MỤC LỤCMỤC LỤC...1 ĐỀ CƯƠNG...3 I.TÊN CHỦ ĐỀ: “KỸ NĂNG BIỆN HỘ”...4 II.MÔ TẢ CHỦ ĐỀ...4 III.MỤC TIÊU GIẢNG DẠY...4 IV.THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày...4 V.NỘI DUNG CHỦ ĐỀ...4 VI.PHƯƠNG PHÁP
Trang 1Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”
NĂNG ĐỘNG NHÓM
Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTCĐ
Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”
KỸ NĂNG BIỆN HỘ
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
ĐỀ CƯƠNG 3
I.TÊN CHỦ ĐỀ: “KỸ NĂNG BIỆN HỘ” 4
II.MÔ TẢ CHỦ ĐỀ 4
III.MỤC TIÊU GIẢNG DẠY 4
IV.THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày 4
V.NỘI DUNG CHỦ ĐỀ 4
VI.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 5
VII.YÊU CẦU ĐỐI VỚI THAM DỰ VIÊN (TDV) 5
VIII.TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
TÀI LIỆU PHÁT 6
Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BIỆN HỘ 7
Hiện nay, công tác biện hộ được thực hiện gần như hàng ngày và tiến hành ở nhiều cấp độ, qui mô khác nhau, với sự nhận thức cũng rất khác nhau, tuy nhiên công tác biện hộ chưa nhận được sự quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó trong công tác phát triển, trong những họat động xã hội, điều này dẫn đến những kết quả hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội Tài liệu cung cấp những hiểu biết cơ bản về khái niệm biện hộ, các hình thức, các nguyên tắc, quy trình biện hộ, đồng thời cũng trang bị một số kỹ năng cần thiết để giúp nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) thực hiện biện hộ cho thân chủ một cách hiệu quả
Từ biện hộ bắt nguồn từ tiếng La tinh, có nghĩa là "trao tiếng nói cho" Ở Việt nam, khái niệm vận động, biện hộ có nội dung tương tự nhau và người ta thường dùng chung 2 từ này để chỉ một hay nhiều hoạt động được thực hiện nhằm thay đổi tình trạng hiện tại, chưa tốt theo hướng có lợi cho đối tượng thiệt thòi, yếu thế Trong tài liệu này, từ biện hộ sẽ được sử dụng xuyên suốt qua các bài để tham dự viên dễ theo dõi
I.KHÁI NIỆM
Biện hộ: Theo Hiệp hội Công tác xã hội (2000), biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, nhằm đem lại công bằng xã hội cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong cộng đồng
II.CÁC HÌNH THỨC BIỆN HỘ
Có nhiều cách biện hộ khác nhau trong thực hành công tác xã hội: nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) có thể tham gia vai trò biện hộ ở cấp độ vĩ mô bằng cách vận động hành lang các cơ quan và những nhà lập chính sách để có nhiều tài nguyên hơn; hay hoạt động ở cấp độ vi mô trong đời sống của người dân bằng cách lắng nghe và liên tục đối thoại với thân chủ (Schneider 2001)
Sau đây là một số dạng biện hộ chính; ở những dạng này NVCTXH thường không làm trực tiếp mà tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình biện hộ:
III.CÁC NGUYÊN TẮC BIỆN HỘ
Trang 3IV.QUY TRÌNH BIỆN HỘ: theo tài liệu Dự án chính sách của USAID,
các bước của quy trình biện hộ bao gồm:
Sau khi vấn đề đã được nêu ra, các nhu cầu, nguyện vọng được chuyển đến những nơi cần đến, công việc của người biện hộ chưa dừng lại mà phải tiếp tục nắm rõ các nhu cầu, các quyền của thân chủ đã được đáp ứng chưa, người biện hộ cần phải có kế hoạch giám sát/theo dõi và lượng giá
Người biện hộ luôn thường xuyên liên hệ với những nơi đã đề đạt yêu cầu để biết thêm thông tin và thông báo cho thân chủ về tiến trình/kết quả của việc đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ Ví dụ như khi chúng ta đề đạt nguyện vọng của gia đình trẻ là cần được vay vốn để đầu tư làm kinh tế gia đình để tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho trẻ và gia đình thì NVCTXH phải biết được công việc đã được tiến hành như thế nào? Bao giờ làm thủ tục? Bao giờ được vay vốn? Kết quả ra sao?
