Với nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ duy trìđược vị trí hàng đầu của mình bằng cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thôngqua những mong đợi sau: chất lượng đẳng cấp thế giới, hồi đáp nhanh, sả
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, em
đã được nhà trường và Khoa Công Nghệ May và Thời Trang tạo điều kiện cho emkhảo sát thực tế bằng sáu tuần thực tập tại Xí Nghiệp Thịnh Phước - Công Ty CổPhần May Sài Gòn 3 Từ đó em đã củng có những kiến thức đã học được ở nhàtrường, nâng cao hiểu biết, giúp em xác định khả năng của chính mình để em vữngtin trong công việc tương lai của mình sau này
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Giám đốc Xí Nghiệp Thịnh Phước ChịTrương Ngọc Mai, Phó giám đốc sản xuất Anh Trịnh Văn Hòa, cán bộ công nhânviên , cùng các anh chị kỹ thuật Xí nghiệp Thịnh Phước đã tạo điều kiện giúp đỡ emtrong quá trình thực tập, học hỏi, tìm hiểu và thu thập tài liệu
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Ngọc Châu đã nhiệt tìnhhướng dẫn và góp ý cho em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo này
Em xin chúc Công ty Cổ phần may Sài Gòn 3 ngày càng phát triển và phồnthịnh
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày… tháng… năm 2015
Sinh viên
Lã Mai Phương
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÀI GÒN 3 8
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 8
II NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 12
III CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ 13
1 Cơ cấu tổ chức 13
2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 15
3 Nguồn nhân sự 18
IV Giới thiệu xí nghiệp Thịnh Phước 18
1 Ban giám đốc 18
2 Tổng quan về xí nghiệp 18
3 Cơ cấu tổ chức 20
4 Sơ đồ mặt bằng xí nghiệp Thịnh Phước 21
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 22
I CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU 22
1 Chuẩn bị nguyên phụ liệu 22
2 Quy trình chuẩn bị nguyên phụ liệu 29
II CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ KỸ THUẬT 36
1 Tiếp nhận thông tin 37
2 Rập cứng 38
4 Kiểm tra rập 38
5 Cắt may mẫu đối 38
6 Kiểm tra mẫu 39
7 Giác sơ đồ 40
III CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VỀ BÁN THÀNH PHẨM 40
1 Kế hoạch cắt và sản xuất 40
2 Chuẩn bị cắt 41
3 Công đoạn trải vải 44
4 Công đoạn cắt vải 47
5 Đánh số - Phối kiện 48
Trang 37 Ép keo 51
8 Kiểm tra chi tiết 53
9 Theo dõi báo cáo tiến độ cắt 53
10 Chuyển hàng ra tổ may 53
IV CÔNG ĐOẠN MAY SẢN PHẨM 54
1 Nhận kế hoạch cắt và yêu cầu sản xuất 55
2 Họp triển khai 56
3 Chuẩn bị sản xuất 56
4 Ủi trong quá trình may 64
5 Lắp ráp sản phẩm 65
6 Kiểm sản phẩm đầu chuyền 68
7 Cân đối và báo cáo tiến độ sản xuất 68
8 Giao wash (nếu sản phẩm có wash) 69
9 Cắt chỉ - Vệ sinh sản phẩm 70
V CÔNG ĐOẠN ỦI VÀ HOÀN THÀNH 70
1 Quy trình ủi và hoàn thành của sản phẩm quần Kaki – hàng Mitsubishi 71
2 Kế hoạch cắt và sản xuất 71
3 Ủi giàn 72
4 Lăn bụi mặt trái 72
5 Ủi hoàn chỉnh thành phẩm 72
6 KCS kiểm hàng 74
7 Nhận phụ liệu và bao bì 80
8 Gấp xếp – Gắn nhãn – Vô bao 81
9 Rà kim 85
10 Kiểm tra thùng 86
11 Đóng thùng, nhập kho thành phẩm 86
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 89
1 Kết luận 89
2 Đề nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức kho NPL 23
Hình 2 2 Nguyên liệu được che đậy .24
Hình 2 3 Một số hình ảnh lỗi vải 27
Hình 2 4 Kiểm tra vải 28
Hình 2 5 Bảng test độ co rút 31
Hình 2 6 Bảng định mức chỉ 33
Hình 2 7 Bảng tác nghiệp 35
Hình 2 8 Bảng tác nghiệp cắt 36
Hình 2 9 Xe xổ vải 43
Hình 2 10 Kệ để vải được xổ 43
Hình 2 11 Trải vải 45
Hình 2 12 Phiếu thanh toán vải bàn cắt 46
Hình 2 13 Cắt vải 47
Hình 2 14 BTP được phối kiện 48
Hình 2 15 Công tác đánh số và con dập số 49
Hình 2 16 Kiểm tra BTP, ghép lá vào lô 51
Hình 2 17 Ép keo 52
Hình 2 18 khu vực để bán thành phẩm sau cắt 54
Hình 2 19 Rập lấy dấu pen và rập lấy dấu đáp túi 57
Hình 2 20 Rập lấy dấu lưng quần 57
Hình 2 21 Rập ủi túi quần Jean 58
Hình 2 22 Rập may paget 58
Hình 2 23 Rập may đường cong túi sau 58
Hình 2 24 Bảng đơn giá mã hàng Mitsu NOO3 60
Hình 2 25 Sơ đồ xếp chuyền 63
Hình 2 26 Công đoạn vắt sổ 65
Hình 2 27 Bảng theo dõi phát và thu các vật dụng nguy hiểm 67
Hình 2 28 Nơi cắt chỉ 70
Hình 2 29 Lăn bụi mặt trái 72
Trang 6Hình 2 30 Ủi thành phẩm 74
Hình 2 31 Hình ảnh minh họa 77
Hình 2 32 Tài liệu về quy cách gấp xếp 83
Hình 2 33 Quy trình gấp xếp 83
Hình 2 34 Quy trình vô bao 85
Hình 2 35 Rà kim 86
Hình 2 36 Đóng gói vào thùng carton 87
Hình 2 37 Đưa hàng lên container 88
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
TP HCM, ngày……tháng……năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY SÀI GÒN 3
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên Công ty: CÔNG TY CÓ PHẦN MAY SÀI GÒN 3
Tên giao dịch: SAIGON 3 GARMENT JOINT-STOCK COMPANY
Tên viết tắt: GATEXIM
Địa chỉ: 86 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh
Văn phòng: 40/32 Quốc lộ 13 cũ, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thu Đức,
định số 80/QĐ- UB của ủy ban nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2001, Công Ty May Sài Gòn 3 chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành Công Ty Cổ Phần May Sài Gòn 3 (tên giao dịch là GATEXIM) theo quyết
định số 785/QĐ-TTG ngày 27/06/2001 của Thủ Tướng Chính Phú và chính thứchoạt động kể từ ngày 11/10/2001
Công Ty Cổ Phần May Sài Gòn 3 hiện có 8 xí nghiệp: Minako 1, Minako 2,Minako 3, Thịnh Phước, Bình Phước, Hiệp Phước, Thuận Phước, Xí Nghiệp Thêu,một cao ốc văn phòng, một trung tâm thời trang EVENNA với các cửa hàng ởThành Phố Hồ Chí Minh và các hoạt động đầu tư tài chính khác
Các sản phẩm chính của công ty: Pants, Jeans, Sportwears
Trang 9 Thị trường xuất khấu chính: Hoa Kỳ 40%, Nhật Bản 45%, EƯ 10%, thịtrường khác vá nội địa chiếm 5% như Hàn Quốc, Đài Loan.
Tổng diện tích: 60.000m2
Số lượng lao động: 2.797 người
Số lượng đơn hàng tối thiểu: 2.000 pcs/ kiểu/ màu
Số chuyền may: 35 chuyền
Năng lực sản xuất: 850.000 sản phẩm 950.000 sản phẩm
Công ty còn tham gia đầu tư cổ phần vào các đơn vị: công ty Legamex, công
ty Garmex Sài Gòn, Tổng công ty Hanosimex và là cổ đông sáng lập cùa công tyđầu tư phát triển Gia Định (GDI)
Công ty Cổ Phần may Sài Gòn 3 – TP HCM là một trong những công ty sảnxuất xuất khẩu hàng may mặc uy tín hàng đầu Việt Nam, đặt biệt chuyên về cácchủng loại quần Jeans, Kaki và quần thể thao với tổng sản lượng hơn 10 triệu chiếcmỗi năm
Sài Gòn 3 luôn đặt sự chú trọng đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụhướng đến sự hài lòng cho khách hàng làm nền tảng hoạt động của công ty Chínhđiều này đã đem lại cho công ty sự hợp tác bền vững, hiệu quả cùng đối tác củamình và có nhiều cơ hội phát triển, thành công trong những năm qua
Với bề dày lịch sử hoạt động trên 25 năm, nhờ vào sự đoàn kết của tập thểcán bộ công nhân viên gồm hơn 2800 người luôn nỗ lực, sáng tạo, không ngừng họchỏi nâng cao năng lực cùng với sự đầu tư công nghệ mới trong thiết kế, quản lý và
tổ chức sản xuất, chúng tôi đã có được sự phát triển bền vững, hiệu quả cùng vớiđối tác của mình
Chìa khóa thành công của công ty là văn hóa tập thể trau dồi 4 đặc trưngquan trọng: đoàn kết, sáng tạo, hợp tác và phát triển
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh hàng thờitrang
Trang 10- Nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ và phụ tùng phục
vụ cho sản xuất các mặt hàng ngành dệt may Mua bán nguyên phụ liệu, thiết bịngành may, quần áo
- Xuất khẩu các mặt hàng ngành dệt may Kinh doanh nhà, môi giới bất độngsản, cho thuê nhà, dịch vụ tư vấn về quản lý kỹ thuật may
Các hoạt động khác như: Công ty cổ Phẩn May Sài Gòn 3 hiện đang chothuê cao ốc văn phòng tại địa chi: 140 Nguyễn Vãn Thú, Phường Đa Kao, Quận 1,Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ và giá trị cốt lõi
Công ty CP may Sài Gòn 3 đoàn kết cùng nhau với nhiệm vụ:
Mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng về chất lượng thông qua việckhông ngừng cải tiến sản xuất, nâng cao năng lực quản lý
Mang lại sự tăng trưởng về giá trị của công ty một cách bền vững cho cổđông
Tạo môi trường làm việc thuận lợi, chuyên nghiệp, phát huy tính sáng tạo, cótinh thần trách nhiệm cao và ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống cho ngườilao động
Giá trị của Sài Gòn 3 thể hiện qua:
Triết lý kinh doanh: “Tất cả cho chất lượng sản phẩm vì sự phát triển bềnvững của công ty”
Thái độ với khách hàng và đối tác: Chuyên nghiệp - Hợp tác – Uy tín
Thái độ đối với công việc: Trách nhiệm - Sáng tạo - Hiệu quả
Thái độ đối với đồng nghiệp: Tinh thần tập thể Tôn trọng Công bằng Chia sẻ
- Chính sách chất lượng
Mọi cán bộ công nhân viên của công ty luôn làm việc với phương châm:
"Tất cả cho chất lượng sản phẩm vì sự phát triển bền vững của công ty "
Trang 11 Công ty luôn duy trì và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 làm cơ sở đề hoạch định, kiểm soát, cải tiếnchất lượng các quá trình trong hệ thống và đảm bảo chất lượng tối ưu nhất chokhách hàng Đáp ứng vượt trội mọi yêu cầu của khách hàng về chất lượng sảnphẩm, thời gian giao hàng, giá cả, an toàn và thuận lợi trong thanh toán tài chính.
Công ty áp dụng chính sách ISO 9001:2008 làm cơ sở để hoạch định, kiểmsoát, cải tiến chất lượng các quá trình trong hệ thống và đảm bảo chất lượng tối ưunhất cho khách hàng
Hệ thống quản lí 5S, Kaizen Nhật Bản nhằm nâng cao năng suất lao động,chất lượng công việc , liên tục tổ chức sắp xếp lại nơi làm việc, kỷ luật công việc vàcao hơn nữa đây chính là nét đẹp văn hóa của công ty
Tham gia chương trình cải tiến doanh nghiệp (Factory Improvement Program– FIP)
Triển khai áp dụng hệ thống Better Work nhằm cải thiện việc tuân thủ tiêuchuẩn lao động và nâng cao tính cạnh tranh của công ty
Chính nhờ những chính sách trên mà các nhà máy sản xuất của công ty đều
đã được đánh giá cao bởi các khách hàng uy tín trên toàn thế giới như: Nike, LeviStrauss, JC Penney, Aeon, Ito- Yokado, Tommy Hilfiger, Liz Claiborne, ANF,Polo, Target, Pacsun, Sear, Perry Ellis, Charming Shop…
Bên cạnh các khoản thưởng vào dịp Tết Nguyên Đán và các ngày Lễ lớntrong năm, Công ty còn có những khoản khen thưởng kịp thời những tập thể, cánhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Ngoài ra, Sài Gòn 3 còn có các chế độ phúc lợi hàng năm như phụ cấp trangphục, trợ cấp cho các CBCNV có con nhỏ, trao học bổng cho con em CBCNV đạtthành tích cao trong học tập, rèn luyện…
Một số thành tích nổi bật:
Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba danh hiệu “Anh Hùng Lao Động”
do Chủ tịch nước trao tặng ngày 24/03/2008
Chứng nhận về Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 cùa BVQI
Bằng khen của Chính phủ và các Bộ
Cờ dẫn đầu thi đua ngành công nghiệp TP.HCM
Trang 12 Doanh nghiệp Dệt may tiêu biểu toàn quốc nhiều năm liền.
Sài Gòn 3 còn vinh dự được khách hành Uniqlo trao tặng giải thường “Nhàcung cấp chất lượng” 2 năm liền 2010-2011
Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín nhiều năm liền
Với bề dày lịch sử hoạt động trên 25 năm, nhờ vào sự nỗ lực của tập thể cán
bộ công nhân viên những người luôn nỗ lực, sáng tạo, không ngừng học hỏi cùngvới sự đầu tư công nghệ mới, linh động trong cách quản lý và tổ chức sản xuất
Đặc biệt Công ty còn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và uy tín đối vớikhách hàng, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm là chìa khóa thànhcông và là nền tảng hoạt động cùa Công ty Chính nhờ những điều này đã đem lạicho Công ty sự hợp tác bền vững, hiệu quả cùng với các đối tác của mình và manglại nhiều cơ hội phát triển, thành công trong thời gian qua
Hình 1 1 Một số danh hiệu đã đạt được.
II NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, trong đóchủ động gia tăng tỷ trọng hàng FOB qua các năm
Trang 13“Chúng tôi có một nhiệm vụ: phát triển thiết kế, sản xuất và tiếp cận thị trường bằngnhừng sản phẩm may mặc chất lượng cao Với nhiệm vụ này, chúng tôi sẽ duy trìđược vị trí hàng đầu của mình bằng cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thôngqua những mong đợi sau: chất lượng đẳng cấp thế giới, hồi đáp nhanh, sản xuất linhhoạt, giao hàng đúng hạn, đội ngũ nhiều kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, đồng nhấttrong quản lý.”
(Trích từ website: www.saigon3.com.vn)
Công ty còn đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng trong nước bằng cách xây dựngthêm trung tâm thời trang Sài Gòn 3, tăng số lượng các đại lý và cửa hàng để tiêuthụ sản phẩm của Công ty góp phần năng cao uy tín cũng như tầm vóc của Công tytrên thương trường trong nước cũng như là qu ốc tế
III CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
1 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu quản lý trực tuyếnchức năng, tương đối gọn nhẹ và hợp lý Quan hệ giữa các phòng ban với nhau làquan hệ phối hợp, các phòng ban chuyên môn chỉ tham mưu và làm nhiệm vụnghiệp vụ, các phòng ban chức năng không có quyền ra quyết định
Quan hệ cấp dưới là quan hệ hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ nhằm cụ thể hóathực thi mệnh lệnh của Tổng giám đốc Hội đồng quản trị và Ban Giám Đốc: gồmmột Tổng giám Đốc, hai Phó tổng giám đốc và năm Giám Đốc xí nghiệp
Mô hình tổ chức quản lý của công ty Cổ phần may Sài Gòn 3 được thể hiện
cụ thể như sau:
Trang 152 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Phòng Kế hoạch:
Tham mưu cho BGĐ về việc bố trí kế hoạch sản xuất
Theo dõi kế hoạch nhập, xuất, tồn nguyên phụ liệu – vật tư, lên kế hoạch thumua, dự trữ, đảm bảo nguyên vật liệu mua vào phù hợp với yêu cầu sản xuất và theođúng tiêu chuẩn sản phẩm, bảo quản nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm
Đảm bảo việc sẵn có máy móc thiết bị phục vụ tốt yêu cầu sản xuất – cậpnhật thông tin và xem xét các yêu cầu về giá cả sản phẩm, thị trường tiêu thụ và tìmhiểu sự thỏa mãn của khách hàng
Trang 16 Hoạch định và tham mưu cho BGĐ về các chính sách và các chiến lược pháttriển nhân sự phù hợp với kế hoạch kinh doanh đã được công ty phê duyệt, nhằmphát huy tối đa năng lực nguồn nhân sự, phục vụ cho hoạt động kinh doanh củacông ty.
Tham mưu cho BGĐ về công việc quản lý và điều hành bộ máy hoạt độngnhân sự của công ty phù hợp với các chế độ chính sách hiện hành
Quản lý hành chính, hồ sơ tài liệu, lưu trữ văn thư, giữ các con dấu
Thực hiện công tác lao động và tiền lương, an toàn lao động, vệ sinh laođộng, phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự trong công ty
Phòng Kế toán:
Đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp.Theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện các chế độ kế toán doanh nghiệp Sử dụng hiệuquả và hợp lý nguồn vốn
Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về tài chính, sử dụng nguồn vốn vàquản lý việc sử dụng vốn Phản ánh đúng và kịp thời tình hình tài chính và thựctrạng sử dụng vốn của công ty
Xây dựng kế hoạch tài chính, đưa ra giải pháp, điều hòa vốn thích hợp hàngtháng, quý, năm nhằm giúp BGĐ quản lý và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh
Thực hiện các công việc kế toán như: Theo dõi tình hình sử dụng tài sản cốđịnh, lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định, kế hoạch sử dụng vốn và phương thức
sử dụng vốn Theo dõi và điều hành việc trả lương, các khoản bảo hiểm và các hoạtđộng thu chi khác Theo dõi và quản lý công nợ, tổ chức kiểm kê định kỳ 6 tháng/năm Lập báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty,tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
Phòng Xuất nhập khẩu
Tham mưu, đề xuất biện pháp xuất nhập khẩu cho Ban giám đốc để tăng hiệuquả sản xuất kinh doanh, cập nhật kịp thời và đầy đủ thủ tục xuất nhập khẩu, thuế
Trang 17suất, nhập khẩu và thuế suất giá trị gia tăng hàng xuất, nhập khẩu theo quy định của
cơ quan hữu quan
Lập và duy trì hồ sơ xuất nhập khẩu Lập bộ chứng từ để được thanh toán
Thực hiện và xây dựng tốt kế hoạch xuất nhập khẩu cho từng tháng, quý,năm Theo dõi việc thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng với Hải quan
Phòng Thiết bị điện:
Tham mưu cho BGĐ về việc tổ chức quản lý và sử dụng máy móc thiết bịđáp ứng sản xuất theo yêu cầu khách hàng
Kiểm soát việc thực hiện và tình trạng máy móc thiết bị, kiểm soát dụng cụ
đo cho các xí nghiệp đảm bảo hoạt động của máy móc thiết bị và có kế hoạch sửachữa hoặc thay thế kịp thời
Lập phương án trùng tu, nghiên cứu cải tiến các thiết bị đáp ứng yêu cầunâng cao chất lượng sản phẩm
Chịu trách nhiệm trước Phó Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật
Các xí nghiệp sản xuất:
Tổ chức, thực hiện, kiểm soát và quản lý các quá trình sản xuất đã đượchoạch định, nhằm tạo ra các sản phẩm đúng theo yêu cầu thiết kế và đúng với kếhoạch sản xuất, kế hoạch đã được công ty phê duyệt
Phối hợp với phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật, phòng Xuất nhập khẩu, đểtạo ra sản phẩm mới, đảm bảo và cải tiến chiến lược cơ sở, khai thác triệt để nănglực sản xuất của nhà máy và đảm bảo hiệu quả của Công ty
Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng của AnhQuốc và Nhật Bản được Công ty ban hành vào trong hoạt động sản xuất
Trung tâm thời trang Sài Gòn 3:
Senna là trung tâm mãi vụ nội địa thuộc Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3thực hiện chức năng tổ chức sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ hàng maymặc trong phạm vi cả nước
Trang 18 Tổ chức, quản lý, điều hành mạng lưới marketing hàng may mặc nội địa.
3 Nguồn nhân sự
Nhân sự là yếu tố then chốt trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanhcủa công ty Cơ cấu tổ chức được cải tiến và sắp xếp phù hợp trong việc quản lýcông ty sản xuất kinh doanh Trình độ quản lý của công ty từ trung cấp đến Đạihọc, công nhân sản xuất hầu hết đều có tay nghề bậc 3/7 trở lên và công ty cũngnhận đào tạo tay nghề công nhân Các nhân viên công ty đều chú trọng mối quan hệvới khách hàng, luôn đặt sự hài lòng của khách hàng trong công việc
IV Giới thiệu xí nghiệp Thịnh Phước
1 Ban giám đốc
Giám đốc: Bà Trương Ngọc Mai
Phó giám đốc sản xuất: Ông Trịnh Văn Hòa
Phó giám đốc kĩ thuật: Ông Võ Thành Nhơn
Phó giám đốc kế hoạch: Bà Lâm Phương Hồng Hảo
Tổng số chuyền may: 6 chuyền
Máy móc/ thiết bị: 427 đơn vị
NLSX hàng tháng: 150.000 quần
Trang 19 Xí nghiệp Thịnh Phước đã được thông qua hệ thống đánh giá tiêu chuẩn củaUniqlo, Levi’s Strauss, J.C Perry, Perry Ellis, Tommy Hifiger.
Trang 203 Cơ cấu tổ chức
Trang 214 Sơ đồ mặt bằng xí nghiệp Thịnh Phước
Trang 22CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
I CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ LIỆU
1 Chuẩn bị nguyên phụ liệu
a Tầm quan trọng của công tác kiểm tra nguyên phụ liệu:
Đối với một doanh nghiệp may, việc chuẩn bị và kiểm tra nguyên phụ liệu làmột công tác hết sức quan trọng trước khi sản xuất một mã hàng Nếu giai đoạnchuẩn bị sản xuất tốt và kỹ lưỡng thì đây là yếu tố giúp cho việc tăng năng suất vàđám bảo chất lượng sản phấm Nguyên phụ liệu không chỉ được xem là những loạivật tư cần thiết trong quá trình sản xuất mà còn được coi là tài sản của doanh nghiệpmay Vì vậy, việc kiểm tra nhằm ôn định chất lượng nguyên phụ liệu trước khi sảnxuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ở các mặt sau:
+ Giúp sản xuất được an toàn
+ Xử lý và sử dụng nguyên phụ liệu họp lý và tiết kiệm
+ Hoạch toán được nguyên phụ liệu chính xác
+ Đảm bảo chất lượng nguyên phụ liệu theo đúng yêu cầu của sản xuất.+ Nâng cao uy tín và lợi nhuận của doanh nghiệp
b Tổ chức sắp xếp kho nguyên phụ liệu:
Tất cả nguyên phụ liệu nhập về xí nghiệp đều phải được cho vào kho tạm.Sau đó người ta tiến hành đo đếm, kiểm tra để phân loại nguyên phụ liệu,góp phần xử lý và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm nguyên phụ liệu
Trong xí nghiệp thường có 2 kho chứa nguyên phụ liệu:
Kho tạm chứa: chứa nguyên phụ liệu mới nhập theo packing list chưaqua kiểm tra, đo đếm
Trang 23 Kho chính thức: gồm các nguyên phụ liệu đã được đo đếm, kiểm traphân loại số lượng, chắt lượng chính xác, hợp quy cách, có thể đưa vàosản xuất.
Ngoài ra còn khu vực chứa nguyên phụ liệu tồn sau sản xuất
Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức kho NPL
Sắp xếp kho nguyên phụ liệu:
Để góp phần quản lý nguyên phụ liệu trong kho được an toàn và hợp lý,cần phải sắp xếp kho sao cho thật gọn gàng, khoa học, đảm bảo cấp phátthật chính xác và có ký nhận rõ ràng
Kho nguyên phụ liệu phải sạch sẽ, thoáng và đủ ánh sáng
Khi xếp hàng trong kho cần lưu ý xếp sao cho dễ dàng lấy được từng thứkhi cần và dễ nhận biết khi lấy hàng
Quy cách sắp xếp nguyên phụ liệu:
Kết hợp sắp xếp theo chủng loại nguyên phụ liệu, mã hàng, màu sắc vàlot Kiểu xếp kho này khá đơn giản, dễ sắp xếp, mỗi loại nguyên phụ
Nhập
kho tạm
chứa
Phákiện, đođếm
Kiểmtra chấtlượng
Hàngkhônghợp quycách
Chờ xửlý
Hànghợp quycách
Nhậpkhoachínhthức
Trang 24liệu đều có thẻ treo ghi thông tin mã hàng, loại nguyên phụ liệu để cấpphát được chính xác và không nhầm lẫn.
Nguyên liệu: Được xếp thành từng lớp theo chiều dọc và chiều ngangtrên các tấm pallet cách mặt đất 30 cm, cách tường 0.2m, không đượcdựng thẳng đúng, chiều cao tối đa chất nguyên liệu: l.5 m đối với vảiKaki, 1.6 m đổi vói vải Jean, các cây vải không được ló đầu khỏi pallet.Dùng tấm vải đậy lại để nguyên liệu không bị dơ, bụi bẩn
Phụ liệu: Được xếp trên kệ hoặc các pallet, được che đậy cẩn thận
Hình 2 2 Nguyên liệu được che đậy.
c Nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu:
Tất cả các hàng nhập kho, xuất kho đều phải có phiếu giao nhận ghi rõ số lượng,phải ghi sổ và ký nhận rõ ràng để tiện cho việc kiểm tra sau này
Tất cả các nguyên phụ liệu phải được tiển hành đo đếm, phân loại màu sắc, sốlượng, chất lượng, trước khi cho nhập kho chính thức
Khi đo đếm nguyên liệu xong phải ghi đầy đủ số lượng, khổ vải, chất lượng câyvải vào phiếu kiểm tra vải Sau đó chịu trách nhiệm báo về cho phòng kỹ thuật
để tiện khâu thiết kế và giác sơ đồ
Trang 25 Đối với các loại hàng không hợp quy cách như sai màu, lỗi sợi, đều phải cóbiên bản ghi rõ tình trạng hư sai để có cơ sở làm việc lại với khách hàng.
Tất cả nguyên phụ liệu ưong kho cần phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, đềphòng mối mọt, chuột bọ, và phải có đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữacháy
Các nhân viên quản kho phải làm tốt tất cả các yêu cầu, nội quy của công ty đã
đề ra và chịu sự phúc tra khỉ cần
d Phương pháp kiểm tra nguyên phụ liệu:
Kiểm tra nguyên liệu:
Kiểm tra về số lượng:
Kiểm tra số cây vải, art vải, màu sắc, số lot có đúng với packing list nhậphàng không
Kiểm tra độ dài cây vải bằng máy kiểm
Kiểm tra khổ vải:
Việc xác định khổ vải chính xác giúp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguyênliệu
Kiểm tra khổ 100% các cây vải nhập kho
Kiểm tra khổ vải ở vị trí đầu, giữa và cuối cây vải bằng thước đo có độ chínhxác cao
Nếu phát hiện khổ vải nhỏ hơn ở phiếu ghi quá nhiều thì báo cho phòng kỹthuật để có hướng giải quyết kịp thời
Kiểm tra về chất lượng vải:
Tỷ lệ kiểm: phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và chất lượng của vải
Trang 26 Treo mẫu vải của mã hàng cần kiểm tại máy kiểm vải và thể hiện đầy đủ cácthông tin về chủng loại, mã hàng, màu sắc của từng loại vải.
Kiểm vải theo tiêu chuẩn 4 điểm, cách tính điểm:
+ 1 điểm: < 3”
+ 2 điểm: 3”- 6”
+ 3 điềm: 6”- 9”
+ 4 điểm: > 9”
Phân loại vải:
+ Vải loại 1: trung bình 2-3 m/lỗi
+ Vái loại 2: trung bình l-2 m/lỗi
+ Vải loại 3: dưới l m/lỗi
Các dạng lỗi vải thường gặp:
Lỗi sợi vải do quá trình dệt:
+ Sợi dệt không đều, dạt sợi, chập sợi mất sợi
+ Khổ vải không đều hay bị rách
+ Thưa đường sợi dọc trên toàn bộ cây vải
+ Tạp chất bẩn trong sợi
+ Sợi dệt không đều màu
Lỗi do quá trình nhuộm:
+ Bị sai màu, lệch màu trên toàn bộ cây vải
Trang 27+ Nhuộm không đồng màu.
Lỗi trong quá trình vận chuyển, bảo quản:
Trang 28 Các phương pháp đánh dấu lỗi: sử dụng phấn hoặc băng dính đánh dấu trựctiếp lên vị trì lỗỉ để phát hiện kịp thời những chi tiết cần thay thân sau quátrình cắt.
Thời gian hoàn tất kiểm tra vải: số lượng < 10.000: khoảng 3 ngày, số lượng
> 10.000: khoảng 5-7 ngày kể từ ngày nhận nguyên liệu về kho xí nghiệp(tùy theo số lượng mà thời gian có thể thay đổi)
Ngoài ra phảii test co rút và phân tông màu vải đề đảm bảo các yêu cầu kỹthuật, thông số và tránh sự khác màu trên sản phẩm
Hình 2 4 Kiểm tra vải
Kiểm tra phụ liệu:
Kiểm tra số lượng:
+ Dùng phương pháp đo, đếm, cân, để kiểm tra số lượng theo từng chủngloại
Trang 29+ Với những phụ liệu đo đếm dễ dàng (dây kéo, nhãn hướng dẫn sử dụng ),
ta kiểm tra các thông tin trên thùng, hộp, phiếu xuất kho của phòng kếhoạch và bảng màu của khách hàng có khớp hay không, rồi tiến hành đođếm 10% với thị trường xuất đi Nhật, đối với hàng xuất đi thị trường nướcngoài kiểm phụ liệu 100%
+ Với những phụ liệu khó đo đếm do quá nhỏ (nút, rivet, ) thường dùngphương pháp cân rồi đếm lại để tính số lượng phụ liệu nhập về theo phươngpháp tính tỷ lệ thuận
Kiểm tra chất lượng:
+ Các phụ liệu đơn giản có thể kiểm tra bằng mắt thường, tỷ lệ kiểm thường là
10 % số lượng Ví dụ: khác màu, dơ, trầy, sứt mẻ
+ Với các phụ liệu phải qua quá trình kiểm tra phức tạp (dây kéo, keo, ) cầnlàm các thử nghiệm như trong quá trình gia công và sử dụng, đồng thờikiểm tra độ bám dính, độ bền kéo thì mới có thể đánh giá chất lượng củachúng
2 Quy trình chuẩn bị nguyên phụ liệu
Kho nguyên phụ liệu có chức năng giao nhận nguyên phụ liệu giữa xí nghiệp
và khách hàng, chịu sự quản lý trực tiếp của bộ phận kế hoạch và ban giám đốc
Kho nguyên phụ liệu vừa có chức năng là một kho thuần túy, vừa có nhiệm
vụ quản lý mẫu mã và phát hiện những sai sót về nguyên phụ liệu, ở kho nguyênphụ liệu mọi sự mất mát không chỉ thiệt hại về tài sản mà còn thiệt hại lớn đến lòngtin của khách hàng với xí nghiệp
Do đó phương pháp quản lý ở kho nguyên phụ liệu là yếu tố rất quan trọng,góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và phát triển của xí nghiệp
Trang 30Quy trình chuẩn bị nguyên phụ liệu:
a Nhập hàng:
Nguyên phụ liệu được nhập theo định mức của khách hàng cho mỗi mã hàng
Sau khi có các thông báo của khách hàng, thông qua bộ phận kế hoạch về lịchtrình hàng về bao gồm: dự kiến ngày hàng về, mã hàng, số lượng, chủng loại,màu sắc nhân viên kho cần phải có kế hoạch nhận hàng và cần lưu ý đếnviệc chuẩn bị mặt bằng, chuẩn bị nhân sự, các thiết bị, dụng cụ cần thiết choviệc nhận hàng và kiểm tra hàng mới
Khi nhận hàng việc đầu tiên kho phải thận trọng kiểm tra số lượng hàng thực
tế theo packing list của khách hàng
Tất cả nguyên phụ liệu nhập kho đều phải có phiếu giao nhận vải được ký tên
rõ ràng
Kho còn có thêm sổ nhập hàng, trong sổ có ghi đầy đủ mã hàng, số lượng,chủng loại, màu sắc của hàng nhập Khi sản xuất nếu có nghi vấn thì mởngay sổ nhập hàng để kiểm tra kịp thời, tránh sai sót về sau
Nhập hàng
Đo đếm nguyên liệu
Cân đối nguyên phụ liệu
Xuất nguyên phụ liệuTính định mức chỉ
Lập các bảng tác nghiệp
Trang 31b Đo đếm nguyên phụ liệu:
Dựa vào bảng kế hoạch cắt và sản xuất (lệnh sản xuất) để biết số lượng sảnxuất sau đó tiến hành kiểm tra, đo đếm, phân loại khổ vải, chất lượng vải, nếuxảy ra sai sót hoặc không đúng thì báo cho phó giám đốc kế hoạch xí nghiệp
để làm việc với phòng kế hoạch và khách hàng
Sau khi kiểm tra phải ghi rõ mã hàng, chủng loại, màu sắc và khổ vải báo chophòng kỹ thuật trước 2-3 ngày để tiến hành ghép cỡ vóc, giác sơ đồ cũng nhưcân đối nguyên phụ liệu cho sản xuất
Khi vải đã về kho ta tiến hành cắt vải đầu cây 100% để kiểm tra phân tôngmàu và kiểm tra độ co rút vải đối với hàng có wash
Hình 2 5 Bảng test độ co rút
Trang 32 Kiểm tra độ co rút của vải:
Cắt vải đầu cây ngang 60 cm x dọc 70 cm Dùng bút chuyên dùng kẻ hìnhvuông 50 cm x 50 cm Ghi lại art vải, số lot, số cây, số mét và gửi wash theođúng chế độ wash của mã hàng
Sau wash kiểm tra kích thước 2 cạnh hình vuông, ghi chép lại thông số vàtính phần trăm co rút vào bảng báo cáo độ co rút và báo cáo kết quả chotrưởng bộ phận
Dựa vào kết quả test co rút để nhân viên kỹ thuật tiến hành điều chỉnh thông
số rập cho phù hợp Đối với những cây vải có độ co rút giống nhau sẽ sửdụng chung một rập trong quá trình sản xuất
May mền phân tông màu đối với hàng có wash:
Cắt 2 miếng vải đầu cây 20 cm x 20 cm, may nối lại thành 2 tấm mền giốngnhau, trên mỗi tấm ghi rõ art vải, so lot, số cây, số mét tương ứng từng câyvải đã cắt, gửi một tấm đi wash theo đúng chế độ wash của mã hàng và xínghiệp giữ lại một tấm
Khi nhận được mền và co rút thì báo cho khách hàng tới duyệt
c Cân đối nguyên phụ liệu:
Cân đối nguyên phụ liệu là dựa vào định mức mà khách hàng gửi với lượngnguyên phụ liệu thực tế xí nghiệp nhận để so sánh, đối chiếu giữa lượngnguyên phụ liệu cần dùng và lượng nguyên phụ liệu hiện có trong kho
Cân đối nguyên phụ liệu được tính toán cho từng mã hàng cụ thể, đối với cácnguyên phụ liệu có nhiều màu, nhiều size thì cân đối theo từng màu, từng size
cụ thể
Cân đối nguyên phụ liệu là cơ sở để cấp phát và kiểm soát nguyên phụ liệu chosản xuất
Trang 33d Tính định mức chỉ
Dựa vào kinh nghiệm, bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu, hệ sốđường may của các loại máy, nhân viên tác nghiệp của xí nghiệp tiến hành phântích đường may trên sản phẩm và lập ra bảng tính định mức chỉ
Hình 2 6 Bảng định mức chỉ
e Lập các bảng tác nghiệp
Các bảng tác nghiệp là những văn bản kỹ thuật liên quan trực tiếp đến cácyêu cầu và quy định của sản phẩm, được áp dụng trong suốt quá trình sản xuất của
mã hàng Việc soạn thảo các văn bản này cần chính xác, khoa học và đầy đủ
Các bảng tác nghiệp này do nhân viên kỹ thuật xí nghiệp làm dựa trên tàiliệu kỹ thuật của khách hàng và được sao thành nhiều bảng gửi cho các bộ phận cóliên quan
a Bảng tác nghiệp quy trình đánh số:
Là một văn bản kỹ thuật được các bộ phận sử dụng để xác định rõ số lượngchi tiết triển một sản phẩm bao gồm cả vải chính, vải lót, keo, canh sợi, vị trí
in, thêu (nếu có)
Nhân viên kỹ thuật xí nghiệp sẽ căn cứ vào mẫu sản phẩm và tài liệu kỹ thuật
để lập bảng tác nghiệp đánh số
Trang 34 Trong bảng thể hiện các thông tin:
+ Tên khách hàng, tên mã hàng
+ Hình vẽ đầy đủ các chi tiết có trong sản phẩm
+ Trên mỗi chi tiết đểu có tên chi tiết, số lượng, canh sợi, vị trí đánh số, vịtrí ép keo, vị trí in, thêu (nếu có), ký hiệu mặt phải, mặt trái
+ Ngày lập bảng, người lập bảng và chữ ký xác nhận của phó giám đốc xínghiệp và thiết kế
Bảng tác nghiệp đánh số được sử dụng để:
+ Là cơ sở để bộ phận thiết kế chuẩn bị đầy đủ các chi tiết rập cho sản xuất.+ Giác sơ đồ đủ chi tiết và đảm bảo yêu cầu canh sợi
+ Quy định vị trí đánh số và ép keo trên các chi tiết sản phẩm
+ Tổ sản xuất lấy đủ bán thành phẩm và đảm bảo số lượng bán thành phẩmtrên chuyền
b Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu:
Còn gọi là bảng màu, là một văn bản kỹ thuật trên đó có dán các mẫu vật trựcquan của tất cả các nguyên phụ liệu có trong mã hàng
Bảng này dùng để so sánh, đối chiếu khi giao nhận nguyên phụ liệu ở các bộphận
Bảng được làm bàng bìa cứng khổ A4 có chia các ô nhỏ để dán các mẫu vật
Bảng có thể được trình bày dạng hàng ngang hoặc hàng dọc Mỗi hàng sẽđược dán nguyên phụ liệu của một màu
Trong bảng thể hiện các thông tin sau:
Trang 35 Tất cả các màu có trong mã hàng và mẫu dán nguyên phụ liệu.
Quy định số lớp trải, nhiệt độ ép keo, mặt phải của nguyên phụ liệu
Ngày lập bảng, chữ ký xác nhận người lập bảng, phó giám đốc kỹ thuật xínghiệp
Tổ trưởng cắt sẽ dựa vào bảng này để kiểm tra nguyên phụ liệu nhận, cho tiếnhành trải và cắt vải theo quy định
Trang 36Hình 2 8 Bảng tác nghiệp cắt
f Xuất nguyên phụ liệu:
Khi kho nhận được phiếu tác nghiệp bàn cắt do tổ trưởng cắt gửi tới, kho tiếnhành cấp phát vải
Sau khi tiến hành cấp phát nguyên phụ liệu, cần ghi đầy đủ các nguyên phụliệu đã cấp vào sổ theo dõi cấp phát nguyên phụ liệu để tránh nhầm lẫn, saisót về sau
Đối với các nguyên phụ liệu tồn hay không đúng quy cách thì để một khu vựcriêng và chờ biện pháp xử lý
II CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ KỸ THUẬT
Quy trình chuẩn bị về kỹ thuật nếu không được đảm bảo sẽ đưa đến hậu quảkhôn lường trước được nhất là khi nguyên phụ liệu được đưa vào bàn cắt Một quytrình chuẩn bị tốt sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt, tránh lãng phí nguyênphụ liệu hay tránh xảy ra các sai phạm đáng tiếc
Trang 37 Quy trình công đoạn chuẩn bị về kỹ thuật:
1 Tiếp nhận thông tin
Việc tiếp nhận, phân tích và kiểm tra các thông tin về yêu cầu kỹ thuật trongsản xuất là cơ sở để sản xuất đúng, đủ và đảm bảo chất lượng sản phẩm
Để nắm bắt được các yêu cầu sản xuất của sản phẩm thì kỹ thuật xí nghiệpcần thu thập và xứ lý đầy đủ các thông tin nhận từ phòng kỹ thuật công ty liên quanđến:
Rập gốc
Mẫu gốc
Tài liệu kỹ thuật gốc của khách hàng
Tài liệu kỹ thuật của công ty (tài liệu dịch)
Bộ rập mỏng
Cắt may mẫu đối
Kiểm tra mẫu
Đi sơ đồ
Tiếp nhận thông tin
Rập cứng
Kiểm tra rập
Trang 38Bộ phận kỹ thuật kiểm tra sự tương thích giữa mẫu gốc và tài liệu kỹ thuật,nếu phát hiện điểm không phù hợp thì báo cho phòng kỹ thuật và khách hàng đểgiải quyết.
Tài liệu kỹ thuật được chuyển đến các bộ phận có liên quan như phó giámđốc kỹ thuật xí nghiệp, kỹ thuật xưởng, tổ sản xuất, tổ KCS và hoàn thành,
Dựa trên rập và tài liệu kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra
Kết cấu tổng quát của sản phẩm
Số lượng chi tiết của sản phẩm
ty tiến hành chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn
5 Cắt may mẫu đối
Mẫu đối là mẫu được cắt theo bộ rập mỏng, tiến hành may hoàn chỉnh sảnphẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật để sản phẩm sau may xong có kiểu dáng
Trang 39giống mẫu chuẩn Mẫu sau khi may xong được đưa khách hàng kí duyệt Nếu
có gì góp ý khách hàng sẽ ghi trực tiếp lên mẫu vải gửi lại cho xí nghiệp bằngvăn bản
Mục đích của việc cắt may mẫu đối:
Kiểm tra độ chính xác của rập và xác định độ phức tạp của quy trình lắp ráp
Làm cơ sở cho việc hướng dẫn triển khai sản xuất
Kiểm tra lại thông số của các loại vải được xử lý sau khi may như wash, ủiép
Là cơ sở để điều chỉnh rập hoàn chỉnh cho sản xuất
Quy trình cắt may mẫu đối:
6 Kiểm tra mẫu
Sau khi may mẫu đối xong nhân viên kỹ thuật xí nghiệp tiến hành kiểm tramẫu so với tài liệu kỹ thuật và mẫu gốc, nếu có gì sai sót thì phải chỉnh sửa trướckhi gửi cho khách hàng Mẫu đối sau khi khách hàng duyệt và có những góp ý thìphải tiếp thu và chỉnh sửa trước khi đưa vào sản xuất đại trà nhằm tránh xảy ra hưhỏng hàng loạt
Nhận nguyên phụ liệu
Nhận sơ đồ theo đúng cỡ vóc
Tiến hành trải cắt nguyên phụ liệu
Lắp ráp sản phẩm
Trang 407 Giác sơ đồ
Giác sơ đồ là sắp xếp tất cả các chi tiết có trên một sơ đồ, đáp ứng đúng cácyêu cầu về canh sợi, kỹ thuật và tính chất vải sao cho tiết kiệm nguyên phụ liệunhất, là cơ sở để ký định mức với khách hàng, cân đối lượng nguyên phụ liệu trước
và sau khi sử dụng Công việc này được thực hiện trên phòng ban, tổ trưởng tổ cắtkhi cần trải vải thì lên phòng kĩ thuật của công ty lấy sơ đồ về xí nghiệp
III CÔNG ĐOẠN CHUẨN BỊ VỀ BÁN THÀNH PHẨM
Công đoạn chuẩn bị về bán thành phẩm được thực hiện tại phân xưởng cắt
Có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các chi tiết bán thành phẩm cho sản xuất
Quy trình chuẩn bị bán thành phẩm:
1 Kế hoạch cắt và sản xuất
Kế hoạch cắt và sản xuất: là bảng kế hoạch trong đó có đầy đủ các thông tin vềtên mã hàng, tên khách hàng, loại sản phẩm, số PO và bảng ghi sản lượng cầnsản xuất cho từng của mỗi màu được xuất đi theo từng cảng (và số phần trămsản phẩm dư cho quá trình sản xuất của mỗi size)
Theo dõi báo cáo tiến độ
cắtChuyển hàng ra tổ may