1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng ứng dụng quản lý học viên trung tâm tin học ngoại ngữ trên nền website ứng dụng cơ sở dữ liệu oracle

78 522 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 5,28 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ VĂN QUẢNG XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRUNG TÂM TIN HỌC - NGOẠI NGỮ TRÊN NỀN WEB SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE Chuyên ngành: Cô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ VĂN QUẢNG

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ HỌC VIÊN

TRUNG TÂM TIN HỌC - NGOẠI NGỮ TRÊN NỀN WEB

SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƠN LA, NĂM 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

LÊ VĂN QUẢNG

XÂY DỰNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ HỌC VIÊN

TRUNG TÂM TIN HỌC - NGOẠI NGỮ TRÊN NỀN WEB

SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: ThS Phạm Quốc Thắng

SƠN LA, NĂM 2017

Trang 3

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và triển khai khóa luận tốt nghiệp:

“Xây dựng ứng dụng quản lý học viên trung tâm Tin học - Ngoại ngữ trên

nền web sử dụng cơ sở dữ liệu Oracle”, đến nay tôi đã hoàn thành khóa luận

tốt nghiệp của mình

Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới ThS Phạm Quốc Thắng

đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa

luận tốt nghiệp này

Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tới lãnh đạo Nhà trường, Ban chủ

nhiệm Khoa cùng các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi có cơ hội

nghiên cứu, học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Do hạn chế về trình độ chuyên môn và thời gian thực hiện nên đề tài không

tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để tôi có

thể hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu này

Xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Lê Văn Quảng

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Bố cục đề tài 2

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE VÀ CÔNG CỤ APEX 4

1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 4

1.1 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 4

1.2 Kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 6

1.3 Kết nối và quản trị Oracle 13

2 Công cụ APEX (Oracle Application Express) 18

2.1 Giới thiệu 18

2.2 Các tính năng nổi bật của APEX 19

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THÔNG QUẢN LÝ HỌC VIÊN TRUNG TÂM TIN HỌC - NGOẠI NGỮ 23

1 Mô tả hệ thống 23

1.1 Các quy trình nghiệp vụ 23

1.2 Nhiệm vụ của hệ thống 24

2 Liệt kê và đặc tả các ca sử dụng 24

2.1 Use case 24

2.2 Đặc tả ca sử dụng 24

3 Biểu đồ CA 28

4 Biểu đồ hoạt động 30

4.1 Đăng nhập 30

4.2 Quản lý thông tin 30

4.3 Đăng ký học 31

4.4 Đóng học phí, lệ phí 31

Trang 5

5.6 Nhập điểm 32

4.7 Cấp chứng chỉ 33

4.8 Lập báo cáo 33

5 Biểu đồ trình tự 34

5.1 Đăng nhập 34

5.1 Quản lý thông tin 34

5.3 Đăng ký học 35

5.4 Đóng học phí, lệ phí 35

5.5 Xếp lớp 36

5.6 Nhập điểm 36

5.7 Cấp chứng chỉ 37

5.8 Lập báo cáo 37

6 Biểu đồ lớp chi tiết 38

7 Thiết kế cơ sở liệu 38

7.1 Nhân viên 38

7.2 Học viên 39

7.3 Giáo viên 39

7.4 Chức vụ 40

7.4 Môn học 40

7.5 Phòng học 40

7.6 Ca học 41

7.7 Khóa học 41

7.9 Lớp 41

7.10 Đăng ký học 42

7.11 Đóng học phí 43

7.12 Xếp lớp 43

CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT VÀ THỬ NGHIỆM ỨNG DỤNG 45

1 Thiết kế giao diện 45

1.1 Trang đăng nhập 45

1.2 Khung hiển thị của website 45

1.3 Quản lý học viên 46

Trang 6

1.5 Quản lý nhân viên 47

1.6 Quản lý chức vụ 48

1.7 Quản lý môn học 49

1.8 Quản lý phòng học 49

1.9 Quản lý kỳ học 50

1.10 Quản lý khóa học 51

1.11 Quản lý ca học 51

1.12 Đăng ký học 52

1.13 Thu học phí, lệ phí 53

1.14 Lớp học 54

1.15 Xác nhận đã thi 55

1.16 Nhập điểm 55

1.17 Cấp chứng chỉ 56

1.18 Lập báo cáo 57

2 Cài đặt và thử nghiệm một số chức năng 58

2.1 Đăng nhập 58

2.2 Quản lý học viên 59

2.3 Quản lý giáo viên 60

2.4 Quản lý nhân viên 61

2.5 Đăng ký học 62

2.6 Thu học phí 63

2.7 Quản lý lớp học 64

2.8 Nhập điểm 65

2.9 Quản lý chứng chỉ 66

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 7

Hình 1: Kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle 6

Hình 2: Thành phần process trong Oracle server 7

Hình 3: Thành phần Oracle Instance trong Oracle server 8

Hình 4: Thành phần Oracle database trong Oracle server 9

Hình 5: Giao diện không gian làm việc của APEX 19

Hình 6: Giao diện Interactive Grids 20

Hình 7: Một số loại biểu đồ trong APEX 21

Hình 8: Tùy biến giao diện trang web của APEX 21

Hình 9: Một số ứng dụng mẫu của APEX 22

Hình 10: Biểu đồ Use Case của nhân viên 29

Hình 11: Phân giã Use Case quản lý thông tin 29

Hình 12: Biểu đồ hoạt động đăng nhập 30

Hình 13: Biểu đồ hoạt động quản lý nhân viên 30

Hình 14: Biểu đồ hoạt động đăng ký học 31

Hình 15: Biểu đồ hoạt động đóng học phí, lệ phí 31

Hình 16: Biểu đồ hoạt động xếp lớp 32

Hình 17: Biểu đồ hoạt động nhập điểm 32

Hình 18: Biểu đồ hoạt động cấp chứng chỉ 33

Hình 19: Biểu đồ hoạt động lập báo cáo 33

Hình 20: Biểu đồ trình tự đăng nhập 34

Hình 21: Biểu đồ trình tự quản lý nhân viên 34

Hình 22: Biểu đồ trình tự đăng ký học 35

Hình 23: Biểu đồ trình tự đóng học phí, lệ phí 35

Hình 24: Biểu đồ trình tự xếp lớp 36

Hình 25: Biểu đồ trình tự nhập điểm 36

Hình 26: Biểu đồ trình tự cấp chứng chỉ 37

Hình 27: Biểu đồ trình tự lập báo cáo 37

Hình 28: Biểu đồ lớp chi tiết 38

Hình 29: Trang đăng nhập 45

Hình 30: Khung hiển thị của website 45

Hình 31: Trang danh sách học viên 46

Hình 32: Trang cập nhật học viên 46

Trang 8

Hình 34: Trang Cập nhật giáo viên 47

Hình 35: Trang danh sách nhân viên 47

Hình 36: Trang cập nhật nhân viên 48

Hình 37: Trang danh sách chức vụ 48

Hình 38: Tràn cập nhật chức vụ 48

Hình 39: Trang danh sách môn học 49

Hình 40: Trang cập nhật môn học 49

Hình 41: Trang danh sách phòng học 49

Hình 42: Trang cập nhật phòng học 50

Hình 43: Trang Danh sách kỳ hoc 50

Hình 44: Trang cập nhật kỳ học 50

Hình 45: Trang danh sách khóa học 51

Hình 46: Trang cập nhật khóa học 51

Hình 47: Trang danh sách ca học 51

Hình 48: Trang cập nhật ca học 52

Hình 49: Trang danh sách đăng ký học 52

Hình 50: Trang cập nhật đăng ký học 52

Hình 51: Trang thu học phí, lệ phí 53

Hình 52: Trang cập nhật đóng học phí, lệ phí 53

Hình 53: Trang danh sách lớp học 54

Hình 54: Trang cập nhật lớp học 54

Hình 55: Trang xếp lớp 55

Hình 56: Trang xác nhận đã thi 55

Hình 57: Nhập điểm 55

Hình 58: Trang danh sách cấp chứng chỉ 56

Hình 59: Trang cập nhật cấp chứng chỉ 56

Hình 60: Báo cáo đăng ký học 57

Hình 61: Báo cáo lớp học 57

Hình 62: Báo cáo bảng điểm 58

Hình 63: Giao diện đăng nhập 58

Hình 64: Giao diện danh sách học viên 59

Hình 65: Giao diện cập nhật học viên 59

Hình 66: Giao diện danh sách giáo viên 60

Trang 9

Hình 68: Giao diện danh sách nhân viên 61

Hình 69: Giao diện cập nhật nhân viên 61

Hình 70: Giao diện danh sách đăng ký học 62

Hình 763: Giao diện cập nhật đăng ký học 62

Hình 72: Giao diện danh sách học phí, lệ phí 63

Hình 73: Giao diện thu học phí 63

Hình 74: Giao diện danh sách lớp học 64

Hình 75: Giao diện cập nhật lớp học 64

Hình 76: Giao diện xếp lớp 65

Hình 77: Giao diện nhập điểm 65

Hình 78: Giao diện danh sách cấp chứng chỉ 66

Hình 79: Giao diện cập nhật cấp chứng chỉ 66

Trang 10

Bảng 1: Bảng nhân viên 38

Bảng 2: Bảng học viên 39

Bảng 3: Bảng giáo viên 39

Bảng 4: Bảng chức vụ 40

Bảng 5: Bảng môn học 40

Bảng 6: Bảng phòng học 40

Bảng 7: Bảng ca học 41

Bảng 8: Bảng khóa học 41

Bảng 9: Bảng kỳ học 41

Bảng 10: Bảng lớp 42

Bảng 11: Bảng đăng ký học 43

Bảng 12: Bảng đóng học phí 43

Bảng 13: Bảng xếp lớp 44

Trang 11

Thời đại thông tin ngày nay, bài toán cơ bản và cốt yếu là: Làm thế nào lưu trữ thông tin an toàn và chắc chắn đồng thời lại truy cập chính xác và dễ dàng Theo thời gian, yêu cầu của bài toán ngày càng cao với lượng thông tin cần lưu trữ, xử lý ngày càng nhiều và đa dạng

Trong khi đó, hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle là một trong những giải pháp tốt nhất, được công nhận trên thị trường tin học thế giới hiện nay Oracle đã nghiên cứu và phát triển, cho phép người sử dụng quản lí, sử dụng, chia sẻ và bảo vệ thông tin một cách có hiệu quả Cơ sở dữ liệu Oracle được thiết kế để triển khai cho mọi môi trường Việc cài đặt, quản lý rất dễ dàng, các công cụ để phát triển các ứng dụng một cách hoàn thiện và nhanh chóng Cơ sở dữ liệu Oracle phù hợp cho mọi loại dữ liệu, các ứng dụng và các môi trường khác nhau bao gồm cả windows và linux với chi phí tối thiểu Ngoài ra Oracle có một số tính năng như: Có khả năng

xử lý dữ liệu rất lớn, có thể lên đến hàng trăm terabyte mà vẫn đảm bảo tốc độ xử

lý dữ liệu rất cao Khả năng bảo mật rất tốt, Oracle đạt độ bảo mật cấp C2 theo tiêu chuẩn bảo mật của bộ quốc phòng Mỹ

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu xã hội, các nhà đầu tư giáo dục đã mở ra ngày càng nhiều các trung tâm Tin học – Ngoại ngữ Như chúng ta biết trung tâm Tin học – Ngoại ngữ có lượng dữ liệu về học viên ngày càng tăng theo thời gian, tuy

Trang 12

nhiên hầu hết các trung tâm còn quản lý theo phương thức thô sơ: lưu trữ và quản

lý trên các giấy tờ và hồ sơ Phương thức quản lý này khó khăn, mất nhiều thời gian, chi phí và tốn nhân công dẫn đến chưa đạt hiệu quả cao

Chính vì thế tôi đã chọn và thực hiện đề tài “Xây dựng ứng dụng quản lý học viên trung tâm Tin học - Ngoại ngữ trên nền web sử dụng cơ sở dữ liệu Oracle”

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

- Nghiên cứu và phát triển ứng dụng “Quản lý học viên trung tâm Tin học - Ngoại ngữ trên nền web sử dụng cơ sở dữ liệu Oracle”

3 Đối tƣợng nghiên cứu

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle và công cụ APEX

- Hệ thống quản lý học viên trung Tin học – Ngoại ngữ

- Chương 1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle và công cụ APEX

- Chương 2 Phân tích và thiết kế hệ thống quản lý học viên Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ

- Chương 3 Cài đặt và thử nghiệm ứng dụng

Trang 13

 Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 14

NỘI DUNG CHƯƠNG I: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ORACLE VÀ CÔNG CỤ APEX

1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

1.1 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

Oracle Database hay còn gọi là Oracle RDBMS là 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, được phát triển và phân phối bởi tập đoàn Oracle Là một trong những phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu hàng đầu thế giới cho phép quản lý thông tin một cách toàn diện, cung cấp khả năng mở, tính bao hàm toàn diện, và gần gũi

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle gồm một số đặc trưng sau:

1.1.1 Truy xuất dữ liệu

a) SQL

SQL (SEQUEL – Structured English Query Language) Là ngôn ngữ truy xuất

dữ liệu cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, SQL trong Oracle tương thích với SQL theo chuẩn ANSI (American National Standards Institute - Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ)

SQL chia thành 4 lớp:

 Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DAL – Data Definition Language)

- Mức quan niệm: CREATE DATABASE, TABLE,…

- Mức ngoài: CREATE VIEW, GRANT,

- Mức trong: CREATE INDEX,

 Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML – Data Manipulation Language)

- Truy suất: SELECT

- Cập nhật: INSERT, UPDATE, DELETE

 Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu (DCL – Data Control Language)

 Ngôn ngữ điều khiển hệ thống (SYCL – System Control Language)

b) PL/SQL

Trang 15

PL/SQL (Procedure Language/SEQUEL – Structured English Query Language) Là ngôn ngữ mở rộng của SQL, kết hợp SQL với ngôn ngữ lập trình có cấu trúc

1.1.2 Tính đồng hành

- Dữ liệu đọc và bổ sung nhất quán, thực hiện tốt các yêu cầu của người dùng

- Điều khiển tính ra vào, với những người dùng khi truy xuất cùng một đơn vị

dữ liệu, sao cho tại cùng một thời điểm cho giản ước thời gian chờ là tối thiểu đến mức gần bằng 0

- Đảm bảo dữ liệu nhất quán trong thời gian đọc

- Đảm bảo người đọc không chờ người viết và ngược lại

- Đảm bảo người viết phải chờ người viết khác nếu cùng cập nhật đến một đơn

vị dữ liệu

1.1.3 Tính an toàn

 Đảm bảo tính an toàn nhờ các kiểm soát:

- Quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu

- Quyền trên cơ sở dữ liệu nào

- Quyền trên đối tượng nào trong cơ sở dữ liệu, bao gồm:

o Quyền hệ thống: Cho phép tác động đến hệ thống là quyền rất mạnh

o Quyền đối tượng: Cho phép tác động lên một đối tượng cụ thể

1.1.4 Sao lưu và khôi phục dữ liệu

 Sao lưu:

- Trong khi Sao lưu, cơ sở dữ liệu vẫn có thể hoạt động bình thường,

- Tạo file backup gồm 2 dạng:

o Full backup: Toàn bộ file tạo cơ sở dữ liệu

o Partial backup: Chỉ sao lưu một phần của dữ liệu

 Khôi phục

- Là quá trình hồi phục lại cơ sở dữ liệu từ file sao lưu

- Thứ tự khôi phục dữ liệu phụ thuộc vào:

Trang 16

o Kiểu backup

o Thời gian biểu

1.1.5 Cơ sở dữ liệu phân tán

 Xử lí phân tán

- Dùng nhiều bộ xử lí tiến trình thành các tập công việc có liên quan Phân công công việc cho các bộ xử lí khác cùng hợp tác làm việc Oracle hỗ trợ công việc xử lí phân tán bằng kiến trúc Client/ Server

- Client tập trung cho công việc ra yêu cầu trình bày dữ liệu

- Server tiếp nhận các yêu cầu từ Client, xử lí và trả về kết quả cho Client

 Cơ sở dữ liệu phân tán

- Là một mạng cơ sở dữ liệu quản lí bởi nhiều server cơ sở dữ liệu, xuất hiện đối với người dùng như một cơ sở dữ liệu duy nhất

- Dữ liệu có thể truy xuất bổ sung đồng thời tại cùng một thời điểm

1.2 Kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

Hệ quản trị cơ sở dữ Oracle liệu gồm 3 phần chính: Process, Oracle Instance

và Oracle database

Hình 1: Kiến trúc hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle

Trang 17

1.2.1 Process

Hình 2: Thành phần process trong Oracle server

 User process: Khi người dùng chạy một chương trình ứng dụng (chẳng hạn như một chương trình Pro*C) hoặc một công cụ Oracle (như Oracle Enterprise Manager hoặc SQL*Plus), Oracle Database sẽ tạo ra một quá trình sử dụng để chạy các ứng dụng của người dùng

 Server process: Oracle database tạo ra server process để xử lý những request của user process khi kết nối đến instance Nếu user process và server process là cùng 1 máy, thì có thể gộp chung thành 1 process để giảm tải cho server Nếu user process đến từ 1 máy khác server, thì Oracle database sẽ luôn tạo ra 1 server process để phục vụ cho 1 user process khi kết nối đến

1.2.2 Oracle Instance

Oracle Instance bao gồm một cấu trúc bộ nhớ SGA (System Global Area) và các tiến trình nền (background processes) dùng để quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Instance được xác định qua tham số môi trường ORACLE_SID của hệ điều hành

Trang 18

Hình 3: Thành phần Oracle Instance trong Oracle server

1.2.2.1 System Global Area

SGA là vùng bộ nhớ chia sẻ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và các thông tin điều khiển của Oracle server SGA được cấp phát (allocated) trong bộ nhớ của máy tính mà Oracle server đang hoạt động trên đó Các User kết nối tới Oracle sẽ chia

sẻ các dữ liệu có trong SGA, việc mở rộng không gian bộ nhớ cho SGA sẽ làm nâng cao hiệu suất của hệ thống, lưu trữ được nhiều dữ liệu trong hệ thống hơn đồng thời giảm thiểu các thao tác truy xuất đĩa (disk I/O)

SGA bao gồm một vài cấu trúc bộ nhớ chính:

- Shared pool: Là một phần của SGA lưu các cấu trúc bộ nhớ chia sẻ

- Database buffer cache: Lưu trữ các dữ liệu được sử dụng gần nhất

- Redo log buffer: Được sử dụng cho việc dò tìm lại các thay đồi trong cơ sở

dữ liệu và được thực hiện bởi các background process

1.2.2.2 Background process

Background process (các tiến trình nền) thực hiện các chức năng thay cho lời gọi tiến trình xử lý tương ứng Nó điều khiển vào ra, cung cấp các cơ chế xử lý song song nâng cao hiệu quả và độ tin cậy Tùy theo từng cấu hình mà Oracle instance có các Background process như:

Trang 19

- Database Writer (DBW0): Ghi lại các thay đổi trong data buffer cache ra các file dữ liệu

- Log Writer (LGWR): Ghi lại các thay đổi được đăng ký trong redo log buffer vào các redo log files

- System Monitor (SMON): Kiểm tra sự nhất quán trong database

- Process Monitor (PMON): Dọn dẹp lại tài nguyên khi các tiến trình của Oracle gặp lỗi

- Checkpoint Process (CKPT): Cập nhật lại trạng thái của thông tin trong file điều khiển và file dữ liệu mỗi khi có thay đổi trong buffer cache

1.2.3 Oracle database

Oracle database là tập hợp các dữ liệu được xem như một đơn vị thành phần (Unit) Database có nhiệm vụ lưu trữ và trả về các thông tin liên quan Database được xem xét dưới hai góc độ cấu trúc logic và cấu trúc vật lý Tuy vậy, hai cấu trúc dữ liệu này vẫn tồn tại tách biệt nhau, việc quản lý dữ liệu theo cấu trúc lưu trữ vật lý không gây ảnh hưởng tới cấu trúc logic

Oracle database được xác định bởi một tên duy nhất và được quy định trong tham số DB_NAME của parameter file

Hình 4: Thành phần Oracle database trong Oracle server

Trang 20

Một số tính chất của datafiles:

- Mỗi datafile chỉ có thể được sử dụng trong một database

- Bên cạnh đó, datafiles cũng còn có một số tính chất cho phép tự động mở rộng kích thước mỗi khi database hết chỗ lưu trữ dữ liệu

- Một hay nhiều datafiles tạo nên một đơn vị lưu trữ logic của database gọi là tablespace

- Một datafile chỉ thuộc về một tablespace

Dữ liệu trong một datafile có thể đọc ra và lưu vào vùng nhớ bộ đệm của Oracle Ví dụ: Khi một user muốn truy cập dữ liệu trong một table thuộc database Trong trường hợp thông tin yêu cầu không có trong cache memory hiện thời, nó sẽ được đọc trực tiếp từ các datafiles ra và lưu trữ vào trong bộ nhớ

Tuy nhiên, việc bổ sung hay thêm mới dữ liệu vào database không nhất thiết phải ghi ngay vào các datafile Các dữ liệu có thể tạm thời ghi vào bộ nhớ để giảm thiểu việc truy xuất tới bộ nhớ ngoài (ổ đĩa) làm tăng hiệu năng sử dụng hệ thống Công việc ghi dữ liệu này được thực hiện bởi DBW/ 1 background process

b) Redo Log Files

Mỗi Oracle database đều có một tập hợp từ 02 redo log files trở lên Các redo log files trong database thường được gọi là database's redo log Một redo log được tạo thành từ nhiều redo entries (gọi là các redo records)

Trang 21

Chức năng chính của redo log là ghi lại tất cả các thay đổi đối với dữ liệu trong database Redo log files được sử dụng để bảo vệ database khỏi những hỏng hóc do sự cố Oracle cho phép sử dụng cùng một lúc nhiều redo log gọi là multiplexed redo log để cùng lưu trữ các bản sao của redo log trên các ổ đĩa khác nhau

Các thông tin trong redo log file chỉ được sử dụng để khôi phục lại database trong trường hợp hệ thống gặp sự cố và không cho phép viết trực tiếp dữ liệu trong database lên các datafiles trong database Ví dụ: Khi có sự cố xảy ra như mất điện bất chợt chẳng hạn, các dữ liệu trong bộ nhớ không thể ghi trực tiếp lên các datafiles và gây ra hiện tượng mất dữ liệu Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu bị mất này đều có thể khôi phục lại ngay khi database được mở trở lại Việc này có thể thực hiện được thông qua việc sử dụng ngay chính các thông tin mới nhất có trong các redo log files thuộc datafiles Oracle sẽ khôi phục lại các database cho đến thời điểm trước khi xảy ra sự cố

Công việc khôi phục dữ liệu từ các redo log được gọi là rolling forward

c) Control Files

Mỗi Oracle database đều có ít nhất một control file Control file chứa các mục thông tin quy định cấu trúc vật lý của database như:

- Tên của database

- Tên và nơi lưu trữ các datafiles hay redo log files

- Time stamp (mốc thời gian) tạo lập database,

Mỗi khi nào một instance của Oracle database được mở, control file của nó sẽ được sử dụng để xác định data files và các redo log files đi kèm Khi các thành phần vật lý cả database bị thay đổi (ví dụ như tạo mới datafile hay redo log file), Control file sẽ được tự động thay đổi tương ứng bởi Oracle

Control file cũng được sử dụng đến khi thực hiện khôi phục lại dữ liệu

Trang 22

1.2.3.2 Cấu trúc logic databse

Cấu trúc logic của Oracle database bao gồm các đối tượng tablespaces, schema objects, data blocks, extents, và segments

a) Tablespaces

Một database có thể được phân chia về mặt logic thành các đơn vị gọi là các tablespaces Tablespaces thường bao gồm một nhóm các thành phần có quan hệ logic với nhau Một số đặc điểm của tablespaces:

- Mỗi database có thể phân chia về mặt logic thành một hay nhiều tablespace

- Mỗi tablespace có thể được tạo nên, về mặt vật lý, bởi một hoặc nhiều datafiles

- Kích thước của một tablespace bằng tổng kích thước của các datafiles của

- Kích thước của database cũng có thể xác định được bằng tổng kích thước của các tablespaces của nó

b) Schema và Schema Objects

Schema là tập hợp các đối tượng (objects) có trong database Schema objects

là các cấu trúc logic cho phép tham chiếu trực tiếp tới dữ liệu trong database Schema objects bao gồm các cấu trúc như tables, views, sequences, stored procedures, synonyms, indexes, clusters và database links

c) Oracle Data Blocks

Là mức phân cấp logic thấp nhất, các dữ liệu của Oracle database được lưu trữ trong các data blocks Một data block tương ứng với một số lượng nhất định các bytes vật lý của database trong không gian đĩa cứng Kích thước của một data block được chỉ ra cho mỗi Oracle database ngay khi database được tạo lập Database sử dụng, cấp phát và giải phóng vùng không gian lưu trữ thông qua các Oracle data blocks

Trang 23

d) Extents

Là mức phân chia cao hơn về mặt logic các vùng không gian trong database Một extent bao gồm một số data blocks liên tiếp nhau, cùng được lưu trữ tại một thiết bị lưu giữ Extent được sử dụng để lưu trữ các thông tin có cùng kiểu

e) Segments

Là mức phân chia cao hơn nữa về mặt logic các vùng không gian trong database Một segment là một tập hợp các extents được cấp phát cho một cấu trúc logic

- Password file: Xác định quyền của từng user trong database Cho phép người

sử dụng khởi động và tắt một Oracle instance

- Archived redo log files: Là bản offline của các redo log files chứa các thông tin cần thiết để phục hồi dữ liệu

1.3 Kết nối và quản trị Oracle

Trang 24

- Kết nối ba lớp (Client – Application server – Server): Client nằm trên máy tính khác với máy chủ Oracle Server, nó giao tiếp với một ứng dụng hay một máy chủ mạng (network server) và điều khiển ứng dụng hay máy chủ này kết nối tới Oracle server

1.3.1.2 Kết nối tới database

Để kết nối tới database trước tiên, cần phải tạo liên kết tới Oracle Server Liên kết tới Oracle Server được tạo theo các bước sau:

- User sử dụng công cụ SQLPlus hay sử dụng các công cụ khác của Oracle để khởi tạo tiến trình Trong mô hình Client-Server, các công cụ hay ứng dụng này được chạy trên máy Client

- User thực hiện login vào Oracle server với việc khai báo username, password

và tên liên kết tới database Các ứng dụng tools sẽ tạo một tiến trình để kết nối tới Oracle server qua các tham số này Tiến trình này được gọi là tiến trình phục vụ Tiến trình phục vụ sẽ giao tiếp với Oracle server thay cho tiến trình của user chạy trên máy Client

Trang 25

- Password File: Tiện ích sử dụng để tạo file mật khẩu trong database

Trong đó Server Manager Line Mode và Oracle Enterprise Manager là 2 công

cụ thường dùng nhất để quản trị cơ sở dữ liệu

1.3.2.1 Server Manager Line Mode

Chương này mô tả cách sử dụng Server Manager trong chế độ dòng lệnh Chế

độ dòng lệnh hữu ích cho việc thực hiện các hoạt động không cần giám sát, chẳng hạn như chạy hàng loạt các công việc, hàng loạt hoặc các tập lệnh Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chế độ dòng lệnh khi một công cụ sử dụng đồ họa không có sẵn

1.3.2.2 Oracle Enterprise Manager

Oracle Enterprise Manager (OME) là phương tiện cho phép có được cái nhìn tổng thể về toàn bộ hệ thống Trong đó có cây phân cấp và các hình ảnh đồ họa về các đối tượng và quan hệ giữa chúng trong hệ thống

OME có các tiến trình Intelligent Agent processes cho phép quản lý từ xa các dịch vụ chung - common services như jobs, events, một cách dễ dàng

OME cũng bao gồm cả những ứng dụng quản lý chuyên biệt: DBA Management Pack, Advanced Management Packs

Bên cạnh đó, OME còn cung cấp một lượng lớn các hàm API cho phép tích hợp với các hệ thống quản lý ứng dụng khác Bao gồm cả các hệ thống quản lý của Oracle và không phải của Oracle

OEM Console có trong cả Windows NT và Windows 95

 Kiến trúc OME

Kiến trúc OME là mở rộng của kiến trúc Client/Server, nó có kiến trúc ba lớp

- Lớp thứ nhất chứa các Java-based console và các ứng dụng tích hợp cho phép cài đặt và chạy bởi các Web browser

- Lớp thứ hai là Oracle Management Server - OMS Chức năng chính của OMS là xử lý và quản trị tất cả các tác vụ của hệ thống, tập trung quản lý và phân phối điều khiển giữa các clients và các nút điều khiển - managed nodes OEM sử dụng Oracle Enterprise Manager repository để duy trì dữ liệu hệ thống, dữ liệu ứng

Trang 26

dụng và các trạng thái của các thực thể điều khiển phân tán trong hệ thống, cho phép người dùng có thể truy cập và chia sẻ các vùng dữ liệu lưu trữ

- Lớp thứ ba bao gồm các đích như databases, nodes và các dịch vụ quản lý khác

 Các dịch vụ chung

OEM có các dịch vụ cho phép quản lý các nodes trên mạng (network)

- Dịch vụ phát hiện - Discovery service: OEM tự động phát hiện (định vị) tất

cả các database và các dịch vụ chạy trên các nodes, một khi các nodes được xác định Các dịch vụ này bao gồm Web servers, listeners, machines, parallel servers, video servers, và các services khác

- Job Scheduling System: Cho phép thực hiện tự động lặp lại các tác vụ Hệ thống cho phép tạo và quản lý các jobs, lên kế hoạch thực hiện chúng và cho phép xem, chia sẻ thông tin xác định Jobs

- Event Management System: Cho phép quản lý môi trường mạng (network environment) xử lý các trường hợp mất dịch vụ, thiếu hoặc hết vùng lưu trữ, và các vấn đề khác như sử dụng tài nguyên CPU Mỗi khi các events được phát hiện, người quản trị có thể thông báo hoặc sửa nó

- Bảo mật - Security: Các tham số bảo mật xác định cho từng dịch vụ (services), đối tượng (objects), và từng user quản trị (administrators)

- Dịch vụ kho lưu trữ chia sẻ (Shared Repository)

OEM là một hệ thống đa người dùng - multiuser system Mỗi quản trị viên có một account riêng để đăng nhập vào hệ thống Tùy theo việc thiết đặt quyền hạn,

mà quản trị viên có thể truy cập vào các dữ liệu lưu trong kho trung tâm, kho được chia sẻ cho tất cả các quản trị viên của OEM để thực hiện công việc quản lý

 Oracle Configuration Assistant

Configuration Assistant là công cụ cho phép tạo các shared repositories, đặt lại cấu hình cho database và thiết đặt cấu hình cho các local console (đơn vị điều khiển cục bộ) Configuration Assistant được tự động khởi động ngay sau khi hoàn

Trang 27

tất quá trình cài đặt của Universal Installer Ta cũng có thể khởi động ứng dụng này bằng tay (chạy lệnh %emrepmgr từ dấu nhắc hệ thống)

 Oracle Enterprise Manager Console

Bao gồm cả cây phân cấp và hình ảnh đồ họa biểu diễn các đối tượng trong hệ thống

1 Các nút có biểu tượng: Cho phép gọi các ứng dụng khác để cùng thực hiện

việc quản trị các tác vụ (task) Việc này cũng có thể thực hiện thông qua mục chọn tương ứng trên menu

2 Navigator hay object explorer: Được tổ chức dưới dạng cây phân cấp Nó

cho phép xem các Oracle services trong mạng làm việc Navigator cho phép quản trị viên có thể browse các Oracle services như: Databases, listeners, nodes, và name servers, qua đó có thể sửa đổi các tính chất của các đối tượng Ví dụ: Người dùng

có thể thay đổi nội dung của bảng

3 Job system: Cho phép thực hiện các tác vụ từ xa liên quan tới listeners,

databases Job system dựa trên các thủ tục trong Tool Control Language (TCL) engine

4 Menu cho phép khởi tạo các ứng dụng quản trị khác và thực hiện nhiều tác

vụ khác nhau

5 Map hay topographical view cho phép các Oracle services có thể được gộp

lại tùy theo quan hệ về không gian, chức năng, hay cả hai Map view cho phép người sử dụng tập trung vào các đối tượng cần quản lý

6 Event system điều khiển và thông báo các trạng thái của hệ thống

Trang 28

- Schema Manager: Dùng để tạo lập và quản lý các đối tượng như tables, indexes và views

- Security Manager: Dùng để quản lý các users và phân quyền cho các users này Storage Manager; Dùng để tổ chức các database files và quản lý các rollback segments

- SQL Worksheet: Giao tiếp theo kiểu dòng lênh, nó cho phép thực hiện các câu lệnh SQL và PLSQL cũng như là các câu lệnh của Server Manager

- Backup Manager: Dùng để sao lưu, phục hồi và bảo trì databases, quản lý các redolog files

- Data Manager: Dùng để nạp và tổ chức lại dữ liệu trong databases

 Các công cụ làm tăng cường hiệu suất làm việc của database

- Performance Manager: Biểu diễn hiệu suất làm việc của database dưới dạng biểu đồ đồ hoạ

- Top - Session Manager: Hiển thị thông tin chi tiết về 10 session có sử dụng tài nguyên hệ thống, sắp xếp theo thứ tự giảm dần Công cụ này còn cho phép kill session

- Loock Manager: Cho biết các thông tin liên quan đến việc khoá (lock) các đối tượng trong database Các thông tin được biểu diễn dưới dạng đồ hoạ

- Tablespaces Manager: Công cụ giúp cho dễ dàng quản lý các tablespace có trong database

2 Công cụ APEX (Oracle Application Express)

2.1 Giới thiệu

Oracle Application Express, trước đây được gọi là HTML DB, là một công cụ phát triển ứng dụng web nhanh chóng cho cơ sở dữ liệu Oracle Chỉ sử dụng trình duyệt web, bạn có thể phát triển và triển khai các ứng dụng chuyên nghiệp vừa nhanh vừa an toàn Ứng dụng của Oracle kết hợp tính năng của một cơ sở dữ liệu

cá nhân, năng suất, dễ sử dụng và tính linh hoạt với các tính năng của cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, an ninh, tính toàn vẹn, khả năng mở rộng, sẵn có và được xây dựng cho web Application Express là một công cụ để xây dựng các ứng dụng dựa trên

Trang 29

web và môi trường phát triển ứng dụng cũng thuận tiện trên nền web

ORACLE APEX là công cụ phát triển ứng dụng Web dạng khai báo, nghĩa là việc phát triển ứng dụng trên ORACLE APEX phần lớn chỉ liên quan tới việc thiết lập các giá trị cần thiết và phù hợp cho những thuộc tính mô tả các component khác nhau trên form, report, calendar, chart,… trong các dự án phát triển ứng dụng trên APEX Oracle sẽ thực hiện những công việc cần thiết phần còn lại để người dùng

có thể triển khai sử dụng ứng dụng thực tế 1 cách dễ dàng nhất, thuận tiện nhất Với ORACLE APEX, người dùng có thể phát triển các dự án database web application từ đơn giản tới phức tạp như: Web bảng tính (spreadsheet) để hỗ trợ môi trường cộng tác cho đến các ứng dụng phức tạp, các giải pháp thương mại điện

tử hoành tráng như Oracle Store Ngoài ra, các ứng dụng được phát triển trên APEX có thể đáp ứng được các bài toán với qui mô lớn mà luôn đảm bảo an ninh tốt do được tích hợp và kế thừa những đặc điểm nổi trội này từ Oracle Database

2.2 Các tính năng nổi bật của APEX

 Các công cụ mạnh mẽ và các tính năng phát triển

Application Express cung cấp tất cả các công cụ bạn cần để sản xuất: IDE dựa trên trình duyệt hiện đại, bố cục kéo và thả trực quan, trình biên tập mã phức tạp và trình biên tập tài sản phong phú Cho dù bạn là một nhà phát triển công dân hay một nhà phát triển doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, Application Express giảm thiểu

sự phức tạp liên quan đến các ứng dụng đa diện

Hình 5: Giao diện không gian làm việc của APEX

Trang 30

- IDE dựa trên trình duyệt

- Giao diện kéo thả trực quan

- Thực hiện các thay đổi mà không cần phải biên dịch

- Báo cáo mạnh mẽ về siêu dữ liệu của ứng dụng

- Hỗ trợ đầy đủ SQL, PL / SQL và JavaScript

- Tích hợp liền mạch với các tính năng mạnh mẽ của cơ sở dữ liệu Oracle (khai thác dữ liệu, không gian, RAS và nhiều hơn nữa)

- Mở rộng với các trình tải thêm

- Giao diện người dùng di động với jQuery Mobile

 Interactive Grids

Cung cấp Interactive Grid mặc định cho phép bạn dễ dàng thao tác dữ liệu đơn giản bằng cách nhấp vào một ô và chỉnh sửa giá trị của nó

Hình 6: Giao diện Interactive Grids

 Biểu đồ Oracle JET

Cung cấp khả năng biểu đồ mạnh mẽ trong ứng dụng Express với tích hợp biểu đồ Oracle JET Bạn có thể dễ dàng thêm các biểu đồ đẹp, nhanh, có khả năng tùy chỉnh cao, và vô cùng linh hoạt cho các ứng dụng của bạn một cách dễ dàng

Trang 31

Hình 7: Một số loại biểu đồ trong APEX

Các biểu đồ này có đầy đủ HTML5 có khả năng và hoạt động trên bất kỳ trình duyệt hiện đại, nền tảng hay kích thước màn hình nào

Các biểu đồ cung cấp rất nhiều cách khác nhau để hình dung bộ dữ liệu, bao gồm thanh, dòng, khu vực, phạm vi, kết hợp, phân tán, radar, kênh và biểu đồ…

 Dễ dàng thiết kế và tùy biến

Tùy chỉnh giao diện người dùng của ứng dụng mà không cần viết một dòng CSS hoặc Javascript Bạn có thể thay đổi mọi thứ từ cách một nút cho toàn bộ chủ

đề của ứng dụng, với một vài điểm và nhấp chuột Tất cả các vật dụng và phong cách được cung cấp bởi Application Express đã được thử nghiệm rộng rãi, có nghĩa

là ứng dụng của bạn sẽ trông đẹp bất kể thiết bị hoặc trình duyệt bạn sử dụng là gì

Hình 8: Tùy biến giao diện trang web của APEX

- Hoàn toàn tùy biến giao diện người dùng

Trang 32

- Tất cả giao diện người dùng đáp ứng mới với bố cục thông minh

- Font, thư viện icon APEX với hơn 1100 biểu tượng

 Một bộ ứng dụng năng suất toàn diện

Để giúp bạn bắt đầu, Application Express cung cấp một bộ gồm 35 ứng dụng sản xuất và mẫu Chúng có thể được sao chép, chỉnh sửa, và sử dụng làm cơ sở cho các ứng dụng bạn muốn phát triển hoặc như một giải pháp nhanh chóng cho nhu cầu kinh doanh của bạn

Hình 9: Một số ứng dụng mẫu của APEX

Trang 33

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THÔNG QUẢN LÝ HỌC VIÊN

TRUNG TÂM TIN HỌC - NGOẠI NGỮ

Khi học viên đến đăng ký cần khai báo các thông tin cá nhân: họ tên, nơi sinh, địa chỉ, số điện thoại, số CMND… Và chọn môn học muốn đăng kí

Học viên sẽ đóng học phí tương ứng với cấp học của loại lớp Nhân viên trung tâm ghi nhận thông tin học viên, thu tiền và lập biên lai thu học phí

Sau khi xếp lớp nhân viên sẽ thông báo lịch học đến học viên

1.1.2 Xếp lớp

Giáo vụ sẽ dựa trên số học viên đăng kí để mở lớp Nếu quá ít học viên thuộc cùng một cấp lớp (dưới 10 học viên) thì sẽ không mở lớp Khi đó, giáo vụ sẽ liên lạc với học viên để thông báo và hoàn trả học phí cho học viên

Một lớp có số lượng học viên tối đa nhất định, nếu nhiều hơn sẽ phải tách thành 2 lớp Nếu đủ điều kiện mở lớp nhân viên sẽ chọn (địa điểm) phòng học, thời gian học, giáo viên giảng dạy,

1.1.3 Tổ chức thi cuối khóa và cấp bằng

Những học viên nào đã nộp học phí và lệ phí thi mới được phép thi cuối khóa Thi cuối khóa sẽ tổ chức thi tập trung Trung tâm sẽ tổ chức, lên lịch thi và thông báo đến học viên

Sau khi có kết quả, nhân viên sẽ nhập điểm vào hệ thống và cấp chứng chỉ cho học viên hoặc thông báo cho học viên để học viên đăng kí thi lại

Trang 34

1.1.4 Lập báo cáo

Sau mỗi khóa học người quản lý lấy báo cáo gồm: Báo cáo danh sách học viên đăng kí, bảng điểm, danh sách lớp học, danh sách môn học Hoặc có thể thống kê bất cứ lúc nào có yêu cầu

1.2 Nhiệm vụ của hệ thống

Bài toán quản lý học viên đặt ra các nhiệm vụ cơ bản như sau:

- Thể hiện được mô hình quản lý học viên theo từng lớp

- Hệ thống phải cho phép tạo ra các báo cáo tổng kết như: số học viên mỗi đợt tuyển, danh sách lớp học viên, bảng điểm theo lớp

- Tác nhân: Nhân viên

- Điều kiện tiên quyết: Không

Trang 35

- Kết quả: Đăng nhập được vào hệ thống

- Ngoại lệ: Nếu username và pass không hợp lệ, yêu cầu người dùng nhập lại

- Tần suất sử dụng: Cao

2.2.2 Quản lý thông tin

- Tên mục: Quản lý thông tin

- Mô tả: Nhân viên thực hiện quản lý các thông tin: Thêm, sửa, xóa nhân viên, học viên, giáo viên, môn học, lớp học, phòng học, ca học, khóa học, kỳ học

- Tác nhân: Nhân viên

- Sự kiện kích hoạt: Nhân viên chọn các chức năng quản lý nhân viên, học viên, giáo viên, môn học, lớp học, phòng học, ca học, khóa học, kỳ học

- Điều kiện tiên quyết: Đã đăng nhập

 Chỉnh sửa thông tin của đối tượng và bấm lưu

 Kết quả: Cập nhật thông tin đối tượng

Trang 36

- Tần suất sử dụng: Cao

2.2.3 Đăng ký học

- Tên mục: Đăng ký học

- Mô tả: Nhân viên thực hiện đăng ký môn học cho học viên

- Tác nhân: Nhân viên

- Sự kiện kích hoạt: Nhân viên chọn chức năng “Đăng ký học”

- Điều kiện tiên quyết: Đã đăng nhập và đã có học viên trong cơ sở dữ liệu

- Dòng sự kiện chính:

 Nhân viên đăng nhập vào hệ thống, lựa chọn chức năng đăng ký học

 Nhân viên chọn học viên cần đăng ký và các thông tin như: Môn học, ca học, kỳ học, khóa học

- Kết quả: Đăng ký học cho học viên thành công

- Tần suất sử dụng: Trung bình

2.2.4 Thu học phí, lệ phí

- Tên mục: Thu học phí, lệ phí

- Mô tả: Nhân viên thực hiện thu học phí hoặc lệ phí

- Tác nhân: Nhân viên

- Sự kiện kích hoạt: Nhân viên chọn chức năng “Thu học phí, lệ phí”

- Điều kiện tiên quyết: Đã đăng nhập và đã có học viên đăng ký học trong cơ

sở dữ liệu

- Dòng sự kiện chính:

Nhân viên đăng nhập vào hệ thống, lựa chọn chức năng Thu học phí, lệ phí

 Nhân viên chọn học viên muốn đóng học phí hoặc lệ phí Bấm chọn một trong hai chức năng

Trang 37

- Mô tả: Nhân viên xếp học viên vào các lớp đã tạo

- Tác nhân: Nhân viên

- Sự kiện kích hoạt: Nhân viên chọn chức năng “Xếp lớp”

- Điều kiện tiên quyết: Đã đăng nhập, đã có học viên đăng ký học và đã tạo lớp học trong cơ sở dữ liệu

- Dòng sự kiện chính:

Nhân viên đăng nhập vào hệ thống, lựa chọn chức năng lớp học

 Chọn lớp học cần thêm học viên và bấm thêm học viên

 Tích chọn vào các học viên cần thêm vào lớp và bấm lưu

- Kết quả: Xếp học viên vào lớp

- Tác nhân: Nhân viên

- Sự kiện kích hoạt: Nhân viên chọn chức năng “Nhập điểm”

- Điều kiện tiên quyết: Đã đăng nhập và đã có điểm thi

- Dòng sự kiện chính:

 Nhân viên đăng nhập vào hệ thống, lựa chọn chức năng nhập điểm

Trang 38

 Nhân viên lựa chọn lớp cần nhập điểm, hệ thống sẽ đưa ra danh sách học viên của lớp, nhân viên sẽ nhập điểm cho từng học viên và lưu vào cơ sở dữ liệu

- Kết quả: Điểm của học viên được lưu vào cơ sở dữ liệu

- Ngoại lệ: Không

- Tần suất sử dụng: Trung bình

2.2.7 Cấp chứng chỉ

- Tên mục: Cấp chứng chỉ

- Mô tả: Nhân viên nhập thông tin về chứng chỉ của học viên vào cơ sở dữ liệu

- Tác nhân: Nhân viên

- Sự kiện kích hoạt: Nhân viên chọn chức năng “Cấp chứng chỉ”

- Điều kiện tiên quyết: Đã đăng nhập và đã có điểm thi

- Dòng sự kiện chính:

 Nhân viên đăng nhập vào hệ thống, lựa chọn chức năng cấp chứng chỉ

 Nhân viên lựa chọn một trong 2 chức năng:

o Thêm mới

 Bấm vào nút thêm mới

 Nhập các thông tin chứng chỉ của học viên

 Bấm lưu

 Kết quả: Thêm mới thông tin chứng chỉ của học viên

o Cập nhật thông tin chứng chỉ

 Chọn học viên cần cập nhật thông tin chứng chỉ

 Nhập thông tin sửa đổi chứng chỉ của học viên và bấm lưu

 Kết quả: Cập nhật thông tin chứng chỉ

- Tần suất sử dụng: Trung bình

3 Biểu đồ CA

 Biểu đồ Use Case của nhân viên

Trang 39

Hình 10: Biểu đồ Use Case của nhân viên

 Phân giã Use Case quản lý thông tin

Hình 11: Phân giã Use Case quản lý thông tin

Ngày đăng: 13/08/2017, 20:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w