Chínhsách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ được ban hành vàbước đầu phát huy tác dụng trong cuộc sống, sự đầu tư của Nhà nước chohoạt động khoa học, công nghệ ngày một tă
Trang 1Thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương 2 (khóa VIII) vàKết luận Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khoá IX) các cấp, các ngành cónhững chương trình cụ thể nhằm phát triển sự nghiệp khoa học, công nghệ.Trong những năm qua, khoa học và công nghệ đã đóng góp đáng kể vàophát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chínhsách của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ được ban hành vàbước đầu phát huy tác dụng trong cuộc sống, sự đầu tư của Nhà nước chohoạt động khoa học, công nghệ ngày một tăng và mang lại tác động tíchcực.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: "Công nghiệp hóa, hiện đại hoá phải bằng khoa học và công nghệ, dựa vào khoa học và công nghệ, lấy khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực nhằm đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế ổn định, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp" [21].
Là tỉnh thuần nông, để phát triển kinh tế - xã hội Thái Bình cần thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá, trong đó phát triển khoa học và côngnghệ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực
Trang 2hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ đổi mới toàn diện đấtnước nói chung và Thái Bình nói riêng.
Nhìn từ góc độ tác động của phát triển khoa học và công nghệ với quátrình dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, hoànthiện cả về lý luận, cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện
Nhằm góp phần đưa ra những giải pháp phát triển khoa học và công nghệthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thực tiễn và lý luận của bản thân,
tôi lựa chọn đề tài "Phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thái Bình" làm Luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm ra cơ sở khoa học để đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm pháttriển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn
b Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấukinh tế, vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xãhội, tác động của khoa học và công nghệ trong qúa trình chuyển dịch cơ cấukinh tế
- Phân tích hiện trạng cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự pháttriển khoa học và công nghệ tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh TháiBình
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triểntạo động lực cho qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hóa ở Thái Bình
3 Quá trình nghiên cứu và phát triển đề tài
Đã có một số công trình đề tài nghiên cứu về vai trò của khoa học vàcông nghệ, nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ; mối quan hệ giữa khoa
Trang 3học và công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội, với kinh tế thị trường; lịch sửquá trình quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta Hiện nay, chưa có đề tàinào nghiên cứu về tác động của phát triển khoa học và công nghệ đối với quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thái Bình.
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý
luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; sự tác động của khoa học và công nghệđối với phát triển kinh tế - xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; đềxuất những giải pháp nhằm phát triển khoa học và công nghệ góp phần đẩymạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH
b Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Mối quan hệ giữa phát triển khoa học và công nghệ với chuyển dịch cơ cấungành kinh tế, đề xuất các giải pháp phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩy quátrình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mà không nghiên cứu nghiệp vụ quản lýkhoa học và công nghệ, sự chuyển dịch cơ cấu thành phần, cơ cấu vùng kinh tế
- Các nội dung phân tích thực trạng chủ yếu ở tỉnh Thái Bình trong giaiđoạn 2001-2005
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a Cơ sở lý luận: Trên cơ sở lý luận của C Mác, V Lênin về cơ cấu kinh
tế, khoa học, công nghệ và quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta vềchuyển dịch cơ cấu kinh tế, vai trò và tác động của khoa học công nghệ đếnphát triển kinh tế- xã hội và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
b Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tác
giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
• Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phân tích và tổng hợp các quan điểm lý luận để tìm hiểu các khái niệm,thuật ngữ, các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, các tài liệu khoa học, các văn
Trang 4• Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phân tích, so sánh số liệu qua nghiên cứu tài liệu và các báo cáo thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia thông qua các kếtluận hội thảo, thăm dò ý kiến các nhà khoa học, các cán bộ quản lý giỏi
- Phương pháp điều tra, thống kê, tổng hợp
6 Những đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội, tác động của khoa học và công nghệ trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, nêu bật vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tếchính là phát triển kinh tế theo chiều sâu dựa vào khoa học và công nghệ;
Phân tích thực trạng phát triển khoa học và công nghệ, đánh giá hiện trạng cơcấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Thái Bình Qua các kết quảnghiên cứu trên, giúp tỉnh có một số giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
dựa trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ có tính khả thi và có thể làm tài liệutham khảo cho các cấp, các ngành có những tư duy mới trong điều hành, chỉ đạo
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, vai trò của khoa học vàcông nghệ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chương 2: Thực trạng phát triển khoa học và công nghệ, chuyển dịch cơcấu kinh tế ở tỉnh Thái Bình
Chương 3: Một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thái Bình
Trang 6Chương 1
cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, Vai trò của KH&CN trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1 Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.1 Về cơ cấu kinh tế
a Khái niệm cơ cấu kinh tế:
Khi phân tích phân công lao động xã hội, C Marx đã nhấn mạnh: "Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất" [8].
Từ điển Bách khoa Việt Nam viết: "Cơ cấu kinh tế là tổng hợp các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành" [36].
Kế thừa các quan niệm trên, có thể định nghĩa về cơ cấu kinh tế nhưsau: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí,
tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợpthành, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về sốlượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụthể, các yếu tố đó vận động hướng vào những mục tiêu nhất định
b Nội dung của cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế được phân tích trên hai phương diện:
- Xét về mặt vật chất kỹ thuật cơ cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu theongành nghề, lĩnh vực; Cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật công nghệ; Cơcấu theo vùng lãnh thổ
- Xét về mặt kinh tế - xã hội cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu theo thànhphần kinh tế; cơ cấu theo trình độ phát triển của các quan hệ hàng hoá tiền tệ
Trong phạm vi của Luận văn, tác giả chỉ tập trung vào phân tích cơ cấungành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tươngquan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc
Trang 7dân Cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động và chuyênmôn hoá sản xuất Khi phân tích cơ cấu ngành thường phân tích theo 3 nhóm ngành:
+ Nhóm ngành nông nghiệp: Bao gồm các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.+ Nhóm ngành công nghiệp: Bao gồm ngành công nghiệp và xây dựng.+ Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm thương mại, du lịch, dịch vụ (giaothông, bưu điện )
c Cơ cấu kinh tế hợp lý:
Là một cơ cấu kinh tế có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng,được xem xét trên các điều kiện sau: Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với quy luậtkhách quan; Phản ánh được khả năng khai thác sử dụng nguồn lực kinh tếtrong nước và đáp ứng được nhu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực, nhằmtạo ra sự cân đối, phát triển bền vững; Phù hợp với xu thế chính trị, kinh tế củakhu vực và thế giới
d Các tính chất của cơ cấu kinh tế:
- Tính chất khách quan đòi hỏi cơ cấu kinh tế phải vận động theo quyluật, con người phải nhận thức để có chính sách tác động theo quy luật nhưngphải hoàn toàn tôn trọng thực tế khách quan
- Tính chất lịch sử xã hội cụ thể trong mỗi điều kiện lịch sử cụ thể phảivận dụng một cách sáng tạo do sự biến đổi của cơ cấu kinh tế luôn gắn liềnvới sự thay đổi không ngừng của lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặcđiểm chính trị xã hội của từng thời kỳ
e Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố đó là:
- Nhóm điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tàinguyên thiên nhiên nhóm này tạo ra lợi thế nhưng đồng thời cũng gây nhữngkhó khăn nhất định cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế và là nhân tố quan trọngtạo ra tích lũy ban đầu cho các nước đang phát triển
- Nhóm điều kiện bên trong đất nước bao gồm nhân tố thị trường, nhucầu tiêu dùng của xã hội; Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Quan
Trang 8điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong mỗi giai đoạnnhất định; cơ chế quản lý, chính sách của Nhà nước.
- Nhóm điều kiện bên ngoài đất nước bao gồm xu thế chính trị - xã hộicủa khu vực và thế giới; xu thế toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá lực lượngsản xuất ; các thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổthông tin; quan hệ chính trị của quốc gia và vị thế của quốc gia trên trườngquốc tế
1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a Khái niệm:
Cơ cấu kinh tế luôn vận động theo trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất và nhu cầu của xã hội Sự vận động của cơ cấu kinh tế diễn ra thườngxuyên trong một quá trình từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn nhưng rất chậmchạp Cơ cấu kinh tế luôn vận động, nhưng sự vận động trong mối quan hệ cânđối, ổn định Các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế luôn biến đổi phá vỡ cân đối
và nó lại tiếp tục được điều chỉnh để tạo ra sự cân đối và ổn định Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạngthái khác cho phù hợp với môi trường phát triển
b Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo sự ổn định, tạo ra sự cân đốitrong phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của xã hội
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác triệt để tiềm lực kinh tế, tàinguyên, lao động, kỹ thuật hiện có trong nước, nhanh chóng thiách ứng vớinhu cầu hội nhập và mở rộng hợp tác quốc tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải nhằm duy trì có hiệu quả nền kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo tiếp tục thực hiện thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chiến lược hướng về xuấtkhẩu, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức
c Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta:
Trang 9Cơ cấu kinh tế chịu nhiều tác động của các nhân tố bên trong nội bộnền kinh tế và các nhân tố từ bên ngoài nên sự vận động của nó rất đa dạng vàphức tạp Tuy vậy, các xu hướng chuyển dịch đều mang tính quy luật.
