phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó Hầu hết sự khác biệt về mức sống có nguyên nhân ở sự khác nhau về năng suất lao động của mỗi quốc gia số lượng hàng hóa được làm ra trong mỗi
Trang 1Các nguyên lý của kinh tế học
Trang 2Mục lục
1.1 Con người ra quyết định như thế nào 1
1.1.1 Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi 1
1.1.2 Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó 2
1.1.3 Nguyên lý 3: Con người hành động hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên 2
1.1.4 Nguyên lý 4: Con người đáp lại các kích thích 2
1.2 Con người tương tác với nhau như thế nào 3
1.2.1 Nguyên lý 5: ương mại làm cho mọi người đều có lợi 3
1.2.2 Nguyên lý 6: ị trường thường là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế 3
1.2.3 Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải thiện được kết cục thị trường 3
1.3 Nền kinh tế với tư cách một tổng thể vận hành như thế nào 4
1.3.1 Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó 4
1.3.2 Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền 4
1.3.3 Nguyên lý 10: Chính phủ đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp 4 1.4 Các thuật ngữ then chốt 4
1.5 am khảo 5
1.6 Chú thích 5
1.7 Liên kết ngoài 5
2 Lị sử tư tưởng kinh tế 6 2.1 Tư tưởng kinh tế sơ khai 6
2.1.1 Aristotle 6
2.1.2 ời Trung cổ 7
2.2 Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc 7
2.2.1 omas Mun 7
2.2.2 Philipp von Hörnigk 8
2.2.3 Jean-Baptiste Colbert 8
2.3 ời kỳ khai sáng ở Anh 8
2.3.1 John Locke 8
2.3.2 Dudley North 9
2.3.3 David Hume 9
2.4 Trường phái trọng nông 9
2.5 Adam Smith và Sự giàu có của các quốc gia 10
i
Trang 3ii MỤC LỤC
2.5.1 Bối cảnh 11
2.5.2 Bàn tay vô hình 11
2.5.3 Những hạn chế 12
2.6 Kinh tế chính trị cổ điển 12
2.6.1 Jeremy Bentham 13
2.6.2 Jean-Baptiste Say 13
2.6.3 omas Malthus 14
2.6.4 David Ricardo 15
2.6.5 John Stuart Mill 15
2.7 Chủ nghĩa tư bản và Marx 16
2.7.1 Bối cảnh 16
2.7.2 Tư bản luận 17
2.7.3 Sau Marx 18
2.8 Trào lưu tân cổ điển 19
2.8.1 Độ thỏa dụng biên 19
2.8.2 Phân tích toán học 20
2.9 Trường phái Áo 20
2.9.1 ời kỳ đầu 20
2.9.2 Ludwig von Mises 21
2.9.3 Friedrich von Hayek 21
2.9.4 Murray Rothbard 22
2.10 Suy thoái và tái thiết 22
2.10.1 John Maynard Keynes 22
2.10.2 Lý thuyết tổng quát 23
2.10.3 Kinh tế học Keynes 23
2.11 “Lối sống Mỹ" 24
2.11.1 Kinh tế học định chế 24
2.11.2 John Kenneth Galbraith 25
2.11.3 Paul Samuelson 26
2.11.4 Kenneth Arrow 27
2.12 Chủ nghĩa trọng tiền và trường phái Chicago 27
2.12.1 Ronald Coase 27
2.12.2 Milton Friedman 28
2.13 ời đại toàn cầu hóa 28
2.13.1 Amartya Sen 28
2.13.2 Joseph E Stiglitz 28
2.13.3 Paul Krugman 29
2.13.4 Kinh tế vĩ mô kể từ hệ thống Breon Woods 29
2.14 am khảo 30
2.15 Nguồn, người đóng góp, và giấy phép cho văn bản và hình ảnh 33
2.15.1 Văn bản 33
Trang 4MỤC LỤC iii
2.15.2 Hình ảnh 332.15.3 Giấy phép nội dung 35
Trang 5Chương 1
Các nguyên lý của kinh tế học
Các nguyên lý của kinh tế học
Các nguyên lý của kinh tế họclà những quy luật tổng
quan về kinh tế học và là những dự báo có thể xảy ra
trong nền kinh tế Trên thực tế, hộ gia đình là một bộ
phận nằm trong nền kinh tế; và hộ gia đình và nền kinh
tế có rất nhiều điểm chung Kinh tế học là bộ môn khoa
học nghiên cứu phương thức xã hội quản lýnguồn lực
khan hiếmcủa mình Nó được đặt trên cơ sở của một số
ý tưởng cơ bản chi phối hành vi cá nhân, sự tương tác
giữa các cá nhân và nền kinh tế với tư cách một tổng
thể - Các nhà kinh tế gọi chúng là các nguyên lý của
kinh tế học - đây là các nguyên lý cơ bản của kinh tế
học
quản lý nguồn lực khan hiếm của xã hội, tức là giải
quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế (Sản xuất cái
gì?, Sản xuất như thế nào? và Sản xuất cho ai?) ực tế,
nguồn lực được phân bổ không phải chỉ do nhà hoạch
định duy nhất của chính phủ trung ương, mà còn thông
qua sự tác động qua lại của hàng triệu hộ gia đình và
doanh nghiệp Do vậy, kinh tế học cần tìm hiểu xemmọi cá nhân ra quyết định thế nào, quyết định làm việcbao nhiêu, mua cái gì, tiết kiệm như thế nào và khoảntiết kiệm đó đầu tư ra sao Kinh tế học cũng cần nghiêncứu, phân tích làm thế nào mà rất nhiều người muacùng một sản phẩm lại có thể cùng nhau tạo ra mộtmức giá duy nhất và một lượng hàng ổn định Mục tiêucuối cùng, kinh tế học phải phân tích được các lực lượng
và xu thế ảnh hưởng đến nền kinh tế với tư cách tổngthể, tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân, thấtnghiệp và sự gia tăng của giá cả
1.1 Con người ra quyết định như thế nào
Nền kinh tếkhông có gì là bí hiểm cả, xét cho cùng,
khái niệm này được dùng để chỉ “một nhóm người tác
động qua lại với nhau trong cuộc đấu tranh sinh tồn”.
y cho cùng, thì hoạt động của nền kinh tế chẳng quachỉ là tác động tổng hợp hoạt động của các cá nhân cấuthành nền kinh tế
1.1.1 Nguyên lý 1: Con người đối mặt với
sự đánh đổi
“Mọi thứ đều có giá" - Để có được một thứ ưa thích,
người ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình thích Nói cách khác, quá trình ra quyết định đòi hỏi phảiđánh đổimột mục tiêu nào đó để đạt được mục tiêu khác.
