1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số phương pháp giải bài toán chuyển động đều ở lớp 5

28 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 68,96 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiToán học có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống thực tiễn. Đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp cho học sinh nhận thức thế giới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực.Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn: Nó phát triển tư duy, trí tuệ, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính suy luận, tính khoa học toàn diện, chính xác, tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáo dục tính nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn.Chính vì vậy, năng lực giải toán của học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Để giải quyết được một bài toán, học sinh cần phải nắm được một số phương pháp giải toán vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và trình độ nhận thức.Toán chuyển động đều nằm trong chương trình toán lớp 5. Đây là dạng toán ứng dụng thực tế trong cuộc sống của các em, cung cấp lượng vốn sống hết sức cần thiết cho các em học sinh Tiểu học. Đây là loại toán khó, nội dung phong phú, đa dạng. Vì thế cần phải có một số phương pháp cụ thể đề ra để giải các bài toán chuyển động đều nhằm phát triển khả năng tư duy linh hoạt và óc sáng tạo của học sinh tiểu học.Tìm hiểu các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tiểu học về chủ đề này em thấy: Các đề tài làm rất tốt việc phân loại các bài toán chuyển động, tập trung vào các phương pháp dạy học và xây dựng những phương án hướng dẫn học sinh giải toán khá cụ thể. Tuy vậy chưa có đề tài nào nêu bật được những phương pháp thường dùng trong giải bài toán chuyển động đều ở lớp 5, do đó chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là kết nối các kiến thức về phương pháp giải toán đã biết của học sinh với kiến thức của bài toán chuyển động đều. Từ những lí do nêu trên, em chọn đề tài “Một số phương pháp giải bài toán chuyển động đều ở lớp 5” để nghiên cứu trong khóa luận của mình.2.Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nội dung một số dạng toán chuyển động đều trong chương trình Tiểu học.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Toán học có vị trí rất quan trọng trong cuộc sống thực tiễn Đó cũng làcông cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp cho học sinh nhận thức thếgiới xung quanh, hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực

Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn: Nó phát triển tưduy, trí tuệ, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện tính suy luận, tính khoahọc toàn diện, chính xác, tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt, góp phần giáodục tính nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn

Chính vì vậy, năng lực giải toán của học sinh có vai trò rất quan trọngtrong việc góp phần hình thành và phát triển nhân cách Để giải quyết đượcmột bài toán, học sinh cần phải nắm được một số phương pháp giải toán vừaphù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và trình độ nhận thức

Toán chuyển động đều nằm trong chương trình toán lớp 5 Đây là dạngtoán ứng dụng thực tế trong cuộc sống của các em, cung cấp lượng vốn sốnghết sức cần thiết cho các em học sinh Tiểu học Đây là loại toán khó, nội dungphong phú, đa dạng Vì thế cần phải có một số phương pháp cụ thể đề ra đểgiải các bài toán chuyển động đều nhằm phát triển khả năng tư duy linh hoạt

và óc sáng tạo của học sinh tiểu học

Tìm hiểu các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên tiểu học về chủ

đề này em thấy: Các đề tài làm rất tốt việc phân loại các bài toán chuyểnđộng, tập trung vào các phương pháp dạy học và xây dựng những phương ánhướng dẫn học sinh giải toán khá cụ thể Tuy vậy chưa có đề tài nào nêu bậtđược những phương pháp thường dùng trong giải bài toán chuyển động đều ởlớp 5, do đó chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là kết nối các kiến thức vềphương pháp giải toán đã biết của học sinh với kiến thức của bài toán chuyểnđộng đều

Từ những lí do nêu trên, em chọn đề tài “Một số phương pháp giải bài toán chuyển động đều ở lớp 5” để nghiên cứu trong khóa luận của mình.

Trang 2

- Đề xuất một số phương pháp giải bài toán chuyển động đều.

