1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

3 kỹ thuật ủ phân hữu cơ

14 955 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 145 KB

Nội dung

BÀI 3: KỸ THUẬT Ủ PHÂN HỮU CƠI: SƠ LƯỢC VỀ PHÂN HỮU CƠ Khái niệm về phân hữu cơ: gồm các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ, như phân chuồng, phân xanh, than bùn, thân lá cây trồn

Trang 1

BÀI 3: KỸ THUẬT Ủ PHÂN HỮU CƠ

I: SƠ LƯỢC VỀ PHÂN HỮU CƠ

Khái niệm về phân hữu cơ: gồm các loại phân có nguồn gốc là sản phẩm hữu cơ, như phân chuồng, phân xanh, than bùn, thân lá cây trồng được dùng để bón ruộng

(*) Phân loại : Phân hữu cơ chia làm 2 loại

- Phân hữu cơ truyền thống: là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của con người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống

- Phân hữu cơ công nghiệp (phân hữu cơ chế biến, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh) là một loại phân được chế biến từ các nguồn hữu cơ khác nhau để tạo thành phân bón tốt hơn so với bón nguyên liệu thô ban đầu

Phân hữu cơ truyền thống Phân hữu cơ công nghiệp

1 Phân chuồng

2 Phân rác

3 Than bùn

4 Phân xanh

5 Phân bắc và phân gia cầm

6 Bùn ao, bùn hồ, bùn sông

7 Nước phù sa

8 Khô dầu

9 Tro

1 Phân hữu cơ chế biến

2 Phân hữu cơ khoáng

3 Phân hữu cơ sinh học

4 Phân vi sinh

5 Phân hữu cơ vi sinh

II: ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ

- Phân rác: Loại phân này làm từ rơm rạ, thân lá cây ngô, đậu , đỗ, vỏ lạc, trấu, bã mía,…chặt thành đoạn ngắn 20-30 cm, có thể ngâm nước vôi loãng 2-3 ngày trước khi ủ

Trang 2

- Phân chuồng: Phân chuồng là loại phân do gia súc gia cầm thải ra và là một trong các loại phân bón hữu cơ Hàm lượng dinh dưỡng có trong phân chuồng tùy vào điều kiện giống, sự chăm sóc và nuôi dưỡng gia súc, gia cầm, cũng như cách xử lý Ngoài ra phân chuồng cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế nước bốc hơi, chống được xói mòn, hạn hán

- Than bùn: Trong quá trình cấu tạo địa chất, một số rừng cây bị phù sa vùi lấp lâu ngày, phân giải yếm khí, tạo thành than bùn Dùng than bùn đã được phơi khô để độn chuồng, hoặc có thể dùng để chế biến phân rác, làm chất đốt, chất cải tạo đất

- Phân xanh: Là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất để bón ruộng, ngoài ra còn giúp phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ đất và làm cây che bóng Phương pháp chế biến phân xanh thường là trộn với đất bột, phân lân, phân chuồng, trát kín bùn, ủ khoảng 1 tháng

- Khô dầu: Là bã còn lại sau khi hạt đã ép lấy dầu Tùy theo mỗi loại của khô dầu mà nông dân đã sử dụng như loại phân bón hữu cơ bón vào đất để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

- Tro: Là chất còn lại của một số vật sau khi cháy hết và thường có màu xám Các cây sắn, bông, ngô, lá dừa, mạt cưa,… có tỷ lệ tro và chất dinh dưỡng khá cao

- Bùn ao, bùn hồ, bùn song: có hàm lượng mùn trung bình, được hình thành do sự tích tụ và phân hủy không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục

- Nước phù sa: Chứa các hạt đất có kích thước từ thô đến mịn do bị cuốn theo các dòng chảy (song, suối) và được lắng đọng ở ven song, cửa sông hay gần bở biển Vì thế, dùng nước phù sa để tưới cho cây trồng đã cung cấp một lượng chất hữu cơ và một số nguyên tố dinh dưỡng