- Xu hướng chuyển dịch và chuyển dịch hoàn thiện từ nền kinh tế tự túc
tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá
- Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá Đó là quá trình tăng nhanh tỷ trọng của ngành công nghiệp và
dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp "Để thực hiện mục tiêu đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu là tập trung chuyển dịch mạnh mẽ để đạt được cơ cấu nông nghiệp dưới 10%; Công nghiệp 35 - 40%; Dịch vụ 50 - 60%" [38-239].
d Công nghiệp hoá:
Tổng kết quá trình công nghiệp hoá diễn ra trên thế giới từ giai đoạn mở
đầu diễn ra ở Anh vào giữa thế kỷ XVIII đến nay, rút ra kết luận: "Công nghiệp hoá là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và tích cực áp dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ" [11-18]
Đảng ta đã làm sáng tỏ thực chất nội dung của công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở nước ta: "Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao" [32-132] và "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất- kỹ thuật, về con người và khoa học, công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực " [32-132]
e Sự cần thiết phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá:
- Tác động của toàn cầu hoá đối với nền kinh tế của các quốc gia: Toàn
cầu hoá thúc đẩy nhanh mạnh đến sự phát triển và xã hội hoá lực lượng sản
Trang 10xuất đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao; thúc đẩy quá trình tự do hoá thươngmại; làm gia tăng các luồng vốn và chuyển giao công nghệ Song, toàn cầuhoá cũng tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế và xã hội về sựphân hoá giàu nghèo, mọi hoạt động và đời sống của con người thêm kémphần an toàn, từ an toàn kinh tế, tài chính, văn hoá xã hội, môi trường đến antoàn chính trị, từ an toàn của từng người, từng gia đình đến an toàn quốc gia
và hệ thống kinh tế, tài chính, tiền tệ toàn cầu
- Mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Đại hội IX đã khẳng định: "Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế,
mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế đất nước" [21-24-25]
Chúng ta cần thiết tạo nguồn lực thông qua hội nhập, tạo sức mạnh tổnghợp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ,văn minh Chủ trương hội nhập chính là nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, lợiích của chúng ta đồng thời góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh chung củanhân dân thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển
- Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
* Thành tựu: Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, kinh tế- xã hội nước ta đã đạt được những thành tựu quantrọng :
+ Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đưa
đất nước ta ra khỏi siêu lạm phát và khủng hoảng kinh tế.” Từ năm 1991 đến năm 2000, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng với tốc độ tăng bình quân 7,56%/năm Đến năm 2000, tổng sản phẩm quốc nội đã gấp 2,07 lần năm
1990, đứng vào hàng các nền kinh tế trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao của thập niên 90 (Hàn Quốc gấp 2,66 lần với tốc độ 10,28%/năm; Xingapo 2,05 lần và 7,43%/năm; Malaixia 1,8 lần và 6,5%/năm )" [50-47] Đặc biệt
Trang 11trong giai đoạn 2001-2005 các khu vực kinh tế và các ngành kinh tế then chốt,trước hết là nông nghiệp và công nghiệp đều đạt được tốc độ tăng trưởng cao.
+ Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá,hiện đại hoá Tuy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nhưng xu hướngchuyển dịch tương đối rõ, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế: Giá trị tăng thêmcủa mỗi khu vực theo giá hiện hành chiếm trong GDP đã chuyển dịch theohướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nôngnghiệp, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của tất cả các khu vực,
các ngành kinh tế
* Hạn chế: Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta còn có nhiều hạn chế và yếu
kém cần được khắc phục và đẩy mạnh phát triển:
+ Tiềm lực kinh tế còn non yếu, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năngsuất lao động thấp, hàng hoá, dịch vụ thiếu sức cạnh tranh Theo tờ Asiaweek
ra ngày 21/1/2000 so sánh GDP bình quân đầu người năm 1999 của Việt Nam
(Tính theo phương pháp tỷ giá hối đoái thực tế đạt khoảng 400USD/người/năm và theo phương pháp sức mua tương đương thì đạt trên
2000 USD), với các nước trong khu vực kết quả là: Nếu Việt Nam là 1 thì Inđônêxia 1,7; Philippin 1,9; Trung Quốc 1,9; Tháilan 3,4; Malaixia 4,2; Hàn Quốc 7,1; Nhật Bản 13,4; Xingapo 15,8" [4-77] Chất lượng hàng hoá, dịch vụ
nhìn chung thấp, giá thành cao nên thiếu sức cạnh tranh ngay trên thị trườngnội địa Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã đánh giá chỉ số cạnh tranh tăngtrưởng của Việt Nam ngày càng lùi xa vị trí xếp hạng ban đầu
Trang 12+ Công tác giáo dục, đào tạo; khoa học và công nghệ còn nhiều yếukém: Chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo còn thấp so với yêu cầu, cơ cấuđào tạo chưa hợp lý, mất cân đối về bậc học, về ngành nghề, về vùng lãnh thổ.Các hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục vẫn còn nhiều, nếu không đượckhắc phục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực Giáo dục ở vùng sâu,vùng xa tuy có phát triển nhưng vẫn còn nhiều khó khăn Chi phí học tập còncao so với khả năng thu nhập của dân cư, quy chế đóng góp chưa rõ ràng Tỷ
lệ lao động qua đào tạo mới đạt dưới 20%(trung bình ở nhiều nước là 50%)
làm cho khả năng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới gặp nhiều khó khăn
- Yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để trở thành một nước công nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu của nềnkinh tế là tập trung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷtrọng công nghiệp kể cả về giá trị và lao động Theo cách phân loại hiện nay củathế giới, nước công nghiệp là nước có tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm hơn60% trong giá trị gia tăng của sản xuất hàng hoá Cùng với chỉ tiêu về tỷ trọngsản xuất công nghiệp trong giá trị gia tăng các chỉ tiêu khác như thu nhập bìnhquân đầu người, chỉ số về phát triển con người (HDI ) phải đạt tới một mức độcao
Trong 15 năm tới, chúng ta phải tập trung chuyển dịch mạnh mẽ hơnnữa về cơ cấu kinh tế để tăng tỷ trọng giá trị sản xuất và lao động ngành côngnghiệp Theo dự kiến đến năm 2020 đưa tỷ trọng sản xuất công nghiệp lên45% - 60% Với tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển kinh tế hiện nay ởnước ta, đạt được những mục tiêu nêu trên là một vấn đề vô cùng khó khăn
Mục tiêu chung, để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bốicảnh hội nhập và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức là: Phát huynội lực, sức mạnh, tự do đầu tư và sáng tạo của toàn dân, đẩy mạnh phát triểncác ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động có lợi thế cạnh tranh để cảibiến nền công nghiệp hiện nay, chủ động hội nhập kinh tế để tranh thủ côngnghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý và trí tuệ của thế giới để sản xuất ra sản phẩm
Trang 13nhọn, tạo sự đột phá cho sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo tiêuchuẩn của một nước công nghiệp, đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là phương tiện để công nghiệp hoá, hiện đạihóa Nó là nhiệm vụ của chiến lược kinh tế tổng quát nhằm khai thác tối ưu lợithế của các ngành, các lĩnh vực, các vùng cụ thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nóphải được quán triệt trong việc xác định cơ cấu ngành, vùng, thành phần, cơ chếquản lý
- Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá.
Nội dung tổng quát của công nghiệp hoá, hiện đại hoá bao gồm cảchuyển dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng rộng rãi những tiến bộ khoa học, kỹthuật, công nghệ hiện đại vào các ngành kinh tế Mối quan hệ giữa chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quan hệ biệnchứng: Vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả, vừa là nội dung, vừa là biện pháp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo lên những điều kiện vật chất, kỹthuật, khoa học và công nghệ, con người để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ một nền kinh tế nông nghiệp thành một nền kinh tế công nghiệp có cơcấu công nghiệp - nông nghiệp và dịch vụ hiện đại Trong thời gian trước mắt,cần tập trung đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn bằng cáchđẩy mạnh phát triển các ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển côngnghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu Thựctrạng nông nghiệp và nông thôn nước ta không thể tự mình đổi mới công nghệ
và giải quyết việc làm cho khoảng 70% lao động xã hội nông thôn Do vậy cầnphải có sự tác động mạnh công nghiệp vào nông nghiệp
Chuyền dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo điều kiện cho quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá Phát triển nông nghiệp cũng xuất phát từ yêu cầu của côngnghiệp hoá đó là đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhândân, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng nhanh khối lượng nông sảnxuất khẩu, bổ sung ngoại tệ mạnh để mua sắm máy móc thiết bị, chuyển giaocông nghệ, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động từ
Trang 14đó tăng sức mua, mở rộng thị trường cho sản phẩm và dịch vụ công nghiệp, bổsung lực lượng lao động cho ngành công nghiệp, đồng thời nông nghiệp pháttriển sẽ góp vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần cũng góp phần quan trọng vào sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đó là việc xã hội hoá các nguồn vốncho việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo nền công nghiệpnhiều tầng bổ trợ cho nhau cùng phát triển, phát huy mọi tiềm năng về vốn, kỹthuật, kinh nghiệm quản lý phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần còn nhằm thực hiện chiếnlược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là trọng tâm trong quá trìnhCNH,HĐH ở nước ta
Như vậy, nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là chuyểndịch cơ cấu kinh tế, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bảntrở thành nước công nghiệp cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.2 Tác động của khoa học và công nghệ đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản
- "Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của
tự nhiên, xã hội và tư duy" [37.7]
Khoa học có mục tiêu là sự tiến bộ của nhận thức, tri thức khoa học làthuộc sở hữu chung của nhân loại Nội dung bao quát về khoa học bao gồm:
• Khoa học là một hình thái ý thức xã hội
• Khoa học là một lĩnh vực hoạt động xã hội đặc biệt sản xuất ra tri thứckhoa học
• Khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã hội vàcon người được tích luỹ trong quá trình lịch sử
Trang 15- "Công nghệ là một tập hợp tri thức về phương pháp, kỹ năng, kinh
nghiệm, bí quyết được sử dụng theo một quy trình hợp lý tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản để phục vụ con người" [37.10].