Ví dụ 1: Một sinh viên đứng trước một quyết định phân
bổ nguồn lực quý báu của mình là thời gian Anh ta cóthể dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môn kinh tếhọc, hoặc dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu môntâm lý học, và hoặc là phân chia thời gian giữa hai mônhọc đó Để có một giờ học môn này, anh ta phải từ bỏmột giờ học môn kia Để có một giờ học một trong haimôn kia, anh ta phải từ bỏ một giờ đi chơi, xem ca nhạchoặc đi làm để kiếm thêm thu nhập
Ví dụ 2: Về chi tiêu của một gia đình nhiều thế hệ, họ
có thể mua thực phẩm, hoặc quần áo, hoặc đưa cả nhà1
Trang 62 CHƯƠNG 1 CÁC NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
đi nghỉ Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập
cho lúc về già, hoặc cho con cái vào học đại học Khi
quyết định chi tiêu thêm một đồng cho một trong các
sản phẩm nêu trên, họ mất đi một đồng để chi cho sản
phẩm khác
Khi con người tập hợp lại thành xã hội, Chính phủ phải
đối mặt với nhiều loại đánh đổi Trong cuốn “Kinh tế
học” của tác giảPaul Anthony Samuelson
(15/5/1915-13/12/2009) - một nhà kinh tế học ngườiHoa Kỳ, đại
biểu của trường pháikinh tế học vĩ mô tổng hợptổng
hợp và có đóng góp to lớn ở một loạt lĩnh vực của kinh
tế học - đưa ra sự đánh đổi giữa “Súng và bơ" Khi tăng
chi tiêu cho quốc phòng để tăng khả năng phòng thủ
đất nước (mua thêm súng), Chính phủ phải từ bỏ một
phần tiêu dùng (một phần bơ), và như vậy mất đi cơ hội
nâng cao mức sống của nhân dân
thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó
Sự đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy
trong quá trình ra quyết định, ta thường so sánh giữa
chi phí và lợi ích của các cách hành động khác nhau Cái
khó ở đây là trong nhiều trường hợp, chi phí của một
số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng như khi
mới nhìn qua
Ví dụ, việc quyết định đi học đại học; Ích lợi của cách
hành động này là giàu thêm kiến thức và có cơ hội có
được công việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời ế
còn chi phí của nó là gì? Nó chính là tổng cộng các
khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học
phí, tài liệu, sinh hoạt phí,…) Nhưng tổng số tiền đó
thực sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ bỏ
để theo học đại học
Ví dụ trên cho thấy:
1 ứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự
là chi phí cho việc học đại học Kể cả không phải
học đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt,
vẫn phải chi cho ăn uống, chỗ ở Tiền ăn uống ở
trường đại học chỉ trở thành chi phí cho việc học
đại học khi nó cao hơn ở những nơi khác Cũng
có khi, sinh hoạt phí ở trường đại học có thể rẻ
hơn những nơi khác - Trường hợp này, số tiền tiết
kiệm được trở thành ích lợi cho việc học đại học
2 ứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc
học đại học là thời gian của việc học Khi dành một
khoảng thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết
tiểu luận, người ta không thể sử dụng nó để làm
việc khác Nhiều người hiểu rằng tiền lường phải
từ bỏ do không đi làm để đi học đại học là khoản
chi phí lớn nhất cho việc học đại học
Chi phí cơ hội của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ
để có được nó Khi quyết định bất kỳ việc gì (chẳng hạn
đi học đại học), người ra quyết định phải xem xét đếnchi phí cơ hội gắn với các hành động có thể thực hiện.Chi phí cơ hội của các vận động viên thể thao ở lứa tuổisinh viên có thể rất cao - họ có thể kiếm được rất nhiềutiền nếu bỏ học, để chơi các môn thể thao nhà nghề.Đương nhiên, mọi người hiểu rằng, ích lợi của việc họcđại học là quá nhỏ so với chi phí
1.1.3 Nguyên lý 3: Con người hành động
hợp lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa radưới dạng có hoặc không, mà thường là dưới dạng tăngthêm hay giảm đi một lượng nào đó Khi đến giờ ăntối, bạn phải đối mặt không phải là ăn hay không ăn,
mà là có nên ăn thêm một ít cơm hoặc thức ăn không.Khi kỳ thi đến, vấn đề không phải là bỏ mặc bài vở hayhọc 24 giờ một ngày, mà là nên học thêm một tiếng nữahay dừng lại để lên mạng Wikipedia Các nhà kinh tế
sử dụng thuật ngữ thay đổi cận biên để chỉ những điều
chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động hiện
tại Cận biên có nghĩa là lân cận một cái gì đó và bởi vậy thay đổi cận biên là những điều chỉnh ở vùng lân
khi thấy ích lợi cận biên còn cao hơn chi phí cận biên
1.1.4 Nguyên lý 4: Con người đáp lại các
kích thích
Con người ra các quyết định dựa trên sự so sánh chí phí
và ích lợi, nên hành vi của họ có thể thay đổi khi chiphí, ích lợi hoặc cả hai thay đổi Nghĩa là, con người đáplại các kích thích Ví dụ, khi giá bưởi tăng, mọi ngườiquyết định ăn ít bưởi hơn, vì chi phí cho việc mua bưởi
đã tăng lên Đồng thời người nông dân trồng bưởi thuêthêm lao động và thu hoạch nhiều bưởi hơn vì lợi nhuậnthu được từ bán bưởi tăng lên Chúng ta thấy, tác độngcủa giá cả lên hành vi củangười muavàngười bántrênthị trường, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểuphương thức vận hành của nền kinh tế
Trang 71.2 CON NGƯỜI TƯƠNG TÁC VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO 3
1.2 Con người tương tác với nhau
như thế nào
Nhiều quyết định của chúng ta không chỉ ảnh hưởng
đến bản thân chúng ta, mà còn tác động đến những
người xung quanh
mọi người đều có lợi
Hiện nay trên thị trường quốc tế,Nhật Bảnlà đối thủ
cạnh tranhcủaHoa Kỳ Xét trên một vài khía cạnh, thì
điều này đúng vì các công ty Nhật và Hoa Kỳ đều sản
xuất nhiều mặt hàng giống nhau HãngToyotavàFord
cạnh tranh để thu hút một nhóm khách hàng trên thị
trường ô tô.Hewle-PackardHP cũng cạnh tranh với
SonyVaio trên thị trường máy tính cá nhân để thu hút
cùng một nhóm hàng
Rất dễ mắc sai lầm khi nghĩ về sự cạnh tranh giữa
các nước, thương mại giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ không
giống như cuộc thi đấu thể thao là có kẻ thắng, người
thua Sự thật thì điều ngược lại mới đúng, thương mại
giữa hai nước làm cả hai đều có lợi ương mại cho
phép các nước chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình
sản xuất tốt nhất và nhờ vậy được hưởng thụ hàng hóa
và dịch vụ phong phú hơn Nhật và Hoa Kỳ vừa là bạn
hàng của nhau, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh của
nhau
phương thức tốt để tổ chức hoạt
động kinh tế
Nửa cuối ế kỷ XX với sự sụp đổ củahệ thống các
nước xã hội chủ nghĩaởLiên XôvàĐông Âucó lẽ là
thay đổi quan trọng nhất của nửa cuối thế kỷ này Nền
kinh tế của các nước này hoạt động dựa trên tiền đề là
các nhà hoạch định trong chính phủ được đặt vào vị trí
tốt nhất để định hướng hoạt động kinh tế Họ là những
người quyết định sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào, sản
xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào và phân phối cho
ai ực chất, đây là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
Hiện nay, hầu hết các nước từng có nền kinh tế hóa
tập trung đều đã từ bỏ hệ thống này và đang nỗ lực
phát triển nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị
trường, quyết định của các nhà hoạch định kinh tế của
chính phủ được thay bằng quyết định của cácdoanh
nghiệpvàhộ gia đình Họ toàn quyềnsản xuấtcái gì,
sản xuất như thế nào và phân phối nó cho ai Các hộ
gia đình tự quyết định việc làm cho doanh nghiệp nào
và mua cái gì bằng chính thu nhập của mình Các hộ
gia đình và gia đình tương tác với nhau trên thị trường,nơi mà giá cả và phúc lợi cá nhân định hướng cho cácquyết định của họ
Xét cho cùng, trong nềnkinh tế thị trườngkhông có aichủ trương phụng sự xã hội với tư cách một toàn thể
ị trường tự do bao gồm nhiều người mua và ngườibán với vô số hàng hóa và dịch vụ khác nhau, và quantrọng hơn là mọi người đều quan tâm trước hết đến lợiích của mình Song cho dù quá trình ra quyết định cótính chất phân tán và người ra quyết định chỉ hướngtới lợi ích riêng của mình, nền kinh tế vẫn tỏ ra thànhcông khác thường trong việc tổ chức hoạt động kinh tếtheo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung
định nổi tiếng trongkinh tế họclà: “Khi tác động qua
lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như thể họ được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình , đưa họ tới những kết cục thị trường đáng mong muốn” Giá cả là công cụ mà nhờ đó bàn tay vô
hình điều khiển các hoạt động kinh tế Giá cả phản ánh
cả giá trị củahàng hóađối với xã hội vàchi phímà xãhội phải chịu để sản xuất ra nó; vì hộ gia đình và doanhnghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra quyết định mua và
bán cái gì, nên vô tình họ tính đến lợi ích và chi phí
xã hội mà hành vi họ tạo ra Kết quả giá cả giúp các cá nhân đưa ra quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa hóa phúc lợi xã hội.
Hệ quả của bàn tay vô hình: “Khi ngăn không cho giá cả
điều chỉnh một cách tự nhiên theoquy luật cung - cầu,chính phủ cũng đồng thời cản trở bàn tay vô hình trongviệc phối hợp hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp
- những đơn vị cấu thành nền kinh tế" Đây là hệ quảquan trọng, nó lý giải tại saothuếtác động tiêu cực tớiquá trình phân bổ nguồn lực (thuế làm biến dạng giá
cả, và do vậy làm biến dạng quyết định của các hộ giađình và doanh nghiệp)
1.2.3 Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ cải
thiện được kết cục thị trường
úc đẩy hiệu quả và công bằng của xã hội là hai
nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nềnkinh tế Nghĩa là, hầu hết các chính sách đều nhằm vàomục tiêu vừa làm cho chiếc bánh kinh tế lớn lên và vừalàm thay đổi cách thức phân chia chiếc bánh đó.Bàn tay vô hình thường hướng dẫn thị trường phân bổnguồn lực một cách có hiệu quả Song vì nhiều nguyênnhân, đôi khi bàn tay vô hình bị tê liệt Các nhà kinh
tế sử dụng thuật ngữ “thất bại thị trường” để chỉ tình
huống thị trường tự nó thất bại trong việc phân bổnguồn lực theo cách có hiệu quả
Có một nguyên nhân làm cho thị trường thất bại là ảnh
hưởng bên ngoài Ảnh hưởng bên ngoài là tác động do
Trang 84 CHƯƠNG 1 CÁC NGUYÊN LÝ CỦA KINH TẾ HỌC
hành vi của một người tạo ra đối với phúc lợi của người
ngoài cuộc Ví dụ về ảnh hưởng bên ngoài tiêu cực (hay
chi phí của tác động bên ngoài) là ô nhiễm môi trường.
