1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hình tượng con hổ trong văn hóa

52 2,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 6,24 MB

Nội dung

Trong nhiều nềnvăn hóa khác nhauthế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên tưởng vềsức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẽ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn vện

Trang 1

Hình tượng con hổ trong văn hóa

Trong nhiều nềnvăn hóatrên thế giới, hình tượng con

hổhayChúa sơn lâmđã xuất hiện từ lâu đời và gắn

bó vớilịch sửcủaloài người Trong nhiều nềnvăn hóa

khác nhauthế giới, hình ảnh con hổ gợi lên những liên

tưởng vềsức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẽ đẹp rực

rỡ nhưng đầy bí hiểm, sự uyển chuyển với cơ thể vằn

vện thấp thoáng lượn sóng cũng tính hung hãn, thú

tính của mộtđộng vật săn mồi hàng đầuvà là mộtbiểu

tượngcủa đẳng cấpchiến binh*[1]cũng như toát lên vẽ

đẹp hùng vĩ và sức mạnh*[2]*[3]Về bản chất tự nhiên,

hổ là dã thú có sức mạnh, to khỏe, nhanh nhẹn, thuần

thục về kỹ thuật chiến đấu, thành thạo về kỹ năngsăn

mồi, loài vật này còn đặc trưng bởi tính hung dữ, táo

bạo, liều lĩnh, dám tấn công hay đối địch nhiều thú to

khỏe khác cùng với tiếng gầm rống rung chuyểnnúi

rừnggây khiếp đảm cho muôn loài và còn là động vật

tinh khôn từ đó hổ được người ta tôn lên vị trí Chúa tể

của rừng núi và coi hổ là con vật linh thiêng.*[4]*[5]

Đối với nhiều nướcchâu ÁlàChâu lụcmà loài hổ phấn

bố thì hổ còn là biểu tượng củasức mạnh, uy quyền

và tâm linh Tại đây, hổ được coi là có vị trí thống

trị trong giới động vậtnên nhân dânở một số nước

phương Đôngđã thần thánh hóa loài này với tập tục

thờ hổ hay thờ thần hổ đã đi vàotín ngưỡng dân gian

của nhiều dân tộc, cộng đồng*[6]*[7]nhất là ở những

chốn rừng núi sâu thẳm thì hổ luôn được thờ phụng,*[8]

một số dân tộc khác còn tôn thờ hổ như thầngiám hộ,

nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng hình ảnh con hổ

làbiểu tượng của đất nước, làvật tổcủa dân tộc mình

Hình ảnh con hổ đã đi sâu vàovăn hóa,lịch sử,nghệ

thuậtnhưTrung ốc,Hàn ốc,Việt Nam,Ấn Độ,

Nhật Bản, các nướcĐông Nam Á… Ở một số nơi khác,

hổ cũng tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh uy mãnh

và ở một khía cạnh nào đó là biểu hiện cho nhiều phẩm

chất của con người như phẩm chất kiên trì theo một số

quan niệm do với tập tính của nó, con hổ còn thể hiện

phẩm chất kiên nhẫn và dũng cảm vì bản năng các con

hổ biết khi nào nên nằm yên phục kíchcon mồinhưng

cũng biết vồ lấy cơ hội khi con mồi mất cảnh giác

Cáctriều đại phong kiếnở các nướcPhương Đôngcoi

hổ cùng vớirồnglà biểu trưng chovương quyền, trong

quân sự, võ học và cho những thành đạt trong khoa

cử, chính vì vậy mà hình ảnh con hổ xuất hiện khá phổ

biến trongcung cấm,doanh trạivà trong trường thi*[9]

Đứng hàng thứ ba trongthập nhị địa chi, hổ là vị vua

mang nhiều ẩn dụ nhất trong các loài dã thú Trong

dân gian Việt Nam, hình ảnh con hổ phổ biến trong

các kiến trúc đình, miếu, dưới chế độ quân chủ của triều

đình phong kiến, hình ảnh Hổ được biểu tượng cho sức

mạnh quân sự, cho các vị võ tướng và thường được thêutrên áo các võ quan hàng tứ phẩm*[10]ở một khía cạnhkhác, người ta thường kể nhiều chuyện dân gian, sự đồithổi, vẽ tranh, tạc tượng về con hổ rất nhiều và khiếncho nó trở thành những nhân vật trung tâm của nhiềutác phẩm văn học nghệ thuật đại chúng.*[11]

Trong ngôn ngữ, nghệ thuật, người ta vẫn dùng đếnhình ảnh con hổ với nhiều tác phẩm có sự hiện diện củaloài hổ Trong một số lĩnh vực khác đặc biệt là lĩnh vựcquân sự thời hiện đại lại có sự hiện diện rất lớn của hìnhảnh con hổ với biểu tượng về sức mạnh của các đơn vị

vũ trang, các loại vũ khí Ngày nay, trong văn hóa đạichúng trên nhiều lĩnh vực nhưthể thao,kinh tế,quảngcáođặc biệt là dùng để chỉ về tiềm lực hùng mạnh cũngnhư sự trỗi dậy của nền kinh tế ở các quốc gia đặc biệt

là ở châu Á nhưBốn con hổ châu Á, bốn con hổ con kinh

tế (Tiger Cub Economies), Những con hổ kinh tế mới

*[12] Những con Hổ kinh tế(Tiger economies) là cáchnói hình tượng dành cho những nền kinh tế với tốc độphát triển rất nhanh và mạnh, thường gắn liền với sựcải thiện, nâng caochất lượng cuộc sống.*[13]Người tacũng sử dụnghình tượng,biểu tượng,biểu trưng,phùhiệu,nhãn hiệucó thể hiện hình ảnh con hổ

Trong thời hiện đại, hình tượng con hổ đã trở nên ngộnghĩnh, đáng yêu hơn rất nhiều so với hình ảnh củamột loài ác thú trước đó nhằm đề cao ý thức bảo vệ,bảo tồn loài hổ khi loài này đã trở thành mộtđộng vậtquý hiếmvà có nguy cơ bịtuyệt chủng Một cuộc thăm

dò dư luận của kênh truyền hìnhAnimal Planetcho kếtquả hổ là con vật được yêu thích nhất trên thế giới vớikết quả điều tra đối với hơn 50.000 người xem đến từ 73quốc gia, theo kết quảbỏ phiếuthì hổ nhận được 21%

sốphiếu bầuvà đứng hạng nhất, tiếp theo làchóvới sốphiếu sát sao 20%,cá heođạt 13%,ngựađạt 10%,sư tửchỉ đạt 9%,rắnđược 8%, tiếp theo làvoi,tinh tinh,đườiươi và cá voi*[14]*[15]*[16]Ngày nay, cả thế giới đãdành riêng một ngày để kỷ niệm về loài hổ đó làNgày quốc tế về bảo tồn hổ(nhằm ngày29 tháng 7hàngnăm)*[17]*[18]*[19]lần đầu tiên, ngày này đã diễn ratạiViệt Namvào năm2011, tạicông viên ống Nhấtdiễn ra mít tinh và hội thảo về tăng cường công tác bảotồn hổ nhân Ngày quốc tế về Bảo tồn hổ nhằm nângcao nhận thức củacộng đồngđối với vấn đề bảo tồnloài hổ.*[20]

1 Khái yếu

1

Trang 2

2 1 KHÁI YẾU

Hổ là động vật biểu tượng cho sức mạnh và sự hung hãn trong

nhiều nền văn hóa và được mệnh danh là Chúa tể của rừng núi

hay Chúa sơn lâm

Một con hổ đang thư giãn

Loài hổ phân bố chủ yếu ở vùngchâu Ávới nhiều nòi

khác nhau trong đó có năm phân loài còn tồn tại đến

ngày nay Hổ là đối tượng phổ biến của các loại hình

văn hóa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, là đối

tượng trung tâm của nhiều truyền thuyết, huyền thoại

kỳ vĩ, được tạo dựng và tồn tại sâu đậm trong tâm trí

con người qua hàng ngàn năm Với vẻ đẹp nổi bật rực

rỡ bởi bộ da, thân hình lượn sóng, vằn vện và khỏe,

uyển chuyển và kiêu hùng của hổ là đề tài hấp dẫn xưa

nay của nhiều ngành mỹ thuật, hội họa, đúc nặn, điêu

khắc, nhiếp ảnh Chuyển động, hình dáng, thần thái

của hổ (gọi là thế hổ) được thể hiện trong hội họa, điêu

khắc, phong thủy, võ thuật và là một thế cơ bản trong

thư pháp (nghệ thuật viết chữ đẹp) của người phương

Đông Hổ có dáng đi đặc trưng được gọi là hổ bộ, bốn

chân khi đi rất khoan thai, nhưng chắc chắn, mỗi bước

chân đặt xuống đất thì các xương cốt, cơ bắp trên phần

thân thể đều lộ ra*[21] Là động vật có những khả năng

vượt trội như phi nhảy, chạy, bơi, tính nhạy cảm, hổ trởthành đối tượng nghiên cứu hữu ích cho các nhà khoahọc trong nhiều lĩnh vực, rất nhiều vườn thú lớn trênthế giới ngày nay đều nuôi hổ phục vụ nhu cầu thamquan, chiêm ngưỡng của người xem

Với việc gắn bó tương đối sâu sắc và từ lâu đời với cácdân tộc ở châu Á, với sức mạnh, sự uy quyền, vẽ đẹp bí

ẩn đồng thời với sự phá hoại, tinh ranh đã để lại hìnhảnh sâu đậm trong văn hóa của các dân tộc châu Á nhất

là các dân tộc Phương Đông Sự giao thoa giữa các nềnvăn hóa, các nên văn minh với nhau tạo điều kiện chohình ảnh con hổ được tiếp cận vớivăn hóa Tây Phươngtheo cách nhìn nhận củangười phương Tây, và ngàynay hình ảnh hổ được phổ biến rộng rãi trên thế giới.Cái nhìn về hổ trong văn hóa đại chúng của các dân tộckhác nhau trên thế giới hình ảnh con hổ trong thế giớinày nay tuy muôn vẻ và đa dạng nhưng có những điểmchung đó là vừa sùng bái, ngưỡng mộ trước sức mạnh,

sự hung hãn vẽ đẹp bí ẩn nhưng vừa sợ hãi, khinh ghét,hắt hủi, cũng như cách nhìn của thế giới hiện đại ngàynay hổ đã trở nên ngộ nghĩ, đáng yêu hơn

Ngày nay, không gian sinh tồn của hổ ngày càng trởnên thu hẹp, và số lượng hổ ngày càng giảm dần donạn săn bắt trái phép Hổ đã không còn là mối hiểmhọa của con người nữa, ngược lại chúng đã và đang bịcon người đưa đến thảm họa tuyệt chủng trên phạm vitoàn cầu và đã có tên trongsách đỏ.*[22]Từ một biểutượng cho sức mạnh thiêng liêng, huyền bí của rừngxanh, hổ đã trở thành biểu tượng cho lời kêu gọi bảo

vệ đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái.*[23]Ngày28tháng 7năm2009tại thủ đôNew DelhicủaẤn Độhơn2.000 sinh viên đã vẽ mặt mình như hổ, tuần hành vàxếp thành hình hổ để kêu gọi mọi người bảo vệ loàiđộng vật quý đang bị giảm sút nhanh ở quốc gia nàyđồng thời lập kỷ lục số người hóa trang thành hổ đôngnhất.*[24]

1.1 Văn hóa Phương Đông

Trong văn hóa châu Á, hổ là một linh vật trong12 congiápvà tượng trưng cho sức mạnh*[25]và trở thànhmột biểu tượng trong nền văn hóa cổ phương Đông, córất huyền thoại, sự huyền bí về hổ.*[26]Trong tâm thứcngười dân phương Đông thì hổ vẫn là một ác thú, nóhung hãn nhất trong 12 con giáp dù rằng về sự khônngoan, nó không thể sánh với khỉ và chuột, sự kiên trì,

có thể không sánh với trâu, nhanh không bằng ngựa,

uy vũ không so sánh bằng Rồng, luồn lách và hiểnđộc không thể bằng rắn nhưng, trong 12 con thú, hổhội đủ các đặc chất như dũng mãnh, can trường, hiênngang, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn

nó Nhờ những đặc chất ấy mà cọp là một trong nhữngloài trở thành biểu tượng của sự hùng cường và sứcmạnh vô song, vì thế nó được con người thần thánhhóa bởi nhiều nước đưa hổ vào đời sống xã hội, vănhóa, và nghệ thuật.*[27]Đặc biệt là trong rừng, không

có một con vật nào sao chép được sự uy dũng của Hổ,

Trang 3

đó chính là Hổ xú hùng tâm tại tức là, khi con Hổ về

già xấu xí nằm yên một chỗ nhưng hùng tâm của Hổ

vẫn còn, chẳng một con vật nào dám qua mặt Đây là ý

dân gian muốn ca ngợi những vị anh hùng tuy tuổi đã

cao, nhưng khí phách hào khí vẫn không bị mất đi, vì

thế chẳng một ai dám xem thường…*[28]

Hổ Amur giữa tuyết mùa đông

Với người phương Bắc thì hổ còn là biểu tượng cho

quyền uy, sự dũng mãnh nơi chiến địa*[29]và Hổ trắng

là hình ảnh của đấng minh quân*[30]đồng thời tượng

trưng cho sức mạnh, uy quyền của vị tướng quân dũng

mãnh, can trường.*[31]Chính vì thế hổ thường là đại

diện và biểu trưng cho các vị tướng lĩnh, quân đội, các

lực lượng quân sư, những vũ khí chiến tranh Ở Việt

Nam có truyền thuyết, vị tướng họ Hùng có công đánh

đuổigiặc Ândo bà mẹ hổ sinh ra (ngày nay đền Trình

ở thắng cảnh Hương Sơn thuộcMĩ Đức, Hà Nộicòn

thờ vị thần hổ này và được hương khói khắp bốn mùa)

Truyện Tam quốc cóNgũ hổ tướng, trong Truyện Kiều

có nhắc nhiều về hổ và liên quan đếnTừ Hải Hoàng

Hoa ám được mệnh danh là Hùm thiêng Yên ế

Các võ tướng ngày xưa có phù hiệu, ấn tín khắc hình

đầu hổ, gọi làhổ phù Các đình chùa, miếu mạo thường

chạm khắc hình hổ, thể hiện sự linh thiêng, bất khả xâm

phạm.*[31]

Trong tâm thức của nhiều dân tộc, hổ được coi là quái

vật của bóng tối và tuần trăng mới, hổ cũng là một

trong những hình tượng của thượng giới và thế giới

được đồng nhất với mặt trăng tái hiện Hổ còn là ông

tổ của một sốthị tộc.*[32]Hình ảnh con hổ trong đời

sốngngười châu Áđã ăn sâu trong tâm thức, những

đặc tính của hổ được so sánh với những gì được cho

là tốt, mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày như: hổ dữ

không ăn thịt con (chỉ về đạo lý làm người, tình cảm

mẫu tử), cọp chết để da, người ta chết để tiếng (nói về

danh dự), nam thực như hổ (chỉ về ăn khỏe), mình hổ,

tay vượn, bụng beo, lưng sói (chỉ về sự hoàn thiện của

một cơ thể đầy sức mạnh) hổ bộ, hổ bôn (dáng đi như

hổ), rồng cuộn hổ ngồi (chỉ về địa thế đẹp), hổ phụ sinh

hổ tử (chỉ sự tự hào khi có thế hệ tiếp nối), long tranh

hổ đấu (chỉ về đối thủ ngang tài ngang sức) hoặc còn

nói khá nhiều trên bình diện quan trọng trong một đời

sống xã hội với thiết chế xã hội như làm bạn với vua như đùa với hổ…*[33]

Hổ còn được tôn thờ và là hình tượng phổ biến đầy

ấn tượng trong đời sốngdân giancủangười Việtvớitục thờ hổ hay thờ thần hổ ở nhiều vùng miền Hìnhtượng hổ bên cạnh mang sự quyền uy còn đáng nể cùngvới nhận thức về công năngy tếvàmỹ thuậtkhiến hổ

sở hữu một những phẩm chất để có thể trở thành mộtlinh vật của tôn giáo Hổ chiếm toàn bộ vũ trụ, ngự

5 phương, được gọi là ngũ hổ, ngũ dinh.Đạo mẫu đãlấy con hổ làm biểu tượng cho quyền uy Ngũ hổ làchủ thể quyền uy 5 phương, có một sức mạnh lớn vànhờ sức mạnh có tính chi phối đó, vạn vật có trật tự

Về mặt quan hệ xã hội, 5 phương chính là cộng đồng

và đây chính là điểm đưa hổ lên tầm của sự đại đồng

và bảo hộ (ví dụ như ởHàn ốc, hổ đóng vai trò là

ần bảo hộ) Ở Việt Nam, sau khitriết học Trung Hoathâm nhập vào Việt Nam, tinh thần của loại triết thuyếtnày với ngũ sắc đã kết hợp với đạo Mẫu thuần Việt tạonên ngũ hổ với 5 màu sắc Biểu tượng này của tôn giáolan sang nghệ thuật dân gian, tạo nên bức tranh 5 ông

hổ quay quần quanh một điện thờ hương khói vấn vít,chầu vào trung ương để che chở bảo hộ Trongphongthủy, hổ là con vật tượng trưng cho sự quyền uy, mạnh

mẽ, nhanh nhẹn và bản lĩnh.*[33]

Cũng trong văn hóa, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa, hổ

là động vật có thật và gần như là duy nhất được người

ta sánh đôi vớirồng– một loài vật hư cấu tượng trưngcho quyền năng của tự nhiên Nhiều bứchội họa,thưpháp, tranh thủy mặcở Trung ốc, Việt Nam, Hàn

ốc, Nhật Bản… có vẻ cảnh hổ và rồng đang ở tư thếgầm ghè chuẩn bị giao chiến và điều này cũng thể hiệntrên những bứctượng,phù điêukhác Người Hàn ốcquan niệm rằng khi trời mưa to là lúc rồng và hổ đanggiao chiến kịch liệt Nhiều câu thành ngữ, vần vè cũng

có sự sánh đôi giữa rồng và hổ Có thể kể đến như:

• Long tranh, hổ đấu (tiếng Hán: 龙争虎斗) hoặc

Long hổ giao đấu hay Long hổ tranh hùng dùng

để chỉ về một trận đấu ác liệt ngang sức ngangtài giữa hai kỳ phùng địch thủ vì cuộc đối đầugiữa rồng và hổ luôn chỉ đến những cuộc tranhđấu giữa các thế lực mạnh*[34]hoặc những trậnđấu có tính chất quyết liệt.*[35]Đây cũng là tựa

đề của một bộ phim võ thuật của điện ảnhHồngKôngcó tên:Long tranh, hổ đấu(tựa tiếng Anh:Enter e Dragon) với sự tham gia của diễn viên

Lý Tiểu Long

• Rồng cuộn, hổ ngồi (Hán Việt: Long bàn, hổ cứ,

chữ Hán: 藏龙卧虎) hay Hay hổ phục rồng chầu

có nghĩa là chỗ đất hiểm yếu hay một địa điểmchiến lược ành ngữ này được nhắc đến trongChiếu dời đôcủa Lý ái Tổkhi đề cập đến địathế củaĐại Lavà chọn đây là kinh đô của nướcViệt Câu nói này cũng là cảm hứng cho tựa đề của

bộ phim củaĐài Loancủa đạo diễnLý Ancó tựa

đềNgọa hổ, tàng long (tựa tiếng Anh: Crouching

Trang 4

4 1 KHÁI YẾU

tiger, hidden dragon) có nghĩa là một nơi có vẻ vô

hại nhưng lại có những lực lượng rất mạnh ẩn nấp

• Tả anh Long, Hữu Bạch Hổ: Rồng xanh bên trái,

hổ trắngbên phải

• Long đàm hổ huyệt (chữ Hán: 龙塘虎穴) hay Ao

rồng, hang hổ: Chỉ về một nơi nguy hiểm.