3 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được hệ thống phương pháp giải phù hợp với các dạng bàitoán chuyển động đều sẽ góp phần nâng cao khả năng giải toán của học sinhlớp 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân loại các bài toán chuyển động đều

- Thực trạng khả năng giải toán chuyển động đều của học sinh lớp 5 vàtình hình dạy học của giáo viên về nội dung này

- Xây dựng một số phương pháp giải bài toán chuyển động đều

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Bài toán chuyển động đều trong chương trìnhToán lớp 5

- Phạm vi nghiên cứu: Một số phương pháp giải bài toán chuyển độngđều trong chương trình Toán lớp 5

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC GIẢI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU Ở TIỂU HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 5

1.1 Vị trí, vai trò của việc dạy học giải các bài toán chuyển động đều ở Tiểu học đối với học sinh lớp 5

Là một bộ phận của môn toán ở Tiểu học, Toán chuyển động đều có vị trívai trò chung, cũng như vị trí vai trò riêng của nó, biểu hiện cụ thể ở nhữngđặc điểm sau:

- Giải bài toán chuyển động đều góp phần bồi dưỡng và phát triển nănglực trí tuệ một cách toàn diện

Mỗi bài toán đưa ra là một lần học sinh phải sử dụng rất nhiều các thaotác trí tuệ nhằm giải quyết các tình huống có vấn đề xảy ra Toán chuyển độngđều là một trong những loại toán khá phức tạp, thể loại đa dạng , phong phú

Vì thế đứng trước một bài toán chuyển động, học sinh phải phát huy cao độtính năng động của các thao tác tư duy Qua đó giúp học sinh giải quyết đượccác yêu cầu của bài toán Đồng thời các em thấy được ý nghĩa của bài toánvới hệ thống kiến thức đã học và chuyển những kinh nghiệm, kiến thức vừa

có vào hệ thống kinh nghiệm, kiến thức của bản thân

- Giải các bài toán chuyển động đều góp phần hình thành kiến thức, kĩnăng cơ bản

Toán chuyển động đều không chỉ giúp học sinh đào sâu, củng cố chínhkiến thức cơ bản về loại toán này như đại lượng thời gian, độ dài, vận tốc, mà

nó còn củng cố nhiều kiến thức kĩ năng cơ bản khác Biểu diễn rõ nhất là kiếnthức đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch, kĩ năng tóm tắt bài toánbằng sơ đồ, kĩ năng tính toán…

- Giải các bài toán chuyển động đều góp phần bồi dưỡng năng khiếu toánhọc

- Giải các bài toán chuyển động đều gây hứng thú toán học, giáo dục tưtưởng tình cảm và nhân cách cho học sinh

Trang 4

Qua giải bài toán chuyển động đều, không chỉ tạo được sự hứng thú say

mê ở mỗi học sinh, mà còn tạo cho các em một phong cách làm việc khoa họcchính xác, cần mẫn, sáng tạo

- Giải các bài toán chuyển động đều góp phần cung cấp vốn hiểu biết vềcuộc sống cho học sinh tiểu học

Các kiến thức trong toán chuyển động đều rất thực tế và gần gũi vớicuộc sống hàng ngày như: quãng đường, thời gian, vận tốc…sẽ được tính toán

và áp dụng ra sao…Chính những bài toán chuyển động đều sẽ đáp ứng đượcyêu cầu đó

1.2 Đặc điểm của bài toán chuyển động đều ở lớp 5

1.2.1 Mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán chuyển động đều

Trong bài toán chuyển động đều, luôn có mối quan hệ là xoay quanh bađại lượng vận tốc, quãng đường và thời gian Đại lượng này luôn phụ thuộcvào hai đại lượng còn lại

- Nếu hai chuyển động có cùng vận tốc bằng nhau, thời gian tăng lên(hoặc giảm đi) bao nhiêu lần thì quãng đường tăng lên (hoặc giảm đi) bấynhiêu lần Nói cách khác, thời gian và quãng đường là hai đại lượng tỉ lệthuận

- Nếu hai chuyển động trong cùng một khoảng thời gian, vận tốc tănglên (hoặc giảm đi) bao nhiêu lần thì quãng đường cũng tăng lên (hoặc giảmđi) bấy nhiêu lần Nói cách khác, vận tốc và quãng đường là hai đại lượng tỉ

lệ thuận

- Nếu hai chuyển động có cùng độ dài quãng đường, vận tốc tăng lên(hoặc giảm đi) bao nhiêu lần thì thời gian giảm đi (hoặc tăng lên) bầy nhiêulần Nói cách khác, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch

Trang 5

1.2.2 Giải bài toán chuyển động đều

Giải bài toán chuyển động đều là xác định ba đại lượng của chuyểnđộng Thông thường ta đã biết hai trong ba đại lượng: vận tốc, quãng đường

và thời gian Ta chỉ việc áp dụng công thức để tìm ra đại lượng còn lại

Một số bài toán chuyển động chỉ xoay quanh hai đại lượng vận tốc vàthời gian, khai thác tương quan tỉ lệ nghịch giữa hai đại lượng này với trunggian là quãng đường (không đổi) Lúc này ta chỉ xác định tường minh đượcmột trong ba đại lượng ấy

1.3 Phân loại toán chuyển động đều

Các bài toán chuyển động ở tiểu học rất đa dạng, phong phú Căn cứ vào

số lượng vật tham gia chuyển động và đặc điểm của chuyển động, ta có thểchia thành các dạng sau:

Dạng 1: Các bài toán có một vật tham gia chuyển động

- Bài toán tính vận tốc và bài toán tìm vận tốc trung bình của vật đó

- Bài toán tính quãng đường đi được của vật đó

- Bài toán tính thời gian đi được của vật đó

Dạng 2: Các bài toán có hai vật chuyển động ngược chiều, gặp nhau Dạng 3: Các bài toán có hai vật chuyển động cùng chiều, đuổi nhau Dạng 4: Các bài toán có hai vật chuyển động ngược chiều, rời xa nhau Dạng 5: Các bài toán chuyển động trên dòng nước.

Dạng 6: Các bài toán chuyển động của đoàn tàu.

Dạng 7: Các bài toán chuyển động của đồng hồ.

Các bài toán thuộc dạng 5, dạng 6 và dạng 7 thường có trong các kỳ thihọc sinh giỏi Tuy nhiên, nội dung bài toán vượt quá phạm vi kiến thức trongchương trình Tiểu học Vì vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu bốn dạng đầutiên của bài toán chuyển động đều

Sau đây là bốn dạng bài toán chuyển động ở tiểu học theo từng dạng đãnêu như sau:

Trang 6

1.3.1 Dạng 1: Các bài toán có một vật tham gia chuyển động

Các bài toán tính vận tốc của vật chuyển động

Bài toán: Vật chuyển động trên quãng đường S với thời gian t Tìm vận tốc của vật.

Ví dụ 1 (Bài 1, SGK Toán 5, trang 139): Một người đi xe máy trong 3

giờ được 105km Tính vận tốc của người đi xe máy

Ví dụ 2 (Bài 2, SGK Toán 5, trang 139): Một người chạy được 400m

trong 1 phút 20 giây Tính vận tốc chạy của người đó với đơn vị đo làm/giây

Ví dụ 3: Một ô tô xuất phát từ thành phố A đến thành phố B lúc 15 giờ

30 phút Biết rằng quãng đường từ A đến B là 120km và ô tô đó xuất phátlúc 13 giờ Tính vận tốc của ô tô đó

Dạng bài toán tìm vận tốc trung bình của vật chuyển động

Bài toán: Một vật chuyển động đều trong thời gian t1 được quãngđường s1, trong thời gian t2 được quãng đường s2, tính vận tốc trung bìnhcủa vật trên cả quãng đường (vận tốc trung bình là tổng quãng đường chiacho tổng thời gian)

Ví dụ: Một người đi xe đạp trong 3 giờ, giờ thứ nhất đi được 12 km,

giờ thứ hai đi được 18km, giờ thứ ba đi được quãng đường bằng nửa quãngđường đi trong hai giờ đầu Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được baonhiêu ki-lô-mét?

Các bài toán tính quãng đường của vật chuyển động

Bài toán: Vật chuyển động với vận tốc v trong khoảng thời gian t Tính

quãng đường S vật đi được

Ví dụ 1 (Bài 1, SGK Toán 5, trang 141): Một ca nô đi với vận tốc

15,2km/giờ Tính quãng đường đi được của ca nô trong 3 giờ

Ví dụ 2 (Bài 2, SGK Toán 5, trang 141): Một người đi xe đạp trong 15

phút với vận tốc 12,6km/giờ Tính quãng đường đi được của người đó

Trang 7

Ví dụ 3: Một ô tô dự kiến đi từ A với tốc độ 45km/giờ để đến B lúc 12

giờ trưa Do trời trở gió nên mỗi giờ xe chỉ đi được 35km và đến B chậm 40phút so với dự kiến Tính quãng đường từ A đến B

Ví dụ 4: Hàng ngày Anh đi xe đạp từ nhà đến trường mất 20phút Sáng

nay do có việc bận, Anh xuất phát chậm 4 phút so với mọi ngày Để đếnđúng giờ, Anh tính mỗi phút phải đi nhanh hơn 50m so với mọi ngày Hỏiquãng đường từ nhà đến lớp học dài bao nhiêu km?

Các bài toán tính thời gian của vật chuyển động

Bài toán: Vật chuyển động với vận tốc v trên quãng đường S Tính

thời gian t vật đã đi trên quãng đường S đó

Ví dụ 1 (Bài 1, SGK Toán 5, trang 143): Viết số thích hợp vào ô

trống:

t (giờ)

Ví dụ 2 (Bài 2, SGK Toán 5, trang 143): Một con ốc sên bò với vận tốc

12 cm/phút Hỏi con ốc sên đó bò được quãng đường 1,08m trong thời gianbao lâu?

Ví dụ 3: Một máy bay bay với vận tốc 860 km/giờ được quãng đường

2150km Hỏi máy bay đến nơi lúc mấy giờ, nếu nó khởi hành lúc 8 giờ 45phút?

Trên đây là 3 dạng bài toán tính vận tốc, quãng đường, thời gian cơ bảncủa toán chuyển động đều ở lớp 5, ngoài ra còn các dạng chuyển động khácđược trình bày chủ yếu ở phần luyện tập chung, và ôn tập trong sách giáokhoa toán lớp 5 nhằm củng cố thêm kiến thức cho học sinh, cụ thể như sau:

Trang 8

Ví dụ 1 (Bài 1, SGK Toán 5, trang 144):

a) Quãng đường AB dài 180km Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 km/giờ Hỏi kể

từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ ô tô gặp xe máy?

b) Quãng đường AB dài 276km Hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một

xe đi từ A đến B với vận tốc 42 km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50km/giờ Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau?

Ví dụ 2: Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và đi ngược

chiều nhau Ô tô đi từ A với vận tốc 48,5 km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc33,5 km/giờ Sau 1 giờ 30 phút ô tô và xe máy gặp nhau tại C Hỏi quãngđường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Ví dụ 3: Hai ô tô xuất phát từ A và B, cùng một lúc và đi ngược chiều

nhau, sau 2 giờ chúng gặp nhau Quãng đường AB dài 180km Tính vận tốccủa mỗi ô tô, biết vận tốc của ô tô đi từ A bằng vận tốc ô tô đi từ B

1.3.3 Dạng 3: Các bài toán có hai vật chuyển động cùng chiều, đuổi nhau

Bài toán: Hai vật chuyển động cùng chiều với vận tốc v1 và v2 Khoảngcách khi hai vật bắt đầu cùng chuyển động là S Tính thời gian để chúng đuổi kịp nhau

Ví dụ 1 (Bài 1, SGK Toán 5, trang 145):

Trang 9

b) Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ Sau 3 giờmột xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/giờ Hỏi kể từ lúc xe máybắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp

Ví dụ 2: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36 km/giờ.

Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54km/giờ Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Ví dụ 3: Cùng một lúc, Vừ đi ngựa với vận tốc 11 km/giờ, Lềnh đi bộ

với vận tốc 5 km/giờ và đi cùng chiều với Vừ Biết rằng khi bắt đầu đi Lềnhcách Vừ một quãng đường 8km (xem hình vẽ) Hỏi sau bao nhiêu phút Vừđuổi kịp Lềnh?

Trang 10

hai phía ngược nhau, một người đi xe máy với vận tốc 48 km/giờ, một người

đi xe đạp với vận tốc bằng vận tốc người đi xe máy Hỏi sau 1 giờ 24 phúthai người cách nhau bao nhiêu ki-lô-mét?

Ví dụ 2: Hai người cùng khởi hành từ một điểm và đi về hai phía

ngược nhau, một người đi ô tô với vận tốc 50 km/giờ, một người đi xe máyvới vận tốc 40 km/giờ Hỏi sau 1 giờ 42 phút hai người cách nhau bao nhiêuki-lô-mét?

Trang 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI TOÁN

CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU CỦA HỌC SINH LỚP 5

2.1 Khả năng giải toán chuyển động đều của học sinh lớp 5

Học sinh lớp 5 đa phần các em đều giải được toán chuyển động đều cómột vật tham gia chuyển động và dạng toán chuyển động đều có hai vật thamgia chuyển động ở mức độ đơn giản, các em chỉ việc áp dụng công thức tính.Những bài tập nâng cao hơn, các em sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết bàitoán khi không thể trực tiếp áp dụng công thức Ngoài ra, các em thường mắcphải những sai sót trong khi giải bài toán chuyển động đều như: Tính toán sai,viết sai đơn vị đo, nhầm lẫn giữa thời gian và thời điểm, vận dụng sai côngthức, học sinh lúng túng khi đưa bài toán chuyển động ngược chiều (hoặccùng chiều) lệch thời điểm xuất phát về dạng toán chuyển động ngược chiều(hoặc cùng chiều) cùng thời điểm xuất phát

Những sai lầm này thường do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Học sinh không đọc kỹ đề bài, thiếu sự suy nghĩ cặn kẽ dữ kiện vàđiều kiện đưa ra trong bài toán

- Thời lượng cho việc dạy học nội dung này ít, HS không hiểu rõ mốiquan hệ của 3 đại lượng trong chuyển động

- Khi giải bài toán học sinh còn nặng về trí nhớ máy móc, tư duychưa linh hoạt

- Học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản

- Vốn ngôn ngữ của học sinh còn nhiều hạn chế

2.2 Thực trạng việc dạy học toán chuyển động đều ở lớp 5

Dạy giải toán về chuyển động đều, khi hình thành kiến thức mới, giáoviên phải làm việc tương đối nhiều, việc tổ chức dạy học theo tinh thần lấyhọc sinh làm trung tâm chưa hiệu quả khi dạy học dạng toán này Học sinhchưa tích cực, chưa chủ động, đôi khi còn tỏ ra chán nản Chuyển sang khâu

Trang 12

luyện tập thực hành, giáo viên vẫn phải theo dõi và giúp đỡ rất nhiều học sinhmới hoàn thành các bài tập đúng tiến độ.

Tìm hiểu thực trạng việc dạy học toán chuyển động đều của giáo viêncho thấy những ưu khuyết điểm sau:

- Ưu điểm: Giáo viên đã cung cấp đúng và đầy đủ kiến thức cho họcsinh Các bài toán chuyển động trong sách giáo khoa được giáo viên giảiquyết thông qua việc dạy kiến thức, kỹ năng mà học sinh vừa học qua

Nhược điểm: Việc khai thác thế mạnh của bài toán về chuyển động chưađược chú ý Một số giáo viên chưa nghiên cứu để khai thác hết kiến thức, dạymáy móc, chưa chú trọng làm rõ bản chất toán học, nên học sinh chỉ nhớ côngthức và vận dụng công thức làm bài, chứ chưa có sự sáng tạo trong từng bàitoán tình huống chuyển động cụ thể có trong cuộc sống Các bài toán nângcao giáo viên giới thiệu một cách lẻ tẻ, trong quá trình hướng dẫn học sinhchưa nhấn mạnh những ưu điểm và những điểm cần chú ý của dạng toán này.Bên cạnh đó, nhìn chung các em đã có sự cố gắng trong học tập, nhiều

em chú ý lắng nghe cô giảng bài trên lớp, hiểu bài ngay và biết vận dụng vàolàm bài tập thực hành khá tốt Tuy nhiên, học sinh giải bài nào biết bài đó,chưa có cái nhìn khái quát và phương pháp để giải những bài toán chuyểnđộng ở dạng nâng cao Đôi khi học sinh phải chịu bó tay trước những dạngbài tập này, dẫn đến có ấn tượng những bài toán nâng cao về chuyển động làkhó

Trang 13

CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU Ở LỚP 5

Qua nghiên cứu toán chuyển động đều, tìm hiểu thực trạng khả năng giảitoán của học sinh và việc dạy học của giáo viên về chủ đề này, em xin đề xuấtmột số phương pháp giải toán áp dụng vào một dạng toán cụ thể của toánchuyển động đều như sau:

3.1 Dạng 1: Các bài toán có một vật tham gia chuyển động

3.1.1 Đặc điểm của chuyển động

Đây là dạng chuyển động đơn giản, thường có quãng đường không đổi,vận tốc giữ nguyên, thời gian có thể tính trực tiếp Đối với dạng toán nàychúng ta chỉ việc áp dụng đúng các công thức về mối liên hệ giữa vận tốc,quãng đường, và thời gian sau:

- Vận tốc: v = s : t (v là vận tốc; s là quãng đường; t là thời gian)

- Quãng đường: s = v × t

- Thời gian : t = s : v

Trong đó cần lưu ý cách chuyển đổi đơn vị đo của thời gian, quãngđường, và vận tốc sao cho chính xác, thông thường người ta sử dụng đơn vịvận tốc là: km/giờ, m/s

Trang 14

3.1.2 Một số phương pháp thường dùng

aPhương pháp rút về đơn vị

Các đại lượng của bài toán chuyển động tương quan tỉ lệ Do đóphương pháp rút về đơn vị và phương pháp tỉ số thường được dùng khi tínhtrực tiếp các yếu tố quãng đường, vận tốc, thời gian (với hình thức áp dụngcông thức)

Ví dụ 1: Một người đi xe máy từ thành phố A đến thành phố B hết 3

giờ Biết quãng đường từ thành phố A đến thành phố B dài 135km Tính vậntốc của xe máy?

Phân tích:

Bài toán đã biết yếu tố thời gian là 3 giờ và quãng đường là 135km.Vận tốc tính trực tiếp bằng công thức tính vận tốc, thực chất là rút về đơn vị:quãng đường đi được trong một gờ

Giải

Vận tốc của xe máy là:

135 : 3 = 45 (km/giờ)

Đáp số: 45 km/giờ

Ví dụ 2: Một ô tô xuất phát từ thành phố A đến thành phố B mất 2 giờ

Biết rằng mỗi giờ người đó đi được 50km Hỏi thành phố A và B cách nhau bao nhiêu ki-lô-met?

Phân tích:

Bài toán đã biết yếu tố thời gian là 2 giờ và vận tốc là 50 km/giờ Tínhquãng đường AB tính trực tiếp bằng công thức Đây là thực chất là sự vậndụng phương pháp tỉ số:

1 giờ đi được: 50km

2 giờ đi được: ? km

Ngày đăng: 07/08/2017, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w