1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHUN THÍCH HỢP DỊCH CHIẾT TỎI, ỚT TRỪ MỘT SỐ SÂU HẠI TRÊN GIỐNG CÀ CHUA LAI F1

58 265 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 170,59 KB

Nội dung

cây bón nhiều phân hữu cơ và đạm, để nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệuquả kinh tế cho người sản xuất.Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng, người đông tuy nhiên diện tích sản xuấ

Trang 1

KHOA NÔNG LÂM NGHƯ NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHUN THÍCH HỢP DỊCH CHIẾT TỎI, ỚT TRỪ MỘT SỐ SÂU HẠI TRÊN GIỐNG CÀ CHUA LAI F1 SAFINA 404 TRONG VỤ XUÂN, TẠI KHU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH, KHOA NÔNG LÂM NGHƯ NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

THANH HÓA - 2017

Trang 2

KHOA NÔNG LÂM NGHƯ NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH LIỀU LƯỢNG PHUN DỊCH CHIẾT TỪ TỎI, ỚT TRỪ MỘT SỐ SÂU HẠI TRÊN GIỐNG CÀ CHUA LAI F1 SAFINA 404 TRONG VỤ XUÂN, TẠI KHU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH, KHOA NÔNG LÂM NGHƯ NGHIỆP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu, hình ảnh và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực; bất cứ trích dẫn tài liệu, công trình nghiên cứu khác đều được chỉ rõ nguồn tham khảo.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước hội đồng và nhà trường.

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

La Thị ngọc.

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Nguyễn Thị Mai - Người đã dành rất nhiều tình cảm yêu thương, sự quan tâm tới sinh viên chúng con; sự tận tình hướng dẫn và góp ý quý báu cho con trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bài khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các bạn trong nhóm thực tập đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập Cảm ơn các anh chị, các bạn cùng làm khóa luận đã giúp đỡ mình rất nhiều,cùng tập thể cán bộ Trường Đại học Hông đức đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em có thể thực hiện và hoàn thành đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo khoa Bảo vệ thực vật - Trường Đại học Hồng Đức đã tận tình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập

Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè

đã luôn động viên và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành khóa luận, mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý của quý Thầy -Cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

La Thị Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Trang 8

Cà chua đã và đang trở thành một trong những loại rau được ưa chuộng nhất vàđược trồng phổ biến ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam Trong những năm gầnđây, ở nước ta cà chua không chỉ được trồng trong vụ Đông (chính vụ) mà cònđược trồng trong vụ sớm (Thu đông), vụ muộn (Đông xuân) và vụ Xuân hè Đây làbước tiến quan trọng về kỹ thuật, công nghệ trong ngành sản xuất cà chua, vừa có ýnghĩa giải quyết vấn đề rau trái vụ, lại vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sảnxuất

Cây cà chua trồng trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều bệnh gâyhại như: Héo xanh, virus…Ngoài ra mùa hè ở vùng nhiệt đới còn làm cà chua kémđậu trái vì nhiệt độ cao, hạt phấn bị chết (bất thụ) Nếu gặp mưa nhiều vào thờigian trái chín chậm và bị nứt Cây cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khácnhau Tuy nhiên cà chua được trồng tốt nhất sau vụ cải bắp hay dưa leo, những loại

Trang 9

cây bón nhiều phân hữu cơ và đạm, để nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệuquả kinh tế cho người sản xuất.

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rộng, người đông tuy nhiên diện tích sản xuấtrau các loại không nhiều, chủ yếu trồng trên chân đất chuyên màu và chân đất lúa -màu, trong đó vụ Đông là vụ có diện tích trồng rau lớn, năng suất sản lượng caonhất với một số loại rau chiếm ưu thế như: Cà chua, su hào, bắp cải…Tập trung chủyếu các huyện có diện tích rau lớn như: Vĩnh Lộc, Hoằng Hoá, Thọ Xuân, HậuLộc…Việc lạm dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất đãtạo nên nhiều sâu bệnh hại gây hại cho cây trồng ảnh hưởng đến chất lượng nôngsản và môi trường sinh thái

Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học còn ảnh hưởng nghiêm trọngtới sức khỏe con người, vật nuôi…Trong khi thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốcthảo mộc hoàn toàn ngược lại Nó hoàn toàn có trong tự nhiên tận dụng với nguồnnguyên liệu dễ kiếm đồng thời an toàn với môi trường sinh thái, không ảnh hưởngtới sức khỏe con người cũng như vật nuôi, bởi nó không tồn dư trong môi trườngđất, nước…

Vì thế việc sử dụng thuốc thảo mộc là một vấn đề cấp bách và ưu tiên hàngđầu cho nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta Nó không chỉ góp phần hạn chế việc

sử dụng hóa chất mà còn kiểm soát được dư lượng trong nông sản Thuốc thảo mộcđược chiết xuất từ tỏi, ớt diệt côn trùng bằng con đường tiếp xúc và vị độc Sauk hithuốc xâm nhập nhanh chóng gây tê liệt làm chết côn trùng

Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu

xác định liều lượng phun thích hợp dịch chiết từ tỏi, ớt trừ một số sâu hại trên giống cà chua lai F1 SAFINA 404 trong vụ Xuân, tại Khu Thí nghiệm thực hành, Khoa NLNN, Trường Đại học Hồng Đức”.

Trang 10

1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

Xác định phun hỗn hợp dịch chiết từ tỏi, ớt trừ một số sâu hại trên giống càchua lai F1 SAFINA 404 với các liều lượng phun khác nhau ở thí nghiệm trongphòng và ruộng thí nghiệm

Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng phun hỗn hợp dịch chiết từ tỏi, ớtkhác nhau đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả của giống cà chua laiF1 SAFINA 404

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch và góp phần bảo

vệ môi trường sinh thái

II TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trang 11

2.1 Tình hình sản xuất tin học tại thế giới và Việt Nam

2.1.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới.