• Long đằng hổ dược (chữ Hán: 龙腾虎跃) nghĩa

tiếng Việtlà: Rồng nhảy, hổ vọt

• Vân tùng long, phong tùng hổ tức mây theo rồng,

gió theo hổ

• Long sinh quyển, hổ sinh phong tức Rồng sinh ra

mây, hổ sinh ra gió

• Rồng bơi vũng cạn bị tôm cợt/hổ xuống đồng bằng

bị chó kinh: Câu thành ngữ chỉ về sự thất thế

• Long hổ tương phùng, hàng long phục hổ hay câu

khẩu quyết trong võ học: Đao tựa mãnh hổ thương

tựa giao long ngoài ra còn có: Long hổ hội, một điệu

múa trong cung đình Huế*[36]hay Long hổ môn:

Một cánh cửa khó khắc hình con rồng và con hổ

và cũng là tựa của một bộ phim võ thuật-xã hội

đen của Hồng Kong (Dragon Tiger Gate) với sự

tham gia của các diễn viên:Chung Tử Đơn,Lâm

Phong…

• Miệng hùm chớ sợ, vảy rồng chớ ghê: Câu ngạn ngữ

ở Việt Nam

• Trấn ải kim thương như Bạch Hổ/ủ quan ngân

kiếm tựa anh Long, dịch nghĩa: Trấn ải, thương

vàng như cọp trắng/Giữ quan, kiếm bạc tựa thanh

long lời tựa trong bàiHùng kê quyền

Một bức tranh của Nhật Bản vẽ về cảnh rồng và hổ

Ngoài việc so sánh với loài rồng, với bản năng chiến

đấu hung dữ của mình, hổ cùng là loài động vật được

người ta chọn làm một bên trong các cuộc giao chiến

giữa các loài muông thú mà điển hình làcặp đấu hổ

với sư tửluôn là đề tài được quan tâm của nhiều người

trong suốt lịch sử Bên cạnh đó, một cặp đấu đáng chú

ý khác là cuộc chiến giữa hổ và voi, đặc biệt ở Việt Nam

người ta trong lịch sử người ta thường tổ chức những

cuộc quyết đấu giữa các convoi chiếnvà các con hổ

ở đấu trường với một cuộc chiến khá bất công dành

cho hổ,*[37]ngoài ra hổ còn là đối thủ của nhiều động

vật khác chẳng hạn nhưsói lửa(hồ),gấu, cá sấu,đạibànghoặc những trận chiến vớitrâu nhà thông quanhững câu chuyện kể lại của nhữngngười dân Bêncạnh đó còn có những câu chuyện về những cuộc chiếnđấu giữa hổ và người, những người có sức khỏe phithường, tay không đánh hổ như Võ Tòng trong ủy

Hử, Phùng Hưng, Nguyễn Huệ, Lê Văn Khôi, Võ sưNhật BảnGogen Yamaguchi,…*[38]

Sự khôn khéo của con người trong cách đối xử với hổcòn mang lại lợi ích về mặt sức khỏe theo quan niệmcủaĐông y, đó là một trong những lý do quan trọngkhiến cư dânNam Átrân trọng hổ Đặc biệt là trongquan niệm đời sống, người ta đánh giá rất cao côngdụng củaxươnghổ và loại thuốc trứ danhCao hổ cốt,theo đóCao hổ cốtcó thể làm thay đổi chất lượng sứckhỏe con người, cứu bệnh hiểm nghèo, giúp bệnhungthư, cứu người hậu sản… Bên cạnh đó, theo quan niệmcủa nhiều người thì hổ loài vật đã đi vào huyền thoại

về sức mạnhtình dục với biểu tượng là chiếcpín hổ(tứcdương vậtcủa con hổ) mặc dù trên thực thế khảnăng sinh dục của hổ cũng chỉ ở mức bình thường.*[39]Nhiềungười Việt Namhayngười Trung ốcvẫn rấttin vào công dụng của những sản phẩm làm từ độngvật hoang dã, ăn gì bổ nấy, con gì càng khỏe, càng quýhiếm thì càng tốt và do hổ là con vật khỏe hàng đầunên cao hổ, móng hổ, da hổ, nanh hổ và cả pín hổ vẫnđược săn lùng ráo riết Tuy nhiên việc cho phép đemchúa sơn lâm linh thiêng ra giết mổ như… bò, lợn, gàvịt thì rất chi là phản tâm linh, sản phẩm của hổ như

da làm thảm, răng và vuốt để làm trang sức, các trangtrại nuôi hổ ở Trung ốc rất lớn, với hàng ngàn con

hổ bị nhốt, nuôi lấy giống và giết thịt giống như nuôi

gà.*[40]*[41]

1.2 Quan niệm Phương Tây

eo cách nhìnphương Tâythì trongvăn hóa châu Á,

hổ chỉ đóng vai trò thay thếsư tửđể trở thành vua của muôn thú (King of the Beasts) khi sư tử luôn là biểu

tượng của hoàng gia, biểu tượng của sức mạnh*[42]Trong đời sống và văn hóa phương Tây có mô tả vềhình ảnh của hổ nhưng đặt trong sự so sánh và mộtcuộc chiến với sư tử, điều này được tái hiện trong tranh

vẽ của Eugène Delacroix, George Stubbs, và JamesWardvào thế kỷ thứ 18 và 19,*[43]cũng trongVăn họcAnhđã so sánh sức mạnh chiến đấu của hổ và sư tử, vàcác nhà thơEdmund Spenser,Allan Ramsey, vàRobertSoutheyhay mô tả chiến thắng của sư tử.*[44] OliverGoldsmithcho rằng hổ là hiện thân như một kẻ hay gâyhấn, hung dữ và tính tình tàn bạo không cần thiết.*[45]Charles Knightcũng khẳng định sự tàn khốc vô cớ, sựtàn ác không cần thiết, và sự hèn nhát của hổ trong

sự tương quán với lòng quảng đại và sự oai vệ của sư

tử.*[46]

Trang 5

Trên nhữnghuy hiệucủa các quốc gia phương Tây, hổ

được khắc họa là một con quái vật huyền ảo với một

cơ thể thon gọn của một con conchó sói, có bờm, râu

và chỏm lông ở đuôi giống sư tử cùng một cái mõm

nhọn*[47]điều này phản ánh việc nhiều nghệ sĩ châu

Âu thời Trung cổ chưa từng bao giờ nhìn thấy một con

hổ thực sự, cộng với một truyền thuyết về một con hổ

mẹ dữ dằn, sẵn sàng quyết liệt bảo vệ con cái của họ

trước những thế lực muốn bắt con của nó và nếu nó

đứng trước một tấm gương thì con hổ cái sẽ bị thôi miên

bởi chính hình ảnh của mình do đó một số huy hiệu có

mô tả cảnh hổ nhìn chằm chằm vào gương Cũng theo

cách nhìn của phương Tây thì trongvăn hóa dân gian

châu Á thì hổ cũng là con vật thay thếchó sóiđể hóa

thành thành những loàiyêu quáihayyêu tinhchuyên

biến hóa, hại người, hổ với hình dạng là những conmèo

ma, yêu quái mèo (werecat) thay thế choma sóihay

người sói.*[48]*[49]

Hổ là con vật được nhắc đến rất nhiều trong tín ngưỡng dân

gian

Trong tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, vùng

miền hổ là loài vật được tôn thờ và sùng bái thông qua

tập tục thờ hổ, hổ còn đóng vai trò là thần giám hộ của

quốc gia, sự ngưỡng mộ loài hổ còn thể hiện thông qua

danh xưng, đặt tên, làm linh vật, biểu tượng Trong tiềm

thức dân gian Việt Nam, hổ hay ông ba mươi là tên gọi

đầy uy linh, quyền kính trong những gian thờ, đình,

chùa, miếu mạo Tục thờ hổ bắt nguồn từ cuộc sống

nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện

săn bắt, hái lượmhoặc giai đoạn đầu của cuộc sống

nông nghiệpthì lúc này hổ chính là sức mạnh thiên

nhiên vừa gần gũi và là tai họa đối với con người, chính

vì vậy mà con người thờ hổ

Trong số các tên gọi tên được dùng phổ biến và tồn tại

trên văn bản, các vùng nhiều nhất là Hổ Người phương

Đông gọi Hổ bằng nhiều tên hơn người Phương Tây

Trong hệngôn ngữ châu Âu, từ hổ bắt nguồn bằng từ

tigre vốn được vay mượn từtiếng Hy Lạptigris, bản

thân từ này lại vay mượn từ tiếng Ba Tư*[50] trong

từ Anh-Mỹ thì hổ cái (tigress) lần đầu tiên được ghi

lại năm 1611và thuật ngữ Mắt hổ (yellowish-brown

quartz) được ghi lại năm1891 uật ngữ tiếng Anh

thông dụng chỉ về hổ là Tiger và chỉ về hổ cái là Tigeress,

trongtiếng Phápthì hổ còn gọi là Tigris, tiếng Tây Ban Nha thì hổ được gọi là El Tigre.

Ở châu Á,người Tungusmột dân tộc ở vùng Tây Bá Lợi

Á gọi giốnghổ Mãn Châubằng tên gọi với ý nghĩa tôn

xưng là Ông hay Ông già, cònngười Udege vàngườiNanaiở vùng Viễn Đông Nga gọi hổ Mãn Châu bằng

tên gọi Amba*[51]với ý nghĩa sùng kính cùng với gấu(Doonta),người Mãn Châugọi tên hổ với ý nghĩa là Vua (Hu Lin)*[52] Người Mông Cổgọi hổ là Ba-lưa (Бар)

đây là từ gốc của danh hiệuBa Đồ(Баатар) vàBa Đồ

Lỗ(Baturu) của người Mãn Châu Ở Trung ốc, người

Trung ốc hay gọi hổ là Lão hổ Ở Mã Lai,hổ Mã Laicũng đượcngười Mã Lai đặt cho nhiều loại tên hiệu,

đáng chú ý có Pak Belang có nghĩa là Chú có sọc hay Bác có sọc*[53]ỞIndonesia, người ta gọi hổ là Harimau,

người ái Langọi hổ là Seua Người ái ở Việt Nam gọi hổ là Tu xưa, Xưa cả, Xưa cản tao,người Mườngthì

gọi là Tu khán,người M'Nônggọi hổ là Rơnong,ngườiÊđêgọi là Êman,người Hà Nhìở Lai Châu gọi hổ là Khà

dừ,*[54] người Khơ Múgọi hổ là Rvai,người La Hủgọi

hổ là Hủ và tên của dân tộc này được đặt theo tên của

con hổ,người Tà Ôigọi hổ là Avó.

Trongchữ Hán, chữ hổ (唬) nghĩa là dọa nạt, cóbộ khẩuđứng trước chữ hổ để tượng hình cho việc nghe tiếng

hổ gầm, tạo ra sự khủng khiếp và trongtiếng Việttừhùng hổ hay hùng hùng hổ hổ cũng có thể xuất phát từ

ý nghĩa này.*[23]Trong dân gian Việt Nam, với nhữngđẳng cấp và những giai cấp khác nhau, người ta còn gọi

hổ là: Cọp, Hùm, hoặc những danh xưng mang tên Ông như ông Hổ, ông Cọp, ông Hùm, ông Kễnh, ông Hầm, ông

Ba Mươi, ông Khái, bà um… trong đó người ta thường

gọi con hổ với cách gọi rất trân trọng là ông Hổ, ông BaMươi Trong các loài thú dữ, chưa có loại thú nào đượccon người sợ hãi, thờ cúng, kỵ húy nhiều bằng con cọp,quan điểm nhiều người không dám gọi thẳng tên,*[55]một số người già không dám kêu đích danh con hổ màchỉ dám gọi chệch đi ông kễnh, ông ba mươi hay ông

hùm vì sợ Ngài giận.

Cái nhìn dân gian Việt về con cọp thể hiện trong cáchgọi tên, thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ, thànhngữ, những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn Ngoài tênCọp, là Hổ, tiếngHán Việtlà Dần, hổ còn có tên là Khái,

là Kễnh, Ba Cụt (cọp ba chân), Ba Ngoe (cọp ba móng),

Ông Chằng hay Ông Kẹ, Ông Dài, Ông ầy (cọp thành tinh), Ông ba bị Dựa vào tiếng gầm của, hổ còn có tên gọi là Hầm, là Hùm, dựa vào sắc màu của da còn gọi

là Gấm, là Mun Ở Nam Bộ cò gọi cọp là Ông Cả vì sợ cọp quấy phá, lập miếu thờ, tôn cọp lên hàng Hương

Cả là chức cao nhất trong Ban Hội Tề của làng xã Nam

Bộ trước đó, người dân ở một số vùng thuộcảng Trị

Trang 6

6 2 TRONG TÍN NGƯỠNG

Hổ có rất nhiều tên gọi đặc biệt là trong tiếng Việt

(nhưlàng ủy Ba) còn gọi hổ bằng tiếng địa phương là

coọc có nghĩa là cọp.*[56]*[57]Như vậy, người Việt gọi

là hổ, cọp, hùm, kễnh, khái (miền Trung), ầy, Hạm,

(miền Nam) và các tên ẩn dụ như chúa sơn lâm, Mãnh

chúa rừng xanh, chúa tể rừng xanh, ông cả cọp, ông ba

mươi, ông thầy*[58]…

ỞMiền Đông Nam Bộ, những danh xưng cao nhất được

dành cho hổ như Sơn quân chi thần, Sơn quân chúa xứ,

Sơn quân mãnh hổ, Sơn lâm chúa tể, Sơn lâm chúa xứ,

Sơn lâm đại tướng quân, Sơn quân chúa động, Chúa xứ

sơn lâm, Mãnh Hổ, ần Hổ, Ông, ông ầy, ông Cả,

Ngài, ông Ba Mươi, Hương quản Ở các làng quê Nam

Bộ, thường có tập tục cử cọp giữ chức Hương cả của

làng, Có nơi như Bến Tre, dân làng gọi hổ với chức Đại

hương cả Nguyên nhân do tương quan lực lượng giữa

con người và tự nhiên vào buổi đầu, nên dù có diệt cọp

nhưng những người dân đi khai phá vẫn phải tôn thờ

nó vì hổ tượng trưng cho sức mạnh của tự nhiên mà cư

dân buổi đầu phải đối đầu, điều đó giải thích một tập

tục thờ hổ phổ biến trong buổi đầu đi khai phá khi con

người phải thừa nhận những sức mạnh của tự nhiên,

mà cọp là một đại diện tiêu biểu.*[59]

Sở dĩ hổ thường gọi nhiều tên như thế vì con người rất

sợ loài thú hung dữ này khi họ phải lên rừng núi để

khai thác gỗ, đốn củi, đốt than, khai thác trầm kỳ, mây,

tre, cây thuốc, lấy mật ong… hay nhà ở gần núi, nên

thời xưa, không những con người lập miếu thờ cọp, gọi

cọp là Sơn ần, Sơn ân Chúa Sơn Lâm mà cònkỵhúy, kiêng kỵ tên chính thức nên gọi tránh đi và bao

giờ cũng có chữ Ông, chữ Ngài đứng trước để tỏ ý tôn

trọng hay thành kính Hoặc là hổ nhiều khi vồ cả ngườicho nên người dân xưa, đặc biệt là dân vùng sơn cướcthường sợ, tôn sùng hổ, khi đi rừng không dám nhắcđến hổ, hoặc nói trại tên đi.*[23]Ở vùngSơn La, đồngbào dân tộc ở đây họ rất sợ hổ và họ gọi là ông hổ, chứkhông dám gọi là con hổ.*[60]

Trong tiếng Việt, tuy có nhiều tên gọi nhưng tập trungvào một số tên gọi chính với cách dùng trong nhữngtrường hợp cụ thể là*[61]

• Hổ: Liên tưởng đến sự hùng hổ, mạnh mẽ, hung

ác, quyết thắng Người ta cũng thường dùng từ hổ

dữ để mô tả về những con hổ chỉ về sự hung tợn,

dữ dằn hoặc tấn công làm hại người

• Cọp: Liên tưởng đến động tác ngoạm, cắp rất dữ

dội, tham lam, ăn tươi, nuốt sống

• Hùm: Liên tưởng đến tiếng gầm dữ dội, nhằm đe

dọa đối phương

• Ông Ba mươi: chỉ thọ 30 tuổi và hay rình dò kiếm

ăn vào đêm 30 Tết và kêu lên với sự tôn trọng,hay Cọp đi ba mươi bước là quên hết mọi thù oánhoặc Đêm ba mươicuối tháng âm lịch, trời tối đennhư mực, là thời gian thích hợp cho cọp dễ lộnghành, tìm mồi Truyền thuyết kể rằng, vua GiaLong trong những ngày sống trong rừng, hết cảlương thực may mắn có thịt thú rừng do hổ tiếp

tế Biết ơn hổ, vua cho lập miếu thờ và ra lệnh ai

lỡ tay giết hổ bị phạt 30 trượng hoặc bắt sống thìthưởng 30 quan tiền Vì vậy mà con hổ còn đượcgọi là ông ba mươi

• Kễnh: Liên tưởng đến việc con cọp có thể chỉ cần

chạy bằng ba chân, khi một chân bị thọt, hoặcvướng vì tha con mồi to hơn mình

• an lớn tuần dinh, hoặc an 5 dinh: được thờ

cúng trong các đền, coi là bộ hạ của ần, ánh,Mẫu…

• Ông Mãnh: Mạnh mẽ, tàn bạo, thù dai.

• Hạm: Trong miền Nam cũng có nghĩa là cọp

nhưng là những con cọp ác, hung dữ ăn thịt ngườiquấy phá cuộc sống của người dân, đối lập với cọpbạch, tức là cọp tu, cọp hiền

• Hàm: cũng như Hùm, từ tượng thanh dùng làm

danh từ dựa vào tiếng gầm của hổ

• Gấm, Mun: Tên gọi dựa vào màu sắc của hổ.

Về vị trí của hổ trong rừng, người ta còn gọi hổ bằng

Chúa sơn lâm, sau đó được nhấn mạnh thêm là Chúa

tể sơn lâm hoặc Chủ tể Sơn lâm*[62]hay Chúa tể rừng xanh, Mãnh chúa rừng xanh, Chúa tể núi rừng, Sơn

Trang 7

ân, Sơn ần, Vua hổ, Vua cọp…, có thể nói, trong

họ hàng nhà mèothì có lẽ hổ là con thú được nhắc đến

nhiều nhất với danh hiệu Chúa sơn lâm.*[63]ỞẤn Độ

và người Phương Tâyhay dùng thuật ngữ Hổ Hoàng

gia hay Chúa sơn lâm (Tigre Royale/Royal Tiger) để chỉ

vềhổ Bengal Hổ Mãn Châu còn được mệnh danh là

Chúa tể của rừng Taiga.*[64]*[65]Người ta cũng dùng

những thuật ngữ gọi về hổ như con hổ, con cọp nhưng

đây chỉ là những từ ngữ mang tính mô tả chứ không có

ý miệt thị như những thuật ngữ kiểu như (đồ) con chó,

(đồ) con lợn, (như) con bò, (như) trâu, (như) con dê già…

Và cũng chính sự dữ tợn nguy hiểm của hổ mà nhiều

người gọi hổ bằng danh xưng Ông

Người Trung Hoa cho rằng những vệt vằn trên trán hổ có hình

chữ Vương (王), có nghĩa khi sinh ra hổ là vua của muôn

thú * [66]

Người Trung Hoa quan niệm rằng những vết sọc trên

tráncủa hổ liên tưởng đến chữ 王 (chữ Vương), theo

tiếng Trung ốccó nghĩa làvuado đó người dân nước

này tin rằng con hổ sinh ra vốn dĩ đã là vua, chữ vương

trên trán hổ được hội họa Trung Hoa cũng như Hàn

ốc khai thác rất nhiều Bên cạnh đó, trongvăn hóa

Trung Hoa, hổ là loài vật có thực được tôn lên ngang

hàng vớirồng(long) một con vật trong tưởng tượng

biểu tượng cho sức mạnh của trời đất, người Trung Hoa

có câu mô tả sự sóng đôi giữa hai loài này Ở Trung

ốc rồng là biểu tượng cho vua chúa, vương quyền,

phượng hoàngbiểu tượng cho hoàng hậuthì hổ biểu

tượng cho các vịtướngvà đại diện cho quân đội*[42]

Người Trung ốc coi hổ là biểu tượng của sự can đảm,

người Trung ốc cổ xưa tôn sùngđấu sĩdữ tợn, không

biết sợ hãi này và coi đây là biểu tượng chống lại ba đạihọa của một gia đình nhưhỏa hoạn, trộm cắp và ma

tà Người Trung Hoa cũng suy tôn con vật linh Hổ gọi

là: ần ái Tuế cứu nhân độ thế: Hổ cứ Sơn Lâm phù

xã tắc, vật linh Hổ từ đó được lan truyền vào các ngôi

đình, đền, chùa, miếu, thể hiện thế lực, sức mạnh, ápđảo

Hổ thường dùng để chỉ những nhân vật xuất chúng,những người mạnh mẽ, còn trẻ tuổi thường được gọi là

những chú hổ nhỏ (hổ nhi) để thể hiện sự kỳ vọng của

mọi người Hổ là một mãnh thú dữ tợn và thường đượccoi là nguy hiểm với con người, tuy nhiên, theo văn hóatruyền thống Trung ốc, hổ cũng là biểu tượng của

sự may mắn Hổ, cùng với những con vật mang lại maymắn khác như Long (rồng) và Kỳ Lân có yếu tố bảo

vệ cho người Trung ốc Trong khi hầu hết nhữngcon vật may mắn trong văn hóa Trung ốc đều là giảtưởng thì con hổ là con vật có thật trong cuộc sống

eo truyền thống, người ta tin rằng trẻ em đội mũ, đigiày có hình đầu hổ vào năm mới sẽ được bảo vệ khỏi

ma tà.*[67] Long Hổ Tôngở Trung ốc là một đạogiáo lấy hổ cùng với rồng làm biểu tượng