Trang 3

- Phân hữu cơ chế biến: Là loại phân bón được sản xuất chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu tiêu chuẩn như sau: ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 25%, hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơn 22%, hàm lượng đạm tổng số không thấp hơn 2,5%, pH nước trong khoảng từ 5-7

- Phân hữu cơ khoáng: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ phối trộn thêm một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng Loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau (than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp, ) phơi khô, nghiền nhỏ, ủ tự nhiên Sau một thời gian đem phối trộn với phân khoáng theo các tỷ lệ khác nhau

- Phân hữu cơ sinh học: là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác Loại phân này chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ khác nhau như than bùn, mùn rác thải thành phố, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp,… được phơi khô, nghiền nhỏ, ủ lên men với vi sinh vật tuyển chọn

- Phân vi sinh: là loại phân mà thành phần chủ yếu chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp

- Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ

có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành, cụ thể như: hàm lượng hữu cơ tổng số không thấp hơp 15%, ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vượt quá 30%, mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1 x106 CFU/g

(*), Hàm lượng dinh dưỡng:

- Nguyên tố đa lượng: đạm, lân, kali, canxi

- Nguyên tố vi lượng: đồng, kẽm, mangan,

Trang 4

- Mùn => Giúp đất tốt, tơi xốp, rễ phát triển, giữ nước tốt, chống hạn hán, xói mòn

Ví dụ: Thành phần dinh dưỡng trong một số loại phân

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng trong một số loại phân chuồng

Loại phân (%) Trâu bò Ngựa Lợn

Phân:

- Nước

- Chất hữu cơ

- N (đạm)

- P2O (lân)

- K2O (Kali)

- CaO (vôi)

- MgO (vôi)

-77,5 20,3 0,45 0,23 050 040 011

-71,3 25,4 0,58 0,28 0,63 0,21 0,14

-72,4 25,0 065 0,19 0,60 0,18 0,09 Nước tiểu

- Nước

- Chất hữu cơ

- N (đạm)

- P2O% (lân)

- K2O (Kali)

- CaO (vôi)

- MgO (vôi)

-93,8 -0,58 -0,49 0,01 0,04

-99,1 -1,55 -1,50 0,45 0,01

-96,7 -0,43 0,07 0,83 0 0,08

Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng trong một số loại cây phân xanh

Loại cây phân xanh Hàm lượng dưỡng chất (%)

N P2O5 K2O CaO MgO

Quỳ dại

Cỏ lào

Keo dậu

Thân lá lạc

Thân lá đậu

2,91 2,65 2,13 2,00 1,86

0,32 0,29 0,40 0,56 0,35

2,23 2,03 1,53 0,45 0,86

0,68 -1,53 0,42 1,03

0,24 -1,71 0,20 0,67

Trang 5

Cốt khí 2,47 0,17 0,57 0,35 0,26

=> Hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ thường không cao như phân vô

cơ, thường được dùng để bón lót cho cây, hoặc làm nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phân phức hợp hữu cơ vi sinh

- Giá trị sử dụng của phân hữu cơ

+ Chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng mà không một loại phân khoáng nào có được

+ Cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi từ mặt đất, chống được hạn, xói mòn

+ Bảo vệ đất

- Nhược điểm của phân hữu cơ

+ Hàm lượng dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn

để vận chuyển và nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng, nhất là khi chế biến từ một số laoij chất thải sinh hoạt

và công nghiệp

+ Các loại vi sinh vật gây hại có trong phân bón bao gồm E Coli, Salmonnella, Coliform là những loại gây nên bệnh đường ruột nguy hiểm hoặc ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định

(*) Phân ủ hữu cơ

Phân ủ hữu cơ là loại phân được ủ hỗn hợp giữa phân chuồng với các phế phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, cám hoặc thân cây cỏ, và đất men để bón cho cây trồng làm tăng năng suất và bảo vệ môi trường Sản xuất phân ủ hữu cơ