Công nghệ có mục tiêu là sự biến đổi thực tại đã cho Có thể tiếp cậnkhái niệm công nghệ dựa theo sự phân biệt các yếu tố vật chất, khả năngsáng tạo, chứa đựng và tập hợp các tri thức như là những nguồn lực to lớncần khai thác Theo đó, công nghệ bao gồm nguồn lực kỹ thuật, nguồn lựccon người, nguồn lực thông tin và nguồn lực tổ chức Bốn thành phần nàytrong công nghệ liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau trong đó con người
là yếu tố trọng tâm
Những năm đầu của thế kỷ XXI, nổi lên bốn lĩnh vực công nghệ chủyếu được ưu tiên phát triển là: Công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới
Khoa học và công nghệ gắn bó chặt chẽ với nhau, mối quan hệ đó làmối quan hệ hai chiều: Khoa học là tiền đề là cơ sở của công nghệ; Côngnghệ tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học Vì vậy,con người phải cân đối trong việc tiến hành nghiên cứu cơ bản và nghiên cứuứng dụng
- Kỹ thuật là tập hợp các phương sách và phương pháp của một kỹ năng, một nghề, một kỹ sảo [37.9].
Kỹ thuật có thể hiểu là tập hợp các phương tiện hoạt động của conngười, được chế tạo ra nhằm thực hiện các quá trình sản xuất và phục vụ chocác nhu cầu phi sản xuất cuả xã hội Trong nhiều trường hợp người ta đồngnhất kỹ thuật với công nghệ Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và côngnghệ sự phân biệt giữa hai khái niệm này càng rõ nét
- Động lực: Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công
nghệ đã tác động mạnh mẽ và toàn diện đối với phát triển kinh tế- xã hội vàtrở thành động lực của quá trình phát triển, theo đó, có những ý kiến khác
nhau về khái niệm động lực: có người cho rằng động lực trong sự phát triển
Trang 16đồng nghĩa với nguồn gốc trong sự phát triển, nghĩa là cả hai gắn với nguyên
nhân gây lên sự vận động phát triển; hoặc quan niệm khác cho rằng nguồn gốctrong sự phát triển là những mâu thuẫn nội tại còn động lực là những nhân tốthực hiện việc giải quyết những mâu thuẫn Đa số các nhà khoa học đồng tình
quan điểm cho rằng: "Động lực là nhân tố thúc đẩy sự vận động và phát triển"
Thứ nhất: Khoa học và công nghệ góp phần biến đổi cơ sở vật chất kỹ
thuật của nền sản xuất và xã hội
Từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX, cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hộicông nghiệp chủ yếu dựa trên nguồn nguyên, nhiên liệu là tài nguyên thiênnhiên, hệ thống thiết bị ban đầu là máy cơ khí đơn chiếc đến máy cơ giới hoáđồng bộ Đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, với sự bùng nổ trong kỹ nghệ
vi điện tử, tự động hoá nền sản xuất của các xã hội đã chuyển sang sử dụngnguồn nguyên, nhiên liệu phi tập trung, có thể tái sinh và nhân tạo Hệ thốngmáy móc được chuyển sang tự động hoá đồng bộ, dùng ít năng lượng, nhiênliệu; sản phẩm chuyển sang tiêu chuẩn: nhỏ, bền, đẹp và chứa hàm lượng trithức cao Phương thức sản xuất vật chất của xã hội hiện đại đã bắt đầu thay đổitheo xu thế ngược lại so với tính chất của xã hội công nghiệp đó là: Phi tiêuchuẩn hoá, phi chuyên môn hoá, phi tập trung hoá, phi tối đa hoá Với phươngpháp sản xuất linh hoạt, tổ chức quản lý công nghiệp có những biến đổi lớn,hiệu quả sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố tư duy rồi đến yếu tố vật chất
Thứ hai: Khoa học và công nghệ góp phần vào đẩy nhanh quá trình tăng
trưởng kinh tế
Trong thời đại hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh như vũbão thì quyền lực không còn phụ thuộc vào sức mạnh vật chất và của cải có
Trang 17trong tay mà phụ thuộc vào nguồn tri thức nắm được Chính sự phát triển khoa
học và công nghệ đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ chóng mặt :ở thế kỷ X VIII một nước muốn công nghiệp hoá phải mất 100 năm, đến đầu thế
kỷ X X mất 30 năm và trong thập kỷ 70 -80 chỉ mất 20 năm Với đà phát triển của khoa học và công nghệ thời gian để các nước tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc dân (GNP) theo đầu người đã đuợc rút ngắn một cách ổn định: 58 năm đối với nước Anh, 47 năm với nước Mỹ, 34 năm với Nhật Bản, 11 năm với Hàn Quốc, 10 năm với Trung Quốc [40-23] Việt Nam là một nước đi sau
nhưng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân năm 2000 đã gấp đôi năm 1990
Thứ ba: Khoa học và công nghệ phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế thế giới đang thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngànhdịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, công nghiệp
Trong nội bộ ngành công nghiệp và dịch vụ thay đổi theo hướng ngànhcông nghiệp cổ điển, những ngành có công nghệ cũ tiêu hao nhiều tài nguyên
và lao động được thay thế bằng những ngành công nghệ cao tiêu hao rất ít cácnguồn lực đầu vào, giảm suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩmquốc nội (GDP) Các ngành sản xuất, dịch vụ dựa trên công nghệ có hàmlượng khoa học, công nghệ cao ngày càng có vị trí quan trọng, mục tiêu đặttrọng tâm vào lao động sáng tạo để tạo ra giá trị gia tăng nhằm tăng khả năngcạnh tranh Tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như những thay đổi cơ cấungành kinh tế kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu lao động theo ngành vàtheo trình độ Xu hướng hiện nay là lao động khoa học, công nghệ, tri thức,phi sản xuất trực tiếp tăng; lao động có kỹ năng thấp, lao động giản đơn giảm
Thứ tư : Khoa học và công nghệ góp phần làm thay đổi về xã hội và
con người
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tác động trựctiếp đến cơ cấu tầng lớp xã hội; khái niệm phân chia giai cấp chuyển từ phânchia theo chế độ sở hữu tài sản sang phân chia theo trình độ nắm giữ thông tinkinh tế; tri thức, kỹ thuật sản xuất; trong cơ cấu xã hội tăng nhanh số lượng và
Trang 18giá trị sức lao động có hàm lượng trí tuệ cao Xu thế đầu tư đã thay đổi, người
ta đã đầu tư đáng kể cho con người Lối sống của con người cũng chịu ảnhhưởng đáng kể của những biến đổi công nghệ Sự giao tiếp, giao lưu giữa conngười biến đổi một cách cơ bản nhờ các phương tiện nghe nhìn ngày một hiệnđại
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ một hậuquả do không đáp ứng và chưa thích nghi cũng hết sức gai góc: Đó là tìnhtrạng thất nghiệp, tình trạng khủng hoảng thiếu với lao động có trình độ côngnghệ cao Vì vậy, để không bị tụt hậu, đáp ứng nhu cầu tri thức của thời đại,mọi người đều phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời cả xã hội trởthành xã hội học tập
1.2.3 Tác động của phát triển khoa học và công nghệ với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ với cơ cấu kinh tế:
Phát triển khoa học và công nghệ là một yếu tố, một cơ sở quan trọngcủa sự phát triển kinh tế- xã hội Trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế như làđịnh hướng cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bao hàm sự nângcao trình độ và đổi mới cơ cấu công nghệ Việc nâng cao và đổi mới cơ cấucông nghệ một mặt phải xuất phát từ và phục vụ cho những nhu cầu màchuyển dịch cơ cấu đặt ra, mặt khác nó cũng qui định tác động trở lại tốc độ,quy mô của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thứ nhất: Phát triển công nghệ có vai trò nền tảng và động lực đối với
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nộidung cơ bản Vai trò nền tảng qui định rằng sự phát triển, đổi mới công nghệcòn phải nhằm vào việc tạo nền tảng, tiền đề về công nghệ cho các sản phẩm,các dịch vụ tương lai, các ngành công nghệ mới Sự phát triển, đổi mới côngnghệ phải bao hàm cả yêu cầu đi tắt, đón đầu và mở đường
- Thứ hai: Đó là tính cách mạng, đột phá trong phát triển, đổi mới công
nghệ Sự yếu kém của nền kinh tế, sự trì trệ của quá trình chuyển dịch cơ cấu
Trang 19kinh tế chỉ có thể bị phá vỡ bằng sự đột phá trong phát triển, đổi mới côngnghệ.
