1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NHÀ văn tô HOÀI với MẢNG TRUYỆN LOÀI vật

133 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

Trong mỗi truyện, nhà văn Tô Hoài đều lồng vào đó một bài học giáo dục nhẹ nhàng mà thâm thúy, giúp bạn đọc nhỏ tuổi - đối tượng phục vụ chính của tác giả - nhận biết được cái tốt, xấu,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN DẪN NHẬP 1

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

CHƯƠNG I: NHỮNG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI VỀ LOÀI VẬT 9

I Sinh vật sống trên cạn 10

II Sinh vật sống dưới nước 19

III Hình tượng Dế trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” 24

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI MÊNH MÔNG TRONG MẮT TRẺ THƠ 29

I Loài vật – đời sống hàng ngày và thế giới nội tâm 29

1- Đời sống hàng ngày của loài vật 29

2 - Thế giới nội tâm của loài vật 34

II Bóng dáng con người trong thế giới loài vật 45

A - Trước Cách mạng Tháng Tám: 45

B - Sau Cách mạng Tháng Tám: 51

a - Ngợi ca cuộc sống mới: 51

b Con người mới: 54

III Những tri thức bổ ích và những tình cảm tốt đẹp 57

1 Tri thức 57

2 Tình cảm 65

Trang 4

CHƯƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO VỀ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT 84

I Nghệ thuật ngôn từ 84

1- Ngôn ngữ quần chúng 85

2- Những từ ngữ độc đáo 89

II Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 98

III Nghệ thuật miêu tả 104

KẾT LUẬN 123

THAM KHẢO 126

Trang 5

PHẦN DẪN NHẬP

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ta sau bao năm tháng gian lao trong chiến tranh, vất vả trong công cuộc kiến thiết, nay đã phần nào ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Những năm tháng khốn khó đã đi qua, nhường chỗ cho cuộc sống mới bình yên, hạnh phúc Mọi lĩnh vực trong xã hội đều phát triển không ngừng, từ y tế, khoa học kỹ thuật đến thông tin, giáo dục và văn học nghệ thuật Trước đây do đặc điểm lịch sử của nước ta, văn chương thường được huy động tối đa vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc, được sử dụng như công cụ tuyên truyền chính trị, giác ngộ, động viên nhân dân cùng tham gia bảo vệ đất nước Từ bao đời Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến tận những năm sau này, bao giờ đất nước có ngoại xâm là văn thơ có mặt phục vụ kịp thời Hiện nay do tình hình đất nước đã đổi thay, chiến tranh không còn, nên vấn đề giáo dục của văn học đã được đặt ra xem xét theo một khía cạnh khác Người ta quan tâm nhiều hơn đến văn học thiếu nhi: chiếc nôi lý tưởng khai sáng tâm hồn trẻ thơ Thiếu nhi chính là tương lai của một đất nước, các em cần được chăm sóc, quan tâm đúng mực Những bài học đạo đức trong nhà trường và gia đình dẫu nhiều nhưng vẫn còn chưa đủ đối với trẻ Các em cần được tham vấn ở nhiều đối tượng, trong đó có nhà văn với các tác phẩm văn học Ở lứa tuổi các em, sách luôn là người bạn đồng hành thân thương Một quyển sách tốt chính là một người bạn, người thầy cho thiếu nhi Sách dành cho trẻ em quan trọng như vậy nhưng không phải lúc nào cũng được đầu tư đúng mức Vì người

ta thường chạy theo lợi nhuận và người sáng tác thật sự tâm huyết với dòng văn học này không nhiều Tại Việt Nam, sách hay dành cho thanh thiếu niên nhìn chung còn rất ít Tuy nhiên ta vẫn có thể tìm được những tác phẩm xuất sắc có giá trị vượt thời gian Các tác phẩm này dù ra đời đã lâu nhưng vẫn còn nguyên giá trị và

Trang 6

là món ăn tinh thần quý giá của trẻ em Việt Nam Có thể kể tên các tác phẩm như: Những

ngày thơ ấu, Dế men phiêu lưu ký; Dòng sông thơ ấu; Quê nội; Chú đất nung; Lá cờ thêu sáu chữ vàng của các tác giả nổi tiếng một thời như: Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Võ Quảng, Nguyễn Kiên, Nguyễn Huy Tưởng Trong số các tác giả đó, Tô

Hoài là nhà vãn viết cho thiếu nhi đều tay và hết sức thành công Giọng văn của ông viết cho các em vừa trong sáng vừa dí dỏm, trẻ trung như chính độc giả của mình Có lẽ nhờ vậy mà trẻ em rất thích đọc truyện Tô Hoài Thuở bé, tôi cũng đã từng say mê vô cùng những nhân

vật "loài vật" như: Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc, Bọ Ngựa của ông Thế giới loài vật trong

truyện Tô Hoài không chỉ hấp dẫn trẻ em mà còn lôi cuốn cả người lớn bởi giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa giáo dục Trong mỗi truyện, nhà văn Tô Hoài đều lồng vào đó một bài học giáo dục nhẹ nhàng mà thâm thúy, giúp bạn đọc nhỏ tuổi - đối tượng phục vụ chính của tác giả - nhận biết được cái tốt, xấu, những việc nên và không nên làm ở lứa tuổi mình Ông lo lắng, không muốn các em bị vẩn đục tâm hồn bởi sự thô tục hay tiêm nhiễm những thói xấu không đáng có Văn học nghệ thuật phải đặt yếu tố chân thiện mỹ lên hàng đầu, do vậy khi viết cho thiếu nhi, yếu tố đó càng được nhà văn Tô Hoài chú trọng hơn

Suốt bao năm qua, những "bài học" cứ như truyện cổ tích ấy đã thỏa mãn phần nào

nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật của thiếu nhi cả nước, giúp tủ sách văn học thiếu nhi Việt Nam phong phú và có giá trị hơn Chính vì lẽ đó tôi cho rằng sẽ là thiếu sót lớn nếu tìm hiểu về tác giả Tô Hoài mà lại bỏ qua mảng đề tài thiếu nhi và đặc biệt là đề tài loài vật trong truyện thiếu nhi Truyện thiếu nhi viết về thế giới loài vật của ông là một đóng góp nổi bật

Trước và sau Tô Hoài chưa có nhà văn nào trong nước sáng tạo được những nhân vật "loài

vật" đáng yêu và thông minh như cách ông đã làm Những nhân vật "loài vật" đó đã làm say

lòng biết bao thế hệ độc giả, đưa tên tuổi Tô Hoài đến gần hơn với công chúng Nhắc đến nhà

văn Tô Hoài là người ta nhớ và nghĩ ngay đến các truyện: Dế Mèn phiêu lưu ký, Võ sĩ Bọ

Ngựa Tin chắc rằng với các sáng tác của

Trang 7

mình, Tô Hoài đã giúp đời rất nhiều trong việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ em ngày càng hướng thiện và trong sáng hơn Ông đã không chỉ nhằm vào việc giáo dục một đôi điều cụ thể nào

đó mà còn mở rộng cuộc sống, môi trường sống mà chính các em là những người đã và đang sống

Là một người mến mộ tài năng nhà văn Tô Hoài, tôi khao khát tìm hiểu thế giới loài

vật trong truyện thiếu nhi của ông Tôi chọn vấn đề: "Thành công của Tô Hoài trong mảng

truyện loài vật" làm đề tài cho mình với mong muốn được đóng góp phần nhỏ vào việc

nghiên cứu một trong những chân dung tiêu biểu của văn đàn Việt Nam hiện đại

Truyện của nhà văn Tô Hoài không chỉ viết cho các thế hệ thiếu niên hôm qua, hôm nay đọc mà sẽ còn dành cho cả những thế hệ trẻ của thế kỷ 21 sắp tới Ông đã góp phần đắc lực vào sự hình thành và phát triển nền văn học thiếu nhi còn non trẻ của nước nhà Tô Hoài xứng đáng là nhà văn của thiếu nhi, vì thiếu nhi

Từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu làm công việc phê bình, bàn luận văn chương Tô Hoài Những người viết đã nhìn nhận và đánh giá con người, sự nghiệp Tô Hoài dưới nhiều góc độ Người ta đề cập nhiều đến cuộc đời, tác phẩm, phong cách của nhà văn và tất cả đều có cùng nhận định: mảng truyện loài vật của ông là một đóng góp tốt cho nền văn học nước nhà

Trang 8

Lịch sử nghiên cứu về Tô Hoài bắt đầu từ khi truyện Dế Men phiêu lưu ký ra đời

Trước Cách Mạng tháng Tám, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét:

"Truyện loài vật của Tô Hoài là những truyện về tâm tình của loài vật, của những loài thấp hơn người, nhưng trong loài người cũng không phải không có hạng gần như loài vật."(1)Dưới đôi mắt Tô Hoài, thiên nhiên, vạn vật không bao giờ vô hồn, vô cảm Ông mô tả chúng theo cảm nhận riêng rất đặc biệt của mình: chân thật mà cũng lạ lẫm vô cùng đối với độc giả, bởi lẽ tất cả đều đã được nhân hóa Cùng nhận xét về những trang viết sống động của Tô

Hoài về loài vật, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong quyển Nhà văn Việt Nam có nêu nhận

xét: "Tô Hoài đã pha trộn cách nhìn của con người với cách nhìn của vật, hai cách nhìn đó

hỗ trợ cho nhau, chuyển hóa vào nhau một cách nhuần nhị, tinh tế, tạo nên một không khí đầy chất thơ, nửa hư, nửa thực rất thú vị đối với các em"(2)

Đây cũng chính là sở trường của ông, một mặt phát huy hết cái hay của lối kể chuyện truyền thống, mặt khác xen lẫn cách nói mộc mạc, bình dị, gần gũi với mọi nsười Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, ngoài những trang viết hay về đề tài miền núi, Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả loài vật Điều

đó làm ta nghĩ ngay, tác giả hẳn là một người rất yêu loài vật Phải là một người có tấm lòng hiền từ, dễ cảm động trước nỗi khổ não của loài người cũng như loài vật thì mới có thể viết nên những trang sách lôi cuốn đến vậy!

Trong Tạp chí văn học số 1 năm 1965, tác giả Vân Thanh cũng đã viết về Tô Hoài:

"Tác giả đã miêu tả với tất cả tâm hồn, với tất cả lòng yêu mến của mình, những khung cảnh

thiên nhiên và sinh hoạt của các động vật quen thuộc chung quanh các em Qua cái nhìn của

thiếu nhi, trong các truyện, nhất là trong những mẩu chuyện nhỏ ta có cảm tưởng Tô Hoài là

(1) Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân - 1942

(2) Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức - Nhà văn Việt Nam, NXB ĐH - THCN

Trang 9

một con người có tâm hồn rất trẻ." (tr 65 )

Đề tài "loài vật" tuy không mới lạ đối với các nhà văn nhưng cho đến tận hôm nay tác

giả viết truyện cho thiếu nhi hay, thành công hơn cả vẫn là nhà văn Tô Hoài

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã viết: "Ông kể chuyện loài vật với đầy đủ tập tính của

nó nhưng lại bộc lộ sắc nét tính cách những loại người” (1)

.

Hà Minh Đức trong tác phẩm Khảo luận văn chương nhận xét về Tô Hoài với tư

cách là nhà văn của thiếu nhi "Đối với các em, ngòi bút của Tô Hoài bộc lộ nhiều phẩm chất

mới lạ Từ trang văn đầu tiên cho đến những tác phẩm gần đây nhất của Tô Hoài vẫn là tâm

hồn tươi trẻ, ân cần và cảm thông" (2)

Viết về nhà văn Tô Hoài, các nhà nghiên cứu phê bình gần như có cùng nhận định bởi hướng đi và loại đề tài ông chọn luôn phát triển khá suôn sẻ, ít "gai góc", ít bị đánh giá "có vấn đề tư tưởng" như truyện của các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp Trước cũng như sau Cách Mạng Tháng Tám những người quan tâm và nghiên cứu văn chương Tô Hoài không ngừng tăng lên

Trần Đình Nam đã nêu những nhận xét rất xác đáng về mảng truyện loài vật của Tô

Hoài: "Ông là một nhà văn xuôi bẩm sinh Chỉ có một nhà văn xuôi bẩm sinh mới viết được

một cuốn sách như Dế mèn phiêu lưu ký ở độ tuổi hai mươi Tô Hoài có một xê- ri sách viết

về các con vật: dế, chuột, chim, mèo, cá được gọi là truyện loài vật Truyện loài vật của Tô

Hoài là một cống hiến độc đáo vào văn học hiện đại nói chung và văn học dành cho thiếu nhi

nói riêng" (3)

(1)

Vũ Quần Phương - Tô Hoài - Văn và đời, TCVH 1994, số 8, tr 29

(2) Hà Minh Đức - Khảo luận văn chương, NXB KHXH HN 1997, tr 448

(3) Trần Đình Nam - Nhà văn Tô Hoài, TCVH 1995, số 9, tr 66

Trang 10

Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng và tâm huyết của mình bằng những tác phẩm hay dành cho thiếu nhi Ông đã sáng tác hơn mấy chục tác

phẩm với đủ thể loại trong đó truyện về loài vật chiếm số lượng rất lớn như: Cá đi ăn thề;

Con meo lười; Cái kiện của lão Trê Tuy nhiên, tinh lực của một người đôi khi chỉ đến dạt

dào một lần trong đời, do đó mặc dù đã cố gắng nhiều song ở giai đoạn sau này nhà văn Tô Hoài chưa vượt qua được chính mình khi viết về mảng đề tài mà trước đây ông đã rất thành công Điều đó thật đáng tiếc, làm giảm hiệu quả của mảng truyện giai đoạn này, dẫn đến một

số nhận xét như: "Tô Hoài luôn luôn có ý thức gắn bó với cuộc sống mới từ miền xuôi đến

miền ngược, từ trong nước đến ngoài nước, Con mèo lười, Những mẩu chuyện xa lạ cho nhi đồng cũng như Hai ông cháu và đàn trâu cho thiếu niên là những đóng góp đáng trân

trọng, tuy nhiên thành tựu xuất sắc của anh vẫn là những tác phẩm viết về Truyền thống." (1)

Có thể coi đó là những bài viết chính của giới nghiên cứu về bộ phận sáng tác độc đáo này của ông Trên cơ sở lịch sử vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ thêm

về vấn đề những thành công trong mảng "truyện loài vật " của Tô Hoài

III PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một trong những cống hiến lớn nhất của nhà văn Tô Hoài đối với văn xuôi nước nhà

là các sáng tác dành cho thiếu nhi Nếu ví sự nghiệp văn chương của ông là một cây cổ thụ có

ba nhánh: thì nhánh cây dành cho trẻ thơ lúc nào cũng tươi xanh, dạt dào niềm vui, sức sống

So với những truyện, tiểu thuyết viết về người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám và đề tài miền núi sau tháng Tám năm 1945, thì mảng truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi có giá trị quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài Thời gian Tô Hoài sáng tác trước Cách mạng tháng Tám

(1) Văn Hồng - Hoa trái mùa đầu-NXB Kim Đồng -Hà Nội 1986, tr 42

Trang 11

tuy ngắn nhưng đa số đều là tác phẩm hay, liền lạc, đều tay Đặc biệt, truyện viết về loài vật phục vụ lứa tuổi thiếu nhi được tác giả viết rất hay, tạo dấu ấn riêng về phong cách cho mình, chiếm trọn cảm tình độc giả, tạo được sự chú ý nơi các nhà lý luận, phê bình văn học Trong

quyển Khảo luận văn chương, tác giả Hà Minh Đức có viết: "Có thể xem ông là người viết

có nhiều sáng tạo kỳ lạ nhất về thế giới loài vật" (trang 451)

Mặc dù trong quá trình sáng tác, Tô Hoài đôi lúc vẫn tỏ ra chưa thật xuất sắc ở chặng đường thứ hai - sau Cách mạng tháng Tám, có một số tác phẩm hay và cũng có những tác phẩm còn mang tính gượng ép, công thức, "người lớn hóa", nhưng nhìn chung ở cả hai giai đoạn ông đều đạt được những thành công đáng kể

Suốt bao năm qua, đã có nhiều học giả nghiên cứu truyện Tô Hoài với đủ thể loại, dưới mọi góc độ khác nhau, để cuối cùng tất cả đều đi đến một mục đích: tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong các sáng tác của Tô Hoài Người viết luận án này cũng có chung mơ ước đó Tuy nhiên do thời gian, tư liệu và tầm hiểu biết có hạn nên luận án chỉ tập trung tìm hiểu thế giới loài vật trong truyện dành cho thiếu nhi của Tô Hoài Đây là mảng truyện rất lý thú, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông Mong rằng với sự cố gắng của mình tôi có thể tìm hiểu cặn kẽ hơn tài năng và tấm lòng nhà văn Tô Hoài, thỏa mãn được lòng ngưỡng mộ của bản thân

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong phạm vi đề tài này người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

a/ Phương pháp nghiên cứu hệ thống

Phương pháp này được sử dụng để xác lập tính nhất quán trong phong cách sáng tác của tác giả Trước cũng như sau, tâm hồn nhà văn Tô Hoài luôn dành cho cho thiếu nhi những tình cảm đặc biệt Tư tưởng nhất quán của ông trong mấy mươi năm sáng tác cho thiếu nhi là truyền cho các

Trang 12

em niềm tin, tình yêu thương, bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ bằng những câu chuyện dí dỏm trong sáng Mỗi truyện là một bài học nhỏ, nhiều truyện góp lại hình thành nên bài học đạo đức quý báu làm kim chỉ nam cho trẻ vào đời

b/ Phương pháp phân tích - so sánh

Phương pháp này được dùng để nhấn mạnh và làm nổi bật sở trường viết về loài vật của Tô Hoài đặc biệt là trong truyện thiếu nhi - mảng đề tài mà từ trước đến nay khó có ai đuổi kịp ông Trong khi phân tích chúng tôi cố gắng so sánh tác phẩm của nhà văn Tô Hoài

với các tác giả viết cùng thời như: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam

Cao, Nguyễn Kiên để thấy được dấu ấn phong cách độc đáo và sự tài hoa của Tô Hoài

trong mảng truyện viết về loài vật

c/ Phương pháp thống kê phân loại

Thống kê phân loại các biểu hiện cụ thể của nghệ thuật viết văn Tô Hoài trong trong mảng truyện loài vật viết cho thiếu nhi giúp người viết có những chứng cứ cụ thể, xác thực khi nghiên cứu và việc trình bày vấn đề cũng trở nên rõ ràng, thuyết phục hơn Các phương pháp trên có mối liên quan chặt chẽ và hỗ trợ nhau được người viết sử dụng phối hợp trong quá trình nghiên cứu

Kết cấu luận án

Cấu trúc luận án, ngoài phần dẫn luận, kết luận và thư mục tham khảo, gồm có 3 chương tập trung vào các vấn đề sau:

Chương 1: Tô Hoài và những sáng tác về loài vật

Chương 2: Thế giới mênh mông trong mắt trẻ thơ

Chương 3: Những sáng tạo của Tô Hoài về phương diện nghệ thuật

Trang 13

CHƯƠNG I: NHỮNG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI VỀ LOÀI VẬTNhà văn Tô Hoài ngay từ những năm đầu cầm bút đã lao động bền bỉ cho sự nghiệp phục vụ thiếu nhi Trong các sáng tác dành cho tuổi thơ, nhà văn viết rất nhiều về thế giới loài vật Ông tỏ ra thích thú và đặc biệt chăm chút cho đề tài này Trước và sau Cách Mạng tháng Tám, ông có tất cả 33 truyện viết về loài vật Trong đó các con vật xuất hiện đa số là

vật nhỏ bé, nuôi trong nhà hoặc sống quanh quẩn bên con người như: mèo, chó, gà, vịt, chim,

chuột, cá và cả ếch nhái, cóc, dế, bọ ngựa, cào cào, kiến Chúng chỉ là những con vật bình

thường nhưng qua sự sáng tạo của tác giả con vật đã trở nên đặc biệt, kỳ thú hơn cho trẻ em mặc sức khám phá Khi đã đọc xong truyện của ông, các em có thể dễ dàng liên hệ, so sánh loài vật trong lớp vỏ thường ngày, quen thuộc với những sản phẩm của trí tưởng tượng hàm chứa biết bao liên tưởng Thiên nhiên xa vời sẽ trở nên gần gũi và thân thiết trong trí óc non nớt của các em Nhà văn chứng minh cho thiếu nhi thấy loài vật cũng sống trong trật tự xã hội riêng, có những mối liên hệ, ràng buộc riêng tựa như xã hội loài người Ta cặp trong truyện thiếu nhi của ông một xã hội chim thú rất đông vui, nhộn nhịp với đầy đủ cung bậc tình cảm hỉ, nộ, ái, ố Vẻ đẹp của chúng được phát hiện dưới nhiều góc độ Tác giả lấy ngay

hình ảnh các con vật sống xung quanh mình ra miêu tả Trong bài mở truyện của Tuyển tập

văn học thiếu nhi (tập 2 - NXB VH, H, 1997 ), nhà văn Tô Hoài có viết về nơi chôn nhau cắt

rốn của mình: "trên bãi Cơm Thi đầu làng có cả một xã hội mà trong đó, trẻ con với mọi loài

cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã thật quen biết nhau "(tr 8) Tuổi thơ của tác

giả đã trôi qua êm đềm trên bãi cỏ ven

Trang 14

sông bé nhỏ ấy Những ngày tháng tha thẩn, rong chơi ở quê nhà đã để lại trong tâm trí ông những kỷ niệm khó phai Vốn sống và sự am hiểu sâu sắc về làng quê đã giúp nhà văn Tô

Hoài viết rất hay về cảnh cũng như vật nơi đó "Những chàng Dế Mèn, đại vương Ếch cốm và

thầy đồ Cóc có trở thành bầu bạn với bạn đọc là do một hoàn cảnh thực tế thời niên thiếu tôi

đã sống Thực tế ấy, thơ mộng ấy khơi nguồn cho tôi."(1)

Cả thế giới động vật đều trở nên có tri giác và cùng hoạt động theo trí tưởng tượng của các em Thế là những con vật từ nay trở

thành "nhân vật" có cuộc sống, có diện mạo, có tiếng nói, có suy nghĩ, có hành động Tác giả

hòa nhập hoàn toàn vào trò chơi của thiếu nhi

Trong ký ức tuổi thơ của các độc giả trước 1945 và cả những thế hệ sau này không thể

nào không nhớ, không bị cuốn hút bởi những tác phẩm viết về loài vật như: Dế Mèn phiêu

lưu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa, Trê và Cóc Sau Cách mạng tháng Tám, bên cạnh những hướng đi

mới, Tô Hoài tiếp tục trở về với mảng đề tài loài vật mình hằng yêu thích Đàn chim gáy, Cá

đi ăn thề, Chim chích vào rừng là những truyện hay được thiếu nhi đón nhận một cách

hứng thú

I Sinh vật sống trên cạn

Bạn đọc nhỏ tuổi đã được làm quen với cái nhìn giàu tưởng tượng về loài vật của Tô

Hoài từ tác phẩm đầu tiên: Dế Mèn phiêu lưu ký Trong tác phẩm này, các em bắt gặp một

thế giới sinh vật nhỏ bé gần gũi, thân quen với con người Nhân vật chính của truyện là Dế Mèn Đó là một chú Dế mới lớn, cường tráng, chán cảnh sống tầm thường, quanh quẩn bên

bờ ruộng đã cất bước ra đi để mở rộng tầm nhìn và tìm cho mình một lẽ sống tốt đẹp Dế xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm này và phải tiếp xúc với đủ loại: Xiến Tóc, Nhà Trò, Nhện, Ễnh Ương, Chẫu Chàng, Nhái Bén, Ếch

(1) Tô Hoài - Nghệ thuật và phương pháp viết văn, NXBVH, H, 1997, tr 139

Trang 15

Cốm, Cóc, Cào Cào, Chuồn Chuồn, Bọ Muỗm, Bọ Ngựa, Châu Chấu Voi, Chuồn Chuồn Tương, Kiến Hình ảnh chúng được đặt dưới nhiều góc độ quan sát, ghi nhận hóm hỉnh và tinh tế Mỗi con đều mang một phong thái riêng Trong đó, Dế Mèn với tư thế của một

chàng dế cường tráng được miêu tả hấp dẫn: "đôi càng mẫm, những cái vuốt ở chân, ở

khoeo cứng và nhọn hoắt", đôi cánh đã "dài chấm tận đuôi", thân mình "nâu bóng mỡ soi gương được", đầu to và nổi từng tảng rất bướng "Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc", "sợi râu dài", "chốc chốc lại trịnh

trọng, khoan thai đưa chân lên vuốt râu" Chú ta "đi đứng oai vệ", "dám cà khịa với tất cả

bà con hàng xóm, tưởng mình tài giỏi ai cũng nể sợ "(1) Dế Mèn đã được tác giả tập trung miêu tả dáng vẻ bên ngoài, tỉ mỉ đến từng chi tiết gợi vẻ đẹp tràn đầy sinh lực của tuổi trẻ

Dế lại còn thích và biết tổ chức cho mình những chuyến đi du lịch bổ ích Dế đi nhiều, học được nhiều điều hay, tìm được nhiều bạn, làm được nhiều việc tốt Những trang sách miêu

tả cuộc hành trình phiêu lưu đầy bất ngờ thú vị của Dế đã tạo cho thiếu nhi biết bao niềm say mê

Bên cạnh những chú Dế nhỏ bé, trong tác phẩm này còn có sự hiện diện của họ Chuồn Chuồn Các cô chú Chuồn Chuồn sống quây quần bên nhau thành một xóm Xóm Chuồn Chuồn ngụ trong vườn hoa cỏ may Họ là những cư dân rất hiền Có nhiều loại

Chuồn Chuồn: Chuồn Chuồn Chúa, Chuồn Chuồn Ngô, Chuồn Chuồn Tương, Chuồn

Chuồn Ớt v.v Mỗi con một vẻ:"Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ nhưng kỳ thực trông kỹ đôi mắt lại rất hiền Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chói giữa ngày hè

chói lọi, đi đằng xa đã thấy Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to” (2)

(1) Sđd, tr 12

(2) Sđd, tr 110

Trang 16

Chuồn Chuồn thường hay "đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước", "khỏe chịu nắng" và

là những người bạn thân quen của họ hàng nhà Dế "Hang Dế thường ở quanh bãi và gần

hồ ao Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước Bởi thế, đã thành thói quen, như bức tranh sơn thủy thì phải có núi sông, chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến là gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn anh nằm đất"

Ngoài họ hàng Chuồn Chuồn, ta còn thấy có cả Cào Cào Các chị Cào Cào "mỹ miều

áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy, bước từng chân chầm chậm, khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng." Trong khi đó, các chàng Châu Chấu Ma lại

có "mặt mũi rất xí nhưng chúa là hay lơn tơn đón đường co kéo các nàng Cào Cào xinh đẹp

vào trò chuyện vẩn vơ trong vườn cỏ non - những hàng quán dọc đường" (1)

Bọ Ngựa cũng góp mặt trong câu chuyện cùng muôn loài Anh ta vốn là võ sĩ, lại là

tráng sĩ trong vùng nên bộ dạng cũng có khác: "Cái khấc cổ vươn ra Cái mặt ngắn củn

nhưng cái cằm vuông bạnh lún Con mắt đu đưa tưởng như ai xung quanh chỉ còn có việc thán phục nhìn anh ta Hai sợi râu óng ả mấp máy phất lên phất xuống Hai lưỡi gươm bên

mạng sườn, lưỡi có răng cưa, luôn luôn co vào trước ngực, ra lối ta đây con nhà võ đi đứng đúng thế võ, lúc nào cũng giữ miếng" (2)

.

Không phải là nhân vật chính trong truyện, nhưng Xiến Tóc cũng được tác giả giới

thiệu tỉ mỉ với người đọc từ hình dáng đến cá tính "Xiên Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình

trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn dữ dội lắm", "nét mặt nghiêm và trầm tĩnh",

"hai tảng răng đen

(1) Sđd, tr 114

(2) Sđd, tr 115

Trang 17

sắc ghê gớm, xiến đứt cả tóc" (1) Gọi con vật này là Xiến Tóc quả chẳng sai!

Ngoài truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, tác giả còn viết về loài vật rất nhiều trong các

sáng tác của mình Các con vật xuất hiện trong truyện Tô Hoài đều có cuộc sống quanh quẩn

bên con người Chó, Mèo, Gà, Vịt, Ngỗng, Chim, Chuột, Dê, Lợn, Ngựa, Nai và cả Gián Ống

đều có mặt trong truyện Tô Hoài

Tác giả có khá nhiều truyện miêu tả tỉ mỉ họ nhà Chim: Đôi Gi Đá, Đàn chim Gáy

Đó là vợ chồng chim Gi Đá, theo với mùa lúa đi tìm cho mình một chốn đi về "Họ thuộc loài

nhà Gi Đá chính tông Và hiệu là Gi Sừng Người loắt choắt bé chưa bằng Gi Cam, mà lại bé hơn cả chim Sẻ Trông một Gi Đá chỉ bằng nửa chim sẻ Vừa như chiếc hạt mít mập mạp, có dính chút đuôi Đôi mắt nâu lờ đờ Cặp mỏ ngắn, cục mịch thây lẩy trước đôi mắt như một viên cuội xam xám Lông màu nâu, mượt trơn và mịn Đôi chân cũng xám như mỏ” (2)

Khả năng quan sát và miêu tả hình dáng loài vật của Tô Hoài thật tinh tế! Thế giới của loài có cánh hiện ra trước mắt ta sinh động, đẹp và ngộ nghĩnh Nhà văn đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp và đặc tính của từng giống vật để tìm ra những nét vẽ riêng về chúng, ông phát hiện và

ghi nhận thật chính xác nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh về con chim Gáy "Con chim

gáy hiền lành, béo nục Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa Cái bụng mịn mượt, cổ

quàng chiếc "tạp dề" công nhân đầy hạt cườm lấp lánh

(1) Sđd, tr 38

(2) Tô Hoài - O Chuột, NXB Văn Nghệ TPHCM 1995, tr

Trang 18

biêng biếc” (1) Những chú chim thật bình thường hay xuất hiện trên các cánh đồng Việt Nam

vào mùa gặt hiện lên trên trang sách mới sống động và đẹp làm sao! Vành Khuyên thì lại

khác: "Con vành khuyên mặc áo diện một chút xanh, một chút nhạt vàng, một chút nhạt

trắng, mắt long lanh giữa vòng khuyên bạc, như đeo cặp kính ngộ nghĩnh Tiếng hót chiu chít

nhấp nhô theo cánh bay xa " (2)

Cả Chích Bông cũng thật ngộ nghĩnh: "hai chân bằng hai chiếc tăm Thế mà cái chân

tăm ấy nhanh nhẹn, được việc, nhảy liên liến Hai cánh nhỏ xíu, nhỏ xíu mà xoải nhanh vun vút Cặp mi thì tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại"

Những trang viết này gợi ta nhớ đến đàn chim trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi "Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà

là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng người vũ nữ

bằng đồng đen đang vươn tay múa Chim già đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo

xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến oằn

nhánh cây" Những con chim rất đặc trưng của vùng đất Nam Bộ đã bước vào truyện của

Đoàn Giỏi với tất cả vẻ đẹp vốn có Tuy sống ở hai miền Bắc Nam cách biệt nhưng nhà văn

Tô Hoài và Đoàn Giỏi đều khắc họa được những bức chân dung tuyệt đẹp về loài chim trong bức tranh chung của thiên nhiên

Miêu tả các sinh vật nhỏ bé sống quanh quẩn con người Tô Hoài cũng không quên

giới thiệu họ nhà Gà đến độc giả qua các truyện: Tuổi trẻ, Một cuộc bể dâu, Ò ó o Con Gà

Chọi trong "Một cuộc bể dâu " và

(1) Nhiều tác giả - Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi tập 2 - Đàn chim gáy tr 39 - NXB Trẻ

(2) Tô Hoài - Tuyển tập văn học thiếu nhi tập 2, NXB VH, H., 1997, tr 80

Trang 19

Gà Gi trong "Tuổi trẻ " đều là hai con gà trống song chúng có hình dáng và thân phận khác

biệt Gà Chọi bị độc long và có vẻ là một lính chiến rất oai vệ: "Đầu chàng to và hung dữ như

dáng một chiếc nắm đấm Cái cổ bạnh ra và hai bắp đùi thì để lộ ra Da chàng đỏ gay, đỏ

gắt, đỏ tía, đỏ bóng lên như quết một nước sơn thắm Mặt chàng lùi sùi những mào, những

tai, những mấy cái ria mép - tím lịm như mặt anh say rượu Một bên mắt thì lép mịt mờ, còn

một bên cứ chớp chớp, nháy nháy cái tròng vàng hoe” (1) Ngƣợc lại, Gà Gi "thấp bé và nhỏ

nhắn hơn giống gà thường" Ngay cả khi "màu sắc trên bộ má nó sẫm lại, đen thì đen biếc,

trắng thanh trắng bạch và đỏ trở nên đỏ khé Mào nó mọc dài, thắm hoe như dải lá cờ nheo Đuôi nó uốn vồng lên từng chiếc lông dài huyền bóng" thì nó vẫn thấp và bé nhất trong loài

Gà "Cho nên những khi anh ta làm bộ tịch người lớn thì buồn cười như những anh lùn mà đi

cái lối ngoe nguẩy Gà cũng uống nước, cũng rỉa lông, cũng hếch mắt lên nhìn trời những khi

nắng to Chỉ phiền cái nỗi anh chàng bé và thấp lũn chũn” (2) Trong hai truyện ngắn này,

ngoài Gà Chọi dũng mãnh, Gà Gi nhỏ bé luôn cảm thấy cô đơn vì thiếu bạn tri kỷ, ta còn thấy

những chị Gà Mái: "chỉ biết đẻ trứng và biết "cục ta cục tác" loạn xạ chứ không thể hiểu

những giọng yêu đương tình tứ" và là "một bậc mẹ hiền gương mẫu" cùng đàn Gà con xinh

xắn: "chín con gà nhỏ vỡ lông, vỡ cánh và lần lần ở người chúng nó hiện ra những màu sắc

của một bộ mã đứng đắn Mỗi con một mã: Hoa Mơ, Tía, Cuốc, Mân trắng Cũng có đứa đeo

cái màu vàng bềnh bệch như mẹ Đây là một đàn gà pha Có những đứa tuy còn nhỏ, mà đã

giống bố: cổ dài lêu nghêu và cao lênh khênh Vài nhách thuộc dòng máu mẹ Chân thấp lè

tè, đầu bé, và lông mọc kín chứ không rụi" (3)

Trang 20

"Trong nhà, ngoài người, Chó và Mèo làm chúa tể ", do đó chúng là đối tượng được

nhà văn đặc biệt quan tâm "Chó giữ về mặt bộ, mặt thủy Hắn có phận sự chạy nhông khắp

chốn, để đánh hơi, để hỏi han và để mắng những người lạ đi tơ mơ vào trong ngõ." Những

chú chó trong truyện Tô Hoài lại thường mang dáng vẻ hiền lành, nhân hậu, phải tội hay cộc

tính "đôi mắt con chó tinh khôn, tròn xoe, sáng trong, như nghe được tiếng người"(1) Riêng

Mèo có tính cách và nhiệm vụ khác hẳn "Mèo lừ đừ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà

dòng, trên mình khoác bộ áo thâm Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả." Ban ngày,

Mèo ngủ, để tối đến "trong cái bóng tối mung lung, hắn mới ra tay hoạt động Hắn đi rà rà

thâu canh như người trương tuần" Lại có cả cậu Miu bé bỏng không biết vâng lời mẹ "mới

mở mắt được mấy ngày trên nóc tủ Bốn khoeo ruỗi ra kêu răng rắc Ái chà khỏe Cậu Miu

rửa mặt Từ thuở lọt lòng đã rửa mặt khan rồi cả đời chỉ rửa mặt khan Miu nhấc cái cùi chân trước kỳ cọ vào bộ ria cưng cứng Khác với người, cậu Min có bộ ria đàng hoàng từ lúc mới đẻ Đàng hoàng lắm, cứng lắm" (2) Lần đầu tiên đi xa nhà, Miu chẳng xin phép để biết bao phiền toái xảy ra, suýt làm hại cả tính mạng mình và làm mẹ buồn Chó và mèo trong truyện Tô Hoài, sống khắng khít bên con người nên được tác giả nặng lòng thương yêu Ông không chỉ am hiểu đời sống động vật, mà còn có khả năng miêu tả chúng một cách tinh tế Có

lẽ trước và sau Tô Hoài, ít ai có thể viết về loài vật hay và ấn tượng như thế

Bổ sung cho khu vườn "bách thú" vốn đã rất náo nhiệt ấv là những chú Chuột hay nói

đúng hơn là cả một xã hội Chuột trong "Chuột thành phố", "O Chuột", "Truyện gã Chuột

Trang 21

Con Mèo mày trèo cây cau

Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà

Chú Chuột đi chợ đồng xa

Mua mắm mua muối giỗ cha cái thằng Mèo (1)

Chuột luôn là loài gây khó chịu cho Mèo và cả con người Chúng thường sống ở những nơi tối tăm, dơ bẩn, do đó không được người ưa thích Trừ giống Chuột Bạch có màu lông trắng nõn nà trông sạch và xinh được nuôi làm cảnh trong nhà, tất cả những họ Chuột còn lại đều bị con người tìm cách tiêu diệt Trong mắt nhà văn Tô Hoài, Chuột còn là những sinh vật rất nhanh nhẹn, tinh quái Có những con như gã Chuột Bạch sống ích kỷ, vô tư lự, an phận; cũng có những con hợm hĩnh như cha con cô Chuột Chù, hoặc thông minh như Chuột

Nhắt Mặt mũi Chuột Nhắt "không đáng diện với ai mấy" và "thân hình chú dài không được

bằng một ngón tay Bốn chân như bốn cái tăm lũn cũn Chiếc mõm nhọn hoắt, hai hàng râu

cứng tua tủa sang hai bên Đôi mắt chú nhỏ, nhưng lồi ra Hấp háy, chớp chớp, nháy lia,

nháy lịa" Tuy vậy, chú ta là một học trò tốt, "chăm học tự nhiên", thi "đỗ hàng thứ ba" trong

số "hơn ba trăm học trò của các tỉnh trong xứ về thi" Là một giống chuột nhỏ nhưng chúng rất nhanh nhẹn "Về sự nhanh nhẹn, phải biết rằng nhờ ở cái thân hình bé bỏng, chúng leo vun

vút, chúng chạy nhoăn nhoắt như có phép biến hóa." Còn Chuột Chù tuy chỉ là "một thứ

chuột cùng dân, thấp kém nhất trong xã hội chuột" nhưng mà được con người ưa "không phải

ưa cái thân hôi hám của nó - chẳng đã có câu mỉa mai: "hôi như chuột chù", - nhưng người

ta chỉ ưa có cái tiếng kêu: "huúc.chuuúc ", nghĩa là "đủ đủ" Nhà ai, Chuột Chù mà cứ "túc,

túc" luôn, ắt nhà ấy hẳn sắp có việc đại phát tài" Gấp lại những trang văn của Tô Hoài, cái

xã hội Chuột ấy vẫn còn chờn vờn, ám ảnh tâm trí ta Tác giả đã miêu tả cuộc sống của chúng với nét bút nhẹ nhàng, đằm thắm, tự

(1) Tô Hoài - Tuyển tập văn học thiếu nhi, tập 2, NXB VH, H, 1997, tr 446

Trang 22

nhiên như thể đó là cuộc sống của con người, vẻ đẹp và đặc tính khách quan của con vật này

đã khơi dậy trong lòng người đọc cảm giác thú vị khi tiếp xúc

Trong truyện Tô Hoài, bên cạnh những con vật có "kích thước" nhỏ bé, thỉnh thoảng cũng xuất hiện vài con vật to lớn như: trâu, bò, dê, ngựa Đàn bò thường ngày vẫn sống cạnh con người ở nông thôn, trên những bãi chăn mênh mông cỏ, bước vào trang sách nhà văn mới

ngộ nghĩnh và dễ thương làm sao! "Chúng đi lốc nhốc thành một hàng nom tựa một đám lính

đi tập Một con bò đực da bồ hóng có cái bướu cao gồ lù lù lên ở giữa vai bước những bước trịnh trọng đi giữa đám" Theo sau đàn bò còn có cả mấy chú bê: "những con bê không được

bú sữa mẹ, còm nhỏm Con bê bị đeo cái gạc tre trên đầu Thèm quá, húc vào vú mẹ, gạc tre đâm, bò mẹ chạy vùng lên." (1)

Sơn Dương cũng được nhà văn nhìn ngắm kỹ Vốn sống ở triền núi, mùa rét, Sơn

Dương về các xóm dưới thung lũng tránh cái lạnh buốt giá "Sơn Dương đẹp rực rỡ, chân

lướt nhanh, chạy cuốn như gió reo lóc cóc trên đá Hai con mắt Sơn Dương lừ lừ biếc xanh như đôi sao hôm cùng mọc một lúc cặp móng lúc nào cũng đen nhoáng" (2)

Những chú dê

nhà thì bé và trông hiền lành, lờ khờ hơn "đuôi thì ngắn củn, râu ria thì xồm xoàm gớm ghê

Trông vào mặt chỉ thấy có mỏm mũi đen bóng nhoáng"

Mỗi con vật trong thế giới động vật của Tô Hoài đều có nét đặc sắc, sinh động và dí dỏm riêng Nhận xét tinh tế của ông về loài vật đã tạo nên những trang viết hấp dẫn cả trẻ em cùng độc giả người lớn Cách nhìn trong sáng, hóm hỉnh và không khí đầy chất thơ, nửa hư nửa thực trong truyện Tô Hoài đã làm thiếu nhi say mê Thế giới vật ấy thật mênh mông, trong mắt trẻ thơ

(1) Tô Hoài - Tuyển tập văn học thiếu nhi, tập 1, NXB VH, H, 1997, tr 254

(2) Tô Hoài - Tuyển tập văn học thiếu nhi, tập 2, NXB VH, H, 1997, tr 108

Trang 23

II Sinh vật sống dưới nước

Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Xã hội loài vật trong truyện Tô Hoài còn đa dạng bởi sự góp mặt của những sinh vật sống dưới nước Hình ảnh cái Cò, cái Vạc trong văn học dân gian đã được ông khai thác và vận dụng linh hoạt vào các sáng tác của mình Tác giả miêu tả chúng với tất cả sự phong phú vốn có Đó là những con vật mà Dế Mèn gặp gỡ trong cuộc hành trình của mình Đi ngang qua xóm của các chàng Cóc, Nhái, Ếnh Ương, Ếch cốm, Chầu Chàng, Rắn Mòng, Dế Mèn nhận ra ngay bởi đặc tính ồn ào cố hữu Chúng sống ở nơi lầy lội, um tùm cỏ nước, quanh

năm chỉ thấy bùn đen Có lẽ vì ở nơi như vậy mà "da dẻ chân tay loài ở bùn cũng tối om như

thế" Cư dân ở đây chỉ có vài nhà mà lúc nào cũng huyên náo "vang tiếng cãi cọ", "cứ điều qua tiếng lại, mỗi miệng thêm một lời, không ai nhịn ai, uồm uồm oang oang mãi lên."

Ông cha ta thường nhắc đến Cóc - một con vật có sức sống mạnh mẽ, thích nghi được với mọi môi trường sống khắc nghiệt cả hạn hán lẫn ngập lụt, cả trên cạn lẫn dưới nước - qua những câu ca:

Con Cóc là cậu ông Trời

Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho

Người xưa cho rằng Cóc có công lao gọi mưa, chống hạn hán để cứu cả loài người và hết thảy các sinh vật khác thoát khỏi bị tuyệt diệt Riêng Tô Hoài, ông có cái nhìn khác về con vật này Tác giả mượn "phần xác" của con vật tín ngưỡng để phản ảnh và miêu tả hiện thực xã hội Đó là một lão Cóc ưa "dấm dớ, lý sự", mỗi khi cất giọng thường rất văn vẻ như

một thầy đồ thực thụ Lão có tính khuyếch khoác nhưng cũng rất thâm "không

Trang 24

phải lão Cóc là cục đất mà ai chửi vào mũi lão cũng được" Ta vẫn thường nghe nói "gan cóc

tía" cơ mà ! Suốt ngày, Cóc chỉ quanh quẩn nơi xó hang nghiến răng "kèng kẹc" nhưng lại rất

thích khoác cái oai hờ "con cóc là cậu ông Trời"

Cùng tồn tại bên cạnh Cóc là Nhái Bén "gầy, lêu đêu cao, hai cái đùi bé quắt mà dài

quá nửa thân mình Bộ quần áo thể thao của Nhái Bén bó sát người, cứ so le, xộc xệch, càng

có cảm tưởng như chân cẳng nó dài thêm ra" và Ễnh Ương "căng mép, phình bụng chỉ nói

một câu bình thường cũng đã váng tai cả xung quanh rồi." Trú ngụ nơi cái xóm huyên náo ấy

còn có cả "cư dân" Rắn Mòng "Mãi sau có anh Rắn Mòng trông thấy chúng tôi, Rắn Mòng

ngoe nguẩy trườn ra - chỉ có trẻ con nhút nhát thì sợ Rắn Mòng chứ thật thì anh Rắn Mòng

hiền lành như cái đụn rạ Không ai thấy anh nói bao giờ, tưởng câm, nhưng anh ấy chỉ có

tính ít nói thôi " Trong khi đó, Đại vương Ếch lại có dáng vẻ uy nghi, béo tốt hơn cả: "chồm

chỗm ngồi vênh mõm trên viên gạch vuông, như kiểu ngồi trên sập, ra điều uy nghi lắm." Lão

có "đôi mắt lồi nghiêm nghị" cứ hay giương trừng trừng, chân trước "khuỳnh ra", chân sau

"xếp tè he lại" Ngực và bụng Êch "trắng bóng lối cổ áo thầy kiện, cứ phập phồng đưa lên đưa xuống lấy hơi sắp nói, nhưng mãi chẳng nói được gì" Ngoài ra "trên gáy lão ta điểm miếng xanh ở cổ áo và lưng áo như hạt cốm." (1) Thảo nào người ta vẫn gọi lão là Ếch Cốm!

Không dừng lại ở đấy, tác giả còn tả cả những loài động vật có tài bơi lội uyển chuyển, sống ẩn mình trong "ngôi nhà đại dương" Đó là họ hàng nhà Cá với đủ các loại: Cá

Diếc, Cá Ngão, Săn sắt, Cá Chuối Cá Săn Sắt "đuôi cờ ngũ sắc hoa cả nước", cá Diếc

"trắng trẻo, béo tròn con quay", Cá Chuối "răng nhe trắng như lưỡi cưa, nó lướt vào đến trước mặt

(1) Sđd, tr 97

Trang 25

thì dòng nước đương trong vắt bỗng đen sạm như nền trời mưa”… (1)

Các cô Cá, cậu Cá tung tăng bơi thành từng đàn đi chơi xuân "Hàng đàn cá Rô nô

nức lội ngược trong mưa, nghe rào rào như đàn chim vỗ cánh trên mặt nước, vượt qua cả đường cái, cả gò đống, cả gốc cây." Cá Ngão "trắng nhoáng", "mép rộng loe ra như đeo cái loa thông tin cứ vừa bơi vừa chuyện bi bô, chẳng cần biết ai xung quanh" cũng đang hăng hái

nhập bọn Chúng vượt được qua cả đê sông Hồng làm cho bọn Rô Ron hết sức thán phục

Tuy nhiên tác giả đã tiết lộ cho ta biết một bí mật thú vị: "chính là cái bơm điện đã hút các

bác cá Ngão lên" (2)

Trong vương quốc loài cá, Trê hợm hĩnh và hay bắt nạt những con cá bé hơn cả Trê

có: "cái đầu và cái mặt bèn bẹt cứ lầm lầm lì lì”, mũi thính cực kỳ "con cá còn lượn lờ xa

mãi đâu, mắt tinh nhất cũng chưa thấy, mà mũi lão đã đánh hơi được rồi" Lão "vung vẩy hai chiếc ria", đâm ngang dọc vào tất cả những con cá không tránh đường Dọa được vài con cá

bé nhỏ, yếu đuối hơn mình lão đã hí hửng, tự đắc "lập ra một vùng riêng cho mình" (3) Tính

lão đã thế nên không ai thích chơi Nhà cửa rộng thênh thang nhưng lúc nào cũng vắng vẻ hiu quạnh, buồn chán vì thiếu không khí bè bạn Thật đáng thương thay cho lão Trê ương ngạnh !

Những con vật trên, dù sống trong môi trường nào cũng đều được nhà văn Tô Hoài vẽ lại bằng những nét bút hóm hỉnh, sắc sảo Trong các tác phẩm của ông, chúng luôn được xuất hiện với những đường nét riêng biệt, độc đáo Ông không viết về những con thú rừng như sói,

Trang 26

tử như một số nhà văn trong và ngoài nước khác Các con vật hiện lên dưới ngòi bút Tô Hoài chỉ là những con vật nhỏ nhắn, sống hòa lẫn trong đời sống con người Chúng không đem lại cảm giác khó chịu hay sợ hãi cho trẻ con Từ những sinh vật bé xíu như Kiến, Dế, Cào Cào đến những con Cá Rô, Cá Ngão hay Chó, Mèo, Gà, Vịt, và to lớn hơn như các chú Lợn, Dê, Bò, Ngựa đều là những con vật hiền lành, không hung ác, gây hại cho con người

Cả thế giới nhân vật ấy đều có đời sống riêng, phong phú, dẫu chỉ sống quẩn quanh khu vườn nhà hay ngoài cánh đồng Ngoài tình yêu thương đồng loại, chúng cũng có lúc va chạm, tranh giành, xô xát, gây sự lúc sống chung Chúng tồn tại vừa tự nhiên, vừa xã hội qua đôi mắt Tô Hoài Những con vật được bao bọc và ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của con người, quan

hệ gắn bó với xã hội loài người

Những trang viết về loài vật của Tô Hoài đã gây một tiếng vang lớn trên văn đàn và trong dư luận độc giả từ buổi đầu ra mắt Trong các tác phẩm này, tác giả đã giúp trẻ em và

cả người lớn nhìn thấy thế giới xung quanh ở những thanh điệu khác, những sắc độ khác, vì vậy mà cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn, thú vị hơn so với cách nhìn đời thông thường của con người

Trên đời này, muôn loài được sinh ra là để sống hòa thuận, vui vẻ cùng nhau, sẽ không có gì buồn hơn khi phải sống đơn lẻ một mình Tô Hoài không chỉ giúp các em quan sát ngoại hình con vật mà còn hướng các em tìm hiểu tâm tình, tính nết chúng Mỗi loài đều

có một nét đặc trưng riêng, không con nào giống con nào Đáng chú ý là nhà văn thường tái hiện cảnh vật trong truyện rất sinh động trông hệt như một cuốn phim hoạt hình hấp dẫn, mời gọi các em Ngòi bút miêu tả loài vật của Tô Hoài thật tinh tế, ông nói về chúng bằng giọng điệu trẻ thơ, dưới ngòi bút của ông chúng hiện ra thật đáng yêu, ngộ nghĩnh Trẻ em vốn thích cái đẹp, yêu cái tốt, nắm bắt được tâm lý đó, ông thường dẫn dắt các em vươn tới những rung động trong trẻo, cao đẹp thông qua các nhân vật trong truyện của mình Những sáng tác của ông một mặt chứa đựng nội dung giáo dục sâu sắc, mặt khác có khả năng kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng, mơ ước của

Trang 27

các em Thế giới truyện với những cảm xúc đằm thắm, tinh tế với nhiều hình ảnh, màu sắc đẹp, với những tình cảm cao thượng sẽ giúp các em thiếu nhi hình thành một thế giới tinh thần phong phú hơn Ước mơ và tưởng tượng là điều vô cùng cần thiết cho con người, nhất là cho lứa tuổi trẻ em Sự pha trộn giữa trí tưởng tượng và những qui luật xã hội tự nhiên đã góp phần làm tăng thêm giá trị các tác phẩm văn học viết về loài vật cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài

Ẩn sau trang viết của nhà văn Tô Hoài là cả một tấm lòng mến yêu trẻ tha thiết, luôn khát khao được làm người bạn chân tình của trẻ Trong các tác phẩm viết về loài vật dành cho thiếu nhi của nhà thơ Phạm Hổ, nhà văn Võ Quảng, người ta thường thấy dáng vẻ ngộ nghĩnh, tính hiền lành, dễ thương của chúng Tô Hoài không chỉ chú ý khía cạnh đó mà ông

còn thêm vào nhân vật "loài vật" của mình quá trình suy tư, tiếp nhận cái hay, cái tốt Thiên

nhiên nói chung và loài vật nói riêng là một thế giới rất gần gũi với trẻ em, là người bạn đồng hành của tuổi thơ Cái đẹp của thiên nhiên là điều đã được khẳng định, nhưng tìm ra, nói lên được vẻ đẹp ấy cho thiếu nhi hiểu và cảm được thật khó vô cùng Sự biến hóa kỳ diệu, sự phong phú của thiên nhiên với vô vàn loài chim, loài cá, côn trùng nếu được giới thiệu với thiếu nhi sẽ bổ ích cho các em biết bao Trong các sáng tác văn học của nhà văn Tô Hoài, thiên nhiên, loài vật rất sống động, giàu chất thơ, chất họa ấy không chỉ được miêu tả để cho các em ngắm mà còn mang lại một gợi ý, một liên tưởng xa rộng, mới mẻ thích hợp với tâm hồn xanh non của trẻ Nhà văn Tô Hoài đã gần như chạm được vào sứ mệnh cao cả đó của người cầm bút Ông mang tất cả sự hiểu biết, năng lực sáng tạo vào truyện thiếu nhi tặng các

em Ông đã cung cấp cho trẻ góc nhìn mới về thế giới loài vật quanh chúng, khơi gợi các em nghĩ tới cuộc đời, lý giải được một cách độc đáo những điều tưởng chừng như không bình thường, vô lý, trở thành bình thường, có lý trong cuộc sống Văn học, nghệ thuật nói chung

và văn chương Tô Hoài nói riêng, đã tạo được ưu thế nhất định trong việc hình thành những ước mơ đẹp ở các em

Trang 28

III Hình tượng Dế trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”

Thử khảo sát hình ảnh Dế trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký " - một hình tượng

đẹp - đã góp phần đưa tên tuổi nhà văn Tô Hoài đến với bạn đọc bốn phương, ta sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị Xuyên suốt 207 trang sách, nhân vật Dế tỏa sáng lung linh giữa thế giới các sinh vật nhỏ bé trong thiên nhiên Cùng là loài Dế nhưng mỗi một con trong truyện đều có dáng riêng, giọng riêng và đều sắc nét

Mỗi năm, khi mùa hạ bắt đầu đến, trong những khu vườn xanh cỏ, từ nông thôn ra thành thị, đâu đâu cũng vang rền tiếng Dế Trẻ con thi nhau đi tìm bắt Dế Những buổi đào

Dế, đúc Dế thuở ấu thơ đôi khi trở thành kỷ niệm, gắn chặt trong tâm trí mỗi người chúng ta

Nhà văn Vũ Bằng trong "Thương nhớ Mười Hai "đã từng nhớ quay quắt " tôi nhớ tháng tư

ở Bắc Việt xưa cũ không biết ngần nào và trong những giấc mộng thiên thần, đố ai tưởng tượng được lòng tôi bàng hoàng đến chừng nào khi thấy mình còn là đứa trẻ lên năm lên sáu,

đi ra ven hồ, tìm đến các bãi cỏ, dưới các gốc cây để đái vào những cái lỗ con con bắt dế, vì mùa này là mùa dế sắp chui ra, leo lên cây để lột xác thành những con ve sầu" (1) Dế từ lâu

đã là con vật rất được trẻ em thích làm bạn vì nhiều lý do: sự ngộ nghĩnh, nhỏ bé, hiền lành

dễ thương và nhất là Dế dễ bắt, dễ nuôi Sở hữu một chú dế, chăm chút, chơi với nó là điều rất lý thú và hoàn toàn dễ làm đối với các em thiếu nhi Do đó, việc tác giả chọn Dế làm nhân vật chính trong truyện của mình là hoàn toàn phù hợp tâm lý của trẻ em

Nhân vật chính trong truyện là chú Dế Mèn hùng dũng: "Đôi càng tôi mẫm bóng

Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi

hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ Những ngọn cỏ

gãy rạp, y như có nhát

(1) Vũ Bằng - Thương nhớ Mười Hai - NXB Kim Đồng, tr 45

Trang 29

dao vừa lia qua Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống

tận chấm đuôi Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã" (1)

Trong tư thế của một thanh niên cường tráng, chàng Dế ý thức rất rõ sức mạnh của

mình: "Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng, khoan thai đưa chân lên vuốt râu" Chàng ta "đi

đứng oai vệ", "dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm" Dế cũng có những sai lầm thường

mắc phải của tuổi trẻ Chàng ta đã có lúc huênh hoang, hợm hĩnh, hiếu thắng, tự cho mình tài giỏi nhất thiên hạ Thói tinh nghịch của Mèn nhiều khi đã gây nên tai họa không ngờ cho người khác Tuy vậy, nhờ sớm đi vào cuộc sống, lại biết suy nghĩ nên khi gặp vấp váp, Dế Mèn đã biết nhận ra sai sót lỗi lầm của mình Mèn ăn năn hối hận không nguôi trước cái chết

oan uổng của Dế Choắt và khắc ghi bài học: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà

không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân" Tuổi còn trẻ nhưng Dế Mèn đã biết

hướng cuộc sống của mình đến những mục đích cao đẹp, không để địa vị, danh vọng, cuộc sống an nhàn làm sa sút ý chí phấn đấu Trong cuộc tỉ thí với võ sĩ Bọ Ngựa, dù thắng vẻ vang, được mời làm phó thủ lĩnh tổng Châu Chấu nhưng Dế Mèn vẫn không lấy làm thỏa

mãn Mèn bảo Dế Trũi: "Đừng tưởng thấy an nhàn mà vui! Huống chi đôi ta còn trẻ sống chỉ

an nhàn thế này thì buồn tẻ khác nào khi chúng ta còn ở trong hang quê nhà" Dế thích và

biết tổ chức cho mình những chuyến đi du lịch bổ ích "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", qua mỗi chặng đường, tầm mắt Dế Mèn ngày càng được mở rộng Dế có thêm nhiều người bạn mới, làm được nhiều việc ý nghĩa Những trang sách miêu tả cuộc hành trình phiêu lưu đầy bất ngờ thú vị của Dế đã cuốn hút thiếu nhi xiết bao!

Bạn láng giềng của Dế Mèn là Dế Choắt Choắt trạc tuổi Mèn nhưng diện mạo và tính cách hoàn toàn trái ngược Do bẩm sinh yếu đuối

(1) Sđd, tr 11

Trang 30

nên Choắt "người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện Đã thanh niên rồi

mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi - lê Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu Râu ria gì mà cụt có một mẩu, và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ" (1)

Dưới mắt Dế Mèn, trông Choắt vừa buồn cười vừa đáng

thương hại: "có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét

ra nhiều ngách như hang tôi" Choắt hiền lành, hay đau yếu, không dạt dào sinh lực và hay

trêu đùa như Mèn Nghe Mèn rủ "đùa chơi một tý" với chị Cốc béo xù, Choắt đã: "Thôi thôi

hừ hừ Em xin vái cả sáu tay Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ " Bị Cốc ỷ mạnh, hiếp

đáp, đánh nhầm, Dế Choắt chỉ biết van xin, kêu khóc Cuộc đời ngắn ngủi của Choắt đã phải kết thúc trong đau đớn vì một lỗi lầm do kẻ khác gây ra

Hai chú Dế sinh cùng một lứa với Dế Mèn cũng góp phần làm sinh động hơn cho những trang viết về Dế của tác giả trong quyển truyện này

Người anh Hai của Dế Mèn: "gầy kheo khư đến nỗi tưởng sức tôi mà đá thì chỉ phách

một cái cũng đủ khiến anh tôi bắn xa mười lăm trượng" Anh ta rất nhút nhát, trái hẳn tính

nết của người em "Nghe tiếng chân tôi bước thình thịch, anh hoảng hốt, luống cuống, bối rối

cả càng lẫn râu rồi cứ quanh quẩn chạy vòng tròn, không biết chạy đi đâu" Khi đã nhận ra

người thân, chú ta mới đứng yên "chỉ còn hơi rung râu đôi râu cứ rung mạnh dần lên."

Chiếc hang là nơi trú ngụ của họ nhà Dế Hang phản ánh được tính cách và sức mạnh của chủ nhân Nhà văn Tô Hoài đã rất chú ý chi tiết này Miêu tả hang của một chú Dế có tinh thần

nhu nhược, yếu đuối, tác giả viết: "Cửa hang bé và nham nhở bẩn như lỗ giun đùn, lúc chui

vào thì có từng đám rễ cỏ quệt xuống đầu, y như vào một hang hoang, càng sâu càng ẩm

mốc, lạnh tanh” (2)

(1) Sđd, tr 13

(2) Sđd, tr 61

Trang 31

Chiếc hang của người anh trưởng Dế Mèn ngược lại "rất khang trang", do đó tính nết ông anh cả này cũng có phần khác biệt "Tính anh ưa ăn ngon, ưa phép tắc tôn ti trật tự, hay

bắt bẻ vặt" Thấy em không đến thăm mình trước, anh ta bực bội, giận dỗi " mặt anh nặng như cái bị hỏi giật giọng cười khẩy hét to tức tím ruột"

Trên bước đường phiêu lưu của mình, Dế Mèn đã kết giao được với một chú Dế Trũi

"Dế Trũi quê kệch, mình dài thuồn thuỗn, bốn mùa mặc áo gi - lê trần”, cặp càng "oai như cặp trùy đồng có răng cưa tròn xoe" Dế Trũi tính tình cương trực, không chịu bị bắt nạt lại hết sức nhanh nhẹn và gan góc rất hợp với Dế Mèn Kể từ khi gặp nhau, hai cậu đã kết tình thân, nhận nhau làm anh em và cùng đi chu du đây đó Những lúc vui buồn, khi gặp hoạn nạn, tình bạn giữa họ vẫn gắn bó keo sơn

Tác phẩm còn vẽ ra hình ảnh Dế Mèn cùng Dế Trũi lên đường lặn lội khắp nơi tìm cách thực hiện chí lớn là cổ động muôn loài cùng nhau đoàn kết, chung sống hòa bình, chấm dứt chiến tranh Những chàng Dế trẻ trung, tràn đầy nhiệt huyết tha thiết cổ động mọi người sống chan hòa, yêu thương nhau: " trên mặt đất không phải là cảnh xô xát nữa mà cả làng Kiến kéo ra chào hỏi niềm nở lễ phép Một quang cảnh chan hòa thân ái diễn ra khắp vùng đồi, đương mùa xuân đến gió thổi cũng như hồng cả không khí"(1)

.Mỗi chú Dế có một tính cách riêng, chúng không chỉ đem đến cho trẻ con những phút giây thư giãn mà còn chắp cánh cho ước mơ các em bay cao, bay xa Cuộc sống sôi động của các chú Dế nhỏ với những cuộc rong chơi, du lịch đã mở ra trước mắt thiếu nhi một không gian khoáng đãng lý thú Với người lớn, câu chuyện của chú Dế Mèn chính là chuyện của con người, cuộc đời, chuyện không mòn mỏi, phôi pha trước cỗ xe thời gian Sự chung sống, hòa trộn, chuyển hóa, của hai thế giới người và vật

(1) Sđd, tr 202

Trang 32

đã giúp ta khám phá ra nhiều mặt của cuộc sống, giảm bớt cảm giác tù túng, đơn điệu trong một không gian giới hạn

Trang 33

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI MÊNH MÔNG TRONG MẮT TRẺ THƠ

I Loài vật – đời sống hàng ngày và thế giới nội tâm

1- Đời sống hàng ngày của loài vật

Mỗi loài, dù thuộc loại động vật nào cũng đều có đời sống riêng, cách sống riêng để sinh tồn và duy trì nòi giống Nghiên cứu đời sống của các con vật này là công việc của các nhà khoa học; động vật học; côn trùng học Riêng nhà văn Tô Hoài, ông không quan sát, miêu tả loài vật như các nhà nghiên cứu động vật mà trình bày cho người đọc những nhận biết về loài vật với tư cách là một nhà văn Với ông, văn học không phải là những ngôn ngữ qui tắc khô khan Ông không đem đến cho các em những bài học động vật mà là đem lại các tác phẩm văn học sinh động, thú vị

Qua nghệ thuật viết văn của Tô Hoài, các em nhỏ đã có những hiểu biết mới mẻ và lý

thú về loài vật Trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký, tác giả giới thiệu nếp sống của họ nhà

Dế chỉ vài dòng nhưng thật sống động:

"Tôi sống độc lập từ thủa bé Ấy là tục lệ lâu đời trong họ dế chúng tôi Bởi thế lúc sinh nào cũng vậy, đẻ xong là mẹ tôi nghĩ ngay đến việc thu xếp cho con cái ra ở riêng" (1)

Hàng ngày, Dế chịu khó đào bới đất xây hang: " tôi đào hang sâu sang hai ngả làm

những con đường tắt, những cửa sau, những ngách

(1) Sđd, tr 7

Trang 34

thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được" (1)

Họ hàng nhà Dế cũng thích sống quây quần gần nhau cho có bầu bạn: "Khi đêm đã

xuống hẳn, cả xóm chúng tôi, các bô lão dế lụ khụ già cốc đế cũng bỗng nhiên vui tính, ai

nấy ra khỏi hang, đến tụ hội thật đông tận giữa bãi trong đêm tối mát lạnh, cùng uống sương đọng, ăn cỏ ướt và những gã tài hoa thì thổi sáo, cùng nhau ca hát, nhảy múa linh đình đến tận sáng bạch, lúc ông mặt trời quen thuộc lại nghiêm trang ló lên đằng đông, mới tan cuộc,

ai về nhà nấy” (2)

Thức ăn hàng ngày của Dế là cỏ Mỗi bữa, Dế chỉ cần nhấm nháp một ít cỏ ấu non là

đủ "Có vô số thứ cỏ được loài dế chúng tôi ưa thích Nhưng gọi là cỏ tươi ngon thì lá cỏ

phải liền với gốc và gốc cỏ phải liền với đất và cái cách ăn cỏ thú nhất của loài dế chúng tôi

là phải được đứng chống càng trên nền đất ẩm, vít từng ngọn cỏ xuống mà ngoạm tha hồ

kia!" (3) Chỉ khi thật đói và lâm vào tình thế bắt buộc chúng mới chịu gặm cỏ già, cỏ nước

"Tôi cúi xuống gặm miếng cỏ Bên cạnh, Trũi đã húc đầu hí hoáy ngồm ngoàm ngốn từ lúc

nào Thứ cỏ đó, cỏ nước Lá cứng nhiều gân và ngăm ngăm đắng Phải như mọi ngày, tôi

chẳng thèm ghé răng Ấy vậy mà lúc đó chén ngon đáo để Thế mới biết, đã đói, nuốt đất cũng thấy được" (4)

.

Dế phải thường xuyên đối diện với những mối nguy hiểm từ phía các con vật khác và

cả con người Nó là miếng mồi béo bở của gà, chim, ếch, nhái và cả cá

Trang 35

"Một đàn cá săn sắt đương rầm rập kéo đến Những cái đuôi cờ ngũ sắc hoa cả mặt nước Vừa rồi, mải bơi, chính là Trũi bị mấy gã Săn Sắt ấy kéo tụt xuống May, Trũi cố vùng thoát lên

Lại vài mụ Diếc trắng trẻo, béo tròn con quay, lò mò đến Các mụ tung tăng múa

vây, múa gáy Rồi mấy bác cá Ngão mắt lồi đỏ, dài nghêu, mồm nhọn ngoác ra, ở đâu bơi

chớp nhoáng đến, đỗ kề ngay bờ trước mặt, há miệng đợi đớp" (1)

Dế cũng là đối tƣợng bị săn đuổi của các cậu bé con Dế đƣợc bắt về để đá chọi với

các con dế khác, trở thành võ sĩ bất đắc dĩ , mua vui cho các bạn nhỏ Mỗi lần bọn trẻ đi "đúc

dế", đào dế, săn dế là mỗi lần họ hàng nhà Dế phải một phen kinh hoàng, khiếp vía

"Lập tức, tôi thấy hang tôi sẫm Những ngách ngang, ngách dọc vào hang tôi đều bị

lấp cả Chỉ còn mỗi một đường chính để chui ra Chúng bắt tôi phải xộc ra con đường ấy cho

chúng tóm cổ Bây giờ, nước lùa vào đến đâu đọng đến đấy và cứ dâng dần Trước đến lưng

sau lủm cả đầu Chỉ còn hai cái râu thò lên đụng đậy Rồi râu cũng ngập nốt… Rồi, tuy không định hẳn, những mỗi lần nước ộc vào, tôi cứ tự nhiên nhích người ra một mảy Làm như vậy, tôi thấy đầu tôi được thò lên mặt nước Như thế nghĩa là tôi lại được hít một chút không khí Có dễ chịu hơn Từ đấy, hễ bọn trẻ đổ nước vào, tôi lại nhoi ra một tý, một tý mà

không cảm thấy mình đương nhoi dần ra

Quả nhiên, nước càng dội vào, tiếng hò hét càng tợn, có lúc, tiếng chân tay vỗ,

giậm dọa rung chuyển cả đất bốn bên Tôi run người lên, rỗi bí thở, tôi vùng vẫy vì bức nước

Rồi trong bụng không định mà chân lại cứ nhấc dần ra Bỗng nghe một tiếng soạt ngay sau lưng, như tiếng sét Quay lại, một thanh nứa, lại cả mũi dao nữa, đã thục xuống, chắn ngang đường

(1) Sđd, tr 104

Trang 36

vào cuối hang." (1)

Khi đánh nhau, Dế rất hăng, làm bọn trẻ thích thú, chúng xem đá Dế như một trò chơi

hấp dẫn: "giáp hai cánh cửa lồng dế làm một, cho thật chắc, như đuôi toa nọ kề cửa toa kia

lúc tàu hỏa chạy, rồi mới rút then ra, để hai thằng dế chúng tôi không muốn cũng phải xông

sang lồng của nhau" (2)

Bên cạnh Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài còn tường tận rất nhiều loài vật khác Viết về lai lịch cũng như cách săn mồi của một loài chim, tác giả miêu tả thật ngắn gọn, súc tích :

Tên lão là Trả Có lẽ vì lão chỉ ăn cá - chả cá và gỏi cá ! Mỗi khi định bắt một con cá, lão vô cánh đứng ngắm nghía trên không rồi thình lình đâm bổ xuống mặt nước túm cá lên

Vì cách câu cá đặc biệt ấy, lão còn có biệt hiệu là tiên sinh Bói Cá."

Chim Trả đi kiếm ăn suốt cả ngày, tối đến mới về hang ngủ Khi săn được mồi nó

dùng chiếc mỏ "kếch xù", đen đúa của mình quắp lại đem về tổ Nó bay cao và nhanh, con mồi nằm gọn trong mỏ lão được nhấc bay bổng lên "Chao chao! Gió rú trên cao đến lộng

óc." Ngoài tài săn cá còn có tài "láu vặt", chuyên đi cướp nhà của các chú Chuột làm nhà của

mình

"Chim Trả chuyên tìm ở hang sẵn Được cái bỏ hoang thì tốt, nếu không thì lão rình

chú Chuột đi vắng lâu ngày, lão giả vờ đào bới khoét tí ti trong ngoài, đến khi chủ hang về,

lão chim Trả sinh sự tống ra, và cứ nói xưng xưng là vào mà xem! Vào mà xem! Có phải nhà mày đây không Chú Chuột nọ bực mình, nhưng cũng ngại lôi thôi, thế là bỏ quách Tuy vậy, không phải chú Chuột nào cũng dễ tính Có chú Chuột còn đến cãi nhau

(1) Sđd, tr 28

(2) Sđd, tr 33

Trang 37

mãi." (1)

Miêu tả cuộc đời một chú chó giữ nhà trong truyện ngắn Đực Tô Hoài bắt đầu từ tuổi

thơ của nó: "Mẹ nó quê ở gần bên kia sông - chẳng ai có thể biết bố nó là dòng dõi nơi đâu

Cái loài chó má vô luân làm gì có sự giao kèo vợ chồng" Đực chẳng khác gì một đứa trẻ

nhỏ Nó tham ăn, hay nô đùa và cũng rất chóng ngủ "Con Đực thật hệt một đứa trẻ bướng

bỉnh và anh hùng rơm Nó hay bắt nạt con chó em Nó vật cổ con kia ra, cắn một miếng chơi

vào bụng rồi chuồn mất, để cho con bé cứ nằm chổng bốn vó lên mà kêu ăng ẳng Nó lại cợt

với cái chổi dựng ở đầu hè Nó lấy chân khều khều, làm như cái chổi là một bạn tri kỷ của

nó Nó nhá chổi và nhá quai guốc của trẻ con bỏ quên ngoài sân, nghe cồn cột Chán, nó lại

chạy ra đàng sân sau dọa dẫm lũ Gà và Ngỗng làm cho bác Gà trống vừa phải nhảy hậu vừa

nhớn nhác kêu quéc quéc rộn rã."

Lớn hơn một chút, chú ta bắt đầu "vỡ da, vỡ thịt để lớn", "cái giọng cắn the thé đã đổi

sang giọng trầm trầm, nhát một" Đực đã trở thành một con chó trẻ tuổi, yêu đời, hay la cà

tán tỉnh các cô bạn đồng loại: "Những sớm tinh sương, anh Đực hay ra ngóng ở ngoài cổng

tán Cậu đứng đợi người yêu." Cả ngày nó mải rong chơi "chẳng chịu làm ăn chi cả, chỉ có nghĩ đến sự ái tình", bị chủ nhốt lại nhƣng "cứ thả ra là nó lập tức chạy biến" Đực bị chủ

thiến "bởi có thiến thì con chó mới bó buộc sống lâu năm được" Từ đó, nó bắt đầu sống một cuộc sống buồn tênh Đƣợc buông lỏng, cho đi chơi nhƣng nó vẫn "buồn thỉu, buồn thiu, đi lừ

khừ, quên cả ăn uống" Đực cáu kỉnh, luôn gầm ghè, cắn vặt con em và cắn tất cả những con

chó trong xóm Nó ngày càng béo tốt ra: "Những chòm lông mọc dài, óng ả và mỡ màng

Dáng đi của nó đàng hoàng và bệ vệ; những gióng chân bước đều đặn, đôi con mắt lừ đừ như trong đầu nó đang nghĩ ngợi xa xôi hay triết lý một điều gì Thân nó chắc nịch, và chỉ trong có đôi ba năm trời nó đã to bằng một con lợn hạng nhỡ"

(1) Sđd, tr 162

Trang 38

Thế là thời thanh xuân của Đực đã trôi qua Dần dà, nó hiền lành trở lại và siêng năng

trông nhà hơn "Ngày nó nằm, đêm nó đi mò suốt canh Nó tuần phòng" Năm tháng dần trôi, con Đực bước sang tuổi già Nó héo hắt dần "những chòm lông trắng đẹp ngày xưa bây giờ

quăn lại và kết thành từng đóm bù xù" "Đực không còn thính tai nhanh chân như thuở trẻ

Ăn cũng nhấm nháp in ít Cả ngày chỉ nằm tròn." (1)

Con chó đã lão lắm, nó không còn được việc cho con người, chỉ sống lặng lẽ, vật vờ như một cái bóng trong nhà Đã đến lúc chủ nó phải mua con chó khác về trông nhà Cuộc đời của một con chó vậy là xem như đã kết thúc Dẫu sao con Đực vẫn còn may mắn hơn vô

số những con chó khác trong thời bấy giờ Chúns chết vì chơi bời, vì đẻ nhiều quá và cả chết

vì mắc bẫy của những tên trộm

Chó có đời sống riêng của mình với những vui buồn, khổ đau như muôn loài khác Chúng là một trong những con vật gần gũi và được con người tin cậy nhất Đó cũng chính là niềm an ủi lớn nhất đối với loài vật vốn rất trung thành và hiền lành này

2 - Thế giới nội tâm của loài vật

Loài vật cũng có đạo lý và sống theo đạo lý của mình Một số con vật trong truyện ông viết, ngoài sự hấp dẫn ngoại hình, còn thực sự lôi cuốn trẻ em bởi nét tính cách cao đẹp Loài vật tuy không thể bày tỏ tình cảm của mình bằng ngôn ngữ nhưng chúng vẫn cư xử với nhau rất có tình Tình mẫu tử - một tình cảm thiêng liêng thường được con người nhắc đến - cũng tồn tại trong thế giới loài vật Các bậc làm cha mẹ đều tỏ ra yêu quý con cái mình

Dế mẹ sau khi sinh con đã lo lắng chu đáo cho cuộc sống sau này của chúng Dế mẹ chịu khó đào bới hang đất ở bờ ruộng, be đắp tinh tươm

(1) Tô Hoài - O Chuột, NXBVN, TP HCM, 1995, tr 81

Trang 39

thành nhà cho con Dắt con vào hang rồi, mẹ vẫn chưa yên tâm "lại bỏ theo một ít ngọn cỏ

non trước cửa, để tôi nếu còn bỡ ngỡ, thì đã có thức ăn sẵn trong vài ngày"

Gà mẹ rất mực thương con Gà nằm ấp trứng suốt ngày quên cả ăn "cứ nằm sù sù cả

ngày thâu đêm trong ổ Ai động đậy gì ở đâu gần đây là ả đã miệng thì kêu cục cục, lông

cánh thì xù ra, chực những sự vừa chửi vừa đánh người ta." Khi con đã nên vóc nên hình, Gà

mẹ lại ra sức chăm bẵm cho con mau lớn Những bà mẹ Gà lấy niềm vui của con làm niềm

vui cho mình " mẹ ngồi xuống, xòe cánh ra cho chúng rúc vào bụng, chui vào nách, nhảy

lên lưng " Đi đâu Gà mẹ cũng dẫn con theo "luôn luôn đi cạnh các con, mụ không rời lấy chúng nửa bước ngắn Luôn luôn mụ cong chòm đuôi, xù vành lông cổ lên, làm điệu nghiêm

khắc và ác nghiệt Thật ra, với các con mụ rất ngọt ngào Bới được hạt giền nhỏ, mụ cũng

gọi chúng đến, cho chúng ăn Vừa nhìn các con ăn, mụ vừa cúc cúc, nói chuyện rất vui vẻ" (1)

Những tình cảm cao đẹp ấy còn được thể hiện rõ ở họ nhà Chim Các ông bố, bà mẹ Chim thương yêu và biết cách nuôi dạy con không khác gì loài người Vừa đẻ được mấy

chiếc trứng "chị Gi phải xòe lông bung ra mới đủ che kín được cho cả bốn trứng" Vất vả,

khó nhọc là vậy nhưng họ vẫn vui vẻ, hạnh phúc chờ ngày đàn con mở mắt chào đời "Sáng

ngày ra, hai vợ chồng hát nho nhỏ Họ hát ra sao? Chỉ có mỗi một điệu hót ke ke Và riêng

khi nào vui lắm, âu yếm nhau lắm, họ mới rung hai cánh mà làm điệu mỏ ri ri ri " Tới kỳ

trứng nở, đàn chim nhỏ chào đời, Gi bố, Gi mẹ lại càng bận rộn, lo lắng " Bố mẹ chúng rạc

cả người, về nỗi kiếm mồi nuôi con” (2)

Tấm lòng người mẹ đã làm cảm động không chỉ đàn con mà còn cả các bạn đọc nhỏ tuổi!

(1) Tô Hoài - O Chuột, NXB Văn Nghê, TP HCM, 1995, tr 60

(2) Sđd, tr 48, 49

Trang 40

Thế giới nội tâm của loài vật trong truyện Tô Hoài cũng thật phong phú, ngộ nghĩnh

và gần gũi với con người đặc biệt là các em thiếu nhi

Nhìn loài vật, các em có thể tìm thấy bóng dáng tuổi thơ của chính mình Những nhân

vật "loài vật" đã đem lại cho các em không chỉ niềm yêu thương mà còn có cả sự cảm phục

và niềm tin vào lẽ sống tốt đẹp ở đời Trái tim trẻ em rộng mở theo từng câu chuyện của ông

Các em rất thích hình ảnh "Cá đi ăn thề", "Con mèo lười", "Chim chích vào rừng" vì mỗi con vật đều mang những nét tâm lý, tính cách rất "người" Những hoạt động của Dế, Cá Rô,

Chim Chích, Mèo đều giống sinh hoạt hàng ngày của các em Nhìn cảnh đàn chim vành

khuyên đậu trên hàng cây bằng lăng non, cắm cúi, hí hoáy "lách mỏ vào tìm bắt sâu trong

từng khe vỏ rách lướp tướp", tác giả liên tưởng đến hình ảnh người bác sĩ khám, chữa bệnh

cho người ốm chóng khỏi Những chú chim vành khuyên bắt sâu giúp cây khỏe mạnh, "khỏi

ghẻ rồi chóng lớn" Những liên tưởng ấy rất giống cách nghĩ, cách nhìn của trẻ em

Đối với thiếu nhi, Cậu Miu chỉ là một đứa trẻ nhỏ "mới mở mắt được mấy ngày" Đàn

cá Rô Ron náo nức đi chơi xuân cũng còn bé thơ "Có đám Rô Ron - những con cá hạt bưởi,

mẹ vừa mới nở trong mùa này, đương lau chau bơi Đàn cá nhỏ lượn trên dòng nước ấm, đục lầm đất cát" Chúng giống các em ngay từ đặc điểm lứa tuổi, lại có cách xử sự, suy nghĩ

giống hệt các em Dê Bé trong truyện "Những truyện xa lạ" chính là hình ảnh thu nhỏ của các

em thiếu nhi: rất ham thích cái mới, cái lạ, thích bắt chước Dê Bé lần đầu nhìn thấy Sơn

Dương đã thích "cả buổi đứng hếch mặt, mê tơi, ngắm nghía hai con mắt Sơn Dương lừ lừ

biếc xanh như đôi sao hôm cùng mọc một lúc Dê Bé cũng thích bộ râu giang hồ rất đỗi hiên ngang và Bé thật thèm, thật yêu những cặp móng lúc nào cũng đen nhoáng của Sơn Dương."

Từ ý thích, Dê Bé chuyển sang bắt chước: "Dê Bé hì hục tìm cách thành Sơn Dương Dê Bé

xuống vũng, nằm suốt ngày trong bùn Nhịn thở chỉ hé lên hai mẩu sừng Để nhuộm bùn cho

bộ lông đen mượt!" Ngoài ra, Dê Bé còn ra suối, cố gắng "quay đầu, quay đuôi, đánh bóng bốn móng chân" Dê Bé háo hức khám phá những điều mới mẻ, kỳ thú mà Sơn

Ngày đăng: 12/08/2017, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w