Ở trường mầm non cóChương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý vàkhả năng, mức độ phát triển của từng độ tuổi một cách khoa học đạt mục tiêu giáodục ở cuố
Trang 1I MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Tục ngữ có câu: Dạy con từ thuở còn thơ ”
Con người khi sinh ra cơ thể còn non yếu, chưa có hiểu biết cần được sự uốnnắn dạy dỗ của người lớn ngay từ buổi đầu đời, để có thể hình thành và phát triểnnhân cách đúng đắn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhâncách trẻ đó là gia đình, nhà trường và xã hội
Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ, mỗi đứa trẻ sinh ra đều được chămsóc yêu thương dạy dỗ của bố mẹ ông bà và những người lớn gần gũi trẻ, mỗi mộtgia đình là một quan điểm, là một cách sống, nếp sinh hoạt riêng biệt có nhiều giađình là môi trường rất tốt để trẻ hình thành nhân cách đúng đắn, nhưng có gia đình
do những quan niệm lạc hậu, hoặc nhận thức chưa đủ, chưa đúng về đặc điểm tâmsinh của lứa tuổi làm cho nhân cách của trẻ phát triển lệch lạc Đến trường mầmnon là trường học đầu tiên của trẻ, ở nơi đó trẻ được hoạt động, được trải nghiệmđược chăm sóc, giáo dục Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thốnggiáo dục quốc dân có mục tiêu, yêu cầu và chương trình giáo dục hướng đến sựphát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ là em phát triển về thể chất, tìnhcảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị chotrẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý,năng lực, phẩm chất mang tính nền tảng và những kỷ năng sống cần thiết phù hợpvới lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, tạo tiền đề choviệc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời Ở trường mầm non cóChương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý vàkhả năng, mức độ phát triển của từng độ tuổi một cách khoa học đạt mục tiêu giáodục ở cuối tuổi nhà trẻ và ở cuối tuổi mẫu giáo
Đến trường mầm non là môi trường tốt nhất cho trẻ, làm thế nào để huy độngđược số trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường để mọi trẻ em đều có quyền đượchưởng nền giáo dục là trách nhiệm của người lớn của những người làm công tácquản lý trường mầm non
Thực tế tại trường mầm non Tân Lập tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp trongnhững năm vừa qua không đạt 100% do có cháu trong độ tuổi bị bại liệt không đếntrường được, đến 2 năm gần đây trên địa bàn xã không có cháu khuyết tật nhưng
Trang 2vẫn còn nhưng vẫn còn 1, 2 cháu chưa đến trường, tỷ lệ ra lớp chỉ đạt đạt 98,5%(trong đó tỉ lệ trẻ năm tuổi ra lớp là 100%) thậm chí đến trường rồi vẫn có 1 cháunghỉ học, trong khi nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, làm tốt công tácphối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã, tôi tìm hiểu nguyên nhân, lý dotại sao và phải làm gì để huy động trẻ đến trường Có phải do nhận thức của cácbậc phụ huynh không, hay do hoàn cảnh của gia đình trẻ, do chất lượng giáo dụccủa nhà trường có thể do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, có thể là chấtlượng đội ngũ cán bộ giáo viên chưa tạo được niềm tin yêu đối với phụ huynh.
Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của nhà trường về vấn đề này trongnhiều năm qua tôi luôn trăn trở tìm các biện pháp để làm tốt công tác huy động và
duy trì số trẻ đến trường, vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường giai đoạn 2014-2017 ở trường mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa” để viết lên kinh nghiệm trong công tác
quản lý chỉ đạo nhà trường của mình
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Tìm các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để huyđộng trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường mầm non
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm huy động trẻ độ tuổi mẫu giáo đến trường giai đoạn 2014-2017
ở trường mầm non Tân Lập, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê toán học
Trang 3II NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình Giáo dục mầmnon theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 bao gồmchương trình giáo dục nhà trẻ, chương trình giáo dục mẫu giáo: “ Chương trìnhgiáo dục mẫu giáo nhằm giúp trẻ từ 3 đến 6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thểchất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ chuẩn bị cho trẻvào học ở tiểu học ”[1]
Theo yêu cầu về nội dung, về phương pháp, về đánh giá sự phát triển của trẻNội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, theo nguyên tắc đồng tâmphát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, thống nhất giữanội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lýcủa trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ phát triển cơthể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn
Phương pháp giáo dục đối với mẫu giáo trẻ phải được trải nghiệm, tìm tòi, khámphá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú củatrẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” Đổi mới môi trường giáo dụcnhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thử nghiệm và sáng tạo
Ở trường mầm non tổ chức đánh giá sự phát triển của trẻ nhằm theo dõi sự pháttriển của trẻ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, vớitình hình thực tế ở địa phương, chỉ có ở trường mầm non mới tổ chức đánh giáđúng khả năng của trẻ theo yêu cầu lứa tuổi một cách khoa học
Đến trường trẻ được hòa đồng cùng bạn bè khám phá nhiều điều thú vị ởmôi trường tập thể, chỉ có bạn bè cùng lứa tuổi của bé và cô giáo, trẻ được tham giacác hoạt động của ngày hội, ngày lễ, các hoạt động lao động tự phục vụ trẻ, đượcnuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe và giáo dục để bảo vệ tính mạng Trẻ đếntrường mầm non trẻ được theo học các lớp phân theo độ tuổi 3-4 tuổi ra lớp đượclàm quen với các nề nếp hoạt động ở nhà trường theo lịch sinh hoạt một ngày của
bé, làm quen với các kiến thức cơ bản, sơ đẳng, các thao tác, các hành động chơiđơn giản hoạt động với đồ vật phong phú đa dạng, tạo điều kiện cho trẻ rèn thành
kỷ năng, kỷ xảo là tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ học ở các lớp tiếp theo,đến lớp 4-5 tuổi, 5-6 tuổi các kiến thức mà trẻ được lĩnh hội được mở rộng hơn, sâu
Trang 4hơn, các hành động chơi, các thao tác trong mọi hoạt động phức tạp hơn, phongphú hơn, các đồ dùng, đồ chơi đa dạng hơn, thời gian tổ chức hoạt động chính tănglên tập cho trẻ thích nghi với hoạt động học tập Đến trường từ tuổi nhà trẻ hoặcđầu tuổi mẫu giáo sẽ dễ hình thành những tính cách, những chuẩn mực về thái độtrong giao tiếp trong cuộc sống hơn, dễ uốn nắn những hành vi lệch lạc hơn đểchuẩn bị cho trẻ tâm thế tốt, một tâm lý vững vàng khi vào lớp một.
Trẻ đến trường cha mẹ trẻ yên tâm và có thời gian để đi làm, tăng gia sảnxuất tăng thêm thu nhập cho nhà đình, góp phần phát triển kính tế gia đình và xâydựng nông thôn mới ở địa phương
Bên cạnh đó quan điểm chỉ đạo của Đảng “… Thực hiện công bằng xã hộitrong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằngchung Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, họcsuốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chínhsách”[2]
Vì vậy chúng ta cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ được đến trường để
có cơ hội được chăm sóc, được hưởng nền giáo dục mà trong nền giáo dục ấy trẻ cóthể lớn lên và phát triển tốt nhất
2.2 Thực trạng :
* Tình hình chung:
Trường mầm non Tân Lập huyện Bá Thước nằm trên địa bàn xã Tân Lập
Xã Tân Lập có 8 thôn bản nằm chủ yếu ven sông mã, có diện tích đất tự nhiên 1,331 ha, dân số toàn xã có 663 hộ với 2733 nhân khẩu, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
là 0.9% Bao gồm 3 dân tộc chủ yếu sinh sống như:
Dân tộc Thái có 110 khẩu chiếm gần 4%
Dân tộc Mường có 1339 khẩu chiếm 49%
Dân tộc Kinh có 1284 khẩu chiếm 47%
Nhìn chung chất lượng cuộc sống của người dân đã được nâng lên, nghề nghiệp có97% làm nông nghiệp thu nhập của một số thôn còn phụ thuộc vào thiên nhiên, tỉ lệ
hộ nghèo theo tiêu chí mới hiện nay là 6,35 %
Trang 5hoạt động rất tốt, xã có đường giao thông liên thôn đi lại thuận tiện là 7/8 thôn bản.
Xã đang xây dựng và chuẩn bị về đích nông thôn mới vào cuối năm 2017
Trường mầm non Tân Lập nằm ngay trung tâm của xã và chỉ có một điểmtrường rất thuận lợi cho việc đưa đón trẻ và quản lý
Nhà trường đã đạt Trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia và đã được côngnhận Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3
Đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% và trong đó trên chuẩn 78,6%.Nhà trường được sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của chính quyền địa phương,Ban đại diện Cha mẹ học sinh của nhà trường hoạt động rất tích cực có nhiều hoạtđộng ủng hộ và đóng góp nhiệt tình, để phục vụ bán trú tạo mọi điều kiện thuận lợicho trẻ khi đến trường
*Khó khăn :
Trong công tác quản lý còn thiếu kinh nghiệm về công tác điều tra, khảo sáttrẻ trong độ tuổi, chưa nắm bắt được số trẻ sẽ đến trường, chưa chủ động trong việclập danh sách các lớp ngay từ đầu năm học Không nắm bắt được tình hình, hoàncảnh của trẻ
Về cơ sở vật chất : Nhà trường còn thiếu phòng học, cơ sở hạ tầng một sốhạng mục đã xuống cấp, các đồ dùng dạy học, đồ chơi đồ dùng bán trú chưa đượcchuẩn hóa theo hướng tiên tiến, hiện đại ( như tủ hấp cơm, máy lọc nước cả nóng
và lạnh, máy chiếu, bình nước nóng lạnh, máy điều hòa, máy hấp khăn, hấp bát…).Nhà trường chưa đủ điều kiện để đón trẻ dưới 24 tháng tuổi
Nhà trường còn thiếu 2 giáo viên so với chỉ tiêu kế hoạch được giao Chấtlượng đội ngũ còn nhiều hạn chế
Một số trẻ đến lớp còn nhút nhát chưa tích cực tham gia các hoạt động, sợ côgiáo, sợ bạn bè và sợ chỗ đông người
Khi đến lớp có nhiều cháu chưa thạo tiếng việt, nói tiếng việt nhưng dùng từcủa tiếng mẹ đẻ, nên hay bị các bạn trêu trọc làm cho trẻ ít giao tiếp, ít phát biểu ýkiến, ít tham gia các trò chơi tập thể đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo 3- 4 tuổi
Còn có một số gia đình nhận thức còn mơ hồ về việc chăm sóc giáo dục trẻmầm non, chưa thật sự tin tưởng vào sự chăm sóc của giáo viên và nhà trường,cũng như nhận thức của một bộ phận nhỏ phụ huynh còn nghĩ trẻ con đến trường
để chơi thôi nên không cho con đến trường mầm non
* Khảo sát thực trạng số liệu trẻ:
Trang 62.3.1.Biện pháp 1 : Điều tra số liệu trẻ từ 0- 5 tuổi ngay đầu năm học
Điều tra số liệu là việc làm của mỗi nhà trường vào đầu năm học mới, để nắmbắt số liệu trẻ từ 0-5 tuổi trên địa bàn xã từ đó dự kiến số trẻ của các nhóm lớp vàchuẩn bị cho công tác tuyển sinh trẻ mới và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch pháttriển cho năm học sau Làm tốt công tác điều tra, công tác tuyển sinh nhà trường sẽchủ động được trong việc lập danh sách trẻ của các nhóm, lớp giao cho giáo viên để
ổn định sĩ số học sinh và đưa trẻ vào nề nếp ngay từ đầu năm học Với công tác nàytôi đã làm các bước sau
+ Phân công giáo viên điều tra độ tuổi từ 0 – 5 tuổi trên toàn xã, phân công giáo viên điều tra 1 thôn xuyên suốt trong nhiều năm
Trang 7+ Nhà trường thiết kế mẫu phiếu riêng để nắm bắt thêm thông tin của trẻ, giađình trẻ, trong đó có thông tin trẻ sẽ đi học ở trường nào
+ Tổng hợp và lập dự kiến trẻ đến trường theo từng độ tuổi
+ Lập kế hoạch báo cáo với UBND xã về việc tuyển sinh trẻ mới đi học Phốihợp với Ban lãnh đạo Thôn thông báo, tuyên truyền trên loa đài của các thôn thờigian tuyển sinh và các loại giấy tờ cần thiết, địa điểm nhận hồ sơ Đấu mối với cán
bộ tư pháp xã để tạo điều kiện chứng thực các loại giấy tờ Ở trường đăng trên bảntin quy trình đăng ký, làm và nộp hồ sơ, các phòng làm việc, người phụ trách chophụ huynh dễ liên hệ Khi phụ huynh đến đăng ký cho con học, kiểm tra trên danhsách dự kiến trẻ đến trường
+ Tổng hợp kết quả tuyển sinh, lập danh sách trẻ của các nhóm lớp cho giáo viên phụ trách các lớp, danh sách cháu chưa đăng ký đi học để có kế hoạch huyđộng trẻ ra lớp trước ngày tựu trường, cách làm này được Cán bộ tư pháp xã và cácbậc phụ huynh rất đồng tình, nhanh gọn thuận lợi và tạo niềm tin cho các bậc phụhuynh khi đăng ký cho con đi học
Sau kết thúc công tác điều tra và tuyển sinh trẻ mới tôi đã có số liệu trẻ ra lớpkhá chuẩn chủ động thuận tiện cho việc phân lớp, phân công giáo viên
* Kết quả điều tra đầu năm học 2016-2017 (Tháng 8/2016) :
- Tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo : 149/151 cháu đạt 98,6% ;
- Tỉ lệ trẻ Dân tộc thiểu số đến trường : 100/101 cháu chiếm tỷ lệ 99% ;
- Tỉ lệ trẻ DTTS là nữ đến trường : 57/58 cháu đạt 98,2%
+ 5 tuổi : 41/41 cháu đạt 100% ; Trẻ dân tộc thiểu số : 31/31 cháu đạt 100%+ 4 tuổi : 59/59 cháu đạt 100% ; Trẻ dân tộc thiểu số : 33/33 cháu đạt 100% + 3 tuổi : 49/51 cháu đạt 96% ; Trẻ dân tộc thiểu số : 36/37 cháu đạt 94,4%,Như vậy tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo chưa đến trường là 1,4%
Và kết quả điều tra nhà trường có danh sách 2 cháu 4 tuổi chưa đăng ký đihọc là: Cháu Bùi Phương Hoài ở thôn Mòn và cháu Lê Hải Anh ở thôn Anh Vân
2.3.2 Biện pháp 2 : Nắm bắt tình hình và tìm hiểu nguyên nhân trẻ chưa đến trường
Trong những năm vừa qua thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ nămtuổi, tỷ lệ trẻ từ 3-5 tuổi đến trường của nhà trường đạt rất cao từ 95-98,5% đây làkết quả đáng khích lệ, biểu hiện về sự nhận thức của các bậc phụ huynh đã thấyđược vai trò của giáo dục mầm non và vị trí của trường mầm non đối với sự phát
Trang 8triển của trẻ, song tại sao vẫn còn hai cháu chưa đến lớp, ngay đầu năm học kết hợpvới Ban đại diện Cha mẹ học sinh của năm học trước và Chi hội trưởng chi hộikhuyến học của thôn và giáo viên điều tra phổ cập ở thôn đó, BGH đã tiến hành tìmhiểu nguyên nhân lý do trẻ chưa đến lớp
Để làm tốt việc này, BGH cần phải khéo léo và kết hợp chặt chẽ với các tổchức liên quan nắm bắt trước tình hình, hoàn cảnh của trẻ, lường trước các tìnhhuống, chuẩn bị tốt các phương án để trao đổi, tuyên truyền vận động sao cho thấutình, đạt lý và đạt kết quả để phụ huynh thấy yên tâm tin tưởng và trẻ thích đi họcTrường hợp thứ nhất: Cháu Bùi Phương Hoài (là trẻ người dân tộc thiểu số):Không được đi học do ông bà nhận thức chưa đúng về giáo dục mầm non Chúngtôi đã đưa hình ảnh trẻ học, trẻ chơi, trẻ tập thể dục, trẻ ngồi ăn, trẻ ngủ đến giađình cho bố mẹ ông bà cháu xem, cũng giải thích cách chăm sóc, giáo dục cháu ởlớp, trẻ được đối sử công bằng như nhau, được tham gia các hoạt động như nhau
Về đóng góp chúng tôi phân tích về sự thuận lợi và không thuận lợi khi cho trẻ đếntrường và đồng thời trao đổi với gia đình nếu không cho cháu đi học lớp mấu giáonhỡ đến năm học sau cho cháu học lớp mẫu giáo lớn sẽ rất khó khăn cho cháu vì ởmỗi độ tuổi có chương trình chăm sóc giáo dục khác nhau Sau đó gia đình đã nhấttrí cho cháu đi học
Trường hợp thứ hai: Cháu Lê Hải Anh (là người dân tộc kinh): Cháu Hải Anh
bị tổn thương da chân khi mới sinh, lớn lên da chân của cháu rất mỏng, gia đìnhcho đi học sợ va chạm cháu sẽ bị trầy xước và chảy máu Chúng tôi mời bố mẹ đếnlớp xem các bạn học, chơi xem có đảm bảo an toàn cho cháu không, nhà trường sẽsắp xếp cô giáo quen cháu về phụ với giáo viên chủ nhiệm, có cô giáo quen biết đểgần gũi trẻ hơn, trẻ có cảm giác yên tâm hơn, gia đình đã quyết định cho cháu đihọc hiện nay cháu hòa nhập với bạn bè rất tốt, cháu rất vui vẻ thoải mái khi đếnlớp với các bạn và cô giáo, không còn e dè đã có thói quen nề nếp khi tham gia cáchoạt động ở lớp
Huy động trẻ ra lớp đạt 100% đã khó, duy trì số trẻ cũng là vấn đề khó khăn.Khi huy động trẻ ra lớp đạt được đúng kế hoạch, có một phụ huynh trao đổi với tôi
có một cháu nghi bị nhiễm HIV vì mẹ của cháu bị nhiễm rồi nếu không cho cháu
đó nghỉ học thì cả lớp này sẽ nghỉ vì sợ bị lây, cháu trai này là cháu của một vịtrưởng thôn là người có uy tín với xã và với thôn bản, lý do để bảo cháu nghỉ thìkhông có vì cháu đến lớp rất ngoan và lễ phép, nếu để cháu tiếp tục học thì bạn
Trang 9khác sẽ nghỉ hết, bản thân tôi rất thương cháu và không cho phép mình làm điều gìsai đối với cháu Thực hư vấn đề này là thế nào, nếu không thận trọng hậu quả sẽrất khó lường thật sự là nan giải, tôi đã chủ động trao đổi với ông của cháu nêu rõ
sự nghi vấn và mong ông thông cảm chia sẽ cho biết tình trạng sức khỏe của cháu
để cùng có biện pháp chăm sóc cháu cho phù hợp, cháu chưa đi xét nghiệm nênkhông biết tình trạng sức khỏe, tôi đã động viên gia đình đưa cháu đi xét nghiệmkết quả là cháu âm tính, gia đình phấn khởi và cảm ơn nhà trường đã phân tích chogia đình hiểu và quyết tâm đưa trẻ đi xét nghiệm dù kết quả thế nào
Với trường hợp những cháu bị khuyết tật có khả năng đến lớp động viên giađình đưa cháu đến trường có biện pháp giáo dục riêng cho cháu và đồng thời tư vấncho gia đình làm chế độ khuyết tật cho trẻ theo chính sách của nhà nước
Với trường hợp những cháu không đủ tiêu chuẩn để đến trường như bại liệtnằm một chỗ, mắc bệnh lây nhiễm không thể đến trường, BGH nhà trường xâydựng kế hoạch kết hợp với Trạm y tế xã, tư vấn và hỗ trợ cho cha mẹ trẻ chăm sóc
và dạy trẻ tại nhà, phân công bố trí cán bộ, giáo viên sắp xếp thời gian đến kiểm tra
sự tiến bộ của trẻ
Về vấn đề này người quản lý phải thật am hiểu phong tục tập quán của địaphương và hoàn cảnh của trẻ để có cách giải quyết phù hợp, phải tâm huyết vớinghề và yêu trẻ, biết phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể đúng lúc, đúng việc
và biết lắng nghe, tôn trọng các ý kiến đóng góp của các bậc phụ huynh, có sự phốihợp chặt chẽ với phụ huynh thì chúng ta mới nhận được sự tin tưởng của phụhuynh
2.3.3 Biện pháp 3: Đổi mới công tác quản lý trong tổ chức bán trú
Đổi mới trong công tác quản lý bán trú là vấn đề mà mỗi người Hiệu trưởngluôn mong muốn và có ý thức tìm kiếm đổi mới để phát triển nhà trường, để tạo uytín, tạo niềm tin cho các cấp lãnh đạo, cho các bậc phụ huynh, có những vấn đềchúng ta thay đổi, đổi mới có thể phát triển, nhưng có những vấn đề đổi mới lạikhông phát triển được vì thiếu đi sự phù hợp, có những vấn đề đổi mới phù hợp vớinơi này, với trường này nhưng lại không phù hợp với nơi khác hoặc trường khác vìvậy phải lựa chọn sự đổi mới sao cho phù hợp, hiệu quả với trường mầm non TânLập tôi đã lựa chọn như sau
Thay việc thu tiền ăn bằng bán phiếu ăn Để phù hợp với điều kiện ở địaphương là thuần nông, các phụ huynh rất chắt chiu dành dụm cho con ăn bán trú tại
Trang 10trường, nhà trường thu tiền ăn theo tuần và thiết kế phiếu ăn theo mẫu riêng củanhà trường, trong đó có thông tin tên, lớp học của trẻ, tiền nộp, tiền thừa, số buổi đihọc của trẻ, cuối tuần phụ huynh cầm phiếu biết con mình đã ăn hết bao nhiêu cònbao nhiêu để mua tiếp cho tuần sau Trường mầm non Tân Lập là trường bán phiếu
ăn đầu tiên ở huyện Bá Thước, được các phụ huynh đồng tình, tạo điều kiện rấtthuận tiện cho phụ huynh khi đăng ký cho con ăn và theo dõi tiền ăn của con Nhàtrường thì chủ động trong việc mua lương thực, thực phẩm và thanh toán
Phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh của nhà trường, kiểm tra định kỳcác điều kiện phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc để bổ sung, tu sửa thường xuyên các
đồ dùng phục vụ, kiểm tra chất lượng lương thực, thực phẩm giải quyết kịp thờicác vấn đề khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Tổ chức Hội thảo gồm BGH, tổ trưởng tổ chuyên môn, kế toán thủ quỹ, cấp dưỡng tìm các biện pháp tối ưu nhất cho việc tổ chức nuôi dưỡng trẻ để đảm bảo sốlượng, chất lượng bữa ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý tốt quy trình hợpđồng lương thực, thực phẩm, đi chợ, kiểm tra, giám sát, chế biến, chia cơm, chiathức ăn và thanh toán tiền ăn
Lựa chọn người có bằng trung cấp sư phạm mầm non và người biết nấu ănngon, đảm bảo sức khỏe, vệ sinh sạch sẽ để làm cấp dưỡng cho nhà trường
2.3.4 Biện pháp 4: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học
Nhà trường thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, mỗinhà trường căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện của địa phương xây dựng kếhoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi đảm bảothực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhu cầu về cơ sởvật chất, trang thiết bị đồ dùng không phải chỉ “Có đủ” mà phải đáp ứng được theohướng “Chuẩn và hiện đại”
Giai đoạn này là giai đoạn hết sức khó khăn nguồn kinh phí hạn chế, ở huyệntập trung nguồn cho các trường xây dựng trường chuẩn Quốc gia, ở xã đang tậptrung xây dựng xã đạt Nông thôn mới
Vì thế nhà trường đề ra phương châm “Mỗi năm học sẽ làm một công trình
và mua đồ dùng cần thiết nhất, bất kể từ nguồn nào” Có hạch toán phát triển chogiai đoạn cho từng năm Năm 2013 nhà trường đã tích cực tham mưu và được SởGiáo dục đầu tư 4 bộ đồ chơi ngoài trời và tu sửa cổng biển trường, trang trí vănphòng, năm 2014 nhà trường làm nhà để xe cho giáo viên và ngăn phòng chia cơm
Trang 11ở nhà bếp, chặt tỉa cây xây bồn hoa, năm 2015 nhà trường xây nhà bảo vệ, vẽ tườngngoài của lớp học, năm 2016 Cha mẹ học sinh đã đóng góp 80.576.000đ để mua đồdùng và phục vụ công tác bán trú , về cơ sở vật chất nhà trường mua thêm bàn ghếtrị giá: 32.000.000đ, nhà trường tu đổ bê tông sân trường tổng 140.000.000đ, đổ bêtông 2 bên cổng trường bên ngoài làm nơi để xe cho phụ huynh khi đón trẻ kinh phílà:10,918.000đ về phòng học nhà trường đang được xây dựng 2 phòng học cónguồn vốn từ trái phiếu chính phủ với giá trị 2,3 tỷ đồng Với sự linh hoạt nếu cónguồn của cấp huyện, cấp tỉnh đầu tư thì giảm bớt nguồn của địa phương, nếu nămnào không có nguồn của tỉnh của huyện thì nhà trường tích cực tham mưu với địaphương để kích cầu được đầu tư thực hiện đúng như phương châm “Mỗi năm học
sẽ làm một công trình và mua đồ dùng cần thiết nhất, bất kể từ nguồn nào” Bêncạnh đó trang thiết bị đồ dùng học tập được nhà trường tiết kiệm chi hoạt động đểmua sắm và tích cực tham mưu với cha mẹ học sinh để được mua sắm đồ dùng bántrú
Bằng công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, Phòng giáo dục, UBNDhuyện, tích cực phối hợp với Ban đại diện Cha mẹ học sinh đến nay về cơ sở vậtchất, trang thiết bị đồ dùng nhà trường đã và đang từng bước thay đổi đáp ứng đượcyêu cầu phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, từng bước thay thếtheo hướng phát triển “Chuẩn và hiện đại”
2.3.5 Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Chất lượng đội ngũ giáo viên bao gồm trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khả năng, năng lực của giáo viên thể hiện ở kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với bậc họcmầm non bé đến trường cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, là người trực tiếp chămsóc và giáo dục trẻ, thời gian bé ở bên cô giáo là cả ngày vì vậy cô giáo phải như
mẹ hiền, phải thật sự yêu thương tôn trọng trẻ, chăm sóc cháu chu đáo, cô giáo làngười ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ nhiều nhất Nhận biết được điều đó kết hợpvới tổ chức công đoàn luôn chú ý bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo thông quacác cuộc họp những vấn đề còn hạn chế mà giáo viên gặp phải, thông tin lại nhữngvấn đề nóng về các vụ việc bạo lực với học sinh, các tai nạn còn sảy ra ở các trườngmầm non để nhắc nhở, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho chị em giáo viên Bêncạnh đó luôn quan tâm đến bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
Về việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhà trường sắp xếp côngviệc tạo điều kiện cho giáo viên đi học để nâng cao bằng, đến nay nhà trường đã