- Thứ ba: Giữa sự phát triển công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có
sự độc lập tương đối Một mặt, đổi mới cơ cấu công nghệ phải hướng vào phục vụ các mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mặt khác sự phát triển công nghệ có những yêu cầu nội tại riêng (ví dụ như yêu cầu đón đầu, mở đường) do vậy trong lĩnh vực nhất định, thời điểm nhất định cơ cấu công nghệ
không nhất thiết phải tương hợp với cơ cấu kinh tế
Trong thực tế phát triển sản xuất ở nước ta, việc xây dựng một loạt cáckhu công nghệ cao, các công viên công nghệ, vườn ươm công nghệ chính lànhằm tạo ra những loại công nghệ mới làm cơ sở công nghệ cho sự ra đời củacác sản phẩm mới và cuối cùng là sự ra đời của ngành công nghiệp, dịch vụmới - nền móng của sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất
b Đổi mới cơ cấu công nghệ phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có nhữngtăng trưởng ngoạn mục (bình quân 7- 8%/năm) Sự áp dụng những thành tựukhoa học và những tiến bộ của công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và quản
lý đã đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng đó Cơ cấu ngành kinh tếnhững năm qua đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP Cụ thể công nghiệp và xây dựng tăng từ 22,67% năm 1990 lên 36,6% năm 2000, thương mại, dịch vụ tăng từ 38,6% năm 1990 lên 39,1% năm 2000, nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 38,74% năm 1990 xuống còn 24,3% năm 2000" [51-23] Đáng lưu ý là
sự tăng giảm về tỷ trọng được đặt trên nền tảng sự tăng trưởng cao về tổng sản
lượng của tất cả các ngành công nghiệp tăng bình quân 14 - 15%/năm; nông nghiệp tăng 4 - 5%/năm và dịch vụ tăng 12 - 13%/năm [51-23].
Trang 20Xét dưới góc độ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá thì thực trạng công nghệ nước ta có những yếu kémchủ yếu là:
Một là: Trình độ công nghệ của công nghiệp chế biến thấp, do vậy chất
lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, năng lực cạnh tranh thấp, bị mất thịtrường ngay trên thị trường nội địa và khó có thể tạo ra hàng hoá và dịch vụ cókhả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới
Hai là: Tốc độ đổi mới công nghệ hiện nay của nước ta vào khoảng 8
10%/năm (trong khi đó nhiều nước trong khu vực có tốc độ đổi mới 15 20%/năm).Theo đánh giá hiện nay, thiết bị công nghệ trong ngành công nghiệpchế biến nước ta lạc hậu so với trình độ công nghệ thế giới 15 - 20 năm
-Ba là: Năng lực công nghệ nội sinh còn rất hạn chế
Bốn là: Cơ cấu công nghệ chế biến còn chưa hợp lý, mất cân đối.
* Sự phát triển công nghệ nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏicủa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thểhiện ở những điểm sau:
- Những tiến bộ về đổi mới công nghệ chưa tạo ra cơ sở vững chắc chochuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp sảnxuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
- Những đổi mới về công nghệ còn chưa được diễn ra đều khắp và chưatập trung vào những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
- Công nghệ chưa phải là một yếu tố quyết định đối với sự chuyển dịch
cơ cấu các thành phần kinh tế: Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở tất cả các lĩnhvực trong thời gian qua đều vấp phải một trở ngại chung là công nghệ lạc hậu
và chưa được đổi mới
- Cơ cấu công nghệ chưa gắn kết và làm cơ sở cho sự chuyển dịch cơ cấukinh tế Cơ cấu sản xuất dịch chuyển nhanh hơn nhờ có sự tham gia của các dự
án liên doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực khai thác và dịch vụnhưng cơ cấu công nghệ được bổ sung đưa vào sản xuất ở trình độ trung bình
Trang 21* Những biện pháp đổi mới cơ cấu công nghệ đáp ứng quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
- Thứ nhất: Tạo lập thị trường cho hoạt động khoa học và công nghệ ở
nước ta cần chú ý tới 2 điều kiện sau: Xoá bỏ độc quyền trong hoạt động khoahọc và công nghệ, đảm bảo cho mọi tầng lớp dân cư, các tổ chức xã hội đều có
cơ hội tham gia hoạt động khoa học và công nghệ; Tạo nhu cầu thực sự từ quátrình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là từ sản xuất, kinh doanh đối với hoạtđộng khoa học và công nghệ
Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệcần phải được đổi mới và hoàn thiện sao cho chúng một mặt vừa phải tuân thủnhững yêu cầu, những qui luật của thị trường mặt khác phải tính đến những đặcthù của hàng hoá trên thị trường khoa học và công nghệ Việc tạo lập thị trườngcho hoạt động khoa học và công nghệ cần phải được tiến hành từ hai phía:
+ Từ phía chính sách và cơ chế quản lý kinh tế chung của nhà nước:Phải làm sao cho đổi mới công nghệ là con đường duy nhất để các cơ sở sảnxuất - kinh doanh tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, trong tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế Đó là cách tốt nhất để gắn sự phát triển và nâng caotrình độ, đổi mới cơ cấu công nghệ với sự phát triển kinh tế -xã hội và chuyểndịch cơ cấu kinh tế và đó cũng chính là cách kích cầu nhanh nhất, có hiệu quảnhanh nhất đối với hoạt động khoa học và công nghệ
+ Từ phía hoạt động khoa học và công nghệ: Tạo điều kiện cho mọi tổchức hoạt động khoa học và công nghệ tồn tại và đứng vững được chỉ trên cơ sởbám sát và phục vụ được nhu cầu đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất kinhdoanh Hoạt động khoa học và công nghệ phải hướng vào 4 vấn đề cơ bản:Nghiên cứu, triển khai cái gì; Nghiên cứu và triển khai như thế nào; Nghiên cứu
và triển khai cho ai; Nghiên cứu và triển khai bằng cách nào phải do cả " bàn tay hữu hình" của Nhà nước và " bàn tay vô hình " của thị trường dẫn dắt và quyết
định
Trang 22Thứ hai: Xây dựng năng lực khoa học và công nghệ nội sinh Đó là năng
lực tự mình xử lý, giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển nền khoahọc và công nghệ của đất nước Năng lực này bao gồm khả năng đề ra nhữngquyết định đúng đắn về quản lý, khả năng tổ chức và kiểm soát phát triển côngnghệ cũng như khả năng tiếp nhận và hấp thụ công nghệ nhập từ bên ngoài
Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các biện pháp pháttriển công nghệ phải nhằm vào:
+ Xác định các hướng nghiên cứu và triển khai trong một số ngành kinh
tế quan trọng để định hướng hoạt động công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấungành kinh tế dựa trên khoa học và công nghệ Sự ưu tiên trước hết phải dànhcho một số loại công nghệ: Sinh học, tự động hoá, thông tin, vật liệu mới
+ Xây dựng các hạt nhân công nghệ có vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, theo nguyên tắc: Các công nghệ cần ưu tiên phát triển phải xuấtphát từ nhu cầu phát triển các sản phẩm chủ yếu, sản xuất ra các sản phẩm cósức cạnh tranh cao và thị phần lớn; ưu tiên các công nghệ tạo ra hiệu ứng lantruyền, thu hút lực lượng lao động
+ Tạo lập và vận hành trong thực tế hệ thống đổi mới về công nghệ để
hệ thống này tác động tích cực tới sự chuyển dịch của các thành phần kinh tếthông qua kết quả tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở công nghệ
Thứ ba: Huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ Thứ tư: Hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao
gồm quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả Đây là một vấn đề cấp báchcần sớm được giải quyết bởi vì thiếu sự hoàn chỉnh về hệ thống chính sách cóliên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, nếu không nó hướng vào sự cản trở lớn đốivới việc phổ biến và phát triển công nghệ
Thứ năm: Kiểm soát chặt chẽ các qui trình chuyển giao công nghệ theo
những chỉ tiêu nghiêm ngặt về kinh tế kỹ thuật và môi trường, ngăn chặn tìnhtrạng biến nước ta thành bãi thải công nghệ
Thứ sáu: Gấp rút đào tạo lại cũng như khuyến khích đặc biệt mạnh mẽ
đội ngũ những người hoạt động khoa học và công nghệ nhằm nhanh chóng
Trang 23xây dựng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao vàđổi mới công nghệ phù hợp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và
cơ cấu thành phần kinh tế
1.3 Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khoa học
và công nghệ đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.3.1 Những chuyển đổi căn bản trong chính sách khoa học và công nghệ ở nước ta
Xét trên tổng thể, chính sách khoa học và công nghệ đã trải qua nhữngbiến đổi căn bản trong hai thập niên 80, 90 của thế kỷ XX và 5 năm đầu củathế kỷ thứ XXI, được thể hiện trên một số điểm sau đây:
Thứ nhất, từ một chính sách dựa trên quan điểm Nhà nước độc quyền
hoạt động khoa học và công nghệ đến chính sách dựa trên quan điểm mọi thànhphần kinh tế đều đóng vai trò tác nhân tham gia vào hoạt động khoa học vàcông nghệ
Thứ hai, chính sách khoa học và công nghệ Việt Nam đã dành sự quan
tâm cho phát triển công nghệ thể hiện ở việc Nhà nước ban hành vào cuốinhững năm 80 của thế kỷ XX Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp vàPháp lệnh quyền chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, của BộLuật Dân sự Việt nam Trong chỉ số khoa học và công nghệ đã xuất hiện một vàichỉ số công nghệ, trong đó có chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ Tuy nhiên, cácnhà nghiên cứu chính sách chưa tìm được những luận cứ cho thấy Nhà nước đã
có một chính sách mạnh mẽ, ưu tiên việc sáng tạo và áp dụng thành tựu nghiêncứu công nghệ để dành thế mạnh cạnh tranh trên thị trường
Thứ ba, bước vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, với một quyết định
của Chính phủ dựa trên quan điểm khoa học và công nghệ là trách nhiệm củacác ngành và các địa phương, dần dần một số nhiệm vụ nghiên cứu công nghệkhông còn là bộ phận trong chương trình trọng điểm của Nhà nước, mà là bộphận hợp thành kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, chức năng nhiệm vụ củacác bộ, ngành Sự kiện này chứng tỏ Nhà nước đã thể hiện chủ chương muốn
Trang 24đổi chính sách "cho" khoa học sang chính sách "bằng" khoa học Tuy nhiên,
bước chuyển này mới chỉ thực hiện thông qua các chỉ tiêu kế hoạch của các cơ
sở, chưa được hỗ trợ của các chính sách "gián tiếp" khác.