Cà chua là một loại cây trồng tuy được chấp nhận như một loại thực phẩm và

có lịch sử phát triển tương đối muộn nhưng do có khả năng thích ứng rộng, hiệuquả kinh tế và giá trị sử dụng cao Trên thế giới đã có nhiều giống mới được ra đờinhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về cả số lượng và chất lượng

Theo FAO(1999), trên thế giới có 158 nước trồng cà chua Diện tích sảnlượng, năng suất trồng cà chua trên thế giới như sau:

Theo FAO, 2009:

Diện tích: 4.980,42 (1000ha)Năng suất: 2030,63 (tạ/ha)Sản lượng: 141400,63 (1000 tấn)Bảng 2.1.2 Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của các châu lục năm 2010Tên châu lục Diện tích (1000

Trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010) diện tích cà chua thế giới tăng1,09 lần (từ 3.990,30 nghìn ha lên 4.338,83 nghìn ha), sản lượng tăng 1,35 lần (từ107.977,76 nghìn tấn lên 145.751,51 nghìn tấn), trong khi năng suất không có sựthay đổi đáng kể

Theo bảng 2.2 thì năm 2010, Châu Á có diện tích trồng cà chua (2.436,49nghìn ha) và sản lượng (81.812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới Tuy nhiên, Châu Úc

Trang 12

và Châu Mỹ có năng suất lớn nhất: Châu Úc là 63,28 tấn/ha; Châu Mỹ là 50,68 tấn/ha.

Bảng 2.1.3 Những nước có sản lượng cà chua cao nhất thế giới năm 2010

Nguồn: FAO database static 2011

Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quantrọng ở nhiều nước cả 2 dạng ăn tươi và chế biến

Đứng đầu về tiêu thụ cà chua là nước Mỹ, sau đó là các nước châu Âu

Lượng cà chua trao đổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 triệu tấn, trong đó

cà chua dùng ở dạng ăn tươi chỉ chiếm 5-7% Điều đó cho thấy, cà chua được sửdụng chủ yếu ở dạng đã qua chế biến

Bảng 2.1.4 Những nước có ía trị nhập khẩu cà chua lớn nhất thế giới năm 2008

Trang 13

STT Tên nước Sản lượng

Cà chua chế biến được sản xuất ở nhiều nước trên thế giới nhưng nhiều nhất

là ở Mỹ và Italia Ở Mỹ, năm 2002 sản lượng nhiều nhất đạt 10,1 triệu tấn Trong

đó các sản phẩm cà chua chế biến chủ yếu là cà chua cô đặc Ở Italia, sản lượng càchua ước tính đạt là 4,7 triệu tấn

Ở Châu Á, Đài Loan là một trong những nước có nền nông nghiệp chế biến

cà chua sớm nhất Ngay từ 1918, Đài Loan đã phát triển cà chua đóng hộp

Năm 1967, họ mới chỉ là một công ty chế biến cà chua Đến năm 1976, họ đã có tới

50 nhà máy sản xuất cà chua đóng hộp

2.1.5 Tình hình sản xuất cà chua tại Việt nam

Cà chua là cây được du nhập vào Việt Nam mới được hơn trăm năm nhưng

đã trở thành một loại rau phổ biến và ngày càng được sử dụng rộng rãi Cà chua ởnước ta được trồng chủ yếu vào vụ đông với diện tích khoảng 6.800- 7.300 ha vàthường tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du bắc bộ( Hà Nội, HảiDương, Vĩnh Phúc ), còn ở miền nam tập trung vào các tỉnh An Giang, TiềnGiang, Lâm Đồng

Trong điều tra của TS Phạm Đồng Quảng và cs, hiện nay cả nước có khoảng

115 giống cà chua được gieo trồng trong đó có 10 giống được gieo trồng với diện

Trang 14

tích lớn 6259 ha, chiếm 55% diện tích cả nước Giông M386 được trồng nhiều nhất( khoảng 1432 ha), tiếp theo là giống cà chua Pháp, VL200, TN002, Red Crown

Ở Việt Nam giai đoạn từ 1996 - 2001, diện tích trồng cà chua tăng lên10.000 ha ( từ 7.509 ha năm 1996 tăng lên 17.834 ha năm 2001) Đến năm 2008diện tích tăng lên 24.850 ha Năng suất cà chua nước ta tăng lên đáng kể Năm

2008, năng suất cà chua nước ta là 216 tạ/ha bằng 87,10% năng suất thế giới(247,966 tạ/ha) Vì vậy, sản lượng cả nước đã tăng rõ rệt ( từ 118.523 tấn năm 1996đến 535.438 tấn năm 2008)

Bảng 2.16 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua ở Việt Nam

Năm Diện tích (ha) Năng suất ( tạ/ha) Sản lượng ( tấn)

Nguồn: Số liệu của tổng cục tổng kê 2008

Cà chua là loại rau ăn trái đã và đang nắm giữ vị trí quan trọng và là tâmđiểm nghiên cứu của vàcác nhà chọn tạo giống cây trồng trong tương lai Nhờ vậy,

mà hàng loạt các giống cà chua mới, năng suất cao, phẩm chất tốt ra đời để đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của thị trường Để phục vụ công tác đó cần sử dụng rấtnhiều phương pháp lai tạo, chọn lọc, xử lí đột biến, nuôi cấy invitro

Tuy nhiên, so với sự phát triển chung của cả thế giới thì cả diện tích và năng suất ở nước ta còn thấp Theo dự đoán của một số nhà chuyên môn thì trong một vài năm tới diện tích và năng suất cà chua đều tăng nhanh do:

- Các nhà chọn giống trong những năm tới sẽ đưa ra sản xuất hàng loạtcác giống có ưu điểm cả về năng suất và chất lượng, phù hợp với từng vùng sinhthái, từng mùa vụ nhất là các vụ trái, giải quyết rau giáp vụ

- Các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới sẽ được hướng dẫn và phổ biến chinông dân các tỉnh

Trang 15

- Nước ta đã đưa vào một nhà máy chế biến cà chua cô đặc theo dâychuyền hiện đại tại Hải Phòng với công suất 10 tấn nguyên liệu/ngày Vì vậy việcquy hoạch vùng trồng cà chua để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy này đang trởnên cấp thiết nhất là ở các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, TháiBình.