Trang 6

nhằm tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất

Nhu cầu sử dụng phân hữu cơ cho trồng trọt rất lớn, để giảm chi phí, bà con nông dân có thể tận dụng chất thải làm phân Đó là giải pháp tiết kiệm đáng

kể tạo ra nguồn phân hữu cơ cung cấp cho đất, cải tạo đất hiệu quả

Ngày nay, người dân có thể tự ủ phân hữu cơ từ nguồn sẵn có như phế phụ phẩm đồng ruộng, rác thải hữu cơ, lá cây, phân chuồng,…

Vai trò của phân ủ hữu cơ

- Tận dụng phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi

- Phân hủy các chất hữu cơ khó tiêu thành chất dễ tiêu, khoáng chất, nguyên tố

vi lượng giúp cây trồng dễ dàng hấp thu dinh dưỡng hơn

- Cải thiện cấu trúc đất, tăng lượng không khí trong đất, làm cho dễ thoát nước, giảm xói mòn

- Giữ ẩm cho đất, tránh bị khô kiệt khi hạn hán

- Giảm sâu bệnh trong đất và trên cây trồng

III: QUY TRÌNH Ủ PHÂN HỮU CƠ

- Có 5 bước có bản để ủ phân hữu cơ

B1: Chuẩn bị địa điểm ủ phân

B2: Chuẩn bị nguyên liệu ủ phân

B3: Sắp xếp vật liệu thành đống ủ

B4: Tưới nước và che đống ủ

B5: Quản lý đống ủ

B1: ĐỊA ĐIỂM

Địa điểm ủ phải thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng:

Trang 7

Chọn địa điểm không bị ngập, nền chỗ ủ bằng đất nện hoặc lát gạch, nền bằng phẳng hoặc hơi dốc

Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủ phân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm

Chọn một vị trí râm mát, và dễ thoát nước

Đống ủ ko nên đặt gần nhà vì có thể nó thu hút những con vật có hại như chuột, rán, mối, bướm, muỗi,…

Chú ý: Để ủ 1 tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2

B2: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm như:

- Rơm rạ, thân lá cây ngô, lạc, đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh, bèo tây (lục bình) ;

- Vỏ cà phê, lạc, trấu ;

- Các loại mùn: than mùn (than bùn dùng trong sản xuất phân bón), mùn: mía, cưa, giấy Phân gia súc, gia cầm

- Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía

- Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chế phẩm BIMA (Trichoderma), ACTIVE CLEANER (xạ khuẩn Streptomyces sp, nấm Trichoderma sp, vi khuẩn Bacillus sp), Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F, BiOVAC, BiCAT, Bio EM

(*)Thành phần phân trộn cơ bản nên:

- Cây xanh các loại khoảng 50%

- Rơm rạ hoặc vật liệu giàu Cacbon (20-30%), có thể dùng vỏ chấu nhưng ko nên nhiều

- Phân chuồng (Tốt hết nên dùng ở dạng lỏng), (20-30%)

- Chế phẩm sinh học

Trang 8

Vật liệu Chuẩn bị trước

khi ủ

Vỏ củ, quả, rau Không cần Phân hủy nhanh

Tro, than, củi Không cần Giàu Kali và Ca Sử dụng lượng

vừa phải Giấy và bìa

cát-tông

Xé nhỏ hoặc cắt vụn

Phân hủy chậm Trộn với các thành phẩn ẩm ướt

Rác tổng hợp

trong nhà

Không cần KHông ổn định

cả về số lượng

và chất lượng Gốc cây, lá của

các loại cây

trồng (Phần còn

lại sau khi thu

hoạch cây trồng)

Chặt nhỏ những vật liệu dai Nếu khô cần tưới nước trước khi

sử dụng

Nếu vật liệu dai, phân hủy sẽ chậm

Không sử dụng nếu gần đây có phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ trên cây trồng này

trước khi dùng Cây trồng chỉ để

làm phân ủ

Chặt nhỏ nếu cây to

Thường là nên dùng cây họ đậu

loại cỏ này to

Tránh rễ các loài

cỏ lâu năm và hạt già của những cây hàng năm

Phân chuồng Không cần Nguồn dinh

dưỡng và vi sinh vật lý tưởng

Không sử dụng

Nước giải (của

người và vật

nuôi)

Có thể thu gom

ở chuồng trại

Tưới lên đống phân ủ, sẽ thúc đẩy mạnh quá trình phân hủy

Sử dụng lượng vừa phải

bề mặt đất trồng khoảng 10 cm

Ko cần thiết, nhưng rải 1 chút

sẽ làm giảm lượng N bị mất

do đống ủ bị nóng

Nếu lớp đất phủ giầy, không khí không đi vào được đống ủ, quá trình ủ phân

sẽ bị yếm khí

(*)Nguyên liệu không nên sử dụng để ủ phân hữu cơ

Trang 9

- Các loại cây gần đây có phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ

- Thịt vụn, vì nó sẽ hấp dẫn chuột hay côn trùng

- Vật liệu thực vật bị nhiễm bệnh (bệnh virus, nấm rỉ sắt)

- Loại cây có nhiều gai ( Nếu chúng ta băm nhỏ thì có thể sử dụng để ủ phân nhưng sử dụng chúng rất khó)

- Các loại cỏ lâu năm sống dai (Nếu sử dụng nên phơi khô chúng hoặc đốt lấy tro than cho vào đống ủ)

- Vật liệu vô cơ như kim loại, thủy tinh hay nhựa

- Phân hóa học

(*) Để có một tiến trình ủ phân lý tưởng, hỗn hợp khoảng:

- 1/3 lượng vật liệu có kích thước lớn với nhiều cấu trúc (cành, vỏ cây được cắt ngắn, vật liệu lớn được tách ra từ phân ủ trước)

- 1/3 lượng vật liệu có kích thước trung bình với tỷ lệ C/N cao (rơm, lá cây, tàn dư cây trồng, )

- 1/3 lượng vật liệu có tỷ lệ C/N thấp (rác thải gia đình, phân động vật,…)

- Trên 10 % là đất

B3: SẮP XẾP VẬT LIỆU THÀNH ĐỐNG Ủ

- Tạo đống phân ủ bằng lớp vật liệu- Mỗi lớp dày 15-25 cm

- Lớp đầu tiên là vật liệu gỗ thô: gậy nhỏ, nhánh cành, đảm bảo lưu thông không khí và thoát nước

- Xếp thêm một lớp khô hơn để ủ phân: rơm, rạ, vó trấu, lá cây, cây ngô

- Xếp thêm 1 lớp phân chuồng bao phủ lên lớp cây

- Thêm vật liệu xanh dễ phân hủy: cỏ tươi, vỏ rau, củ, quả

Trang 10

- Rải 1 ít cám gạo hoặc bột sắn làm dinh dưỡng ban đầu cho VSV hoạt động, tưới chế phẩm lên

- Tiếp tục xếp đều lần lượt các lớp như trên cho tới khi đống phân ủ cao 1-2m Lớp cuối cùng là lớp vật liệu tươi

Chú ý: Để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc để thuận lợi cho quá trình phân hủy của VSV, nên cắt nhỏ vật liệu ủ từ 5-6 cm trước khi ủ

(*)Kích thước đống ủ

- Kích thước hợp lý khoảng rộng 2m; cao 1,5m Nếu rộng quá thì sự lưu thông sẽ kém

- Đống phân không nên nhỏ hơn 1 x 1m

- Chiều cao của đống phân phụ thuộc vào số lượng phân cần thiết

B4: TƯỚI NƯỚC VÀ CHE ĐỐNG Ủ

- Trong điều kiện khô, tưới 2 lần/ tuần

(Đặt 1 bó rơm nhỏ vào giữa đống phân, sau 5 phút lấy bó rơm ra, bó rơm ẩm

là được Nếu không, bổ sung thêm nước vào đống ủ)