Bài 2: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BIỆN HỘ 10
I.NGƯỜI BIỆN HỘ
Các hình thức được người biện hộ sử dụng trong quá trình biện hộ: Trình bày trong các buổi họp, tổ chức diễn đàn cho người dân tham gia phát biểu, đối thoại, viết bài đăng trên bản tin, báo, gởi kết quả nghiên cứu khảo sát đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tham gia giải quyết các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của người dân 10
Người biện hộ thành công là người: có thể truyền cảm hứng và huy động mọi người cùng hành động đối với các vấn đề của họ; hiểu và nêu ra một cách chính xác các nhu cầu, ưu tiên và mối quan tâm của thân chủ, của cộng đồng; nhìn thấy được cơ hội trong một thời điểm phù hợp, có kỹ năng thương lượng, hợp tác Đôi khi người biện hộ cũng cần có sự khôi hài trong các sự kiện biện hộ nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng 10
II.CÁC VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BIỆN HỘ
Trong một số tình huống, NVCTXH cần biện hộ cho thân chủ với nhiều vai trò khác nhau: 10
III.MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI BIỆN HỘ
Bài 3: MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG BIỆN HỘ 12
I.ĐỊNH NGHĨA KỸ NĂNG
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừa nhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng 12
V.CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG BIỆN HỘ
PHỤ LỤC 23
QUY TRÌNH THỰC HIỆN 23
Trang 4VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH CÔNG 23
VÀI HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN ĐẾN 25
KỸ NĂNG TRONG BIỆN HỘ 25
HÌNH THỨC BIỆN HỘ ĐỒNG CẢNH 28
HÌNH THỨC TỰ BIỆN HỘ 31
BÀI ĐỌC LIÊN QUAN ĐẾN 32
VAI TRÒ NGƯỜI BIỆN HỘ 32
ĐỀ CƯƠNG
Trang 5I TÊN CHỦ ĐỀ: “KỸ NĂNG BIỆN HỘ”
II MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Biện hộ là hoạt động đòi hỏi chuyên môn công tác xã hội cao do chủ đề này khá mới mẻ
ở Việt Nam Công tác biện hộ nhằm tác động ở nhiều khía cạnh vấn đề khác nhau, vớinhiều mục đích khác nhau, từ chính sách vĩ mô đến thay đổi thái độ và suy nghĩ của cộngđồng, từ cải thiện cung cách phục vụ các dịch vụ công đến việc hình thành hệ thống an sinh
xã hội
Tài liệu Kỹ năng Biện hộ nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về biện hộ cho nhânviên công tác xã hội
III MỤC TIÊU GIẢNG DẠY
Sau khi kết thúc việc học tập chủ đề này trong 2 ngày, người học có thể:
Công nhận tầm quan trọng của biện hộ trong công tác xã hội
IV THỜI GIAN GIẢNG DẠY: 2 ngày
- Tập trung vào nhu cầu và quyền của thân chủ
- Đảm bảo sự tham gia của thân chủ và gia đình
Trang 6Bài 2: Vai trò của người biện hộ
Khái quát về người biện hộ
1 Các vai trò của người biện hộ
- Một số kỹ năng: giao tiếp (viết, lắng nghe), trình bày, quan sát, thương lượng
VI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
VIII TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Chí An, Đỗ Văn Bình, Nguyễn Hữu Tân, Bùi Thị Xuân Mai và Mai Xuân
Thuấn 2010 Quản lý ca trong thực hành CTXH với trẻ em TP.Hồ Chí Minh.
[2] Lê Quang Nguyên 2011 Biện hộ trong công tác xã hội TP.Hồ Chí Minh
[3] WWO Việt Nam, Sổ tay Tiếp cận học đường cho trẻ OVC tại Việt Nam,
2012.THCM
[5] Trần Lê Đăng Phương Kỹ năng thương lượng 2007 An Giang
2011 TPHCM[7] Prof Juliet K Bucoy, RSW, MSSW, Ph.D 2011 Empowerment and Advocacy.
Asian Social Institute, Manila, Philippines[8] Barbara Boyd, Susan Homer, Frances Houck, Sue Richiedei, and Taly
Valenuela 1999 Networking for Policy Change An Advocacy Training Manual The Policy Project USAID.
[9] David Cohen, Rosa de la Vega and Gabrielle Watson 2001 Advocacy for Social Justice Kumarian Press, Inc.
[10] Barry Gray and Robin Jackson 2002 Advocacy and Learning Disability.