Trong lịch sử và văn hóa Hàn ốc, hổ vừa được dângian xứ Hàn tôn làm thần giám hộ, hổ vừa là biểu tượngcủa uy dũng và quyền lực, giúp con người tránh đượcvận hạn và đem đến cho họ nhiều phúc lộc, dân tộcHàn ốc đã có lịch sử lâu dài gắn bó với hình ảnh con

hổ*[68]tại đây con hổ là giống vật thiêng biểu tượngcho điềm lành và là loài vật gần gũi theo như câu ngạn

ngữ Hổ thắp lửa mở lối trên chặng đường leo núi eo

quan niệm dân gian Hàn ốc thì khi trời mua to đóchính là lúc hổ đang đánh nhau quyết liệt với rồng*[69]Hình hổ còn được in lênbùa Tấm bùa thường manghình hổ vì đây là con vật biểu trưng của tinh thần dũngmãnh tạo cho người ta niềm tin tâm linh về sự an lành,được bảo vệ khỏi mọi điềm gở trong đời sống NgườiHàn ốc xưa quan niệm rằng trong ngày vui hôn lễ,

để tránh cho cô dâu khỏi gặp họa vì lòng người đố kỵkhó lường, nên phủ lên kiệu hoa một tấm da hổ haytấm chăn cóhọa tiếthình hổ Nếu cô dâu ngồi kiệuphủ trướng da hổ thì chú rể luôn phải giữ móng hổ bênmình Ngày xưa, người ta thường treo chuỗi xương hổtrước cửa hay cổng nhà để xua đuổi khí xấu

Cũng ở Hàn ốc, Khu lăng mộ của vua cũng là nơingười ta nhận ra sự hiện hữu của hổ, linh vật hộ vệ,che chở cho con người khỏi mọi tai ương.Tượnghổ tạcbằng đá Nằm ngay phía trước mộ xuất phát từ quanniệm xưa cho rằng hổ có thể bảo vệ lăng mộ, chốn yênnghỉ cho linh hồn vua chúa, điều này cũng có nét tươngđồng với văn hóa Việt Nam Tính chất linh thiêng của

hổ còn được thể hiện trong lễ cầu mưa Sử liệu thờiJoseon ghi lại rằng vào thời Taejong (Triều Tiên áiTông), Sejong (Triều Tiên ế Tông), Munjong (TriềuTiên Văn Tông) và Danjong (Triều Tiên Đoan Tông),đầu hổ đã được dùng để cúng thần khi hành lễ cầu mưa

Seokcheokgiuje (Tích dịch kỳ vũ tế ) Hoạt động khởi sự

việc nhúng đầu hổ xuống nước, nơi rồng náu ẩn trước

Trang 8

8 2 TRONG TÍN NGƯỠNG

bến cây liễu, cây phác.*[70]*[70]Trong nghi lễ cầu mưa

của hoàng gia, đầu hổ được ném xuống sông, nơi được

coi là chốn ngự trị của rồng bởi quan niệm chỉ có hổ

mới trị được Long thần, kẻ cai quản nguồn nước

ỞViệt Nam, theo quan niệm thông tục, người ta cho

rằng, hổ là chúa tể của muôn loài muông thú, thậm

chí uy lực của hổ còn trấn ngự được cả những linh

hồn người đã chết do nó ăn thịt Trong văn hóa, hổ

xếp hàng thứ ba trong mười hai chi, năm Dần mang

cầm tinh cọp, là một hình tượng đa nghĩa vừa phức tạp

trong tâm linh người Việt, vừa là ác thú, vừa là thần

hộ mệnh Có hình hổ trấn giữ ở ngưỡng cửa là tà ma

không dám xâm nhập Hổ là ác thúđược người kinh

sợ đến độ lập đền thờ, hy sinh nhân mạng để tế lễ mỗi

cuối năm, như tục thờ ần Hổ, làng Ngọc Cục, huyện

Đường An, tỉnhHải Dươngmà Phạm đình Hổ

(1768-1839) đã kể lại kỹ càng trongVũ Trung tùy bút, đến

năm1800, tục mới chấm dứt Mặt khác, hổ lại là phúc

thần được vẽ tranh thờ để trừ tà yểm quái Tranh Hổ

còn được bày nơi nhiều đền chùa, nhất là các đền thờ

ánh Mẫu, như tranh Bạch Hổ ần tượng đặt ở đền

an ánh, Hà Nội Ngày nay, tại miền Bắc Việt Nam,

từ đồng bằng lên Mạn Ngược, nhiều nhà còn sùng tín

vào Tranh Hổ

Hổ là con vật linh thiêng và là kẻ gác đền trong những khu rừng

già ở Ấn Độ

Việc tồn tại dai dẳng tục thờ thầnBạch Hổtrong người

Việt cũng như nhiềudân tộcsống ở miền núi phía Bắc

Việt Nam một mặt phản ánhtín ngưỡng nguyên thủy

từ rất xa xưa, đồng thời phản ánh tàn dư tôn sùng loài

vật này gắn với sự phát triển của Đạo Giáo vốn xuấthiện ở Việt Nam chậm nhất là vào khoảng đầu côngnguyên.*[71]Từ rất lâu trong tín ngưỡng dân gian Việt,

hổ được coi là con vật linh thiêng, bởi thế mà danh xưngcủa nó cũng được thần thánh hóa bằng những cái tên

như ngài, ông*[72]… Rất nhiều gia đình có tục thờ ông

ba mươi như một cách để cầu công danh, mang lại sự

may mắn Tranh Ngũ hổ của dòng tranh dân gian HàngTrống đất ăng Long trở thành dòng tranh thờ nổitiếng.*[73]eoPhạm Đình Hổthì qua tục giết người

tế ần Hổ nhắc đến thần Xương Cuồng có ghi vào sửsách như Mộc Tinh trongLĩnh Nam Chích ái Tục

tế ần Hổ này có từ xa xưa trước Tây Lịch, khi quânnhà Tần của Nhâm Ngao và Triệu Đà mới lấn chiếm và

đô hộ đất Văn Lang

Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam con Hổ được gắnvới tục thờ Mẫu Dù ở miền Bắc, miền Trung hay miềnNam đều có tục lệ thờ ần Hổ như một biểu tượng củacon vật dũng mãnh, uy linh tượng trưng cho sức mạnh

có khả năng trấn giữ cửa ải ngũ phương Trên phươngdiện này hổ đã hoá thành vật linh thiêng với những cái

tên trong huyền thoại dân gian thường gọi: ần Hổ, Sơn quan thần Hổ, Lý nhĩ tướng quân, thần hộ vệ ành Hoàng, chúa Sơn Lâm, ông Ba Mươi trong khi đó ởmiềnNam Việt Namcòn có tên ông Cả Cọp, ần Bạch Hổ…

Bùa ông Hổ còn được dán và ếm ngay trước cửa cái ravào nhà để trừ tà Xuất phát từ tục thờ hổ, thần thánhhóa loài vật này, các nghệ nhân dân gian cũng xây dựngbiểu tượng hổ qua nhiều chất liệu như: gỗ, đá, vôi giấy,đất nung, tranh vẽ, tranh cắt giấy…Nhưng mẫu tranhđược biết đến nhiều nhất làtranh Ngũ hổcủaphố HàngTrống(Hà Nội) xưa.*[73]

ần Hổ vừa là huyền thoại vừa là hiện thân của vẻđẹp dũng mãnh, hiểm ác vì thế hổ linh được chạm trổtrên các lăng mộ, nhang án, nó được in trên hoa văngạch ở các móng chùa, đền, miếu cổ xưa với mộtmôtípđẹp uyển chuyển, nhẹ nhàng và có tính thiêng liêng

Hổ đã hoá thân thành vật linh như: Long Hổ hội tượng

trưng cho sự quần tụ của giới trí thức nho học (Bảngrồng: Tiến sĩ, bảng hổ: Cử nhân) Trong tín ngưỡng dângian tục thờ Mẫu người ta thường vẽ tranh ngũ hổ đểtượng trưng cho ngũ phương Ngoài việc mô tả chạmtrổ đá, gỗ và in hoa văn ần Hổ trên gạch, không ít ởcác cổng đền, miếu, bệ thờ, án gian trong gia đình đềuchạm khắc, hoặc đắpHổ phùnhô ra, miệng há to dữtợn xung quanh răng nanh đâm ra như một cái hang.Trong một số hoàn cảnh đặc biệt ần Hổ trắng còn làbiểu tượng của thần chữa bệnh và thần tài của một sốgia đình hiện nay đang buôn bán phát lộc, thường tônthờ ông Hổ Hàng ngày đèn nhang, lễ vật bằng trứngsống đều đặn, coi đó như linh vật trong tâm thức, tínngưỡng dân gian Việc thờ ần Hổ gắn với việc thờMẫu trong dân gian là một lệ tục tín ngưỡng văn hoátâm linh đã trải qua nhiều mốc thời gian cho đến ngàynay vẫn đang tồn tại bóng dáng ở những ban thờ Mẫu, ởchùa, đền và miếu.*[74]ở những nơi này, Ngôi đền nàocũng có đắp tượng hổ ở cửa vào, coi như ần tướng

Trang 9

gác đền và thần tướng này cũng được khách đi lễ thắp

hương, khấn vái, chẳng hạn như người dân lập miếu

thờ hổ ở vùng Mỹ Phước, Long Xuyên,An Giang, Việt

Nam.*[23]

Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài

hương hoa, những người lớn tuổi còn cúng một miếng

thịt heo sống trên bàn thờ ông hổ Trong tục thờ, có

gia đình thờ tranh ngũ hổ, cógia đìnhchỉ thờ một ông

Những người thờ phụng ông hổ đều tin rằng có một sức

mạnh siêu nhiên phù hộ cho gia trạch bình an, loại trừ

tai nạn Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng:

tục thờ này bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy,

khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái

lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp,

thì hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai

họa đối với con người, do đó phải thờ hổ.*[73]đặc biệt

là do khiếp sợ oai linh thần hổ, người dân miền sơn

cước luôn thờ cúng chúa sơn lâm.*[75]*[76]*[77]Một ví

dụ cụ thể là người dân Tiên Cảnh có phong tục cúng

thần rừng, vị thần họ tin rằng nắm giữ bổn mạng của cả

vùng đất này, đại diện cho thần rừng, không phải loài

nào khác mà chính là hổ dữ - vị chúa sơn lâm đầy quyền

uy, do nỗi sợ hãi đã khiến người dân Tiên Cảnh tôn

sùng loài ác thú này như thần thánh.*[78]hay người

dân Mường Mõ bao đời nay thờ hổ, tôn kính hổ như

thần linh, ở đây núi cao vực sâu thêm huyền bí vì những

truyền kỳ về hổ.*[75]

Con hổ luôn đe doạ đến đời sống con người nên một

số địa phương đã có tục thờ thần hổ Tục này xuất xứ

từ làng ổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Đến thế kỷ 16, 17, khi lưu dân đến khai phá đất Nam Bộ,

một vùng hoang dã mà có thời dưới sông sấu lội, trên

rừng cọp đua, thì việc thờ hổ được xem như một nhu

cầu thiết thực đối với đời sống tâm linh, nên thời bấy

giờ ở Nam Bộ có rất nhiều miếu thờ hổ Có nơi thì đúc

thành tượng hổ uy nghi, có nơi thì thờ tranh ngũ hổ,

quanh năm khói hương nghi ngút Đối với người miền

Tây thì những câu chuyện về hùm beo, rắn khổng lồ

vẫn luôn là đề tài hấp dẫn, loài cọp dữ, loài vật hấp dẫn

chỉ đứng sau rắn hổ mây khổng lồ trong những câu

chuyện đường rừng, nhằm khắc họa lại một phần cuộc

sống sông nước miền Tây thời xưa Ở vùng sông nước

miền Tây, lại có đình, đền, miếu thờ ông cọp hay ông cả

cọp và thay vì thờ thần thánh, người ta lại khói hương

nghi ngút, khấn vái thành kính loài vật được cho là thú

dữ, sợ hãi và tôn kính cọp, nên người dân lập đình, miếu

thờ cọp hằng năm làm heo cống nạp, cầu được bình an,

không bị loài hổ trả thù,*[79]*[80]một số dòng họ còn

đổi cả họ vì kinh sợ hổ bắt người để trả thù mà lập miếu

thờ phụng cầu an.*[81]Người miền Tây còn quan niệm

rằng rừng thiêng nước độc luôn có chủ nhân của rừng

núi và hổ là Chúa sơn lâm, thợ săn nên tránh nó nếu

không cần thiết.*[82]

Không chỉ người Việt, một số đồng bào dân tộc thiểu

số ở Việt Nam cũng có tục thờ hổ, trong đó có người

Khơ mú sống ở khu vực Tây Bắc và miền tây Nghệ An

Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của

người Khơ Múthuộc họ Rvai (hổ), đó là nghi lễ cúng manhà (Hrôigang) Vào dịp Tết Nguyên đán, người Khơ

mú thuộc họ hổ đã diễn lại các động tác của hổ, vật tổcủa dòng họ với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục nhữngngười trong cộng đồng rằng mình là người họ hổ và cónguồn gốc từ hổ.*[83]Với quan niệm hổ là tổ tiên củamình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không độngtay vào hổ, không săn bắt, giết, ăn thịt hổ Trong cáchội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ Khigặp hổ chết, người Khơ mú thuộc họ Rvai phải khócthan thật sự như tổ tiên của mình qua đời Người tatin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ Khi cònsống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khichết, người ta đắp cho chiếc chăn khác màu lông hổ vàđặt chiếc chăn giống màu lông hổ bên cạnh người chết

để hồn được siêu thoát và trở về với hổ, có nghĩa là vềvới tổ tiên.*[73]Vớingười ái, khi được nghe tiếng hổgầm vang trên đồi cao là niềm hân hoan, sảng khoáinhất của bản mường.*[84]

Người Tà Ôi cũng có tục thờ ần hổ (Giàng avó).Trong hệ thống thú rừng của người Tà Ôi, con hổ đượccoi là con vật có sức mạnh nhất Hổ được người Tà Ôicoi như vị thần bảo hộ cho làng, việc bắt được hổ theoquan niệm của người Tà Ôi được ví như món quà tặngcủa thần rừng Việc thờ đầu hổ xuất phát từ niềm tinrằng hổ sẽ báo mộng cho người ta biết làng sắp gặpchuyệnchiến tranh, mất mùa, có dịch bệnh Các điềmbáo xấu đó thông qua giấc mộng đến với người tronglàng Hàng năm người ta vẫn đến tiến hành thăm nhà

mồ có đầu hổ Trong các thôn của xã Nhâm chỉ có làngNhâm I còn có tục thờ thần hổ, làng Ka Linh, Tà Kêutrước đây ởLàocũng có tục này Hàng năm khi người

Tà Ôi tiến hành tổ chức ăn năm mới, hay cúng khánhthành nhà rông, thần hổ đều được chia phần, khi tuốtlúa mới phải thổi cơm dành phần cho thần hổ ăn.Người dân địa phương ởTrà Bồngcũng có lập am thờ

con hổ, họ thờ Bạch Hổ sơn quân hay còn gọi là ông

hổ đi tu, Bạch Hổ sơn quân là tùy tướng thân cận nhất

củaiên Y A Na, tương truyền khi có giặc đánh tới,

hổ cùng nữ chúa xung trận, tùy tướng Bạch Hổ sơnquân xuất hiện đến kết liễu rồi mang đầu giặc treo ởmột cây đa trong vùng Khi hết giặc, Bạch Hổ sơn quânvào núi đitu Nhớ ơn Bạch Hổ sơn quân, người dân ởTrà Bồng còn lập miếu thờ riêng Người ta cho biết, vàodịp lễ cúng iên Y A Na, cứ đến khoảng 2 đến 3 giờsáng, cũng là lúc Bạch Hổ sơn quân xuất hiện, có niềmtin hoang đường rằng cứ mỗi lần khấn xin hiện hình

là đêm đó Bạch Hổ sẽ xuất hiện Những ai muốn Bạch

Hổ sơn quân hiện hình thì rải cát ở căn nhà phía sauđiện thờ Sáng hôm sau, vào căn nhà này sẽ thấy dấuchân Bạch Hổ to lớn hiện lên theo hướng đi vào đạiđiện thờ.*[85]

Con hổ còn là con vật tổ của những dân tộc khác nhau,

Hổ là con vật tổ theo tín ngưỡngBái vật tổ(Tôtem)của dân tộc miền tây Trung ốc thời xa xưa, vùng đất

Sở Hùng, Xuyên, Điền ở Vân Nam Trung ốc từ xưa

đã thịnh hành tín ngưỡng Tôtem thờ vật tổ là con hổ,

Trang 10

10 2 TRONG TÍN NGƯỠNG

là nơi tập trung tín ngưỡng thờ hổ của Trung ốc

Dân tộc ở những vùng này phần lớn là hậu duệ của

người Nhung Địch cổ (người Phương cổ) như: Di tộc,

Bạch tộc, ổ gia tộc, Na-xi tộc, La Hủ tộc, Li-su tộc,

hiện họ vẫn còn giữ lại tín ngưỡng và tập tục thờ hổ

Vào thời hoang sơ cổ, người Phương cổ thờ hổ ở vùng

anh Hải, Cam Túc, iểm Tây sống bằng chăn nuôi

du mục khi vào đến Trung Nguyên, bộ tộc hổ của vùng

Hoa Bắc đã chung sống với các bộ tộc thờ rồng Hổ

nguyên là tín ngưỡng của dân tộc miền tây, theo từng

bước chân di cư, hòa hợp dân tộc, dần dần lan truyền

đến phương đông Lộ Sử - ốc danh kỷ có ghi chép:

Vào thời ương Chu, Hổ tộc là một tộc lớn, họ phân

bố ở khắp vùng Giang Hoài, Hồ Nam, Tứ Xuyên Nước

Hổ Phương lúc đó là nước Từ phương, nay là vùng giao

hội giữa Giang, Hoài, Tô, Hoản ở phía nam Từ Châu,

đó là người Từ - vùng đất chủ yếu của Hổ tộc thời xưa

Những chạm trổ chủ yếu trên đồ đồng thời kỳ ương

chu là đầu hổ và mặt thú

Ở góc độ cá nhân, tại nước Mỹ có một người tên là

Dennis Avnercósở thíchkỳ lạ là sống trong hình hài

loàihổvà đã qua nhiều lần phẫu thuật, chỉnh sửa cơ

thể nhất thế giới để cho giống một con hổ, ông luôn bị

ám ảnh bởi khuôn mặt của những conmèocái hung

ác hoặc những con hổ, sau đó, ông đã mất một thời

gian dài theo đuổi nỗ lực biến mình thành người hổ

(hóa hổ), cơ thể trở nên giống với hổ, từ răng nanh,

mái tóc dài, ria mép, tai, đuôi giả Ông còn thích hàng

ngày ăn thịt sống và leo trèo cây rất cừ đồng thời ông

thỉnh thoảng xuất hiện trên truyền hình với biệt danh

Con hổ đi săn*[86]*[87]*[88]*[89]*[90]*[24]*[91]nữ diễn

viên người MỹAngelina Joliecó hình xăm con hổ rất

độc đáo trên eo lưng mình, tác phẩm ấn tượng này được

thực hiện tại ái Lan năm 2004, góp phần làm nên

thành công của cô trong bộ phim Truy sát (Wanted)

Một công ty ở Trung ốc đã chế ra ấm trà hổ với trên

vỏ ấm được chạm vẽ hình 99 con hổ rất tỉ mỉ với nhiều

tư thế khác nhau, tạo nên một bức tranh hổ vô cùng

sống động, hấp dẫn Bảo vật này không lớn hơn ấm trà

thường nhưng được làm ra từ đất sét trộn lẫn với những

hạt vừng nghiền nát để tạo nên vẻ đẹp đặc biệt.*[24]