Nếu một nhà máy hóa chất không phải chịu toàn bộ chi
phí cho khí thải, thì nó có thể thải ra rất nhiều khí thải
Trường hợp này, chính phủ có thể làm tăng phúc lợi
kinh tế nhờ các quy định về môi trường Một ví dụ nữa
về ảnh hưởng ngoại hiện tích cực (hay lợi ích của tác
động bên ngoài) là phát triển khoa học Khi đi đến một
phát minh quan trọng, nhà khoa học tạo ra một nguồn
lực có giá trị mà mọi người có thể sử dụng Trường hợp
này, chính phủ có thể tăng phúc lợi kinh tế bằng cách
trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu khoa học
1.3 Nền kinh tế với tư cách một
tổng thể vận hành như thế nào
Trong phần này nêu lên ba nguyên lý liên quan đến sự
vận hành của nền kinh tế với tư cách một tổng thể
phụ thuộc vào năng lực sản xuất của
nước đó
Hầu hết sự khác biệt về mức sống có nguyên nhân ở sự
khác nhau về năng suất lao động của mỗi quốc gia (số
lượng hàng hóa được làm ra trong mỗi một giờ lao động
của một công nhân) Ở những quốc gia, người lao động
sản xuất ra được lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn
trong một đơn vị thời gian, thì hầu hết người dân được
hưởng mức sống cao; còn những quốc gia có năng suất
kém hơn, thì hầu hết người dân phải chịu cuộc sống
khó khăn ực chất, tốc độ tăng năng suất lao động
của một quốc gia quyết định tốc độ tăng thu nhập bình
quân của quốc gia đó
Mối quan hệ cơ bản giữa năng suất và mức sống khá
đơn giản, nhưng nó mang một hàm ý sâu xa Nếu năng
suất là yếu tố then chốt quyết định mức sống, thì những
cách lý giải khác về mức sống phải đóng vai trò thứ
yếu Nhiều người tin vào vai trò của công đoàn hoặc
luật về tiền lương tối thiểu trong việc làm đã làm tăng
mức sống của người dânHoa Kỳ Song người thực sự
làm tăng đời sống người dân lại là năng suất lao động
ngày càng cao
1.3.2 Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính
phủ in quá nhiều tiền
Nguyên nhân gây ralạm phátlà gì? Trong hầu hết các
trường hợp,lạm phát trầm trọnghoặc kéo dài dường
Tỷ lệlạm phátở các nước trên thế giới
như đều có chung một thủ phạm - đó là sự gia tăng củalượng tiền Khi Chính phủ phát hành ra một lượng tiềnlớn, giá trị của tiền sẽ giảm
1.3.3 Nguyên lý 10: Chính phủ đối mặt với
sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát
và thất nghiệp
Đường Phillips dốc xuống phía phải
Nếulạm phátnhư vậy, thì tại sao đôi khi các nhà hoạchđịnh chính sách lại gặp rắc rối trong việc chèo lái conthuyền kinh tế? Một lý do là mọi người cho rằng chínhsách cắt giảm lạm phát thường gây ra sự gia tăng tạmthời của thất nghiệp Đồ thị minh họa cho sự đánhđổi giữa lạm phát và thất nghiệp được gọi làđườngphillips.[1]
1.4 Các thuật ngữ then chốt
• Sự khan hiếm- scarcity
• Nền kinh tế- economy
• Kinh tế học- economics
Trang 91.7 LIÊN KẾT NGOÀI 5
• Hiệu quả- efficiency
• Công bằng- equality
• Chi phí cơ hội- opportunity cost
• ất bại thị trường- market failures
• Ảnh hưởng ngoại hiện- externality
• Sức mạnh thị trường- market power
• Năng suất- productivity
• Lạm phát- inflation
• Đường Phillips- Phillips curve
• Những thay đổi cận biên- marginal changes
• Nền kinh tế thị trường- market economy
1.5 Tham khảo
• Bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân
tộc; Tác giả:Adam Smith Xuất bản năm 1776
• Bài giảng nguyên lý kinh tế vi mô; Tác giả:
Nguyễn Văn Ngọc Nhà xuất bản: Trường ĐH
Kinh tế ốc dân
1.6 Chú thích
[1] Về cuốn Principles of Economics - Nguyên lý kinh tế
học (Giáo sư N Gregory Mankiw, Đại học Harvard, Hoa
kỳ) - xxxx.
1.7 Liên kết ngoài
Trang 10Chương 2
Lịch sử tư tưởng kinh tế
Lị sử tư tưởng kinh tế là lịch sử của các nhà tư tưởng
và học thuyết kinh tế chính trị và kinh tế học từ thời cổ
đại đến ngày nay Lịch sử tư tưởng kinh tế gồm nhiều
trường phái tư tưởng kinh tế khác nhau Các tác gia
Hy Lạpcổ đại như triết gia Aristotlexem xét những
ý tưởng về nghệ thuật đạt được sự giàu có và nêu ra
câu hỏi liệu tài sản tốt nhất là nên nằm trong tay cá
nhân hay công cộng Vào thờiTrung cổ, các học giả
nhưomas Aquinastranh luận rằng các doanh nghiệp
có nghĩa vụ về mặt đạo đức phải bán hàng hóa ở mức
giá công bằng
Triết gia ngườiScotland Adam Smiththường được trích
dẫn là cha đẻ của kinh tế học hiện đại bởi tác phẩm
kinh điển của ôngSự giàu có của các quốc gia Những
ý tưởng của ông được xây dựng dựa trên công trình của
những người đi trước trong thế kỷ 18 Cuốn sách của
ông xuất hiện vào thời kỳ ngay trước cuộccách mạng
công nghiệpAnh và gắn với nhiều thay đổi lớn trong
nền kinh tế
Những người tiếp nối của Smith bao gồm các kinh tế gia
kinh điển như linh mụcomas Malthus,Jean-Baptiste
Say, David Ricardo vàJohn Stuart Mill Họ tìm hiểu
cách mà các giai cấp địa chủ, tư bản và người lao động
sản xuất và đóng góp vào sản lượng quốc gia và mô
hình hóa các ảnh hưởng của dân số và thương mại quốc
tế TạiLondon,Karl Marxđã nghiên cứu hệ thống tư
bản chủ nghĩa mà ông cho rằng có bản chất là sự bóc
lộtgiá trị thặng dư Từ khoảng năm 1870, các kinh tế
gia tân cổ điển tìm cách xây dựng kinh tế học dựa trên
toán họcvà khoa học thống kê tách biệt ra khỏi chính
trị
Sau những cuộc chiến vào đầu thế kỷ 20,John Maynard
Keynesdẫn đầu một học thuyết cổ súy cho sự can thiệp
của chính quyền vào các vấn đề kinh tế bằng chính
sách tài khóa để kích thích nhu cầu và tăng trưởng Khi
thế giới chia rẽ giữa những nước tư bản chủ nghĩa (thế
giới thứ nhất), cộng sản chủ nghĩa (thế giới thứ hai) và
các nước nghèo (thế giới thứ ba), sự thống nhất thời
hậu chiến cũng đổ vỡ Những kinh tế gia nhưMilton
chính phủ can thiệp quá nhiều và tập trung vào những
học thuyết về sự thịnh vượng có thể đạt được thông
qua chính sách tiền tệ và giảm bớt luật lệ cũng như can
thiệp
Những chính sách Keynes bắt đầu thất thế từ nhữngnăm 1970 với sự xuất hiện của cái gọi là trường pháitân cổ điển, với những nhà lý luận chủ đạo nhưRobert
Keynes mới phản bác lại và gây ra một cuộc tranh luậnkéo dài trong kinh tế học vĩ mô Những nhà kinh tế họcphát triển nhưAmartya Sen và kinh tế học thông tinnhưJoseph Stiglitzcũng giới thiệu các ý tưởng mới đốivới tư tưởng kinh tế
2.1 Tư tưởng kinh tế sơ khai
Những cuộc trao đổi sớm nhất về kinh tế học có từ thời
cổ đại Khi đó, và cho tới cuộccách mạng công nghiệp,kinh tế họckhông phải là một ngành khoa học riêng
rẽ mà là một bộ phận củatriết học ỞAthenscổ đại,một xã hội dựa trên chế độ sở hữu nô lệ đồng thời với
nền dân chủ thị dân, cuốn sách Nền cộng hòa củaPlato
đã có đề cập tới lao động và sản xuất Nhưng học tròcủa ôngAristotlemới bắt đầu đưa ra những lập luận
rõ ràng và quen thuộc, hiện vẫn còn được dẫn lại trongkinh tế học
2.1.1 Aristotle
Tác phẩm Chính trị học (khoảng 350 trước công
nguyên) của Aristotle chủ yếu phân tích những hìnhthức khác nhau của nhà nước (quân chủ, quý tộc, lậphiến, độc tài, tập đoàn trị, dân chủ) như một phê bìnhvới những ủng hộ của Plato dành cho một giai cấpthống trị bao gồm “các vị vua về triết học” Riêng vớicác kinh tế gia, Plato vẽ ra một xã hội dựa trên cơ sở sởhữu chung về các nguồn lực Aristotle coi mô hình nàythực chất là kiểu chính quyền tập đoàn trị đáng lên án
