HÀTÂY I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: +Hà Tây là một tỉnh đồng bằng sông Hồng (còn là vùng nối liền giữa vùng Tây Bắc và vùng trung du với các tỉnh đồng bằng), diện tích 2201km². -Phía Bắc giáp Vĩnh Phúc và Phú Thọ. -Phía Nam giáp Hà Nam. -Phía Đông giáp Hà Nội, Hưng Yên. -Phía Tây giáp Hoà Bình. +Giao thông: ~Đường bộ : ~Quốc lộ 1A nối Hà Nội-Hà Tây-Hà Nam. -Đường 6 nối Hà Nội-Hà Tây-Hoà Bình. -Đường 32 nối Hà Nội-Hà Tây- Phú Thọ. ~Đường sắt :Bắc Nam đi qua hai huyện Thường Tín và Phú Xuyên với chiều dài 29,5 km. ~Đường sông qua tỉnh có sông Đà (33km), sông Hồng (76km), sông Đáy (106km), sông Nhuệ và sông Tích. Hai cảng sông chính là cảng Sơn Tây và cảng Hồng Vân. +Địa hình: -Địa hình đa dạng gồm miền núi, trung du và đồng bằng.Hơn 2/3 diện tích HàTây là đồng bằng nằm ở phía Đông, vùng đồi núi nằm ở phía Tây. II/HÀNH CHÍNH: -Tỉnh lị: Thị xã Hà Đông (cách Hà Nội chỉ khoảng 10km) ;Thị xã Sơn Tây -Các huyện :Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà. III/TÀI NGUYÊN: +Khoáng sản: -Khoáng sản HàTây nhìn chung nghèo, không có mỏ lớn, có than bùn, cao lanh, sét, đá vôi, đá ốp lát, ngoài ra còn phát hiện khoáng sản vàng, phốt pho rít… +Đất đai: -Phân thành 4 loại chính :đất phù sa trong đê(62% diện tích), đất phù sa ngoài đê(8,3% DT), đất đồi núi (12% DT) , đất bạc màu. +Rừng: -Khu vực Ba Vì với 2000 ha rừng tự nhiên, 7800 ha rừng trồng, vườn Quốc gia Ba Vì có nhiều loại chim, thú, cây gỗ quý. IV/KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu: -Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, khô hanh, mùa hạ mưa nhiều. -Nhiệt độ TB hàng năm là 23 độ C (vùng Ba Vì có khí hậu mát mẻ , nhiệt độ trung bình là 18 độ C). -Lượng mưa TB hàng năm là 1500 đến 2000 mm. +Thủy văn: -Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông Đà ở phía Tây Bắc, sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy chảy xuyên qua tỉnh, sông Tích, sông Con, sông Nhuệ phân bố đều tên lãnh thổ, có nhiều ao hồ: Hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô…nhiều hệ thống kênh tiêu tưới nước. V/DÂN CƯ: -Dân số khoảng 2.386.000 người (1999), mật độ 1062 người /km ². -Người Kinh chiếm đa số (98%). VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: -Hà Đông tên cũ là tỉnh Cầu Đơ. -Sơn Tây tên cũ là Trấn Sơn Tây hay Trấn Đoài. -Năm 1963, sát nhập hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây. (Tỉnh Hà Đông có thị xã Hà Đông, tỉnh Sơn Tây có thị xã Sơn Tây) -Cuối năm 1975, nhập thêm tỉnh Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. -Năm 1992, Hà Sơn Bình tách ra làm 2 tỉnh là HàTây và Hoà Bình. VII/VĂN HOÁ-DU LỊCH: +Lễ hội: Lễ hội chùa hương: (huyện Mỹ Đức, một danh thắng nổi tiếng , nơi có lễ hội dài nhất nước, từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, có động Hương Tích mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động” đẹp nhất trời Nam, nơi có phong cảnh núi non, hang động, sông suối, chùa chiền nên thơ , hùng vĩ. Lễ hội chùa Thầy: , còn gọi là chùa cả, (huyện Quốc Oai), từ ngày 5- 7 tháng 3 âm lịch, trước chùa có nhà Thủy Đình để diễn rối nước, sau chùa có động Phật Tích, có hang Cắc Cở. Hội chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất): tổ chức vào ngày 6 tháng 3 ân lịch nơi có 18 tượng La Hán. +Thắng cảnh: Chùa Mía (huyện Ba Vì): Chùa toạ lạc ở làng Mía, xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Chùa có tên chữ là Sùng Nghiêm Tự, được xây dựng lại vào năm ức Song thứ 4 (1632). Chùa Mía có tới 287 pho tượng lớn nhỏ. Tiêu biểu nhất là tám bộ Kim Cang ở toà thượng điện, bằng đất luyện. Tuyệt tác ở đây là pho tượng "Quan Âm Tống Tử" với đường nét chạm khắc mềm mại, sinh động, độc đáo. Chùa Trăm Gian: còn có tên là chùa Tiên Lữ, toạ lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Chùa được xây dựng từ thời Lý và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa có đủ trăm gian, tam quan có 8 mái đứng sừng sững trên cao hàng trăm bậc gạch. Ngôi chùa hiện nay còn giữ được nhiều di vật quí. ở thượng điện có một bệ hình khối chữ nhật bằng đất nung. ở sân chùa có gác chuông hai tầng, tám mái dựng năm 1693, trên đó còn có khánh đồng đúc năm 1749, có chiều ngang 1,42 m. Trong chùa có pho tượng Tuyết Sơn bằng gỗ mít đen. Xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ tùng, bách, có các bảo tháp xây kiên cố. Đình Tây Đằng: Đây là một ngôi đình to và đẹp, kiên cố thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây. Đình Tây Đằng được dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVI gồm 5 gian 4 mái và 48 cột lớn nhỏ. Các đầu đao đều uốn cong có gắn long, li, quy, phượng bằng đất nung màu gan trâu. Xà, đấu, kèo, cốn đều có chạm khắc. Các hình chạm khắc rồng đều mang phong cách rồng đời Trần, chim phượng được chạm theo lối phượng múa xoè cả hai cánh. Thành cổ SơnTây: Thành thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 60 km. Thành được xây dựng từ năm 1822, thành có hình vuông, mỗi chiều dài gần 400 mét. Tường thành được xây bằng đá ong, loại đá rất rắn. Thành có 4 cổng: Đông, Tây, Tiền, Hậu, mỗi cổng đều có Vọng Lâu. Xung quanh thành có hào sâu 3 mét, rộng 20 mét, chu vi khoảng 2000 mét. Thời gian và chiến tranh đã huỷ hoại nhiều công trình trong khu vực thành cổ. Hiện nay, thành cổ Sơn Tây chỉ còn lại vết tích mộtsố đoạn tường thành, cổng thành và một vài công trình còn sót lại trong khu vực thành cổ. Di tích này hiện nay đang được gìn giữ và tu tạo lại. Đền thờ Hai Bà Trưng :Thuộc làng Hát Môn (cửa sông Hát), huyện Phúc Thọ. Đền thờ rất trang nghiêm, các đền thờ bên trong đền đều sơn màu đen tuyền. Trước đền có bàn thờ bà hàng bán bánh trôi đã theo giúp hai Bà Trưng trước đây. Làng Đường Lâm : (cách thị xã Sơn Tây chừng 4km), là quê hương của hai vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền và Phùng Hưng. Hồ Quan Sơn: Từ Hà Nội theo quốc lộ 16 qua thị xã Hà Đông đi tiếp quốc lộ 22 đến Tế Tiêu (Mỹ Đức-Hà Tây), rẽ theo đường 76 khoảng 5km, rẽ phải là tới hồ Quan Sơn. Du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp trời mây sông nước, núi non trùng điệp ở nơi đây. Hồ Tiên Sa: Cách Hà nội khoảng 60 km, thuộc địa phận xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, nằm trên đường vào Vườn quốc gia Ba Vì Khu du lịch hồ Tiên Sa có diện tích 151 ha được đầu tư xây dựng giai đoạn I với tổng số vốn hơn 20 tỷ đồng đang trở thành điểm du lịch sinh thái mới, hấp dẫn của tỉnh HàTây năm 2002. Khu du lịch Đồng Môn:Từ Hà Nội đến khu du lịch Đồng Mô là 50 km, theo đường 32 lên thị xã Sơn Tây rồi đi tiếp khoảng 10 km là tới. Khu du lịch Đồng Mô có hồ nước rộng khoảng 1.300 ha, với nhiều đảo và bán đảo bên hồ. Khu du lịch này có sân gôn Đồng Mô 18 lỗ trên đảo vua (còn gọi là đảo Đầm) nằm ngay chính giữa lòng hồ Đồng Mô với diện tích khoảng 350 ha. Làng lụa Vạn Phúc:Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè bạn xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc (thị xã hà Đông, Hà Tây), một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của ta. Em về Vạn Phúc cùng anh Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người. VIII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: -Lúa là cây lương thực chính , tiếp đến là ngô, khoai, sắn. -Rau, khoai tây, đậu, lạc (khoai tây được trồng khắp nơi trong tỉnh ,khoai tây Thường Tín được nhiều người biết đến). -Cây công nghiệp :mía, chè, dâu tằm. -Chăn nuôi gia cầm đang phát triển, lợn, trâu, bò. +Công nghiệp: -Hà Tây có nhiều dự án công nghiệp liên doanh với nước ngoài, sản phẩm chủ yếu :ngành thực phẩm, dệt, may, thêu, cơ khí. -Ngoài ra còn có nhiều làng nghề nổi tiếng như dệt Vạn Phúc,La Khê, rèn Đa Sĩ, sơn mài Tân Dân, thêu Quyết Động, dệt may Hoà Xá, mây tre đan (huyện Chương Mỹ ), chế biến miến, các loại bánh, làng tò he Xuân La… . Hà Nam. -Phía Đông giáp Hà Nội, Hưng Yên. -Phía Tây giáp Hoà Bình. +Giao thông: ~Đường bộ : ~Quốc lộ 1A nối Hà Nội -Hà Tây -Hà Nam. -Đường 6 nối Hà Nội -Hà. Đơ. -Sơn Tây tên cũ là Trấn Sơn Tây hay Trấn Đoài. -Năm 1963, sát nhập hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây. (Tỉnh Hà Đông có thị xã Hà Đông,