Thứ tư, sự phát triển về nhận thức đối với vai trò của khoa học và công
nghệ không đồng đều, dẫn đến sự không đồng bộ của chính sách: Những vănbản chính sách trực tiếp công bố rằng khoa học và công nghệ là động lực pháttriển kinh tế - xã hội, nhưng chính sách gián tiếp vẫn chưa hỗ trợ sự phát triểnkhoa học và công nghệ để làm một phương tiện phát triển
Như vậy, có thể nhận định chính sách khoa học và công nghệ của ViệtNam vẫn mang đặc trưng chủ yếu trong phạm trù chiến lược khoa học và công
nghệ đẩy và một chính sách "cho" khoa học và công nghệ Trong đó dành ưu tiên
cao hơn cho những mục tiêu đầu tư mà Nhà nước nắm vai trò chủ đạo
1.3.2 Sự cần thiết Nhà nước phải đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay
a Bối cảnh quốc tế về khoa học và công nghệ:
Khoa học và công nghệ trên thế giới đã và đang trở thành lực lượng sảnxuất quan trọng hàng đầu tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhờ sựđổi mới công nghệ Hiện nay, những thành tựu của khoa học và công nghệ hiệnđại đã và đang thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Việchội nhập sẽ tạo vận hội mới cho những nước đang phát triển nếu nắm được cơhội và xử lý hợp lý cơ hội đó nhưng cũng là rào cản vô hình ngăn cản các quốc
gia không biết xử lý và nắm bắt thời cơ Liên hiệp quốc đã khuyến cáo "Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi quốc gia " [43-78].
Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sẽđược đẩy mạnh với tốc độ cao hơn nhiều những năm cuối của thế kỷ XX, loàingười dự kiến đạt được những thành tựu mới về khoa học và công nghệ trongcác lĩnh vực : Công nghệ thông tin phát triển với những bước đột phá liên tục;phát triển mạnh và phong phú các phương tiện đa dịch vụ, đa nội dung, tập
Trang 25trung vào công nghệ phần mềm, máy tính, trí tuệ nhân tạo Công nghệ sinhhọc sẽ có những bước bứt phá mới trên lĩnh vực công nghệ gen, công nghệ visinh, đích phát triển hướng tới mục tiêu bức xúc có tính toàn cầu của loài người
là an toàn lương thực và thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ và môi trường Công nghệvật liệu mới sẽ được đưa vào sử dụng một cách rộng rãi là vật liệu phức hợp,vật liệu siêu dẫn, vật liệu thông minh Vấn đề năng lượng sẽ có bước tiến mới,bên cạnh nguồn năng lượng truyền thống các dạng năng lượng mới như nănglượng mặt trời, năng lượng nguyên tử theo hướng hỗn hợp tiên tiến sẽ có nhữngbước đột biến tích cực
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, xu thế hợp tác vềkhoa học và công nghệ trong quá trình toàn cầu hoá sẽ là động lực thúc đẩymạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ cơ cấu nông nghiệp -công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp vàchuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế
b Thực trạng phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam:
Sau gần mười năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), gầnbốn năm thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) công tác giáodục, đào tạo và khoa học, công nghệ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ;Tuy nhiên, cũng còn không ít những yếu điểm cần khắc phục :
• Các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước được tổ chứctập trung hơn, bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên cho ứngdụng khoa học để đổi mới công nghệ trong sản xuất, thúc đẩy quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệphoá, phân công lại lao động xã hội ở khu vực nông thôn Việc ứng dụng khoahọc và công nghệ đã được đẩy mạnh hơn trong các ngành công nghiệp, xâydựng, giao thông, bưu điện, thương mại, dịch vụ
Tuy nhiên, do chính sách lương, phụ cấp, đãi ngộ theo sản phẩm khoahọc chưa được cải tiến, điều kiện làm việc của cán bộ khoa học và công nghệcòn nhiều khó khăn, họ chưa toàn tâm, toàn ý; hiện tượng "chảy máu", lãng
Trang 26phí chất xám còn tiếp diễn Tổ chức quản lý các hoạt động khoa học và côngnghệ chưa thoát khỏi cơ chế bao cấp, kinh phí cho hoạt động khoa học và côngnghệ phần lớn vẫn là ngân sách nhà nước, xã hội hoá hoạt động khoa học vàcông nghệ hiệu quả còn thấp, kế hoạch xây dựng và phát triển tiềm lực khoahọc và công nghệ triển khai còn chậm, còn lãng phí các nguồn lực đối với hoạtđộng khoa học và công nghệ.
• Về trình độ công nghệ: Nhà nước đã ban hành được một số chính sáchđổi mới công nghệ, sử dụng công nghệ tiên tiến, các ngành, các địa phương,các doanh nghiệp đã chú ý nhiều hơn đến đổi mới công nghệ, xác định được lộtrình công nghệ ở một số ngành chủ yếu để chuẩn bị hội nhập hoàn toàn AFTAvào năm 2006 - Chất lượng sản phẩm nhìn chung được nâng cao, xuất hiệnnhiều mô hình tốt về ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ trong các doanhnghiệp
Song, nhìn toàn cục tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm (trung bình từ
8 - 10%/năm), chưa tạo được lực hút từ phía sản xuất, chưa tạo được thịtrường công nghệ một cách rộng rãi Nhiều chương trình khoa học và côngnghệ chưa lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội, khoa học và côngnghệ chưa là chỗ dựa và biện pháp hàng đầu của các chương trình kinh tế - xãhội, chương trình kinh tế- xã hội thiếu tính tiến bộ kỹ thuật, chưa có phongtrào nhân nhanh các mô hình khoa học và công nghệ
• Về các giải pháp tạo nguồn lực và động lực cho khoa học và côngnghệ : Nhà nước đã tăng ngân sách cho khoa học và công nghệ (Năm 2000 đạt2% tổng chi ngân sách) Một số chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứngdụng khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đã được quy địnhtrong một số văn bản pháp luật về thuế, tín dụng ,đầu tư về chế độ thù laokhen thưởng đối với sản phẩm khoa học, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp chưa chủ động được cho việc dànhvốn cho khoa học và công nghệ, các chương trình kinh tế - xã hội, các dự ánđầu tư chưa trích được kinh phí cho nghiên cứu các vấn đề mới Chính sách
Trang 27khuyến khích người Việt nam ở nước ngoài chuyển giao tri thức, công nghệ vềnước còn nhiều bất cập, chậm được triển khai trong thực tế.
• Khoa học xã hội và nhân văn đã được tập trung và giải quyết nhữngvấn đề cơ bản then chốt về lý luận, song việc sử dụng khoa học xã hội làm cơ
sở để hoạch định các chủ trương, chính sách ở các địa phương còn yếu, lựclượng cán bộ khoa học xã hội ở địa phương còn quá mỏng, nhưng lại không
có "đất "để phát triển, các địa phương còn lúng túng trong việc tổ chức quản
lý để phát huy tác dụng của lực lượng này Khoa học xã hội và khoa học tựnhiên, công nghệ chưa gắn kết một cách chặt chẽ với nhau để tham gia giảiquyết hiệu quả các vấn đề hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, quyhoạch, cơ chế quản lý
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: "Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết với nhu cầu hoạt động của các ngành kinh tế, xã hội, chậm đưa vào ứng dụng những kết quả nghiên cứu được Trình độ công nghệ của nước ta còn thấp nhiều so với các nước xung quanh, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Năng lực tự tạo ra công nghệ mới còn rất có hạn" [21-255].