Trong Chính trị học, quyển hai, phần năm, ông lập luận
rằng,
Tài sản trong một số trường hợp nhấtđịnh có thể sở hữu chung, nhưng nhìn chungphải là sở hữu tư nhân; vì mỗi người đều cólợi ích khác nhau, sở hữu tài sản tư nhân sẽkhiến mọi người không phải than phiền vềnhau và có thể tiến bộ tốt hơn vì mỗi người tự6
Trang 112.2 CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC 7
xử trí lấy công việc và tài sản của mình… Hơn
nữa, lòng tốt giúp đỡ bạn bè, các vị khách hay
những người đồng sự mang tới sự hài lòng
lớn, mà một người chỉ có thể làm được như
thế nếu có sở hữu tài sản cá nhân Những lợi
ích này mất đi dưới sự hợp nhất cực đoan về
tài sản từ nhà nước
Dù Aristotle chắc chắn cũng ủng hộ nhiều thứ phải
được sở hữu chung, ông lập luận rằng mọi thứ không
thể là sở hữu chung, đơn giản vì “bản chất độc ác của
con người” “Rõ ràng tốt hơn là tài sản phải thuộc sở
hữu tư nhân”, Aristotle viết, “nhưng việc sử dụng cho
mục đích chung, và một số ngành nghề đặc biệt cũng
cần sự sở hữu tài sản chung mà các nhà lập pháp phải ấn
định” Trong Chính trị học, quyển 1, Aristotle thảo luận
về bản chất chung của hộ gia đình và trao đổi trên thị
trường Với ông, có những hoạt động nhất định thuộc
về một kiểu “nghệ thuật làm giàu” Tiền bạc chỉ có mục
đích duy nhất là trung gian cho sự trao đổi, nghĩa là
bản chất tiền bạc “vô giá trị… không hữu ích theo nghĩa
là một phương tiện cho các nhu cầu cần thiết của đời
sống”
Tuy nhiên, vì tính phương tiện của tiền, nhiều người bị
ám ảnh bởi việc tích tụ tiền bạc “Làm giàu” cho một hộ
gia đình là việc “cần thiết và đáng vinh danh”, trong khi
chỉ đơn giản tích tụ tiền bạc vì sự ảm ảnh là “thiếu danh
dự" Aristotle cũng là một người phản đối việc làm giàu
bằng các phương tiện độc quyền
omas Aquinas(1225-1274) là một nhà thần học người
Ývà là một tác giả về các vấn đề kinh tế Ông giảng dạy
ở cả đại học Cologne và đại học Paris, và là một thành
viên trong nhóm các học giả Công giáo La Mã trường
pháiTriết học kinh viện, những người không chỉ tranh
luận về thần học, mà đưa các vấn đề sang cả địa hạt
triết học và khoa học Trong tác phẩm của ông, Summa
eologica, Aquinas nêu ra ý tưởng về giá cả công bằng,
mà ông cho rằng cần thiết để tạo ra một xã hội trật tự
Có nhiều điểm rất giống với khái niệm hiện đại về sự
cân bằng trong dài hạn, giá công bằng được coi là giá
vừa đủ để bù đắp cho các chi phí sản xuất, bao gồm việc
trả lương cho người lao động đủ nuôi sống bản thân và
gia đình Ông lập luận sẽ là vô đạo đức nếu người bán
nâng giá đơn giản vì người mua có nhu cầu bức thiết
cho một sản phẩm
Aquinas trao đổi về nhiều đề tài thông qua hình thức
hỏi-đáp, trong đó có một phần đáng kể bàn luận về
học thuyết của Aristotle Những câu hỏi 77 và 78 trong
Summa eologica liên quan tới các vấn đề kinh tế, chủ
yếu là giá công bằng, và sự trung thực của người bán
trong việc phân phát các hàng hóa bị lỗi Aquinas lập
luận chống lại bất cứ hình thức lừa gạt nào về đề xuất
phải trả đền bù đi kèm với hàng hóa bị lỗi Trong khi
luật của con người có thể không xử lý được những giao
dịch bất công, những kẻ lừa gạt vẫn sẽ phải chịu tráchnhiệm trước Chúa, theo quan điểm của Aquinas Mộttrong những nhà phê bình chính của Aquinas làDunsScotus(1265-1308) với tác phẩm Sententiae (1295).
Gốc gác ở Duns,Scotland, ông dạy ở các đại họcOxford,Cologne và Paris Scotus cho rằng có thể tính được giácông bằng chính xác hơn so với đề xuất chỉ về mặt ýtưởng của Aquinas, dựa trên chi phí lao động và các chiphí khác, dù ông thừa nhận chi phí khác là khó địnhlượng vì người mua và người bán thường có suy nghĩkhác nhau về việc thế nào là giá công bằng Nếu cácbên tham gia không được hưởng lợi từ giao dịch, theoquan điểm của Scotus, họ sẽ không tiến hành trao đổi.Scotus cũng bênh vực các thương buôn vì họ có vai tròhữu ích và cần thiết cho xã hội, vận chuyển hàng hóa
và đưa chúng đến cộng đồng
2.2 Chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa dân tộc
Bắt đầu từ thời kỳ suy thoái của các lãnh chúaphong
tế ở tầm mức quốc gia bắt đầu được củng cố Từ năm
1492 với những cuộc thám hiểm như củaChristopherColumbus, những cơ hội thương mại mới mở ra vớiTân
muốn tập trung quyền lực và củng cố sự thống nhấtnhà nước để tăng cường quyền lãnh đạo của họ.Chủ
trị và một học thuyết kinh tế ủng hộ việc sử dụng sứcmạnh quân sự của nhà nước để giành giật các thị trường
và bảo vệ những nguồn tài nguyên cướp bóc được.Những người trọng thương tin rằng thương mại quốc
tế là những giao dịch có tổng bằng không Vì tiền bạc
và vàng là những nguồn duy nhất cho sự giàu có và sốlượng tài nguyên có thể chia sẻ giữa các quốc gia là giớihạn Cho nên, các loạithuế được sử dụng để khuyếnkhích xuất khẩu (có nghĩa là mang về nhiều tiền bạchơn cho đất nước) và hạn chế nhập khẩu (tức là chitiêu ra nước ngoài) Nói cách khác, phải luôn duy trìthặng dư trong cán cân thương mại ực ra, khái niệmchủ nghĩa trọng thương chỉ bắt đầu được sử dụng vớicác nghĩa đầy đủ nói trên từ cuối năm 1763 bởiVictor
de Riqueti, marquis de Mirabeau, và trở nên phổ biếnnhờAdam Smith, người quyết liệt chống lại những ýtưởng của chủ nghĩa trọng thương
2.2.1 Thomas Mun
Doanh nhân ngườiAnh omas Mun(1571-1641) đạidiện cho chính sách trọng thương thời kỳ đầu qua
cuốn sách của ông, England’s Treasure by Foraign Trade
(Ngân khố của nước Anh qua thương mại với nướcngoài) Dù tới năm 1664 nó mới được xuất bản, cuốnsách đã được phổ biến rộng dưới dạng bản thảo trước
Trang 128 CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ
đó Mun là một thành viên củaCông ty Đông Ấn Anh
và đã trình bày về những trải nghiệm của ông trong
cuốn A Discourse of Trade from England unto the East
Indies (1621, Ghi chép về thương mại từ Anh tới Đông
Ấn)
eo Mun, thương mại là cách duy nhất để tăng ngân
khố cho nước Anh (tức là sự giàu có của quốc gia) và
để theo đuổi điều đó, ông đề xuất một số phương án
hành động Nhập khẩu cần phải tính toán kỹ để tăng
lượng hàng hóa có thể xuất khẩu, tăng việc sử dụng đất
đai và các tài nguyên thiên nhiên khác để giảm bớt nhu
cầu nhập khẩu, giảm thuế xuất khẩu đánh vào các hàng
hóa sản xuất nội địa từ nguyên vật liệu nước ngoài, và
xuất khẩu những hàng hóa có cầu không co giãn vì có
thể thu được nhiều tiền hơn với mức giá cao hơn
Hornick hoặc Horneck) sinh ởFrankfurt am Mainvà
trở thành nhân viên nhà nước ởÁovào giai đoạn đất
nước ông bị đe dọa liên tục bởi những cuộc xâm lăng
củaĐế chế Ooman Trong tác phẩm Österreich Über
Alles, Wann es Nur Will (1684, Nước Áo trên tất cả, nếu
muốn) ông đã nêu ra những tuyên bố rõ ràng về chính
sách trọng thương Ông liệt kê chín nguyên tắc cơ bản
của nền kinh tế quốc gia
Một, xử lý vấn đề đất đai canh tác của quốc gia với sự
