1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh phú yên (tt)

24 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 315 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện cần thiết đểgiúp mỗi nền kinh tế giải quyết được các mục tiêu kinh tế- xã hội.Tuy nhiên tăng trưởng và phát triển

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện cần thiết đểgiúp mỗi nền kinh tế giải quyết được các mục tiêu kinh tế- xã hội.Tuy nhiên tăng trưởng và phát triển kinh tế như thế nào để giúp nềnkinh tế ổn định và bền vững trong tương lai đó là bài toán không chỉ

có mỗi quốc gia mà mỗi tỉnh, thành cũng phải chú trọng và quan tâm

Bởi lẽ, TTKT là điều kiện quan trọng hàng đầu thúc đẩy sựphát triển kinh tế của một quốc gia hay một địa phương Vì vậy, bất

cứ một quốc gia, một địa phương nào cũng tìm cách TTKT để thựchiện sứ mệnh phát triển của mình Tuy nhiên định hướng phát triểnkhông phù hợp sẽ để lại nhiều vấn đề khó lường về môi trường, vềchất lượng cuộc sống… Có thể nhận xét rằng, trung tâm của quá trìnhphát triển kinh tế không phải là tăng trưởng cao mà cần đặt sự pháttriển đó trong mối quan hệ về chất của phát triển Do vậy cần đặt mụctiêu về TTKT của một quốc gia đang phát triển là tốc độ tăng trưởngphải cao, ổn định và bền vững, mà điều này chỉ có được khi TTKT cóchất lượng tốt

Những năm qua, kinh tế Phú Yên đã đạt được những thànhtựu đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng, tuy nhiênTTKT còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bềnvững của tỉnh Để Phú Yên có thể rút ngắn được khoảng cách pháttriển so với các tỉnh, thành phố trong cả nước thì yêu cầu về nâng caochất lượng TTKT là hết sức cần thiết Vì vậy, tác giả chọn đề tài

“Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên” để nghiên cứu thực

trạng TTKT cả hai mặt lượng và chất một cách toàn diện và khoahọc, tìm ra những hạn chế, từ đó có thể đề ra định hướng và giải phápnâng cao chất lượng TTKT của tỉnh trong thời gian đến

Trang 2

2 Tổng quan nghiên cứu

 Các công trình nghiên cứu nước ngoài về chất lượng TTKT

 Các công trình nghiên cứu trong nước về chất lượng TTKT

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là chất lượngTTKT của tỉnh Phú Yên Phạm vi nghiên cứu cụ thể:

 Về mặt nội dung: nghiên cứu chất lượng tăng trưởng kinh

tế tỉnh Phú Yên xét theo góc độ kinh tế và một số nội dung trong mốiquan hệ với các vấn đề xã hội, môi trường

 Về mặt không gian: tỉnh Phú Yên

 Về mặt thời gian: Thời kỳ 2001 - 2011

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: các phươngpháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá, mô hình hóa…Sửdụng các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin như: kế thừa cáccông trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các nguồn số liệu thông quacác báo cáo của các sở, ban, ngành trong tỉnh; lấy thông tin thông quacác phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, internet,…

Trang 3

6 Điểm mới của đề tài

Điểm khác biệt của đề tài ở chỗ, đây là một trong số ít nhữngnghiên cứu về chất lượng TTKT trong phạm vi một địa phương (cụthể là tỉnh Phú Yên), khung nội dung phân tích được bổ sung thêmtrên cơ sở tổng kết các nghiên cứu mới của thế giới và Việt Nam Đềtài đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện nâng cao chất lượng tăngtrưởng trong các giai đoạn phát triển nhất định với bối cảnh kinh tế -

xã hội và thực tiễn của Phú Yên

7 Ý nghĩa khoa khoa học và thực tiễn của đề tài

Thông qua nghiên cứu này, đề tài mong muốn đóng góp vàoviệc hệ thống hóa làm rõ hơn về phương pháp luận đối với nội dungchất lượng TTKT xét trên góc độ địa phương

Về mặt thực tiễn, đề tài đưa ra một số đánh giá bước đầu vềchất lượng TTKT của tỉnh Phú Yên; đề xuất nhằm nâng cao chấtlượng TTKT của tỉnh Phú Yên Nhiều khía cạnh chưa được nghiêncứu sâu và đầy đủ cũng là những gợi mở cho các đề tài tiếp theo

8 Kết cấu của đề tài

Phần nội dung của đề tài gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng TTKT

Chương 2: Thực trạng chất lượng TTKT tỉnh Phú Yên.Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tăngtrưởng kinh tế tỉnh Phú Yên