1.3.3 Quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khoa học và công nghệ
a Quan điểm của Đảng:
* Một là: Cùng với giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu là động lực phát triển kinh tế- xã hội, nhằm giữ vững độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ trởthành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu, là chỗ dựa và động lực cho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
* Hai là:Trong nền kinh tế tri thức khoa học và công nghệ ngày càng
giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm dân chủ công bằng xã hội,
Trang 28phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường quốc phòng an ninh, nâng caođời sống vật chất tinh thần và thể lực của con người Việt Nam.
* Ba là: Phát triển khoa học và công nghệ là sự nghiệp của toàn dân tộc.
Cần đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ;khuyến khích, phát huy khả năng sáng tạo của cả cộng đồng, mỗi tổ chức kinh
tế, chính trị -xã hội và cá nhân công dân với mục tiêu xây dựng một đất nướcViệt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
*Bốn là: Chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển khoa học và
công nghệ gắn liền với các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinhtế- xã hội của quốc gia và của từng địa phương Cần gắn lý luận với thực tiễn,
ưu tiên nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, chú trọng nghiêncứu cơ bản, kết hợp khoa học và công nghệ với giáo dục, đào tạo; khoa học tựnhiên với khoa học xã hội nhân văn Kết hợp việc tiếp thu thành tựu khoa học
và công nghệ trên thế giới với việc phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ
trong nước với phương châm" nhập được, làm chủ được, cải tiến được, sáng tạo được".
* Năm là: Để đảm bảo phát triển bền vững, phát triển khoa học và công
nghệ phải gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái Coi bảo vệmôi trường là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước
b Luật khoa học và công nghệ:
Vai trò của khoa học công nghệ, đường lối phát triển khoa học công nghệđược Đảng, Nhà nước đánh giá và ghi nhận trong nhiều Văn kiện của Đảng vàcác văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp cho đến luật, các văn bản dướiluật Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá X đã thảo luận và thông qua Luật Khoa học
và công nghệ gồm 8 chương 59 điều trong đó chứa đựng những qui phạm phápluật điều chỉnh các vấn đề về mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ,nhiệm vụ hoạt động khoa học và công nghệ, các nguyên tắc hoạt động khoa học
và công nghệ, trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân, đối với hoạtđộng khoa học và công nghệ, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khoahọc và công nghệ, qui định các tổ chức khoa học công nghệ, nhiệm vụ, điều
Trang 29kiện thành lập, quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học vàcông nghệ, qui định việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học và công nghệ;xây dựng và phát triển thị trường công nghệ; các biện pháp bảo đảm phát triểnkhoa học và công nghệ : đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, sử dụng nhânlực, đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, quĩ phát triển khoa học vàcông nghệ, động viên các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển khoahọc và công nghệ, các chính sách thuế, tín dụng, cơ sở vật chất, hệ thống thôngtin để phát triển khoa học và công nghệ, qui định hợp tác quốc tế về khoa học
và công nghệ, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, các chế tài tronghoạt động khoa học và công nghệ
Tóm lại: Phát triển KH&CN luôn gắn bó với công cuộc phát triển
KT-XH Qua thực tế KH&CN đã được khẳng định là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò độnglực thúc đẩy quá trình CNH, HĐH trong đó CDCCKT là nội dung cơ bản Lýluận về CDCCKT, vai trò động lực của KH&CN đối với phát triển KT-XH vàCDCCKT ccung cấp luận cứ khoa học cho việc hình thành, khẳng định quanđiểm, hoạch định và thực thi các chính sách phát triển KH&CN, thúc đẩyCDCCKT của đất nước và của từng địa phương
Trang 30Chương 2
thực trạng phát triển khoa học, công nghệ
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thái bình
2.1 Tổng quan về tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình
2.1.1 Đặc điểm địa lý, tự nhiên, xã hội tỉnh Thái Bình
a Vị trí địa lý: Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển Phía Đông giáp
vịnh Bắc bộ; phía Tây và Tây Nam giáp Nam Định và Hà Nam; phía Bắc giápHải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng Nằm ở tọa độ 20,17 đến20,44 độ vĩ Bắc và 106,06 đến 106,39 độ kinh Đông, từ Tây sang Đông dài 54
km, từ Bắc xuống Nam dài 49km; diện tích tự nhiên 1.639km2 ; dân số 1.843nghìn người (số liệu năm 2004), chiếm 0,48% về diện tích và 2,47% về dân sốcủa cả nước Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểmBắc Bộ, có trên 50 km bờ biển và hệ thống sông ngòi với 5 cửa sông lớn thuậnlợi cho giao lưu kinh tế hướng ra biển là một lợi thế lớn cho phát triển kinh tế -
xã hội
b Đặc điểm địa hình: Thái Bình có địa hình tương đối bằng phẳng với
độ dốc nhỏ hơn 1%, cao trình phổ biến từ 1 - 2m so với mặt biển, nhìn chung
có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, toàn bộ diện tích tự nhiên là đất bằngthuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
c Khí hậu: Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt
trời lớn tạo nên nền nhiệt độ cao Nhiệt độ trung bình trong năm là 23 - 240C,nhiệt độ thấp nhất ở mức 40C và cao nhất 38 - 390C Số giờ nắng trong năm từ
1600 - 1800 giờ Lượng mưa trung bình từ 1500 - 1900mm, cao nhất là2528mm và thấp nhất 1173mm Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm từ85% - 90%
d Tài nguyên:
Trang 31* Tài nguyên đất: Đất đai của tỉnh Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ phù
sa của sông Hồng và sông Thái Bình nhìn chung màu mỡ, thuận lợi để pháttriển nông nghiệp toàn diện, với cơ cấu cây trồng vật nuôi phong phú, đa dạng
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 163949 ha trong đó đất đã khai thác
sử dụng vào nông nghiệp (khoảng 103.000ha) chiếm 63,7%, đất lâm nghiệp
3%, đất chuyên dùng 16,6%, đất ở dân cư 8,1% và đất chưa sử dụng chiếm9,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh
* Tài nguyên nước: Nguồn nước Thái Bình tương đối dồi dào, có khả
năng đáp ứng cho sản xuất và đời sống ở mức tăng trưởng cao Nguồn nướckhoáng ở độ sâu từ 450m có trữ lượng khoảng 12 triệu m3, đã được khai thác ởhuyện Tiền Hải từ năm 1992, đạt sản lượng khai thác 10,5 triệu lít/năm
* Tài nguyên thuỷ sản: Thái Bình có nguồn lợi thuỷ sản phong phú và
đa dạng (gồm thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và hải sản) Theo số liệu điều tracủa Viện Nghiên cứu hải sản 1, trong vùng biển thuộc hải phận Thái Bình có ítnhất 46 loài cá có giá trị kinh tế, 10 loài tôm, 5 loài mực; với trữ lượng 23.400
- 26.800 tấn ngoài khơi Với trên 50 km bờ biển, với nhiều bãi ngang rộng vàhàng chục ngàn km2 vùng lãnh hải, tạo điều kiện cho Thái Bình khả năng khaithác tổng hợp nguồn lợi biển khá lớn
* Tài nguyên khoáng sản: Trong lòng đất vùng ven biển có nguồn tài
nguyên khí đốt, mỏ khí ở huyện Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1981, trữlượng khai thác hiện tại 20- 21 triệu m3/năm, phục vụ chủ yếu cho công nghiệpsản xuất gốm, sứ, gạch ốp lát, thuỷ tinh ở khu công nghiệp Tiền Hải Mỏ khí ởhuyện Thái Thụy đã được đưa vào khai thác đầu năm 2005 bổ sung lượng khícấp cho các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Tiền Hải Ngoài khơi thềm lục địacách bờ biển Thái Bình 60-70 km đang được ngành dầu khi nổ địa chấn thăm
dò, khẳng định trữ lượng và có nhiều khả quan, đây là một tiềm năng lớn củatỉnh
e Dân số và lao động Theo số liệu năm 2004, Thái Bình có 1,843 triệu
người, chiếm hơn 12,5% dân số vùng đồng bằng sông Hồng Dân số nông thôn
Trang 32chiếm khoảng 94,2%, là một trong những tỉnh có tỷ lệ dân số đô thị vào loạithấp nhất của cả nước Thái Bình có mật độ dân số cao nhất so với các tỉnh khác(trừ các thành phố lớn), năm 2004 mật độ là 1.124 người/km2 gấp 1,18 lần sovới trung bình vùng đồng bằng sông Hồng và gấp 5,7 lần so với trung bình cảnước.