2.2 Tổng quan về cây cà chua.

2.2.1 Nguồn gốc

Học thuyết về trung tâm phát sinh cây trồng của N.I Valilov đề xướng vàP.M Zukovxoki bổ sung cho rằng quê hương của cây cà chua ở vùng Nam Mỹ( Peru, Bolovia, Ecuador) Tại đây, ngày nay còn tìm thấy nhiều loài cà chua hoangdại gần gũi với loài cà chua trồng Cacs nghiên cứu sinh học phân tử và di tryềnphân tử ( nghiên cứu các izoenzyme, các maker phân tử, nghiên cứu khoảng cachs

di truyền) cũng đã xác định điều đó, đồng thời khẳng định răng Mêhico là nơi đầutiên thuần hóa, trồng trọt cà chua ( dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 2003)

Có 3 chứng cứ đáng tin cậy để khẳng định Mehico là trung tâm khởi nguyêntrồng trọt hóa cây cà chua:

- Cà chua trồng được bắt nguồn từ Châu Mỹ

- Được trồng trọt hóa trước khi chuyển hóa xuống Châu và Châu Á

- Tổ tiên của cà chua trồng ngày nay là cà chua Anh Đào(Lesculentumvar.cerasiforme) được tìm thấy từ vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu

Mỹ, sau đó đến vungf nhiệt đới Châu Á và Châu Phi

Các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà chuatrồng Tuy nhiên, nhiều tác giả nhận định Lesculentumvar.cerasiforme (cà chuaAnh Đào) là tổ tiên của loài cà chua trồng

Theo Luckwill, 1943, cà chua từ Nam Mỹ được đưa vào Châu Âu từ thế kỉ

16 Đầu tiên được trồng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và từ đó cà chua được lantruyền đi các nơi khacs nhờ các thương nhân và thực dân khai thác nội địa Tuynhiên, thời gian cây cà chua được trồng như cây cảnh vì màu sắc, hình dạng quảđẹp mắt Người ta cho rằng cà chua có chứa chất độc vì nó có họ với cả độc dược( dẫn theo Mai Thị Phương Anh, 2003)

Trang 16

Vào thế kỉ 18 cà chua được đưa vào châu Á nhờ các lái buôn người Châu Âu

và thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Đầu tiên là philippin, đảo Java vàMalaysia, sau đó đến các nước khác và trở nên phổ biến

Cà chua du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, tức là vàokhoảng hơn 100 năm trước đây, và được người dân thuần hóa thành cây bản địa

Mãi đến cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, cà chua mới được xếp vào cây rau thựcphẩm có giá trị và từ đó ngày càng phát triển rộng khắp trên thế giới

2.2.2 Phân loại

Cà chua (Lycopersion esculentum Mill) thuộc họ cà ( Solaneceae), chi(Lycopersion) Có bộ nhiễm sắc thể 2n=24 và gồm 12 loài cà chua được nghiêncứu và thành lập hệ thống phân loại theo quan điêm riêng của nhiều tác giả

2.2.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học

Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao Trong các loại rau, củ,quả dùng làm rau thì cà chua là loại thực phẩm chứa vitamin, chất khoáng và nhiềuchất có hoạt tính sinh học nhất, là thực phẩm có lợi cho sức khỏe Theo các nhàdinh dưỡng hằng ngày mỗi người sử dụng 100 - 200g cà chua sẽ thõa mãn nhu cầuvitamin thiết yếu và các khoáng chất chủ yếu

Theo Ersakov và Araximovich (1952) thành phần của cà chua như sau: trọnglượng của chất khô là 5-6% trong đó đường dễ tan chiếm 3%, axit hữu cơ 0,5%,xenlulo 0,84%, chất keo 0,13%, protein 0,95%, lipit thô 0,2%, chất khoáng 0,6%.Hàm lượng chất Vitamin C trong quả tươi chiếm 17-35,7mg (dẫn theo Tạ Thu Cúc,1985)

Bảng 2.2.4 Thành phần hóa học của 100g cà chua

Trang 17

223 mg

24 mg11mg

5 mg19mg

623 IU0,33 mg0,628 mg

17 Kcal0,06 g0,76 g4,23 g0,40 g220mg

19 mg

11 mg

9 mg18,3 mg

556 IU0,91 mg0,67 mgNguồn : USDA Nutrient Data Base.Bên cạnh những gía trị dinh dưỡng to lớn bổ xung nhiều dưỡng chất thiết yếucho cơ thể thì cà chua còn có ý nghĩa rất lớn về y học

Theo Võ Văn Chi (1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo nănglượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt , chống hoạt huyết, khángkhuẩn, chống độc, kiểm hóa máu có dư axit, hòa tan ure, thải ure, điều hòa bào tiết,giúp tiêu hóa dễ dàng các loại bột và tinh bột Dùng để chữa trứng cá, mụn nhọt,viêm tẩy và dùng lá để trị vết đốt cảu sâu bọ Chất tomarin chiết xuất từ lá cà chuakhô có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt một số bệnh hại trên cây trồng [18]

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tấc dụng đặc biệt cảu càchua đối với sức khỏe Quả cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễhấp thụ, giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng.Lycopen và beta-caroten, đây là một chất oxi hóa tự nhiên mạnh gấp 2 lần so vớibeta-caroten và gấp 100 lần so với vitamin E, có tách dụng chống oxi hóa mạnh,chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm châm quá trình lão hóa và làm giảmnguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt [33], ung thư đại tràng, ung thư võmhọng