thận trọng tối đa, không để trống bất cứ khoảnh đất
nào có thể canh tác Hai, tất cả hàng hóa trong một
quốc gia không thể sử dụng ở dạng thô cần phải được
sản xuất bên trong quốc gia Ba, cần chú ý tới vấn đề
dân số, để dân không tăng quá mức mà đất nước có thể
đáp ứng Bốn, vàng và bạc không bao giờ được rời quốc
gia trong bất cứ tình huống nào Năm, người dân bản
địa phải luôn sử dụng hàng hóa quốc nội Sáu, hàng
hóa nước ngoài phải được mua không phải bằng vàng
hay bạc, mà bằng đổi hàng lấy hàng Bảy, hàng hóa
nhập khẩu phải được nhập ở dạng nguyên liệu thô, và
chế tạo trong nước Tám, phải ngày đêm tận dụng các
cơ hội bán những hàng hóa dư thừa trong nước sản
xuất được ra nước ngoài, dưới dạng hàng hóa chế tạo
Và chín, không cho phép nhập khẩu trong bất cứ tình
huống nào mà nguồn cung trong nước có thể đáp ứng
Chủ nghĩa dân tộc, tinh thần tự cung tự cấp và quyền
lực nhà nước là những nguyên tắc cơ bản được đề xuất
từ những người theo chủ nghĩa trọng thương
Jean-Baptiste Colbert (1619-1683) là Bộ trưởng tài
chính dưới thời vuaLouis XIV của Pháp Ông đã lập
nên phường hội cho các ngành công nghiệp lớn Lụa,
vải sợi, thảm, đồ nội thất và rượu là những mặt hàng
mà nướcPhápchuyên sản xuất, tất cả những nhà sản
xuất các mặt hàng này phải gia nhập phường hội để
thúc đẩy xuất khẩu Điều này tồn tại cho tới cuộcCáchmạng Pháp eo Colbert "đơn giản, và chỉ có, tiền bạcdồi dào tạo ra sự khác biệt trong sức mạnh giữa các nhànước”
2.3 Thời kỳ khai sáng ở Anh
NướcAnhđã trải qua thời kỳ bất ổn nhất vào thế kỷ 17với những chia rẽ về chính trị và tôn giáo như cuộcnộichiến Anh, việc xử tử vuaCharles Ivà nền độc tài củaCromwell, chưa kểdịch hạchvà những trận hỏa hoạn.Nền quân chủ được khôi phục dưới thời Charles II,người có cảm tình với Công giáo La Mã, nhưng người kế
vị của ôngJames IIlại nhanh chóng bị lật đổ Được mờivào thay thế làWilliam của Orangetheo Tin lành và
nữ hoàngMary II, người đã phê chuẩn Đạo luật về cácquyền 1689 đảm bảo quốc hội chiếm ưu thế trên chínhtrường trong cuộcCách mạng Vinh ang Chính sáchmới đã chứng kiến những tiến bộ khoa học lớn, baogồm việcRobert Boylephát minh rađịnh luật Boyle-Marioe(1660) và SirIsaac Newtonxuất bản tác phẩmCác nguyên lý toán học của triết học tự nhiên(1687)
mô tả ba định luật cơ bản về chuyển động và định luậtvạn vật hấp dẫn Tất cả những nhân tố này góp phầnvào thúc đẩy tư tưởng kinh tế Chẳng hạn, RichardCantillon(1689-1734) đã sao chép những ý tưởng củaNewton về các lực và trọng lực trong tự nhiên sangcho con người và cạnh tranh thị trường trong kinh tế
Trong tác phẩm Essay on the Nature of Commerce in
General (Tiểu luận về bản chất của thương mại tổng
quát), ông lập luận rằng tư lợi duy lý trong một hệthống thị trường tự do sẽ dẫn tới giá cả phù hợp và cótrật tự Không như những người theochủ nghĩa trọngthương, ông lập luận rằng sự giàu có không phải cónguồn gốc từ thương mại, mà từ lao động Người đầutiên đưa những ý tưởng này vào một khung phân tíchchính trị làJohn Locke
2.3.1 John Locke
John Locke(1632–1704) sinh gầnBristolvà theo học ởLondonvàOxford Ông được coi là một trong nhữngnhà triết học quan trọng nhất của thời kỳ này vì việcphát triển học thuyết về khế ước xã hội và những phêbình của ông với omas Hobbes, người bảo vệ sựchuyên quyền của nhà nước trong tác phẩmLeviathan.Locke tin rằng người dân có hợp đồng với nhà nướctrong một xã hội về việc bảo vệ các quyền tài sản của
họ.[1]Ông xác định tài sản với khái niệm rộng, bao gồm
cả sinh mạng và các quyền tự do của con người, cũngnhư của cải của họ Khi con người kết hợp lao động vớitài sản, thì quyền tài sản hình thành Trong tác phẩm
Second Treatise on Civil Government (1689, Tiểu luận
thứ hai về chính quyền dân sự), ông viết
Chúa trao thế giới cho con người…
Trang 132.4 TRƯỜNG PHÁI TRỌNG NÔNG 9
John Locke
Nhưng mỗi người có quyền tài sản với chính
bản thân mình Lao động từ cơ thể chúng ta
và đôi bàn tay chúng ta là của chúng ta Kết
hợp cơ thể đó, đôi bàn tay đó với lao động và
con người tạo ra tài sản cho mình.[2]
Locke lập luận rằng chính quyền không chỉ không được
phép can thiệp vào tài sản của người dân (tức sinh
mạng, quyền tự do và của cải của họ) mà còn phải tích
cực bảo vệ cho người dân an điểm về giá và tiền tệ
của ông được trình bày trong bức thư gửi cho một thành
viên nghị viện năm 1691 với tựa đề Some Considerations
on the Consequences of the Lowering of Interest and the
Raising of the Value of Money (1691, Một số đánh giá
về hậu quả của việc giảm lãi suất và tăng giá trị đồng
tiền) Locke lập luận rằng giá của một hàng hóa tăng
hay giảm, phụ thuộc vào tỉ lệ số người mua và số người
bán.[3]
Dudley North(1641–1691) là một thương nhân và chủ
đất giàu có Ông làm quan chức trong Bộ tài chính
Anh và phản đối lại hầu hết các chính sách của trường
phái trọng thương Trong Discourses upon trade (1691,
Tiểu luận về thương mại), được ông xuất bản nặc danh,
North lập luận rằng đòi hỏi có cán cân thương mại có
lợi là sai ương mại, theo lập luận của ông, có lợi cho
cả hai bên, tăng cường chuyên biệt hóa, phân công lao
động trong sản xuất và làm tăng sự giàu có cho tất
cả mọi người y định về thương mại can thiệp vào
thương mại tự do do đó sẽ làm giảm sự giàu có chung
Dudley North
2.3.3 David Hume
North và bác bỏ những giả thuyết củachủ nghĩa trọngthương Những đóng góp của ông được nêu lên trong
Political Discourses (1752, Tiểu luận chính trị học), sau
đó được củng cố thêm trong Essays, Moral, Political,
Literary (1777, Những bài luận, đạo đức, chính trị, văn
học) Hume cho rằng đòi hỏi về cán cân thương mạikhông chỉ là sai, mà còn là không thể trong bất cứtrường hợp nào Hume cho rằng bất cứ thặng dư từ xuấtkhẩu nào cũng sẽ phải đổi lại bằng việc nhập khẩu vàng
và bạc Điều này chỉ làm tăngcung tiềnvà khiến giá cảtrong nền kinh tế tăng lên Khi giá cả trong nền kinh
tế tăng lên, đến lượt nó làm giảm xuất khẩu cho tới khitình trạng cân bằng với nhập khẩu được tái lập
2.4 Trường phái trọng nông
Cũng bất đồng với quan điểm của chủ nghĩa trọng
(1712–1759) đã trở nên nổi tiếng khi đặt câu hỏi tạisao lại khó đạt được thương mại tự do như thế Ông làmột trong những người đầu tiên củachủ nghĩa trọngnôngtrong kinh tế Trường phái này coi nông nghiệp lànguồn gốc của sự giàu có Sử giaDavid B Danbomviếtrằng những người trọng nông “thù ghét các thành pố
vì sự nhân tạo của chúng và ca ngợi đời sống tự nhiên
Họ ngưỡng mộ những nông dân.”[4]Vào cuối thế kỷ 17
và đầu thế kỷ 18, những tiến bộ lớn diễn ra trong khoahọc tự nhiên và giải phẫu học, bao gồm việc phát hiện
ra vòng tuần hoàn máu trong cơ thể người Khái niệmnày được những người theo chủ nghĩa trọng thương áp
Trang 1410 CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ
Pierre Samuel du Pont de Nemours , một nhân vật lớn của trường
phái trọng nông, di cư sang Mỹ và con trai ông đã thành lập hãng
DuPont, hãng hóa chất lớn thứ hai thế giới.
dụng, với đề xuất của họ về “dòng tuần hoàn thu nhập”
chảy qua nền kinh tế
François esnay(1694–1774) là ngự y của vuaLouis
XV của Pháp Ông tin rằng thương mại và công nghiệp
không phải là nguồn gốc cho sự giàu có, và trong cuốn
sách của ông,Tableau économique(1758, Cái bàn kinh
tế), esnay lập luận rằng thặng dư trong nông nghiệp,
chảy vào nền kinh tế dưới hình thức tiền thuê, tiền
lương và thương mại nông nghiệp, là động lực đích thực
của nền kinh tế Vì vậy, esnay lập luận, trước hết luật
lệ làm cản trở dòng chảy thu nhập qua tất cả các giai
cấp trong xã hội, do đó làm cản trở phát triển kinh tế
ứ hai, thuế đánh vào các giai cấp sản xuất, như nông
dân, phải giảm xuống, mà phải tăng thuế vào những
tầng lớp không sản xuất, như chủ đất, vì cuộc sống xa
hoa của họ bóp méo dòng chảy thu nhập.David Ricardo
sau này chứng minh rằng thuế đánh vào đất thực chất
là đánh vào chính những người tá điền, trong tác phẩm
của ông Law of Rent (1809).
gia đìnhNorman Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông,
Réflexions sur la formation et la distribution des richesses
(1766, Những suy nghĩ về sự hình thành và phân bố của
cải) phát triển học thuyết của esnay cho rằng đất đai
là nguồn gốc của sự giàu có Turgot chia xã hội thành
ba giai cấp: giai cấp sản xuất nông nghiệp, giai cấp ănlương và giai cấp sở hữu đất Ông lập luận rằng chỉ nênđánh thuế dựa trên sản phẩm làm từ đất đai và ủng hộ
tự do hoàn toàn cho thương mại cũng như công nghiệp
áng 8 năm 1774, Turgot được bổ nhiệm làm bộtrưởng tài chính và trong hai năm ông đã tiến hànhnhiều biện pháp chống lại các quan điểm trọng thương
và quan điểm phong kiến được nhà vua ủng hộ Trongmột tuyên bố về những nguyên tắc làm việc của ông,được gửi cho nhà vua, Turgot nêu luận điểm ba không:
“không để nhà nước phá sản, không tăng thuế, khôngvay mượn.” Ước muốn cuối cùng của Turgot là chỉ đánhduy nhất một loại thuế lên đất và bỏ các loại thuế giánthu khác, nhưng các biện pháp của ông gặp phải sựchống đối quyết liệt từ những người sở hữu đất Hai sắclệnh, một yêu cầu giảm số tiền tô tá điền phải nộp chochủ đất (thường là quý tộc) và một loại bỏ các đặc quyềncủa những phường hội, đặc biệt gặp phải sự chống đốimạnh mẽ Ông buộc phải từ chức năm 1776
2.5 Adam Smith và Sự giàu có của các quốc gia
Adam Smith, cha đẻ của kinh tế chính trị học hiện đại.
cha đẻ của kinh tế chính trị học hiện đại Việc xuấtbản tác phẩmTìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia (hay Sự giàu có của các quốc gia)
năm 1776 trùng hợp không chỉ với cuộcCách mạng Mỹ,không lâu trước những biến động rộng khắp ởchâu Âu
do cuộcCách mạng Pháp, mà còn vào bình minh củacuộcCách mạng công nghiệpgiúp tạo ra của cải ở quy
mô lớn hơn bất cứ khi nào trước đó Smith vốn là một
Trang 152.5 ADAM SMITH VÀ SỰ GIÀU CÓ CỦA CÁC QUỐC GIA 11
nhà triết học luân lý người Scotland Cuốn sách đầu
tiên xuất bản của ông là e eory of Moral Sentiments
(1759, Học thuyết về những cảm xúc luân lý) Ông lập
luận rằng những hệ thống đạo đức do con người phát
triển nên thông qua các mối quan hệ cá nhân với những
cá nhân khác, và chuyện đúng sai được phân biệt thông
qua phản ứng của những người khác với hành vi của
một cá nhân Ban đầu, cuốn sách này giúp Smith nhận
được nhiều sự chú ý hơn hẳn tác phẩm thứ hai của ông,
Sự giàu có của các quốc gia, vốn bị dư luận hoàn toàn
phớt lờ.[5]Nhưng kiệt tác của Smith vẫn rất thành công
với những người quan tâm đến nó
William Pi,ủ tướng AnhcủaĐảng Bảo thủvào cuối
những năm 1870 ban hành các đề xuất thuế dựa trên
những ý tưởng của Smith và ủng hộthương mại tự do
như một môn đồ nhiệt thành của tác phẩm Sự giàu có
của các quốc gia.[6] Smith được bổ nhiệm làm cao ủy
về hải quan củaAnhquốc và trong 20 năm, ông đã có
cả một thế hệ mới những tác giả đi sau với ý định xây
dựng một ngành khoa học riêng cho kinh tế chính trị.[5]
Edmund Burke
Smith bày tỏ những suy nghĩ giống nhau của ông với
Edmund Burke, một nghị sĩ được biết đến rộng rãi là
một nhà triết học chính trị thời bấy giờ
Burke là người duy nhất tôi từng biết nghĩ
về các chủ đề kinh tế chính xác như cách tôi
nghĩ mà không hề có trao đổi nào trước đó
giữa chúng tôi.[7]
Burke cũng là một nhà kinh tế chính trị có tên tuổi, với
cuốn sách oughts and Details on Scarcity (Những suy
nghĩ và chi tiết về sự khan hiếm) Ông chỉ trích chínhtrị học tự do, và lên án cuộcCách mạng Pháp, nổ ra
năm 1789 Trong tác phẩm Reflections on the Revolution
in France (1790, Những suy nghĩ về cuộc Cách mạng
Pháp), ông viết rằng “thời đại của các hiệp sĩ kỵ mã đãchết, thời đại của những cậu học trò, những nhà kinh
tế và những người làm tính đã thay thế, và vinh quang
ở châu Âu sẽ tàn lụi vĩnh viễn.” Những người cùng thờichịu ảnh hưởng của Smith bao gồmFrançois esnay
vàJacques Turgot, người mà ông gặp trong một chuyến
điParis, vàDavid Hume, đồng hương Scotland của ông
ời đại này cũng là giai đoạn mà các học giả đứngtrước một yêu cầu chung giải thích những biến động
xã hội do cuộcCách mạng công nghiệpvà sự hỗn loạnkhi những cấu trúcphong kiếnvàquân chủởchâu Âu
bị thách thức nghiêm trọng
2.5.2 Bàn tay vô hình
Smith bảo vệ một hệ thống tự do tự nhiên[9] trong đó
nỗ lực cá nhân giúp tạo ra hàng hóa cho xã hội Smithtin rằng những người ích kỷ trong xã hội cũng sẽ bịkềm chế và làm việc vì điều tốt trong một thị trườngcạnh tranh Giá cả thường không đại diện cho giá trịcủa hàng hóa hay dịch vụ eo bướcJohn Locke, Smithcho rằng giá trị thật của mọi thứ nằm trong hàm lượnglao động được đầu tư vào đó
Mỗi người giàu hay nghèo tùy thuộc vàomức độ mà người đó có thể chi trả để tậnhưởng những tiện nghi và niềm vui trong đờingười Nhưng một khiphân công lao độngđãdiễn ra xuyên suốt, lao động tự thân của mộtngười chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhucầu của anh ta Phần lớn hơn nhiều anh taphải nhận được từ lao động của những ngườikhác, và anh ta phải giàu hoặc nghèo tùythuộc vào số lượng lao động mà anh ta có thểchi phối, hay anh ta có thể chi trả để mua.Giá trị của bất kỳ hàng hóa nào, do đó, vớingười sở hữu nó, và người không có ý định
tự mình tiêu dùng nó, mà đổi nó lấy các hànghóa khác, là bằng với khối lượng lao động chophép anh ta mua hay chi phối Lao động, do
đó, là thước đo đích thực của giá trị có thểtrao đổi được của tất cả hàng hóa Giá thực
sự của tất cả mọi thứ, điều mà tất cả mọi thứkhiến cho một người phải tốn phí để có được,
là công sức và những khó khăn bỏ ra để cóđược nó
Trang 1612 CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ
nhưng đồng thời một cách nghịch lý, điều đó giúp cho
việc định giá đúng giá trị những hàng hóa của họ Lập
luận của ông về cạnh tranh như sau
Khi số lượng bất kỳ hàng hóa nào được
đưa vào thị trường thấp hơn so với nhu cầu
thực tế, tất cả những ai sẵn sàng chi trả…
sẽ không nhận được số lượng mà họ muốn…
Một số người sẽ đồng ý trả nhiều hơn Cạnh
tranh sẽ xảy ra giữa họ, và giá thị trường sẽ
tăng… Khi số lượng hàng hóa được đưa ra thị
trường vượt hơn nhu cầu thực tế, hàng hóa
sẽ không thể bán hết cho những người sẵn
sàng trả mức giá bao gồm chi phí cố định,
tiền lương và lợi nhuận cho người bán… Giá
thị trường sẽ giảm…[11]
Smith tin rằng một thị trường sẽ sinh ra điều mà ông gọi
là sự giàu có gia tăng Điều này bao gồm hàng loạt khái
niệm, như sự phân công lao động là động lực cho hiệu
quả kinh tế, nhưng nó bị giới hạn bởi quy mô của các thị
trường Cả phân công lao động và mở rộng thị trường
đòi hỏi sự tích tụ tư bản lớn bởi những doanh nhân và
những nhà lãnh đạo kinh doanh và công nghiệp Toàn
bộ hệ thống dựa trên nền tảng duy trì sự đảm bảo với
quyền tư hữu về tài sản
Trang bìa cuốn Sự giàu có của các quốc gia.
Tầm nhìn của Smith về nền kinh tế thị trường tự do,dựa trên quyền tư hữu tài sản được bảo đảm, tích tụ tưbản, mở rộng các thị trường và phân công lao động đốilập với xu hướng của những người trọng thương tìm
cách quản lý tất cả những hành động xấu xa của con
người.[9]ứ nhất, Smith tin rằng chính xác thì chínhquyền có ba chức năng hợp pháp Chức năng thứ balà…
…thiết lập và duy trì những dịch vụ vàđịnh chế công cộng nhất định, vốn không bất
kỳ cá nhân nào, hay nhóm nhỏ các cá nhânnào, có thể thiết lập và duy trì vì lợi ích củahọ… Mọi hệ thống (nhà nước) bị lôi kéo vềphía lợi ích nhóm của một số lĩnh vực nhấtđịnh để những lĩnh vực này nhận được phầnchia lớn hơn từ vốn của xã hội, theo lẽ tựnhiên, sẽ đi tới sụp đổ, thay vì tăng trưởng,tiến tới một xã hội thực sự giàu có và thịnhvượng
ứ hai, ngoài sự cần thiết có dẫn đạo của nhà nướctrong một số lĩnh vực nhất định, Smith lập luận rằngcác tập đoàn lũng đoạn theo kiểu cartel là điều xấu vìchúng có nguy cơ giới hạn việc sản xuất cũng như chấtlượng của hàng hóa và dịch vụ.[12]
ứ ba, Smith chỉ trích nhà nước ủng hộ bất cứ hìnhthứcđộc quyềnnào, vì độc quyền luôn dẫn tới việc bòn
rút của người mua với mức giá cao nhất.[13]Sự tồn tạicủa độc quyền và nguy cơ xuất hiện các cartel, sau này
sẽ là trọng tâm của chính sách về luật cạnh tranh, cóthể phá hoại những lợi ích của thị trường tự do vì lợiích của các doanh nghiệp với cái giá phải trả thuộc vềngười tiêu dùng
2.6 Kinh tế chính trị cổ điển
Những nhà kinh tế cổ điển được nhắc tới như một tậphợp lần đầu tiên bởiKarl Marx.[14] Điểm chung trongcác học thuyết của họ làhọc thuyết giá trị lao động, đốilập với giá trị xuất phát từ một sự cân bằng giữa cung
và cầu Những nhà kinh tế này trước hết đã chứng kiến
sự chuyển đổi kinh tế xã hội do cuộcCách mạng côngnghiệp: sự giảm dân số ở nông thôn, bất ổn, nghèo đói,
sự xuất hiện của giai cấp công nhân
Họ đặt câu hỏi về gia tăng dân số, vì những chuyển dịchnhân khẩu đã bắt đầu ởAnhvào thời đó Họ cũng nêu
ra những câu hỏi mang tính nền tảng, về nguồn gốccủa giá trị hàng hóa, những nguyên nhân dẫn tới tăngtrưởng kinh tế và vai trò của tiền trong nền kinh tế Họủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, lập luận rằng đó
là một hệ thống tự nhiên dựa trên sự tự do và quyền sởhữu tài sản Tuy nhiên, những nhà kinh tế học cổ điểnchia rẽ và không tạo thành một dòng tư tưởng thốngnhất
Trang 172.6 KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỔ ĐIỂN 13
Một học thuyết đáng chú ý trong kinh tế học cổ điển
là học thuyết về tiêu dùng dưới mức, đượctrường phái
Birminghamvàomas Malthusphát triển vào đầu thế
kỷ 19 Những người thuộc trường phái này lập luận
rằng chính quyền phải hành động để giảm bớt tình
trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế, họ là những
người tiền bối về học thuật củakinh tế học Keynessau
này vào những năm 1930 Một trường phái đáng chú
ý khác là chủ nghĩa tư bản Manchester, trường phái
muốn thúc đẩy thương mại tự do, chống lại học thuyết
củachủ nghĩa trọng thươngtrước đó
Jeremy Bentham
Jeremy Bentham(1748–1832) có lẽ là nhà tư tưởng cấp
tiến nhất ở thời đại của ông và là người phát triển khái
niệm vềchủ nghĩa công lợi Bentham là một ngườivô
thần, một nhà cải cách với các trại giam, người hoạt
động vì quyền động vật, tin tưởng ởbầu cử phổ thông,
tự do ngôn luận, thương mại tự dovàbảo hiểm y tế
ở một thời đại mà rất ít người dám bảo vệ những giá
trị đó Ông đi học từ rất sớm, hoàn tất đại học và bắt
đầu hành nghề luật sư từ năm 18 tuổi Cuốn sách đầu
tiên của ông, A Fragment on Government (1776, Một
mảnh về chính quyền) được xuất bản nặc danh là một
sự phê bình đanh thép với tác phẩm Commentaries of
the laws of England (Những bình luận về luật pháp
nước Anh) củaWilliam Blackstonetrước đó Cuốn sách
thành công lớn cho tới khi bị phát hiện là của Bentham
trẻ tuổi, chứ không phải của một giáo sư tiếng tăm
như lời đồn Trong tác phẩm e Principles of Morals
and Legislation (1791, Những nguyên lý của đạo đức và
pháp lý), Bentham đã vạch ra học thuyết của ông vềchủ nghĩa công lợi.[15]
Mục tiêu của pháp luật phải là làm giảm sự khổ đau
và chịu đựng trong khi tạo ra hạnh phúc lớn nhấtcho đa số lớn nhất.[16]Bentham thậm chí thiết kế mộtphương pháp luận toàn diện cho việc tính toán tổnghạnh phúc xã hội mà một đạo luật có thể tạo ra, một
felicific calculus, hay phép tính hạnh phúc.[17] Xã hội,theo Bentham, không gì khác hơn là tổng cộng của các
cá nhân,[18] nên nếu nhắm vào việc tạo ra sự tốt đẹpcho xã hội, thì phải đảm bảo tạo ra nhiều sự hài lònghơn là nỗi đau, dù cho số lượng cá nhân là bao nhiêu.Chẳng hạn, một đạo luật đề xuất mọi xe buýt trongthành phố có lối lên xuống cho xe lăn, nhưng sẽ làmchậm tốc độ di chuyển của xe buýt Hàng triệu người
đi xe buýt do đó sẽ phải chịu sự phiền toái nhỏ (haynỗi đau) vì mất thêm thời gian cho giao thông và đi lại,nhưng một số nhỏ những người sử dụng xe lăn sẽ nhậnđược sự hài lòng lớn vì có thể sử dụng phương tiện côngcộng, sự hài lòng lớn này giá trị hơn tổng cộng sự phiềntoái của những người dùng khác
So sánh về mức độ hạnh phúc của các cá nhân là điềuBentham tin có thể làm được, ý tưởng là sự hài lònglớn cho một người có thể ý nghĩa hơn phiền toái nhỏcho nhiều người Nhưng học thuyết của ông sau này
bị chỉ trích vì liệu sự tính toán hạnh phúc có cho phépmột nhà độc tài hạnh phúc lớn dựa trên sự đau khổcủa số đông? Ngoài ra, bất chấp phương pháp luận củaBentham, hạnh phúc vẫn là điều rất khó cân đong đođếm
2.6.2 Jean-Baptiste Say
Jean-Baptiste Say(1767–1832) là một người Pháp sinh ởLyon Ông đã giúp phổ biến tác phẩm củaAdam Smith
ở Pháp.[19] Cuốn sách của ông A Treatise on Political
Economy (1803, Một chuyên luận về kinh tế chính trị)
bao gồm một đoạn văn ngắn sau này trở thành giáo lýcho kinh tế chính trị học tới tận cuộcĐại khủng hoảng
và được biết đến làNguyên lý Sayvề các thị trường Saycho rằng không bao giờ có sự thiếu hụt lượng cầu haytình trạng dư thừa hàng hóa trong nền kinh tế eoSay, mọi người sản xuất ra hàng hóa để thỏa mãn nhucầu của chính họ, chứ không phải của người khác Sảnxuất vì vậy không phải là vấn đề về phía cung, mà làchỉ dấu của những người sản xuất muốn có hàng hóa.Say đồng ý rằng một phần thu nhập được các hộ giađình tiết kiệm, nhưng trong dài hạn, tiết kiệm được đầu
tư Đầu tư và tiêu dùng do đó là hai nhân tố của cầu,nên sản xuất tức là cầu, nên không thể có chuyện sảnxuất vượt qua mức cầu, hay nhìn chung là sẽ không cóchuyện dư cung Say lập luận tiền bạc là trung tính, vìvai trò duy nhất của nó là làm công cụ cho trao đổi,
vì vậy, mọi người muốn tiền chỉ để mua hàng hóa Say
Trang 1814 CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG KINH TẾ
Nguyên lý Say , cho rằng cung luôn bằng với cầu, không bị thách
thức cho tới thế kỷ 20.