Tổng số người trong độ tuổi lao động là 1.009,5 nghìn người, giai đoạn
1991 - 2004 bình quân mỗi năm tăng 12,5 nghìn người Lao động có việc làmchiếm khoảng 81,5% so với tổng số lao động Số lao động thiếu việc làmchiếm 19,5%, trong đó chủ yếu ở khu vực nông thôn là 95,8% so với tổng sốlao động thiếu việc làm
Trong tổng số lao động của tỉnh, lao động khu vực nông nghiệp chiếm74,7%; công nghiệp, xây dựng 18,3% và khu vực dịch vụ 6% Cơ cấu sử dụnglao động có chiều hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp,dịch vụ và giảm tương đối ở khu vực nông nghiệp
Về trình độ lao động, theo điều tra 1/4/1999 lao động qua đào tạo chiếm18,5% (trong đó đại học 4%), trung học 5%, công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ9,5%), chưa qua đào tạo chiếm 81,5% nguồn lao động, ở vào mức trung bìnhkhá so với cả nước
2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001-2005
a Nông, lâm, ngư nghiệp:
* Trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp có 103.034 ha, chiếm hơn 67%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm 94.354
ha, chiếm 92%
- Cây lúa: Hàng năm đưa vào sản xuất 84.000 - 85.000 ha lúa vụ xuân,86.000 - 87000 ha lúa vụ mùa Giá trị sản xuất hàng hoá trên một ha đất nôngnghiệp năm 2005 đạt 37,2 triệu đồng/ha/năm
Trong những năm gần đây, công trình thuỷ lợi cơ bản đã hoàn chỉnh,năng suất lúa ổn định 12,5 tấn/ha/năm trở lên Hàng năm, sản lượng lương
Trang 33thực qui ra thóc đạt trên 1 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 90 - 96 vạn tấn.Sau khi cân đối nhu cầu nội bộ, sản lượng lương thực dư thừa làm hàng hoácòn khoảng 32- 35 vạn tấn
- Cây rau, quả, thực phẩm của tỉnh rất đa dạng, năm 2004 diện tích trồngđạt 18.900 ha, sản lượng 300.000 tấn, nếu có thị trường tiêu thụ thì có thể mởrộng ra nhiều địa phương trong tỉnh với qui mô lớn hơn
* Chăn nuôi gia súc gia cầm: Năm 2004, tổng đàn trâu, bò có 54.081
con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 1.599 tấn Đàn lợn có 1.015.000 con,trong đó có 214.000 lợn nái, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 80.677 tấn đàngia cầm có 7.795.000 con, sản lượng thịt xuất chuồng 11.264 tấn Hàng nămnhu cầu tiêu dùng tại chỗ khoảng 65.000 tấn thịt hơi, còn khoảng 28.000 tấnthịt hơi dùng để bán ra tỉnh ngoài và xuất khẩu Nhìn chung, xuất khẩu thịt giasúc, gia cầm còn nhiều khó khăn do chất lượng thịt còn thấp, giá thịt nguyênliệu cao
*Ngư nghiệp:
Tình hình khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản những năm qua đạt hiệu quảchưa cao Năm 2004, nuôi trồng 11.235 ha thuỷ sản, sản lượng nuôi trồng đạt16.307tấn cá, 2.683 tấn tôm các loại; sản lượng thuỷ sản khai thác đạt 18.976 tấncá,987 tấn tôm các loại Lượng dùng cho xuất khẩu không đáng kể, chủ yếu làxuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc dưới dạng nguyên liệu, hiện nay mới cómột Xí nghiệp đông lạnh thuỷ sản xuất khẩu, một Xí nghiệp sản xuất bột cá vàmột số cơ sở sản xuất nước mắm địa phương với công suất nhỏ và công nghệ lạchậu
b Công nghiệp và xây dựng:
- Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, giá trị sản xuất khu vực công nghiệpchiếm giá trị nhỏ và tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Hầu hết các cơ
sở công nghiệp - thủ công nghiệp của địa phương đều có quy mô nhỏ và vừa.Cuối năm 2003 cả tỉnh có 178 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, trong đókhu vực Nhà nước 21, khu vực tập thể 30, khu vực tư nhân 124 và doanh
Trang 34nghiệp FDI 3; Cơ sở sản xuất công nghiệp các thể chuyên và kiêm sản xuấtcông nghiệp là 47.453 Trong đó, có 5 doanh nghiệp có vốn trên 300 tỷ đồng,
4 doanh nghiệp có nguồn vốn từ 200-300 tỷ đồng, 10 doanh nghiệp có vốn100-200 tỷ đồng, 15 doanh nghiệp có vốn 50-100 tỷ đồng, 50% doanh nghiệpvốn dưới 50 tỷ đồng; số còn lại có vố từ 2-10 tỷ đồng)
- Trong những năm từ 2001 trở lại đây, hoạt động đầu tư vào lĩnh vựccông nghiệp tương đối lớn so với điều kiện của địa phương, Tỉnh đã có chínhsách khuyến khích, ưu đãi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong vàngoài nước Năm 2001- 2005, tỉnh đã quy hoạch xây dựng 7 khu công nghiệpvới tổng diện tích 1.300 ha và 9 cụm công nghiệp với diện tích 235 ha; có 185
dự án đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng số vốn 3.965 tỷ đồng;trong đó 109 dự án đã hoàn thành với số vốn gần 1.600 tỷ đồng, đi vào hoạtđộng Nghề và làng nghề phát triển mạnh, toàn tỉnh 100% số xã có nghề, 173làng nghề đạt tiêu chuẩn (có 23 làng nghề quy mô toàn xã), giải quyết việclàm ổn định cho 15 vạn lao động
- Giá trị sản xuất công nghiệp trong 10 năm gần đây tăng bình quân11,9%/năm (giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 7,8%/năm giai đoạn 2001-
2005 tăng bình quân 16,1%/năm) Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bìnhquân 10,05%/năm; năm 2005 đạt 785 tỷ đồng, tăng 61,5% so với năm 2000
- Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng công nghiệp- thủ công nghiệp:
Nhìn chung, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, thủ côngnghiệp thấp, nhưng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh(năm 2004 kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, thủ công nghiệp đạt 69,134triệu USD tăng 65,6% so với năm 2000 và chiếm 82,6% kim ngạch xuất khẩucủa tỉnh)
c Thương mại, du lịch và dịch vụ:
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 8,35%/năm; Hoạt động thươngmại, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh,tổng mức bán lẻ hàng hoá năm 2004 đạt 3414 tỷ đồng (giá thực tế) tăng 63,3%
so với năm 2000
Trang 35Hoạt động du lịch trong những năm gần đây kém phát triển do TháiBình ít có lợi thế về điều kiện thiên nhiên và sự quan tâm của các cấp, cácngành, kinh phí đầu tư cho du lịch rất hạn chế
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển thấp so với khu vực đồng bằngsông Hồng và cả nước về cả đầu tư và tính xã hội hoá Đến tháng 10/2005 cảtỉnh có 81.000 máy điện thoại, bình quân 4,5 máy/100 dân thấp hơn trung bình
cả nước ở thời điểm này 13 máy/100 dân
d Các lĩnh vực văn hoá - xã hội và hạ tầng kỹ thuật:
Văn hoá- xã hội trong tỉnh thời gian qua có bước phát triển khá, nhiềumặt được đổi mới cả về nội dung, hình thức, chiều rộng và chiều sâu Đờisống dân cư tuy còn mặt bằng thấp hơn so với trung bình cả nước và khu vựcnhưng từng bước được cải thiện Bộ mặt nông thôn Thái Bình có sự thay đổilớn, các điều kiện về đi lại, sử dụng điện, nước sạch được cải thiện rõ rệt Tất
cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh có điện; 99,68% số hộ dân được dùngđiện; 100% số xã có đường nông thôn được bê tông hoá hoặc láng nhựa và cóđường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã có trường phổ thông cơ sở và trạm y
tế xã Chất lượng giáo dục- đào tạo ngày được nâng cao Đến tháng 4/2002Thái Bình được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập phổ thông cơ
sở trong toàn tỉnh
2.1.3 Hiện trạng cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình
a Cơ cấu ngành kinh tế:
*Cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp: Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, cơ
cấu sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh Tỷ trọngsản phẩm nông nghiệp trong GDP của tỉnh: năm 1990:78,58%; năm 1995:63,93%; năm 2000 là 53,7%; năm2004: 46,82,20%; năm 2005 là 44,76%
( theo giá so sánh 1994).
Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, kinh tếbiển, dịch vụ nông nghiệp) trong GDP của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng
Trang 36tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối tổng sản phẩm nông nghiệp vẫn tăng trung bình0,16%/năm Đặc biệt trong những năm từ 2001-2005 do chuyển đổi mạnh cơcấu cây trồng vật nuôi, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hànghoá nên giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng trung bình 4,92%/ năm.
Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm giá trị chủ yếu Năm
2001, thực hiện một trong 5 trọng tâm tạo bước đột phá tăng tưởng kinh tếtheo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI, kinh tế biển đãđược tập trung chỉ đạo đầu tư và tháo gỡ khó khăn nên phát triển khá Phongtrào nuôi tôm sú đang phát triển mạnh mẽ ở 2 huyện ven biển, đã chuyển dần
từ nuôi quảng canh sang nuôi bán thâm canh và thâm canh, ứng dụng khoahọc, công nghệ vào nuôi trồng thuỷ, hải sản nên đạt năng suất cao tạo rahướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm, cá trong tỉnh, cung cấp nguyên liệucho nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu, tạo bước gắn kết giữa công nghiệpchế biến và nông nghiệp góp phần tăng dần tỷ trọng thuỷ hải sản và chăn nuôitrong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trong chăn nuôi gia súc gia cầm, đặc biệtphát triển nuôi lợn, gà theo hướng trang trại và gia trại theo phương pháp côngnghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao Những năm qua, cơ cấu kinh tế nội bộ ngànhnông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụnông nghiệp, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, song, tốc độ chuyển dịch còn rấtchậm
* Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp:
Tổng sản phẩm công nghiệp - xây dựng trong GDP của tỉnh chiếm tỷtrọng rất nhỏ Năm 1990: 7,97%; Năm 1995: 12,81%; Năm 2000: 14,75%;năm 2005: 21,73% (theo giá so sánh 1994)
Khu vực công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnhtheo hướng tích cực, GDP công nghiệp - xây dựng năm 1990 đạt 179 tỷ, chiếm7,97% trong GDP cả tỉnh, năm 2000 đạt 550 tỷ chiếm 14,75% trong GDP, năm
2005 đạt 4.105 tỷ đồng gấp 4,27 lần năm 1995 chiếm 21,73% GDP Tuy nhiên,
Trang 37tốc độ chuyển dịch diễn ra chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá
* Cơ cấu kinh tế khu vực dịch vụ Năm 1990: 13,55%; Năm
1995:23,27%; Năm 2000: 31,76%; Năm 2005: 33,51%
Cơ cấu sản phẩm thương mại, du lịch và dịch vụ đã bước đầu chuyểndịch theo hướng tích cực Sau 15 năm cơ cấu sản phẩm thương mại, du lịch vàdịch vụ tăng gấp 2,5 lần trong tỷ trọng GDP của tỉnh Tuy nhiên, so sánh vớiyêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáthì tốc độ chuyển dịch chưa đạt yêu cầu, nhất là những năm gần đây (từ 2001-2005) tốc độ chuyển dịch có xu hướng chậm đi (trung bình 0,35% năm)
Cơ cấu nội bộ ngành vẫn chủ yếu là thương mại, giá trị sản phẩm dịch
vụ và du lịch còn thấp; thu nhập bình quân đầu người trong lĩnh vực dịch vụchỉ bằng 50 - 60% trong lĩnh vực thương mại do vậy không khuyến khíchđược đầu tư phát triển mạnh du lịch và dịch vụ
- Xuất nhập khẩu: Tổng giá trị xuất nhập khẩu trong cơ cấu GDP
thương mại đạt khá và có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng xuất khẩu, giảm dầnnhập khẩu trong cơ cấu sản phẩm GDP thương mại
b Những lợi thế, hạn chế và thách thức ảnh hưởng đến sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Bình:
Trang 38+ Nguồn nguyên liệu từ nông, ngư nghiệp cho phát triển một số ngànhcông nghiệp dồi dào, tiềm năng lớn.
+ Có nguồn khí mỏ là nhiên liệu rất quí cho phát triển công nghiệp vậtliệu xây dựng, gốm, sứ, thuỷ tinh, góp phần quan trọng vào giá trị sản phẩmcông nghiệp của tỉnh
+ Các cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo và điều hành côngcuộc phát triển kinh tế- xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
* Hạn chế:
- Hạn chế lớn nhất của tỉnh là một tỉnh nông nghiệp, tỷ trọng nôngnghiệp chiếm gần 50% GDP của tỉnh, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng rất thấpchỉ chiếm trên 20%
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho phát triển công nghiệp, thủ côngnghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế quá nhỏ bé
- Thiếu các điều kiện ban đầu thuận lợi cho việc đẩy mạnh tốc độ tăngtrưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Hầu hết các cơ sở sản xuấtcông nghiệp, thủ công nghiệp đều có thiết bị và công nghệ quá lạc hậu Việcđầu tư cho công nghiệp, thủ công nghiệp còn quá phân tán, chưa tạo ra đượccác sản phẩm mũi nhọn, không có doanh nghiệp Trung ương lớn trên địa bàntỉnh nên sự liên kết giữa công nghiệp của tỉnh với các ngành hàng quan trọngcủa Trung ương không có Thiếu đội ngũ cán bộ quản lý công nghiệp và cán bộkhoa học kỹ thuật giỏi, khả năng tiếp thị của cán bộ làm kinh tế còn hạn chế
- Nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp, hải sản tuy nhiều loại nhưng phântán, chất lượng nguyên liệu thấp nên rất khó tổ chức sản xuất lớn
- Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài và liên doanh liên kết với các tỉnhbạn, các Tổng công ty còn hạn chế, hiệu quả thấp
* Thách thức:
- Với tốc độ phát triển như hiện nay nếu không có bước đột phá mộtcách hiệu quả về kinh tế và và đặc biệt tốc độ tăng trưởng công nghịêp,
Trang 39thương mại, dịch vụ thì thì việc theo kịp tốc độ tăng trưởng trung bình vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nước là rấtkhó khăn (giai đoạn 2001- 2005 tốc độ tăng trưởng của Thái Bình về kinh tế
là 7,3%/năm, công nghiệp là 17,8%/năm thấp hơn mức trung bình cả nước vàđứng ở tốp cuối ở đồng bằng sông Hồng)
- Việc thay đổi tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh rấtkhó khăn trong khi điểm xuất phát của công nghiệp - xây dựng rất thấp
- Nguồn nhân lực của tỉnh bị già hoá, chậm được đổi mới, không thu hútđược lao động trẻ có trình độ cao, nếu không có bước nhảy vọt sẽ không theokịp và không đáp ứng được yêu cầu
* Nguyên nhân của những hạn chế:
- Về khách quan: Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, nguồn thu ngân
sach hạn hẹp Vị trí địa lý không thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư lớn,công nghệ cao vào tỉnh Một số chính sách của Nhà nước ban hành chưa đồng
bộ, chậm được thể chế háo thiên tai, dịch cúm gia cầm, tác động mặt trái của
cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
- Về chủ quan: Tập quán sản xuất nhỏ còn nặng nề là lực cản của quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng và quản lý,điều hành của chính quyền có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giaiđoạn mới Một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức hạn chế về trình độ, nănglực nhưng chưa tích cực học tập rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về đạo đức vàlối sống
2.2 Thực trạng phát triển khoa học, công nghệ ở tỉnh Thái Bình
2.2.1 Đánh giá chung
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình khoá XVII (2005) đã đánh
giá: "Hoạt động khoa học, công nghệ tập trung phục vụ các chương trình kinh
tế xã hội trọng điểm của tỉnh Nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng có hiệu qủ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
Trang 40lý kinh tế và quản lý Nhà nước được triển khai tích cực Công tác quản lý môi trường, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng được tăng cường" [2-3]
Nghị quyết cũng chỉ rõ: Các đường lối của Đảng bộ tỉnh đối với khoahọc và công nghệ còn mờ nhạt; kinh phí cấp cho hoạt động khoa học và côngnghệ còn mang tính sự nghiệp, nguồn cấp chủ yếu từ ngân sách Trung ương;
sự quan tâm của các cấp uỷ và chính quyền đến hoạt động khoa học và côngnghệ rất hạn chế; khoa học và công nghệ chỉ được coi là lực lượng "ăn theo"các lĩnh vực sản xuất khác; nhân tố con người ít được quan tâm, chính vì vậycán bộ khoa học và công nghệ phần lớn không yên tâm, chạy theo cuộc sốngkinh tế trước mắt, chạy ra khu vực kinh tế tư nhân, làm trái nghề hoặc tìm mọicách để chuyển đến các cơ quan Trung ương và tỉnh ngoài
2.2.2 Các nguồn lực cho phát triển KH&CN ở tỉnh Thái Bình
a Đầu tư tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ:
Tổng kinh phí cho hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường trong
5 năm 201-2005 từ ngân sách nhà nước là 47.471 triệu đồng, bao gồm kinhphí Trung ương cấp cho các chương trình mục tiêu là: 8.872 triệu đồng và kinhphí sự nghiệp khoa học được cân đối trong ngân sách tỉnh là 38.599 triệu đồng
Kinh phí sự nghiệp khoa học được cân đối trong ngân sách tỉnh bìnhquân giai đoạn 2001-2005 chỉ đạt 0,96% tổng chi ngân sách địa phương, thấphơn so mức bình quân chung cả nước
Sau khi có Nghị quyết 26/ NQ-BCT của Bộ Chính trị về khoa học vàcông nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nghị định số 35/ HĐBT về công tác quản
lý khoa học và công nghệ, đặc biệt sau Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương
2 (khoá VIII), Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá được ban hành ; kinh phí đầu tư chohoạt động khoa học và công nghệ từ ngân sách tỉnh ngày một tăng, đã bướcđầu có sự đổi mới trong cơ cấu kinh phí đầu tư cho các lĩnh vực khoa học vàcông nghệ, tập trung vào những trọng tâm, những chương trình phát triển kinhtế- xã hội trọng điểm, quan tâm đến phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh