1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên. (NCKH)

73 258 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 840,48 KB

Nội dung

Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên.

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

MÃ SỐ: ĐH2015 - TN05 - 06

Chủ nhiệm đề tài: Ths Lê Thị Minh Hiền

Thái Nguyên - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

Trang 3

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI

VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1 Những người tham gia thực hiện đề tài

Ths Lê Thị Minh Hiền - Chủ nhiệm đề tài

Ts Bùi Thị Thu Hương - Thư ký đề tài

Ts Nguyễn Thị Hoa - Nghiên cứu viên

Ths Phạm Thị Quyên - Nghiên cứu viên

Bs Phạm Thị Thùy - Nghiên cứu viên

2 Những đơn vị phối hợp chính

Khoa Khám bệnh, Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

Trang 4

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI

HỢP CHÍNH i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ix

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS xii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1 Tình hình mắc bệnh đái tháo đường (Diabetes mellitus) trên thế giới và tại Việt Nam 3

2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ 4

3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ týp 2 5

4 Các rối loạn chuyển hóa trong ĐTĐ 5

4.1 Rối loạn lipid 5

4.2 Stress oxy hóa 7

4.3 Rối loạn chuyển hoá glucid 8

4.4 Rối loạn chuyển hoá protein 9

5 Điều trị ĐTĐ 9

5.1 Chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ 10

5.2 Chế độ luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ 10

5.3 Phương pháp điều trị dùng thuốc viên hạ glucose máu 11

5.4 Insulin trong điều trị ĐTĐ 12

Trang 5

6 Vai trò magie và thiếu hụt magie trong ĐTĐ 13

6.1 Vai trò của magie 13

6.2 Thiếu hụt magie trong bệnh ĐTĐ 13

6.3 Thiếu hụt magie và stress oxy hóa 14

6.4 Thiếu hụt magie và bệnh tim mạch 16

7 Tình hình nghiên cứu về magie máu ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam 17

7.1 Trên thế giới 17

7.2 Tại Việt Nam 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 20

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 20

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 20

2.3.2 Cỡ mẫu 20

2.3.3 Chỉ tiêu nghiên cứu 21

2.3.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán và cách đánh giá 21

2.4 Phương pháp thu thập số liệu 23

2.4.1 Phỏng vấn 23

2.4.2 Khám lâm sàng 23

2.4.3 Cận lâm sàng 24

2.5 Xử lý số liệu 25

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 25

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đặc điểm chung các bệnh nhân nghiên cứu 26

Trang 6

3.2 Nồng độ magie và một số chỉ số hóa sinh huyết tương ở nhóm nghiên cứu 29

3.3 Liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số yếu tố khác 30

3.4 Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường sau bổ sung magie B6 32

Chương 4: BÀN LUẬN 35

4.1 Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 35

4.1.1 Tuổi 35

4.1.2 Giới 36

4.1.3 Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể 36

4.1.4 Tăng huyết áp 38

4.2 Về nồng độ magie huyết tương và một số chỉ số hóa sinh huyết tương 39

4.2.1 Về nồng độ glucose huyết tương 39

4.2.2 Về nồng độ một số thành phần lipid huyết tương 39

4.2.3 Về nồng độ magie huyết tương 40

4.3 Về mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số yếu tố khác 41

4.3.1 Thời gian mắc bệnh 41

4.3.2 Về chỉ số khối cơ thể 42

4.3.3 Về huyết áp 43

4.3.4 Nồng độ magie huyết tương với một số thành phần lipid máu sau bổ sung magie B6 44

KẾT LUẬN 46

KHUYẾN NGHỊ 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại rối loạn lipid máu theo Fedrickson 6

Bảng 2.1 Phân loại thể trạng theo chỉ số khối cơ thể áp dụng cho người châu Á 22

Bảng 2.2 Bảng phân loại tăng huyết áp theo JNC VI - 1997 22

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị của người bệnh ĐTĐ theo WHO (2002) và khuyến cáo của Hội nội tiết-ĐTĐ 2009 23

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 26

Bảng 3.2 Chỉ số BMI ở nhóm BN ĐTĐ theo giới 27

Bảng 3.3 Chỉ số huyết áp trung bình ở nhóm BN ĐTĐ theo giới 27

Bảng 3.4 Phân độ huyết áp ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ theo giới 27

Bảng 3.5 Thời gian phát hiện bệnh ở nhóm BN ĐTĐ theo nhóm tuổi 29

Bảng 3.6 Nồng độ trung bình của magie và một số chỉ số hóa sinh huyết tương 29

Bảng 3.7 Nồng độ magie theo các mức độ glucose, cholesterolTP, triglycerid huyết tương 30

Bảng 3.8 Nồng độ magie, glucose, lipid huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ theo thời gian mắc bệnh 30

Bảng 3.9 Nồng độ magie, glucose, lipid huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ theo chỉ số khối cơ thể 31

Bảng 3.10 Nồng độ magie, glucose và lipid huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ theo phân độ huyết áp 31

Bảng 3.11 Mối tương quan giữa nồng độ magie huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng 32

Bảng 3.12 Một số chỉ số hóa sinh máu bệnh nhân đái tháo đường sau 4 tuần bổ sung magie B6 33

Bảng 3.13 Một số chỉ số hóa sinh máu bệnh nhân đái tháo đường sau 8 tuần bổ sung magie B6 34

Bảng 3.14 Một số chỉ số hóa sinh máu bệnh nhân đái tháo đường sau 12 tuần bổ sung magie B6 34

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới ở nhóm nghiên cứu 26 Biểu đồ 3.2 Phân độ huyết áp ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nam giới 28 Biểu đồ 3.3 Phân độ huyết áp ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nữ giới 28 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ magie ở mức bình thường sau bổ sung

magie B6 32 Biểu đồ 3.5 Nồng độ magie trung bình tại 4 thời điểm nghiên cứu 33

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Giảm magie máu- nguyên nhân và hậu quả ở BN ĐTĐ 14 Hình 1.2 Giảm magie máu gây các biến chứng bệnh tim mạch 16

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDC (Centers for Disease Control :Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa

ĐTĐ (Diabetes mellitus) : Đái tháo đường

WHO (World Health Organization) : Tổ chức y tế Thế giới

Trang 11

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung

Tên đề tài: Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại bệnh viện trường đại học Y Khoa Thái Nguyên

Mã số: ĐH2015-TN05-06

Chủ nhiệm đề tài: Ths Lê Thị Minh Hiền

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên

Thời gian thực hiện: 24 tháng

Trang 12

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường trước và sau bổ sung magie B6

Nồng độ magie, glucose, cholesterolTP, triglycerid huyết tương ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường tương ứng là 0,69±0,07mmol/L; 8,1±2,6mmol/L; 5,10±0,90; 2,26±1,59 mmol/L Nồng độ magie ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ thừa cân thấp hơn nhóm bệnh nhân không béo phì (0,68±0,09 và 0,71±0,07mmol/L),

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ magie, cholesterolTP, triglycerid huyết tương giữa nhóm ĐTĐ không thừa cân và thừa cân (p<0,05) Nồng độ magie ở cả nhóm BN ĐTĐ THA và không THA là ngang nhau (6,8±1,0 và 7,7±1,6mmol/L, p>0,05) và không thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ magie huyết tương với huyết áp, chỉ số khối cơ thể cũng như thời gian mắc bệnh (p>0,05)

4.2 Hiệu quả của việc bổ sung magie B6 cho bệnh nhân đái tháo đường

Sau 4 tuần bổ sung magie có 48% bệnh nhân có nồng độ magie ở mức bình thường (≥0,8 mmol/L), sau 8 tuần có 87% và sau 12 tuần được bổ sung magie 100% bệnh nhân đái tháo đường có nồng độ magie ở mức bình thường Nồng độ glucose, cholesterolTP, triglycerid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường sau bổ sung magie giảm so với trước bổ sung magie, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05)

5 Sản phẩm

5.1 Sản phẩm khoa học

1 Lê Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Hoa, Phạm Thị Quyên, Bùi Thị Thu Hương, Phạm Thị Thùy (2017), “Nồng độ magie và một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường đại học Y Dược

Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, số 1(1031), trang 19-21

2 Lê Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Hoa, Phạm Thị Quyên, Bùi Thị Thu

Hương, Phạm Thị Thùy (2017), “Nồng độ magie và một số thành phần lipid

Trang 13

huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại

bệnh viện trường đại học Y Dược Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành,số 2(1033), trang 39-41

3 Lê Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Hoa, Phạm Thị Quyên, Bùi Thị Thu

Hương, Phạm Thị Thùy (2016), “Nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được bổ sung magie B6 tại

bệnh viện trường đại học Y Dược Thái Nguyên”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học thần kinh năm 2016 – Chào mừng 65 ngày thành lập Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên – Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, trang 63 - 71

5.2 Sản phẩm đào tạo

1 Tạ Thị Lượng (2015), Nồng độ magie huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Luận văn thạc

sĩ, Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

6 Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đề tài ngoài việc hỗ trợ số liệu cho học viên sau đại học thì kết quả nghiên cứu còn có chiều hướng tích cực có thể xem xét để ứng dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh nhân bị bệnh Đái tháo đường có rối loạn lipid máu vì việc bổ sung magie là một liệu pháp rẻ tiền dễ dàng áp dụng trên tất

Trang 14

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1 General information

- Project title: Concentration of plasma magnesium and some plasma lipid profile in diabetes type 2 had supplemented magnesium B6 in Thai Nguyen Medical College Hospital

- Code: ĐH2015-TN05-06

- Co-ordinator: Dr Le Thi Minh Hien

- Implementing institution: TNU- University of Medicine and Pharmacy Duration: 24 months

3 Innovativeness and creativeness

This is a research on effectiveness of increased concentration of plasma magnesium and reduced plasma lipids profile in diabetes type 2 before and after supplementation of magnesium B6 in Thai Nguyen medical college hospital After a period of research, we found that concentration of plasma magnesium increased and concentration of glucose, cholesterolTP, triglyceride decrease after supplementing magnesium This is a simple treatment can be applied to all diabetes Therefore, scientific subjects, bringing noveltiness and practical significance

Trang 15

5.10±0.90; 2.26±1.59mmol/L The concentration of magnesium in groups of

overweight was lower than in non-overweight (0.68±0.09 and 0.71±0.07mmol/L), the difference was statistically significant concentrations

of magnesium, cholesterolTP, triglyceride between groups of overweight and non-overweight (p<0.05) The concentration of magnesium groups of hypertension diabetes and non-hypertension are equal (6.8 ± 1.0 and 7.7 ± 1.6mmol/L), the difference was not statistically significant (p> 0.05) and not see correlation with statistical significance between the concentration of magnesium with blood pressure, body mass index, disease duration(p>0.05)

4.2 The effectiveness of supplements magnesium B6 for diabetes

After 4 weeks of supplementation with magnesium have 48% diabetic patients with magnesium in normal range, after 8 weeks have 87% and after

12 weeks have 100% diabetic patients with magnesium in normal range Concentration of glucose, cholesterol, triglycerides after supplementation magnesium reduced compared to before supplement magnesium, differences were statistically significant (p<0.05)

5 Products

5.1 Scientific products

1 Le Thi Minh Hien, Nguyen Thi Hoa, Pham Thi Quyen, Bui Thi Thu Huong, Pham Thi Thuy (2017), "The concentration of magnesium and some clinical features in diabetes type 2 in Thai Nguyen University of Medicine

and Pharmacy Hospital", Journal of Practical Medicine, 1 (1031), pp 19-21

Trang 16

2 Le Thi Minh Hien, Nguyen Thi Hoa, Pham Thi Quyen, Bui Thi Thu Huong, Pham Thi Thuy (2017), "The concentration of magnesium and some plasma lipids profile in diabetes type 2 be supplement magnesium B6 in Thai

Nguyen University of Medicine and Pharmacy Hospital", Journal of Practical Medicine, 2(1033), pp 39-41

3 Le Thi Minh Hien, Nguyen Thi Hoa, Pham Thi Quyen, Bui Thi Thu Huong, Pham Thi Thuy (2016), "The concentration of magnesium and some plasma lipids profile in diabetes type 2 be supplement magnesium B6 in Thai

Nguyen university of medicine and pharmacy hospital", Proceedings of the Science study - Welcome 65th established the Central hospital of Thai Nguyen

- Publisher Thai Nguyen University, pp 63-71

5.2 Tranning results

1 Ta Thi Luong (2015), The concentration of plasma magnesium in diabetes type 2 in Thai Nguyen Medical College Hospital, Masters medicine, Thai

Nguyen University of Medicine and Pharmacy

6 Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

The research results supported data for postgraduate students, this results also have a positive trend which can be considered for the application

of support in treating for diabetic patients with dyslipidemia because the supplementary magnesium is a cheap method that can easily be applied to all diabetic patients

Trang 17

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính và cần được chăm sóc y tế dài hạn để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng của bệnh Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ngày càng gia tăng trên toàn thế giới Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính khoảng gần 26 triệu người mắc ĐTĐ

và khoảng 79 triệu người tiền ĐTĐ ở nước này Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế dự báo số lượng người sống chung với bệnh ĐTĐ sẽ tăng từ 366 triệu năm 2011 lên 552 triệu vào năm 2030 [53]

Tại Việt Nam, tỷ lệ ĐTĐ là 5,7%, con số này ngày càng gia tăng và dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 [1], [5]

Có rất nhiều biến chứng liên quan đến bệnh ĐTĐ, trong đó rối loạn lipid máu là biến chứng thường gặp nhất, liên quan đến hội chứng kháng insulin và đây là yếu tố quan trọng trong sinh bệnh học của ĐTĐ týp 2 Hơn nữa, đây chính là nguyên nhân gây xơ vữa mạch dẫn đến các biến chứng mạch máu lớn như bệnh mạch vành tim, làm gia tăng tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ [64], [74]

Một số nghiên cứu chỉ cũng ra rằng ĐTĐ còn liên quan với rối loạn chuyển hóa muối khoáng trong cơ thể Những BN có nồng độ glucose máu cao thì nồng

do làm gia tăng tình trạng kháng insulin [64], [76]

Thiếu hụt magie còn đóng vai trò trong rối loạn lipid máu đặc biệt ở BN ĐTĐ Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ thấp của magie gây rối loạn

Trang 18

lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 Việc bổ sung magie ở những bệnh nhân này rất có hiệu quả làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) và tăng cholesterol trong lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) [59]

Đã có khá nhiều bằng chứng chứng minh việc bổ sung magie có thể rất tốt

để điều trị, dự phòng các biến chứng mạn tính ở bệnh nhân ĐTĐ và cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu Lal và cộng sự đã nghiên cứu trên 40 bệnh nhân đái tháo đường được bổ sung 600mg magie oxid bằng đường uống trong thời gian

12 tuần, kết quả cho thấy giảm nồng độ cholesterolTP, triglycerid và tăng nồng

độ HDL-C cũng như cải thiện nồng độ magie máu

Tác giả Song nghiên cứu trên 370 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được

bổ sung magie với liều 360mg/ngày trong thời gian từ 4-16 tuần đã cải thiện được nồng độ glucose và HDL-C [62] Hiệu quả của việc bổ sung magie bằng đường uống đến nồng độ lipid máu cũng được chỉ ra bởi nghiên cứu của Corica và Baydas

Tại Việt Nam, chưa có tác giả nào đề cập đến hiệu quả của việc bổ sung magie đến mức độ kiểm soát glucose và một số thành phần lipid huyết tương

Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:

1 Xác định nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

2 So sánh nồng độ magie và một số thành phần lipid huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường trước và sau bổ sung magie B6

Trang 19

Chương 1 TỔNG QUAN

1 Tình hình mắc bệnh đái tháo đường (Diabetes mellitus) trên thế giới và tại Việt Nam

Theo WHO năm 1994 và theo hiệp hội đái tháo đường (ĐTĐ) Hoa Kỳ (ADA năm 1997) thì “Bệnh ĐTĐ được biểu hiện bằng tình trạng tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protein, thường kết hợp với giảm tương đối hay tuyệt đối về tác dụng và/hoặc sự bài tiết insulin” Mặc dù bệnh

có nguồn gốc nội tiết nhưng biểu hiện là bệnh lý rối loạn chuyển hóa

ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất, có tốc độ phát triển rất nhanh theo thời gian và theo tốc độ phát triển của kinh tế xã hội, đặc biệt

là ĐTĐ týp 2 Theo điều tra của WHO, năm 1995 thế giới có khoảng 118,4 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, trong đó ĐTĐ týp 2 là 113,3 triệu người chiếm 97,6% Năm 2000 có khoảng 146 triệu người và dự báo vào năm 2010 có thể lên đến 220 triệu người mắc bệnh, ước tính tỷ lệ bị ĐTĐ tăng thêm 87% [29] Tuy có sự khác biệt giữa các vùng lãnh thổ nhưng khu vực có tỷ lệ bệnh tăng mạnh nhất là Châu Á và Châu Phi Ở Châu Á năm 1995 có 62,8 triệu người, trong đó ĐTĐ týp 2 là 61,8 triệu người, dự báo năm 2010 sẽ có 132,3 triệu người bị ĐTĐ trong đó ĐTĐ týp 2 là 130,1 triệu Như vậy, tỷ lệ ĐTĐ nói chung ở Châu Á sẽ tăng lên 111% tính đến năm 2010 [17], [20]

Tại Việt Nam, bệnh đang có chiều hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là ĐTĐ týp 2 Năm 1990, theo điều tra của Phan Sỹ Quốc,

Lê Huy Liệu và cộng sự trên 4912 người trên 15 tuổi tại Hà Nội thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ là 1,2%, trong đó ở nội thành là 1,44%, ở ngoại thành là 0,63% [18] Năm 1993, Mai Thế Trạch và cộng sự điều tra 5416 người trên 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh, kết quả tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,52% [19] Theo điều tra của Tạ Văn Bình và cộng sự năm 2001, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở các

Trang 20

thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là 4,9% [3] Năm 2002, lần đầu tiên có một cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc của bệnh viện Nội tiết, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở lứa tuổi 30- 64 là 2,7%, thành phố là 4,4%, đồng bằng ven biển là 2,2%, miền núi là 2,1% [1] Năm 2005, theo cuộc điều tra nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Huyền cũng trên địa bàn

Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ đã tăng lên 6,7% [11]

Cùng với sự gia tăng rõ rệt tỷ lệ ĐTĐ nói chung thì ĐTĐ týp 2 cũng chiếm một tỷ lệ khá cao ĐTĐ týp 2 chiếm 90% các trường hợp, thường gặp ở người trên 40 tuổi đặc biệt là người béo Người ta thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và tình trạng kháng insulin cũng như tăng nồng độ insulin huyết ở người béo Hiện tượng mất tính mẫn cảm của mô mỡ với insulin là cơ chế chính của ĐTĐ týp 2 Rối loạn lipid kèm theo ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng sự kháng insulin ở tế bào đích, đặc biệt là tế bào cơ [16]

2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ

Việc chẩn đoán ĐTĐ sẽ không khó khăn khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng kinh điển như: ăn nhiều, sụt cân, uống nhiều, đái nhiều, glucose máu tăng cao và có glucose niệu Tuy nhiên, những trường hợp không

có các triệu chứng điển hình thì việc chẩn đoán hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm hóa sinhTiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo WHO(2010)

uống trong 5 phút) ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl)

 Hoặc Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl)

Chẩn đoán chỉ được xác định với xét nghiệm lần thứ 2 (ngày sau) có

Trang 21

kết quả thoả mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn trên

3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ týp 2

* Một số yếu tố được coi là nguy cơ cao có khả năng phát triển thành ĐTĐ týp 2:

 Giảm hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng, tuổi >40

 Người có BMI ≥ 23 (người châu Âu, Mỹ BMI ≥ 25), vòng eo > 90cm (nam) và > 80cm (nữ)

 Có người thân thuộc thế hệ cận kề (bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột) đã mắc bệnh ĐTĐ týp 2

 Phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt: thai chết lưu, ĐTĐ thai kỳ, sinh con to ≥ 4000 gram hoặc < 2500 gram

 Tăng huyết áp vô căn (HA > 140/90 mmHg)

 Người có rối loạn dung nạp glucose hoặc suy giảm dung nạp glucose lúc đói, rối loạn lipid máu, người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ

4 Các rối loạn chuyển hóa trong ĐTĐ

4.1 Rối loạn lipid

Lipid trong cơ thể gồm cholesterol, triglycerid (TG), phospholipid, acid béo tự do, trong đó thành phần chính trong huyết tương là cholesterol và triglycerid là tiền chất của hormon steroid, acid mật, là thành phần cơ bản của màng tế bào Sự tổng hợp và thoái hoá triglycerid liên quan chặt chẽ với chuyển hoá glucose Quá trình thoái hoá TG tạo glycerol và acid béo Glycerol đi vào con đường đường phân do tạo dihydroxyaceton phosphat rồi

đi tiếp vào chu trình Krebs Ngược lại, glucose có thể cung cấp glycerol để tổng hợp TG

Sự phân huỷ lipid được điều hoà bởi enzym nhạy cảm lipid Enzym này tăng hoạt động do tác động của các hormon catecholamine, cortisol…Như vậy stress, hormon cũng đóng vai trò làm tăng acid béo tự do Insulin là hormon chủ yếu có khả năng ức chế các hoạt động của enzym phân huỷ lipid Thiếu hụt insulin máu sẽ dẫn tới tăng phân huỷ lipid và tăng acid béo tự do

Trang 22

Acid béo tự do trong tế bào gan ở hai dạng: một là thành TG trong bào tương

và dạng thứ hai là acid béo tự do trong ty lạp thể và sẽ bị oxy hoá thành acetyl CoA dẫn tới tạo thể cetonic [23]

Rối loạn lipid máu ở người bệnh ĐTĐ thường liên quan tới sự thiếu hụt insulin Insulin là yếu tố điều hoà hoạt tính của hai enzym trong chuyển hoá lipid, cụ thể là [12]:

- Lipase là enzym bị ức chế bởi insulin Khi insulin giảm, hoạt độ lipase tăng, do đó làm tăng thuỷ phân lipid ở tổ chức mỡ dẫn tới làm tăng acid béo

tự do trong máu Các acid béo này về gan để tổng hợp thành TG và được vận chuyển dưới dạng lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL)

- Lipoprotein lipase chịu trách nhiệm thuỷ phân VLDL và chylomicron,

là các lipoprotein giàu TG, đây cũng là enzym phụ thuộc insulin Thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin cũng sẽ làm tăng hoạt tính của lipoprotein lipase Hoạt động của receptor LDL của gan, yếu tố điều hoà chủ yếu của nồng

độ LDL huyết tương cũng phụ thuộc insulin Khi thiếu insulin hoặc kháng insulin, receptor LDL ít có hiệu quả làm cho LDL huyết tương tăng

Rối loạn lipid máu trong bệnh ĐTĐ thường gặp nhất là tăng TG máu

và giảm HDL-C Fedrickson (1965) đã phân loại rối loạn lipid máu thành 5 loại sau:

Bảng 1.1: Phân loại rối loạn lipid máu theo Fedrickson

Trang 23

Trong 5 týp trên, týp IIa, IIb và týp III gây xơ vữa động mạch Theo Turpin, 99% các rối loạn máu nằm trong 3 týp IIa, IIb và týp IV Đối với bệnh nhân ĐTĐ các rối loạn lipid thường gặp ở các týp IIa và IV [23]

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng cộng với các phương pháp điều trị và chăm sóc tốt hơn do đó góp phần làm tăng tuổi thọ của người mắc bệnh ĐTĐ và vì vậy tỷ lệ biến chứng mạn tính ở người mắc bệnh ĐTĐ cũng gặp nhiều hơn

4.2 Stress oxy hóa

Khi glucose máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng glycosyl hóa và oxy hóa Cả hai quá trình này đều sinh ra nhiều gốc tự do

gluco- Gốc tự do và sự peroxy hóa lipid: ở BN ĐTĐ có sự tăng sản phẩm malonyl dialdehyde (MDA), một dấu ấn của sự tăng peroxy hóa lipid Người

ta thấy ở màng hồng cầu của BN ĐTĐ đồng thời với sự tăng MDA là sự giảm của nồng độ glutathion khử của hồng cầu Sự giảm của glutathion khử tương quan nghịch biến với nồng độ HbA1C một giá trị biểu hiện sự tăng glucose huyết tương Mức độ lưu hành MDA trong huyết tương của BN ĐTĐ cao hơn

so với người bình thường, điều này thể hiện mức độ peroxy hóa lipid tăng cũng

như sự xuất hiện biến chứng mạch trong lâm sàng

Gốc tự do làm tổn thương DNA: gốc tự do sinh ra trong quá trình

glycosyl hóa sẽ oxy hóa DNA và ức chế quá trình sửa chữa DNA

Gốc tự do và bệnh lý mạch máu trong bệnh ĐTĐ: tế bào nội mô (endothelium) có vai trò quan trọng trong việc làm mềm thành mạch bởi vì chúng sản xuất ra oxid nitric (NO), chất có hiệu lực nội sinh, yếu tố giãn mạch trong cơ thể Amino superoxid là một gốc tự do có tác dụng ức chế hoạt tính sinh học của NO, gây giảm hiện tượng giãn mạch, hạn chế hiệu lực tế bào

cơ trơn, hậu quả làm thành mạch trương lên, tế bào cơ trơn tăng sinh Đó là cơ

chế giải thích tổn thương mạch máu ở bệnh ĐTĐ

Trang 24

4.3 Rối loạn chuyển hoá glucid

Khi thiếu insulin, tốc độ vận chuyển glucose huyết tương vào tế bào giảm Trong tế bào, hoạt tính enzym hexokinase giảm đã kìm hãm phản ứng phosphoryl hoá glucose nội bào, gây giảm glucose-6-phosphat Hoạt tính enzym hexokinase giảm do thiếu insulin và chính cũng do thiếu insulin, glucococticoid tăng tiết đã ức chế enzym này Glucose-6-phosphat giảm đã hạn chế sử dụng glucose nội bào; cụ thể: giảm tổng hợp glycogen (từ glucose), giảm oxy hoá trực tiếp glucose vào vòng pentose phosphat., giảm thoái biến kị khí và ưa khí glucose, giảm tổng hợp acid béo, protein và một số đường cần thiết cho cơ thể Giảm glucose-6-phosphat được bù đắp bằng tăng tân tạo glucose và glycogen (từ acid amin ) do tác dụng của glucocorticoid, khi thiếu insulin, glucocorticoid tăng tiết có tác dụng hoạt hoá enzym fructose-1,6- diphosphatase, kết quả là tăng thoái biến glycogen

Tiêu glycogen chiếm ưu thế so với tân tạo, làm cho glucose từ gan vào máu nhiều, gây tăng glucose huyết tương, một trong những triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường Khi glucose huyết tương vượt ngưỡng thận sẽ phát sinh glucose niệu, kéo theo cả nước (đa niệu thẩm thấu); bệnh nhân khát do

cơ thể mất nước nghiêm trọng (có thể tới 5 - 10 lít trong 24 giờ, thậm chí hơn nữa), do đó uống nhiều Tế bào không sử dụng được glucose nên trung khu đói bị kích thích, bệnh nhân ăn nhiều, nhưng vẫn không bù được năng lượng

bị mất, nên gầy

Ngoài ra khi thiếu insulin, enzym pyruvat kinase không được hoạt hoá đã hạn chế tổng hợp acid pyruvic (từ axid phosphoenolpyruvic), dẫn tới giảm acid oxaloaxetic, làm cho acetyl CoA không vào vòng Krebs được: giảm tổng hợp năng lượng, đặc biệt ATP, dẫn tới giảm tổng hợp acid béo, protein, vv Không vào vòng Krebs, và không được tổng hợp thành acid béo, acetyl CoA không còn con đường nào khác là tăng tổng hợp cholesterol và các thể cetonic

Trang 25

Glucose huyết tương là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất đối với tổ chức não, đặc biệt là vỏ não, nên khi thiếu insulin, não ở trong trạng thái đói glucid, ngoài ra, tổ chức não hấp thu oxy cùng với glucose, do đó khi giảm hấp thu glucose, oxy vào tổ chức não cũng ít đi, kết quả là tổ chức não vừa thiếu glucid, vừa thiếu oxy, khiến cho vỏ não bị ức chế sâu sắc

4.4 Rối loạn chuyển hoá protein

Trong bệnh đái tháo đường, tổng hợp protein giảm do:

- Thiếu insulin, các acid amin từ máu qua màng tế bào khó

- Thiếu năng lượng do vòng Krebs bị hạn chế, đã kìm hãm tổng hợp protein

- Ngoài ra, thiếu insulin đã không hoạt hoá được hệ enzym tổng hợp protein Khi thiếu insulin, glucocorticoid tăng tiết đã tăng thoái biến protein, tăng tân tạo glycogen (từ acid amin)

Như vậy, tăng thoái biến đồng thời giảm tổng hợp protein đã gây ra cân bằng N âm Tiêm insulin sẽ nhanh chóng phục hồi chuyển hoá bình thường của protein Rối loạn chuyển hoá protein trong bệnh đái tháo đường đã ức chế quá trình tạo hình, lâu lành vết thương, kháng thể giảm, hạn chế sức chống đỡ của cơ thể vơi nhiễm trùng,vv

5 Điều trị ĐTĐ

Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn bệnh ĐTĐ, tuy nhiên nếu bệnh nhân ĐTĐ được quản lý và điều trị đúng đắn, bệnh nhân có cuộc sống gần như bình thường Nếu bệnh nhân ĐTĐ không được điều trị tốt thì bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề [6]

Điều trị bệnh ĐTĐ tiến hành theo từng nấc trong bậc thang điều trị như sau [8], [10]:

- Bắt đầu bằng chế độ ăn hạn chế glucid

- Bổ sung với thuốc hạ đường huyết

- Hoặc insulin khi cần thiết

Trang 26

Tuy vậy, đa số bệnh ĐTĐ đòi hỏi sử dụng thuốc hạ glucose máu bằng đường uống kéo dài phối hợp với chế độ ăn uống và luyện tập

5.1 Chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ

- Tiết chế ăn uống là nền tảng của điều trị và phòng ngừa ĐTĐ, với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, cân bằng đầy đủ về lượng và chất để có thể điều chỉnh glucose máu, duy trì cân nặng đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe cho hoạt động, công tác [7]

Nên dùng những thức ăn chứa đường hấp thu chậm, thức ăn có nhiều chất

xơ, đủ sinh tố, đặc biệt vitamin nhóm B, nên chia thành nhiều bữa để tránh tăng glucose máu quá cao sau ăn và hạn chế hạ glucose máu khi xa bữa ăn

Thực tế không có một công thức cụ thể tính chế độ ăn cho mỗi bệnh nhân vì chế độ cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

+ Thể trạng gầy, béo

+ Có lao động thể lực hay không?

+ Tập quán ăn uống

+ Kinh tế gia đình

Dựa vào những yếu tố trên mà người thầy thuốc có thể đưa ra những chế độ ăn hợp lý cho người bệnh [8], [10], [16]

5.2 Chế độ luyện tập của bệnh nhân ĐTĐ

Người ta thấy rằng nếu tập đều đặn có thể cải thiện mức cân bằng lượng đường trong máu một thời gian dài và kiểm soát mức đường hàng ngày Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu insulin bổ sung hằng ngày có thể được giảm đi Đây là tác dụng rất quan trọng với bệnh nhân ĐTĐ týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên nhân chính gây tăng glucose máuở người bệnh Để đạt được mục đích này hàng ngày phải luyện tập 30-45 phút, 4-5 ngày/tuần [7], [8]

Bài tập phù hợp nhất cho người ĐTĐ là đi bộ hằng ngày, vào buổi sáng

và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút Người bệnh phải chọn giầy vải

Trang 27

mềm Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu hoa mắt chóng mặt cần ngừng tập ngay lập tức, đặc biệt chú ý đối với người già, người có các bệnh mãn tính

đi kèm khác

5.3 Phương pháp điều trị dùng thuốc viên hạ glucose máu[20], [26]

* Nhóm Sulfonylurea được chia làm 2 nhóm

- Thế hệ I: Tolbutamid, Acetohexamid, Clopropamid

- Thế hệ II: tác dụng nhanh hơn thế hệ I, gồm:

+ Glibenclamid: biệt dược Maninil viên 5mg, Daonil viên nén hàm lượng 1,25mg, 2,5mg, 5mg

+ Glimeppirid: biệt dược Amyryl viên nén 2mg, 4mg

Lưu ý là khi sử dụng Sulfonylurea là làm tăng cân và dễ gây hạ glucose máu Để hạn chế tác dụng phụ này người ta phối hợp Sulfonylurea với Biguanid như Glucovance gồm Metformin 500mg + Glibenclamid 2,5mg hoặc 5mg, liều khởi đầu 1viên/24h uống cùng bữa ăn, tùy theo nồng độ glucose huyết có thể tăng 1-2v/ngày sau 1-2 tuần điều trị

Đồng thời cũng để hạn chế tác dụng phụ này người ta đó thay đổi dạng bào chế là loại giải phóng chậm MR (Modified Release) như: Diamicron MR 30mg 1 viên/ngày [6],[10],[11],[18] Nghiên cứu của tác giả Holmkvist (2004) cho thấy sau 9 tuần điều trị bằng Gliclazid MR, tỷ lệ HbA1C giảm từ 8,4% xuống 7,2%, gần 50% bệnh nhân đạt mức < 7% và 25% bệnh nhân đạt mức < 6,5%

* Nhóm biguanid: Có tác dụng gây chán ăn nên tốt đối với bệnh nhân ĐTĐ có béo phì Vì thuốc không kích thích tụy tiết insulin nên không gây hạ glucose máu khi sử dụng đơn độc, Biguanid gồm 3 dưới nhóm;

- Phenethybiguaid

- Buthylbiguanid

- Phenethybiguaid; metformin (biệt dược: Glucophage viên 500mg, 850mg, 1000mg, panfor 500mg: [6],[13],[21],[22]

Trang 28

*Nhóm ức chế anpha-glucosidase: Cơ chế tác dụng của thuốc không

liên quan đến sự bài tiết insulin của tế bào beta tụy đảo mà thông qua quá trình ức chế anpha-glucosidase ở bờ bàn chải niêm mạc ruột Ngoài ra, thuốc còn ức chế saccarase, glucoamylase, maltase ở ruột và làm giảm hấp thu glucose, gây giảm glucose máu sau ăn Các thuốc thuộc nhóm anpha - glucosidase hiện đang sử dụng là:

Acarbose (Glucobay) 50-100mg, Voglibose (basen) 0,2 -0,3mg

* Nhóm benfluorex: có tác dụng giảm đề kháng insulin ở gan và cơ,

giảm triglycerid và tăng HDL- C máu Thuốc không gây hạ đường huyết, không có nguy cơ nhiễm toan do tăng acid lactic, không độc với gan, không tương tác với các thuốc chống đông cũng như bất lợi với khi kết hợp với các biện pháp điều trị khác [20],[26]

5.4 Insulin trong điều trị ĐTĐ

Đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thì việc sử dụng insulin là biện pháp điều trị thay thế Nhưng đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phương pháp điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn và dùng thuốc hạ glucose huyết bằng đường uống

Từ trước đến nay có rất nhiều phác đồ điều trị ĐTĐ đã được áp dụng tùy từng trường hợp bệnh nhân như:

- Không dùng thuốc áp dụng cho người mới ĐTĐ có glucose máutăng nhẹ, thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tập luyện hoạt động thể lực, thay đổi lối sống vẫn điều chỉnh được glucose máu về mức bình thường

- Đơn trị liệu bằng thuốc: bằng các thuốc thuộc nhóm sulfonylurea, biguanid, ức chế anpha-glucosidase, insulin

Đối với những bệnh nhân áp dụng phương pháp không dùng thuốc và đơn trị liệu bằng thuốc mà không có kết quả cần phải điều trị bằng một trong các phác đồ sau:

+ Sulfonylurea + Biguanid

+ Sulfonylurea + Iinsulin

Trang 29

+ Sulfonylurea + ức chế anpha - glucosidase

+ Ức chế anpha - glucosidase + Insulin

+ Sulfonylurea + Biguanid + Insulin

Các phác đồ trên cần phối hợp với chế độ ăn và tập luyện [6],[13],[21], [22],[26],[27]

6 Vai trò magie và thiếu hụt magie trong ĐTĐ

6.1 Vai trò của magie

Magie là một trong những ion quan trọng nhất của cơ thể, là cation chính trong tế bào sau ion kali Ở người trưởng thành lượng magie khoảng 21-28g, trong đó 60% được phân bố ở xương, 20% ở cơ xương 19% trong các tế bào khác, chỉ có 1% tồn tại ở dịch ngoại bào [48]

Magie xúc tác và hoạt hóa trên 300 enzym của cơ thể, là yếu tố cùng cộng tác với hoạt động của rất nhiều phản ứng enzym liên quan đến chuyển hóa năng lượng như hô hấp tế bào, chuyển hóa glcucid và vận chuyển các cation khác qua màng tế bào Magie còn liên quan mật thiết đến việc dẫn truyền xung động thần kinh, co cơ và kênh vận chuyển canxi và kali [48] Magie đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucid, nồng độ magie máu ảnh hưởng đến sự bài tiết và hoạt động của insulin Giảm nồng độ magie huyết tương rất thường gặp ở BN ĐTĐ týp 2, với tỷ lệ từ 13,5-47,7% [50] Tuy nhiên, liệu giảm nồng độ magie huyết tương có tương quan nghịch đến mức độ kiểm soát glucose ở bệnh nhân ĐTĐ hay không? Đây là vấn đề còn chưa được sáng tỏ nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với BN ĐTĐ

6.2 Thiếu hụt magie trong bệnh ĐTĐ

Nồng độ magie nội môi được điều hòa rất chặt chẽ giữa quá trình hấp thu magie tại ruột non và bài xuất magie qua thận Hơn nữa, yếu tố di truyền và hormon sinh dục cũng làm thay đổi nồng độ magie Liệu giảm magie máu có gây ảnh hưởng xấu hơn đến BN ĐTĐ hay không? Điều này chưa được sáng

tỏ Tuy nhiên, giảm magie máu đều ảnh hưởng đến bài tiết và hoạt động của

Trang 30

insulin Vì insulin làm tăng quá trình tái hấp thu magie tại thận, sự thiếu hụt insulin hay kháng insulin đều làm tăng bài xuất magie ra nước tiểu Hơn nữa, tăng nồng độ glucose máu và xuất hiện glucose ra nước tiểu cũng gây giảm quá trình tái hấp thu magie tại thận

Một nguyên nhân khác gây giảm magie ở BN ĐTĐ là do giảm hấp thu tại ruột do chế độ ăn giàu lipid và giảm chất xơ… Insulin có thể ảnh hưởng đến sự vận chuyển magie từ huyết tương vào hồng cầu và tế bào cơ trơn cả trong thực nghiệm và trong cơ thể sống Điều này có thể giải thích được lý do

ở BN ĐTĐ có nồng độ magie không bình thường là rất thường gặp [81]

Hình 1.1 Giảm magie máu- nguyên nhân và hậu quả ở BN ĐTĐ

6.3 Thiếu hụt magie và stress oxy hóa

ĐTĐ là một trạng thái tăng hoạt động của các gốc tự do và có liên quan với tỷ lệ cao hơn của bệnh xơ vữa động mạch và tử vong do bệnh tim mạch Peroxy hóa lipid màng là hậu quả của hoạt động gốc tự do, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, xơ vữa động mạch và các biến chứng muộn của bệnh ĐTĐ

Các sản phẩm phụ của quá trình peroxid hóa lipid tăng lên ở BN ĐTĐ

Cơ chế góp phần vào sự hình thành của các gốc tự do trong ĐTĐ có thể do

Giảm magie máu

Giảm bài tiết insulin

ra nước tiểu

Trang 31

quá trình tự glycosyl hóa và quá trình tự oxy hóa kết hợp với glycosyl hóa, tạo ra các sản phẩm trung gian, những chất trung gian gây viêm và tình trạng oxy hóa

Trong những năm gần đây đã có một quan tâm ngày càng tăng về magie và tương quan của nó với sự phát triển của nhiều bệnh liên quan đến tuổi già như tăng huyết áp, ĐTĐ, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, tổn thương cơ tim và rối loạn nhịp tim thông qua oxy hóa các gốc tự do hình thành trong tế bào Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ thấp của magie máu góp phần vào quá trình lão hóa và dễ bị tổn thương bởi các yếu tố liên quan đến bệnh tuổi già Weglicki và cộng sự cho rằng trong tình trạng thiếu hụt magie, làm tổn hại các chất bảo vệ chống oxy hóa tự nhiên có trong mô động vật có vú chống lại stress oxy hóa Nghiên cứu gần đây của nhóm tác giả trên

đã chứng minh rằng thiếu hụt magie có liên quan với tăng stress oxy hóa thông qua giảm chất chống oxy hóa trong huyết tương và tăng quá trình peroxid hóa lipid Quá trình hình thành các gốc tự do trong tế bào đã gây tổn thương tế bào và hình thành nên nhiều bệnh liên quan đến tuổi già đã đề cập

ở trên [74], [81]

Glutathion (GSH), là một tripeptid có trong huyết tương và trong tế bào ở mức độ thấp Glutathion là chất chống oxy hóa không có bản chất enzym thông qua quá trình ức chế sự hình thành các gốc tự do Glutathion là yếu tố cùng phối hợp với nhiều enzym chống oxy hóa như glutathion peroxidase, đây là enzym xúc tác phản ứng khử độc của peroxyd nội bào Bằng chứng gần đây cho thấy glutathion cũng có thể rất quan trọng trong cân bằng huyết áp và cân bằng glucose nội môi Magie là một cofactor bắt buộc trong phản ứng enzym tổng hợp glutathion và trong tất cả các phản ứng enzym liên quan đến ATPase Sự thiếu hụt magie gây ức chế sinh quá trình tổng hợp glutathion Hsu và cộng sự đã nghiên cứu nồng độ glutathion trong hồng cầu và nồng độ magie trong huyết tương, kết quả cho thấy nồng độ magie giảm trong huyết tương và giảm hàm lượng glutathion trong hồng cầu

Trang 32

(trích dẫn theo [81]) Các nghiên cứu của Barba-Gallo và cộng sự đã chứng minh rằng glutathion hoạt động trong cơ thể và trong ống nghiệm tăng lên khi được tăng cường hàm lượng magie nội bào (trích dẫn theo [81])

6.4 Thiếu hụt magie và bệnh tim mạch

Có mối liên quan giữa thiếu hụt magie máu với bệnh sinh của tăng huyết

áp và xơ vữa động mạch Mặc dù nồng độ magie trong tế bào chỉ giảm nhẹ ở hầu hết các mô, nhưng tác dụng phụ lên các thành phần tế bào khác được nhận biết rõ Những tác dụng phụ bao gồm mất kali và tích tụ canxi và natri Nhiều dữ liệu thực nghiệm và lâm sàng cho thấy rằng thiếu hụt magie có thể gây ra rối loạn sinh lý bệnh trong hệ thống tim mạch như co thắt mạch, gia tăng hoạt động co mạch, tăng cao nồng độ canxi trong tế bào tim và cơ trơn, hình thành các gốc oxy hoạt động, các chất tiền viêm và các yếu tố tăng trưởng và thay đổi tính thấm màng Toàn bộ hiện tượng này có thể góp phần vào sự điều chỉnh của mức độ huyết áp trong thời gian thiếu hụt magie [74] Đánh giá nồng độ magie ở BN ĐTĐ týp 2, tác giả Corica và cộng sự khẳng định nồng độ magie giảm ở bệnh nhân ĐTĐ so với nhóm chứng là người khỏe mạnh Nồng độ magie ở nhóm BN ĐTĐ có tăng huyết áp thấp hơn so với nhóm BN ĐTĐ có huyết áp bình thường (trích dẫn theo [52])

Hình 1.2 Giảm magie máu gây các biến chứng bệnh tim mạch

Trang 33

Nồng độ thấp của magie máu liên quan đến tăng huyết áp, xơ vữa động mạch do tăng lipid máu, giảm chức năng đông máu, tăng hiện tượng viêm, tăng stress oxy hóa, dày thành động mạch cảnh và bệnh vành tim Vì vậy, giảm magie máu làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở BN ĐTĐ Hơn nữa, giảm magie máu còn làm trầm trọng hơn các biến chứng ở BN ĐTĐ như làm suy giảm chức năng thận nhanh hơn, làm tăng nguy cơ tử vong do tất các nguyên nhân ở BN ĐTĐ [48]

Về mặt sinh lý bệnh, giảm magie máu có thể trực tiếp gây co mạch và tăng huyết áp ngay điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và tử vong đột ngột, làm tăng độ tập trung tiểu cầu gây huyết khối tại chỗ và có thể tạo ra các tổn thương bệnh lý xơ vữa động mạch Tất cả tình trạng trên xảy ra trên lâm sàng có tăng theo bệnh ĐTĐ Điều này có thể gợi ý rằng hậu quả bệnh tim mạch trên BN ĐTĐ có thể có ít nhất một phần là do thiếu hụt magie [81]

7 Tình hình nghiên cứu về magie máu ở bệnh nhân đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam

7.1 Trên thế giới

Nghiên cứu đầu tiên về nồng độ magie ở BN ĐTĐ được thực hiện bởi nhóm tác giả Stutzman và Amatuzio vào năm 1952 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ magie huyết thanh thấp hơn ở BN ĐTĐ so với nhóm chứng Những nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cũng chứng minh rằng thiếu hụt magie có thể gây tăng nồng độ glucose máu (trích dẫn theo [50])

Hamid và cộng sự đã nghiên cứu trên 122 BN ĐTĐ độ tuổi trung bình là 63±10, có thời gian mắc bệnh trung bình là 7,4 năm, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nồng độ magie trung bình là 0,82±0,16 mmol/L, nồng độ magie có tương quan nghịch có ý nghĩa với nồng độ cholesterolTP và LDL-C cũng như với tuổi,

có sự tương quan thuận có ý nghĩa với nồng độ creatinin [59]

Khi nghiên cứu về nồng độ magie, tỷ lệ HbA1C và một số chỉ số lipid huyết tương ở 50 BN ĐTĐ và 50 người khỏe mạnh bình thường tại Ấn Độ, tác giả Supriya đưa ra kết luận: Ở nhóm BN ĐTĐ nồng độ magie, HDL-C huyết

Trang 34

tương thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng, nồng độ cholesterolTP, triglycerid, LDL-C cũng như tỷ lệ HbA1C cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ magie với tỷ lệ HbA1C Có mối tương quan nghịch không có ý nghĩa giữa nồng độ magie với nồng độ cholesterolTP, triglycerid, LDL-C [75] Khi nghiên cứu về nồng độ magie và một số chỉ số lipid máu trên 219 bệnh nhân ĐTĐ và 100 người khỏe mạnh ở Pakistan, tác giả Elahi cho thấy nồng độ magie máu ở người khỏe mạnh bình thường là 1,15±0,33 mmol/L cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân ĐTĐ là 0,66±0,09 mmol/L Ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nồng độ magie máu có tương quan thuận với nồng độ HDL-C và tương quan nghịch với nồng độ cholesterolTP và nồng độ LDL-C [55]

Tác giả Kirsten nghiên cứu tiến cứu trên 940 BN ĐTĐ ở độ tuổi trung bình là 63,4±11,6, thời gian theo dõi trung bình là 12,3±5,3 năm về mối liên quan giữa giảm nồng độ magie máu với việc sử dụng thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống BN được chia làm 3 nhóm: nhóm sử dụng metformin, nhóm

sử dụng sulfonyurea đơn thuần và nhóm sử dụng phối hợp cả 2 thuốc trên Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ giảm nồng độ magie máu ở nhóm sử dụng phối hợp 2 thuốc cao hơn có ý nghĩa so với nhóm sử dụng đơn thuần một thuốc Việc sử dụng thuốc kiểm soát glucose bằng đường uống trong thời gian dài, đặc biệt ở những BN được sử dụng phối hợp giữa metformin và sulfonyurea gây giảm magie máu có thể do làm giảm hấp thu magie tại ruột hoặc tăng tích lũy magie trong tế bào [66] Tác giả đã đưa ra khuyến nghị rằng nên định lượng magie máu vì đây là xét nghiệm dễ thực hiện với chi phí rẻ Ở BN ĐTĐ nên

bổ xung magie bằng đường uống vì đây là liệu pháp với chi phí không cao lại rất an toàn [66]

Khi đề cập đến việc quản lý giảm magie máu ở BN ĐTĐ týp 2, trong một nghiên cứu tổng quan về giảm magie máu và các biến chứng của giảm magie máu ở BN ĐTĐ, tác giả Chhabra đưa ra khuyến nghị: Nên ăn chế độ ăn

Trang 35

giàu magie và giảm thiểu việc kém hấp thu magie tại ruột; kiểm soát tốt nồng

độ glucose máu để hạn chế mất magie qua thận do lợi tiểu thẩm thấu và nhiễm toan chuyển hóa, kiểm soát quá trình siêu lọc tại cầu thận bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hạ áp ức chế men chuyển hay thuốc chẹn thụ thể angiotensin Nếu nồng độ magie vẫn không được kiểm soát thì việc bổ sung magie bằng đường uống là cần thiết Thời gian bổ sung magie tối thiểu là 3 tháng [50]

7.2 Tại Việt Nam

Đã có rất nhiều nghiên cứu trên BN ĐTĐ về các lĩnh vực lâm sàng cũng như cận lâm sàng Tuy nhiên, nghiên cứu về việc bổ sung magie cũng như tìm hiểu các mối liên quan giữa nồng độ magie huyết tương với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ở BN ĐTĐ týp 2 chưa được tác giả nào đề cập đến

Trang 36

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

* 100 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh - bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên có nồng độ magie huyết tương thấp hơn bình thường

Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có các bệnh lý ác tính, suy gan, suy thận, phụ nữ

có thai và cho con bú hoặc bệnh nhân đang có các viêm nhiễm, bệnh lý cấp tính khác

Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang điều trị bằng thuốc hạ lipid máu

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Khoa Khám bệnh, Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 1/2015 đến 12/2016

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang

Ngày đăng: 07/08/2017, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w