Ngoài ra cà chua còn chứa nhiều hợp chất hóa thực vật và chất xơ giúp cho

cơ thể bài xuất cholesterol, gaimr cục máu đông, đề phòng tai biến của bệnh timmạch, bệnh béo phì Cà chua ăn tươi, làm nươc ép thì không mất vitamin C nhưng

Trang 18

khi nấu chín làm sốt cà chua, nấu canh với sườn, với thịt nạc hay riêu cua, riêucá lại làm tăng khả năng hấp thụ Lycopen và beta-caroten Cầ chua có lợi chomọi cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi Đối với chị em phụ nữ, ăn nhiều cà chua sẽ có làn

da khỏe đẹp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ ung thư vú Ngoài ra nếu sửdụng nhiều cà chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các caaus trúc sinh hóa của ADN giảmxuống thấp nhất

2.2.5 Giá trị kinh tế

Cà chua là một loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và nhiều cách sử dụng

Có thể dùng ăn tươi thay hoa quả, trộn salat, xào, nấu canh, nấu sốt vang và cũng

có thể chế biến thành các sản phẩm như cà chua cô đặc, tương cà chua, nước sốtnấm, cà chua đóng hộp hay mứt cà chua, nước ép Ngoài ra, thể chiết tách hạt càchua để lấy dầu

Quả cà chua vừa có thể dùng để ăn tươi, nấu nướng vừa là nguyên liệu chocông nghiệp chế biến với các loại sản phẩm khác nhau Do đó, với nhiêunước trênthế giới thì cây cà chua là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và làmặt hàng xuất khẩu quan trọng

Theo FAO (1999) Đài Loan hằng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng giá trị

là 952.000USD và 48000 USD cà chua chế biến Lượng cà chua trao đổi trên thịtrường thế giới nam 1999 là 36,7 tấn trong đó cà chua được dùng ở dạng ăn tươi chỉchiếm 5-7% Ở Mỹ (1997) tổng giá trị xuất 1ha cà chua cao hơn hơn gấp 4 lần sovới lúa nước, 20 lần so với lúa mì

Cà chua là một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao kể cả tươi vàchế biến Lượng cà chua trao đổi trên thị trường quốc tế là 32,7 triệu tấn, trong đó10% ở dạng quả tươi Ở Việt Nam cà chua được trồng trên 100 năm nay, diện tíchgieo trồng hiện nay biến động biến động từ 15 đến 17 nghìn ha, sản lượng 280nghìn tấn Mức thụ bình quân đầu người của nước ta là: 3kg/người/năm Tại khuvực Đồng bằng sông Hồng sản xuất cà chua cho thu nhập bình quân 42- 68,4 triệuđồng/ha/vụ, lãi thuần đạt 15- 26 triệu, cao hơn nhiềuso với trồng lúa Trông lúa chỉgiải quyết 230 - 250 lao động trong đó trồng cà chua giải quyết được 1100- 1200công lao động

Trang 19

Theo (Đề án phát triển rau - quả và hoa cây cảnh thời kì 1999-2010 của ( BộNông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn) cà chcua là mặt hàng chủ yếu được quantâm phát triển Năm 2005 diện tích trồng cà chua là 2000 ha Với sản lượng 80.000tấn, cho giá trị xuất khẩu là 10 triệu USD, năm 2010 diện tích tăng lên 6000 ha,tổng sản lượng đạt 240.000 tấn, cho giá trị xuất khẩu là 100 triệu USD.

2.2.6 Đặc điểm thực vật học của cây cà chua.

Cà chua là cây hằng năm, tuy nhiên trong điều kiện tối hảo nhất định cà chua

có thể là cây nhiều năm

2.2.6.2 Thân cà chua

Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông khi cây lớn gốc dần dầnhóa gỗ Thân mang lá và phát hoa Ở nách lá là chồi nách.Chồi nách ở các vị tríkhác nhau có tốc đọ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi nách ở ngaydưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ và phát dục sớm so vớicác chồi gần nách gốc

2.2.6.3 Lá cà chua

Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3-4 đôi lá chét, ngọn lá có một láriêng gọi là lá đỉnh Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống thường thểhiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên

2.2.6.4 Hoa cà chua.

Trang 20

Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính Sự thụ phấn chéo ở

cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua chứa nhiều tiết tố chứa các alkloid độc nênkhông hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được Số lượng hoa trênchùm thay đổi tùy thời tiết thường từ 5-20 hoa

2.2.6.5 Quả cà chua.

Trái cà chua thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn Vỏ quảnhẵn Màu sắc thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết

Quả cà chua khi chín chia làm 4 thời ky:

- Thời kỳ trái xanh: trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem giấm trái

sẽ không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống

- Thời kỳ chín xanh: trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keoxung quanh hạt dsduocwj hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếuđem giấm thì trái sẽ thể hiện màu sắc vốn có

- Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuốngtrái vẫn còn xanh, nếu sản phẩm chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc này

-Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiệnhoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi Hạt trong trái lúc này có thể lấy làm giống

2.2.6.6 Hạt cà chua

Hạt cà chua nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối Hạt nằm trongbuồng chứa nhiều dịch bào kìm hãm sự nảy mầm của hạt Trung bình có 5-350 hạttrên trái cà chua, khối lượng 1000 hạt là 2,5-3,5g

2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh Cây trồng nói chung và cà chua nói riêng, trong suốt quátrình sinh trưởng và phát triển của mình, cây cà chua chịu rất nhiều tác động củacác điều kiện ngoại cảnh như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, … 2.2.2.1 Đất vàdinh dưỡng Cũng như các loại cây trồng khác, trong suốt quá trình sinh trưởng vàphát triển của mình, cây cà chua chịu rất nhiều tác động của các điều kiện ngoạicảnh như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai… Cà chua yêu cầu chế độ luân canh rấtnghiêm ngặt, không được trồng cà chua trên đất mà cây trồng trước là cây họ cà.Đất có ít nấm bệnh là điều kiện rất cơ bản để trồng cà chua có năng suất cao và chất