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng phần lớn đều chorằng: TTKT là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh quy mô tăng lênhay giảm đi của nền kinh tế ở năm này so với năm trước đó hoặc củathời kỳ này so với thời kỳ trước đó TTKT có thể biểu hiện bằng quy

mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Quy mô tăng trưởng phản ánh

sự gia tăng lên hay giảm đi nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được

sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanhhay chậm của nền kinh tế giữa các năm hay các thời kỳ Để đo lườngTTKT người ta thường dùng hai chỉ số chủ yếu (tính theo GDP):phần tăng, giảm quy mô của nền kinh tế, hoặc tốc độ TTKT

1.1.2 Chất lượng tăng trưởng kinh tế

Quan niệm về chất lượng TTKT đã được rất nhiều nhà kinh

tế học trên thế giới và trong nước nghiên cứu và đề cập

Một số nhà nghiên cứu phân tích chất lượng TTKT theohướng phát triển bền vững, hiệu quả; phân tích theo cơ cấu kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý Một số nhà nghiên cứu khác thì đềcập vấn đề này gắn với vấn đề nâng cao chất lượng của cuộc sống,công bằng xã hội; đảm bảo thể chế dân chủ trong môi trường chínhtrị xã hội của nền kinh tế Nhìn chung, chất lượng tăng trưởng đượccác nhà kinh tế đề cập theo nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau vàcũng có cùng những điểm chung nhất định Tổng hợp các nghiên cứu

về vấn đề này của các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đề tàiđược đưa ra quan niệm về chất lượng TTKT làm cơ sở nghiên cứu:

Trang 5

Một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng là tăng trưởng có tốc độtương đối cao, ổn định trước những cú sốc về kinh tế, cơ cấu kinh tế

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu phát triển; khaithác và sử dụng các nguồn lực theo chiều sâu, bảo vệ được môitrường sinh thái và bảo đảm tiến bộ công bằng xã hội

1.1.3 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế

Chất lượng TTKT đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đượcthể hiện ở tính hiệu quả của việc hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởngcũng như duy trì nó đạt được trong dài hạn Chất lượng tăng trưởngthể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, thể hiện thông qua cácchỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực củađời sống kinh tế - xã hội

Chính việc nghiên cứu chất lượng TTKT hay việc quan tâmđến các tiêu chí về nâng cao chất lượng tăng trưởng là cơ hội để đạtđược mục tiêu tăng trưởng về số lượng trong dài hạn, đó là sự giatăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhậpbình quân trên một đầu người Mặt khác, mục tiêu cuối cùng của quátrình phát triển là vì con người Do đó hiệu ứng của việc nâng caochất lượng tăng trưởng có tác động lan tỏa trực tiếp đến các khía cạnhcủa phát triển bền vững của quốc gia như: chuyển dịch cơ cấu ngànhkinh tế theo hướng phù hợp; nâng cao mức sống dân cư, giảm đóinghèo và bất bình đẳng…

1.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Chất lượng tăng trưởng về mặt kinh tế

1.2.1.1 Thước đo tăng trưởng kinh tế

Các chỉ tiêu phản ánh TTKT dựa theo hệ thống tài khoảnquốc gia (SNA) 1993 TTKT có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quimô) hoặc số tương đối (tốc độ) Các công thức đo lường như sau:

Trang 6

Mức tăng trưởng kinh tế theo kỳ gốc:

Y = Yt - Y0 Hay Yt = Yt - Yt-1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Thể hiện quy mô sản lượng gia tăng qua các thời kỳ

Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và gốc:

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn:

Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn từ năm 0,1 n năm:

1.2.1.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế

Các chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Xét theo góc độ ngành, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạngthái khác theo hướng hiện đại hơn và tiên tiến hơn, mà cụ thể là tăng

tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷtrọng nhóm ngành nông nghiệp trong GDP Bên cạnh đó việc chuyểndịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng được xem xét

Nếu gọi YT là mức độ tăng trưởng GDP của năm t so vớinăm trước đó và YA, YI, YS lần lượt là mức tăng trưởng của cácngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì:

YT = YA + YI + YS

Đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời

kỳ nhất định, sử dụng hệ cố cosφ

Trong đó, Si(t) là tỷ trọng

ngành i trong GDP năm t; n là số

ngành cần nghiên cứu φ = 00: không có

sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; φ = 900:

có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất

11

0 1

1

2 0

Y

Y Y

Y Y

Y Y

Y g

Y g

i i

n i

i i

t S t S

t S t S

1 1 2 1

2 2 1

1 2

) ( ) (

) ( ) ( Cos 

Trang 7

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố SX:

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động - NSLĐ

NSLĐ cho toàn bộ nền kinh tế được tính bằng cách lấy GDP(theo giá cố định) chia cho số lao động (hoặc giờ lao động) NếuGDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì NSLĐ càng cao

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Hệ số ICOR: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là chỉ tiêu

kinh tế tổng hợp cho biết: để tăng thêm một đơn vị

GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn

đầu tư thực hiện

Trong đó, I là tổng vốn đầu tư của năm nghiên cứu, Y làmức tăng GDP của năm nghiên cứu so với năm trước, và K là lượngvốn sản xuất tăng thêm của năm nghiên cứu so với năm trước

Nhân tố năng suất tổng hợp TFP

Quá trình sản xuất có 3 yếu tố chính làm tăng GDP đó là: laođộng, vốn sản xuất và TFP Nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu GDP trên laođộng hay vốn đầu tư trên mức gia tăng GDP, thì những chỉ số nàykhông thể phản ánh đóng góp riêng của yếu tố năng suất Phần thặng

dư này phản ánh việc tăng chất lượng tổ chức lao động, chất lượngmáy móc, vai trò của quản lý và tổ chức sản xuất, được gọi chung lànhân tố năng suất tổng hợp TFP

Nếu như một nền kinh tế có tỷ lệ đóng góp của lao động (L)

và vốn sản xuất (K) vào GDP cao, ta nói nền kinh tế đó tăng trưởngtheo chiều rộng, ngược lại nếu tỷ lệ đóng góp vào TTKT của các yếu

tố tổng hợp (TFP) cao, ta nói nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu.Tổng nhân tố năng suất cao giúp duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn vàtránh được các biến động kinh tế từ môi trường bên ngoài

gY = gTFP + αggK + βggL ; g TFP = g Y - αgg K - βgg L

Y

I Y

K ICOR

Trang 8

Với gY là mức tăng trưởng của tổng thu nhập hay GDP; gL và

gK lần lượt là tỷ lệ tăng lao động và tỷ lệ tăng vốn (K) hoặc tài sản cốđịnh βg là tỷ lệ thu nhập của lao động trong GDP; αg = 1- βg

Chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của tăng trưởng:

Đo lường độ ổn định của tăng trưởng, sử dụng hệ số biếnthiên, đó là tỷ số giữa độ lệch chuẩn của tăng

trưởng và tốc độ tăng trưởng Tỷ số này càng

thấp chứng tỏ TTKT càng ổn định

1.2.2 Chất lượng tăng trưởng về mặt xã hội

Chất lượng tăng trưởng dưới góc độ xã hội phản ánh hiệuquả xã hội từ TTKT, hay thể hiện sự tác động lan tỏa của tăng trưởngđến các đối tượng chịu ảnh hưởng trong xã hội

Hệ số co dãn việc làm và tăng trưởng kinh tế:

gEM: tốc độ tăng trưởng việc làm; gY: tốc độ TTKT

TTKT với bất bình đẳng và xóa đói giảm nghèo:

Chất lượng TTKT còn được xem xét sự thay đổi của tỷ lệ hộnghèo trong quá trình phát triển Hay xem xét mối quan hệ giữa tăngtrưởng với tỷ lệ hộ nghèo và GINI, hệ số giãn cách thu nhập - hệ sốGINI Các chỉ tiêu phản ánh khác: tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ

mù chữ, số bác sĩ trên một vạn dân…

1.2.3 Chất lượng tăng trưởng về môi trường

TTKT chắc chắn sẽ tác động đến TNMT Vì vậy, TTKT cầngắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên,không làm cạn kiệt tài nguyên Có nhiều tiêu chí để đánh giá chấtlượng TTKT về mặt môi trường và khó định lượng, thường sử dụngcác chỉ tiêu: mức độ khai thác cạn kiệt tài nguyên; tình hình ô nhiễmmôi trường…

N

X

N i i

2 1

e 

Trang 9

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng kinh tế

1.3.1 Tài nguyên thiên nhiên

1.3.2 Chính sách chính phủ và môi trường chính sách địa phương

Dựa vào chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để có thểđánh giá môi trường chính sách của địa phương trên cơ sở của 10 tiêuchí đánh giá