Jessica Kingsley Publishers London and New York[11] http://www.advocacyresource.org.uk/Advocacy-Models
[12] http://www.caddac.ca/cms/page.php?61
Trang 7TÀI LIỆU PHÁT
Trang 8Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BIỆN HỘ
Hiện nay, công tác biện hộ được thực hiện gần như hàng ngày và tiến hành ở nhiềucấp độ, qui mô khác nhau, với sự nhận thức cũng rất khác nhau, tuy nhiên công tác biện
hộ chưa nhận được sự quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó trong công tác pháttriển, trong những họat động xã hội, điều này dẫn đến những kết quả hạn chế, chưa đápứng được yêu cầu của xã hội Tài liệu cung cấp những hiểu biết cơ bản về khái niệm biện
hộ, các hình thức, các nguyên tắc, quy trình biện hộ, đồng thời cũng trang bị một số kỹnăng cần thiết để giúp nhân viên công tác xã hội (NVCTXH) thực hiện biện hộ cho thânchủ một cách hiệu quả
Từ biện hộ bắt nguồn từ tiếng La tinh, có nghĩa là "trao tiếng nói cho" Ở Việt nam,
khái niệm vận động, biện hộ có nội dung tương tự nhau và người ta thường dùng chung 2
từ này để chỉ một hay nhiều hoạt động được thực hiện nhằm thay đổi tình trạng hiện tại,chưa tốt theo hướng có lợi cho đối tượng thiệt thòi, yếu thế Trong tài liệu này, từ biện hộ
sẽ được sử dụng xuyên suốt qua các bài để tham dự viên dễ theo dõi
I. KHÁI NIỆM
Biện hộ: Theo Hiệp hội Công tác xã hội (2000), biện hộ là hoạt động thúc đẩy và bảo
vệ quyền con người, nhằm đem lại công bằng xã hội cho tất cả mọi người, đặc biệt lànhững người yếu thế trong cộng đồng
II. CÁC HÌNH THỨC BIỆN HỘ
Có nhiều cách biện hộ khác nhau trong thực hành công tác xã hội: nhân viên công tác
xã hội (NVCTXH) có thể tham gia vai trò biện hộ ở cấp độ vĩ mô bằng cách vận độnghành lang các cơ quan và những nhà lập chính sách để có nhiều tài nguyên hơn; hay hoạtđộng ở cấp độ vi mô trong đời sống của người dân bằng cách lắng nghe và liên tục đốithoại với thân chủ (Schneider 2001)
Sau đây là một số dạng biện hộ chính; ở những dạng này NVCTXH thường khônglàm trực tiếp mà tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình biện hộ:
- Tự biện hộ Tự biện hộ là mục tiêu chính trong quá trình can thiệp biện hộ trong
công tác xã hội Thông qua hình thức này, NVCTXH xây dựng năng lực và sự tựtin cho thân chủ để họ không còn cần sự hỗ trợ bên ngoài mà tự giải quyết các vấn
đề liên quan đến cuộc đời mình Họ có thể tự biện hộ cho mình hay biện hộ vớivai trò là thành viên của một nhóm Tự biện hộ là một tiến trình bắt đầu bằng cáchxây dựng năng lực, học những phương pháp biện hộ và dẫn đến sự tham gia trọnvẹn trong những vấn đề chung và riêng NVCTXH có vai trò giúp đỡ thân chủphát triển kỹ năng, thu nhận thông tin và tiếp nhận tài nguyên để đảm bảo họ nhậnđược các dịch vụ, các phúc lợi xã hội
ngộ giống như người được biện hộ đang gặp phải Chính sự tương đồng này làmcho đôi bên hiểu và cảm thông nhau.Ví dụ, một người từng bệnh thần kinh và nằmviện có thể trở thành người biện hộ đồng cảnh thích hợp cho một người khác đangtrải qua tình huống tương tự
động thay đổi ở cấp độ vĩ mô, tác động đến việc lập ra các chính sách, các khoản
Trang 9luật dựa trên các tiêu chuẩn nhân quyền như yêu cầu các phương tiện di chuyển, cơ
sở hạ tầng dễ tiếp cận hơn… Loại “biện hộ có mục tiêu chính đáng” này tìm cách
thúc đẩy những đổi thay có ích cho toàn xã hội
III. CÁC NGUYÊN TẮC BIỆN HỘ
biện hộ là tạo sự công bằng và bình đẳng xã hội Do vậy, khi thực hiện hoạt độngbiện hộ NVCTXH cần xem đây là kim chỉ nam cho hành động nhằm hướng tới việcbảo vệ quyền lợi của thân chủ - những người yếu thế; giúp họ tiếp nhận được cácnguồn lực mà lẽ ra họ được hưởng nhưng lại chưa được hưởng Ví dụ, một trẻnghèo cần được trợ giúp để được tới trường; Nhà nước có chính sách trợ giúp giađình nghèo nhưng vì một lý do nào đó họ không đựơc hưởng thì NVCTXH cónhiệm vụ đại diện cho gia đình nêu ý kiến với chính quyền để quyền lợi của họđược đảm bảo