Trang 21

lượng tốt Đất phù hợp với cây cà chua là đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, tưới tiêu

dễ dàng, độ pH từ 5,5 – 7,5 Độ pH thích hợp nhất cho cà chua sinh trưởng pháttriển là 6 – 6,5 Trên đất có độ pH dưới 5, cây cà chua bị bệnh héo xanh gây hại Càchua là cây thân lá sinh trưởng mạnh, khả năng ra hoa quả rất lớn, vì vậy cung cấpđầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượngquả Cà chua cần ít nhất 12 nguyên tố dinh dưỡng đó là N, K, P, Ca, S, Mg, Bo, Fe,

Cu, Zn và molipđen.Cà chua hút nhiều nhất là Kali, sau đó là đạm và ít nhất là lân

Cà chua sử dụng 60% lượng N, 50-60% K20 và 15-20% P205 tổng lượng phân bónvào đất suốt vụ trồng (theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà, 2000) [21]

- Nitơ: có tác dụng thúc đẩy sinh trưởng thân lá, phân hoá hoa sớm, số lượng hoatrên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất trên đơn vị diệntích - Phốt pho: lân có tác dụng kích thích hệ rễ cà chua sinh trưởng nhất là thời kỳcây con Bón lân đầy đủ rút ngắn thời gian sinh trưởng, cây ra hoa sớm, tăng tỷ lệđậu quả, quả chín sớm, tăng chất lượng quả Lân khó hoà tan nên thường bón lóttrước khi trồng - Kali: cần thiết để hình thành thân, bầu quả; kali làm cho cây cứngchắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, tăng quá trìnhquang hợp, tăng cường quá trình vận chuyển các chất hữu cơ và đường vào quả.Đặc biệt kali có tác dụng tốt đối với hình thái quả, quả nhẵn, thịt quả chắc, do đólàm tăng khả năng bảo quản và vận chuyển quả chín Cây cần nhiều kali nhất vàothời kỳ ra hoa, hình thành quả - Các yếu tố vi lượng: có tác dụng quan trọng đối với

sự sinh trưởng và phát triển của cây đặc biệt là cải tiến chất lượng quả Cà chuaphản ứng tốt với các nguyên tố vi lượng B, Mn, Zn… Trên đất chua nên bón phân

Mo [21] Để có thể dáp ứng đầy đủ và đúng lúc cho cây cà chua, chúng ta cần phảihiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của cây và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất địnhtrồng cà chua Có như vậy năng suất cà chua mới cao và được ổn định 2.2.2.2Nhiệt độ Cà chua có nguồn gốc từ vùng núi nhiệt đới khô, thuộc nhóm cây ưanhiệt độ ôn hòa Nhiệt độ ảnh hưởng suốt quá trình sinh trưởng phát triển củacàchua: nảy mầm, tăng trưởng cây, ra hoa, đậu quả, hình thành hạt, năng suấtthương phẩm, mẫu mã quả, chất lượng quả Hạt cà chua có thể nảy mầm ở nhiệt

độ 150C-180C Giới hạn nhiệt độ từ 15,50C-290C thì nhiệt độ càng cao, tốc độ nảymầm càng cao Ngoài ngưỡng này tỷ lệ nảy mầm của hạt cà chua giảm hoặc nảymầm chậm,dễ mất sức sống và mầm bị dị dạng Theo Tiwari và Choudhury (1993),[31] thì nhiệt độ tối ưu cho hạt nảy mầm là 24-250C Nhiệt độ thích hợp cho sự rahoa là 20- 25oC Sau khi gieo 15-22 ngày, nếu điều kiện nhiệt độ ban đêm xuống

Trang 22

tới 100C- 130C thì cà chua ra hoa sớm và tăng số hoa/ch Trong thời kỳ quả chín,nhiệt độ và ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành các sắc tố quả, chủyếu là lycopen và caroten Nhiệt độ thích hợp nhất cho quả chín là 220C Nhiệt độdưới 100C quả không phát triển màu đỏ và vàng, trên 350C sắc tố bị phân giải, trên400C quả không có màu đỏ(theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà, 2000)[21].

2.2.2.3 Ánh sáng Theo một số kết quả nghiên cứu thì cà chua là cây trồng khôngphản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng trong ngày Vì vậy nhiều giống cà chuatrồng trọt có thể ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn Nếunhiệt độ thích hợp thì cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng sinhthái và nhiều mùa vụ khác nhau Tuy cây cà chua không phản ứng chặt chẽ với thờigian chiếu sáng nhưng cây cà chua đòi hỏi cường độ chiếu sáng mạnh trong suốtthời kỳ sinh trưởng, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ sinh trưởng yếu, thời gian sinhtrưởng kéo dài và sản lượng thấp, chất lượng quả giảm, hương vị kém Thiếu ánhsáng nghiêm trọng dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, rụng quả Cường độ ánh sáng yếulàm cho nhụy bị co rút lại phát triển không bình thường giảm khả năng tiếp thuhạt phấn của núm nhụy Cường độ ánh sáng thích hợp cho cà chua sinh trưởng pháttriển từ 4.000-10.000 lux (theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà, 2000)[21] Ánh sáng có cường độ thấp sẽ tạo nên những hạt phấn không có sức sống vàvòi nhụy vươn dài, gây khó khăn cho sự thụ phấn, giảm khả năng thụ tinh dẫn đếnnăng suất giảm và quả thường bị dị hình (Kallo, 1993) [32] Trong điều kiện thiếuánh sáng có thể điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của cây thông qua chế độ dinhdưỡng khoáng Chất lượng quả cà chua phụ thuộc nhiều bởi chất lượng, thời gian

và cường độ ánh sáng Vì trong điều kiện chiếu sáng khong đầy đủ lượng axitascorbic trong quả giảm, do đó trong điều kiện này cần tăng cường bón phân kali

và phân lân tùy theo đặc trưng đặc tính của từng giống Cần bố trí mật độ thích hợp