1.3.3 Khả năng huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực 1.3.4 Sự phát triển kết cấu hạ tầng

1.4 Kinh nghiệm của các địa phương về nâng cao CLTTKT

Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH PHÚ YÊN

2.1 Tình hình chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên

2.1.1 Tình hình chất lượng tăng trưởng về mặt kinh tế

2.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua

Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001 - 2011

Trang 10

2.1.1.2 Xu hướng dài hạn, tính ổn định của TTKT

Hình 2.2 Xu hướng tăng trưởng GDP và GDP/người

TTKT của tỉnh Phú Yên có xu hướng đi lên liên tục và cótính ổn định trước những biến động về kinh tế so với cả nước

Năng suất lao động

NSLĐ chung của tỉnh nhìn chung thấp hơn khu vực CN-XD

và dịch vụ nhưng cao hơn khu vực nông nghiệp NSLĐ ngành nôngnghiệp thấp hơn năng suất chung đã ảnh hưởng rất lớn đến NSLĐchung của tỉnh Sở dĩ như vậy là vì, khu vực nông nghiệp là khu vựcluôn thu hút gần 70% lao động của tỉnh qua các năm Tuy nhiên xuhướng chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vựcCN-XD và dịch vụ trong giai đoạn là một biểu hiện tích cực

Hình 2.5 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động

Trang 11

Hiệu quả sử dụng vốn

Hình 2.6 Hệ số ICOR của Phú Yên

Hệ số ICOR của tỉnh biến động qua các năm, ICOR của tỉnh

có xu hướng giảm dần qua các năm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư vốn cótăng đến năm 2011 Tuy nhiên, giữa các khu vực cho thấy, hiệu quả

sử dụng vốn chưa cao, ICOR có biến động tăng qua các năm

2.1.1.4 Nguồn gốc tăng trưởng

TTKT bình quân trong giai đoạn 2001-2011 của Phú Yên là14,91%, trong đó vốn đóng góp 4,66%, của lao động là 1,33% cònnhân tố TFP đóng góp được 8,92% Tốc độ tăng GDP do yếu tố TFPđóng góp có xu hướng ngày càng cao Điều này chứng tỏ các nhân tố

vô hình như đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KHKT, hợp lý hóa

tổ chức quản lý SX, nâng cao trình độ người lao động, ý thức và tinhthần làm việc của người lao động ngày càng được nâng cao

Bảng 2.3 Tỉ phần đóng góp của các nhân tố vào TTKT của Phú Yên

Trang 12

Tỉ phần đóng góp vào tăng trưởng GDP của Phú Yên củaphần hữu hình (K và L) chiếm tỷ phần nhỏ hơn nhân tố chất lượngTFP Bình quân trong thời kỳ, tỷ phần đóng góp của vốn là 31,27%,của L là 8,9% và 59,83% là của nhân tố năng suất tổng hợp Điều đónói lên việc tăng trưởng GDP là có chất lượng, Phú Yên đã khôngchủ yếu dựa vào vốn hay lao động để tăng trưởng

2.1.1.5 Cấu thành tăng trưởng kinh tế

Xét theo ngành kinh tế, tăng trưởng GDP phụ thuộc vào tăngtrưởng của các khu vực kinh tế nông nghiệp, CN-XD và DV Đây lànhững khu vực tạo ra sản lượng của nền KT Từ năm 2001, tỷ trọngcủa khu vực nông nghiệp giảm dần từ 44,5% xuống còn 27,6, ngànhCN-XD tăng từ 26% năm 2001 lên 35,3% năm 2011 và cơ cấu ngànhdịch vụ cũng tăng từ mức 29,6% năm 2001 lên mức 37,1% năm 2011

Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên được đánhgiá qua hệ số Cosφ Hệ số Cosφ giai đoạn 2001-2005 là 0,992, caohơn giai đoạn 2006-2010, hay góc chuyển dịch của giai đoạn 2006 -

2010 lớn hơn, tức góc φ càng hướng về 900, cũng có nghĩa là chấtlượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của giai đoạn sau có chấtlượng hơn

Hình 2.9 Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Phú Yên

Trang 13

Bảng 2.4 Hệ số góc chuyển dịch cơ cấu ngành của tỉnh Phú Yên

2.1.1.7 Tổng cầu và chất lượng tăng trưởng

Xu hướng tiêu dùng của hộ gia đình lớn sẽ tác động đến tìnhhình tiêu thụ sản phẩm của các DN, thu nhập của DN và cả thu nhậpcủa người lao động Dựa trên số liệu thống kê về tổng mức bán lẻhàng hóa, dịch vụ và GDP để tính toán tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập

và xem đó là xu hướng tiêu dùng biên Xu hướng tiêu dùng của dânchúng tại tỉnh ngày càng tăng lên

68,4

59,4

68,1

60,5 60,5

Ngày đăng: 17/08/2017, 13:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w