1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - CÁCH MẠNG THÁNG mười HIỆN THỰC hóa lý TƯỞNG CỘNG sản CHỦ NGHĨA THỜI đại NGÀY NAY

158 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Cách mạng Tháng Mười Nga đã khẳng định giá trị, sức sống của nó trong thời đại ngày nay. Giá trị đích thực của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là tính hiện thực của nó, tuy nhiên để hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa phải là quá trình lâu dài gắn liền với tiến trình cách mạng của giai cấp công nhân do Đảng cộng sản lãnh đạo. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là biểu hiện sinh động nhất tính hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa trong thời đại ngày nay.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cách mạng Tháng Mười Nga đã khẳng định giá trị, sức sống của nó trong thờiđại ngày nay Giá trị đích thực của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là tính hiện thực của

nó, tuy nhiên để hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa phải là quá trình lâu dàigắn liền với tiến trình cách mạng của giai cấp công nhân do Đảng cộng sản lãnh đạo.Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là biểu hiện sinh động nhất tính hiện thực hóa

lý tưởng cộng sản chủ nghĩa trong thời đại ngày nay

Cách mạng Tháng Mười nổ ra và giành thắng lợi là kết quả tất yếu của lịch sử

quá trình biện chứng khách quan sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác và cách mạng

vô sản của V.I.Lênin vào thực tiễn nước Nga những năm đầu của thế kỷ XX Cáchmạng Tháng Mười đã mở ra quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa vàchính thức khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga và thế giới Trước Cáchmạng Tháng Mười, chủ nghĩa xã hội chỉ là những ước mơ, khát vọng, trào lưu tưtưởng; chỉ là lý luận khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân về một chế độ xãhội công bằng, bình đẳng, không có áp bức, bóc lột Cách mạng Tháng Mười thắnglợi đã biến những mơ ước, lý tưởng ấy thành hiện thực sinh động ở nước Nga, sau đó

là Liên Xô và phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới Với những thànhtựu to lớn đã đạt được, chủ nghĩa xã hội hiện thực là nhân tố quan trọng làm nên đặcđiểm nổi bật của thế kỷ XX Cách mạng Tháng Mười thắng lợi đã mở ra một thời đạimới trong lịch sử xã hội loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa

xã hội trên phạm vi thế giới Giai cấp công nhân vững tin bước lên vũ đài chính trịvới tư cách là giai cấp trung tâm của thời đại, là “hạt nhân” của phong trào cách mạngthế giới; mở ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóngdân tộc, giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công và xây dựng mộtthế giới mới công bằng, dân chủ, tiến bộ và văn minh Cách mạng xã hội chủ nghĩaTháng Mười có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới, cung cấp những giá trị to lớn dịnhhướng cho quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản trên thế giới

Những vấp váp, sai lầm dẫn đến đỗ vỡ trong quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu là do những nguyên nhân chủ quan và

khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu Đó là sụp đổ một mô hình vềchủ nghĩa xã hội đã không còn phù hợp với sự biến đổi mới của thời đại Sự sụp đổ

đó không phải là sụp đổ về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, càng không phải là sự

“kết thúc lịch sử” của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học Đó là hệquả tiêu cực từ những sai lầm nghiêm trọng cả về nhận thức và hành động trongquá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa theo tinh thần của Cách mạngTháng Mười, vi phạm quy luật khách quan, xử lý không đúng đắn các mối quan hệkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh

1

Trang 2

Giá trị Cách mạng Tháng Mười Nga về hiện thực hóa lý tưởng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ tiếp tục được phát huy ở các nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự nghiệp hiện thực hóa lý tưởng

cộng sản trong cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa đã giành được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; song cũng đang gặp phải không ít những tháchthức, khó khăn Cách mạng Tháng Mười vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội Các đảng cộng sản kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, lýtưởng của Cách mạng Tháng Mười, quyết tâm hiện thực hóa lý tưởng ấy thông quađổi mới, cải cách với những bước đi thích hợp Những giá trị của Cách mạng ThángMười về hiện thực hóa lý tưởng cộng sản đang được vận dụng sáng tạo trong côngcuộc đổi mới, cải cách ở một số nước xã hội chủ nghĩa, cũng như các phong trào cótính chất xã hội chủ nghĩa trên thế giới

Hiện nay, chủ nghĩa chống cộng và các phần tử cơ hội, xét lại tiếp tục chống phá chủ nghĩa xã hội, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận với nhiều âm mưu, thủ đoạn hiểm độc Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng đẩy mạnh thực hiện “diễn

biến hòa bình” trên các lĩnh vực đời sống xã hội Đặc biệt, chúng ra sức tuyên truyền,kích động các luận điệu sai trái, phản động hòng phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủnhận cách mạng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười.Bên cạnh đó, thực tiễn công cuộc đổi mới, cải cách của các nước xã hội chủ nghĩa tronggiai đoạn hiện nay đang đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi phải tiếp tục làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận trước những biến đổi của thực tiễn sinh động Cần phải đẩy mạnhnghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đúc rút bài học kinh nghiệm, đưa ra những địnhhướng đúng đắn cho sự phát triển đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng

xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là nhiệm vụ chính trị rất hệ trọng Trong đó,việc nghiên cứu quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Cách mạngTháng Mười để rút ra những bài học, khẳng định những giá trị trong thời đại ngày nay;

từ đó vận dụng vào thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các nước xã hội chủnghĩa, trong đó có Việt Nam là yêu cầu cấp bách Từ những luận giải trên, chúng tôi

chọn vấn đề “Cách mạng Tháng Mười hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa trong thời đại ngày nay” làm đề tài nghiên cứu có tính cấp thiết về lý luận và thực tiễn

hiện nay

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

2.1 Những công trình, bài viết nghiên cứu về Cách mạng Tháng Mười Nga ở nước ngoài

Bài báo Sức mạnh tự hành của Iuri Belov đã bàn đến tinh thần tập thể của

nhân dân Nga; năng lực tổ chức mạnh mẽ của Lênin và Đảng Bônsevich đóng vaitrò quan trọng trong thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

2

Trang 3

Bài viết 80 năm cách mạng Nga của Métvêdép đã đi sâu phân tích, đánh giá

các sự kiện của Cách mạng Tháng Mười và các chính sách của chính quyền Xôviết trong các giai đoạn lịch sử tồn tại của nó

Cuốn sách Cách mạng Tháng Mười: Những bài học lịch sử của

I.V.C.Pletnicốp, V.A.Xaprukin đã nêu bật 14 bài học chủ yếu rút ra từ kinh nghiệmlịch sử của Cách mạng Tháng Mười Liên hệ với tình hình hiện nay ở nước Nga.Tương lai của nước Nga - đó là chủ nghĩa xã hội

Bài viết Cách mạng Tháng Mười - quy luật tất yếu lịch sử của P.A.Gôlúp đã

khái quát những bài học lịch sử rút ra từ Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa đặc biệtđối với thời điểm hiện nay của nước Nga đó là việc xây dựng đảng cộng sản vữngmạnh; khôi phục chính quyền nhân dân và chủ nghĩa xã hội

Bài trả lời phỏng vấn với tựa đề Chúng ta đã có chủ nghĩa cộng sản đích

thực của Alecxandr Dinoviev bàn về các vấn đề: Thái độ đối với cuộc Cách mạng

Tháng Mười; chủ nghĩa cộng sản; chủ nghĩa "Phương Tây"; về tình hình và vị thếcủa nước Nga

Bài viết Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại - Sự kiện chủ yếu của

thế kỷ XX của Thiếu tướng Ưđemxki đã đưa ra đánh giá Cách mạng Tháng Mười vĩ

đại mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử toàn thế giới, đặt nền móng cho sự tiến

bộ thật sự của nhân loại

Bài viết Tháng Mười vĩ đại - một cơ hội cho loài người của Victor Vaxilenco đã

nêu bật ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười - sự ra đời chế độ xã hội mới, triển vọngđối với loài người trong xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp hơn

Cuốn sách Cách mạng Tháng Mười mở đầu kỷ nguyên mới của I Xaắc

MinXơ nêu bật vị trí vai trò của Cách mạng Tháng Mười trong lịch sử, và giá trịcủa nó đối với công cuộc bảo vệ chính quyền Xô Viết non trẻ, chống lại giai cấp tưsản trong cuộc nội chiến sau 1917 Khẳng định tính tất yếu, cấp thiết của Cáchmạng Tháng Mười đối với nhân dân Nga và nhân dân lao động thế giới

2.2 Những công trình, bài viết nghiên cứu về Cách mạng Tháng Mười Nga ở trong nước

Cuốn sách Cách mạng Tháng Mười và ý nghĩa thời đại của nó của Nguyễn

Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên và Đặng Hữu Toàn chủ biên đã khẳng định tínhtất yếu, phân tích ý nghĩa lịch sử, tính chất thời đại và những bài học kinh nghiệm

từ Cách mạng Tháng Mười Nga Lý luận của Lênin về Cách mạng xã hội chủnghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội Những ảnh hưởng của Cách mạng ThángMười với cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam

3

Trang 4

Sách tham khảo Lịch sử chủ nghĩa Mác: Sự phát triển chủ nghĩa Mác trong

thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đã giới thiệu sự phát triển và vận mệnh của

chủ nghĩa Mác trong giai đoạn Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đến nhữngnăm 50 của thế kỷ XX, đánh giá ảnh hưởng của mô hình xây dựng CNXH ở Liên

Xô, phương thức sản xuất Châu Á

Bài viết Những quan điểm, cách đánh giá sai lệch về Cách mạng Tháng

Mười của Hà Mỹ Hương đã tập hợp những luận điệu của các học giả, chính khách

phương Tây và cả những người đã từng là những người Mác xít chính thống củaNga phủ nhận ý nghĩa của cách mạng Tháng Mười, công kích chủ nghĩa xã hội.Phê phán những luận điểm sai trái của họ, khẳng định tính đúng đắn, vĩ đại củacách mạng Tháng Mười

Bài viết Hành trình đi đến một thắng lợi vĩ đại của Nguyễn Xuân Sơn

khẳng định Cách mạng Tháng Mười Nga thành công là cả một quá trình đấu tranhquyết liệt và sáng tạo của những người cách mạng Nga, được tập dượt và thửthách qua cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất 1905 - 1907, cuộc Cách mạng thánghai năm 1917

Các bài tham luận khoa học trong hội thảo khoa học 150 năm Tuyên ngôn

của Đảng cộng sản và 80 năm Cách mạng Tháng Mười Nga đã bàn một số vấn đề

xoay quanh Cách mạng Tháng Mười Nga, quá trình phát triển, ảnh hưởng củaCách mạng Tháng Mười Nga đối với phong trào cách mạng thế giới và cách mạngViệt Nam Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên xô trong 80 năm

Cuốn sách Cách mạng Tháng Mười và phong trào giải phóng dân tộc, do

Phạm Xuyên chủ biên là tập hợp các bài viết, nghiên cứu, phân tích làm sáng tỏ ảnhhưởng to lớn của cách mạng Tháng Mười đối với vận mệnh các dân tộc bị áp bứctrên toàn thế giới sau cách mạng Tháng Mười và hiện nay

Cuốn sách Cách mạng Tháng Mười và cách mạng Việt Nam Nguyễn Văn Linh

đã nêu bật ý nghĩa to lớn, toàn diện của cách mạng Tháng Mười đối với tiến trình pháttriển cách mạng thê giới cũng như cách mạng Việt Nam Trong đó, tập trung đánh giásâu sắc về công cuộc cải tổ ở Liên Xô, đổi mới ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đếntình hình cách mạng thế giới

Cuốn sách Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội - Những vấn đề cơ bản

của lịch sử thời kỳ quá đội ở Liên Xô (1917-1937) - Tập 1; Phần 2, đã đề cập đến

tính quy luật của sự ra đời và phát triển của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viếtnhiều dân tộc Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Mười vĩ đại và công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội - yếu tố quyết định của sự phát triển lịch sử thế giới

4

Trang 5

Cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Mười, với nhiều

nguồn tư liệu phong phú, từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu đã gópphần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh vớiCách mạng Tháng Mười, với V.I.Lênin và Liên Xô vĩ đại

Cuốn sách Cách mạng Tháng Mười - Ngọn đuốc soi đường của thời đại: Kỷ

niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười đã phân tích sâu sắc ý nghĩa to lớn và ảnh

hưởng sâu rộng của Cách mạng Tháng Mười đối với đời sống nhân loại; những bàihọc kinh nghiệm của Đảng và nhân dân Liên Xô trong quá trình xây dựng chủnghĩa xã hội

Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga do

Học viện Chính trị quân sự tổ chức “Cách mạng Tháng Mười Nga và một số vấn đề

cấp bách về thời đại ngày nay” đã khẳng định giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại của;

những bài học rút ra từ Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa lý luận, thực tiễn soi sángcon đường cách mạng Việt Nam

Sách tham khảo Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 - lịch sử và hiện tại của

Nguyễn Quốc Hùng đã nêu lên những tác động, ảnh hưởng tích cực của Cách mạngTháng Mười đến phong trào cách mạng thế giới trên nhiều bình diện và mọi quốc gia

từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latinh

Bài viết Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười - 1917 mở đầu một thời đại

mới trong lịch sử khẳng định những giá trị hiện thực của cách mạng Tháng Mười, con

đường giải phóng cho các dân tộc trên thế giới

Bài viết Cách mạng Tháng Mười và bài học kinh nghiệm về tổ chức và xây

dựng lực lượng quần chúng của Thái Văn Long đã phân tích những bài học quý

báu của Lênin và Đảng Bônsêvích trong việc vận động, giác ngộ, tập hợp, tổ chứcgiáo dục lực lượng quần chúng

Bài viết Cách mạng Tháng Mười với phong trào cộng sản thế giới hiện nay của

Nguyễn Danh Quỳnh xác định dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười đối vớiphong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay

Như vậy, các công trình đã góp phần làm rõ ý nghĩa, giá trị, ảnh hưởng của Cáchmạng Tháng Mười ở các phạm vi khác nhau: Đối với phong trào giải phóng dân tộc,

phong trào công nhân, với tiến trình phát triển của nhân loại Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề Cách mạng Tháng Mười hiện thực

hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa - sự phát triển hợp quy luật trong thời đại hiện nay.

Vấn đề này cần được tiếp cận, nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu, dựa trên cơ

sở khoa học; vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố

5

Trang 6

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, làm rõ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về lý tưởng cộng sản vàhiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; trên cơ sở đó, luận chứng Cách mạngTháng Mười Nga mở đầu quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản và giá trị của

nó trong thời đại ngày nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

và hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

- Luận chứng Cách mạng Tháng Mười Nga hiện thực hóa lý tưởng cộng sản

chủ nghĩa

- Làm rõ những giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga hiện thực hóa lý

tưởng cộng sản chủ nghĩa trong thời đại ngày nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Cách mạng Tháng Mười Nga hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa vàgiá trị của nó trong thời đại ngày nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lý tưởng cộng sản vàhiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sảncủa cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga và giá trị của nó đối với hiệnthực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa trên thế giới và ở Việt Nam trong thời đại ngàynay

- Về thời gian, không gian: Sự hình thành lý tưởng cộng sản đầu thế kỷ XIXđến quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản ở nước Nga - Liên Xô, hệ thống xãhội chủ nghĩa thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của các đảng cộng sản về chủ nghĩa cộng sản, về cách mạng xãhội chủ nghĩa, Cách mạng Tháng Mười Nga trong thời đại ngày nay

5.2 Cơ sở thực tiễn

Đề tài được nghiên cứu dựa vào thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga hiệnthực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; thực tiễn phát triển hệ thống xã hội chủnghĩa trong thế kỷ XX, cả những thành tựu và khủng hoảng, sụp đổ mô hình chủnghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu, Liên Xô; thực tiễn hiện thực hóa lý tưởng cộngsản ở các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

5.3 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài

sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học

6

Trang 7

chính trị; trong đó, chú trọng các phương pháp: Lịch sử lôgic, kết hợp với lôgic lịch sử, phân tích và tổng hợp, so sánh, phương pháp chuyên gia và một số phươngpháp khác để làm rõ vấn đề nghiên cứu

-6 Đóng góp mới của đề tài

- Đề tài khái quát, phân tích làm rõ một cách hệ thống những nội dung cơbản về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩacủa chủ nghĩa Mác - Lênin

- Khái quát và luận chứng rõ Cách mạng Tháng Mười hiện thực hóa nhữngnội dung lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và rút ra những giá trị của nó

- Luận chứng những giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga về hiện thựchóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa được phát huy ở các nước xã hội chủ nghĩa trongthời đại ngày nay

7 Giá trị và hướng sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài

* Nâng cao nhận thức về giá trị của Cách mạng Tháng Mười trong thời đại hiện nay đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống nhà trường hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vàthực tiễn quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của Cách mạng ThángMười ở nước Nga (sau đó là Liên Xô) và hệ thống xã hội chủ nghĩa; phát triển lý luận

về xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho công táctuyên truyền, giáo dục, định hướng nhận thức cho toàn xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ,đảng viên về bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa

xã hội khoa học; đồng thời, góp phần cung cấp luận cứ cho Đảng, Nhà nước hoạchđịnh chủ trương, chính sách đúng đắn trong sự quá trình xây dựng và bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa

- Kết quả nghiên cứu đề tài còn dùng làm tài liệu tham khảo trong công tácgiảng dạy những nội dung liên quan và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục -đào tạo đại học và sau đại học hiện nay

- Xã hội hóa kết quả nghiên cứu dưới hình thức xuất bản sách

8 Kết cấu đề tài

Đề tài được kết cấu: Phần mở đầu, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục cácbài báo đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

7

Trang 8

Chương 1

LÝ TƯỞNG CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA VÀ CON ĐƯỜNG HIỆN THỰC

HÓA LÝ TƯỞNG CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 1.1 Quan niệm và sự hình thành, phát triển lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

1.1.1 Quan niệm về lý tưởng và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

* Lý tưởng

Theo cách hiểu chung nhất, lý tưởng là mục đích cao cả, ước vọng sâu sắc nhất

mà con người, cộng đồng người trong một hay nhiều thế hệ theo đuổi, hướng tới, mongmuốn đạt được trong suốt cuộc đời, sự nghiệp, có vai trò chi phối và quyết định đếnhành động sống căn bản của họ Lý tưởng có thể chia thành lý tưởng xã hội và lý tưởng

cá nhân và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Trong đó, lý tưởng xã hội quy định, ướcchế lý tưởng cá nhân; nếu lý tưởng cá nhân đi “chệch” lý tưởng xã hội thì cá nhân đókhó được xã hội chấp nhận và trở thành cô độc Còn lý tưởng xã hội muốn phát triển,thực hiện được thành công phải thông qua lý tưởng, hoạt động của các cá nhân

Lý tưởng xã hội, là quan niệm phù hợp với lợi ích kinh tế và chính trị của một

tập đoàn xã hội, một giai cấp nào đó về một chế độ xã hội hoàn thiện nhất, tốt đẹpnhất Chế độ đó là mục tiêu cuối cùng của những ước vọng và mọi hoạt động củatập đoàn xã hội, giai cấp ấy Lý tưởng xã hội bị quy định bởi các quan hệ xã hộithống trị và khi cá thể hóa ở mỗi con người thì còn bị chi phối bởi các đặc điểmtâm lý, tinh thần của từng cá nhân Trong lịch sử, lý tưởng xã hội của các giai cấptiến bộ đều phù hợp ở mức độ nào đó với xu hướng phát triển khách quan của xãhội Những lý tưởng xã hội đó đã trở thành ngọn cờ tư tưởng của những phong tràocách mạng đấu tranh phủ định những chế độ xã hội đã lỗi thời lạc hậu, xây dựngchế độ xã hội mới tiến bộ hơn Lý tưởng xã hội mang dấu ấn giai cấp sâu sắc vàbao giờ cũng được thể hiện ra với tư cách là một hệ thống quan điểm, tư tưởng vềchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của giai cấp thống trị xã hội

Vai trò của lý tưởng đối với sự phát triển xã hội

Lý tưởng có vai trò chỉ đạo, định hướng, quyết định đến hoạt động sống căn bản của con người và cộng đồng người Khi có lý tưởng thì mọi hoạt động của con người và cộng đồng người đều hướng vào thực hiện để đạt được mục tiêu và những dự định đã đặt ra Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống Người không có lý tưởng sẽ không có mục tiêu phấn đấu cụ thể, không có lẽ sống, thiếu ý chí vươn lên để đạt được mục đích

8

Trang 9

trong cuộc đời

Lý tưởng giúp con người có bản lĩnh, sự kiên định, khả năng vượt qua mọi

khó khăn, thách thức để vươn lên Lý tưởng được hình thành trên cơ sở tình cảm,

nhận thức và niềm tin vào cuộc sống, vào khát vọng muốn vươn tới Vì vậy, lýtưởng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy con người vươn lên Lý tưởng củacon người sẽ làm cho họ có thái độ tích cực trong nhận thức, nồng nhiệt trong tìnhcảm, mãnh liệt trong ý chí và quyết tâm trong hành động, nâng sức mạnh của conngười lên gấp bội Lý tưởng thường có tính vượt trước nên có vai trò dự báo, địnhhướng và xây dựng niềm tin cho con người trong hoạt động thực tiễn Người có lýtưởng sẽ luôn kiên định vững vàng với mục tiêu đã chọn, trước khó khăn, gian khổ

họ không dao động, ngả nghiêng mà luôn giữ vững niềm tin, lập trường, quanđiểm, chính kiến của mình; đồng thời, họ biết khắc phục trở ngại để vươn lên trongcuộc sống và hướng tới mục tiêu đã xác định

Lý tưởng là cơ sở để đoàn kết, gắn kết con người, tạo nên sự thống nhất ý chí

và hành động cùng nhau đạt được mục đích cuộc sống V.A.Xukhômlinxki, một nhà

giáo dục Nga đã nhận định: “người nào có một lý tưởng cao đẹp thúc đẩy, lý tưởng

đó đối với anh ta trở thành một thực tế hiển nhiên thì người đó không những sẽ yêu cầu cao đối với chính bản thân mình, đối với hành vi của mình mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với những công việc của người khác” 1 Khi lý tưởng trở thành giá trị văn hóa, đạo đức, lý tưởng của từng cá nhân được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của một cộng đồng thì giữa các thành viên của cộng đồng

đó luôn có sự hiểu biết, đồng cảm, nhất trí, tin tưởng, tôn trọng, đoàn kết, quan tâm chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau Sự thống nhất về lợi ích căn bản, thống nhất về mục tiêu cần hướng tới là sợi dây để gắn kết các thành viên với nhau

Lý tưởng có khả năng làm biến đổi mạnh mẽ con người, xã hội và thời đại theo hướng tiến bộ Lý tưởng cao đẹp phản ánh xu thế phát triển của xã hội, những

khát vọng của con người, nên lý tưởng vừa mang tính thời đại, vừa mang tính vượttrước Lý tưởng tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử, xu thế thời đại sẽ làđộng lực quan trọng làm biến đổi con người trong nhận thức thế giới và cải tạo tạo thếgiới theo hướng tiến bộ Lý tưởng tác động đến hành vi của con người trong hiệnthực, hình thành ở họ các chuẩn mực về phẩm chất, năng lực, đạo đức để cải tạothực tiễn, hiện thực hóa mục tiêu đã chọn

Lý tưởng là một giá trị cao nhất của nhân cách, đánh dấu trình độ phát triển của con người và xã hội Trong quá trình phát triển của xã hội loài người,

1 V.A.Xukhomlinxki, Hình thành niềm tin cộng sản cho thế hệ trẻ, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1983, tr 19.

9

Trang 10

nhân cách được hình thành và phát triển nhờ các mối quan hệ xã hội, thông quaquá trình thực hiện các mối quan hệ xã hội đó mà cá nhân phát triển và bắt đầu quátrình hoạt động sống của mình Do vậy, nhân cách thường được xác định như làmột hệ thống quan hệ của con người với thế giới xung quanh và với chính bản thânmình Với ý nghĩa đó, nhân cách con người bao hàm nhiều giá trị sống; song lýtưởng chính là giá trị cao nhất của nhân cách, bởi lý tưởng là sự thể hiện cao độkhả năng, trình độ làm chủ của con người đối với lực lượng tự nhiên và lực lượng

xã hội Mặt khác, không phải lúc nào ở con người cũng hình thành lý tưởng, lýtưởng còn là sự phản ánh khách quan trình độ nhận thức của con người và trình độphát triển kinh tế, xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định Lý tưởng con ngườisâu sắc và tiến bộ đến đâu phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện kinh tế - xã hội, vàothời đại và mà người đó sinh sống và hoạt động

* Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là một nấc thang mới trong sự phát triển của lýtưởng xã hội nói chung Bằng phép biện chứng duy vật trong xem xét lịch sử xãhội, đứng trên lập trường cộng sản chủ nghĩa và chủ nghĩa nhân đạo cao cả, cácnhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra quá trình phát triển khách quan của

xã hội loài người, sự hình thành tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa trên cơ sở khoa học, các ông chỉ ra các đặc trưng của chế độ xã hội mới là xãhội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Đó là mục tiêu lý tưởng cao cả củanhân loại vươn tới Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là lý tưởng cao cả, khoa học, cáchmạng, có tính hiện thực, là mục đích cao nhất của người cộng sản, giai cấp côngnhân và nhân dân lao động về xã hội cộng sản văn minh Theo quan điểm củaC.Mác và Ph.Ăngghen, khát vọng vươn tới chủ nghĩa cộng sản là hướng đến một

xã hội không còn giai cấp, không còn chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Đó lànguồn gốc của phân chia giai cấp, của áp bức, bóc lột, bất công và bất bình đẳng xãhội Đó là xã hội mọi người đều bình đẳng hoàn toàn, không có hiện tượng “ngườibóc lột người” và tiến tới xóa bỏ nhà nước, hình thành một “thế giới đại đồng”,không có biên giới quốc gia Ở đó, năng suất lao động rất cao, của cải làm ra dồidào tới mức phân phối “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” Mỗi cá nhânđược tự do phát huy mọi khả năng của mình, tự do làm những điều không ảnhhưởng đến lợi ích và quyền tự do của người khác trên cơ sở tư liệu sản xuất chung.Ph.Ăngghen khẳng định: “Chỉ từ lúc đó, con người mới bắt đầu tự mình làm ra lịch

sử của chính mình một cách hoàn toàn tự giác, chỉ từ lúc đó, những nguyên nhân xãhội mà con người làm cho phát huy tác dụng, mới đưa lại, với một mức độ chiếm ưu

10

Trang 11

thế và không ngừng tăng lên, những kết quả mà con người mong muốn Đó là bướcnhảy của nhân loại từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”1 và “Lýtưởng cộng sản là đem lại hạnh phúc, lợi ích cho giai cấp, dân tộc, nhân loại”2.

Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là loại

hình phát triển cao nhất của lý tưởng xã hội, được kết tinh từ sự chuyển hóa của tình cảm cách mạng, tri thức, niềm tin khoa học của giai cấp công nhân, quần chúng lao động tiến bộ nhằm hướng tới một xã hội không còn áp bức, bóc lột, bất công, con người được tự do, bình đẳng, hạnh phúc, có cơ hội phát triển toàn diện, phù hợp với lợi ích của giai cấp, dân tộc và nhân loại.

Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là lý tưởng của giai cấp công nhân, đồng thời đáp

ứng với lợi ích căn bản và phản ánh nguyện vọng thiết tha, mong ước ngàn đời củaquần chúng nhân dân lao động bị áp bức và bóc lột Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mangtính giai cấp, tính nhân dân, tính tiên tiến, tính cách mạng, tính nhân văn và nhân đạocao cả Đồng thời, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa kế thừa có chọn lọc những tinh hoatrong các lý tưởng xã hội trước đó, được xây dựng trên cơ sở xã hội hiện thực mànguyên tắc căn bản nhất là luôn luôn “gắn lý luận với thực tiễn”, thông qua hoạt độngthực tiễn sáng tạo của con người để thực hiện lý tưởng Lý tưởng cộng sản chủ nghĩađược kết tinh từ sự chuyển hóa của ba yếu tố cơ bản: Tình cảm cách mạng, tri thứckhoa học và niềm tin khoa học

Tình cảm cách mạng là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực

cách mạng, phản ánh quan hệ của con người với con người, với tổ chức, với phongtrào cách mạng trong quá trình đấu tranh cho mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản Tình cảm cách mạng được hình thành trên cơ sở tri thức khoa học

và lòng nhân đạo cộng sản; là hình thức biểu hiện trực tiếp, cụ thể và tập trung nhấtcủa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

Tri thức khoa học là sự hiểu biết của người về bản chất và quy luật vận

động khách quan của tự nhiên, xã hội, tư duy; là cơ sở vững chắc, mang lại hiệuquả cho hoạt động thực tiễn Tri thức khoa học là thành tố quan trọng của lýtưởng cộng sản chủ nghĩa, là cơ sở để xây dựng niềm tin khoa học cho con người.Tri thức khoa học giúp cho người cách mạng nắm vững những quy luật vận động

và phát triển khách quan của lịch sử; trên cơ sở đó quyết tâm hành động theonhững quy luật đó, tiến hành thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựngthành công chủ nghĩa cộng sản văn minh, ít tổn thất nhất Đồng thời, có tri thứckhoa học, người cách mạng biết phát hiện và cách thức giải quyết các mâu thuẫn,

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995.Tr 393.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995.Tr 450.

11

Trang 12

biết dự báo khoa học về tương lai để hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Niềm tin khoa học là sự tin tưởng vững chắc của người cách mạng về khả

năng thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; về tính hiệnthực của những khát vọng vươn tới tự do, bình đẳng; về sự lãnh đạo của đảng cộngsản; về sức mạnh của quần chúng nhân dân và khả năng của chính bản thân mình

Đó là sự hòa quyện giữa tri thức khoa học và tình cảm cách mạng Niềm tin của lýtưởng cộng sản chủ nghĩa được tạo lập trên cơ sở thế giới quan duy vật, phươngpháp luận biện chứng, nhân sinh quan cộng sản Đặc trưng quan trọng của niềm tinkhoa học là sự thấm nhuần chân lý, sẵn sàng chứng minh, bảo vệ chân lý trong bất

kỳ hoàn cảnh nào Niềm tin khoa học thôi thúc người cách mạng biết vươn lên,khắc phục khó khăn, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để đạt tới những khátvọng nhận thức và cải tạo hiện thực

Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa thuộc hình thái ý thức xã hội, nhưng nó khôngchỉ là những nhận thức, ước nguyện về một xã hội tốt đẹp mà nó được biểu hiện ởnhững hành vi, hành động cách mạng tích cực, chủ động, sáng tạo; ở sự sẵn sàng xảthân, hy sinh vì mục đích cao cả cho nhân loại Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa khôngphải là mơ ước viển vông, những tình cảm nhất thời mà có tính chất ổn định, bềnvững Tính chất đó bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là sự giác ngộ

về lợi ích cơ bản của cá nhân, tập thể và xã hội, giữa người cách mạng và mục tiêucủa chủ nghĩa cộng sản Đặc trưng của lợi ích cách mạng là sự thống nhất những lợiích căn bản cả về nội dung, phạm vi và hình thức biểu hiện Nó quy định sự khácnhau về chất của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa so với các lý tưởng xã hội khác tronglịch sử nhân loại Mặt khác, tính hiện thực của lý tưởng cộng sản còn bắt nguồn từnhững điều kiện khách quan và những nhân tố chủ trong tiến trình phát triển lịch sử

1.1.2 Sự hình thành, phát triển lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

Giống như bất kỳ các lý tưởng xã hội khác, lý tưởng cộng sản chủ nghĩacũng có quá trình phát sinh, hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa có chọn lọcnhững tinh hoa tư tưởng, văn hóa nhân loại và dựa trên điều kiện kinh tế, chính trị,

xã hội nhất định Lý tưởng cộng sản có mầm mống phát sinh từ rất sớm, cùng vớilịch sử hình thành, phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp Các nhà tư tưởng,nhà cách mạng trong lịch sử không chỉ đề cập mà còn hy sinh, phấn đấu cống hiếncho lý tưởng xã hội nhân đạo, tiến bộ của nhân loại Từ những dự án sơ khai củaA.ghít, Clêômen thế kỷ III trước Công nguyên, rồi đạo đức của Khổng Tử, lòngnhân ái của Thích ca, Giê su…cho đến những mô hình, hệ thống quan điểm ngàycàng hoàn chỉnh, tiến bộ hơn của Tô mát Morơ, H.Xanhximông, R.Ôoen, S.Phuriê

12

Trang 13

Vào thời đại của C.Mác và Ph.Ănghen lý tưởng cộng sản chủ nghĩa đã phát triển

và được đặt trên cơ sở khoa học Đến giai đoạn của V.I.Lênin, lý tưởng đó được bổsung, phát triển và bước đầu hiện thực hóa trong cuộc sống

* Điều kiện khách quan cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

đã được khẳng định, thống trị ở Anh, Pháp và ở Đức Nước Anh đã hoàn thànhcuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào năm 1820, trở thành cường quốckinh tế số một lúc đó Nước Pháp đang tiến hành cách mạng công nghiệp lần nhất

từ 1820 - 1860 Từ năm 1830 đến năm 1841 ở các nước Anh, Pháp, Đức số đầumáy hơi nước tăng 9 lần; sản lượng khai thác than, sản xuất thép tăng 3 lần; độ dàiđường sắt tăng 13 lần; hàng hải phát triển khá mạnh

Những thành tựu của khoa học - kỹ thuật mới đã được vận dụng khá nhanh

và hiệu quả vào việc phát triển nền công nghiệp hiện đại và nền kinh tế của chủnghĩa tư bản (còn gọi là “nền đại công nghiệp”) Nền công nghiệp hiện đại là nềntảng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản, nhất là từ đầu thế kỷ XIX để cóthể phát triển ngày càng nhanh hơn, cao hơn Phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa đã tỏ rõ tính “ưu việt” hơn hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến lỗithời, lạc hậu C.Mác đã thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản ra đời chỉ vài ba thế kỷnhưng sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ bằng tất cả các phương thức sảnxuất khác gộp lại

Tính quy luật phổ biến của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là sự phát triển củalực lượng sản xuất dựa vào sựu phát triển của công nghiệp, của khoa học và côngnghệ phát triển ngày càng cao, cho nên tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuấtdẫn đến quốc tế hóa ngày càng cao Tính quy luật “xã hội hóa” đó đã ngày càngmâu thuẫn với tính chất “tư nhân tư bản chủ nghĩa” của quan hệ sản xuất của chủnghĩa tư bản Mâu thuẫn này không thể giải quyết triệt để, chừng nào còn chế độ tưhữu bản chủ nghĩa Một tính quy luật nữa là do nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mởrộng ra toàn cầu, trước hết là xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường, khai thácnguồn lực mọi quốc gia, do vậy mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất trên phạm vi toàn cầu

Điều kiện chính trị - xã hội

Chủ nghĩa tư bản đang tiếp tục phát triển làm cho mâu thuẫn giữa lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ngày càng tăng; làm phá sản hàng loạt ngườilao động; phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc; giai cấp vô sản tăng nhanh về

13

Trang 14

số lượng Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.Những cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên ra đời đã báo hiệu một thời kỳ bão tápcách mạng Nhưng các cuộc cách mạng đó đều bị thất bại vì thiếu một đường lốidẫn đường của chính đảng cách mạng.

Giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượngchính trị - xã hội độc lập trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản với quy mô sâurộng Điển hình là ba cuộc đấu tranh độc lập đầu tiên của giai cấp công nhân: Cuộckhởi nghĩa của công nhân thành phố Liông ở Pháp năm 1831 - 1834, cuộc khởinghĩa của công nhân dệt Xilêdi ở Đức năm 1844 và Phong trào Hiến chương ở Anh

từ năm 1838 đến năm 1848 Về căn bản, các cuộc đấu tranh đó vẫn không thắngđược giai cấp tư sản do chưa đủ các điều kiện và tính chất triệt của đấu tranh cáchmạng Bởi vì, khi chưa có một hệ tư tưởng khoa học và một chính đảng cách mạnglãnh đạo, thì đấu tranh của công nhân vẫn chưa thể là cuộc đấu tranh tự giác - cuộcđấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, tiến tới thắng lợi của cách mạng vô sản

Các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đầu thế kỷ XIX đã phán ánh khát vọngcháy bỏng của quần chúng nhân dân lao động mà trước hết là giai cấp công nhân vànhững người lao khổ bị áp bức, bóc lột, bần cùng hóa dưới chủ nghĩa tư bản Lầnđầu tiên trong lịch sử loài người, ước mơ và khát vọng được giải phóng khỏi áp bức,bất công không chỉ là những dự án nhân đạo, những “sản phẩm văn chương” thuầntúy mà đã được thể hiện thông qua hành động thực tiễn đấu tranh cách mạng với tínhcách là một phong trào độc lập Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không những đãtạo ra những tiền đề khách quan phủ định chính nó, mà còn tạo ra những tiền đề vậtchất để xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn Đây chính là cơ sở thực tiễn làmcho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa sớm trở thành hiện thực

* Những tiền đề về tư tưởng, lý luận

Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa ra đời, đặt trên cơ sở khoa học còn bắt nguồn từ

sự kế thừa những tinh hoa tư tưởng của nhân loại, trực tiếp là những hạt nhân hợp lý

của Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh, Tư tưởng xã hội chủ nghĩakhông tưởng phê phán

Mặc dù có những hạn chế nhưng Triết học cổ điển Đức với phương pháp luậnbiện chứng của Hêghen và thế giới quan duy vật của Phơbách, đã mang lại cái nhìnmới về thực tiễn xã hội và lịch sử nhân loại Các nhà triết học thuộc trào lưu này đãxem con người là nền tảng, đề cao sức mạnh trí tuệ và khả năng hoạt động của conngười Kinh tế chính trị học Anh với hai đại biểu lớn là Adam Smith, David Ricardocho rằng phạm trù lao động là lực lượng khởi tạo nền kinh tế, phạm trù giá trị kinh tế

14

Trang 15

là sự biểu hiện của giá trị chung, đã đề ra ý tưởng tự do kinh tế Đặc biệt, chủ nghĩa xãhội không tưởng phê phán giữa thế kỷ XIX đã phê phán sâu sắc chủ nghĩa tư bản, phủnhận chế độ tư bản chủ nghĩa, phủ nhận sự tồn tại của chế độ tư hữu; các đại biểu tưtưởng của trào lưu tư tưởng này đã phác họa các mô hình xã hội tương lai, đưa ra các

dự báo thiên tài về quy luật phát triển xã hội; thấm nhuần tư tưởng nhân văn, nhânđạo, bênh vực và thức tỉnh ý thức đấu tranh của quần chúng nhân dân chống lại chủnghĩa tư bản Đó là những thành tựu tư tưởng, lý luận mà loài người tích lũy được chođến giữa thế kỷ XIX, trở thành tiền đề lý luận, thế giới quan khoa học của sự hìnhthành lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

* Vai trò của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đối với sự hình thành, phát triển lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

Trong quá trình hình thành, phát triển của lý tưởng cộng sản, C.Mác vàPh.Ăngghen, V.I.Lênin đã có những cống hiến vĩ đại cả ở phương diện lý luận vàthực tiễn Các ông không chỉ là những lãnh tụ cộng sản sáng lập ra lý tưởng cộngsản chủ nghĩa, mà còn thường xuyên tổng kết thực tiễn đấu tranh giai cấp của giaicấp công nhân để bổ sung, phát triển, hoàn thiện lý tưởng ấy, trở thành học thuyếtkhoa học, cách mạng và hoàn bị

C.Mác và Ph.Ăngghen có công lao to lớn trong việc đưa lý tưởng cộng sản từ không tưởng trở thành khoa học Thời kỳ trước C.Mác và Ph.Ăngghen, nhân loại đã

kinh qua các cuộc đấu tranh không biết mệt mỏi cho ước vọng chính đáng vươn tớimột xã hội không có áp bức, bất công, không có người bóc lột người, con ngườiđược sống trong tự do, bình đẳng, hữu ái, nhưng tất cả đều rơi vào bế tắc, con ngườivẫn chưa có lối thoát Sự thay thế của chế độ xã hội từ chiếm hữu nô lệ đến chế độ

xã hội tư bản chủ nghĩa chẳng qua cũng chỉ là sự thay thế hình thức áp bức, bóc lộtnày bằng hình thức áp bức, bóc lột khác mà thôi Nhân loại và các nhà tư tưởngtrước đó chưa lý giải được tính tất yếu, con đường, lực lượng, điều kiện, biện pháp

để hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Vượt lên trên tất cả, với trí tuệ thiêntài và tình cảm cách mạng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng, phát triển lý luậnđưa lý tưởng cộng sản từ không tưởng trở thành khoa học:

Trước hết, C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên luận giải sâu

sắc, toàn vẹn về con người - hạt nhân cốt lõi, là phạm trù xuất phát, trung tâm và

là mục tiêu cao cả của lý tưởng cộng sản Các ông không coi con người là một

thực thể trừu tượng, thuần túy về mặt sinh học, tách khỏi mọi quan hệ ràng buộc

họ với nhau trong xã hội, mà xác định “trong tính hiện thực của nó, bản chất con

15

Trang 16

người là tổng hòa những quan hệ xã hội”1 Do vậy, muốn giải phóng con ngườiphải đặt con người trong các quan hệ hiện thực của nó và phải xóa bỏ nhữngnguồn gốc, nguyên nhân nô dịch, áp bức con người Đồng thời, hai ông khẳngđịnh, sự nghiệp giải phóng con người chính do con người thực hiện chứ khôngphải là lực lượng siêu nhiên, tôn giáo, thánh thần ở trên hoặc bên ngoài conngười.

Thứ hai, với hai phát kiến vĩ đại là Chủ nghĩa duy vật lịch sử và Học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác, Ph.Ăngghen đã giúp cho nhân loại nói chung, quần chúng

lao động bị áp bức, bóc lột nói riêng có quan niệm đúng đắn về lịch sử thế giới, về

tính tất yếu hiện thực của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Vận dụng chủ nghĩa duy

vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã

mở ra sự đột phá mang tính cách mạng và có ý nghĩa lịch sử trong toàn bộ quanniệm về xã hội loài người, trên cơ sở trình bày cơ cấu của hình thái kinh tế - xã hội

và quá trình vận động phát triển của nó: “trong sự sản xuất xã hội ra đời sống củamình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốncủa họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độphát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ nhữngquan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thựctrên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái

ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó Phương thức sản xuấtđời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thầnnói chung”2 Từ đó, hai ông rút ra kết luận sự phát triển của xã hội loài người từ mộthình thái kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn là mộtquá trình lịch sử tự nhiên Do vậy, lý tưởng về xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp,

ra đời sau phát triển, tiến bộ hơn chế độ tư bản chủ nghĩa là hoàn toàn khách quan,không phải do sự áp đặt chủ quan của giai cấp công nhân và nhân dân lao độngnghèo khổ

C.Mác và Ph.Ănghghen đã vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vậtvào phân tích, “mổ xẻ” xã hội tư bản, tìm ra bản chất, quy luật vận động của xã hội

ấy Với Học thuyết giá trị thặng dư, các ông đã chỉ ra quy luật vận động kinh tế của

xã hội tư bản, vén bức màn “bí mật” của chế độ tư bản là bóc lột giá trị thặng dư

do sức lao động của những người làm thuê tạo ra Bóc lột giá trị thặng dư là bảnchất, mục tiêu của chủ nghĩa tư bản, Học thuyết này chứng minh một cách khoahọc rằng: Trong chủ nghĩa tư bản, sức lao động của công nhân là loại “hàng hóa đặc

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, Tr 523.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 14 -15.

16

Trang 17

biệt” mà nhà tư bản, giai cấp tư sản đã mua và có những thủ đoạn tinh vi mà chiếmđoạt ngày càng lớn “giá trị thặng dư” được sinh ra nhờ bóc lột phần công lao độngcủa công nhân mà nhà tư bản, giai cấp tư sản không trả cho công nhân Đây lànguyên nhân làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản không thểđiều hòa trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Thứ ba, với Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra lực lượng xã hội có sứ mệnh hiện thực hóa

lý tưởng cộng sản nghĩa Từ sự phân tích khách quan, khoa học những điều kiệnkinh tế của nền sản xuất tư bản, mâu thuẫn về mặt kinh tế đã biểu hiện ra thànhmâu thuẫn chính trị giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản - hai giai cấp có vaitrò nổi bật nhất và đối lập trực tiếp nhau về lợi ích ngày càng gay gắt trong suốtthời gian tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản Bởi lẽ, xuất phát từ những điềukiện kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp vô sản là giai cấp gắn liền với lực lượngsản xuất tiên tiến dưới chủ nghĩa tư bản, là con đẻ của nền sản xuất đại côngnghiệp, được nền đại công nghiệp tôi luyện, tổ chức thành một giai cấp không chỉ

có ý chí cách mạng triệt để chống lại ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản màcòn là giai cấp cách mạng có khả năng giác ngộ về vai trò sứ mệnh lịch sử giảiphóng chính mình bằng cách giải phóng toàn bộ xã hội khỏi chế độ tư bản chủnghĩa, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Giai cấp vô sản còn

có sứ mệnh giác ngộ, đoàn kết với giai cấp vô sản các dân tộc bị áp bức trên phạm

vi toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để hướng tới một xã hội không có người bóclột người Đây là phát hiện tài tình của C.Mác và Ph.Ăngghen, điều mà các nhà tưtưởng trước đó chưa chỉ ra được

Như vậy, với các phát hiện của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm rõ nguồn

gốc sinh ra tư tưởng, không gì khác chính những điều kiện kinh tế của đời sống xã hộinhất định cùng với những quan hệ xã hội và quan hệ chính trị do các điều kiện ấy quyếtđịnh đã chi phối sự hình thành những quan niệm và tư tưởng của xã hội đó Trên cơ sở

đó, lần đầu tiên trong lịch sử, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa được đặt trên một mảnh đấthiện thực sinh động, được luận giải từ tình cảm cách mạng, với tri thức khoa học, gópphần củng cố niềm tin khoa học về một chế độ xã hội cộng sản tốt đẹp trong tương lai.Những luận giải của C.Mác và Ph.Ăngghen đã trở thành hệ thống lý luận hoàn chỉnh

nó đã trực tiếp đi vào đời sống xã hội, trở thành vũ khí lý luận của giai cấp vô sản vànhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu, lý tưởng cộng sản

V.I.Lênin phát triển lý tưởng cộng sản chủ nghĩa trong điều kiện lịch sử mới, đồng thời là người trực tiếp lãnh đạo cách mạng bước đầu hiện thực hóa lý tưởng

17

Trang 18

cộng sản Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, chiến

tranh thế giới và khủng hoảng sâu sắc của xã hội tư bản chủ nghĩa, lần đầu tiêncách mạng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi trước tiên ở nước Nga lạc hậu; giai cấpcông nhân và nhân dân lao động bước lên vũ đài chính trị V.I.Lênin đã cụ thể hóa,phát triển lý tưởng cộng sản và hiện thực hóa lý tưởng cộng sản, được thể hiện ởnhững nét nổi bật sau đây:

Thứ nhất, V.I.Lênin đã đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai

trái, chống phá chủ nghĩa Mác, bảo vệ nền tảng tư tưởng, vũ khí lý luận để thựchiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa V.I.Lênin đã đấu tranh, vạch trần luận điệu saitrái của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Makhơ, làm rõ một cách có hệ thốngkhách quan, khoa học những nguyên lý cơ bản về lý luận nhận thức chủ nghĩaMác, cung cấp cho giai cấp vô sản một vũ khí tư tưởng mạnh mẽ để nhận thức vàcải tạo thế giới Người kịch liệt phê phán phái xã hội học duy tâm Mikhailốpxky đểkhẳng định sự thống nhất biện chứng vai trò của cá nhân và giai cấp trong tiếntrình phát triển của xã hội loài người V.I.Lênin phê phán những quan điểm cựcđoan cho rằng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không còn là chủ nghĩa tư bảnnữa, hòng khỏa lấp bản chất của chủ nghĩa tư bản, làm suy giảm động lực, ý chíđấu tranh cho lý tưởng cộng sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Thứ hai, V.I.Lênin đã có những dự báo thiên tài về khả năng hiện thực hóa

của lý tưởng cộng sản ở các khía cạnh khác nhau Về khả năng giành thắng lợi

của giai cấp vô sản, lần đầu tiên V.I.Lênin khẳng một cách có căn cứ khách quan

và có cơ sở khoa học rằng, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản,cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành được thắng lợi trước tiên ở một nước,thậm chí là ở một nước, nếu nước đó là khâu yếu trong sợi dây truyền của chủ

nghĩa đế quốc Về nhịp độ, con đường, hình thức tiến lên chủ nghĩa cộng sản, khi

quan niệm chủ nghĩa xã hội là giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng

sản chủ nghĩa, V.I.Lênin đã có những đóng góp kiệt xuất, mang tính đột phá đối

với lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen V.I.Lênin cho rằng: Bước quá độ từ tư bảnchủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội cụ thể có những hình thức khác nhau, tùy thuộc ởquan hệ đại tư bản hay nền kinh tế nhỏ chiếm ưu thế trong nước Chỉ ở nhữngnước mà giai cấp vô sản đã phát triển đầy đủ, thì mới có thể chuyển trực tiếp từchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Hoặc ở một nước nếu trong đó nền đạicông nghiệp chiếm ưu thế, hay thậm chí là không chiếm ưu thế nhưng rất pháttriển và có cả nền sản xuất nông nghiệp cũng với quy mô phát triển thì có thể quá

độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội được V.I.Lênin còn nêu ra dự báo khoa học:

18

Trang 19

“tất cả các dân tộc đều phải đến chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàngiống nhau; mỗi dân tộc sẽ bổ sung hình thức này hay hình thức khác của chế độdân chủ; loại hình hay loại khác của chuyên chính vô sản vào nhịp độ này haynhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đờisống xã hội”1.

Thứ ba, V.I.Lênin trực tiếp cùng với Đảng Bônsêvích lãnh đạo làm nên thắng

lợi Cách mạng Tháng Mười vĩ đại Thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga năm

1917 đã mở ra một thời đại mới - Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa

xã hội trên phạm vi toàn thế giới Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga làthực tiễn sinh động để V.I.Lênin tiếp tục tổng kết kinh nghiệm, phát triển lý tưởngcộng sản và con đường hiện thực hóa lý tưởng ấy một cách khoa học và cách mạng

C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin còn là những người một lòng sắt son, hiến dâng trọn đời cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Tuy có nguồn gốc xuất thân gia đình

khác nhau, sinh ra trong thời đại khác nhau, nhưng điểm chung ở ba ông là đã tựnguyện dành tất cả trái tim, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của giai cấpcông nhân, nhằm thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao đẹp là giải phóng giai cấp, giảiphóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng nhân loại thoát khỏi mọi xiềng xíchcủa giai cấp thống trị bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trêntoàn thế giới

Ở C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin còn thể hiện một nghị lực phi thường, trítuệ uyên bác và trái tim nồng cháy khi tham gia phong trào đấu tranh cách mạng củagiai cấp công nhân, sẵn sàng hy sinh cuộc sống và lợi ích riêng tư, xả thân cống hiếnhết mình cho sự nghiệp cách mạng vô sản Các ông không chỉ là lãnh tụ của phongtrào cộng sản và công nhân quốc tế mà còn là hình mẫu về sự cống hiến cho lýtưởng cộng sản chủ nghĩa, cho sự nhiệp giải phóng con người

1.2 Con đường hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

Hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là tổng thể các hoạt động tự giác của các chủ thể xã hội, trên cơ sở nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, đề ra con đường, phương pháp, điều kiện, giải pháp phù hợp và tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả, làm cho các giá trị của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa trở thành hiện thực trong đời sống xã hội

Hiện thực hóa lý tưởng cộng sản là những hoạt động thực tiễn để từng bước đạtđược những giá trị về tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, bác ái… của con người,loài người trong đời sống hiện thực Đó là nhu cầu, khát vọng chân chính cao đẹp của

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova.1978, tr 160.

19

Trang 20

con người và xã hội nhằm xây dựng một xã hội mới hoàn toàn khác hẳn về chất sovới các chế độ xã hội trước đó và vươn tới một xã hội văn minh đích thực Quá trình

đó, được thực hiện thông qua vai trò tích cực chủ quan của các chủ thể xã hội, trướchết là Đảng cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các đoàn thể chính trị - xã hội,cùng với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, được tập hợp, đoàn kết, đấu tranhgiành chính quyền về tay mình, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng và phát triển xãhội mới có đầy đủ các giá trị của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là hoạt động có ý thức, tự giác caocủa đông đảo quần chúng tiến bộ, được tổ chức chặt chẽ bằng những con đường, giảipháp sáng tạo, phù hợp với sự vận động của thực tiễn khách quan, với những điềukiện, khả năng tuân theo quy luật phổ biến và quy luật đặc thù Đó chính là quá trìnhbiện chứng giữa những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của các chủ thể xãhội Những mục tiêu lý tưởng - giá trị cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản không phải vàkhông chỉ thực hiện một lần trong một giai đoạn là xong xuôi, mà là được hiện thựchóa dần dần, từng bước, nhằm đạt được những mục tiêu trực tiếp, trước mắt, cũngnhư những mục tiêu cơ bản lâu dài; đồng thời, phấn đấu liên tục để đi tới mục tiêucuối cùng của xã hội cộng sản văn minh Con đường hiện thực hóa những mục tiêu lýtưởng ấy là không hề thẳng tắp, trơn tru, bằng phẳng Nó phải trải qua nhiều giai đoạnvới những mục tiêu, giải pháp, điều kiện khác nhau; có cả những cơ hội, thuận lợi đanxen không ít khó khăn, thách thức; có cả những thành tựu lẫn hạn chế, khuyết tật,phản ánh con đường quanh co, phức tạp, thậm chí có bước thụt lùi và rút ra bài họckinh nghiệm để sửa chữa, khắc phục, khẳng định những giá trị của lý tưởng cộng sản,tạo tiền đề điều kiện cho những bước phát triển tiếp theo

Thực chất quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là tiến hànhcuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để từng bước đạt được các giá trị của chủ nghĩa

xã hội và chủ nghĩa cộng sản, thực hiện đồng thời 4 sự nghiệp giải phóng: Giải

phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và giải phóng nhân loại thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội

mới có nền tảng vật chất và tin thần vững chắc, thỏa mãn những nhu cầu cơ bảncủa con người và xã hội Đó là một xã hội phản ánh trình độ văn minh cao; ở đó,không còn sự bất công cũng như tình trạng người bóc lột người; có nền kinh tế,chính trị, văn hoá - xã hội phát triển; con người thực sự được tự do và có cơ hộiphát triển các giá trị người

Con đường hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa được thể hiện ở tiến trìnhcách mạng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội

20

Trang 21

1.2.1 Lật đổ chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Đây là mục tiêu trực tiếp, trước mắt giữ vị trí quan trọng hàng đầu nhằm tạotiền đề, điều kiện để hiện thực hóa những mục tiêu giai đoạn tiếp theo của lý tưởngcộng sản Chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản đầu tiên của mọi cuộc cách mạng

xã hội Cuộc cách mạng vô sản không phải là ngoại lệ Giai cấp công nhân phải lãnhđạo quần chúng nhân dân lao động lật đổ chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản,giành chính quyền về tay mình là mục tiêu và điều kiện tiên quyết để bước vào cảitạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa và đi tới xã hội cộng sản chủnghĩa

Đối với chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản đã có trên 5 thế kỷ ra đời,tồn tại và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Thế nhưng, chínhquyền nhà nước ấy ngay từ khi ra đời đã mang bản chất của một giai cấp thống trịbóc lột Những lý tưởng ước muốn về một xã hội tự do, dân chủ, bình đẳng, vớimột chính quyền nhà nước đại diện cho ý chí, quyền lợi của nhân dân không nhữngkhông được đáp ứng, mà còn bị trói buộc, cắt xén, xâm phạm Chính quyền nhànước của giai cấp tư sản là công cụ chủ yếu để bảo vệ lợi ích cho họ Trong tácphẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch trần tínhchất phản động của nhà nước tư sản Bằng những khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng -Bác ái”, giai cấp tư sản đã thu hút được sự tham gia của giai cấp vô sản vào cuộcđấu tranh xóa bỏ chế độ quân chủ phong kiến chuyên chế Nhưng sau khi giànhđược chính quyền, giai cấp tư sản phản bội lại quyền lợi của giai cấp vô sản Chúngdùng nhà nước làm công cụ để đàn áp các cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vôsản Ph.Ăngghen đã khẳng định: “chủ yếu nhà nước là công cụ bảo vệ quyền lợi chogiai cấp thống trị, đàn áp và nảy sinh ra từ nhu cầu phải kiềm chế những sự đối lậpgiai cấp, nhà nước là của giai cấp có thế lực nhất,… và do đó có thêm được nhữngphương tiện mới để đàn áp và bóc lột giai cấp bị áp bức”1 Khi chủ nghĩa tư bản pháttriển ở giai đoạn cao nhất, thì chính quyền nhà nước của giai cấp tư sản đã bộc lộđẩy đủ bản chất bóc lột, ăn bám, thối nát và phản động toàn diện Phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa càng phát triển thì giai cấp tư sản càng có điều kiện và chútrọng việc tổ chức xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước khổng lồ nhằm củng cốquyền lực thống trị của chúng

Bản chất của chính quyền nhà nước tư sản là do chính nội tại của xã hội tư

bản quyết định, bởi những cơ sở kinh tế, xã hội và tư tưởng Cơ sở kinh tế của

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 255.

21

Trang 22

chính quyền nhà nước tư sản là nền kinh tế dựa trên phương thức sản xuất tư bản

chủ nghĩa với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cơ

sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết cấu xã hội phức tạp, trong đó có hai giai

cấp cơ bản cùng tồn tại song song, nhưng lại khác nhau về địa vị, bản chất chính trị

và có lợi ích đối kháng nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Trong đó, giaicấp tư sản giữ vai trò thống trị Mặc dù giai cấp tư sản chỉ chiếm thiểu số trong xãhội, nhưng lại là giai cấp nắm hầu hết toàn bộ tư liệu sản xuất và chiếm đoạt nhữngnguồn tài sản lớn của xã hội, thực hiện sự bóc lột và áp bức tàn bạo đối với giaicấp vô sản làm thuê Còn giai cấp vô sản là lực lượng đông đảo, đồng thời là lựclượng lao động chính trong xã hội tư bản Về phương diện pháp lý, họ được tự donhưng không có tư liệu sản xuất, nên chỉ là những người làm thuê, phải bán sức laođộng cho giai cấp tư sản Ngoài ra, trong xã hội tư bản còn nhiều tầng lớp khácnhư nông dân, tiểu tư sản, trí thức…, nhưng không được thống nhất về tư tưởng và

lợi ích Cơ sở tư tưởng của chuyên chính tư sản là hệ tư tưởng tư sản, bảo vệ cho

quyền, lợi ích, sự thống trị của giai cấp tư sản Giai cấp tư sản luôn tuyên truyền về

tư tưởng dân chủ đa nguyên, nhưng trên thực tế, họ luôn tìm mọi cách bảo đảm độctôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản mọi sự phát triển và tuyên truyền tư tưởng, tiến

bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

Từ mục đích, bản chất của chính quyền nhà nước tư sản cho thấy, không baogiờ chính quyền nhà nước ấy đại diện cho ý chí, nguyện vọng, đảm bảo quyền tự

do, dân chủ và lợi ích của giai cấp vô sản và đại đa số nhân dân Chính quyền nhànước ấy cần phải được thay thế bằng một chính quyền cách mạng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Bởi vậy, giành lấy chính quyền về tay giai cấpcông nhân, nhân dân lao động là vấn đề cơ bản, là điều kiện tiên quyết của cáchmạng xã hội chủ nghĩa - con đường hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là đấu tranhlật đổ chủ nghĩa tư bản, đập tan nhà nước tư sản, giành chính quyền và xây dựngnhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước kiểu mới Nhà nước kiểu mới sẽ bảo vệquyền lợi của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động Hai ông nhấnmạnh, “Bước thứ nhất của cách mạng, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”1 và

tổ chức thành giai cấp thống trị để giành lấy dân chủ

Để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng ấy, phải cónhững tiền đề khách quan và điều kiện chủ quan Xã hội hóa sản xuất là tiền đềquan trọng hàng đầu thúc đẩy sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong lòng

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 615.

22

Trang 23

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóacủa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên tính chất tư nhân tư bản chủnghĩa về tư liệu sản xuất Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa càng pháttriển, thì mâu thuẫn này càng tăng và đẩy tới đỉnh điểm Mặc dù nhà nước của giaicấp tư sản có sự điều chỉnh bằng các chính sách, biện pháp nhằm xoa dịu hoặc làmgiảm đi tính chất đối kháng của mâu thuẫn, song không thể che đậy được bản chấtcủa nhà nước tư sản Mâu thuẫn lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân với giai cấp

tư sản ngày càng tăng, không thể điều hòa được là động lực chủ yếu phải thay thếchính quyền nhà nước tư sản bằng chính quyền của nhà nước vô sản, làm tiền đềthực hiện các mục tiêu chính trị tiếp theo

Những điều kiện chủ quan, trước hết giai cấp công nhân phải phát triển cả về

số lượng và chất lượng Sự phát triển về chất của giai cấp công nhân được thể hiệntrên hai mặt: Năng lực làm chủ công nghệ hiện đại và ý thức giác ngộ giai cấp, dântộc Giai cấp công nhân cần phải đạt tới trình độ giác ngộ cao về chính trị, nhất làtrình độ giác ngộ giai cấp Họ phải trở thành “giai cấp dân tộc”, đại biểu cho lợi íchchân chính của dân tộc, vươn lên địa vị lãnh đạo xã hội giải quyết các nhiệm vụcủa lịch sử đặt ra Một điều kiện quan trọng nhất là giai cấp công nhân phải tổ chức

ra chính đảng của mình Chính đảng ấy phải trưởng thành về chính trị, tư tưởng và

tổ chức để truyền bá, giác ngộ lý luận khoa học và cách mạng cho giai cấp côngnhân, đoàn kết, lãnh đạo “tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sựthống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền”1 Vị trí, vai tròlãnh tụ chính trị và sức mạnh của đảng bắt nguồn từ mối liên hệ mật thiết với quầnchúng nhân dân, trong đó, trực tiếp và trung tâm nhất là mối liên hệ với giai cấpcông nhân

Phương thức để giai cấp công nhân, nhân dân lao động tiến hành lật đổchính quyền nhà nước của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay mình là phải

sử dụng bạo lực cách mạng một cách triệt để Sử dụng bạo lực cách mạng là quy

luật phổ biến trong các cuộc cách mạng xã hội, nhất là giai đoạn giành và giữ

chính quyền Giai cấp công nhân sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyềnchỉ là điều kiện, chứ không phải là mục đích, không phải là ý chí chủ quan, càngkhông phải là nguyên nhân để sản sinh ra xã xã hội mới C.Mác và Ph.Ăngghen đãkhẳng định: “Bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hộimới; bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình vàđập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng”2 Đối với cuộc cách

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 615.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 259.

23

Trang 24

mạng vô sản, V.I.Lênin đã khẳng định “không có cách mạng bạo lực thì không thểthay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được”1 Bởi lẽ, giai cấp tư sảntrong quá trình thống trị xã hội đã không từ một thủ đoạn nào sử dụng chính quyềnnhà nước để bóc lột, đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dânlao động, nhằm củng cố, bảo vệ địa vị thống trị của chúng Bản chất của giai cấp tưsản là luôn sử dụng bạo lực phản cách mạng để trấn áp, đè bẹp các phong trào cáchmạng; chúng rất ngoan cố không bao giờ tự giác trao chính quyền cho giai cấpcông nhân, kể cả khi chính quyền ấy rệu rã, lung lay Chủ nghĩa tư bản là một thếlực quốc tế, có bộ máy quân sự khổng lồ và kinh nghiệm đàn áp cách mạng Giaicấp công nhân và các lực lượng cách mạng nếu chỉ sử dụng phương thức đấu tranhchính trị, hoặc sử dụng bạo lực một cách nửa vời, không triệt để thì không thể đậptan bộ máy quân sự khổng lồ ấy Hơn nữa, khi bị đe dọa hoặc mất chính quyền thìchúng điên cuồng chống trả và không từ một thủ đoạn nào để giữ lấy chính quyền.

Sử dụng bạo lực cách mạng có nhiều hình thức tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụthể thay đổi Đó là sự kết hợp giữa “bạo lực vũ trang” với “bạo lực chính trị”, giữađấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, giữa phương pháp hòa bình và phươngpháp không hòa bình, trở thành phương thức chủ yếu của bạo lực cách mạng Tuy

nhiên, trong đấu tranh giành chính quyền, phương pháp hòa bình là quý và hiếm,

nhưng có thể được vận dụng trong những điều kiện lịch sử cụ thể Giai cấp côngnhân không nhất thiết phải phá hủy toàn bộ bộ máy nhà nước cũ, chỉ cần phá hủycấu trúc cơ bản của nó; cần sử dụng có cải tạo những thể chế và bộ phận còn lại cótác dụng tích cực để làm công cụ thực hiện sự chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội Bên cạnh đó, các lực lượng cách mạng phải thường xuyên nắmbắt sự vận động các điều kiện khách quan, kết hợp chặt chẽ với các nhân tố chủquan Đặc biệt, phải tạo ra tình thế và thời cơ để nổi dậy giành chính quyền Giaicấp công nhân và quần chúng cách mạng phải thực hiện tinh thần cách mạng tiếncông liên tục, kiên quyết, làm cho kẻ thù không kịp trở tay, không có cơ hội đểcủng cố lại lực lượng, tập hợp sức mạnh của chúng

Có thể nói, mục tiêu lý tưởng lật đổ chính quyền nhà nước của giai cấp tưsản, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động là một tất yếukhách quan, phản ánh lô gic - lịch sử của quá trình kinh tế - xã hội và chính trị - xãhội Trên con đường đó, giai cấp công nhân phải luôn giữ vững vai trò lãnh đạocách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản Đảng cộng sản luôn nắmvững sự vận động của các quy luật khách quan, những mâu thuẫn bản chất, đối

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcova 2005, tr 47.

24

Trang 25

kháng trong lòng xã hội; kịp thời nắm bắt tình thế, thời cơ cách mạng; tổ chức tậphợp quần chúng tiến bộ, sử dụng các hình thức, phương pháp cách mạng phù hợpgiành chính quyền, thiết lập nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề cho quá trìnhhiện thực hóa các mục tiêu lý tưởng giai đoạn tiếp theo.

1.2.2 Tiến hành cải tạo, xây dựng, phát triển xã hội theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động tổ chức đấu tranh lật đổchính quyền nhà nước tư sản, giành chính quyền về tay mình mới chỉ là mục tiêubước đầu Mục tiêu tiếp theo, khó khăn, phức tạp hơn là phải ra sức củng cố, xâydựng, bảo vệ và sử dụng chính quyền nhà nước ấy để tổ chức cải tạo xã hội cũ, xâydựng, phát triển xã hội mới trên các lĩnh vực theo mục tiêu lý tưởng xã hội chủnghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Thứ nhất: Giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, bất công, mang lại tự do, bình đẳng, hạnh phúc, tạo ra những tiền đề, điều kiện cơ bản cho con người phát triển toàn diện

Đây là giá trị cao nhất mà con đường hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủnghĩa hướng tới Việc giành chính quyền, độc lập, tự do, dân chủ - giải phóng conngười về chính trị suy cho cùng cũng là để giải phóng con người về kinh tế, về đờisống vật chất và tinh thần Dù lúc đầu mới có chính quyền, trình độ kinh tế, mứcsống vật chất của nhân dân còn thấp, nhưng đã bước vào xây dựng chủ nghĩa xã

hội - giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, thì không còn áp bức, bóc lột, bất công

với tư cách một chế độ xã hội Đây là những tiền đề chính trị, kinh tế khác về bảnchất so với các chế độ cũ để từng bước thực hiện giải phóng con người và pháttriển con người toàn diện

Lý tưởng về giải phóng con người đã được phản ánh tập trung trong tác

phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, “Toàn bộ lôgic của Tuyên ngôn của Đảng

Cộng sản đều xuất phát từ yêu cầu giải phóng con người khỏi áp bức, bất công và

hướng tới mục đích nhân văn cao cả là mang lại ấm no, hạnh phúc và sự phát triểntoàn diện cho con người, cho nhân loại”1 Trong tác phẩm này, đã khẳng định mụctiêu cao cả nhất cần đạt đến là phát triển tự do cho tất cả mọi người Phải “Thaycho xã hội tư sản cũ, với nhưng giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiệnmột liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự pháttriển tự do của tất cả mọi người”2 Ở đây, vấn đề giải phóng con người không chỉ

1 Nguyễn Ngọc Long (Chủ biên - 2009), Chủ nghĩa Mác - Lênin với vận mệnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội hiện thực,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 72.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 628.

25

Trang 26

dừng lại ở việc xóa bỏ tình trạng áp bức về tinh thần, bóc lột thiết lập những quan hệ

tự do, công bằng giữa người với người, mang lại những cơ sở vật chất và tinh thầnbảo đảm cho cuộc sống con người; xa hơn và nhân văn hơn là bảo đảm các tiền đề,điều kiện về kinh tế, xã hội, văn hóa để mỗi con người có thể phát triển toàn diệnnhững khả năng của mình Tuy nhiên, đây là quá trình diễn ra lâu dài và phải dựatrên những tiền đề, điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội nhất định

Để đạt được mục tiêu lý tưởng đó, thì đấu tranh giai cấp, đấu tranh dântộc, xóa bỏ chế độ tư hữu, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển xã hội và conngười Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học đã nhận thức sâu sắckhát vọng của nhân loại về giải phóng con người như là một động lực phát triểncủa lịch sử loài người Vì thế, cần phải đấu tranh “xóa bỏ nạn người bóc lộtngười” là điều kiện để “xóa bỏ nạn dân tộc này áp bức dân tộc khác”, hướng đếnmục tiêu giải phóng con người thoát khỏi sự thụ động trong quan hệ với tự nhiên

và mọi ách áp bức, bất công, bất bình đẳng trong xã hội và gia đình

Thứ hai: Xây dựng nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa về giải phóng con người chỉ có thể trở thànhhiện thực khi xã hội xã hội chủ nghĩa có nền tảng vật chất dồi dào, dựa trên nềnkinh tế phát triển cao, với sự phù hợp của quy luật lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất Nền tảng vật chất của xã hội là vấn đề cốt yếu để hiện thực hóa các giá trịchính trị, xã hội, văn hóa, đảm bảo đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thầncủa con người Các nhà sáng lập ra chủ ngĩa cộng sản đã chỉ ra: Căn nguyên sâu xacủa sự vận động, biến đổi xã hội là nền sản xuất vật chất, là nhân tố kinh tế Chủnghĩa cộng sản, không phải là một lý tưởng đạo đức tốt đẹp bắt cuộc sống phảikhuôn theo, mà là kết quả tất yếu của sự vận động hiện thực của sản xuất, của cácquy luật kinh tế - xã hội Bởi vậy, lịch sử không phải là một nhân cách đặc thù nào

đó sử dụng con người làm phương tiện đạt tới mục đích lý tưởng của mình, “Lịch

sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thânmình”1

Để đi tới mục tiêu lý tưởng cộng sản trên lĩnh vực kinh tế, trong giai đoạn xãhội xã hội chủ nghĩa phải phát triển nền sản xuất công nghiệp hiện đại Nền côngnghiệp hiện đại là nền tảng để phát triển lực lượng sản xuất Nguồn lực vật chất màchủ nghĩa tư bản tạo ra chính là sự chuẩn bị những điều kiện cơ sở vật chất cầnthiết cho nền sản xuất của chủ nghĩa xã hội Chỉ có phát triển nền sản xuất công

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 141.

26

Trang 27

nghiệp hiện đại mới phát triển các nguồn lực kinh tế và tăng trưởng kinh tế cao,tích lũy nhiều của cải cho xã hội, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đểđưa xã hội tiến lên Nền kinh tế phát triển cao phải dựa trên quy luật quan hệ sảnxuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuấthiện đại là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại phát triển đã được tạo ra tronglòng xã hội tư bản và xã hội xã hội chủ nghĩa Quan hệ sản xuất dựa trên chế độchiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là lực cản lớn nhất, kìm hãm sự phát triển củalực lượng sản xuất, cũng như sự tiến bộ xã hội Vì thế, xã hội xã hội chủ nghĩa cónhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn mà chủ nghĩa tư bản đã không thể giải quyết

triệt để và cuộc cách mạng của những người cộng sản là phải xóa bỏ chế độ sở hữu

tư sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không

phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản”1 vànhững người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy

nhất là: Xóa bỏ chế độ tư hữu Xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản không đồng nghĩa với

xóa bỏ sở hữu cá nhân mỗi người Vì sở hữu cá nhân trong chủ nghĩa xã hội là mộtcách thức tổ chức lao động sản xuất, nhằm huy đọng mọi nguồn lực đem lại hiệuquả tối ưu cho sản xuất Mặt khác, “chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cáiquyền chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏquyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”2

Xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập từng bước chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

là bản chất ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa, song đây là quá trình lâu dài Quy

mô, tốc độ của nó phải dựa trên cơ sở hiện thực, tùy thuộc vào sự phát triển của lựclượng sản xuất Do đó, phát triển lực lượng sản xuất là nội dung cơ bản, giữ vai tròquyết định xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, để xây dựngphương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa Đó là cơ sở kinh tế để xây dựng một xã hộicông bằng, bình đẳng, tiến bộ, văn minh Đây là quá trình khó khăn, phức tạp, lâudài, không thể thực hiện ngay lập tức Ph.Ăngghen đã chỉ ra: Không thể thủ tiêuchế độ tư hữu ngay lập tức, cuộc cách mạng của giai cấp vô sản sẽ chỉ có thể cảitạo xã hội một cách dần dần và chỉ khi nào tạo nên được khối lượng tư liệu sảnxuất cần thiết cho việc cải tạo đó, thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu Khi

đó chính trình độ lực lượng sản xuất đã phát triển cao là một cơ sở rất thuận lợi choviệc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất caohơn chủ nghĩa tư bản

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu xã hội còn đan xen nhiều

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 615.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1980, tr 562.

27

Trang 28

giai cấp, tầng lớp xã hội; cơ sở kinh tế quá độ còn nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế sản xuất hàng hóa, quan hệ thị trường, vẫn tồn tại những quan hệ kinh tế cụ

thể như thuê mướn lao động cá nhân người này vẫn có thể còn bóc lột những cá

nhân khác Đó chỉ là những quan hệ bóc lột cụ thể - hiện tượng bóc lột, chứ không

phải là một chế độ xã hội, giai cấp này bóc lột các giai cấp, tầng lớp khác Nhữngquan hệ đó cần phải chấp nhận, để thực hiện những bước đi quá độ, nhằm phát triểnlực lượng sản xuất, phát triển nền kinh tế quốc dân, tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuậtcho chủ nghĩa xã hội ngày càng vững chắc Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội phải thực hiện các chính sách kinh tế cho phù hợp với tính chất, đặc điểm củathời kỳ thời kỳ quá độ Việc nóng vội xóa bỏ những đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá

độ sẽ sa vào chủ quan duy ý chí và theo đó, mục tiêu lý tưởng cộng sản về kinh tếkhông thể hiện thực hóa trong đời sống

Theo V.I.Lênin, trong giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa, cần phải tạo ra cáchthức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới, có năng suất lao động cao Sau khigiai cấp vô sản đã làm xong nhiệm vụ giành chính quyền rồi “thì tất nhiên có mộtnhiệm vụ căn bản khác được đề lên hàng đầu, đó là: Thiết lập một chế độ xã hộicao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao động và do đó (và nhằmmục đích đó) phải tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn”1 Đó là kiểu tổ chứclao động mới của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của đảng cộngsản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Kiểu tổ chức lao động và kỷ luật lao động đóđược thực hiện trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao tính liênhiệp, cùng với việc kiểm kê, kiểm soát toàn dân đối với quá trình sản xuất và phânphối sản phẩm đảm bảo lợi ích của người lao động, hài hòa với lợi ích tập thể, nhànước và toàn toàn xã hội Tạo ra năng suất lao động cao là đặc trưng cơ bản của xãhội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản Đương nhiên, để mọi người lao động có được

tổ chức và kỷ luật lao động mới, phải trải qua quá trình đấu tranh và từng bướcphát triển, hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa

Quan hệ sản xuất về phân phối sản phẩm lao động, đó là: “Tương ứng vớinhững giai đoạn khác nhau của hình thái xã hội, là những hình thức phân phối khácnhau phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Dưới chủ nghĩa xãhội, sản phẩm được phân phối theo lao động, còn dưới chủ nghĩa cộng sản thì mỗingười làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu Lao động sẽ không còn chỉ làphương tiện để sinh sống mà trở thành nhu cầu bậc nhất của đời sống”2 Trong giai

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova 1978, tr 228-229.

2Hoàng Chí Bảo, Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010, tr 350.

28

Trang 29

đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa, phương thức phân phối mỗi người làm theo khả

năng của mình và hưởng theo lao động của mình là không thể tránh khỏi Đây là

phương thức phân phối duy nhất có thể thực hiện được, nó thích hợp với đặc điểmcủa chủ nghĩa xã hội Sự tiến bộ của sản xuất quyết định phương thức phân phối.Đến giai đoạn chủ nghĩa cộng sản, khi mà con người không còn bị phụ thuộc mộtcách nô lệ vào sự phân công lao động xã hội, không còn sự đối lập giữa lao độngtrí óc và lao động chân tay; khi mà sự phát triển, hoàn thiện mọi mặt của cá nhân,lực lượng sản xuất tăng lên và nguồn của cải tuôn ra dồi dào…, thì xã hội đó mới

có thể ghi trên lá cờ của mình: Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Thứ ba: Xây dựng nhà nước kiểu mới, thực hiện và phát huy dân chủ rộng rãi.

Nhà nước theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa phải là nhà nước kiểu mới - nhà

nước chuyên chính vô sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa khác hẳn về chất so với các

loại hình nhà nước đã tồn tại trong lịch sử Đó là nhà nước mang bản chất của giaicấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc Nhà nước chuyên chính vôsản là sản phẩm của các cuộc cách mạng vô sản Điều đó quyết định đến bản chấtcủa nhà nước Cơ sở kinh tế của nhà nước kiểu mới dựa trên sự phát triển cao củanền kinh tế, với lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại và chế độ công hữu về tư liệusản xuất Cơ sở chính trị tinh thần của nhà nước kiểu mới là chủ nghĩa Mác - Lênin

- hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Cơ sở xã hội của nhà nước kiểu mới là khốiđại đoàn kết dân tộc, mà nền tảng là liên minh công - nông - trí thức do Đảng cộngsản lãnh đạo Nhà nước kiểu mới là do giai cấp công nhân và quần chúng nhân dânlao động tổ chức ra; đồng thời nhà nước đại diện cho ý chí, quyền lực, quyền lợicủa nhân dân Nhà nước kiểu mới - nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước xãhội chủ nghĩa là biểu hiện tập trung quyền thống trị về chính trị của giai cấp vôsản Quyền thống trị ấy không chia sẻ với bất cứ lực lượng nào khác

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân bảo đảm cácquyền tự do, dân chủ, bình đẳng của nhân dân; đồng thời là công cụ thực hiệnchuyên chính với các thế lực thù địch; là bộ máy quản lý xã hội, tổ chức xây dựng

xã hội mới Theo V.I.Lênin, thuộc tính cơ bản của chuyên chính vô sản là “nhànước nửa nhà nước” - nhà nước không theo nghĩa đen - nhà nước đang “tự tiêuvong” Nhà nước ấy không còn là lực lượng đặc biệt để đàn áp đa số nhân dân laođộng, mà là để trấn áp thiểu số bóc lột, mở rộng dân chủ cho nhân dân trong mọilĩnh vực đời sống xã hội Nhà nước chuyên chính vô sản sẽ “tự tiêu vong” dần dần

29

Trang 30

khi các nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội đã hoàn thành, xã hội ngày càng phát triểnđạt tới những giá trị văn minh cao Để đạt đến mục tiêu “nhà nước tự tiêu vong” làmột quá trình lâu dài, không phải một sớm một chiều như quan điểm của nhữngngười vô chính phủ Trong giai đoạn thấp của xã hội cộng sản, nhất là thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội, thì nhà nước chuyên chính vô sản không những “tự tiêu vong”,

mà còn phải được tăng cường về thiết chế, quyền lực V.I.Lênin đã chỉ ra: “Từ naycho đến giai đoạn “cao” của chủ nghĩa cộng sản xuất hiện, những người xã hội chủnghĩa yêu cầu xã hội và nhà nước kiểm soát thật nghiêm ngặt mức độ lao động và

mức độ tiêu dùng, nhưng việc kiểm soát ấy phải bắt đầu bằng việc tước đoạt bọn tư

bản, bằng việc công nhận kiểm soát bọn tư bản, và sự kiểm soát này không phải do

nhà nước của bọn quan lại thi hành, mà do nhà nước của công nhân vũ trang thi

hành”1 Nhà nước phải thực hiện tốt hai chức năng là trấn áp và tổ chức xây dựng,tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng, phát triển xã hội mới theo mục tiêu lý tưởngcộng sản Trong thời kỳ đó, “Nhà nước chỉ có thể là chuyên chính cách mạng củagiai cấp vô sản”2, nhằm tước đoạt dân chủ đối với bọn áp bức, bóc lột, những phần

tử chống đối chế độ, xâm phạm quyền, lợi ích của nhân dân, để thực hiện dân chủđối với đa số nhân dân lao động Sự trấn áp đối với thiểu số và và thực hiện dân chủđối với đa số có thể dung hợp, khiến cho sự cần thiết phải có một bộ máy trấn áp

và xã hội Pháp luật xã hội chủ nghĩa xác định vị trí chủ thể chính quyền nhà nướccủa quần chúng nhân dân lao động; là công cụ hữu hiệu để nhân dân tổ chức chính

quyền, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Đó là nền dân chủ “tiến bộ hơn gấp

triệu lần so với dân chủ tư sản” như V.I.Lênin đã khẳng định Nền dân chủ ấy đượcthực hiện trên thực tế, được đo bằng sự tiến bộ của pháp luật, của những giá trị caođẹp mà pháp luật ghi nhận và bảo vệ V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Chế độ dân chủ cónghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những công dân, thừa nhận

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova 2005, tr 119.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova 2005, tr 105.

3 Hoàng Chí Bảo (Chủ biên - 2010), Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin (Sách chuyên

khảo), Matxcova Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 399.

30

Trang 31

mọi người có quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lýnhà nước”1 Pháp luật vừa là phương tiện (công cụ), vừa là phương pháp để thựchiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; nó còn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc

ghi nhận, bảo vệ quyền con người

Để xây dựng nhà nước ngày càng hoàn thiện và tiến tới “tự tiêu vong”, cầnphải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, tậptrung dân chủ và phát huy dân chủ rộng rãi trong xã hội Bộ máy nhà nước phải thực

sự trong sạch, có trình độ văn hóa chung và văn hóa chính trị cao; phải tinh gọn,

“thà ít mà tốt”, hoạt động có chất lượng, hiệu quả Đặc biệt, phải chú trọng quan tâmđến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bằng con đường “học tập, học tập mãi và saunữa”, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, năng lực chuyên môn phù hợp vớichức trách, nhiệm vụ của từng người và điều kiện thực tế Quá trình xây dựng hoànthiện bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa phải kiên quyết đấu tranh với những cănbệnh: “kiêu ngạo cộng sản”, “khoác lác cộng sản”, “lề mề quan liêu”, lười học tập,

tệ tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng…

Đến giai đoạn chủ nghĩa cộng sản, “Nhà nước mới không còn nữa và mới có

thể nói đến tự do Chỉ lúc đó một nền dân chủ thật sự hoàn bị, không hạn chế, mới

có thể có được và được thực hiện Chỉ lúc đó, chế độ dân chủ mới bắt đầu bị tiêu

vong”2 Khi đó, việc tôn trọng các quy tắc tối thiểu trong đời sống xã hội của con

người sẽ trở thành thói quen, mà không cần có bạo lực, không cần bộ máy cưỡng bức đặc biệt là nhà nước V.I.Lênin chỉ ra: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới có thể

đưa lại một chế độ dân chủ thật sự hoàn bị, và nó càng hoàn bị bao nhiêu thì lại càng

mau trở nên thừa và tự tiêu vong bấy nhiêu”3 Chế độ dân chủ bị tiêu vong cùng với

sự tiêu vong của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng dân chủ không bị tiêu vong, màđạt đến trình độ tự giác, văn minh cao nhất của xã hội loài người Khi đó, dân chủ trởthành tập quán tự nhiên của con người, mà không cần có sự điều chỉnh bởi pháp luật

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova 2005, tr 123.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Matxcova Tiến bộ, Maxitcova 2005, tr 109 - 110.

3 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Matxcova Tiến bộ Maxitcova 2005, tr.110

31

Trang 32

hóa cũng biến đổi theo C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Lịch sử tư tưởng chứngminh gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theosản xuất vật chất”1 Ngược lại, khi nền văn hóa phát triển cao, trở thành nền tảng tinhthần vững chắc của xã hội, thì tạo nên động lực tinh thần thúc đẩy các nhân tố kinh tế,chính trị, xã hội phát triển

Xây dựng nền văn hóa phát triển cao vừa là mục tiêu, vừa là động lực trêncon đường đi tới mục tiêu cuối cùng của lý tưởng cộng sản Chỉ có chế độ xã hộichủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa mới xóa bỏ tình trạng tha hóa con người và conngười mới có thể tiến từ “vương quốc tất yếu” sang “vương quốc tự do” Trong xãhội văn minh đó, quan hệ giữa con người với con người, quan hệ giữa các nhân tốkinh tế, chính trị và trong từng nhân tố ấy mới thực sự lành mạnh, nhân văn, tuântheo hệ thống chuẩn mực, giá trị chân - thiện - mỹ Tính ưu việt của một xã hộimới cao hơn xã hội cũ không chỉ là kinh tế, chính trị, xã hội, mà còn có văn hóa.Suy cho cùng, nền văn hóa vô sản - văn hóa xã hội chủ nghĩa là tiêu chí tổng hòa,phản ánh trình độ, tính chất ưu việt của chế độ mới, vì trong văn hóa có cả cácnhân tố vật chất và tinh thần V.I.Lênin đã chỉ ra: “Nếu không hiểu rõ rằng chỉ có

sự hiểu biết chính xác về nền văn hóa được sáng tạo ra trong toàn bộ quá trình pháttriển của loài người và việc cải tạo nền văn hóa đó mới có thể xây dựng được nềnvăn hóa vô sản thì chúng ta không thể giải quyết được vấn đề gì”2 Để thiết lập mộtchế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, cần phải nâng cao năng suất lao động và

để nâng cao năng suất lao động trước hết phải “…nâng cao trình độ học vấn và vănhóa của quần chúng nhân dân”3

Con đường hiện thực hóa lý tưởng về xây dựng nền văn hóa phát triển cao,trước hết phải đẩy mạnh giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm bồi dưỡng thế hệ conngười mới xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây là nội dung khác hẳn về chất so với nềngiáo dục tư bản chủ nghĩa là nhằm mục đích bồi dưỡng nô tài cung thuận và công

nhân lành nghề cho nhà tư bản Trong đó, giáo dục nhà trường là vấn đề then chốt,

nó trực tiếp xây dựng ý thức xã hội mới, làm cho thế giới quan khoa học và hệ tưtưởng cộng sản thấm nhuần trong trong ý thức quần chúng và đời sống tinh thần xãhội Giáo dục nhà trường xã hội chủ nghĩa vừa bồi dưỡng con người vừa có lýtưởng cách mạng và đạo đức cộng sản, vừa trang bị hệ thống tri thức, nâng caotrình độ dân trí, góp phần phát triển nguồn nhân lực để phát triển xã hội Đó lànguồn vốn quý báu nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo nên sức mạnh bứt phá

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 625.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova 1978, tr 361.

3 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova.1978, tr 229.

32

Trang 33

nhanh, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn tới xã hội văn minh, hiện đại Trong

các nội dung giáo dục, thì giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ là

vấn đề trung tâm của toàn bộ công tác giáo dục Giáo dục cộng sản chủ nghĩa

trong và ngoài nhà trường phải đặc biệt chú trọng giáo dục phương pháp tư duy

khoa học, gắn liền với giáo dục và thực hành đạo đức cộng sản, lý luận với thực

tiễn, lý thuyết với thực hành nhằm phát triển năng lực trí tuệ, phẩm chất cộng sản

cho con người Điều đó, không có nghĩa là “chỉ bo bo vào những kết luận cộng sản

và chỉ học tập những khẩu hiệu cộng sản”, mà “Người ta chỉ có thể trở thành ngườicộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàngtri thức mà nhân loại đã tạo ra”1 Cần phải kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với vớilao động sản xuất xã hội; nếu không có sự kết hợp đó, thì lý tưởng của xã hộitương lai chỉ là không tưởng

Xây dựng nền văn hóa nghệ thuật tiên tiến, thấm nhuần nội dung, hình thứcdân tộc, gắn với những yêu cầu của thời đại mới là nội dung quan trọng của nền vănhóa vô sản - văn hóa xã hội chủ nghĩa Nền văn hóa đó kết hợp được truyền thống với

hiện đại, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc tinh hoa của dân tộc, vừa kế thừa

những thành quả tốt đẹp, ưu tú nhất của văn hoá nhân loại qua các thời đại lịch sử.Phải sáng tạo ra một nền văn hóa phong phú, đa dạng và hiện đại; trong đó, phảilàm cho giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động tham gia tích cựcvào quá trình sáng tạo văn hóa, trở thành chủ thể sản xuất, tiêu dùng và cảm thụcác giá trị văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh Đồng thời, khơi dậylòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, hun đúc nên bản lĩnh, khíphách, tâm hồn của con người xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phát triển cao, cần phải kế thừa, tiếpthu văn hóa trong chủ nghĩa tư bản V.I.Lênin đã chỉ ra: “Phải tiếp thu toàn bộ nềnvăn hóa do chủ nghĩa tư bản để lại và dùng nền văn hóa đó để xây dựng chủ nghĩa

xã hội Phải tiếp thu toàn bộ khoa học, kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệthuật Không có cái đó, chúng ta không thể xây dựng cuộc sống của xã hội cộngsản được”2 Đương nhiên, những thứ suy đồi, lạc hậu trong văn hóa tư sản và cácgiai cấp bóc lột thì phải xóa bỏ Thái độ đúng đắn đối xử với di sản văn hóa là thuhút lấy cái tinh hoa của nó và gạt bỏ những cái cũ kỹ, lỗi thời, lạc hậu

Xây dựng con người phát triển toàn diện là đích hướng tới của nền văn hóa

phát triển cao, phù hợp với bản chất, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ

nghĩa cộng sản Nó từng bước hình thành và phát triển chất lượng mới của con

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 41, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova 1978, tr 362.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova 1978, tr 67.

33

Trang 34

người, của các quan hệ xã hội và đời sống văn hóa tinh thần trong xã hội Con người

xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của xã hội mới được biểu hiện phổ biến trong quầnchúng lao động: Công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ, học sinh, sinhviên, trong đó thế hệ trẻ là dường cột C.Mác từng nói: Tương lai của chủ nghĩacộng sản như thế nào, điều đó tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ đang lớn lên

của giai cấp công nhân Những con người phát triển toàn diện thể hiện một mẫu

nhân cách mới: Sống có lý tưởng, ước mơ chân chính, có trách nhiệm với công việc,

với xã hội, với mọi người và với chính mình; những con người có học thức, niềmtin, năng lực sáng tạo, làm việc có tính tổ chức, tính kỷ luật cao, đấu tranh cho công

bằng, bình đẳng Đó là những con người phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ,

đạo đức và phong phú về văn hóa tinh thần.

Như vậy, lý tưởng về xây dựng nền văn hóa phát triển cao, văn hóa vô sản-văn hóa xã hội chủ nghĩa phải phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và quầnchúng nhân dân lao động, đem đến cho họ tri thức cuộc sống Đó là “vũ khí tinhthần” trong cuộc đấu tranh tự giải phóng của họ, hướng đến những giá trị của chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Thứ năm: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân; quan hệ giai cấp - dân tộc - tôn giáo bình đẳng, hài hòa, hữu ái.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là mục tiêu lý tưởng cần đạt tới, đồng

thời là giá trị đặc trưng phản ánh bản chất ưu việt của xã hội chủ nghĩa và cộng sảnchủ nghĩa Tiến bộ và công bằng xã hội được tạo ra trong tiến trình xây dựng, hoànthiện xã hội xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm các nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản

khoa học, thì tiến bộ xã hội là một quá trình phát triển của xã hội loài người, từ một

hình thái kinh tế - xã hội này đến hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn Tiến bộ xãhội phản ánh một xã hội phát triển toàn diện cả lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất; cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; tồn tại xã hội và ý thức xã hội; con ngườiđược giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, nâng cao chất lượng cuộc sống của

họ Tiến bộ xã hội trên cơ sở những giá trị của công bằng, bình đẳng xã hội và nóđược thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống phù hợp với những điều kiện lịch sử nhấtđịnh Tiến bộ và công bằng xã hội được thể hiện ở cả hai phương diện, với tính cách

là một chế độ xã hội và với tính cách là mặt xã hội của chế độ xã hội ấy Lý tưởng về

một xã hội tiến bộ, công bằng và bình đẳng hoàn toàn chỉ có thể đạt được trong chủnghĩa cộng sản Còn trong giai đoạn chủ nghĩa xã hội chưa thể có bình đẳng xã hội hoàntoàn, cái mà có thể đạt được là tiến bộ và công bằng xã hội về một hoặc một số phương

34

Trang 35

diện nào đó theo chuẩn mực chung Đó là sự tương xứng giữa các yếu tố, điều kiện trongquan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể cộng đồng xã hội Theo đó, côngbằng xã hội và tiến bộ xã hội thể hiện sự tương xứng trong các mối quan hệ: Giữa cốnghiến và hưởng thụ; trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn với quyền lợi; giữa lao động và trảcông; giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích thiết thân thiết thân trước mắt và lợiích cơ bản lâu dài của con người, hướng tới xây dựng đời sống vật chất và đời sống tinhthần ngày càng đầy đủ, phong phú, lành mạnh cho con người và cộng đồng xã hội

Con đường hiện thực thực hóa tiến bộ và công bằng xã hội theo lý tưởng cộngsản là thông qua việc hoạch định và thực thi hệ thống chính sách kinh tế, xã hội; tráchnhiệm của cộng đồng và hoạt động tích cực, tự giác của nhân dân Trong đó, việchoạch định đúng đắn và thực thi nghiêm túc hệ thống chính sách xã hội là điều kiệnquan trọng nhất tạo động lực vật chất và tinh thần cho con người, phát huy mọi tiềmnăng sáng tạo của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động trong sự nghiệp xây dựng

và phát triển xã hội Chính sách xã hội hướng vào giải quyết các vấn đề xã hội, chăm

lo mặt xã hội của con người Theo đó, chính sách phân phối lợi ích trong xã hội chủnghĩa phải dựa vào nguyên tắc công bằng Nguyên tắc này là thước đo để phân chialợi ích chung của xã hội; thực hiện sự công bằng giữa người và người trong mối quan

hệ tương ứng giữa cống hiến và hưởng thụ, với tiêu chí cống hiến ngang nhau thìhưởng thụ ngang nhau, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng đối với những ngườicòn khả năng lao động Còn những người không còn khả năng lao động thì vẫn đượchưởng phần giá trị nhất định từ quỹ phúc lợi xã hội Thực hiện nguyên tắc phân phốilợi ích công bằng tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân đều có quyền tự do lựa chọntham gia cống hiến vào sự phát triển của xã hội, cũng như quyền được hưởng thụtương xứng với những cống hiến đó Cùng với thực hiện chính sách phân phối lợi íchkinh tế là sự đổi mới và thực thi đầy đủ, nghiêm túc hệ thống chính sách xã hội khácnhư: Chính sách bảo đảm việc làm và điều kiện làm việc, chính sách tiền lương và thunhập, chính sách bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, nhà ở và những tiện íchphúc lợi công cộng… bảo đảm cho con người được thụ hưởng những giá trị vật chất,tinh thần đích thực của chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề vươn tới chủ nghĩa cộng sản

Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, để tạo động lực cho sự phát triển

xã hội, thì đổi mới và thực hiện chính sách xã hội phải gắn kết với đổi mới, thực hiệnchính sách kinh tế Chính sách kinh tế tạo động lực cho phát triển kinh tế, tạo ranguồn lực vật chất để giải quyết những vấn đề xã hội Phải “xem trình độ phát triểnkinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện chính sách xã

35

Trang 36

hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế”1 Chính sách kinh tế luônchủ động và năng động trong tiến trình phát triển xã hội, song chính sách xã hộicần phải có những quyết sách cụ thể trong khi vạch ra chính sách kinh tế, “Đó làchính sách hay hơn cả, là phương thức quản lý tiết kiệm hơn cả Nếu không, thì chỉ

vì tiết kiệm một vài trăm triệu, chúng ta sẽ để mất rất nhiều, thậm chí về sau nàyvới hàng bao nhiêu nghìn triệu cũng sẽ không thể bù lại được”2 Gắn kết giữa chínhsách kinh tế và chính sách xã hội trong chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra tiền đề quantrọng về kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu chínhđáng của nhân dân, tạo động lực cho xã hội phát triển bền vững

Cùng với quá trình hoạch định, đổi mới và thực thi hệ thống chính sách xã hội,thì vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cộng đồng xã hội trong thực hiện công bằng,bình đẳng và tiến bộ xã hội là hết sức quan trọng Thông qua các phong trào xã hộichủ nghĩa hoặc có tính chất xã hội chủ nghĩa, như từ thiện, nhân đạo, vì sự tiến bộcủa phụ nữ, trẻ em… của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, nhằm chia sẻ, độngviên cả tinh thần và vật chất, tạo điều kiện, cơ hội cho họ cống hiến, vươn lên hoànthiện bản thân, xây dựng và hoàn thiện cộng đồng xã hội văn minh

Giải quyết quan hệ giai cấp - dân tộc - tôn giáo bình đẳng, hài hòa, hữu ái, tiến tới xã hội không còn sự khác biệt và xung đột, hiềm khích của con người trong các quan hệ đó Trong chủ nghĩa xã hội, các quan hệ giai cấp - dân tộc - tôn giáo

được giải quyết trên nguyên tắc bình đẳng, phù hợp với lợi ích chung của giai cấpcông nhân, lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích toàn nhân loại Trong đó, giải quyếtvấn đề giai cấp là tiền đề, điều kiện để giải quyết vấn đề dân tộc (cả quan hệ giữacác quốc gia dân tộc và giữa các tộc người trong một quốc gia dân tộc) C.Mác vàPh.Ăngghen đã chỉ ra rằng: Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, thì tìnhtrạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ Nói cách khác, nguyênnhân sự bất bình đẳng, áp bức của dân tộc này với dân tộc khác nằm trong sự bấtbình đẳng, đối kháng lợi ích giai cấp trong nội bộ mỗi dân tộc Vì thế, “Khi mà sựđối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địchgiữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”3 Giải quyết vấn đề dân tộc phải đứngvững trên lập trường của giai cấp công nhân nhằm xây dựng tình đoàn kết, bìnhđẳng, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các quốc gia dân tộc và giữa các dân tộc trongmột quốc gia đa dân tộc để cùng tiến bộ và phát triển Theo đó, giải quyết vấn đề

1 Đỗ Nguyên Phương (2005), “Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”, Website Báo Nhân

dân, ngày 24/10.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nhà xuât bản Tiến bộ, Matxcova 1978, tr 202.

3 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nhà xuât bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 624.

36

Trang 37

dân tộc phải phù hợp với điều kiện lịch sử mới và tuân theo những nguyên tắc cơbản, đó là: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết;liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”1 V.I.Lênin còn nhấn mạnh: “Chủ nghĩa

xã hội có mục đích không những xóa bỏ tình trạng nhân loại bị chia thành nhữngquốc gia nhỏ và xóa bỏ mọi trạng thái biệt lập giữa các dân tộc, không những làmcho các dân tộc gần gũi nhau, mà cũng còn nhằm thực hiện việc hợp nhất các dân tộclại”2 Chính vì vậy, chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải bảo đảm quyên bình đẳng giữacác dân tộc trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, không phân biệt dântộc đa số hay thiểu số, sự ra đời sớm hay muộn, trình độ phát triển cao hay thấp giữacác dân tộc Đối lập với các chế độ áp bức bóc lột thường phân biệt, kỳ thị và chia rẽcác dân tộc, còn trong chế độ xã hội chủ nghĩa gắn việc xây dựng tình đoàn kết cácdân tộc, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển Đồng thời, đấu tranh không khoannhượng chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phản động, sô vanh, hẹp hòi

Trong chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại lâu dài, do vẫn còn nguồngốc và những điều kiện cho sự tồn tại của tôn giáo Chủ nghĩa xã hội và tôn giáotuy có những khác biệt, nhưng có những điểm tương đồng là khát vọng về một xãhội không có áp bức, bất công, con người được tự do, hạnh phúc Do vậy, giảiquyết vấn đề tôn giáo là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội và những người cộng sảnnhằm giải phóng một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân lao động ra khỏinhững ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo; đồng thời, tập hợp, đoàn kết lực lượngcách mạng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa Theoquan điểm các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết vấn đề tôn giáo

trong chủ nghĩa xã hội, cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản: Một là, giải quyết

vấn đề tôn giáo phải gắn với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Theo

C.Mác: Phải phế bỏ mọi trang bị của sự mê hoặc tinh thần; không ngừng tạo

điều kiện cho quần chúng tiến bộ mọi mặt; không vì lý do tôn trọng tín ngưỡng mà

để quần chúng nghèo đói, dốt nát, nô lệ thần quyền Hai là, tôn trọng và bảo đảm

quyền tự do tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, kiên quyết bàitrừ mê tín dị đoan Những người cộng sản không được xúc phạm tự do tôn giáo,không tuyên chiến với tôn giáo, vì như thế sẽ “giúp cho tôn giáo thực hiện tinh thần tử

vì đạo” Theo V.I.Lênin, nếu tuyên chiến với tôn giáo “sẽ đẩy tôn giáo về phía kẻ thù vàlàm cho sự mất đi của tôn giáo chậm trễ hơn”; không dùng mệnh lệnh, hành chính để

xóa bỏ tôn giáo Ba là, thực hiện đoàn kết đồng bào giữa các tôn giáo, đoàn kết

giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo; không phân biệt chia rẽ, kỳ thị

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 25, Nhà xuât bản Tiến bộ, Matxcova 1980, tr 375.

2 V.I.Lênin: Toàn tập, tập 27, Nhà xuât bản Tiến bộ, Matxcova 1980, tr 328.

37

Trang 38

các tôn giáo Bốn là, phân biệt rõ hai mặt tư tưởng và chính trị trong giải quyết

vấn đề tôn giáo, trong đó phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản

động của tôn giáo Năm là, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề

tôn giáo Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi nhữngngười cộng sản phải rất kiên trì, thận trọng, không chủ quan nóng vội, đồng thờikhông được chậm trễ Đến xã hội cộng sản chủ nghĩa tôn giáo sẽ mất đi, khi ấy, conngười hoàn toàn không còn là nô lệ của thần quyền tôn giáo

Thứ sáu: Xây dựng quan hệ bình đẳng, đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc, hướng tới cộng đồng nhân loại văn minh.

Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học đều thống nhất nhận định:Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản có tính quốc tế Cuộc cách mạng mà giai cấpcông nhân và chính đảng của nó tiến hành không chỉ thu hẹp trong phạm vi quốc giadân tộc, cao hơn thế phải hướng tới giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi áp bức, bấtcông, xây dựng một thế giới đoàn kết, hữu nghị, hòa bình trên cơ sở kết hợp chủ nghĩayêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản Khẩu hiệu “Vô sản tất cả cácnước, đoàn kết lại” được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên thể hiện tinh thần đoàn kếtcách mạng và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp vô sản Hơn thế, giai cấp vô sản phảithực hiện đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc trong những điều kiện lịch sử cụ thể.Khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” đượcV.I.Lênin nêu lên thể hiện phương châm giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và quốc

tế, mở rộng khối đoàn kết quốc tế giữa các quốc gia dân tộc toàn thế giới, trên tinh thầnhữu nghị, tôn trọng lẫn nhau Có như vậy, mới tạo ra “sự liên minh và thống nhất củagiai cấp vô sản và toàn thể nhân loại tiến bộ” chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản,thực hiện thành công lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

Trên con đường hiện thực hóa các mục tiêu cải tạo xã hội cũ, xây dựng và phát triển xã hội mới xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, điều kiện tiên quyết là phải thường xuyên giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Ngay từ

khi lý tưởng cộng sản ra đời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ vai trò lãnh đạo củanhững người cộng sản đối với cuộc cách mạng công nhân - cách mạng xã hội chủnghĩa: “…về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết nhất trongcác đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, vềmặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điềukiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”1 Từ những tư tưởng nềnmóng ấy, V.I.Lênin luôn khẳng định Đảng cộng sản là nhân tố quyết định đến thắng

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 4, Nhà xuât bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 1995, tr 614-615.

38

Trang 39

lợi trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội Theo V.I.Lênin: Chỉ có đảng cộng sản thực sự là đội tiền phong của giai cấp cáchmạng, bao gồm những chiến sĩ cộng sản ưu tú nhất hoàn toàn có ý thức trung thành,

có học vấn và được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng bền bỉ; biết gắn liền với lợiích giai cấp mình, với tất cả quần chúng bị bóc lột, biết làm cho họ tin tưởng vàomình; thì mới có thể lãnh đạo được giai cấp vô sản thực hiện sự chuyển biến từ xã hội

cũ lên xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Để làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, trước hết Đảng cộng sản phải được

trang bị lý luận tiền phong - lý luận cách mạng và truyền bá vào phong trào công

nhân V.I.Lênin đã chỉ ra: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” 1 và “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong” 2 Những biểu hiện coi nhẹ

lý luận cách mạng, coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong đảng và phong trào

công nhân đều dẫn đến sai lầm, thất bại V.I.Lênin nhấn mạnh: “mọi sự coi nhẹ, mọi

sự xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư

sản”3 Ông kiên quyết phê phán chủ nghĩa cơ hội, xét lại và cho rằng sự thống nhầt

về tư tưởng, lý luận trong đảng là sự bảo đảm thống nhất về tình hình chính trị, tổchức

Đảng cộng sản phải xác định mục tiêu đấu tranh chính trị rõ ràng, xây dựng

được cương lĩnh đường lối lãnh đạo đúng đắn, phù hợp trong các giai đoạn cách mạng Mục tiêu đấu tranh chính trị của Đảng cộng sản thống nhất với mục tiêu

chính trị, lợi ích của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân lao động,nhân loại tiến bộ toàn thế giới Do đó, những người cộng sản phải tích cực giáo dụcchính trị, phát triển ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, nhất là ý thức giai cấptrong cuộc đấu tranh thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng

Đảng cộng sản phải được tổ chức chặt chẽ, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, có kỷ luật tự giác, nghiêm minh Hệ thống tổ chức của đảng phải tuân thủ

sự lãnh đạo của cấp trên Đảng viên phải phục tùng sự lãnh đạo của đảng, nếu từchối sự lãnh đạo ấy là phá hoại đảng Sức mạnh của đảng là sự thống nhất ở tổ chức,không chấp nhận sự phân tán, ô hợp và chống lại mọi hoạt động bè phái Theo đó,

tập trung dân chủ là thuộc tính cơ bản của Đảng cộng sản Đảng thiếu sự chỉ đạo

tập trung dân chủ có thể trở thành vô chính phủ Thiếu dân chủ là phá hoại tính tập

trung lãnh đạo và sẽ dẫn đến tình trạng tập trung quan

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 6, Nhà xuât bản Tiến bộ, Matxcova 1975, tr.30.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 6, Nhà xuât bản Tiến bộ, Matxcova 1975, tr 32.

3 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 6, Nhà xuât bản Tiến bộ, Matxcova 1975, tr 30, 35.

39

Trang 40

1.2.3 Bảo vệ thành quả cách mạng, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Cùng với xây dựng, phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội, thì bảo vệ thành quảcách mạng, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là quy luật tất yếu trên con đường hiện thực hóa

lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản đã chỉ ra rằng,trong quá trình thực hiện mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài của cách mạng xã hộichủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động phải ra sức bảo vệ thành quảcách mạng, kể cả khi giai cấp công nhân chưa giành được chính quyền, chưa có tổquốc Đó là bảo vệ những thành quả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, những giá trịcủa cuộc cách mạng công nhân, cách mạng xã hội chủ nghĩa Khi giai cấp công nhân vànhân dân lao động giành được chính quyền, thành lập nhà nước và chế độ xã hội chủnghĩa, thì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đặt ra một cách trực tiếp, cấp bách Bởi vì, chiếntranh, xâm lược, nô dịch là “bạn đường” của chủ nghĩa đế quốc; là trở lực lớn nhất trêncon đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì thế, “Không cầm vũ khí bảo vệ nước cộnghòa xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta không thể tồn tại được Giai cấp thống trị không baogiờ nhường chính quyền cho giai cấp bị trị”1 Những cuộc chiến tranh giữ nước màchúng ta đang đi tới, là cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và “Mộtcuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”2 Trong điều kiện Đảng cộng sản

nắm quyền lãnh đạo xã hội, thì mục tiêu bảo vệ Tổ quốc có nội dung toàn diện: Bảo vệ

độc lập, chủ quyền lãnh thổ; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, các thành quả cách mạng

và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; bảo vệ sự ổn định và phát triển đất nước trêntất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; môi trường hòa bình và hạnh phúccủa nhân dân

Lực lượng bảo vệ thành quả cách mạng, tổ quốc xã hội chủ nghĩa là toàn

dân, kết hợp với các lực lượng cách mạng tiến bộ toàn thế giới Đó là giai cấpcông nhân và quần chúng nhân dân lao động, thực hiện khối liên minh công -nông - binh, trong đó lực lượng vũ trang cách mạng làm nòng cốt, dưới sự lãnhđạo của đảng cộng sản, sự tổ chức quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Cáclực lượng đó được giác ngộ về mục tiêu lý tưởng chiến đấu, được chuẩn bị vềtiềm lực vật chất, vũ khí trang bị, phương tiện, sẵn sàng ứng phó kịp thời với nộichiến và các cuộc tấn công của kẻ thù từ bên ngoài Sức mạnh để bảo vệ Tổ quốc

xã hội chủ nghĩa là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, cả về vật chất và tinhthần Trong đó, sức mạnh yếu tố con người là quyết định, sức mạnh vật chất, vũkhĩ trang bị kỹ thuật là yếu tố quan trọng Trong yếu tố con người, thì sức mạnhchính trị, tinh thần có vai trò nền tảng trong những điều kiện cụ thể, khi nó được

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 30, Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcova 1981, tr 173.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 37, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội 2005, tr 145

40

Ngày đăng: 09/08/2017, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alexey Vasilyevich Kiva, Trung Quốc - “phiên bản đặc biệt của chủ nghĩa xã hội”, Báo Độc lập (Nga) ra ngày 22/4/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc - “phiên bản đặc biệt của chủ nghĩa xãhội”
2. Hoàng Chí Bảo (Chủ biên - 2010), Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất khoa học và cách mạng của chủnghĩa Mác - Lênin (Sách chuyên khảo)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
5. Đảng Cộng sản Cuba, Văn kiện các Đại hội I, II, III, IV của Đảng Cộng sản Cuba, tài liệu do Hội đồng lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam biên dịch và ấn hành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện các Đại hội I, II, III, IV của Đảng Cộng sảnCuba
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2011
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ương 8 khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhàxuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2013
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật
Năm: 2016
11. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tập 4
Nhà XB: Nhà xuất bản CTQG
12. Hội đồng Lý luận Trung ương Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong tình hình hiện nay, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội. 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trongtình hình hiện nay
Nhà XB: Nhà xuất bản CTQG
13. Vũ Dương Huân (Chủ biên): Hệ thống chính trị Liên bang Nga - cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Nxb CTQG, H. 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị Liên bang Nga - cơ cấu và tácđộng đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại
Nhà XB: Nxb CTQG
14. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
15. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
16. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 17, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 1977 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
17. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 25, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
18. V.I.Lênin: Toàn tập, tập 27, Nhà xuất bản Tiến bộ, M.1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
19. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 30, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
20. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
21. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 35, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
22. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Tiến bộ, M.1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
23. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 37, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ
24. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 38, Nhà xuất bản Tiến bộ, M. 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nhà xuất bản Tiến bộ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w