Câu chuyện về loài thú đầy bí ẩn trong rừng xanh sâu

thẳm và sự tinh quái, bí hiểm đã khiến hổ trở thành

trung tâm của nhiều câu chuyện kể, kéo theo đó là

những đồn thổi, truyền miệng về những khả năng, tập

tính kỳ lạ của loài vật này đến mức trở thành những

câu chuyện khá hoang đường và dị đoan eo quan

niệm của những người dân sơn tràng thì trong rừng

con hổ là loài vật hùng mạnh và rừng thiêng nhờ có

hổ dữ Hổ còn rất tinh ranh và rất thính hơi Nó có thể

phân biệt được mùi của voi, gấu, nai và cả hơi người

và dường như là loài vật có linh tính.*[92]Sự ám ảnh

về loài hổ còn hằn sâu trong tâm khảm con người theo

một cách vô thức, khi người ta đi vào một khu rừng, rú

Những câu chuyện kể về hổ, loài thú gieo rắc nổi khiếp sợ cho làng bản ở miền sơn cước, khi hồ về làng, bản thì các gia súc, vật nuôi, đặc biệt là chó rất kinh sợ khi đánh hơi thấy mùi nồng nặc của hổ

hoang vắng thì luôn có cảm giác sợ hãi, từ lâu hình ảnhloài hổ hung dữ, quật ngã, xé xác con người đã hằn sâuvào tâm trí nhiều người cho nên người ta một khi trôngthấy hổ giữa rừng già, nếu không phải là người có kinhnghiệm đi rừng chắc chắn người ta sẽ hốt hoảng

Vị chúa tể chí tôn của rừng xanh có uy quyền với những

cú vồ chết chóc và tiếng gầm vang động, với dáng uyểnchuyển và oai dũng, chậm rãi, đôi mắt hổ xanh biếc dữdằn long lên sòng sọc với ánh mắt xanh lè quắc lênnhư nhiếp hồn, khi hổ xuất hiện thì một trận gió thổiqua mang theo mùi hôi thối lợm giọng, đi theo nó làmùi tanh tao chết chóc tạo ra không khí nặng nề, ngộtngạt, hổ xuất hiện giống như một cái bóng chớp nhoáng

mờ ảo, trong làng gà không gáy, chó không sủa, trênrừng, dế, nhím, chồn, cáo đang kêu tự nhiên im nhưthóc.*[78]*[93]Nhiều người thợ săn rất ngán sợ khi gặp

hổ và truyền nhau kinh nghiệm đi rừng rằng nếu vàomột khu rừng mà không nghe tiếng chim hót, khôngthấy bóng một con thú nào, thì khu rừng đó có hổ vừa

đi qua, hổ có mùi đặc trưng là rất thối và tiếng gầmkinh hoàng của hổ, làm cho chim chóc cũng không dámhót.*[93]hoặc khi nghe tiếng chó săn sủa loạn xạ, kèmtheo đó là tiếng chim kêu rít lên từng hồi thì đó là dấuhiệu có hổ dữ xuất hiện.*[94]ợ săn ai cũng tin rằngrừng thiêng có chủ nhân của nó và tốt nhất là nên tránhmặt hổ mỗi khi lỡ gặp Một số người Việt Nam tin rằng

hổ có linh khí, một số người nuôi hổ cho biết linh khícủa hổ có nhiều, nên trong bán kính gần 1km, không

có con vật nào dám bén mảnh đến, kể cả giốngchó săncũng không có con nào dám đến gần*[95]những conchó săn khi đánh hơi thấy hổ là đã không dám đánh hơitiếp nữa mà cứ quanh quẩn bên con người*[96]Ở MiềnTây sông nước, khi đang đi rừng mà thấy đàn chó săncụp đuôi, sợ sệt co cụm lại là dấu hiệu nhận biết con hổđang ở gần và họ chọn giải pháp là lùa bọn chó xuốngxuồng, rút êm để khỏi phải đối đầu.*[97]

Người dân kể rằng hổ nhiều lần xâm nhập vào các bản,làng, khu dân cư để bắttrâu,bò,nghé,bê,heo,dê,gà

vàchó Các loạigia súc, vật nuôi và cả người rất sợ hổ,

Trang 11

khi nghe tiếng hổ gầm rung cả mặt đất, rung cả lán

trại làm người ta rợn hết người, đànbòthì sợ hãi đứng

tụm vào nhau, đànchóthì chạy chui hết vào gầm, dưới

sàn nhà, các xó xỉnh mà không dám ló mặt ra, chúng

im hơi và chẳng con nào dám sủa.*[98]Hay khi hổ vào

làng bản, nhà dân thì đàn chó nhà khép nép vì sợ hãi

núp ở trong góc sân và hổ quá dễ dàng vồ bắt lấy một

con chó rồi cắp lấy đem xác lên rừng, một số con hổ

ở làng bản nhiều lần mò vào bắt chó ăn thịt nên bén

mùi.*[78]*[99]Đồng bào còn kể lại rằng khi hổ về bản

thì có nghĩa là sẽ mất lợn, mất trâu, mất cả đàn dê vì

những con dê rất dốt, thấy hổ chúng không biết chạy

mà chỉ đứng kêu khóc be be*[100]còn đàn trâu bò thì

nhớn nhác, có con vì sợ quá mà lăn cả xuống vực thẳm,

có con thì chạy trốn mất tích,*[101]hổ thậm chí có thể

chỉ một nhát vồ chết connghé rồi cắp theo con mồi

nhảy phốc qua hàng rào cao 3m.*[92]

Sự ám ảnh của hổ trong tâm trí nhiều người một cách vô thức

dẫn đến tâm lý nhiều người khi đi vào một khu rừng vắng luôn

có cảm giác ghê sợ

Một số người dân tộc còn quan niệm rằng hổ là có thiên

tư linh mẫn, tai nghe thấy hết mọi sự người ta nói, óc

cảm thấy hết những gì người ta nghĩ, nên hễ ai dám

báng bổ, khinh nhờn hay hỗn xược, thì nó trừng trị

cho khốc hại thì thôi, nhẹ thì hổ bắt đi conbò, conlợn

để cảnh cáo, nặng hơn thì nó sẽ cắn cổ và hổ vốn thù

dai.*[102]hổ là con vật không chỉ mạnh khỏe, hung dữ,

tham lam và kiên nhẫn trong việc rình mồi mà nó còn

là một ông chúa thù dai và quyết trả thù bằng được*[22]

nó sẽ nhớ và tấn công người nào đã đánh nó,*[82]nhất

là thần hổ báo thù thì vô cùng khốc liệt,*[103]nhiều con

hổ được cho là hóa thân của những vong hồn hổ đã bị

giết trước đó trở về báo thù dân làng.*[92]Nhiều thợ

săn tin rằng hổ là loài vật có tánh linh hay có linh tính

có thể nhận biết hơi người, tránh các loại bẫy*[89]*[104]

Kenneth Andersonthì cho rằng hổ dường như có một

giác quan thứ sáu thật sự sắc sảo và nó có thể phân

biệt giữa một con người không có vũ khí và một người

đàn ông có vũ trang đang theo đuổi nó*[105]Một quanniệm khác thì cho rằng hổ có mộtthói quenlạ, nếu vồngười, cắn cổ hoặc tát chết, nó tha vào rừng ăn thịt.Nhưng nếu cú vồ của nó chạm vào tai của con mồi thì

nó sẽ bỏ đấy mà không ăn thịt.*[106]Một kinh nghiệmkhác thì hổ thường không dám chạm vào những cành

lá nằm úp sấp (tức mặt dưới của lá nằm ngửa lên trời)

do đó những người săn hổ hay bố trí các đám lá úp trái

để ngăn hổ không đến gần những nơi bẫy chưa chắcchắn.*[107] Hổ cũng có khả năng giả chết, nó có thểnằm lỳ cả ngày giống như chết.*[108]

Bên cạnh đó, sự sùng bái đến mức mê tín hoang đườngcòn thể hiện qua việc người ta thường làm chiếc nanhhoặc vuốt hổ, hoặc răng hổ bịtvàng bạc hoặc chiếcvuốt làm bằng sứ, kim loại cho trẻ con đeo để trừ tà

ma, hoặc người lớn cũng đeo cho đẹp và tỏ ra oai vệ,người Campuchiakhi giết hổ thường lấy nanh hổ đánhbóng bán làm vật trừ tà,*[109] Người HoaởBắc Giangthường đeo vòng đeo tay bằng kim khí có đính móng

hổ, vuốt gấu để hộ mệnh, trừ đuổi vía độc hay làmhại trẻ em.*[110]Tuy nhiên, thần uy từ chiếc nanh hổ

có thể hợp với người này nhưng lại không tốt đối vớingười khác, may mắn với người này nhưng lại là tai họavới người khác, rất khóbiện chứngvề tâm linh Nhiềungười quan niệm rằng, hổ là chúa tể của rừng xanh nênhội tụ đủ sức mạnh thiên nhiên, chúng ăn toàn thực vậtquý, uống nước rừng, sống trong rừng sâu nên hấp thụđược linh khí của đất trời Hổ càng già thì nanh cànglớn và uy lực của nó càng mạnh Người nào sở hữu đượcchiếc nanh hổ tinh đã ăn thịt nhiều người thì sẽ không

sợ con vật hung dữ nào*[111]và các loài chó sói, gấu,rắn hổ chúa khi nhìn thấy bóng vía là chúng sẽ quỳxuống đồng thời việc đeo móng hổ còn giúp chủ nhântránh bị tà đạo, ma quỷ làm hại, đạn bắn không trúng,tạo phong cách ngầu của người đeo.*[112]Nhiều ngườikhác lại cho rằng móng hổ là vật bùa là vì con hổ trướckhi kết thúc sự sống của con mồi bằng bộ hàm thép thì

nó cần những chiếc vuốt chụp và bấu chắc vào con mồilàm cho con mồi không còn cơ hội trốn thoát, nhữngngười khởi nghiệp muốn sở hữu những chiếc vuốt đểnắm chắc hoặc tìm kiếm cơ hội chiến thắng trong cuộcsống cũng như trong thương trường.*[111]Tại tỉnhCàMautừng có thời kỳ đột nhiên nổi lên tin đồn nhữngngười tuổi Sửu, tuổi Ngọ, trong năm 2010 nếu khônguống thuốc sẽ bị cọp vật, Tin đồn thất thiệt này khiếnngười dân hoang mang, đổ xô đi mua “thuốc”phòngngừa, gây xáo trộn đời sống.*[113]

Xương hổ nếu được dùng để gối đầu thì ngủ yên khôngchiêm bao thấy những sự ghê sợ, hoặc treo lên giữa cửanhà sẽ trừ được ma quỷ.*[114]Những người thợ trướckhi nấu cao hổ thì người ta thường có nghi lễ cúng bái,

có người còn mời thầy cúng về cúng vì nếu không sẽ bịlừa lọc, vỡ nợ, tán gia bại sản hoặc rơi vào vòng lao lý,

đi tù vì ông hổ sẽ không cho sống đàng hoàng.*[115]Người Sán Dìu thì đem bộ da Hổ đem phơi khô, nhồitrấu vừa làm vật trang trí trong nhà, vừa làm bùa hộmệnh vì bộ da là dáng hình và linh hồn con Hổ còn

Trang 12

12 2 TRONG TÍN NGƯỠNG

quanh quẩn, vừa để bảo vệ mọi người may mắn về sức

khoẻ và an toàn cho các thành viên trong gia đình, ít khi

gặp ốm đau và bệnh tật*[116]Có giả thuyết cho rằng,

râu cọp (hổ tu) cũng là một trong những thành phần

chủ yếu của trò chơi ngải của các thầy phù thủy ma

giáo đồng thời còn đó là quan niệm của một số người

cho rằng râu hổ cắm vào búp măng tre có thể chế thành

ma thuốc độc hại người để làm giàu,*[23]nhiều thợ săn

tin rằng, chỉ cần đem một sợi râu cọp nhét vào trong

thân một cây măng non đang mọc sau này nó sẽ biến

thành một loài sâu có sức độc vô cùng khủng khiếp và

người xưa tin rằng nếu để râu cọp rơi vào tay kẻ có ác

tâm sẽ gây ra nhiều hậu họa chính vì vậy những người

thợ săn sau mỗi lần hạ được hổ thì việc đầu tiên họ cần

làm là đốt đuốc thiêu rụi hoàn toàn bộ râu hổ đi hoặc

cắt râu đi trước khi xẻ thịt vì râu hổ có thể chế thành

thuốc độc hại người.*[82]

Sự tinh ranh của hổ luôn làm con người sợ hãi chính vì thế luôn

tồn tại hai ý niệm về loài hổ, sùng bái và khinh ghét

Bên cạnh những ý niệm ngưỡng mộ dành cho hổ thì

trong dân gian nhiều nước vẫn tồn tại luồng ý niệm sợ

hãi, nỗi khiếp sợ, sự khinh ghét và ý muốn chế phục loài

hổ, xuất phát từ nỗi khiếp sợ về sự phá hoại của con hổ

đối với con người như là loài vật ăn thịt có bản tính ác

độc, hổ hay ăn thịt người, vồ người gây kinh hoàng vàgieo rắc tại vạ cho người dân*[117]hoặc hoành hoành

ăn thịt, giết hại gia súc, vật nuôi của con người, gieo rắcnhiều tai ương cho con người*[118]*[119]do đó người

ta sẵn sàng triệt hạ loài hổ.*[120]*[121]Ngoài ra nhữnggiá trị, lợi ích kinh tế từ hổ và các sản phẩm từ hổ như:cao hổ cốt, bộ da hổ, pín hổ, móng, vuốt hổ đã khiếnnhiều người nhìn nhận hổ như là một đối tượng kinhdoanh, săn bắt, nuôi nhốt.*[122]

Nhiều người vẫn coi hổ là thú dữ, là kẻ thù của conngười với truyền thuyết hổ thành tinh, là những con

hổ to, thích ăn thịt người, tinh khôn biết cách tránhđược các loại bẫy của con người Nhiều con hổ đượcdân gian cho là đã thành tinh tức chỉ về những con hổtinh không thoát khỏi các loại bẫy, những đoàn thợ sănphục kích hổ do loài này vốn rất tinh ranh, nó đi đượcmột đoạn lại dừng bước, ngoái nhìn ra phía sau, do vậy

để theo dõi mà không bị nó phát hiện không phải làđiều dễ dàng, hổ cái mũi rất thính và loài hổ rất thínhhơi, nó có thể phân biệt được mùi của voi, gấu, nai và cảhơi người, chúng đi nhẹ như con chuột chạy và không

để con người biết được dấu vết đi lại trong rừng Cũng

có quan niệm cho rằng những con hổ chúa đã thànhtinh còn là hóa thân của những vong hồn cọp đã bị giếttrước đó trở về báo thù dân làng*[92]*[123]*[124]NgườiViệt Nam còn có quan điểm rằng hay tín ngưỡng rằngnhững con mãnh thú quá hung hãn, mạnh khỏe khácthường là đã thành tinh, đã có linh hồn, trong đó hổ làloài vật nguy hiểm nhất, những con cọp ba chân cũng làhình tượng thường xuất hiện trong các giai thoại mãnhthú thành tinh lúc xa xưa*[125]đặc biệt là những con

hổ trắng khi đã ăn thịt người thì sẽ hung hãn và hungtợn hơn bất cứ loài thú nào.*[126]

Trong một dị bản phụ lục Lĩnh Nam Chích ái, cótruyện Trành hay Ma trành là quỷ hiển linh về thần hổđời Lê Mạt có tính cách mê tín Trành là linh hồn người

bị hổ ăn thịt biến thành tinh của hổ, thường dẫn đườngcho hổ đi bắt người, khi có dịp lại hiện ra thành hìnhngười ần hổ có nơi gọi là ma khái, hoặc hùm tinh

Ở Trung ốc có thành ngữ chữ Hán vị hổ tác trànhnghĩa là làm ma cho cọp ngoài ra trong niềm tin củamột số dân tộc Miền Núi, có chuyện hổ biết nghe tiếngsáo Nhà vănSơn Namtrích dẫn việc người dân Nam Bộkhông những không sợ, mà có khi còn tỏ ra thân thiệnqua tác phẩmGia Định thành thông ChícủaTrịnh HoàiĐứctheo đó thì thái độ người dân đối với hổ vừa vừakính nể, coi như vị thần nhưng cũng coi thường Tuyệtđẹp, hung hãn, mau lẹ, sự quyến rũ và nỗi khiếp sợ vớiviệc luôn sẵn sàng bất ngờ tiến công và xé nát con mồi,

đó là bản chất loài mèo hùng mạnh này thể hiện mộttổng thể các lực đẩy của bản năng vừa trá hơn vừa hung

dữ hơn chó hoang và đặc biệt hổ lại có sức quyến rũ vì

nó to lớn và hùng mạnh, dẫu rằng nó không có đượcoai vệ của sư tử Bởi nó là một bạo chúa nham hiểm,không biết tha thứ.*[32]Mười tám thôn vườn trầu ởHóc Môn ngày xưa, còn gọi là ập bát phù viên cũng

được lưu truyền bởi câu chuyện đặc biệt là loài cọp tinh

Trang 13

vì vậy, trong dân gian thường truyền miệng câu“Hung

dữ như cọp vườn trầu”*[127]Một truyền thuyết dân

gian Hàn ốc về bầy hổ dữ kể về thời xưa ở đảo Jindo

thường xuyên bị hổ dữ quấy phá chúng vào làng, ăn

thịt những người dân địa phương, tất cả dân làng quyết

định bỏ chạy, di cư sang đảo Modo sinh sống.*[128]

eo quan niệm khác thì khi Hổ xuất hiện trong giấc

mơ khiến người ta lo sợ khi thức dậy Sự xuất hiện đó

khơi lại các nỗi khiếp sợ của con người khi con ác thú

đến gần và thường là điểm chẳng lành.*[53]Trong tác

phẩmTam ốc diễn nghĩaHồi thứ 60,La án Trung

có kể về chuyện viên tướngMã SiêuởTây Lươngđêm

nằm mơ thấy một đàn hổ xé xác mình giữa trờituyết,

khi anh chàng này giật mình tỉnh giấc và kể lại câu

chuyện choBàng Đức, ông này đã khẳng định đó là

điểm chẳng lành, đúng lúc đó thìMã Đạitrở về cấp

báo việcMã Đằng, cha của Mã Siêu bịTào áogiết

hại cùng với hai người anh em làMã HưuvàMã iết

Người Môngở Việt Nam có tục xếp 9 lớp đá đè lên ngôi

mộ của người đã khuất, bởi họ sợ con ma sẽ hóa thành

hổ dữ, bắt hết người thân, trâu bò, lợn gà của bản Bắt

đầu từ một điềm của một người thanh niên bị chết, một

con hổ lớn xuất hiện ngay trước cửa, con hổ chỉ nhìn

mọi người gầm gừ chứ không tấn công Sau con hổ

đi mất Tuy nhiên, buổi sáng ngủ dậy, mọi người thấy

trong nhà gà lợn đã bị con hổ bắt sạch, không còn một

mống, và sau này cứ hễ có ai nhắc đến cái tên anh thanh

niên quá cố thì con hổ lại xuất hiện, phá hết nương rẫy,

bắt sạch lợn gà, trâu bò Nó còn mò sang tận các gia

đình bên các xã khác mỗi khi được gọi tên, khiến ai

cũng hoảng sợ, cử một cụ trưởng bản ngồi nói chuyện

với con hổ, cầu xin nó đừng tàn phá làng bản.*[129]

Trong văn hóa Phương Đông,Bạch Hổlà một trong bốn

linh vật trongTứ phương thầnvà biểu tượng cho phía

Tây và mùa u Hổ gần gũi với đời sống con người

nên có nhiều danh từ, thành ngữ mang tên hổ, thông

dụng là ở Việt Nam và Trung ốc: Con hổ oai hùng và

đầy sức mạnh nên cácvõ tướngdũng mãnh, thiện chiến

của triều đình xưa thường được ví như cọp và tôn xưng

là Hổ Tướng (ông tướng mạnh như cọp) Trong chiến

trận, đoàn quân bị mất tướng, coi như quân vô tướng

như hổ vô đầu Ấn tín của quan võ hay các vị tướng nơi

trận tiền gọi làHổ phùkhi được cử ra trận, vị tướng

cầm quân được nhà vua giao cho cái phù hịêu làm tin

Phù hiệu này làm bằng gỗ, bằng ngà hay bằng kim loại,

khắc hình con cọp, cắt làm đôi, viên tướng được cầm

một nửa, nữa kia nhà vua giữ, người nào nắm trong tay

Hổ phù thì có thể điều động đượcbinh lính

Nơi ở và làm việc của quan võ,doanh trạicủa tướng

quân chỉ huy quân sự cổ được gọi là Hổ doanh hay

Hổ quân doanh, cánh cổng vào doanh trại được gọi là

Hổ môn, cửa ra vào dinh của các tướng soái hay khu

vực làm việc có treo bức trướng thêu hình hổ gọi là

Hổ trướng.Đào Duy Từcó tác phẩm quân sự trứ danhmang tênHổ Trướng Khu Cơlà một bộ binh pháp kinhđiển của nền quân sự Việt Nam.*[130] trong Truyện

Kiều có câu: Trướng hùm mở giữa trung quân, ngày xưa

người ta thường dùng da hổ làm thành cái màn lớn đểchủ soái họp bàn nghị sự việc quân với các tướng, nênngười sau quen dùng chữ Hổ trướng để chỉ chỗ làm việccủa các tướng soái.*[23]

Bộ da lông hổ với những vệt vằn là biểu tượng sức mạnhcủa vị tướng, nó còn được nhiều thủ lĩnh, đại vương ởcác dân tộc phủ lên ghế ngồi hoặc căn treo ởđại sảnh,làm tấm thảm Trongdinh Độc lập, Nguyễn Văn iệucũng đã từng căng da hổ ở đại sảnh Người có bộ đihùng dũng bước đi như cọp gọi là Hổ bộ và dáng đi của

vua chúa cũng được gọi là Long hành hổ bộ tức dáng đi

như rồng như cọp Người được gọi là Hổ đầu là người

có tướng mạo tốt, hùng dũng như cọp Mặt người cómặt cọp (hổ diện), miệng cọp (hổ khẩu) và râu cọp (hổ

tu) như hình tượng râu hùm hàm én mày ngài củaTừHảitrongTruyện Kiềulà người có tướng mạo của mộtngười anh hùng hoặcTrương Phivểnh râu hổ Mình hổdùng để chỉ những người có cơ thể hoàn hảo, đầy sức

mạnh (mình hổ, tay vượng, bụng beo, lưng sói) Hổ bôn

là những người khỏe mạnh nhanh nhẹn và được gọi

lên như Hổ bôn trung lang tướng Hổ cứ tức cọp ngồi là

chỉ đạo vào địa thế hiểm yếu Hổ đầu tức đầu cọp cũngchỉ vào tướng mạng hùng dũng Hổ lang chỉ về phườnghung ác, tướng tá tả hữu gồm người khoẻ mạnh thì gọi

là hổ lĩnh.

Một huy hiệu có biểu tượng con hổ

Ngày nay, hình ảnh con hổ được sử dụng làmlinh vật,biểu tượng, biểu trưng, phù hiệu, huy hiệu, cờ hiệu,nhãn hiệu của nhiềuquốc gia và vùng lãnh thổ, các

tổ chức, hãng kinh doanh, công ty,cộng đồng, dòng

họ, các võ phái,câu lạc bộ… trong đó thường là biểutượng của nhà nước và các lực lượng quân sự võ trang

Nó cũng được tìm thấy trong nhiều huy hiệu thời hiệnđại

Hổ Bengallà biểu tượng quốc gia (ốc thú) của cả hai

Trang 14

14 3 TRONG BIỂU TƯỢNG

quốc gia Ấn Độ và Bangladesh.*[131]Hổ Bengal cũng

xuất hiện trên hầu hết các tờ giấy bạc của Bangladesh

(Bangladesh Taka) và đồng xu 25 cent (poisha).*[132]

Hình tượngCon hổ Tippu(Tipu's Tiger hay Tippoo's

Tiger) là một ví dụ về tầm quan trọng trong nhận thức

về con hổ đối với người dân Ấn Độ như là một biểu

tượng của sự phản kháng chế độ thực dân Anh dành

độc lập dân tộc, biểu tượng ước lệ này mô tả cảnh một

con hổ giết chết một tên lính Anh và đây là biểu tượng

rõ ràng về chiến thắng của người dân Ấn Độ đối với đế

chế thuộc địa của người Anh.*[133]

Tại vùng Nam Á, hổ Bengal được gọi một cách trang

trọng là hổ Hoàng gia Bengal (Royal Bengal Tiger)

Hổ Bengal là biểu tượng của đảng bảo thủ Liên đoàn

Hồi giáo Pakistan Nawaz Con gái của nhà lãnh đạo

đảng này là Maryam Nawaz sử dụng hổ trắng quý

hiếm trong các sự kiện của mùa tranh cử.*[134]*[135]

Những thành viên của chính quyền miền Đông Bengal

Bangladeshcũng sử dụng Hổ Bengal làm phù hiệu cho

mình với hình ảnh khuôn mặt của một con hổ Biểu

tượng của đội bóng chày Kolkata của Ấn Độ là một

con hổ hoàng gia Bengal, đồng thời Đội bóng chày

Bangladesh cũng sử dụng hình ảnh của hổ hoàng gia

Bengal

Hổ Mãn Châulà biểu tượng quốc gia củaNam Hàn

và là linh vật trong Olimpic tổ chức tại Seul, Hàn

ốc (chú hổ Hodori – Hàn Việt: Hổ nhi) Hổ Mãn

Châu được mô tả trên các lá cờ và huy hiệu của vùng

lãnh thổPrimorsky, trên huy hiệu của vùng lãnh thổ

Khabarovsk, cũng như trên nhiều huy hiệu biểu tượng

của thành phố và quận, huyện trong khu vực vùng Viễn

Đông nước Nga Ngoài ra nó còn được mô tả trên các

huy hiệu của Irkutsk Hổ Mã Lai là biểu tượng quốc

gia củaMalaysia.*[136]hổ Mã Lai được khắc họa trên

quốc quy của Malaixia, biểu tượng của chính quyền,

pháp đình cũng như biểu tượng của lực lượng cảnh sát

hoàng gia Malaixia, ngân hàng quốc gia và là logo của

Liên đoàn bóng đá Mã Lai Cùng với sư tử, Hổ Mã Lai

được thể hiện trênốc huy của Sigaporenhư một biểu

tượng của nước này

Một số đơn vị, bộ phận vũ trang của quân đội một số

nước cũng sử dụng tên gọi của hổ làm biểu tượng cho

mình như: Trong lịch sử thời cổ của Trung ốc,Cơ

Phátđã chỉ huy 3000 quân Hổ bí (võ sĩ tinh nhuệ) từng

tham chiến trong Trận Mục Dã Trong thời kỳTam

ốcở Trung ốc, triều ĐìnhTào Ngụyđã tổ chức và

xây dựng Đội kỵ binh tinh nhuệ có tên là Hổ Báo Kỵ do

Tào uầntrực tiếp chỉ huy và từng tam chiến trong

trận Đồng anđánh thắng lực lượngTây Lươngdo

hổ trướng Mã Siêu chỉ huy ừa tướng nước Ngụy là

Tào áolúc bấy giờ cũng xây dựng một lực lượng bảo

vệ thường trực với tên gọi là Hổ Vệ quân do Hổ hầu

Hứa Chửđích thân chỉ huy Ở Nhật Bản thời kỳ Mạc

Mạt cóBạch Hổ đội(Byakkotai) tham chiến trong trận

Trận Aizukhi đó thành phần đội này chủ yếu là những

người trẻ tuổi chủ yếu ở tuổi thành niên, samurai-nổi

tiếng vì đã mổ bụng tự sát (seppuku) trên núi Iimori,nhìn xuống thành

Xe tăng Tiger II

Tại Mỹ, cư dân Columbia đã thành lập lực lượng vệ sỹgia đình, lực lượng đã trở nên với cái tên “FightingTigers of Columbia”(tức Mãnh Hổ Columbia), saunày Đại học Missouri-Columbia lập một đội bóngbầu dục mới thành lập của trường nên được gọi là

“Tigers”nhằm tôn vinh những ai đã chiến đấu để bảo

vệ Columbia, ngoài ra còn có tiểu đoàn Những con

hổ Louisiana (Louisiana Tigers) do đại tá RoberdeauWheatchỉ huy từng tham chiến trong trậnChiến dịch

ung lũng 1862, thời hiện đại, quân đội Mỹ còn cóSưđoàn không quân Phi Hổcủa Hoa Kỳ (Flying Tigers) vàLực lượng Mãnh Hổcủa lục quân Hoa Kỳ trong nhữngtrận thảm sát trong thời kỳChiến tranh Việt Nam

Ở châu Á thì cóSư đoàn bộ binh Mãnh HổcủaNam Hàntừng tham chiến tại Việt Nam Tiểu đoàn Minh Hổ của

ân đội nhân dân Việt Namtừng tham chiến trongtrậnChiến dịch Đông Bắc II.ân lực Việt Nam Cộnghòacũng sử dụng hình ảnh con hổ để biểu trưng chomột số đơn vị như:Tiểu đoàn biệt động Cọp đencủa

Sư đoàn 23 Bộ binh ân lực Việt Nam Cộng hòa,Tiểuđoàn 42 Biệt động quân Cọp ba đầu rắn(KBC 4533),Tiểu đoàn Cọp Biển(tiểu đoàn 6) của ủy quân Lụcchiến Việt Nam Cộng Hòa từng tham chiến trongTrận

ành cổ ảng Trị, căn cứ Lôi Hổ ở Tây Nguyên củaViệt Nam Cộng hòa Sau này, Lực lượngNhững con hổgiải phóng Tamilhay còn gọi làHổ Tamilsử dụng têngọi và hình ảnh con hổ trên tất cả các biểu tượng vàtên gọi liên quan đến tổ chức này đặc biệt là sử dụngcho biểu tượng của các lực lượng vũ trang (Lực lượng

Hổ biển hay Hải hổ: Biểu trưng về lực lượng hải quâncủa Hổ Tamil,Phi đội Hổ Baychỉ đến lực lượng khônglực củaHổ Tamil, lực lượng Hổ Đen chỉ về đội quânchuyên đánh bom liều chết của lực lượng này

Một số loại vũ khí sử dụng sức mạnh công phá lớn được

gọi là hỏa hổ, thanh đao được ví như hổ với câu: Đao như mãnh hổ, thương tựa giao long anh kiếm của

Kondō Isamiđược gọi là Hổ Triệt - “Kotetsu”(虎徹),

là tác phẩm của một thợ rèn thế kỷ 17 tên là NagasoneKotetsu, thực ra có thể được làm bởi Minamoto noKiyomaro, một thợ rèn kiếm danh tiếng cùng thời vớiKondō Nhiều máy bay chiến đấu được đặt tên theo loài

hổ (tiger) Không quân Hoa Kỳ cũng sử dụng máy bay

Trang 15

tiêm kích biệt hiệu con hổNorthrop F-5vào những năm

1960 ngoài ra còn nhiều máy bay chiến đấu được đặt

tên theo loài hổ như:Grumman F-11 Tiger,Grumman

F11F Super Tiger,Fieseler F 2 Tiger,De Havilland Tiger

Moth,Eurocopter Tiger Trong Chiến tranh thế giới thứ

II, cũng trong thời gian này, pheĐức ốc xãđã chế

tạo và đưa vào sử dụng những chiếc xe tăng lợi hại gồm

02 thế hệ làXe tăng Tiger IvàTiger II, Sau nàyđiện ảnh

Ngadự lại bộ phimTiger trắng(2012) để mô tả những

trận kịch chiến với thế hệ xe tăng này Còn có loại xe

tăngP'okpoong Ho(Hán Việt:Bão Phong Hổ, Hanja:

暴風虎, tiếng Anh: Storm Tiger) là một loại xe tăng của

Bắc Triều Tiên, xe tăng King Tiger -Tiger II (cọp vua)

TVI của Đức, xe tăngPanzerjäger Tiger (P) Elefant Về

tàu chiến, có mười lăm tàu chiến của Hải quân Hoàng

gia Anh từng được mang cái tênHMS Tiger, theo tên

loài hổ, Hải quân Anh còn cóLớp tàu tuần dương trực

thăng Tigerlà lớp đầu tiên loại này của Hải quân Hoàng

gia Anh ốc, và cũng là những tàu tuần dương cuối

cùng được chế tạo cho Hải quân Anh, xuất sắc nhất có

chiếcHMS Tiger (1913)

Logo của Câu lạc bộ Hull City

Ngày nay, Câu lạc bộ bóng đá Đức làBayer Muchen

cũng được báo chí đặt biệt danh là con Hùm Xám xứ

Bavaria.Cúp bóng đá vô địch các quốc gia Đông Nam

Átrước đây còn có tên gọi làTiger Cupdo hãngTiger

Beertài trợ Đội bóng đáHull City A.F.C.củaGiải ngoại

hạng Anh cũng sử dụng hình ảnh con hổ làm logo

chính thức cho mình.Đại học KoreacủaNam Hàncó

biệt hiệu là những con hổ Anam và lấy hổ làm linh vật.

Con hổ cũng là biểu tượng củaế vận hội 1988ởSeoul

với hình ảnh là chú hổHodori(tiếng Hàn: ) Logo

của Đội tuyển bóng đá Hàn ốc là hình một con hổ

cách điệu, bóng đá Hàn ốc đã được biết đến là một

mãnh hổ Đông Á với sức mạnh và tinh thần thi đấu quả

cảm*[69]và đội tuyển bóng đá Hàn ốc được đặt biệt

danh là hổ Đông Á*[137]

Hổ cũng được sử dụng trong quảng cáo hàng hóa như

xăng dầu và đồ ăn nhanh Một số hãng sử dụng con hổ

làm biểu tượng cho mình như dầu nhớt Essso với câukhẩu hiệu: “Mãnh lực của hổ" và "Ới‼ ông ba mươi”,các hãng bia Tiger, bia Laruer in hình con hổ Hãnghàng không Tiger Airways cólogo với hình con hổđang tung mình Sau khi được giới thiệu năm1951, đếnnhững năm 70 của thế kỷ XX,hổ Tonybắt đầu đượcnhân hóa Không chỉ là một biểu tượng quảng cáo dongười đóng, hổ Tony còn có quốc tịch Mỹ gốc Italy vàmột gia đình đầy đủ với Hổ bà Tony, Hổ mẹ Tony, congái Antoinee và con trai Tony bé, một phiên bản…gầyhơn của Tony và đang là linh vật của công tyKellogg'sFrosted Flakes Năm1974, Tony đạt giải “Chú hổ củanăm”trong một quảng cáo lấy bối cảnh năm con Hổcủa Trung ốc.*[138]Ở Đài Loan thì cóTiểu Hổ Đội(tiếng Anh: e Lile Tigers; chữ Hán: 小虎隊), gồm

ba thành viênNgô Kỳ Long,Trần Chí BằngvàTô HữuBằng, là ban nhạc của Đài Loan cuối thập kỉ 80, đầuthập kỉ 90 của thế kỷ XX

Con hổ còn là biểu tượng của kinh tế với thuật ngữCon hổ về kinh tế (Tiger economy) uật ngữ nhữngcon hổ châu Ádùng để chỉ về các nên kinh tế của châu

Á trỗi dây và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế thếgiới ngoài ra quốc tế cũng dùng hình ảnh con hổ để chỉ

về những quốc gia có sự phát triển kinh tế chẳng hạnnhưCon hổ Celtic(Celtic Tiger,tiếng Celtic: An Tíogar Ceilteach) chỉ về sự phát triển kinh tế ngoạn mục của

Cộng hòaÁi Nhĩ Langiai đoạn năm 1995 đến năm 2000,Con hổ Baltic(Baltic Tiger) chỉ về nền kinh tế các nướcEstonia, Latvia, và Lithuania trong suốt thời kỳ khủnghoảng kinh tế sau 2000 và kéo dài cho đến giai đoạn

2006–2007, thuật ngữ Tatra Tiger là biệt danh của nền

kinh tế Slovakia giải đoạn 2002-2007*[139] hay thuậtngữCon hổ Vùng Vịnhdùng để mô tả sự tăng trưởngkinh tế củaDubaikể từ thập niên 1990 cho đến nay.Con hổ xứ Nordic (Nordic Tiger) là biệt danh để chỉ vềnềnkinh tế của Iceland

Để chỉ về tính cách, sức mạnh, chiến công, tên gọi, biệthiệu, danh xưng của nhiều người, vùng đất có đặt têntheo loài Hổ hay tên gọi ví von về con hổ,Người La Hủmộtdân tộcít người ở Việt Nam cũng tự đặt tên cho sắcdân mình gắn với con hổ, theo đó“La”là hổ,“Hủ" làsóc, “La Hủ" nghĩa là mạnh như con hổ, khéo léo vànhanh như con sóc Một số tên người về hổ có thể kểđến như:

ỞViệt Namtrong lịch sử có nhiều danh thần, võ tướng

có tên gọi gắn với con hổ như:Phạm Bạch Hổ,Lê Như

Hổ(vô địchđấu vậtthờinhà Lê),Bùi Cầm Hổ,HoàngĐình Hổ,Phạm Đình Hổ(còn có tên gọi là Chiêu Hổ),Nguyễn Huy Hổ,Tăng Bạt Hổ, nhà vănPhạm Hổ,ĐàoVăn Hổ, Đại táTrần Văn Hổ, Trần Văn Hổ (Tự Đẩu)– nguyên là Đốc Phủ Sứ thời thuộc Pháp ời xưathì cóTràng An tứ hổ (Nhất ỳnh, nhì Nham, tamHoàn, tứ Tuấn),Trường An thất hổ(bảy con hổ củakinh thành ăng Long) ờiTây SơncóTây Sơn thất

hổ tướng*[140]trong đó có Hám hổ hầuVõ Văn Dũng.Nhà Nguyễncũng cóNgũ hổ tướng của nhà Nguyễn

vàNgũ hổ tướng Gia Định,Nguyễn Hữu Tiếnđược gọi

Trang 16

16 3 TRONG BIỂU TƯỢNG

là Hổ tướng còn người Bắc Hà thì gọi ông là Hổ Uy đại

tướng, Long Hổ tướng quânTrần Hầu,Lê Văn Hưng

của ân lực Việt Nam Cộng Hòa được các phóng viên

chiến trường gọi là một trong ngũ hổU Minh ượng,

võ sư Long Hổ Hội (tên thật là Lâm Hữu Hội) danh chấn

xứ Bạc Liêu võ sưNgô Bôngcòn được gọi làLâm Hổ,

nhà vănTrương Duy Toảnbút hiệu Đổng Hổ

Hùm xám là biệt danh của nhiều anh hùng trong đó phải kể đến

là Hoàng Hoa Thám

Đặc biệt là danh xưng Hùm xám hay cọp xám, hổ xám.

Trong tâm thức người Việt, thuật ngữ Hùm xám còn là

tên gọi đặt biệt hiệu cho nhiều anh hùng, hảo hán ở Việt

Nam, với cấu trúc cụm từ là Hùm xám và địa phương

nơi thành danh, nhưHoàng Hoa ámđược tôn xưng

là Hùm xám Yên ế, ngoài ra còn có ôngNguyễn Minh

Kỳnguyên Chủ tịchảng Trịcòn được đặt biệt hiệu

là Hùm xám đường 9-Nam Lào,Anh hùng lực lượng Vũ

trang nhân dân Việt Nam Nguyễn Đình Bảy(tự Bảy

Khiêm) được gọi là Hùm xám Trị iên,*[141]ôngĐặng

Văn Việt, Chỉ huy trưởng các trận đánh trên đường số

4 củaViệt Minhđược người Pháp gọi là Con hùm xám

trên đường số 4, Anh hùng Lao động Nguyễn Phong

Lưu được gọi là Hổ xám Trường Sơn,Nahria Ya Duck

đệ nhất Phó ủ tướngFulrođược mệnh danh là Hùm

xám Tây Nguyên*[142] Trong võ học, những cao thủ

võ thuật Việt Nam danh chấn cũng được đặt biệt danh

là hùm xám Võ sưMã anh Longcũng được đặt biệt

danh là Hùm xám Hòa Hưng,*[143]võ sưHuỳnh Long

Hổđược mệnh danh là Hùm xám ảng Ngãi*[144]võ

sưHà Trọng Ngựvới tuyệt kỹ quyền ba chân hổ được

tôn xưng là Hùm xám miền Nam,*[145]võ sưHà Trọng

Sơncũng có biệt danh là Hùm xám miền Trung*[146]

cùng với võ sư Lý Xuân Hỷ người được mệnh danh

là Hùm xám cao nguyên.*[146] Người Việt còn dùng

thuật ngữ hùm xám để đặt tên cho các nhân vật nước

ngoài như Đội bóngBayern Munichđược báo giới Việt

Nam đặt tên là Hùm xám xứ Bavaria, thủ mônJosé Luis

Chilavertđược gọi là Con hùm xám Nam Mỹ.

Ở Trung ốc có những người mang tên hổ như:

Hoàng Phi Hổ,Đường Bá Hổ,Lôi Lão Hổ,Tô Hắc Hổ,

Hàn Cầm Hổ, Hổ Tam Nương,Trần Hổ,Trương Văn

Hổ,ạch Hổ,Dương Hổ,Lý Hổ,Tào Hổ,Hàn Hổ(tức

Hàn Khang tử),Hồ Sa Hổ, Nghiêm Bạch Hổ,Dương

Hổ ành,Chu iết Hổ,Triệu Bá HổhayCơ Hổ,ChuNguyên Hổ(朱元虎),Chiêu Hổ,Hoàng Đắc Cônghiệu

là Hổ Sơn,Đinh Đắc Tôncó ngoại hiệu là Trúng tiễn hổ(Hổ trúng tên),Đằng hầu Hổ(Đằng Hổ ỹ),Mã Định

Hổ(tự nhận là hậu duệ đời thứ 39 của Phục ba tướngquân Mã Viện) ời Tam ốc,Viên iệuđược phong

làm Hổ bôn trung lang tướng,Vu Cấmđược phong chức

Hổ uy tướng quân….Trong Tam ốc diễn nghĩa, La

án Trung dùng hình tượng con Hổ để mô tả về hìnhdáng của nhiều viên tướng và dùng nó để ví về cácanh hùng như:Tôn Kiênđược danh xưng là Mãnh Hổ Giang Đông,Đổng Trácđược xưng tụng là biên quan

dã hổ (con hổ dữ ở vùng biên)Lữ Bốđược Tào áo

so sánh với hình ảnh của con hổ.Hứa Chửđược gọi

là Hổ Hầu (tên gọi doMã Siêuđặt, ban đầu có tên là

hổ si, tức con hổ dại), ngoài ra thì còn có danh xưng

Ngũ Hổ tướngthời Tam ốc chỉ về các viên tướng cósức mạnh như:an Vũ,Trương Phi,Mã Siêu,TriệuVân,Hoàng Trung Trong tác phẩm ủy Hử, thì cóYến uậnbiệt danh Cẩm mao hổ,Lý Vânngoại hiệu

là anh Nhãn Hổ, Khiêu Giản HổTrần Đạt, Sáp Sí Hổ

(Hổ chắp cánh)Lôi Hoành,Điền Hổ,Lý Trungcó ngoại

hiệu Đả Hổ Tướng ời ời Nhà Minh,Nỗ Nhĩ CápXíchđược nhà Minh phong danh hiệu Long hổ tướng quân, triều Minh cũng phong choVương Đàilàm Long

Hổ tướng quân,La Nhữ Tàiđược gọi là Đông Sơn hổ,

Ngạch Diệc Đôđược xưng là Đại hổ ờinhà anh

thì có danh xưng ảng Đông ập Hổ (10 con hổ ở đất

ảng Đông) trong đó cóTô Hắc Hổngoài ra cũng có

ý kiến xếp Hoàng Phi Hồng vào số này.*[147]

Một số nước khác, các danh tướng cũng dùng tên gọi

về Hổ để chỉ về mình nhưTakeda Shingendanh tướngthờichiến quốc Nhật Bảnđược gọi là Con hổ xứ Kai,

đối thủ của ông làUesugi Kenshin còn gọi là NagaoKagetora (長尾景虎) (Trưởng Vĩ Cảnh Hổ) sau đó đổitên thành Uesugi Masatora (上杉政虎) (ượng SamChính Hổ) Vị vua của Triều đạiMogollàBaburđượcđặt tên có nghĩa là hổ, Vị vuaSher khancủa Hồi giáo,Tipu Sultanlà những vị vua lấy con hổ làm biểu tượng.Viên tướng NhậtYamashita Tomoyukicòn được gọi làcon hổ Mã Lai Võ sưKim Chấn Bátđược đặt biệt hiệu

là Kim Phi Hổ.Radamel Falcao Garcíađược báo chí gọi

là mãnh hổ (El Tigre),Arthur Friedenreichcũng có biệtdanh Mãnh hổ.Tiger Woodsvận động viên golf số 1 thếgiới được lấy từ tên người bạn quân nhân Việt Nam của

bố anh Vương Dang Phong, người khiến bố Woods đãđặt tên cho anh cái nickname là Tiger Sau này cái tênTiger Woods đã trở nên quen thuộc, thời điểm mà anhnổi lên ở tầm quốc gia với giải trẻ và nghiệp dư cũng làlúc anh được biết đến với cái tên đơn giản Tiger Woods.Ngoài ra còn diễn viênLiliane Tiger

Nhiều vùng đất, địa danh, công trình được đặt tên theoloài hổ như: ỞTrung ốccóLong Hổ Sơnhay còngọi là núi rồng-hổ, một địa danh linh thiêng của đạogiáo,Vực Hổ Khiêutức hẻm sông Hổ Nhảy được đặttên từ sự việc theo truyền thuyết, đây là đoạn sông xưa

Trang 17

Vực Hổ Khiêu - Địa danh được đặt tên dựa theo động tác của

một con hổ nhảy qua núi

kia có một con hổ phóng từ bờ bên này sang bờ bên kia

nên có tên là vực Hổ Nhảy (khiêu có nghĩa là nhảy

-là phóng),Hổ Khiêu Hiệp(Hẻm núi Hổ Nhảy), tương

truyền rằng để trốn khỏi một tay thợ săn, một con hổ

đã nhảy qua con sông tại điểm hẹp nhất (rộng 25 m), do

đó người ta gọi đây là hẻm núi Hổ Nhảy.Hổ Khâu,Hổ

Mônnghĩa là “cổng hổ", Người phương Tây thường

biết đến Hổ Môn qua tên gọi xuất phát từ tiếng Bồ Đào

Nha là Bocca Tigris (nghĩa là “miệng hổ") hay Bogue,

Hổ Lao an,Hổ Môn (trấn),Hổ Lâm,Cầu Hổ Môn,

Đại Hổ Sơn(大虎山), cù lao Hổ Hạm (chữ Hán: 虎槛

洲, Hổ Hạm Châu) Ngoài ra ở các nước khác còn có

Sông Tigreở Brazil, Sông Amba,Nong Suea (huyện)ở

ái Lan, và đặc biệt là sông Tigrit một trong hai con

sông của dòng sôngLưỡng Hà

ỞViệt Nam, tạiTiền Giangcó vùng đất miệt vườn có

tên gọi làCù lao Ông Hổlà vùng đất sinh ra vị chủ tịch

Tôn Đức ắng, ngoài ra còn cóMỏ Bạch Hổ,ị trấn

Tăng Bạt Hổ,Cầu bạch hổ Đặc biệt ởNam bộ Việt Nam

còn lưu truyền nhiều địa danh liên quan đến cọp như

Đìa Cứt Cọp (ấp 4, Hưng Nhượng,Giồng Trôm,Bến

Tre) là nơi có nhiều cọp tụ tập lại săn mồi và phóng uế

bừa bãi,Sân Ngự(thị trấnBình Đại, Bến Tre) là nơi theo

truyền thuyết hàng năm vào mùa khô, cọp từ các nơi

tụ tập về đây gọi là cọp hội dưới sự đầu lĩnh của chúa

cọp bạch ba chân, Đồn Cọp (Phú Nghĩa,Chợ Lách, Bến

Tre) là nơi cọp thường đến phá phách dân chúng mới

lập mưu vây cọp lại, rồi báo cho tỉnh đưa lính về bắn,

Mỏ Cày(Bến Tre) cọp ở đây rất nhiều do đó, người dân

vừa cày, vừa đánh mỏ để cọp sợ không dám đến làm hại,

rạch Ông Hổ (Long Hưng,Châu ành,Tiền Giang),

Rạch Gầm (Châu ành, Tiền Giang) là nơi trước có

nhiều cọp và chúng gầm thét vang động cả một vùng

nên có tên Rạch Cọp Gầm, về sau, gọi tắt thành Rạch

Gầm.*[148]đồng thời có các địa danh như suối Cọp và

Hang Bạch Hổ (ở Định án), truyền rằng, trước kia,

khi rừng rậm còn nhiều, có một cặp hổ trắng về ẩn

tại núi Đá Voi, cặp hổ này không bắt người ăn thịt mà

thường xuống nghe kinh Phật ở chùa iện Chơn Sau

này rừng bị phá dần, lại thêm chiến tranh, cặp hổ bỏ

đi Nhân dân cho là Hổ thần nên đặt tên hang là Bạch

Hổ.*[149] Ngoài ra còn cóác Hang Cọp ở Đà Lạt,tương truyền nơi đây ngày xưa là nơi trú ngụ của mộtcon cọp cho nên mới lấy hang cọp mà đặt tên cho thác,hiện nơi đây có đặt tượng hổ cao khoảng 5m, dài 10mnằm trong khuôn viên của thác

Uy danh của loài hổ còn ảnh hưởng đến tên gọi nhiềusinh vật hùng mạnh nhất trong họ mình hoặc có hìnhthức, cấu tạo giống bộ phận nào đó của cơ thể hổ.*[150]

Có thể kể đến là về động vật có các loài như:rắn hổ,

Họ Rắn hổ,rắn hổ chúa,rắn hổ mang Xiêm, Rắn hổmang chúa,Rắn hổ đất,Rắn hổ trâu,Rắn hổ bướmcácloại rắn hổ, một số loài rắn độc quý hiếm có tên hổ nhưrắnHổ trâu,Hổ lửa,Hổ mang,Rắn hổ hành…*[130]cá

hổ hay còn gọi làcá răng đao,Cá hổ kình,Cá hổ kìnhlùn,Cá nhám hổ,Cá giả hổ kình,Cá mậphay còn gọi

là cọp biển,cá mập hổ,Cá hổ Xiêm,tôm hùm,Tép cọp,Bướm đêm hổ đốm tối,Ếch đồnghay còn gọi là ếch

da hổ,Muỗi hổ(Aedes albopictus),Mực nang vân hổ,Diệc hổ cổ trần,Kỳ giông hổ, hổ Tasmania, con mèo

thường được gọi là tiểu hổ, về các loàithực vậtcó: câylưỡi hổ, cây ba mươi, hổ bì, lá lưỡi cọp, cây ba mươi,Bách thanh hổ, Cỏ đuôi hùm, Lưỡi cọp, Hổ vĩ xám, Hổnhĩ trắng, Tai hùm, Hổ bì, Lan da hổ, Bìm bìm châncọp, Móng cọp xanh, Đơn lưỡi hổ, Vuốt hùm, Hài lưỡi

hổ, Hổ trương,Hổ béoTrong kho tàng dược liệu y học

cổ truyền, nhiều cây, lá mang tên hổ là vị thuốc dễkiếm tìm có tác dụng chữa bệnh*[151] như Hổ thiệt,

Hổ nhĩ thảo,Hổ trượng căn,Hổ phách,Hổ vĩ, còn cóChín vị thuốc tên hổ*[152]như Hổ kế (Cicus japonicus)

Hổ thiệt (Aloe), Hổ cao (Siegesbeckia orientalis L) Hổtrượng căn (Polygonum cuspidatum sieh Znce) Hổ vĩ,hay hổ vĩ mép vàng (Sansevira trifasciata Prain var), Hổphách (Succinum) Hổ chuối (Ptyas korros), Hổ mang,

hổ đất, hổ lửa (Ophiophagus hannah), Hổ cốt (Pantheratigris L) hay Cao hổ cốt

4 Trong văn học 4.1 Trung Quốc

Hổ được miêu tả nhiều trong văn học của các nước,Trong văn học Trung Hoa, hổ xuất hiện trong nhiềutác phẩm kinh điển như:Tây Du Ký(hổ đóng vai trò lànhững con yêu quái hại người), trong đó hổ xuất hiện

và tấn công Đường Tam Tạng khi ông này chuẩn bị quabiên giới Đại Đường, sau đó được một người thợ săn ởbiên giới giải cứu và giết chết con hổ Lần thứ hai, con

hổ tấn rình tấn công Đường Tam Tạng thì bịTôn NgộKhôngđánh chết, Ngộ Không đã lấy da con hổ để làm

áo mặc và bộ da hổ này theo Tôn Ngộ Không suốt quátrình đi thỉnh kinh Một lần khác, Đường Tam Tạngtừng bị con yêu tinh phù phép biến thành hổ.*[153]Vàcon hổ đáng chú ý nhất là con hổ tinh trong lốt yêu quáiđạo sĩ ở nước Xa Trì gồm Dương Lực Đại Tiên (con Dê),

Hổ Lực Đại Tiên (hổ) và Lộc Lực Đại Tiên (con hươu)

Trang 18

18 4 TRONG VĂN HỌC

Tranh vẽ tả cảnh Võ Tòng giết hổ

Tam ốc Diễn nghĩavới việc làm nền cho những anh

hùng xuất hiện, trong tác phẩm này có kể về một trận

đánh của quân ục với quân Nam Man trong đó, quân

Nam Man đã dùng các loài dã thú, rắn rết trong đó có

hổ để tấn công quân ục Trong tác phẩm này ngoài

Ngũ Hổ tướng, còn có Vương Songviên tướng được

mô tả là thân hình dài chín thước, lưng gấu, mình hổ,

mắt đen nhưng con ngươi vàng và được phong là Hổ

oai tướng quân Tác phẩmủy Hửvới hình tượng trứ

danhVõ Tòng đã hổ trên đồi Cảnh Dươngngoài ra hổ

còn được mô tả qua việc ăn thịt mẹ của Lý ỳ và ông

này đã trả thù bằng cách tìm về hang cọp giết hổ báo

thù cho mẹ của mình

Trong điển tích Võ Tòng đã hổ, câu chuyện cụ thể là khi

Võ Tòng trên đường về quê thăm anh, khi đi ngang qua

huyện Dương Cốc (nay là thành phốLiễu thành), ông

ghé vào một tửu quán, bên ngoài ghi là “Uống 3 chén

không nên qua đồi” Võ Tòng là một người mê rượu,

thấy dòng chữ này rất khó chịu, hỏi tại sao thì chủ quán

kể có chuyện con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người

trênđồi Cảnh Dương, ai uống quá say không nên đi qua

đó Võ Tòng nghe vậy rất phẫn nộ, uống một mạch hết

rượu trong quán Chiều hôm đó, ông đang trong cơn

say, một mình cầm gậy lên đồi tìm Hổ Sớm hôm sau

gặp Hổ, ông cầm gậy vờn với mãnh thú tới tối Đến lúc

trời chạng vạng sáng, sau khi dùng nhiều mưu kế mà

không được, ông vứt gậy, một tay nhận đầu hổ xuống

đất, một tay đấm, con hổ bể đầu chết tươi.*[154]

4.2 Việt Nam

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.

Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội,

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng.

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,

Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Ta biết ta là chúa tể muôn loài, Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

an ôi! ời oanh liệt nay còn đâu?

ế Lữ, Nhớ rừng (trích)

Hình tượng con hổ cũng xuất hiện nhiều qua văn họcViệt Nam,*[23]bên cạnh những câu chuyện cổ tích xuấthiện từ lâu như nhưTrí khôn của ta đây,Cóc kiện trời,

ỏ rừng và hùm xám,Con hổ có lá gan chuột nhắt,Mèo vẫn hoàn mèo, thì hổ còn được nhắc đến trongcác tác phẩm văn học thời cổ như:Hịch tướng sĩcủaTrần Hưng Đạo,uật hoàicủaPhạm Ngũ Lão,LĩnhNam Chích ái, Mãnh hổ hành”(Bài hành về con

hổ dữ) của nhà thơNguyễn Hành (nhà thơ),TruyệnKiềucủaNguyễn Du,Lục Vân TiêncủaNguyễn ĐìnhChiểu Cũng như những tác phẩm thời kỳ cận đại vàhiện đại như:ần HổcủaTchya,Đường RừngcủaLanKhai,Nhật ký trong tùcủaHồ Chí Minh,Tây Tiếncủa

ang Dũng(với câu thơ: Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người),Như những ngọn gió Hua TátcủaNguyễnHuy iệpvà đặc biệt là bài thơNhớ rừngcủaế Lữkhi tác giả mô tả chân thực cảnh một con hổ trong vườnbách thú và hình dung ra hình ảnh của nó khi tự dotrong rừng, thông qua hình ảnh con hổ, ế Lữ dùng

để biểu tượng về hình ảnh của một đất nước, dân tộcViệt Nam đangthời kỳ Pháp thuộc Trong đó câu than

thở an ôi, thời oanh liệt nay còn đâu! đã trở nên trứ

Trang 19

Trong truyện cổ tích Trí khôn của ta đây người Việt đã

lý giải sự tích của những hình thù vằn vện trên mình

hổ, con hổ được đóng vai trò là kẻ xấu và truyện nhằm

đề cao trí khôn của con người trong công cuộc chống lại

những loài thú giữ trong đó con hổ hiền lành, dại dột,

bị người lừa Trong truyện cóc kiện trời thì hổ đóng vai

trò quan trọng, là một trog những con vật theo cóc lên

thiên đình để kiện trời, hổ đóng vai trò quan trọng khi

là con vật mạnh nhất trong đoàn quân của nhân gian,

chính hổ đã xé xác thiên lôi buộc Ngọc Hoàng phải điều

đình với đoàn quân của nhân gian

Trong câu chuyệnChú Cuội, kể việc Cuội vào rừng sâu

tìm cây thì trông thấy một cái hang cọp, có bốn con cọp

con đang vờn nhau Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho

mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất Nhưng vừa lúc

đó, cọp mẹ cũng về tới nơi Nghe tiếng gầm kinh hồn

ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn

một cây cao Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ

lồng lộn trước đàn con đã chết Nhưng chỉ một lát, cọp

mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp

lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con Chưa đầy

ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống

lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt Chờ cho cọp mẹ

tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ

kia đào gốc vác về

Ngoài ra trong nhiều truyện kể dân gian, cọp đóng

vai thần cứu tinh, như trongTống Trân Cúc Hoađược

truyền tụng trong giới người Kinh lẫn người ượng

phía Bắc, theo đó mô tả chi tiết Sơn ần thương tình

biến thành mãnh hổ, tình nguyện mang thư Cúc Hoa

sang Tần Trong câu chuyệnoại Khanh, Châu Tuấn,

hổ xuất hiện giữa rừng khuya, cọp cõng oại Khanh

và mẹ chồng sang tậnnước Tềđể tìm chồng Giai thoại

Con hổ có nghĩa đã được đưa vào Sách giáo khoa ở Việt

Nam cho thấy hổ cũng là con vật có tình nghĩa, biết

đền ơn xứng đáng người đã giúp đỡ mình.*[23]

Trong tuồng hát bội Hổ ành Nhân, thế kỷ XIX cũng

có kể chuyện hổ sinh ra người Truyện dân gian có Ông

Nghè hóa cọp chế diễu những người chưa đỗ ông Nghè

đã đe hàng tổng Giai thoại về bác Ba Phi(Nguyễn Long

Phi, 1884-1964) ở Cà Mau còn có chuyện bắt cọp xay

lúa, xử án cọp,*[23]*[58]người ta cũng kể câu chuyện

về việc bác Ba Phi từng đánh bại hổ dữ, theo đó, ở vùng

U Minh có con hổ đực rất khôn ngoan, nhiều người

lạc chân trong rừng thường mất tích một cách bí ẩn

mà người ta nghi bị nó ăn thịt, sau này khi nó bắt một

người phụ nữ đang làm ruộng thì bác Ba Phi được mời

tới để đánh hạ con hổ dữ này, một cuộc chiến quyết liệt

đã xảy ra và bác Ba Phi đã đánh thắng con hổ.*[155]

Trong truyện Lục vân Tiên hổ cũng được bố trí xuất

hiện ba lần một lần cởi trói cho tiểu đồng và đưa ra

đại lộ, một lần dưới dạng du thần đưa Vân Tiên ra khỏi

hang ương Tòng và lần cuối, cọp bắt hai mẹ con ể

Loan bỏ lại trong hang ương Tòng để quả báo nhưng

không ăn thịt Tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã

mô tả về hổ trên góc độ cái nhìn của nhân dân Nam

bộ, theo đó hai diện mạo: khuôn mặt tự nhiên là ác thú

vì Trên cơ bản, cọp vẫn là ác thú ăn thịt người do đóTrịnh Hâmmới bắt tiểu đồng trói vào gốc cây để trướccho hùm cọp ăn mày/Hại Tiên phải dụng mưu này mớixong/Vân Tiên ngồi những đợi trông/Trịnh Hâm về nóitiểu đồng cọp ăn (Truyện Lục Vân Tiên câu 875-878) vàkhuôn mặt cứu tinh, lại là một nhân vật hư cấu có suytính khi hành động: Sơn quân ghé lại một bên/Cắn dây

và nếu có chạm mình vào lá cũng không quên Vị thần

Hổ đây là con hổ xám, hổ vàng, và khi họp hội đồng

cơ mật dưới gốc một đại thụ, vị thần Hổ thường trút bỏ

bộ lông trắng, biến thành một ông già đầu râu tóc bạcđường bệ Bị hổ vồ là có số, những kẻ bị giống mãnhthú ấy sơi đã có tên trong quyển sổ do thần Hổ giữ

ật là một sự định mệnh, không sao trốn thoát được.Rồi những người mang họ Đèo trong truyện ần Hổcủa Tchya mà tất cả con cháu phải làm mồi cho hổ chỉ

vì ông tổ của họ đã dám phạm đến một con hổ già, làmhắn chột một mắt và tuyệt đường sinh sản, là một họrất am tường số mệnh Sự báo thù thật là ghê gớm tất

cả con cháu họ Đèo khi đã sa vào nanh vuốt hổ, ngườinào cũng bị móc mất một mắt và cắn xé mất hạ bộ ần