để cây sử dụng ánh sáng có hiệu quả nhất

2.2.2.4 Nước, độ ẩm Chế độ nước trong cây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởngđến cường độ của các quá trình sinh lý cơ bản: quang hợp, hô hấp, sinh trưởng vàphát triển…Theo cấu tạo của lá và hệ rễ thì cây cà chua là loại cây trồng tương đốichịu hạn nhưng không có khả năng chịu úng Tuy vậy do cà chua sinh trưởng trongthời gian dài, trong quá trình phát triển hình thành khối lượng thân lá lớn, năng suấtsinh vật học và năng suất kinh tế khá cao nên yên cầu độ ẩm của cây cà chua là rất

Trang 23

lớn Do thân lá phát triển mạnh, ra hoa, ra quả nhiều, năng suất cao nên trong quátrình sinh trưởng cây cà chua không thể thiếu nước Độ ẩm thích hợp cho cây càchua sinh trưởng và phát triển là 70 – 80% Thời kỳ khủng hoảng nước là thời kỳ từhình thành hạt phấn ra hoa đến khi hình thành quả Thiếu nước cây sinh trưởngkém, lóng ngắn, lá nhỏ, rụng hoa, rụng quả Nhưng nước dư thừa cũng gây ảnhhưởng xấu đến sinh trưởng phát triển của cà chua Khi chuyển đột ngột từ chế độ

ẩm thấp sang chế độ ẩm cao sẽ có hiện tượng nứt quả Độ ẩm đất thuận lợi cho càchua là 60 - 70% độ ẩm đồng ruộng, độ ẩm không khí thích hợp là 45 - 55% Độ

ẩm cao làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất thuận; hàm lượngnước trong quả cao, giảm hàm lượng các chất hoà tan, quả chín có khả năng bảoquản và vận chuyển kém (Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Bích Hà) [21]

2.3 Thành phần sâu hại chính trên cây cà chua.

Qua quá trình điều tra quan sát, tìm hiểu tài liệu chuyên nghành tôi thống kêmột vài đặc điểm gây hại của 5 loại sâu chính trên cây cà chua tại khu thí nghiệmthực hành, Khoa nông lâm nghư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức ở bảng 3.4

Bảng 3.4 Đặc điểm gây hại của 5 loại sâu hại chính trên cây cà chua tại khu thực

hành, Khoa Nông lâm nghư nghiệp,Trường Đại học Hồng Đức

Chích hútnhựa

4 Sâu xanh

da láng

Spodopteraexigua

Sâu non Lá, ngọn, hoa,

thân non,

Gặm pá,đục

khoang

Spodopteralitura

Sâu non Lá, ngọn, hoa,

thân non, quả

Gặm phá,đục

Từ kết quả ở bảng 3.4 trên cho thấy: Tất cả 5 loại đều gây bệnh tại giai đoạnsâu non, chỉ bọ phấn là gây hại cả ở giai đoạn trưởng thành Phương thức gây hạicủa các loại sâu chủ yếu là gặm phá, đục và chích hút có loại thìchir gây hại ở một

Trang 24

bộ phận cây (ruồi đục lá) có loại thì gây hại trên khắp các bộ phận cây (sâu xanh,sâu khoang) có loại gây hại tai ba bộ phận trên cây (bọ phấn, sâu xanh da lánh hại ở

lá, ngọn, phần thân non) Một số đặc điểm của 5 loài sâu hại chính:

2.3.1 Bọ phấn B tabacl

Bọ phấn xuất hiện suốt giai đoạn sinh trưởng của cây Vòng đời: Trứng 5-9ngày, ấu trùng 14 ngày, trưởng thành có thể sống đến 30 ngày Bọ trưởng thành cókích thước nhỏ, dài khoảng 0,8- 1,5mm, sải cánh 1,1-2mm Hai đôi cánh trước vàsau gần bằng nhau Trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và mảnh Bọtrưởng thành hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, xuất hiện ở giai đoạn quả rộ càchua, khi trời nắng và mưa to chúng thường nấp ở những lá gần mặt đất những nơirậm rạp

Chúng chích hút nhựa cây ở lá ngọn và phần thân non làm cho cây bị héo ngà vàvàng chết Chúng là nguyên nhân truyền các bệnh virus cho cây cụ thể là bệnh xoăn

lá cà chua Trứng bọ phấn rất nhỏ, hình bầu dục, có cuống mới đẻ màu trắng trongsau chuyển màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám Sâu non màu vàng nhạt, hìnhôvan, đẩy sức dài khoảng 0,7-0,9mm Sâu non bò chậm chạp trên lá, chúng thường

ở mặt dưới lá, cuối tuổi chúng lột xác hóa nhộng Sâu non xuất hiện nhiều ở giaiđoạn cà chua phát triển thân lá và chùm nụ đầu Nhộng già hình bầu dục, mầu sáng

có lông thưa ở hai bên sườn

2.3.2 Sâu khoang S.Litura

Sâu khoang xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, chúng là mộtloài sâu ăn tạp Vòng đời 25-48 ngày, trứng 3-7 ngày, sâu non 12-17 ngày, nhộng8-10 ngày, trưởng thành 2-4 ngày Trưởng thành là loài bướm có thân dài 17-20mm, sải cánh rộng 40-45mm Toàn thân màu nâu vàng, trên cánh trước có nhiềuđường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng Mép ngoài cánh có hàng chấm màunâu đen Cánh sau màu trắng xám, có ánh phản quang màu tím Bướm hoạt độngvào ban đêm, thích các chất có mùi chua ngọt, đẻ trứng thành ổ bấm dưới mặt lá.Một bướm cái có thể đẻ hàng ngàn trứng Trứng hình bán cầu, có nhiều đường khíangang dọc Trứng đẻ thành ổ lớn hình bầu dục, bên ngoài phủ lớp lông màu nâuvàng Sâu non màu xám tro hoặc nâu đen