hay dịch vụ cho thân chủ, NVCTXH cần lấy lợi ích và nhu cầu của thân chủ là yếu
tố nền tảng để đàm phán thương thuyết với các cơ quan cung cấp dịch vụ
thân chủ mà cần thu hút họ vào hoạt động đàm phán, thương thuyết để có được chínhsách, dịch vụ Thu hút sự tham gia của thân chủ ngay khi thu thập thông tin, phân tíchnhu cầu và đưa yêu cầu cho các cơ quan dịch vụ có chức năng Như vậy cần khích lệthân chủ tham gia tích cực vào quá trình biện hộ vì quyền lợi của chính họ Nhânviên xã hội cần luôn ý thức rằng khi biện hộ họ sẽ đóng vai trò hỗ trợ để thân chủ tựđứng lên biện hộ cho chính mình Nguyên tắc này nhằm hướng tới việc trao quyền.Khi đó NVCTXH là những người đứng bêncạnhđể ủng hộ, hỗ trợ đối tượng tự giảiquyết vấn đề của mình
luật pháp Biện hộ là đại diện cho đối tượng, đứng về phía đối tượng, nhưng cũngkhông chống đối lại các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm mà là tìm ra một giải pháphữu hiệu cho cả hai phía
IV. QUY TRÌNH BIỆN HỘ: theo tài liệu Dự án chính sách của USAID, các bước củaquy trình biện hộ bao gồm:
nhằm thay đổi chính sách, tình hình theo chiều hướng tích cực Vấn đề được chọn
để can thiệp phải nằm trong khả năng của người hay tổ chức biện hộ
trạng và thiết lập mối quan hệ nhân quả
liên quan tham gia thống nhất mục tiêu, hoạt động Kế hoạch cần xác định rõ: kếtquả cụ thể cần đạt được; nguồn lực đã có; nguồn lực cần có
sẵn sàng, kế hoạch sẽ được thực hiện Do môi trường biện hộ có thể thay đổi nêncần có sự linh hoạt khi thực hiện kế hoạch hành động
kế hoạch giám sát và lượng giá trong quy trình biện hộ để rút kinh nghiệm cho hoạtđộng tiếp theo
Trang 10Sau khi vấn đề đã được nêu ra, các nhu cầu, nguyện vọng được chuyển đến những nơicần đến, công việc của người biện hộ chưa dừng lại mà phải tiếp tục nắm rõ các nhu cầu,các quyền của thân chủ đã được đáp ứng chưa, người biện hộ cần phải có kế hoạch giámsát/theo dõi và lượng giá.
Người biện hộ luôn thường xuyên liên hệ với những nơi đã đề đạt yêu cầu để biếtthêm thông tin và thông báo cho thân chủ về tiến trình/kết quả của việc đáp ứng nhu cầuchính đáng của họ Ví dụ như khi chúng ta đề đạt nguyện vọng của gia đình trẻ là cầnđược vay vốn để đầu tư làm kinh tế gia đình để tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sốngcho trẻ và gia đình thì NVCTXH phải biết được công việc đã được tiến hành như thếnào? Bao giờ làm thủ tục? Bao giờ được vay vốn? Kết quả ra sao?
Tóm tắt ý chính: Bài Giới thiệu tổng quan về biện hộ đã đề cập đến:
1) Khái niệm biện hộ theo Hiệp hội Công tác xã hội (2000).
2) Các hình thức biện hộ:
Tự biện hộ (người tự biện hộ thường là đối tượng dễ bị tổn thương, đãđược trang bị kiến thức, kỹ năng biện hộ), Biện hộ đồng cảnh, Biện hộ tậpthể (một nhóm người cùng đưa ra kiến nghị đến cấp có thẩm quyền để bảo
vệ quyền lợi cho mình)
3) Các nguyên tắc biện hộ:
Khi thực hiện biện hộ, người biện hộ phải tuân thủ các nguyên tắc: Đảm
bảo sự bình đẳng và công bằng; Tập trung vào nhu cầu và quyền của thânchủ; Đảm bảo sự tham gia của thân chủ và gia đình; Tôn trọng các bên
4) Quy trình biện hộ gồm các bước:
Nhận diện vấn đề; Phân tích vấn đề; Lập kế hoạch hành động; Thực hiện
kế hoạch hành động; Giám sát và lượng giá
Trang 11Bài 2: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BIỆN HỘ
I. NGƯỜI BIỆN HỘ
- Là người đại diện của thân chủ, có trách nhiệm bênh vực quyền lợi chính đáng cho
người bị thiệt thòi
- Giúp cho thân chủ hiểu đúng hoàn cảnh và thực trạng của họ, đặc biệt là những vấn
đề liên quan đến chính sách và pháp luật của nhà nước, những vấn đề liên quan đếnquyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của người dân
- Nâng cao năng lực cho thân chủ về các chính sách, luật pháp của nhà nước, kỹ năng
trình bày, diễn đạt vấn đề, nguyện vọng của mình
- Chuyển tiếng nói của người dân đến các cơ quan ban ngành có liên quan.
Các hình thức được người biện hộ sử dụng trong quá trình biện hộ: Trình bày
trong các buổi họp, tổ chức diễn đàn cho người dân tham gia phát biểu, đối thoại, viết bàiđăng trên bản tin, báo, gởi kết quả nghiên cứu khảo sát đến các cơ quan có thẩm quyềngiải quyết, tham gia giải quyết các vụ việc khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của người dân
Người biện hộ thành công là người: có thể truyền cảm hứng và huy động mọi người
cùng hành động đối với các vấn đề của họ; hiểu và nêu ra một cách chính xác các nhucầu, ưu tiên và mối quan tâm của thân chủ, của cộng đồng; nhìn thấy được cơ hội trongmột thời điểm phù hợp, có kỹ năng thương lượng, hợp tác Đôi khi người biện hộ cũngcần có sự khôi hài trong các sự kiện biện hộ nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng
II. CÁC VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BIỆN HỘ
Trong một số tình huống, NVCTXH cần biện hộ cho thân chủ với nhiều vai trò khác nhau:
- Chuyên gia: NVCTXH không sử dụng hình thức cưỡng ép hay đe doạ để thay đổi
hành vi của người hay cơ quan chức năng cung cấp dịch vụ NVCTXH sử dụngquyền lực xuất phát từ kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình như một chuyêngia, từ các chức năng nghề nghiệp hợp pháp của cơ quan/ tổ chức để tạo sự thay đổi
- Người làm công tác vận động: Khi NVCTXH thực hiện các hoạt động như: nói
trước công chúng để thông tin về những dịch vụ có thể và thúc đẩy những dịch vụmới và biện hộ cho dịch vụ mới này, để họ được tiếp cận và đáp ứng nhu cầu.NVCTXH còn đóng vai trò như người hoạt động tìm kiếm sự thay đổi cơ chế, cấutrúc, tạo quyền lực cho người yếu thế, trong đó có thân chủ, đang cần sự trợ giúp,cần quan tâm tới sự mất công bằng, sự bị tước bỏ quyền con người Họ cần thựchiện cả các hoạt động như thương thuyết, thậm chí là đấu tranh và nhiều trườnghợp có những mâu thuẫn bất đồng Tạo sức mạnh thông qua việc huy động sựhiểu biết và đồng lòng của cộng đồng
- Người giáo dục: NVCTXH thực hiện hoạt động tập huấn, huấn luyện để nâng cao
kiến thức, kỹ năng cho thân chủ Ví dụ: Tập huấn cho người có HIV, cho cha mẹ trẻ
có HIV về cách ứng xử, giảm kỳ thị với trẻ có H; tập huấn cho cha mẹ trẻ có conkhuyết tật để họ biết cách chăm sóc phù hợp cho đứa con khuyết tật của họ…
Trang 12III. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI BIỆN HỘ
- Kiến thức
Tin vào chính mình
Biết cách tổ chức, tiếp cận có hệ thống
Nhận diện được các bên liên quan,
Nhận diện được nhu cầu hoặc quyền của thân chủ
Hiểu luật tác động đến trường hợp đó như thế nào
- Kỹ năng
Lưu các dữ liệu liên quan
Giao tiếp tốt (đôi khi cần có óc khôi hài)
Sử dụng hợp lý các nguồn lực
Phân tích vấn đề
Lập kế hoạch hỗ trợ để đạt mục tiêu
- Thái độ: lắng nghe, tôn trọng thân chủ và ý tưởng của họ Mỗi cá nhân có một nền
văn hóa, chính trị… riêng Nếu bạn không thể cam kết được điều này thì tốt nhất lànhờ người biện hộ khác giúp họ
Tóm tắt ý chính: Bài Vai trò của người biện hộ đã:
- Giới thiệu sơ lược về Người biện hộ: là người đại diện của thân chủ, có
trách nhiệm bênh vực quyền lợi chính đáng cho người bị thiệt thòi; Giúpcho thân chủ hiểu đúng hoàn cảnh và thực trạng của họ; Nâng cao năng lựccho thân chủ
- Khi thực hiện biện hộ, người biện hộ sẽ đảm nhiệm vai trò của một chuyên
gia, người vận động, người giáo dục
- Để việc biện hộ đạt hiệu quả, người biện hộ phải có về kiến thức, kỹ năng,
thái độ phù hợp
Trang 13Bài 3: MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG BIỆN HỘ
I. ĐỊNH NGHĨA KỸ NĂNG
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều thừanhận rằng kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn Kỹnăng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào
đó Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng
- Kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn thực hiện những
phương thức hành động tương ứng với mục đích đề ra (A.V.Petrovxki)
- Kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức, khái niệm, định nghĩa, định luật vào thực
tiễn (Bùi Văn Huệ)
- Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một
chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kếtquả mong đợi (Bùi Trọng Giao)
V. CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG BIỆN HỘ
1. Kỹ năng giao tiếp:
a) Giao tiếp là gì? Giao tiếp là quá trình hoạt động trao đổi những thông tin giữa
người và người nhằm đạt được một mục đích nào đó Đây là quá trình tươngtác hai chiều giữa người nói và người nghe, và thường trải qua ba trạng thái:(i) Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý; (ii) Hiểu biết lẫn nhau; (iii) Tác động vàảnh hưởng lẫn nhau
b) Kỹ năng giao tiếp là gì? Đó là khả năng nhận biết nhanh những biểu hiện bên
ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong của con người (với tư cách là đốitượng giao tiếp), đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ có lời và không lời, biếtcách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp nhằm đạtđược mục đích đã định
c) Một số kỹ năng trong giao tiếp bao gồm kỹ năng lắng nghe, nói, viết
cao Viết trong khi thực hiện biện hộ thường là chia sẻ những quan điểmchứng cứ và cố gắng hướng người đọc hiểu rõ nội dung vấn đề muốn biện hộ.Mục đích của bài viết khi biện hộ là thuyết phục người đọc suy nghĩ và hànhđộng theo cách mà chúng ta mong muốn, vì vậy, muốn các bài viết đạt hiệuquả cần nêu rõ những luận cứ có thể hỗ trợ ý kiến người viết và trình bày theocách có thể thuyết phục người đọc nhất Khi viết một thông điệp cần:
Xác định mục đích bài viết một cách rõ ràng
Cần biết đích xác người sẽ đọc và tiếp cận thông điệp
Hiểu rõ môi trường, bối cảnh chung khi thực hiện bài viết
Gây cảm xúc, thu hút người đọc ngay từ đầu, nếu không, người đọc sẽkhông đọc tiếp các phần sau hoặc không đọc hết
Trang 14 Viết ngắn gọn, sử dụng ngôn từ đơn giản, chính xác, mạnh mẽ và dữ liệuchính xác
Đưa ra khuyến nghị khả thi để khuyến khích người đọc/nghe hành động
Nhờ người nào bạn tin cậy kiểm tra lại trước khi gửi đi để có điều chỉnhphù hợp, kịp thời
Người biện hộ cần lắng nghe những gì? Trong lúc truyền thông vận động,trong các cuộc họp biện hộ cho thân chủ, người biện hộ không chỉ nghecác câu, từ để hiểu nghĩa, nắm được thông tin Họ cần nghe được cảm xúc,
và động cơ, mong muốn của người tham gia để đáp ứng một cách tốt nhấtnhững nhu cầu của họ Như vậy, người biện hộ phải lắng nghe toàn bộ conngười của những người tham gia chứ không phải chỉ lắng nghe mỗi lời của
họ Có thể chia lắng nghe thành ba mức độ như sau:
+ Lắng nghe thông tin, ý kiến
Đây là mức độ lắng nghe thông thường nhất mà tất cả mọi người đềuthực hiện Lắng nghe thông tin/ý kiến là khi chúng ta lắng nghe từngcâu của người khác nói để lấy thông tin và biết được ý kiến của ngườinói Tuy vậy, không phải khi nào ta cũng có thể lắng nghe tốt ở mức độnày Thông thường khi nghe người khác nói chúng ta không chỉ tậptrung vào những gì họ nói mà não của chúng ta có thể bắt đầu phântích những điều nghe được bằng ngôn ngữ suy nghĩ của chính mình
Có những lúc người nói chưa kết thúc, chúng ta đã vội vàng suy đoánhoặc suy nghĩ những điều mình muốn nói để đáp lời Trong nhữngtrường hợp như vậy, thông tin tiếp nhận có thể không đầy đủ và có thểdẫn đến những quyết định không phù hợp
+ Lắng nghe cảm xúc, tình cảm
Đây là mức độ lắng nghe sâu hơn vào đời sống nội tâm của người nói.Tình cảm của người nói có thể là tức giận, bối rối, căng thẳng, ngượngngùng, chán nản, vui vẻ, tự hào, cảm phục, bất mãn Để lắng ngheđược tình cảm của người nói, chúng ta thường lắng nghe âm lượng vàcường độ giọng nói, biểu hiện nét mặt, điệu bộ sự im lặng hơn làlắng nghe từ ngữ được nói ra Vì vậy, việc quan sát rất cần để giúpchúng ta nghe tình cảm của người nói Cảm xúc đôi khi có nhiều ýnghĩa hơn những gì được nói ra Ví dụ, một phụ nữ nói với bạn là chịkhông được vay vốn hay nhận được sự hỗ trợ ở địa phương, thiếu sựủng hộ nhiệt tình của chi hội phụ nữ, nhưng lại tỏ vẻ bối rối và tránhnhìn thẳng vào bạn Trong trường hợp này có thể bạn nên kiểm tra lạithông tin người đó đã nói
+ Lắng nghe động cơ
Lắng nghe động cơ của người nói là mức độ khó nhất của nghệ thuậtlắng nghe Nhiều khi chính người nói cũng chưa nhận thức rõ ràng về
Trang 15động cơ của mình Lắng nghe tốt sẽ giúp người biện hộ khám phá racác lý do của sự việc mà một người nói lên điều đó, làm những việc
đó Động cơ của người nói là ý thức tiềm ẩn sau những lời nói và hành
vi của họ Đó thường là những điều chưa được nói ra và có thể khôngbao giờ được thẳng thắn nói ra
Khi thực hiện một cuộc biện hộ, người biện hộ không chỉ lắng nghethân chủ của mình mà còn lắng nghe các bên liên quan một cách kháchquan để nghe được hết các lý lẽ, quan điểm và tâm tư của họ
Nên làm:
Giữ yên lặng
Bạn không thể nghe tốt nếu bạn nói chuyện trong khi đang nghe ngườikhác nói Hãy chăm chú lắng nghe để nghe thấu hiểu được ý kiến, tìnhcảm, động cơ của người nói Thể hiện rằng bạn muốn nghe: Người nói sẽcảm thấy được khích lệ nếu bạn thực sự lắng nghe những gì họ đang nói.Bạn hãy mỉm cười, giao tiếp bằng mắt, và nói những câu mang tính chấtkhích lệ như: thế à, thích nhỉ, hay thật
Tránh sự phân tán
Người biện hộ cần tuyệt đối không gõ bàn, bấm bút bi, nhìn sang chỗkhác, thu dọn giấy tờ, lau bàn khi lắng nghe Những cử chỉ đó sẽ chongười nói hiểu rằng bạn đang không thực sự lắng nghe
Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng
Bạn hãy cố đặt mình vào địa vị, hoàn cảnh của người nói và nhìn sự việctheo cách nhìn của người nói Hãy để người nói biết rằng bạn luôn tôntrọng những gì họ đang nói
Kiên nhẫn
Khi người nói đang lúng túng hoặc khó diễn đạt ý của mình, người biện hộ
có thể nêu ra một số câu hỏi nhằm làm rõ hoặc giúp người nói tập trungvào những điều họ đang nói, tránh nói chen vào hoặc tỏ ra khó chịu vớingười nói
Giữ bình tĩnh
Nếu vì lý do nào đó mà bạn cảm thấy mất tập trung hoặc nổi giận thì hãygiành thời gian để bình tĩnh lại trước khi tiếp tục lắng nghe Một ngườinghe đang giận dữ hoặc mất tập trung thì khó có thể lắng nghe và hiểu mộtcách thấu đáo
Đặt câu hỏi
Người biện hộ nên sử dụng những câu hỏi mở khi cần Những câu hỏi tốt,đúng lúc có thể giúp người nói khám phá những ý mới, nhìn vấn đề mộtcách toàn diện Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để khuyến khích người nóiphát triển khả năng tự giải quyết vấn đề của chính họ
Để những khoảng lặng
Khi cảm thấy cần thiết, người biện hộ có thể tạo ra ít phút im lặng, điềunày có thể làm cho người nói cảm thấy dễ dàng nói ra những suy nghĩ,tình cảm là động cơ thực sự của mình Khoảng lặng này ngầm cho ngườinói biết mình vẫn đang lắng nghe, chờ đợi họ nói tiếp
Không nên làm:
Trang 16 Lơ đãng với người nói, coi thường câu chuyện của họ.
Cắt ngang lời người nói hoặc giục người nói kết thúc nhanh câu chuyện
- Một bài trình bày tốt cần ngắn gọn, tập trung và phải đáp ứng một nhu cầuthông tin cụ thể Trình bày có thể diễn ra giữa cá nhân người biện hộ với mộtđối tác, có thể với một nhóm, trong một cuộc họp hay hội thảo Biện hộ chỉthành công khi các bên đều tích cực tham gia thảo luận, phân tích và chấpnhận những ý kiến vừa được trình bày, mang lại lợi ích tốt nhất cho thân chủ
b) Các bước chuẩn bị cho một bài trình bày
1) Xác định mục đích của buổi trình bày 2) Thu thập, lựa chọn và tổ chức thông tin3) Chuẩn bị dụng cụ trực quan
4) Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết thúc của bài trình bày5) Chuẩn bị trình bày - sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cử chỉ
Bước 1: Xác định mục tiêu của buổi trình bày (cũng là mục tiêu biện hộ)
- Thông điệp, tiếng nói của của người dân được đến với ai
- Những thay đổi nào cần đạt được (qui định, chính sách, quyền lợi…)
Bước 2: Lựa chọn và tổ chức thông tin
- Thu thập
Liệt kê tất cả thông tin liên quan đến bài trình bày (Suy nghĩ “thoáng”,không hạn chế các ý tưởng)
Những sự kiện cụ thể, chính sách có liên quan
Những ý kiến, quan điểm, tâm tư nguyện vọng của các bên
- Lựa chọn
Ba tiêu chí để lựa chọn thông tin:
1) Giữ lại những thông tin đáp ứng cho mục đích của bài trình bày2) Thông tin đó thực sự được quan tâm và nhu cầu của người nghe3) Chọn lọc vừa đủ theo thời gian cho phép
Ba chỉ dẫn cho việc tổ chức/sắp xếp thông tin:
1) Phần giới thiệu: Cho người nghe biết bạn sắp trình bày về đề tài gì2) Phần trình bày: Trình bày nội dung
3) Phần tóm tắt/kết thúc: Cho người nghe biết bạn vừa trình bày những nội dung gì
Trang 17 Bước 3: Chuẩn bị phương pháp và phương tiện trình bày
- Kết hợp nhiều phương pháp sao cho thông điệp đến người nghe tốt nhất (kểchuyện, thảo luận nhóm, chiếu phim…)
- Nên chọn hình ảnh trực quan gây tác động mạnh đến người xem
- Đưa những thông tin người thật việc thật, có chứng cứ
- Đảm bảo là người nghe/nhìn có thể thấy và đọc được từ các dụng cụ trựcquan
Bước 4: Mở đầu và kết thúc
- Phần mở đầu và kết thúc cần:
Gây ấn tượng về chủ đề biện hộ
Có trọng điểm
Làm nổi bật mục đích của buổi trình bày
Giới thiệu các mục tiêu của bài trình bày
Phần kết thúc nêu rõ những gì cần đạt được, tạo nên sự đồng thuận gì,những gì cần thay đổi, và chương trình hành động nào sẽ diễn ra
- Cần viết phần mở đầu và kết thúc thật rõ ràng lên giấy để đề phòng trường hợp quên do mất bình tĩnh.
Đến sớm, xem lại tiến trình, các bước
Tiếp xúc với các đối tác, thăm dò, làm quen, tìm sự ủng hộ
Kiểm tra toàn bộ phương tiện, tài liệu trước khi trình bày
Hãy nhìn vào người nghe chứ đừng nhìn vào tài liệu của bạn
Giao tiếp bằng mắt với người tham dự, đối tác; hãy để mắt bạn nhìn khắpphòng họp
Quan sát người nghe để đánh giá họ hiểu đến đâu và có chú ý nghe haykhông
Hãy nói rõ ràng
Sử dụng nhiều ngữ điệu để nhấn mạnh những điểm chính
Sử dụng âm lượng trung bình: không nói quá to mà cũng đừng nói quá nhỏ
Dừng lại một chút sau các điểm quan trọng để người nghe có thời gianhiểu được ý bạn vừa trình bày
Hãy mỉm cười, điều này sẽ giúp bạn và đối tác của bạn cảm thấy thoải mái
Trang 18 Cẩn trọng với ngôn ngữ, cử chỉ của bạn, tránh gây ra những cử động làmmất tập trung.
Không nên đứng sau bàn hoặc một vật cản nào đó, hãy thể hiện sự cởi mởcủa bạn
Không đứng yên một chỗ nhưng cũng không nên rảo bước khắp phòng
Khích lệ sự quan tâm thích thú của người nghe, thu hút sự tập trung củangười nghe
Sử dụng các câu chuyện hoặc các ví dụ liên quan đến cuộc sống của ngườinghe; hãy sử dụng khiếu hài hước của bạn
Đưa ra câu hỏi và lắng nghe các câu trả lời
Chuẩn bị kỹ lưỡng, điều này sẽ làm tăng sự tự tin
Hãy ngồi một mình trong vài phút trước khi bắt đầu phần trình bày
Trong khi trình bày hãy nhìn tờ nhắc (nhìn nhanh không cắm cúi đọc)
3. Kỹ năng quan sát
Quan sát là một kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp và thu thập thông tin Một
số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng có đến 2/3 lượng thông tin được thu nhận thôngqua đôi mắt Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác biện hộ cho thân chủ,người làm công tác biện hộ rất cần rèn luyện kỹ năng quan sát
a) Quan sát những gì?
- Người biện hộ tốt cần có những kỹ năng quan sát con người, sự vật, sự việc,môi trường và có những giao tiếp không lời với cộng đồng Khi biện hộ ngườibiện hộ cần quan sát để biết những người tham gia phản ứng như thế nào vớinội dung mà mình đang biện hộ và mối quan hệ giữa họ như thế nào Dựa vàonhững thông tin này người tham gia truyền thông có thể quyết định khi nàocần phải thay đổi, can thiệp những gì trong buổi biện hộ hay vận động đểnhững người tham gia tiếp thu được nhiều thông tin nhất
- Người biện hộ còn cần thực hiện những cuộc nghiên cứu, khảo sát, đi thực địathu thập dữ liệu có liên quan để làm chứng cứ biện hộ cho thân chủ Vì thếngười biện hộ không chỉ biết quan sát mà còn biết lập kế hoạch quan sát, sửdụng các công cụ quan sát để ghi lại và lưu trữ những nội dung đã quan sát
- Trong một cuộc họp hay một buổi trình bày về những nội dung liên quan đếnbiện hộ thân chủ, người biện hộ cần quan sát các bên tham gia với các yếu tốsau đây:
Khi người tham gia có hứng thú, có nhận thức tốt và nắm bắt được các vấn
đề truyền thông họ thường có biểu hiện sau: tham gia phát biểu ý kiến tíchcực, hiệu quả, hiểu rõ các vấn đề, và có khả năng rút ra các kết luận chínhcủa vấn đề
Khi người tham gia không hiểu, không hứng thú, họ thường có những biểuhiện sau: ngồi im, tham gia các ý kiến không trọng tâm và kém hiệu quả
Mối quan hệ tốt biểu hiện như: những người tham gia thường xuyên nóichuyện, trao đổi trước và sau giờ tập trung, giải thích cho nhau những vấn
đề chưa rõ