Hổ ra oai và gieo vạ cho cả dòng giống những người đãdám phạm đến thần

Trang 20

20 5 TRONG NGHỆ THUẬT

Ngoài ra, trong Truyện Đường Rừng, 1940, Lan Khai

(1906-1945) kể chuyện Người hóa hổ, người và súc vật

có thể hóa kiếp cho nhau Hình ảnh của hổ với sự kỳ

bí về bộ lông tráng lệ, oai phong lẫm liệt, và hành tung

bí ẩn được thể hiện qua Trái Tim Hổ trong nhóm mười

truyện Như những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy

iệp, đăng trên báo Văn Nghệ 1987, xuất bản thành

sách 1988 theo đó ở bản Hua Tát có con hổ kỳ dị người

ta đồn có trái tim khác thường, chỉ nhỏ bằng hòn sỏi

và trong suốt, là bùa hộ mệnh cùng là vị thuốc thần

Hình ảnh con hổ qua văn học đã gây ảnh hưởng và điều

kiện hóa đời sống tinh thần người dân với hình ảnh của

muông thú đang và đáng được bảo vệ là tài sản thiên

nhiên, uy dũng, hùng tráng diễm lệ và kỳ ảo, cọp là vẻ

đẹp của một trần thế đang phôi pha Tác phẩm Bí mật

trên đồi Hổ táng (1985) của nhà vănBá Dũngcũng nhắc

đến truyền thuyết về con hổ có nghĩa.*[23]

Trong văn học phương Tây, hổ đã gây cảm hứng đến

nhiều người Cả Rudyard Kipling trong e Jungle

Books vàWilliam Blaketrong Songs of Experience miêu

tả nó như là con thú dữ tợn và đáng e sợ Trong e

Jungle Books, con hổ Shere Khan là kẻ thù lớn nhất

và nguy hiểm nhất củaMowgli, ông vua không ngai

của rừng rậm nhiệt đới Những chi tiết về conhổ cái

Champawatvà làm thế nào nó đã bị hạ sát có thể được

tìm thấy trong cuốn sách Những kẻ ăn thịt người ở

Kumaon(năm1944), được viết bởi chínhJim Corbe

Tạithị trấn Champawatgần cầu Chataar và trên đường

đến Lohaghat, người ta đã đặt một tấm bảng xi-măng,

đánh dấu nơi con hổ bị hạ sát Tuy nhiên, vị trí chính

xác nơi mà các con hổ đã bị giết bởi Jim Corbe là gần

hơn với vị trí hiện tại của nhà máy thủy điện đó là từ

tấm bảng này khoảng 1 km (0,62 dặm)

Nhưng trongtruyện tranhCalvin and Hobbes củaBill

Waerson, Hobbes là con hổ đôi khi thoát ra khỏi vai

trò của nó như là một con thú để ôm ấp Ở một khía

cạnh khác là Tigger (Tíc-gơ), con hổ trong truyệnGấu

PoohcủaA A Milne, là con hổ luôn luôn đem lại may

mắn và không bao giờ đem lại sự sợ hãi, sau đó hãng

Walt Disney Television Animation sản xuất bộ phim

My Friends Tigger & Poohcó xây dựng hình ảnh về

chú hổ Tíc-gơ là chú hổ giọng khàn, hay di chuyển bằng

cách nhảy tưng tưng bằng đuôi Trong tác phẩm A Tiger

for Malgudi thì Yogi là con hổ tốt Nhà vănYann Martel

đã đoạt giải Man Booker Prize năm2002với tiểu thuyết

Cuộc đời của Pi (Life of Pi) về cậu bé Ấn Độ sống sót

trênái Bình Dươngvới con hổBengalvà đã được Lý

An dựng thành bộ phim cùng tên

Ở châu Âu, nhà thơ người AnhWilliam Blakeđã sáng

tác bài thơ về hổ với tựa đề e Tyger tạm dịch là

Chúa sơn lâm và được coi là bài thơ hay nhất trong sự

nghiệp của ông và là bài thơ thuộc thể loại văn tuyển

(anthology) hay nhất ở Anh*[156]với những trích đoạnnghệ thuật mô tả sự rực rỡ và mãnh lực của hổ:

Chao ôi hổ! Hổ cháy bừng như lửa Chúa sơn lâm bừng cháy giữa rừng đêm Ánh mắt nào, bàn tay nào bất tử

Có thể tạo ra cái vẻ kinh hoàng.

cả giết chết ông chủ và mặc kệ số phận gia đình đểmột mình thoát khỏi bóng tối.*[158]trong văn hóa củangười Khmer Nam Bộ, trong những câu truyện cổ phổ

biến có 02 câu chuyện liên quan đến hổ là ỏ và cọp và câu chuyện ầy thuốc rắn cứu cọp nhằm nêu lên khát

vọng về công lý và công bằng, tuy vậy nhân vật chínhtrong hai câu chuyện này lại là con thỏ.*[159]

5 Trong nghệ thuật

Trong văn hoá nghệ thuật, là một loài vật rất đẹp và cósức lôi cuốn*[160]nên hổ cũng là con mật được mô tảtheo hướng trở nên gần gũi với con người, ngoài việc làđối tượng không thể thiếu trong các vườn bách thú vàcòn là diễn viên xuất sắc, thu hút nhiều khán giả trênmàn bạc hoặc sân khấu xiếc Hổ còn là đối tượng và

là đề tài trong nghệ thuật điêu khắc, trong nghệ thuậtgốm xưa Việt Nam và nhất là trong tranh dân gian*[63]

eo quan niệm dân gian Á Đông, đặc biệt là Việt Nam

và Trung ốc, hổ là hình ảnh uy nghi, đầy ấn tượng,

hổ tượng trưng cho sức mạnh và dân gian cũng đã thầnthánh hóa hổ, cho hổ sứ mạng thiêng liêng có khả năngdiệt trừ đượcma qủy Có hình hổ trấn giữ ở cửa thì tà

ma không dám thâm nhập Bởi vậy hình tượng hổ đãtrở thành phổ biến trong đời sống văn học, nghệ thuậtdân gian, đặc biệt hổ đã được vẽ thànhtranh và tạcthành tượng để thờ ở cácđền,đình,miếu,điện…*[130]

Hổ cũng là đối tượng nghệ thuật hấp dẫn thể hiện trên

Trang 21

“Hổ tọa”tác phẩm của Kishi Chikudo khoảng đầy thế kỷ 19

cácvật dụng sinh hoạtthường ngày,nhà cửa,nơi thờ

tự…

Trong nghệ thuật, con hổ, biểu trưng cho sức mạnh,

được dùng cho ngành võ bị, trang trí áo võ quan, miếu

võ quan, trong chế độ phong kiến, khi rồng được dùng

làm biểu tượng dành riêng cho vua chúa thì hổ được

xem là biểu tượng của quan lại (quan võ)*[161]và cho

đến thế kỷ 19, hình tượng con hổ trong Văn hóa Việt

Nam thời nhà Nguyễn đã có sự thể hiện đa sắc, đa diện

từ sự mênh mông lan tỏa một cách trừu tượng hóa qua

vị trí địa lý trong phong thủy đến định hình trong kết

cấu kiến trúc, tên gọi di tích cụ thể, hay khắc dấu trên

Cửu đỉnh, khoe cùng sương gió thời gian….Tất cả góp

phần khẳng định vị trí hình tượng con hổ trong Văn

hóa Nguyễn, góp phần tạo nên những nét đặc trưng

của nền Văn hiến Việt Nam*[161]

5.1 Hội họa

Hổ được thể hiện trong nềnhội họacủa Phương Đônglẫn phương Tây, rất nhiều bức tranh vẽ về loài hổ Vớibiểu tượng về sức mạnh, không chỉ ở phương Đông,rất nhiều nơi trên thế giới có đại hội sơn lâm và theoquan niệm ở châu Á, với tư cách là chúa tể, hổ đóng vaitrò của quyền uy thống trị, có vai trò điều phối, chiakhu vực sơn lâm cho các dã thú khác Đó là vai trò anhhùng Đến khi có chủ nghĩa anh hùng phong kiến thì

hổ (cùng với đại bàng) là biểu tượng của anh hùng độclập Có thể thấy điều này qua những bức tranh cổ vẽcảnh hổ đang gầm mặt trời Lúc này, hổ là anh hùnggiang hồchống phá lại thể chế, không bị hàng phụcdưới bất kỳ một chính thể tập quyền nào.*[62]

Ở Phương Tâythời cổ, Người ta cũng thu thập đượcnhững tài liệu qua tranh vẽ của nhữnghọa sĩ châu Âusống vào khoảng thế kỷ XVIII và XIX, theo những tàiliệu này thì sư tử thường là kẻ chiến thắng trong nhữngtrận đấu phân chia quyền lực trong các cuộc quyết đấu

và loại tranh này xuất hiện trên cả huy hiệu của Hoànggia Anh Các họa sĩ theo trường phái cổ ở các nướcTrung Hoa, Việt Nam, Hàn ốc và Nhật Bản cũng vẽrất nhiều bức tranh về loài hổ bằng các chất liệu truyềnthống, người Việt Nam có tranh Đông Hồ mô tả về ngũ

hổ, người Trung ốc có tranh thủy mạc vẽ về hổ vàrồng Hội họa phương Tây cũng có nhiều tác phẩm hộihọa bằng tranh sơn dầu hoặc những nét vẽ bằng bútchỉ để họa về hình tượng con hổ

Người Hàn ốc có bức họa thần núi (Sansindo) vẽcảnh thần núi ngồi tựa hổ hay cưỡi trên lưng hổ vàmột số bức tranh, con hổ chính là thần núi trong quanniệm của người tạo tác Nhưng trong những bức tranhkhác, hổ lại xuất hiện bên cạnh một cụ già nhân từ đóchính là thần núi và hổ là loài hầu cận của ông này Hổtiếp nhận mệnh lệnh từ thần núi để trấn an cho làngxóm, cho từng gia đình, bảo vệ sinh mệnh cho ngườidân Giới Phật giáo Hàn ốc cũng treo tranh thần núicòn gọi làSansintaenghwamô tả một cách sinh động,hài hước về sơn thần và hổ Người Hàn ốc còn cóbức tranhJakhodo(Ác hổ đồ), tranh chim ác là và hổ.Chim ác là đang đậu trên cành thông xanh ngắt còn hổthì ngước nhìn cành cây Đây là hai loài vật rất đượcchuộng trong nghệ thuật dân gian Hàn ốc,Chim ác

làđược quan niệm là dấu hiệu của điềm lành Hổ làgiống vật nhân từ bảo vệ con người khỏi tai ương Còncây thông tượng trưng cho tuổi thọ và sự trường tồn.Vùng văn hóa Đông Á nói chung rất chuộng hổ, ngàyTết thích treo tranh hổ, một cử chỉ mang biểu tượng

cá tính, đặc biệt, người Hàn ốc hay treo những bứctranh Jakhodo trong nhà vào tháng Giêng âm lịch hàngnăm vì có ý nghĩa ngăn ngừa điềm họa nên đã hìnhthành tập quán treo tranh vì người xưa cho rằng treotranh trong nhà sẽ xua được hung khí để gia đình được

an vui Đề tài về hổ nếu gạt bỏ cái vỏ tôn giáo thì bảnthân nó sẽ trở thành những tác phẩm có giá trị nghệthuật cao như các tranh ngũ hổ, bạch hổ hay hắc hổ…

Trang 22

22 5 TRONG NGHỆ THUẬT

do sự phối hợp đường nét, hình khối và màu sắc tài tình

của nghệ sĩ đã tạo nên những bức tranh hổ đẹp, đầy sức

sống mãnh liệt, biểu hiện trên nét mặt, chòm râu, ánh

mắt sáng dội của hổ nhất là thế ngồi của hổ, với thân

hình vạm vỡ, chắc khoẻ ngồi nghiêng trên thế chống

thẳng tuyệt đối vững chắc của hai chân trước, càng làm

tăng thêm sức mạnh của hổ luôn được khai thác.*[63]

Một bức tranh của Trường phái Trung Hoa về cảnh hổ vồ khổng

tước (chim công)

Trong tín ngưỡng phương Đông, Hổ là một con vật,

tượng trưng cho sức mạnh và sự thành công trong sự

nghiệp,*[162] tranh Ngũ hổ được cho là xuất hiện từ

khoảng 400 năm trước và chịu ảnh hưởng rõ rệt của

các luồng tư tưởng, văn hóa, tôn giáo giữa các vùng

miền ởViệt Namvà là bức tranh của dòng tranh HàngTrống ẩn chứa nhiều thông điệp của nền văn hóa cổphương Đông Tranh ngũ hổ trong gia đình người Việtkhông chưng trên bàn thờ gia tiên như những bức tranhngũ quả mà tranh ngũ hổ thường treo ở bàn thờ dànhriêng cho hổ hoặc trưng dưới ban thờ thần thánh hoặcthờ Phật.*[83]Một số ý kiến khác cho rằng, những bứctranh ông Hổ được xuất hiện từ đờinhà Trần, sau khitướngTrần Hưng Đạođại phá quân Nguyên Mông do

đó để ca ngợi hào khí của dân tộc trong những ngàytháng đó, những bức tranh Hổ đã ra đời như vậy.*[163]Hội hoạ dân gian Việt Nam đã thần thánh hoá con hổvới trường phái tranh Hàng Trống (Hà Nội) chuyên vẽtranh hổ (hoàng hổ, hắc hổ, bạch hổ, tứ hổ, ngũ hổ) đểtreo thờ với tư cách là những vị trấn giữ các phương trờiđất Bởi vậy, khi vẽ tranh hổ, người nghệ sĩ dân gian đãthể hiện đủ năm con hổ với 5 tư thế, và 5 màu sắc khácnhau Tranh ngũ hổ trong dân gian còn gọi là tranh ôngNăm Dinh Đó là 5 vị thần tướng ngự trị năm phươngtrời.*[150]Với cách thức sáng tạo của riêng mình, cácnghệ nhân Hàng Trống không chỉ tạo nên nét riêngcho dòng tranh, mà đã làm bật lên sức sống nội tại củanhân vật, thể hiện sức mạnh của loài mãnh chúa.*[73]Nếu như năm Hổ (Dần) người Việt Nam hay treo tranhTết Ngũ Hổ hay Nhất Hổ; đây là bức tranh dân gian đẹp,hàm chứa các giá trị tâm linh, nghệ thuật dân gian theoquan niệm, triết lý nhân sinh quan về vũ trụ của ngườixưa Trong ngày xuân, tâm trạng mọi người thanh thảnngồi bên sắc thắm cành đào, uống chén rượu nồng vàngắm những bức tranh Tết - tranh Hổ con người thêmsảng khoái, giàu sức sống mà tranh Tết chính là thôngđiệp chuyển lời cầu chúc tốt đẹp cho mình và chúc điềutốt lành cho mọi người, là nếp ứng xử giàu tính nhânvăn của người Việt xưa*[164]

Dựa trên cách thể hiện nguyên lý theo quan niệm vănhoá phương Đông, người xem tranh /thờ tranh có thểsuy luận theo nhiều hướng khác nhau để dịch chuyểnvấn đề từ Ngũ hổ (Hổ vàng, Hổ xanh, Hổ trắng, Hổ đỏ,

Hổ đen) tới Ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ), Ngũsắc (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen), Ngũ phương (đông,tây, nam, bắc, và trung tâm), Ngũ phúc (phú, quý, thọ,khang, ninh), Tứ quý (xuân, hạ, thu, đông),… hơn nữakhi suy luận rộng, mỗi màu sắc trong tranh lại tươngquan với tính cách của từng nhân vật hổ, theo quanniệm tượng trưng sắc màu trong dân gian nhằm biểuđạt nổi bật chủ đề miêu tả, làm cho tổng thể bức tranh

hổ thêm thần bí, lôi cuốn người dùng (tâm linh) vàngười xem (thưởng thức nghệ thuật) Sau này, tranhdân gian Hàng Trống lại nghĩ thêm ra bộ Ngũ hổ tướng

và lập bàn thờ trong đền Có nhiều loại tranh hổ: bạch

hổ, hắc hổ, ngũ hổ…Trong đó, tranh ngũ hổ là nổi bậthơn cả Tranh ngũ hổ còn gọi là tranh ông Năm dinh,tượng trưng cho năm vị thần tướng ngự trị năm phươngtrời, nên các nghệ nhân khi vẽ tranh hổ, ngoài chòm râuánh mắt dữ tợn của hổ được vẽ bằng màu vàng kim, dângian còn vẽ 5 màu nhất định, tượng trưng cho trung tâm

và bốn hướng với bố cục cân đối

Trang 23

Tranh Ngũ hổ là một bức vẽ phổn thể 5 nhân vật

(Hoàng hổ, anh hổ, Bạch hổ, Xích hổ, Hắc hổ) được

bố cục, trình bày theo một trật tự từ trong ra ngoài,

từ cao tới thấp, từ chính đến phụ dựa trên nguyên lý

ngũ hành (Kim-mộc-thuỷ-hoả-thổ), ngũ sắc (xanh, đỏ,

vàng, trắng, đen), ngũ phương (đông, tây, nam, bắc, và

trung ương) để thể hiện uy vũ vị thần hổ Đồng thời,

ngũ hổ gợi cho người xem cảm giác về một lá bùa chú

và thể hiện sự xum vầy đầy đủ vì thế treo tranh ngũ

hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở.*[83]Từ quan sát

thực tế, người hoạ công vẽ tranh thờ lấy nguyên mẫu

từ con hổ hoang dã trong đại ngàn để phác hoạ hình

tượng thần hổ có sức mạnh phi thường, qua dáng ngồi,

đứng, cưỡi mây, lướt gió oai phong, đường bệ với mảng

khối cơ bắp khoẻ mạnh, linh hoạt, các chi tiết mặt, râu,

mũi, vằn lông,…sắc nét dữ tợn; đặc biệt là những con

mắt hổ luôn rực lửa nội lực của loài mãnh thú Bằng

lối vẽ công bút, dầm bút, người hoạ công vẽ tranh thờ

xưa đã biểu đạt rõ nét tính cương - nhu trong thần hổ,

mà ở đó mỗi vị thần hổ lại được gắn với một hành, một

phương, một sắc màu và những ý niệm đầy tính triết lý

qua hình tượng:*[73]

Ngũ hổ qua tranh thờ của Tranh Hàng Trống

• Hoàng hổ tướng quân: được vẽ ngồi ở vị trí trung

tâm (địa khu), trước mặt có lệnh bài, trấn giữ

Trung ương - ứng với hành ổ Màu vàng thể

hiện sự thuận lợi, thăng tiến cùng niềm tin, sự bền

vững, lâu dài

• anh hổ tướng quân: trấn giữ phương Đông - ứng

với hành mộc (mộc khu) Màu xanh thể hiện sự

êm đềm và dịu dàng Tượng trưng cho sức khoẻ,

sự phát triển

• Bạch hổ tướng quân: trấn giữ phương Tây - ứng

với hành Kim (kim khu) Màu vàng thể hiện sự ổnđịnh Tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết

• Xích hổ tướng quân: trấn giữ phương Nam - ứng

với hành hoả (hỏa khu) Màu đỏ thể hiện sự vui

vẻ, hạnh phúc Tượng trưng cho tốc độ, tính lãnhđạo, quyền lực cá nhân

• Hắc hổ tướng quân: trấn giữ phương Bắc- ứng với

hành thuỷ (thủy khu) Màu đen thể hiện sự thanhthản, yên tĩnh Tượng trưng cho trí tuệ, sự thôngminh

Bộ tranh dân gian Ngũ hổ tướng dựa một phần vào sựkiện có thật Trong thiên nhiên, đôi khi con người cũnggặp hổ màu trắng hay đen Đây là hiện tượng bạch biếnhay hắc biến của nhiều loài thú rừng Màu đen do sắc

tố đen trong lông làm thành Nếu toàn bộ lông bị sắc

tố này chi phối, hổ sẽ có màu đen tuyền Nếu toàn bộsắc tố này bị hủy, lông sẽ có màu trắng.*[165]ực tếcòn nhiều báo cáo ghi nhận được việc bắt gặp các loài

hổ xámhayhổ lam(anh hổ) và loàihổ vànghayhổkhoang vàng Loài hổ có màu đỏ thực tế là những con

hổ sậm màu thường gặp ở các chủng loài hổ ở Indonesianhư hổ Sumatra, hổ Bali

Cũng có những khuyến cáo về mặt phong thủy đối vớiviệc bài trí tranh hổ trong nhà, theo đó, xuất phát từquan niệm dân gian của mọi người rằng hổ là con vật

có uy lực và bị coi là hung thú nên khi hổ xuống núivào nhà thì sẽ hại người do đó không nên bài trí hổtrongphòng ngủ(nhất là phòng ngủ vợ chồng), nếutrong nhà treo bức tranh con hổ, nhất là khi đầu hổhướng vào trong nhà được coi là đại hung đồng thời nếutreo tranh thêu hình con hổ cũng sẽ khiến những ngườisống trong nhà có tâm trạng bất an và nhà thường cónhiều chuyện buồn Đặc biệt những người làm kinhdoanh càng kỵ không nên treo tranh hổ, bởi như thế

sẽ khiến việc kinh doanh không gặp may mắn, lợi íthại nhiều.*[166]

