LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Câu lạc bộ trong Nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơigiải t
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường PT DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán
Mã số:………
TRANG BỊ CHO HỌC SINH KHỐI 9 MỘT SỐ KỸ NĂNG SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ TIN HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Đức Hùng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: Tin học Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác
Trang 2Năm học: 2016 – 2017
Trang 3SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1 Họ và tên: Nguyễn Đức Hùng
2 Ngày tháng năm sinh: 06/02/1988
3 Nam, nữ: Nam
4 Địa chỉ: Khu 10 - thị trấn Tân Phú - Tân Phú - Đồng Nai
7 Chức vụ: Giáo viên
8 Đơn vị công tác: Trường PTDTNT liên huyện Tân Phú - Định Quán
9 Nhiệm vụ được giao: Bí thư chi đoàn, trưởng ban thanh tra nhân nhân, giảng dạy tin học khối 7, 8, 9 và chủ nhiệm lớp 8A
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học Sư Phạm
- Năm nhận bằng: 2014
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Tin Học
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tin học
- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Tạo slide bài tập trắc nghiệm và điền khuyết trong bài giảng điện tử bằng Microsoft Powerpoint 2003
+ Một số phương pháp giảng dạy tốt tin học 7
+ Hướng dẫn khắc phục một số sự cố khi đăng ký và sử dụng gmail cho học sinh lớp 9
Trang 4TRANG BỊ CHO HỌC SINH KHỐI 9 MỘT SỐ KỸ NĂNG SINH HOẠT
CÂU LẠC BỘ TIN HỌC
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Câu lạc bộ trong Nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơigiải trí phù hợp với bản thân
Cho đến nay, các câu lạc bộ trong trường học đã không còn là điều mới mẻ với nhiều người Câu lạc bộ học tập, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ nghệ thuật,… nhiều câu lạc bộ đã là nơi chắp cánh cho những tài năng trong tương lai
Lợi ích của các câu lạc bộ này nhiều vô cùng, vừa cho học sinh có thể vui vẻ học tập, vui chơi trong môi trường mà chúng yêu thích, vừa giúp chúng tự tin vào bản thân, hòa đồng với bạn bè
Không chỉ thế, những hoạt động ngoại khóa như thế này chắc chắn tốt hơn rất nhiều so với việc học sinh lãng phí thời gian của mình ở những nơi khác như tiệm internet, rong chơi…Phụ huynh có thể yên tâm hoàn toàn khi con em mình
tham gia các câu lạc bộ của trường học bởi ở đó chúng được an toàn, và vui chơi lành mạnh
Ngày nay, mục tiêu học tập đã thay đổi, các em học sinh đến trường học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình Để đáp ứng
mục tiêu đó, người giáo viên đứng lớp không chỉ có trách nhiệm trang bị cho các
em kiến thức mà còn phải rèn cho học sinh các kỹ năng sống Nội dung “Rèn kỹ năng sống cho học sinh” được tích hợp vào các môn học Trong các nhà trường đã xuất hiện những câu lạc bộ Văn học, câu lạc bộ Toán học, câu lạc bộ Tin học, Mỹ thuật,… Sau khi phát động, học sinh rất hứng thú tham gia vào câu lạc bộ mà mình yêu thích Tuy nhiên, bước đầu các em còn bỡ ngỡ, thụ động,… Đặc biệt đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, các em được tiếp cận với tin học rất ít, không tự tin trước đám đông, khả năng lĩnh hội kiến thức không cao Trước tình hình đó, là một giáo viên dạy trong môi trường học sinh là các em đồng bào dân tộc thiểu số, tôi phải làm gì để giúp các em ngày một năng động, sáng tạo hơn trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ; để những câu lạc bộ đạt được mục đích chính
là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh và giúp các em ngày càng yêu thích, học tốt
bộ môn hơn Trên tinh thần đó, tôi xin đóng góp sáng kiến kinh nghiệm Trang bị cho học sinh khối 9 một số kỹ năng sinh hoạt câu lạc bộ Tin học.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận:
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu thập được trong lĩnh vực
nào đó vào thực tế
Câu lạc bộ Tin học tập hợp những học sinh yêu thích máy tính, công nghệ
thông tin,… nhằm mục đích chia sẻ, trau dồi kiến thức, kỹ năng khai thác thông tin, phương pháp học Tin học hiệu quả,… tạo sân chơi bổ ích để các em học sinh thêm yêu thích môn Tin học; đồng thời tạo cơ hội cho các em học hỏi, rèn luyện, trải nghiệm, nhằm kích hoạt sự phát triển đa dạng các khả năng về sử dụng vi tính, công nghệ thông tin
Trang 52 Cơ sở thực tiễn
Đa số học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, thích hoạt động
Giáo viên bộ môn Tin học ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm, không ngừng trao đổi, học hỏi để nâng cao chất lượng dạy – học
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, trao đổi, động viên giáo viên trong công tác giảng dạy
Khoa học công nghệ phát triển giúp cho giáo viên, học sinh dễ dàng tìm kiếm kiến thức, tư liệu để phục vụ cho việc sinh hoạt câu lạc bộ
Một số phụ huynh chưa chú trọng đến việc học của con, có tư tưởng phó thác toàn bộ cho nhà trường
Các em là học sinh dân tộc thiểu số, nên gia đình các em đa số là hộ nghèo không có điều kiện để con em mình có máy tính thực hành tại nhà
Một số học sinh mắc bệnh “nghiện game”
Hình thức sinh hoạt câu lạc bộ bộ môn còn mới đối với học sinh
Từ thực tế trên tôi đã tìm tòi học hỏi ở các đồng nghiệp trong và ngoài trường, trên các nguồn tài liệu để tìm ra kỹ năng tốt nhất đề giúp các em có thể khắc phục những hạn chế trên, giúp các em có một số kỹ năng sinh hoạt câu lạc bộ, phát triển toàn diện bản thân
Các giải pháp này có thay thế một phần giải pháp đã có và đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp: Trang bị cho học sinh khối 9 một số kỹ năng sinh hoạt câu lạc bộ
Tin học
1 Thành lập câu lạc bộ Tin học
Chuẩn bị
Thành lập ban cố vấn: Gồm ba đến bốn người: đại diện Ban Giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách, các thành viên trong tổ tin học, đại diện phụ huynh học sinh một người, một em học sinh yêu thích và học tốt môn Tin học
Thành lập ban chủ nhiệm câu lạc bộ: Gồm một đến hai giáo viên dạy Tin học và hai đến ba em học sinh học tốt môn Tin học, tích cực trong các hoạt động,
có uy tín với bạn bè
Bàn bạc của ban chủ nhiệm cùng ban cố vấn để xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của câu lạc bộ
Xây dựng nội dung hoạt động của câu lạc bộ, lập kế hoạch chi tiết cho từng nội dung hoạt động theo chủ đề, chủ điểm cụ thể của từng tháng
Tuyên truyền, vận động học sinh tham gia câu lạc bộ và lập danh sách các thành viên tham gia câu lạc bộ
Xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của các thành viên câu lạc bộ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người
Có kế hoạch về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hoạt động
Chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cần thiết để ra mắt câu lạc bộ Chuẩn bị văn bản và những nội dung cần thiết cho buổi ra mắt câu lạc bộ Chuẩn bị và thông báo địa điểm, thời gian ra mắt câu lạc bộ
Trang 6Mời đại biểu và những người tham dự buổi ra mắt câu lạc bộ.
Tổ chức buổi ra mắt
Chào cờ hát quốc ca, đội ca
Khai mạc, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu:
Giới thiệu nội quy, quy chế câu lạc bộ, danh sách thành viên câu lạc bộ Công bố nội dung, chương trình hoạt động câu lạc bộ trong thời gian
Đại diện nhà trường phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ
Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ chào mừng buổi ra mắt
Duy trì hoạt động thường xuyên của câu lạc bộ
Thành lập các tiểu ban của câu lạc bộ, xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho từng tiểu ban Mỗi tiểu ban có sự phân công cụ thể cho từng người
Lập kế hoạch hoạt động cho từng quý, từng tháng của câu lạc bộ
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát từng tiểu ban để câu lạc bộ đi vào
nề nếp và hoạt động có hiệu quả
Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, chiến lược tuyên truyền, quảng bá,… để lôi kéo học sinh tham gia tích cực vào các loại hình hoạt động câu lạc bộ
Tổ chức triển lãm trưng bày các sản phẩm có được từ hoạt động của câu lạc
bộ, mời phụ huynh, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tham dự để học sinh thuyết trình, kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng cho các hoạt động giáo dục thông qua mô hình câu lạc bộ giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả
Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi buổi hoạt động, có sự tuyên dương, khen thưởng,… các thành viên có thành tích hoạt động nổi bật trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ đều được đánh giá, tôn vinh như những học sinh giỏi (biểu dương dưới cờ vào thứ hai đầu tuần, thông báo ở những nơi đông người, ở những vị trí trang trọng như phòng truyền thống, thư viện, bảng tin của trường hay
ở các buổi lễ lớn của trường)
2 Tổ chức hoạt động
Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động câu lạc bộ tương ứng với
các chủ đề của từng tháng
- Nội dung hoạt động chính của câu lạc bộ Tin học thường là:
+ Kỹ năng sử dụng máy vi tính;
+ Trao đổi kinh nghiệm học môn Tin học;
+ Phòng chống virus; học làm bác sĩ máy tính;
+ Tìm hiểu về Hacker;
+ Kỹ năng sử dụng phần mềm powerpoint;
+ Trò chơi điện tử: lợi ích và tác hại;
+ Kỹ năng tìm kiếm thông tin, khai thác nguồn tài nguyên tri thức qua mạng…
Bước 2: Lên kế hoạch triển khai hoạt động câu lạc bộ, phân công trách nhiệm
cụ thể đến từng thành viên của câu lạc bộ:
- Xác định thời gian tổ chức câu lạc bộ
Trang 7- Thông báo rộng rãi đến từng thành viên trong câu lạc bộ và phân công việc
cụ thể cho các thành viên
- Đưa ra các yêu cầu về chất lượng, thời gian hoàn thành kế hoạch, đôn đốc, giám sát các thành viên thực hiện
- Định hướng cụ thể về hình thức, nội dung để các thành viên thực hiện
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định:
- Nhắc nhở các thành viên đã được phân công trách nhiệm khẩn trương hoàn thành các công việc được giao
- Trân trọng những sáng kiến dù nhỏ của mỗi thành viên
- Linh hoạt điều chỉnh các nội dung hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện
cụ thể
- Nhanh chóng giải quyết những yêu cầu phát sinh
- Mọi thành viên đều cảm nhận mình được tham gia, đóng góp, được thể hiện những ý kiến, quan điểm, được người khác lắng nghe, tôn trọng mình
Bước 4: Tổ chức đánh giá và điều chỉnh hoạt động theo chương trình, nội dung
đã hoạch định:
- Khai mạc: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu nội dung chương trình sinh hoạt
- Từng bước tiến hành các hoạt động theo nội dung chương trình, xen kẽ các hoạt động văn nghệ, trò chơi vào các nội dung chính sao cho từng buổi sinh hoạt sôi nổi, hấp dẫn, tránh nhàm chán, đảm bảo thời gian quy định
- Tổ chức theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả các hoạt động
Bước 5: Rút kinh nghiệm sau mỗi buổi hoạt động.
3 Một số kỹ năng sinh hoạt câu lạc bộ Tin học
Thành lập câu lạc bộ Tin học là công việc của người giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học Mục đích của câu lạc bộ là tạo điều kiện, khuyến khích và tổ chức cho hội viên thi đua học tập, giúp các em có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin, rèn kỹ năng sống, khắc sâu những kiến thức tin học,…cho học sinh, qua các buổi sinh hoạt giúp các em ngày càng yêu thích và học tốt bộ môn Tin học
Sau những buổi đầu thành lập câu lạc bộ Tin học, người đứng ra tổ chức sinh hoạt đầu tiên sẽ là người giáo viên dạy môn Tin (trong Ban cố vấn hoặc Ban chủ nhiệm) Nhưng để phát huy tính tích cực của học sinh, rèn luyện cho các em khả năng tổ chức, tiến hành sinh hoạt thì ban cố vấn nên hướng dẫn các em học sinh trong ban chủ nhiệm để các em tự tổ chức các buổi sinh hoạt tiếp theo của câu lạc bộ Chúng ta cần trang bị cho các em một số kỹ năng cần thiết trong sinh hoạt câu lạc bộ Tin học
Kỹ năng sưu tầm tài liệu
Để sưu tầm tài liệu cho một chủ đề các em phải nắm được nội dung, cách thực hiện chủ đề đó Tài liệu có thể là hình ảnh, các bài viết ngắn, các đoạn clip ngắn, các tranh vẽ hoặc tiểu phẩm,…liên quan đến chủ đề
Địa chỉ sưu tầm tài liệu có thể là thư viện ở trường, huyện, tỉnh, sách giáo khoa, mạng Internet,…các em học sinh có thể đến thư viện để hỏi các loại sách, báo, tạp chí,… về chủ đề của buổi sinh hoạt Hoặc có thể lên mạng, sử dụng máy
Trang 8tìm kiếm google, gõ các từ khóa liên quan đến chủ đề để tìm kiếm tư liệu, clip,… cho buổi sinh hoạt
Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
Đảm nhận trách nhiệm là khả năng thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức trách nhiệm đồng chia sẻ công việc với các thành viên trong tập thể Khi đảm nhận trách nhiệm, cần dựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
Trong những buổi sinh hoạt câu lạc bộ, học sinh có thể nhận nhiệm vụ trình bày một tiết mục văn nghệ, kể một câu chuyện,… Để rèn kĩ năng đảm nhận trách nhiệm cho học sinh, giáo viên có thể dựa vào khả năng, điểm mạnh của các em để phân công nhiệm vụ cụ thể, giáo viên theo dõi tiến trình chuẩn bị để khi cần thì hỗ trợ kịp thời
Kỹ năng tạo bài trình chiếu
- Các bước tạo bài trình chiếu:
+ Chuẩn bị nội dung trình chiếu
+ Chọn màu hoặc ảnh nền cho trang chiếu
+ Nhập và định dạng nội dung văn bản
+ Thêm các hình ảnh minh hoạ
+ Tạo các hiệu ứng động
+ Trình chiếu kiểm tra, chỉnh sửa và lưu bài trình chiếu
- Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu:
+ Xây dựng dàn ý của bài trình chiếu và chọn nội dung văn bản cũng như hình ảnh và các đối tượng khác một cách thích hợp
+ Nội dung trang chiếu chỉ nên tập trung vào một ý chính
+ Nội dung văn bản trên mỗi trang chiếu cần ngắn gọn
+ Màu nền và định dạng văn bản, kể cả vị trí các khung văn bản cần được sử dụng thống nhất
- Khi tạo nội cho các trang chiếu cần tránh:
+ Các lỗi chính tả
+ Cỡ chữ quá nhỏ
+ Quá nhiều nội dung văn bản trên một trang chiếu
+ Màu nền và màu chữ khó phân biệt
Kỹ năng thuyết trình
Để thực hiện tốt một bài thuyết trình cần đảm bảo các bước sau:
- Bước 1: Tìm tư liệu:
+ Tìm tư liệu từ nhiều nguồn: Sách, báo, mạng Internet,…
+ Xử lý tư liệu: Chọn những tư liệu có giá trị, phù hợp để đưa vào bài thuyết trình
- Bước 2: Viết đề cương thuyết trình:
+ Dựa trên các tài liệu tìm kiếm được để lập đề cương thuyết trình Khi lập
đề cương cần bảo đảm cho việc trình bày đúng, đủ, hàm súc về nội dung, người
Trang 9thuyết trình phải chủ động trong lúc trình bày Vận dụng kiến thức đã học về trình bày một vấn đề khi thuyết trình
+ Tìm ý: Dựa vào đề tài để xác định ý lớn, ý nhỏ, chi tiết dẫn chứng Lựa chọn, sắp xếp và xác định mức độ triển khai các ý, xác định ý trọng tâm để làm sáng tỏ Sắp xếp các ý từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại tùy thuộc vào từng vấn đề, để người nghe dễ nắm vấn đề cũng như tạo sức thuyết phục, hấp dẫn
Trình bày các ý thành đề cương: Xây dựng phần mở đầu, phần triển khai, phần kết thúc bài thuyết trình Dự kiến cách chuyển ý, chuyển đoạn, giọng điệu, cử chỉ khi thuyết trình Nên cân nhắc, tính toán trình bày nội dung gì, theo cách nào, thứ tự ra sao, nhấn mạnh ý nào cần được ghi lại cụ thể, rõ ràng
+ Dự kiến các tình huống xảy ra trong khi thuyết trình
- Bước 3: Chuẩn bị hình thức thuyết trình:
+ Tùy theo vấn đề thuyết trình mà chuẩn bị các hình thức thuyết trình phù hợp Có thể hướng dẫn học sinh thuyết trình theo hình thức sau:
+ Bắt đầu trình bày: Lời chào cử tọa, tự giới thiệu (bản thân, đơn vị, đề tài) Lời lẽ lịch sự, rõ ràng, khiêm tốn
+ Trình bày nội dung chính: Giới thiệu nội dung cơ bản sẽ thuyết trình Lần lượt trình bày từng ý chính một cách logic và lôi cuốn người nghe Giới thiệu từng
ý rồi trình bày, sau đó nhắc lại ý trước rồi mới chuyển sang ý sau để người nghe dễ theo dõi và nắm ý
+ Kết thúc trình bày: Tóm tắt nhấn mạnh một số ý chính
+ Kết thúc bài nói: Lời chào và cảm ơn người nghe
Kỹ năng quản lí thời gian
Quản lí thời gian liên quan đến việc biết sắp xếp các ưu tiên, biết tập trung vào trọng tâm của việc đang muốn hoàn thành Kĩ năng này rất cần trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ vì với 45 phút mà phải thực hiện đến năm, sáu hoạt động và để thực hiện các hoạt động đó, gần như cả lớp cùng tham gia Vậy phải có kĩ năng quản lí quỹ thời gian thật khéo để hoàn tất công việc thật hiệu quả trong khoảng thời gian cho phép
Để rèn kĩ năng quản lí thời gian cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn học sinh cách căn giờ để phân chia thời gian cho các hoạt động Lớp trưởng là người nhắc nhở các bạn nếu cảm thấy hoạt động nào đó kéo dài hơn thời gian cho phép
Kỹ năng hợp tác
- Kĩ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết
và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong tập thể
- Mỗi người đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung Kĩ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hoà và tránh xung đột
Trang 10trong quan hệ với người khác Đây là kĩ năng rất quan trọng, cần được rèn luyện cho các thành viên trong câu lạc bộ
- Để có sự hợp tác có hiệu quả, chúng ta cần vận dụng tốt nhiều kĩ năng sống khác nhau như: Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng trình bày, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm,…
- Những yếu tố tạo nên thành công của sự hợp tác là:
- Có mục đích và mục tiên hoạt động chung của tập thể
- Có sự giao tiếp hiệu quả và hiểu biết lẫn nhau trong tập thể
- Có khả năng thống nhất các ý kiến khác nhau để đưa ra những quyết định
có hiệu quả
- Lắng nghe, tôn trọng, xem xét quan điểm của tất cả các thành viên, đạt được sự cam kết của tất cả các thành viên trước những quyết định quan trọng
- Huy động năng lực và sở trường của mọi thành viên trong tập thể
- Mọi cảm xúc, thái độ và ý tưởng công việc của cá nhân trong tập thể đều được quan tâm
- Khuyến khích và cho tất cả các thành viên tham gia vào hoạt động chung
- Mỗi thành viên đều phải gắn bó với nhiệm vụ chung song vẫn tôn trọng sự
tự do cá nhân
Kỹ năng tổ chức một buổi sinh hoạt câu lạc bộTin học
Để học sinh có thể tổ chức tốt một buổi sinh hoạt câu lạc bộ Tin học thì người giáo viên phải luôn theo sát, tư vấn, đôn đốc, điều chỉnh kịp thời tiến độ công việc của các em Chúng ta có thể hướng dẫn các em thực hiện những công việc cụ thể như sau:
- Chọn chủ đề chính cho buổi sinh hoạt Chủ đề được chọn phải phù hợp với lứa tuổi và có tác động tích cực đến các em
- Xác định nội dung và hình thức sinh hoạt tương ứng với chủ đề đã chọn
- Thông báo thời gian và địa điểm tổ chức buổi sinh hoạt
- Lập kế hoạch cụ thể cho buổi sinh hoạt
- Phân công công việc cụ thể các thành viên câu lạc bộ cùng chuẩn bị cho buổi sinh hoạt
- Tiến hành theo kế hoạch đã định Trong quá trình tiến hành nên linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể và những yêu cầu phát sinh Thông thường một buổi sinh hoạt có ba phần chính:
+ Phần một: Ổn định vị trí chổ ngồi nắm lại tổng số thành viên tham gia câu lạc bộ Có vài tiết mục văn nghệ có thể đơn ca hoặc hát tập thể tạo không khí tự tin
và thoải mái trong các thành viên tham gia sinh hoạt Giới thiệu thành phần tham
dự và nội dung cũng như hình thức của buổi sinh hoạt (có thể tọa đàm, diễn đàn, tập huấn kiến thức, trao đổi, hái hoa dân chủ, giải quyết tình huống,…)
+ Phần hai: Tiến hành vào các nội dung đã định một cách nhẹ nhàng, chú ý đến diễn biến tâm lý của các thành viên tham gia như: Vui, buồn, chấp nhận hay giận giữ,…để có sự điều chỉnh phù hợp với tâm lý nhiều người và không khí cuộc sinh hoạt Lưu ý cần trân trọng những sáng kiến dù nhỏ của mỗi thành viên Tiếp