2.4 Biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên cây cà chua.

Trang 25

Trong sản xuất nông nghiệp khi chiến lược bảo vệ thực vật được xác địnhkhông phải chỉ lợi nhuận kinh tế trước mắt là tăng năng suất cây trồng, giảm thiệthại do sâu bệnh gây nên mà còn là bởi mục tiêu môi trường, con người và cộngđồng Để xây dựng một nền nông nhiệp sinh thái bền vững, hạn chế thiệt hại do sâuhại gây nên lên trên cây cà chua, giảm bớt việc lạm dụng hóa chất của người dân,chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau đây:

2.4.1 Biện pháp sinh học

Trong những năm gần đây, biện pháp sinh học đang được quan tâm và ngàycàng phát triển mạnh mẽ, nó được sử dụng như một biện pháp quang trọng vì tránhđược các mặt hạn chế của thuốc hóa học gây ra

- Biện pháp canh tác

+ Chọn các giống cà chua có khả năng chống chịu được sâu bệnh cao, thích nghiđược với điều kiện tại khu thí nghiệm của Khoa NLNN, Trường Đại học Hồng Đức

và có năng suất cao

+ Chọn đất trồng cà chua thích hợp: như đất thịt pha cát, đất bazan, pH từ 5,5-6,5.Chọn những chân đất mới hoặc những chân đất vụ trước không trồng cây họ cà đểtránh sâu phát sinh, phát triển Làm đất thu dọn sạch sẽ và mang đi tiêu hủy tàn dư

cỏ dại Xới xáo kĩ, bónn vôi ngay khi cày lật đất, phơi ải 7-10 ngày trước khi trồng,bón phấn lót lên luống

- Biện pháp sử dụng thiên địch

Trong quá trình điều tra chúng tôi có phát hiện một số thiên địch của các loạisâu như: Bọ dừa, ong mắt đỏ, kiến Vì vây, khuyến khích nông dân bảo vệ và pháttriển những loài thiên địch này

- Biện pháp sử dụng Pheromone giơí tính

Trong dự tính dự báo và phòng trừ sâu hại pheromone đã được nhiều nướctren thế giới áp dụng thành công và hiệu quả Hiện nay, đang được bán trên thịtrường với giá cả hợp lý phù hợp với người dân Đó là một chất hóa học được tiết

ra bởi con cái có khả năng hấp dẫn giới tính mạnh mẽ thu hút con đực tới giao phối

và đẻ trứng Dựa vào đặc tính nay mà các nhà khoa học đã tổng hợp nên chấtPheromone nhân tạo có đặc tính trên để áp dụng phòng trừ sâu hại, đảm bảo an

Trang 26

toàn và không gây độc cho người sản xuất và tiêu dùng Có thể dùng Pheromone đểbẫy sâu khoang, sâu xanh đục quả

2.4.2 biện pháp vật lý

- Bẫy đèn

Tập tính sinh sống của một số côn trùng rất thích ánh sáng như sâu xanh, sâukhoang, sâu xanh da láng, chúng sẽ bay vào nơi có ánh sáng đèn vào ban đêm Vìvây, nông dân có thể dùng bẫy này để bẫy sâu trưởng thành bay đến và tiêu diệt.Ngoài ra, bẫy đèn còn là phương pháp kiểm tra dự tính, dự báo sự hiện diện của sâuhại trong vườn

- Biện pháp cơ học

Đây là biện pháp mang nhiều nét cổ truyền nhưng cũng rất hữu hiệu trongphòng trừ dịch hại hầu như không tốn nhiều chi phí cho thuốc BVTV và góp phầntạo an toàn môi trường sinh thái Trong đó, sử dụng đôi tay để thu nhặt là chính,thỉnh thoảng có sự trợ giúp của các vật dụng đơn giản như dao, bao, túi Có thểthực hiện một số thao tác như thu lượm dịch hai, tàn dư thực vật, dùng vợt, dụng cụ

để bắt; rung lắc, làm choáng hoặc cắt xén những bộ phận cây cà chua chứa côntrùng và mang đi tiêu diệt

2.4.3 Biện pháp hóa học

Thuốc thảo mộc là những chế phẩm sinh học được triết xuất ra từ các loạithảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡngkhác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công, phương pháp lên men côngnghiệp tự nhiên để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòngtrứ được các loại sâu, bọ gây hại cho cây trồng

Trong khi việc sử dụng tràn lan các loại thuốc BVTV có nguồn gôc hóa học

và không cách ly theo quy định trên đồng ruộng trồng cà chua như hiện nay cảu bàcon nông dân sẽ dẫn đến nguy cơ ăn phải sản phẩm còn dư lượng thuốc quá nhiều

Đó là nguyên nhân gay ra ngộ độc cấp tính hay tích lũy dần sinh ra các bệnh tật saunày, đặc biệt là bệnh ung thư

Trong khi đó, sử dụng thuôc thảo mộc có nguồn gốc từ tự nhiên lại khonggây những hậu quả như trên do thời gian cách ly ngắn an toàn đối với con người

Trang 27

động, thực vật và môi trường sinh thái nên khuyến cáo bà con nông dân và các cấpquản lý đặc biệt chú ý, đưa và sử dụng để bảo vệ cây trồng

Đó là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu về một số thuốc trừ sâu bằng thảomộc cụ thể là từ tỏi và ớt

2.5 Một số nghiên cứu về thuốc thảo môc.

Trong các phương pháp phòng trừ sâu hại cây trồng tại nhà cần quan tâm đến biệnpháp sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên hay thảo dược vừa sạch vừa antoàn cho sức khỏe con người

