1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kể Chuyện Bác Hồ - Tình Huống

22 239 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Tình huoáng 2: Trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một bài thơ đề cập đến vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.. Đáp

Trang 1

1 2 3 4 5

16 17 18 19 20

Trang 2

Tình huoáng 1:

“…Kiên trì và nhẫn nại, Không chịu lùi một phân, Vật chất hay đau khổ,

Không nao núng tinh thần”.

Đoạn thơ trên của Bác ở trong bài thơ nào? Viết vào thời gian nào?

Đáp án: Đoạn thơ trên của Bác ở

trong bài thơ “Bốn tháng rồi”,

đăng trong tập “Nhật ký trong tù”,

năm 1942 – 1943.

Trang 3

Tình huoáng 2: Trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một bài thơ đề cập đến vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Bạn hãy đọc bài thơ đó?

 

Đáp án: Trong tập thơ “Nhật ký trong

tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có một bài

thơ đề cập đến vấn đề đó:

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Trang 4

Tình huoáng 3: Sáu lời Bác dạy Công an nhân dân

“Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.

Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

Đối với công việc, phẩi tận tụy.

Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.

Được viết ở đâu? Trong thời gian nào?

Đáp án: Sáu lời dạy của Bác Hồ đối

với Công an nhân dân được viết trong

bài “Tư cách người Công an cách

mệnh”, tháng 3/1948.

Trang 5

Tình huoáng 4: Hồ Chủ tịch dạy: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm nào? Thời điểm nào?

Trang 6

Tình huoáng 5: Lời dạy của Bác:

“… Học để làm việc, Làm người, Làm cán bộ.

Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,

Tổ quốc và nhân loại.

Muốn đạt mục đích, thì phải Cần, kiệm, liêm, chính Chí công vô tư”.

Câu nói được viết ở đâu? Vào thời gian nào?

Đáp án: Lời dạy này của bác

được ghi ở trang đầu Sổ vàng

truyền thống trường Nguyễn Ái

Quốc Trung ương, tháng 9/1949.

Trang 7

Tình huoáng 6: “Muốn xây dựng chủ nghĩa

xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa Con người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hoàn toàn không có chủ nghĩa cá nhân Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái “thiện” và cái

“ác”, hoặc nói theo cách mới là đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư tưởng cá nhân”.

Câu này Bác nói ở đâu? Thời điểm nào?

Đáp án: Câu này Bác nói tại

lớp chỉnh huấn khóa II của Bộ

Công an, ngày 16/5/1959.

Trang 8

Tình huoáng 7: Bạn hãy cho biết bốn câu thơ sau trích từ bài thơ nào? Do ai sáng tác? Sáng tác thời gian nào?

“… Bác sống như trời đất của taYêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệSữa để em thơ, lụa tặng già”

Đáp án: Bốn câu thơ trên trích từ

bài thơ “Bác ơi” của nhà thơ Tố

Hữu sáng tác ngày 6/9/1969 sau khi

Bá Hồ từ trần.

Trang 9

Tình huoáng 8: “… Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự

do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với cụ già hái củi, trẻ

em chăm trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi”.

Câu này Bác nói ở đâu, vào thời gian nào?

Đáp án: Câu này Bác nói khi

trả lời các nhà báo nước ngoài

vào tháng 1/1946.

Trang 10

Tình huoáng 9: Câu nói của Bác: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là quan nâhn dân”.

Câu nói trên được nói ở đâu, vào thời gian nào? 

Đáp án: Câu nói trên của Bác

tại buổi nói chuyện với cán bộ

tỉnh Hà Tây, ngày 10/2/1967.

Trang 11

Tình huoáng 10: Bác khuyên thanh niên:

“Không có việc gì khó,Chỉ sợ lòng không bền,Đào núi và lấp biển,

Quyết chí ắt làm nên”

Lời khuyên của Bác vào hoàn cảnh nào? Thời gian nào?

Đáp án: Trung tuần tháng 9/1950,

khi ghé thăm một đơn vị thanh niên

xung phong đang làm đường phục

vụ chiến dịch Biên giới, Chủ tịch Hồ

Chí Minh đọc bốn câu thơ trên.

Trang 12

Tình huoáng 11: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Lời dạy này Bác viết ở tác phẩm nào? Thời gian nào?