- Che đống ủ để tránh bị bay hơi hay trời mưa to, có thể sử dụng cỏ, lá chuối, lớp bùn, bạt, bao tải dứa hoặc nilon Vào mùa đông, cần phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 – 500C

B5: QUẢN LÝ ĐỐNG Ủ

- Đảo phân:

+ Giúp cung cấp Oxy và đảm bảo chất liệu bên ngoài cũng bị phân hủy

+ Lần đảo phân đầu tiên nên thực hiện sau 2-3 tuần, lần đảo tiếp theo 3 tuần sau đó

+ Sau mỗi lần đảo, cần kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm của đống phân

Trang 11

- Độ ẩm:

+ Nếu thấy nước ngấm đều trong rác thải, phế thải và khi cầm thấy mềm

là đạt độ ẩm cần thiết Nếu nước chảy ra là quá ẩm, xòe tay ra thấy vỡ là quá khô

+Nếu khô bổ sung thêm nước

+ Nếu quá ướt dùng cây hoặc cào khêu cho đống phân thoáng khí thoát hơi nhanh

- Nhiệt độ:

+ Đặt 1 chiếc que vào đống phân được ủ sau 10 ngày, rút ra nhiệt độ của cây gậy không quá nóng là đạt yêu cầu

+ Nếu không đủ nóng có thể là do nguyên liệu đem ủ quá khô hoặc quá ướt

+ Nếu nhiệt độ quá cao, thêm nước để làm đống phân mát hơn

Bên trong đống ủ bị khô Không đủ nước Bổ sung nước vào đống ủ Nhiệt độ đống ủ quá cao Không đủ ẩm Bổ sung nước và tiếp tục

đảo đống ủ Đống ủ quá to Cố gắng làm giảm kích

thước đống ủ Nhiệt độ quá thấp Thiếu không khí Đảo đống ủ thường

xuyên Đống ủ quá ướt Bổ sung thêm vật liệu

khô

Độ pH thấp (chua) Bổ sung thêm vôi hoặc

tro gỗ và trộn lại

Có mùi khai hang Quá nhiều đạm Bổ sung mùn cưa, gỗ,

rơm

Trang 12

Độ pH cao (mặn) Bổ sung thêm lá, vôi, tro

gỗ

Có mùi trứng thối Vật liệu ủ ướt, nhiệt độ

đống ủ quá thấp

Bổ sung thêm các vật liệu khô có kích thước lớn

- Những dấu hiệu cho biết phân ủ có thể dùng được:

+ Đống phân ủ thu nhỏ lại một nửa so với kích cỡ ban đầu

+ Vật liệu hữu cơ ban đầu đưa vào không còn nhận ra được nữa (bị phân hủy)

+ Phân ủ chuyển sang màu nâu tối, hơi đen và có mùi dễ chịu

+ Đống phân ủ không tạo nhiệt nữa

- Kiểm tra sự hoàn chỉnh của phân ủ

+ Các vật liệu có kích cỡ lớn như lõi ngô, phoi bào, vật kích cỡ lớn trong lần ủ đầu Khi bạn sàng phân ủ, loại bỏ những vật có kích thước lớn để sử dụng cho lần ủ sau

+ Cho phân ủ vào một cái bầu nhỏ, gieo một vài hạt cải củ ( hoặc hạt của bất kỳ loại cây trồng nào có thể nảy mầm và trưởng thành nhanh) Nếu ¾ số hạt hoặc nhiều hơn nảy mầm và phát triển thành cây, thì phân đó có thể sử dụng

IV: CÁCH SỬ DỤNG PHÂN Ủ

1, CẢI TẠO ĐẤT

- Làm tăng chất hữu cơ trong đất

- Nên sử dụng phân ủ đã hoàn chỉnh để cải tạo đất

- Phân ủ dùng để cải tạo đất nên bón vào đất trước khi gieo trồng

Ngày đăng: 16/08/2017, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w