Theo ý kiến các nhà chuyên môn thì trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hànhgừng… có chứa hàm lượng a-xít có tác động đến bộ phận cơ thể như mắt, da củanhững loài sâu bọ hại cây trồng Nếu chiết xuất thảo mộc này được chế biến vớinồng độ phù hợp sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ

1 Thuốc trừ sâu từ xà phòng rửa chén và bột thực vật

Theo nghiên cứu, các loại xà phòng được chế từ dầu thực vật có hiệu quả diệt trừcôn trùng rất hiệu quả, đặc biệt ở dạng xịt phun mù, áp dụng cho các loại rau xanh.Hiện nay các nhà vườn sử dụng nước xà bông rửa chén hiệu Mỹ Hão ( 1ml/ pha 1lít nước sạch) bổ sung thêm bột ớt, bột quế hoặc bột tỏi là có khả năng diệt rầy, rệp,muỗi, nhện rất hiệu quả

Trang 28

2 Thuốc trừ sâu sản xuất từ tỏi

Thuốc trừ sâu sản xuất từ tỏi được coi là sản phẩm diệt sâu rất tốt, nhất là cácloại sâu ăn lá, phù hợp cho các loại rau thơm, gia vị, rau ăn lá

Cách làm như sau: dùng hai, ba củ tỏi to, bóc sạch vỏ, giã nghiền nát sau đó phavới 2 cốc nước, ngâm 1 ngày sau đó lấy ra lọc lấy nước cốt, pha với 4 lít nước, chovào bình phun vào cho các loại rau

Trên thị trường có bán sản phẩm bột tỏi để dùng như thuốc BVTV vừa dễ sửdụng vừa an toàn cho rau xanh

3 Thuốc trừ sâu sản xuất từ lá cà chua

Trong lá cà chua có chứa nhiều Alkaloids, một loại hóa chất có tác dụng diệt

và đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy, bù lạch vv…Hãng Green Ninja của Mỹ là nơi chuyên sản xuất thuốc trừ sâu kiểu này

Cách làm như sau, dùng khoảng 2 bát lá cà chua nghiền nát ngâm với 2 cốcnước qua đêm, sáng ra gạn lấy nước trong, pha thêm hai cốc nước rồi đem phunvào cây trồng, nhất là loại rau thơm, gia vị Lá cà chua rất độc, gia súc không ăn

4 Vỏ trứng vừa làm phân bón, vừa làm thuốc trừ sâu

Vỏ trứng có rất nhiều tác dụng, trong đó có cả tác dụng làm phân bón vàthuốc trừ sâu Rất đơn giản chỉ cần nghiền nát vỏ trứng và chọc lỗ vào gốc cây sau

đó cho bột vỏ trứng vào, phù hợp với các loại cây trồng như cà chua, ớt, cà tím,hoặc cũng có thể nghiền nát thành bột mịn rắc vào gốc cây, nó không chỉ có tácdụng làm phân bón mà còn có tác dụng đuổi sâu bệnh, kể cả ốc sên và các loại côntrùng có hại cho cây trồng

5 Thuốc diệt sâu bọ sản xuất từ ớt cay

Các loại ớt tươi chín không chỉ là thực phẩm, thuốc chữa bệnh mà còn có tácdụng diệt trừ sâu bệnh Đây là loại thuốc diệt sâu tự chế, mang tính thân thiện, dễlàm, rẻ tiền và hiệu quả

Cách làm như sau, dùng 6-10 quả ớt chín tươi cay, nghiền nát trong máy ởtốc độ cao khoảng 1-2 phút, ngâm bột ớt say qua đêm sáng hôm sau lọc kỹ lấynước pha thêm 1 lít nước sau đó phun cho các loại cây ăn quả, rau thơm gia vị, đặcbiệt là sau khi mưa, có thể pha thêm với vài củ hành giả nhuyễn để tăng thêm hiệulực thuốc

Trang 29

Ngoài ra có thể tận dụng vỏ trái cây có chứa tinh dầu như Cam, Bưởi, Quít

để dưới mặt chậu cũng giúp xua đuổi côn trùng.

2.6 Nguồn gốc, đặc điểm của giống cà chua lai F1 SAFINA 404:

Đặc tính giống: Cây sinh truongr vô hạn, kháng bệnh héo xanh, sương mai,cây cho nhiều trùm quả, mỗi trùm 7-8 trái Trái có hình tròn dẹt đỏ bóng, thịt dàyngọt, trọng lượng trung bình 140-180g/trái, trái cứng rất đồng đều

Trong thời gian thu hoạch: 65-75 ngày sau trồng, thời gian thu hoạch kéo dài

từ 4-5 tháng

III VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu: Giống cà chua lai F1 SAFINA 404, sinh trưởng hữuhạn

Đặc điểm: Giống có chất lượng tốt, chịu được nhiệt độ thấp và ít ánh sáng ởcuối vụ, có khả năng kéo dài thời gian thu hoạch

Hỗn hợp dịch chiết từ tỏi, ớt

*Vật liệu khác: Phân chuồng, đạm Ure, kali clorua, supe lân, N- P- K- S (5-10-3-8),vôi bột, thuốc BVTV, thuốc đậu quả, cọc sào

3.2 Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Vụ Xuân Hè từ 2/2017- 6/2017

- Địa điểm: Khu Thí Nghiệm Thực Hành, Khoa Nông Lâm Ngư Nghiệp, TrườngĐại Học Hồng Đức

- Phạm vi nghiên cứu: Các liều lượng phun của dịch chiết từ tỏi, ớt

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Thí nghiệm: Thử hiệu lực của dịch chiết từ tỏi, ớt trừ một số sâu bệnh hại

trên giống cà chua lai F1 SAFINA 404 ngoài đồng ruộng.

Ngày đăng: 05/08/2017, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w