Vào năm2010, tức nămCanh Dầnlà năm con hổ, tại

Hà Nội, để chào mừng năm mới, một họa sĩ đã triểnlãm giới thiệu 60 bức tranh Hổ với đủ tư thế, sắc thái

và màu sắc, là món quà họa sĩ tặng bạn bè, công chúngnhân dịp Xuân Canh Dần và chào mừngĐại lễ 1000năm ăng Long-Hà Nội 60 bức chân dung Hổ tượngtrưng cho một vòng Hoa Giáp của đời người và đượchoạ sĩ từ khoảng 100 bức tranh về hổ, tượng trưng cho

sự dũng mãnh, nhưng cũng đầy sự bình tĩnh, tự tin đểluôn luôn thành công Các bức chân dung hổ được vẽtrên bìa các-tông có nhiều màu sắc khác nhau, có bứcrực rỡ màu đỏ, hồng, xanh, có bức chỉ hai màu đen -trắng.*[90]

Trang 24

24 5 TRONG NGHỆ THUẬT

Hình tượng hổ đã xuất hiện từ lâu Tượng hổ được tạc

ở nhiều nơi trên thế giới Riêng tại Việt Nam, trong các

di tích văn hoá Ðông Sơn khai quật được, đã xuất hiện

rất nhiều tượng hổ Kiến trúc thời nhà Lý thể hiện ở

trên mái chùa Một Cột loài thú lạ vẫn thường được

đắp tượng trang trí trên nóc, mái các công trình kiến

trúc cổ Xi vẫn còn có tên là li vẫn, li đầu, xi vĩ, từ vĩ,

long vẫn, long vỹ, li hổ, li long cù vĩ, xi manh, thôn tích

thú hay vẫn thú, đều do người Trung Hoa dịch từ tiếng

Phạn là Makara (Ma Kiệt ngư, Ma Ca La, Ma Già La)

Hình của nó thường được đắp trên nóc, mái của các

công trình kiến trúc thời cổ, với miệng há rộng, hoặc

ngậm vào đầu kìm (nên mới có chữ vẫn là miệng) Ở

Nhật Bản gọi là hổ, kim hổ, shibi (xi vĩ), hay hổ mâu,

trong đó hổ trỏ loài cá kình, còn mâu trỏ hai vây (như

hai lưỡi kiếm sắc nhọn) của loài cá này*[167]

Tượng đá chạm khắc về hình con hổ ở một ngôi đền của Nhật

Bản, thông thường tượng hổ thường được đặt ở những nơi đền

chùa chiền để trấn yểm

Hổ chính thức đi vào nghệ thuật tạo hình sớm nhất

vào thời nhà Trần với những tượng hổ ở lăng Trần ủ

Độ, lăng vua Hiến Tông, hổ chạm ở bệ đá tại chùa ế

Dương (Hà Tây cũ) được lưu truyền đến những con hổ

đá thời Lê ở Nam Kinh (anh Hoá) Trong các lăng

mộ đờinhà Trần, điêu khắc đá chủ yếu là tượng người,

tượng thú chầu và làm thần canh giữ cho thế giới vĩnh

hằng của ông vua có vẻ đẹp trầm mặc và sinh động Đặc

biệt là Cọp Đá ở Lăng Trần ủ Độ, tượng hổ ở lăng

Trần ủ Độ ở ái Bình là một tác phẩm nghệ thuật

đẹp trong nền nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam*[161]

và cũng là một trong những kiệt tác điêu khắc đá quantrọng của lịch sử mỹ thuật nước này.*[168]Mô tả Concọp ở tư thế nằm, dáng vẻ ung dung, hai chân trước sảidài, hai chân sau thu gọn trong bụng, đầu ngẩng cao,đôi mắt lim dim, hai tai dỏng lên như đón nghe mộttiếng động nào đó vọng về từ chốn xa xăm với cái đuôimạnh mẽ Khối đá không to như con cọp thực ngoài đời,nhưng nghệ thuật cổ đã khắc dựng một hình tượng cósức lay động.*[27]

Trong các đề tài vẽ, những con thú linh như long, lân,quy, phụng hoặc loài thú hiền như voi, ngựa, hươu, naixuất hiện khá nhiều trên bề mặt loại đồ đựng thôngdụng gồm đĩa, bình, lọ, âu… Riêng hình ảnh con hổ làloài dã thú thì khá hiếm hoi, tần suất xuất hiện của

hổ trên đồ gốm cổ Việt Nam còn thấp hơn các con vậtbình thường khác như cá, chim, vịt, hươu, dù vậy sựhiện diện của hổ trên gốm Việt cổ khá sớm và có tínhliên tục Hình tượng hổ xuất hiện trên nhiều dòng đồgốm khác nhau, với phong cách tạo hình khác biệt, tạonên những dấu ấn riêng, độc đáo và thú vị, tựu trunglại, hình ảnh dũng mãnh và oai hùng của loài hổ luôn

là một đề tài trang trí được các thợ gốm và những người

sử dụng gốm sứ Việt Nam ưa chuộng.*[169]Chẳng hạnnhư có những hình gốm mô tả hình con hổ dáng đứngvới hai chân sau, chân trước bên phải như con ngườivươn ra nắm khóm cây (giống cây tre), còn chân kiachoãi ra sau, con hổ có cái đuôi dài đưa ra trước đếnchấm đất Cách vẽ nhân cách hoá này cho người xemcảm giác hổ đang vạch lá dọn đường đi vào thời Lê Sơ,cuối thế kỷ thứ XV Đó là gốm Chu Đậu, xã ái Tân,huyện Nam anh, tỉnh Hải Dương,*[170]ngoài ra, một

số tác phẩm tiêu biểu như tiêu biểu nhất phải kể đếnhình ảnh hổ khắc trên thạp đồng Vạn ắng (Phú ọ),tấm phù điêu nông dân đâm hổ ở đình Chảy (Hà Nam),bức chạm khắc gỗ hổ chạy ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Ninh)

và bức chạm khắc gỗ chàng trai cưỡi hổ ở đình Tiên

Kỳ (Nghệ An) Nói chung tượng hổ thường được đặt ởnhững nơi đền chùa để trấn yểm.*[171]

Trong nền điêu khắc cổ Việt Nam thìmô típhổ vồ mồi,

hổ ngắm trăng, hổ và rồng, hổ và đại bàng…thườngđược dùng để diễn tả một sức mạnh, cái oai, một ý chí

và khai thác chất thơ trong cái hùng của hổ - loài thúsơn lâm, trong nghệ thuật cổ Việt Nam khi mượn hìnhtượng hổ, những nghệ nhân không dùng cương để biểuhiện mà dùng cái nhu, cái mềm để biểu hiện chất hùng,chất thép mà khai thác ở ngay những hình ảnh bìnhthường nhất.*[27]*[63]eo tín ngưỡng thì hổ tượngtrưng cho vị thần bảo vệ, trấn giữ các phương chốnglại tà ma, đảm bảo cho cuộc sống phát triển Những môtíp hổ vồ mồi, hổ trông trăng, hổ và đại bàng, thườngđược dùng để diễn tả một sức mạnh, một ý chí và người

ta còn khai thác chất thi vị trong cái hùng của loài chúasơn lâm.*[161]Hổ cũng để lại dấu ấn trênCửu đỉnhthờinhà Nguyễn, Hình ảnh con hổ được đúc vào Cao đỉnh,sánh cùngmặt trời, biển đông, con rồng, chim trĩ, hoa

tử vi…tôn hết vẻ uy quyền, là một trong những đỉnhcao nghệ thuật tạo hình Việt Nam.*[172]

Trang 25

Hổ chạm thành khối tượng tròn trên đá thì rất nhiều

nhưng nhiều hơn cả vẫn là hổ chạm nổi, chạm lộng trên

gỗ Hàng loạt đình làng ở Việt Nam, phần lớn là nông

thôn, các nghệ sĩ dân gian đã để lại đời sau rất nhiều

hình mẫu khác nhau về hình tượng con hổ đá ở đình

Chu yến (Hà Tây cũ) trong hoạt cảnh táng mả vào

hàm rồng, con hổ chạy theo bước chân Đinh Bộ Lĩnh

đang hăm hở và láu lỉnh đưa gói xương cốt vào miệng

con rồng, nó vừa há miệng vẫy đuôi vui vẻ Con hổ ở

đây mắt ánh lên, răng hơi nhe ra nhưng người nghệ

sĩ đã cho nó một dáng điệu rất dễ thương của con chó

nhà ở đình Đông Viên (cũng thuộc Hà Tây cũ) con hổ

cùng với các chàng trai tinh nghịch xông vào mấy cô

gái đang tắm trong đầm sen để đùa giỡn Tiêu biểu nhất

phải kể đến hình ảnh con hổ khắc trên thạp đồng Vạn

ắng (Phú ọ), tấm phù điêu người nông dân đâm hổ

ở đình Chảy (Hà Nam), bức chạm khắc gỗ hình con hổ

đang chạy ở đình Lỗ Hạnh (Bắc Ninh) và bức chạm gỗ

chàng trai cưỡi hổ ở đình Tiên Kỳ (Nghệ An), và còn

rất nhiều hình tượng hổ ở nhiều đình miếu nằm rải rác

khắp nơi trong nước

Ở Việt Nam, hổ được xếp vào nhóm hộ môn thú (những

con thú canh gác nhà cửa, lăng mộ, đình, chùa, miếu

mạo), là một trong những con vật được tạc trong các

khu lăng mộ người Việt Người Việt không sử dụng các

tượng đá sư tử để trấn yểm và để tạo nên sự thiêng

liêng, hùng tráng cho không gian này Nếu cần có một

con vật hung dữ,người Việtnghĩ ngay đếnhổ/cọpvà

hầu như trong suốt lịch sử phát triển của lăng miếu

của họ, hổ là con vật oai phong nhất, không gì thay thế

được*[173] cho nên người ta cũng sử dụng hình ảnh

con hổ để trấn giữa tại các lăng mộ của các bậc vua

chúa, danh nhân, ngoài hình tượng con hổ đá ở lăng

Trần ủ Độ, Lăng mộ của Ngô yền cũng có tấm

bình phong có hình conhổ, tuy nhiên đến nay cũng có

giấy lên tranh cãi về tấm bình phong này vì theo thiết

kế, con hổ này không có tư cách con hổ và nó giống

như một con báo lai chó sói và nham nhở trông như

một con quỷ.*[174]*[175]*[176]

Tượng hổ mạ vàng thường được đặt trong phòng khách để cầu

sự thăng tiến và may mắn trong kinh doanh

Ở góc độphong thủy, tượng hổ mạ vàng được coi là đại

diện cho quyền lực do Hổ là con vật linh thiêng và đầy

uy quyền thường được thờ phụng, đại diện cho chư vịtướng quân chuyên phù trợ chính pháp và từ đó nó làbiểu tượng cho quyền lực, cho công danh và sự tăngtiến trong kinh doanh, Là pháp khí của công danh, tàilộc và quyền lực,chống lại tiểu nhân Hổ dùng tiếp khícho các cát tinh Lục Bạch, Bát Bạch và cũng có thể bổtrợ cho bản mệnh người tuổi Dần và cũng có thể dùng

để trấn yểm khi nhà bị phạm vào cấm kỵ hoặc bị Sáttinh chiếu hướng do vậy tượng hổ mạ vàng được đặt ởnơiphòng khách, trênbàn làm việc.*[171]

Đồng thời, những người cầm tinh năm Ngọ, Tuất vàDần thì không nên bài trí hổ trong nhà vì bài trí hổtrong nhà sẽ dễ ốm đau, gặp xui xẻo trong công việchoặc rất dễ gây nên bất hòa giữa các mối quan hệ tronggia đình Đối với nhà mở cửa hàng kinh doanh, việc bàitrí hổ cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới uy tín và doanh thucủa cửa hàng vì hổ bị coi là hung thú Điều kỵ nhất làkhông nên bài trí hổ trongphòng ngủ(nhất là phòngngủ vợ chồng) do đây là không gian cần sự kín đáo,riêng tư Nếu bài trí hổ sẽ khiến vợ chồng có tâm trạngbất an, tình cảm cũng bị giảm dần Nếu đặt con hổđối diện với cửa chính sẽ khiến hàng xóm và những

vị khách đến nhà cảm thấy bất an.*[166]

5.3 Múa

Trong hệ thống các vũ khúc cung đình triều Nguyễn,Long Hổ hội là điệu múa được nhiều thế hệ nghệ nhâncung đình Huế sáng tạo dựa trên cơ sở điệu múa tứ linh,

là điệu múa được sáng tạo nhằm biểu hiện những sinhhoạt của hai loài vật Điệu múa được chia làm ba phần,trong đó phần “Hổ độc diễn”đã được các nghệ nhâncung đình mô phỏng theo những nét đặc trưng nhưng

rõ ràng và dễ hiểu Trên sân khấu, ngoài hình tượngcon Long (Rồng) oai nghiêm mềm mại, thì hình tượngcon Hổ đã được các nghệ nhân sáng tạo thông qua sựquan sát tinh tế những thuộc tính của con vật được coi

là chúa tể sơn lâm Long và Hổ vờn nhau thể hiện cuộcsống thanh bình, đất trời hòa hợp và cái đẹp chân thậtcủa bản năng

Nghệ thuật múa Hổ độc diễn được miêu tả bằng chuỗihành động từ chậm đến nhanh và đạt đến cao trào vớicách tạo hình động như: bắt đầu Hổ lăn một vòng 3600,tiếp đến Hổ quan sát xung quanh, đào đất, nhảy ngồitrên 2 chân sau, nín thở, đại tiện, lấp đất, ngửi, lăn đất,

cọ lưng, giỡn bóng nắng, ngủ… Chuỗi hành động của

Hổ độc diễn được các nghệ nhân tái hiện cực kỳ độcđáo Cũng như hành động đẻ trong điệu múa cung đình

Lân mẫu xuất lân nhi, hình ảnh Hổ đại tiện được miêu

tả không hề trùng lặp với một điệu múa cung đình nàonhưng đã gây bất ngờ và thú vị cho khán giả Khi miêu

tả Hổ đại tiện, các nghệ nhân cho rằng, Hổ là giốnglớn nhất trong họ nhà mèo và chỉ duy nhất họ này biếtche giấu khi đại tiện, đấy là sự khôn ngoan đặc biệthơn hẳn các loài khác, kể cả con người Chính vì vậy,khi sáng tạo nên nhân vật Hổ, những người nghệ nhâncung đình xưa đã miêu tả chi tiết này

Trang 26

26 6 TRONG VÕ THUẬT

Khi biểu diễn hình tượng Hổ, người nghệ sĩ phải mang

bộ lốt màu vàng đất vì Hổ ở đây chính là Hoàng Hổ

tượng trưng cho đất Do đó khi biểu diễn, Hổ có những

động tác như: ngồi trên hai chi sau, hai chi trước chống

đất, lạy ba lạy với ý nghĩa Đất phải chịu Trời Khi người

nghệ sĩ biểu diễn, hình tượng con Hổ trong điệu múa

đã được nâng cao về mặt nghệ thuật, các thuộc tính của

loài vật này chẳng những không làm cản trở, trói buộc

sự sáng tạo mà càng khiến cho điệu múa thêm sinh

động, uyển chuyển, mang nét đặc trưng riêng biệt, độc

đáo và hết sức tinh tế.*[177]Điệu múa được kết thúc

bằng hình ảnh Long đứng tấn, Hổ nhảy chân phải đứng

trên chân trái Long, tay phải ôm vào cổ Long, tay trái

đưa lên đối xứng với tay phải của Long Đây chính là

cách tạo hình mà nhiều thế hệ nghệ sĩ trước đây thường

biểu diễn trong các ngàyGia Longkhai quốc, Hưng

quốc khánh niệm và những ngày khánh hỷ trong cung

để cầu mong đất trời hòa thuận, người dân được hưởng

thái bình an lạc.*[177]

Trong võ thuật, hình ảnh con hổ hiện diện trong các

hình thức biểu tượng, tư tưởng, phong cách và kỹ thuật

chiến đấu.*[178]eo quan niệm củangười Á Đônghổ

là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và khả năng

chiến đấu, sự hung hãn nhưng tinh ranh và xảo quyệt

liều lĩnh cũng như bản năng tự vệ và chiến đấu cao, nói

đến hổ là nói đến tính dũng mãnh, oai phong lẫm liệt,

không chịu khuất phục Những cuộc chứng kiến cảnh

hổ quyết đấu, săn bắt cũng như những trận đụng độ

với loài hổ khiến cho nhiều dân tộc ở châu Á tích lũy

và bổ sung vào kỹ thuật chiến đấu của dân tộc mình

với những thế võ, đòn đánh mô phỏng động tác của

loài hổ Khi ngắm hoạt động của loài cọp, các nhà sư

iếu Lâmđã thấy được sức mạnh, sự dũng cảm và uy

lực của chúng và đi tới kết luận đây là con vật có giá trị

vô biên với tư cách một mẫu mực để noi theo rèn luyện

võ thuật.*[179]

Trongvõ cổ truyềncủa nhiều dân tộc, hổ là một trong

số linh vật có vị trí chủ đạo Hình tượng của hổ với

những động tác, tư thế và sức mạnh phi thường của loài

chúa sơn lâm được thể hiện qua nhiều bài quyền, thế võ,

môn võ về hổ*[180]đặc biệt là các nướcTrung ốc,

Việt Nam,Indonesia(với hệ pháiSilat Harimau, tương

truyền là khởi nguồn từ việc chứng kiến cảnh quyết

đấu của một con hổ với chim đại bàng) cùng với những

linh vật khác nhưLong,Xà,Hạc,Báo…với những đòn

đánh lấy trảo (hổ trảo) làm căn bản, tấn công mãnh liệt,

hiểm độc chớp nhoánh Nhiều người cho rằng võ hổ ra

đời ở Trung ốc, căn cứ vào nhiều bài quyền của phái

iếu Lâm hay Võ Đang Tuy vậy, trong Pencak Silat

của Indonesia, Karatedo của Nhật Bản, Kalari của Ấn

Độ, võ cổ truyền Việt Nam cũng có những bài võ hổ

đặc trưng.*[181]

Một bức họa mô tả cảnh hổ vồ trâu rừng, những kỹ thuật chiến đấu điêu luyện của loài hổ khiến con người mô phỏng và sáng tạo ra những chiêu thức võ hổ lợi hại

Trong tự nhiên, hổ là loài động vật thuộc nhómđộngvật ăn thịt đầu bảng, với thân thể to lớn, bộ lông vằnvện, hàm răng khỏe, móng vuốt nguy hiểm, sức mạnh

và tốc độ rất cao nên hổ được mệnh danh là chúa tểsơn lâm và ít khi có kẻ thù tự nhiên Tuy vậy với môitrường rừng rậm với hệ sinh thái đa dạng, hổ cũng cónhững trận chiến đấu sống mái với các dã thú và conmồi cũng như những trận quyết đấu với những con hổkhác để sinh tồn, cạnh tranh lãnh thổ, giành quyền giaophối, bảo vệ con cái…những đối thủ của hổ đa dạngnhư voi, gấu, sói lửatrâu rừng, bò tót,*[182]*[183] và

cá sấu,*[184]*[185]chúng còn giết cả tê giác khi đangsinh con,*[186]thậm chí có những cuộc quyết đấu vớinhững con trâu nhà để ăn thịt chúng*[187]

Với kỹ năng chiến đấu tuyệt vời, sức mạnh và sự lanhlẹn hung dữ của mình hổ đã làm các loài vật khác phảikhiếp sợ, khả năng chiến đấu của hổ rất cao, đặc biệt

là hổ trảo,*[130] hổ thường tận dụng sức bật, sự dẻodai cùng móng vuốt sắc nhọn và các cú vả, bạt nhưtrời giáng khi cận chiến với đối thủ*[188] cùng vớinhững vũ khí của hổ như hàm răng nanh dài nhọn, rằnghàm khỏe, bộ móng vuốt sắc nhọn,*[189] sức mạnhcủa những cú tát, cú vồ, những cú cắn chí mạng vàochỗ hiểm cùng tiếng gầm gừ dữ tợn Hổ tuy có thânhình to lớn, nhưng di chuyển rất nhanh, mạnh*[190]

Từ thời xưa, Khổng Tử đã có câu: phong tòng hổ (giótheo hổ), ông ta nói như vậy bởi vì hổ chạy nhanh nhưgió cuốn*[23]

Ngày đăng: 06/08/2017, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w