sách thiết yếu để phát triển nghề điều dưỡng ở ViệtNam
Người làm công tác điều dưỡng phải trải qua một quá trình đào tạo thích đáng về nghềnghiệp, trong các trường đào tạo tin cậy để được trang bị các kiến thức khoa học y học
và điều dưỡng
2.23 Điều dưỡng là một ngành học (Nursing is a discipline):
- Do đặc thù của nghề điều dưỡng là làm các công việc chăm sóc từ đơn giảnnhất đến những công việc phức tạp Từ việc thay drap trải giường đến các công việcnghiên cứu, quản lý, đào tạo và trở thành những chuyên gia điều dưỡng lâm sàng cótrình độ (Nursing expert) nên các nước đã đào tạo điều dưỡng ở các trình độ từ sơ học,trung học, đại học và đến sau đại học để đáp ứng nhu cầu hành nghề Ngày nay, điềudưỡng không chỉ là một ngành học có nhiều chuyên khoa như: điều dưỡng nhi, điềudưỡng phòng mổ, điều dưỡng cộng đồng, điều dưỡng tâm thần và nhiều nước còn ápdụng đào tạo hộ sinh là một chuyên khoa của điều dưỡng
- Phạm vi hành nghề của điều dưỡng được pháp luật quy định; bao gồm luật
về phạm vi hành nghề (Scope of Nursing Practices) và đạo đức nghề điều dưỡng(Nursing ethics) Những quy định này là rất cần thiết để người điều dưỡng thực hiệnđúng nghĩa vụ nghề nghiệp của mình đối với xã hội, đồng thời người điều dưỡng cũngđược pháp luật bảo vệ trong quá trình hành nghề
2.3/ Chức năng của người điều dưỡng chăm sóc: (Theo quy chế bệnh viện Nhà Xuất
Trang 11chăm sóc người bệnh toàn diện, quy chế quản lý buồng bệnh, buồng thủ thuật
- Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ y lệnh của thầy thuốc
- Thực hiện chăm sóc người bệnh theo đúng quy định kỹ thuật bệnh viện:
- Điều dưỡng trung cấp (Điều dưỡng chính) thực hiện được các kỹ thuật cơ bản như:Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh, uống thuốc, kỹ thuật tiêm thuốc, truyền dịch,thay băng, đặt ống thông, kỹ thuật cấp cứu theo quy định và vận hành bảo quản cácthiết bị y tế trong khoa theo sự phân công
- Điều dưỡng cao cấp (Cử nhân điều dưỡng) ngoài việc thực hiện như điều dưỡngchính còn phải thực hiện các kỹ thuật chăm sóc phức tạp khi điều dưỡng chính khôngthực hiện được, tham gia đào tạo, quản lý và sử dụng thành thạo các thiệt bị y tế trongkhoa
- Đối với người bệnh năng nguy kịch phải chăm sóc theo y lệnh và báo cáo kịp thờinhững diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị xử trí kịp thời
- Ghi những thông số dấu hiệu, triệu chứng bất thường của người bệnh và cách xử trívào phiếu theo dõi, chăm sóc theo quy định
- Hàng ngày cuối giờ làm việc phải bàn giao đầy đủ tình hình người bệnh cho điềudưỡng trực và ghi vào sổ những y lệnh còn lại trong ngày, những yêu cầu theo dõichăm sóc đối với từng người bệnh, đặc biệt là người bệnh nặng
- Bảo quản tài sản, thuốc, dụng cụ y tế, trật tự và vệ sinh buồng bệnh, buồng thủ thuậttrong phạm vi được phân công
- Tham gia nghiên cứu điều dưỡng và hướng dẫn thực hành về công tác chăm sócngười bệnh cho học sinh, sinh viên khi được điều dưỡng trưởng phân công
- Tham gia thường trực theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa
- Động viên người bệnh an tâm điều trị
- Phải thực hiên tốt quy định y dức
- Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức
2.4/ Vai trò của điều dưỡng:
- Vai trò của người điều dưỡng là một tập hợp những nhiệm vụ và công việc mà một
cá nhân được tổ chức hay những người khác kỳ vọng sẽ hoàn thành tốt đẹp
- Hầu hết điều dưỡng mới tốt nghiệp đều là thành viên của nhóm y tế (staff nurse) làmnhiệm vụ chăm sóc người bệnh
- Họ phải thích nghi với các chế độ chính sách của tổ chức Để hoàn thành nhiệm vụ
họ phải hiểu rõ ý nghĩa của việc làm, những hoạt động cần tiến hành để hoàn thànhmục tiêu của tổ chức
- Để phát triển ngành điều dưỡng Việt Nam người điều dưỡng phải cố gắng thực hiện
4 vai trò:
- Là người thực hành chăm sóc, người điều dưỡng có khả năng:
- Sử dụng qui trình điều dưỡng để nhận định và chẩn đoán về những đáp ứng của conngười
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, lượng giá kế hoạch chăm sóc đã đề ra vớimục đích bảo vệ và hồi phục sức khỏe cho con người
- Giao tiếp được với người bệnh và những người có liên quan về kế hoạch chăm sócngười bệnh
- Cộng tác với người bệnh và cán bộ y tế khác trong chẩn đoán điều trị, chăm sóc đểđạt hiệu quả tối đa
- Là người quản lý việc chăm sóc, người điều dưỡng biết:
Trang 12- Sử dụng suy nghĩ lý luận và kỹ năng giao tiếp tổ chức việc chăm sóc cho từng ngườibệnh hoặc nhiều người bệnh, trong bệnh viện hoặc cộng đồng, trong các trường hợpmạn tính, cấp cứu, xuyên suốt cuộc sống của con người
- Sử dụng có chọn lọc các cách lãnh đạo và quản lý thích hợp để hướng dẫn cán bộ y
tế khác trong việc chăm sóc
- Sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, các dịch vụ y tế, các nguồn lợi thiên nhiên đểphục vụ cho sức khỏe con người
2.5/ Vai trò của bác sĩ: (luật khám chữa bệnh)
Điều 35 Nghĩa vụ đối với người bệnh
1 Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợpquy định tại Điều 32 của Luật này
2 Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh
3 Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 và khoản 1 Điều 11 củaLuật này
4 Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xửảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình
5 Chỉ được yêu cầu người bệnh thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêmyết công khai theo quy định của pháp luật
Điều 37 Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp
1 Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật
2 Chịu trách nhiệm về việc khám bệnh, chữa bệnh của mình
3 Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục để nâng cao trình độchuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
4 Tận tâm trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh
5 Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cungcấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này
6 Thông báo với người có thẩm quyền về người hành nghề có hành vi lừa dối ngườibệnh, đồng nghiệp hoặc vi phạm quy định của Luật này
7 Không được kê đơn, chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, gợi ýchuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi
Điều 38 Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp
1 Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong khám bệnh, chữa bệnh
2 Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp
Điều 39 Nghĩa vụ đối với xã hội
1 Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng
2 Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành