1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Việt bắc phân tích bức tranh tứ bình về hoa và người trong bài thơ việt bắc của tố hữu

4 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 40,5 KB

Nội dung

Đề: Phân tích bức tranh tứ bình về hoa và người trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.” I. Mở bài: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Như những phần trước 2. Giới thiệu đoạn trích: Tiếp II. Thân bài 1. Khái quát: Hoàn cảnh sáng tác Việt Bắc được làm theo thể thơ lục bát truyền thống dưới dạng đối đáp của hai chủ thể trữ tình tượng trưng mở ra không gian cởi mở chân tình, nồng đượm tình cảm quân dân nói chung, tình cảm của tác giả dành cho chiến khu Việt Bắc nói riêng. Đoạn thơ gồm năm câu lục bát tái hiện một cách sinh động, ám ảnh nhất về cảnh và người việt Bắc trong hồi ức người ra đi. 2. Phân tích: Lời khẳng định ân tình thủy chung của người cán bộ về xuôi “Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người” Hai câu thơ mở đầu mang cảm xúc chung cho toàn đoạn. Câu hỏi tu từ cùng điệp từ “nhớ” khẳng định tình cảm của người ra đi. “Ta” là người ra đi, là những chiến sĩ sắp rời chiến khu về thủ đô, “Mình” là người ở lại,

Trang 1

Đề: Phân tích bức tranh tứ bình về hoa và người trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hoà bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”

I Mở bài:

1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Như những phần trước

2 Giới thiệu đoạn trích:

Tiếp

II Thân bài

1 Khái quát:

- Hoàn cảnh sáng tác

- Việt Bắc được làm theo thể thơ lục bát truyền thống dưới dạng đối đáp của hai chủ thể trữ tình tượng trưng mở ra không gian cởi mở chân tình, nồng đượm tình cảm quân dân nói chung, tình cảm của tác giả dành cho chiến khu Việt Bắc nói riêng

- Đoạn thơ gồm năm câu lục bát tái hiện một cách sinh động, ám ảnh nhất về cảnh và người việt Bắc trong hồi ức người ra đi

2 Phân tích:

* Lời khẳng định ân tình thủy chung của người cán bộ về xuôi

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Hai câu thơ mở đầu mang cảm xúc chung cho toàn đoạn

Câu hỏi tu từ cùng điệp từ “nhớ” khẳng định tình cảm của người ra đi

“Ta” là người ra đi, là những chiến sĩ sắp rời chiến khu về thủ đô, “Mình” là người ở lại, cũng chính là Việt Bắc

Sử dụng đại từ “mình – ta” cùng lối đối đáp đậm chất dân ca khiến cuộc chia tay lịch sử

Trang 2

mang màu sắc tình yêu đôi lứa ngọt ngào, nồng nàn, tha thiết.

“Hoa cùng người”: hoa là hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, ấn tượng nhất; hoa cùng người là

sự thiên nhiên và con người Việt Bắc tạo sự hòa quyện, cân đối, hài hòa giữa hai yếu tố

*Bức tranh mùa đông:

“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.”

- Cảnh thiên nhiên: Màu xanh ngắt của lá rừng, điệp trong màu đỏ (gam màu nóng, lại là

đỏ tươi hình ảnh bông hoa chuối nở rộ) của hoa chuối và sắc vàng nhạt của nắng tạo nên hòa sắc tươi sáng, ấm áp Cảnh thiên nhiên tươi sáng, đầy sức sống không vương nét thâm u, lạnh lẽo vốn được xem là đặc trưng của mùa đông trong thơ ca kim cổ:

Mùa đông lạnh gió lùa qua phên cửa

Phía trời xa mây cũng ủ ê buồn

Cây trụi lá đứng tần ngần ngõ nhỏ

Ai có về tôi gửi áo len cho (Việt Phương)

- Con người: +tác giả không khắc họa khung mặt mà nắm bắt nét thần tình rực sáng nhất: hình ảnh ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao vắt ngang lưng hình ảnh vô cùng đẹp của con người lao động

+ xuất hiện trong không gian hùng vĩ của núi rừng ở một vị trí, tư thế đẹp nhất, đầy kiêu hãnh - “đèo cao” con người chế ngự,chiếm lĩnh thiên nhiên

* Bức tranh mùa xuân:

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

- Cảnh thiên nhiên: + mùa xuân, hoa đào khoe sắc ở miền Bắc, hoa mai ngập tràn khắp miền Nam thì hoa mơ chính là đặc trưng của sắc xuân Việt Bắc Hoa mơ hiện lên trong bài thơ không chỉ mang màu sắc mà còn gợi cả hương thơm thoảng nhẹ

+ “Nở” nằm giữa câu cảnh vật tràn trề nhựa sống, sức sống mùa xuân lan tỏa khắp núi rừng

+ “mơ nở trắng rừng”: sắc trắng hoa mơ đã lấn át mọi màu xanh của lá Sắc trắng ấy gợi cho người ta cảm giác thanh khiết, mang đến cho lòng người sự thanh thản, thảnh thơi Rừng xanh đã biến thành rừng mơ, sắc trắng dịu dàng cùng mùi hương thoảng nhẹ của hoa mơ, của mùa xuân trở thành nỗi nhớ thương vương vấn không nguôi trong lòng người

- Con người:

+ Đan nón là một nghề thủ công truyền thống của Việt Bắc

+ “Chuốt từng sợi giang”: Nhìn rõ từng sợi giang con người được quan sát ở tầm gần

“Chuốt” và hình ảnh thơ gợi lên bàn tay khéo léo và những phẩm chất của người dân lao

Trang 3

động: cần cù, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn Chính những phẩm chất này đã tạo nên nét đáng yêu, đáng quý của những con người nơi chiến khu

* Bức tranh mùa hè

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

- Cảnh: Bức tranh mùa hè được khắc bằng cả âm thanh và màu sắc

+ “ve kêu”, “rừng phách” là những đặc trưng của mùa hạ nói chung, và mùa hè Việt Bắc nói riêng Tiếng ve ngân réo cả rừng phách đổ vàng bức tranh thể hiện bước chân vận động của thời gian, không gian chứ không tĩnh tại, bất động

+ “đổ” gợi sự biến chuyển mau lẹ của sắc màu, cảnh vật, rừng phách đáp lại tiếng gọi của đàn ve, đồng loạt bung xòe sắc vàng rực rỡ; từ “đổ” còn diễn tả tài tình những đợt mưa hoa phách khi gió nhẹ thoảng qua

Tác giả dùng âm thanh để gọi sắc màu, dùng không gian để miêu tả thời gian, bức tranh mùa hạ lung linh, rực rỡ như một bức tranh sơn mài vừa đậm chất cổ điển vừa mang đường nét hiện đại

- Người: “Cô em gái” Việt Bắc hiện lên giữa bức tranh mùa hè đã điểm thêm nét đẹp khỏe khoắn tươi trẻ cho bức tranh ấy Từ “một mình” không hàm ý chỉ sự cô đơn, đơn độc mà nhấn mạnh tư thế chủ động, tự do tự tại của con người giữa thiên nhiên rộng lớn

* Bức tranh mùa thu:

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

- Cảnh: Ánh trăng là biểu tượng của mùa thu Từ “rọi” được dùng rất đắt, diễn tả ánh trăng sáng ngời ngập tràn cả không gian Tác giả không tả mùa thu bằng thảm lá úa vàng đượm buồn mà vẽ tranh thu bằng ánh trăng hòa bình tươi sáng, đầy niềm vui

- Người: Con người không được miêu tả trực tiếp mà hiện lên thông qua “tiếng hát ân tình thủy chung”, từ “ai” được dùng để phiếm chỉ, có thể là một người thiếu nữ dưới trăng, đó cũng có thể là cả đất trời nhân dân Việt Bắc

Khúc hát ân tình vang vọng kết lại đoạn thơ cũng là nét điểm xuyết hoàn chỉnh cả bức tranh tứ bình tuyệt mĩ gieo trong lòng người đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước

3 Tổng kết:

- Nội dung: Vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong thời gian bốn mùa luân chuyển được tái hiện trong tâm tưởng người ra đi vô cùng đẹp đẽ, căng tràn sức sống Tấm lòng nghĩa tình sâu nặng của người chiến sĩ với “hoa cùng người” Việt Bắc

- Nghệ thuật:

+Thể thơ lục bát ngọt ngào, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 4

+ Kết cấu đặc biệt: cứ một dòng tả cảnh lại đan xen một dòng tả người, hình ảnh người sự hài hòa, đồng điệu giữa hai nét đẹp

+ Điệp từ “nhớ” nhấn mạnh tình cảm thủy chung của người cán bộ về xuôi, để lại trong lòng người đọc cảm xúc nồng nàn khó quên về Việt Bắc

+ Sử dụng nhiều động từ và hình ảnh giàu tính biểu cảm, cách phối màu hài hòa, sinh động tạo nên bức tranh bốn mùa không những đẹp đẽ mà còn căng tràn sức sống

Ngày đăng: 11/08/2017, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w