Đáp án: Lời dạy này Bác viết

trong bài “Sửa đổi lối làm việc”

ký tên XYZ, tháng 10/1947.

Trang 13

Tình huoáng 12: Câu nói sau đây của Bác ở đâu? Thời điểm nào?

“Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng Có tài phải có đức Có tài mà không đức, tham ô

hủ hóa có hại cho nước Có đức không tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích

gì được ai”

Đáp án: Bài nói chuyện tại lớp

đào tạo hướng dẫn viên các

trại hè cấp I, ngày 12/6/1956.

Trang 14

Tình huoáng 13:

“Dao có mài, mới sắc

Vàng có thử, mới trong

Nước có lọc, mới sạch

Người có tự phê bình, mới tiến bộ”

Nội dung trên được Bác viết trong tác phẩm nào? Đăng ở đâu? Thời điểm nào? 

Đáp án: Câu trên được Bác viết

trong bài “Tự phê bình”, đăng trên

bán Nhân dân, số 9, ngày

20/5/1951.

Trang 15

Tình huoáng 14: Bác viết: “… Cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc.

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm Chính.

Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người”.

Lời dạy này Bác viết ở tác phẩm nào? Thời gian nào?

Đáp án: Câu nói này được Bác

viết trong tác phẩm “Cần

kiệm liêm chính” vào tháng

6/1949.

Trang 16

Tình huoáng 15: Khi nói người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng, Bác dạy:

Nhận rõ phải, trái Giữ vững lập trường

Tận trung với nước Tận hiếu với dân

Lời dạy này Bác viết ở tác phẩm nào? Thời gian nào?

Đáp án: Lời dạy này Bác viết

ở tác phẩm “Người cán bộ

cách mạng” tháng 3/1955.

Trang 17

Tình huoáng 16: Bạn hãy tóm tắt nội dung đạo đức cách mạng mà Bác Hồ đã nói ?

Đáp án: Đạo đức cách mạng là

một tuyệt đối trung thành với

Đảng, với nhân dân và thể hiện

trong 5 đức tính: Nhân, Nghĩa, Trí,

Dũng, Liêm.

Trang 18

Tình huoáng 17: “Cả đời tôi chỉ có một

mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc,

và hạnh phúc của quốc dân…”

Bạn hãy cho biết câu này được trích trong bài phát biểu nào của Chủ tịch Hồ Chí

Minh?

Đáp án: Câu trên được trích

trong bài nói chuyện của Chủ tịch

Hồ Chí Minh tại cuộc mitting ở

Thủ đô Hà Nội ngày 30/5/1946,

trước khi Người sang thăm chính

thức nước Cộng hoà Pháp.

Trang 19

Tình huoáng 18: Bạn hãy cho biết câu:

“Miền Nam luôn trong trái tim tôi” được Bác nói trong hoàn cảnh nào?

Đáp án: Ngày 20/10/1962, khi tiếp

đoàn Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải

phóng miền Nam Việt Nam lần đầu tiên

ra thăm miền Bắc do giáo sư Nguyễn văn

Hiếu - Tổng thư ký Mặt trận Dân tộc

Giải phóng miền Nam Việt Nam dẫn đầu

Bác Hồ đã xúc động nói: “Miền Nam

luôn trong trái tim tôi”.

Trang 20

Tình huoáng 19: Như một lời tổng kết cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước

vì dân của mình, trong di chúc Bác đã nói gì trước lúc vĩnh biệt chúng ta?

Đáp án: Với tấm lòng cống hiến hy

sinh đối với Tổ quốc và nhân dân, trước

khi vĩnh biệt chúng ta, trong di chúc Bác

viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục

vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ

nhân dân, nay dù phải từ biệt thế giới

này, tôi không có điều gì phải hối hận,

chỉ tiếc là tiếc rằng không phục vụ được

lâu hơn nữa và nhiều hơn nữa”.

Trang 21

Tình huoáng 20: Quan điểm của Chủ tịch

Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục là xây dựng con người Bạn hãy cho biết câu nói nổi tiếng của Bác về vấn đề trên Câu nói đó được nói trong thời gian nào? 

Đáp án: Trong bài nói chuyện tại

lớp học chính trị của các giáo viên

cấp II – III toàn miền Bác ngày

13/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì

phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm

thì phải trồng người”.

Ngày đăng: 24/08/2017, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w