cho rằng “tiền là một thứ che đậy bên ngoài”
Tổng kết hai ý tưởng đó, Say cho rằng “hàng hóa được
dùng để đổi hàng hóa” Cùng lắm thì sẽ có những lĩnh
vực kinh tế khác nhau trong đó cầu không được đáp
ứng Nhưng qua thời gian cung sẽ chuyển dịch, các
doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản xuất và thị trường sẽ
tự điều chỉnh Một ví dụ của tình trạng thừa cung là
thất nghiệp, nói cách khác, có quá nhiều cung người
lao động, và quá ít việc làm Nguyên lý Say nói điều đó
đồng nghĩa với việc có tình trạng mức cầu cho các sản
phẩm khác vượt quá mức cân bằng và thị trường sẽ tự
điều chỉnh
Như vậy, tiền đề của nguyên lý này là giá cả hàng hóa sẽ
được điều chỉnh nếulượng cungvàlượng cầuhàng hóa
không cân bằng Nếu lượng cung vượt quá lượng cầu
(dư cung), thì nhất định giá cả hàng hóa sẽ giảm Lượng
cầu hàng hóa nhờ thế sẽ tăng lên, khiến cho lượng cung
và lượng cầu trở nên cân bằng Từ đó suy ra, để nền
kinh tế quốc gia có thể trở nên giàu có hơn, thì chỉ cần
đẩy mạnh sản xuất (tăngtổng cung)
Nguyên lý Say trở thành nền tảng cho lý thuyết kinh tế
tới tận những năm 1930 và được dịch sangtiếng Anh
lần đầu bởi James Mill Sau đó nó nhận được sự ủng
hộ từDavid Ricardo,Henry ornton[20]vàJohn Stuart
Mill Tuy nhiên, hai nhà kinh tế chính trị khác,omas
MalthusvàSismonditỏ ra không thật sự tin ở nguyên
lý này
2.6.3 Thomas Malthus
Thomas Malthus cảnh báo các nhà làm luật về các hệ quả của những chính sách giảm nghèo.
Đảng bảo thủ trong ốc hội Anh Trái ngược vớiJeremy Bentham, ông tin rằng chính quyền phải tránh
xa các vấn đề của xã hội.[21]Malthus dành chương cuối
cuốn sách của ông Principles of Political Economy (1820,
Các nguyên lý kinh tế chính trị) để phán bácNguyên
lý Sayvà tranh luận rằng nền kinh tế có thể trì trệ nếukhông có được “mức cầu hiệu quả".[22]
Nói cách khác, nếu tiền lương thấp hơn tổng chi phí sảnxuất, thì tiền lương đó không thể mua hết các sản phẩmđầu ra của các ngành sản xuất, khiến giá cả giảm xuống.Giá giảm làm xói mòn động cơ đầu tư và vòng xoáy đó
có thể cứ tiếp diễn không ngừng Tuy nhiên, Malthus
nổi tiếng hơn với tác phẩm trước đó của ông, An Essay
on the Principle of Population (Tiểu luận về nguyên tắc
của dân số) Tác phẩm này tranh luận sự can thiệp củanhà nước là không thể vì hai nguyên nhân “ực phẩm
là cần thiết cho sự tồn tại của con người ", Malthus viết
“Cảm xúc và mong muốn truyền lại nòi giống giữa haigiới tính là cần thiết và sẽ được duy trì gần như ở tìnhtrạng hiện tại”, có nghĩa là “sức gia tăng dân số chắcchắn lớn hơn khả năng mà Trái Đất có thể cung cấpcho sự tồn tại của loài người.”[23]
Tuy nhiên, tình trạng gia tăng dân số được kiểm soátbởi các thiên họa và nhân họa Tăng lương cho số đông
có thể gây ra vấn đề tăng dân số, gây căng thẳng chonguồn cung của Trái Đất và dẫn tới những thiên tai vànhân họa để điều chỉnh lại dân số như ban đầu.[24]
Trang 192.6 KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỔ ĐIỂN 15
Ricardo nổi tiếng với quy luật của lợi thế so sánh
David Ricardo(1772–1823) sinh ởLondon Năm 26 tuổi,
ông đã là một nhà buôn chứng khoán giàu có và mua
cho mình một ghế nghị sĩ ởIrelandđể làm bước đệm
bước vàoHạ viện Anh.[25]Tác phẩm nổi tiếng nhất của
Ricardo là Principles of Political Economy and Taxation
(Những nguyên lý về kinh tế chính trị và thuế khóa)
Tác phẩm bao gồm những chỉ trích của ông với các
rào cản thương mại quốc tế và sự mô tả về cách thức
phân phối thu nhập trong dân số Ricardo phân biệt
giữa người làm công ăn lương, những người nhận một
mức lương cố định ở mức đủ để họ sống sót; với chủ đất,
tức những người thu tô; và những nhà tư bản, những
người nắm giữ vốn tư bản và tạo ra lợi nhuận, tức là
phần thu nhập dôi dư ra của một xã hội.[26]
Nếu dân số tăng, sẽ phải có thêm đất canh tác, những
phần đất sẽ có độ màu mỡ kém hơn những vùng đất đã
được canh tác rồi, vì quy luật sản lượng giảm dần Do
đó, chí phí sản xuấtlúa mìsẽ tăng, và giá lúa mì sẽ tăng:
Phần địa tô sẽ tăng, lương cũng sẽ phải điều chỉnh theo
các mức tăng giá đó để cho phép người làm công sống
sót được Lợi nhuận vì thế giảm xuống, cho tới khi các
nhà tư bản không thể đầu tư nữa Vì vậy, Ricardo kết
luận nền kinh tế sẽ hướng tới một tình trạng trì trệ
Để can thiệp vào tình trạng trì trệ này, Ricardo ủng hộ
thúc đẩy thương mại quốc tế để nhập khẩu lúa mì ở
giá thấp để đối phó với các chủ đất muốn tăng địa tô
Các đạo luật về ngũ cốc ở Anh được thông qua năm
1815 thiết lập nên hệ thống thế khóa hết sức phiền
phức nhằm ổn định giá lúa mì ở thị trường trong nước
Ricardo tranh luận rằng tăng thuế nhập khẩu, dù vớimục tiêu tưởng chừng là vì lợi ích của người nông dântrong nước, chỉ khiến giá cả tăng lên, và phần đó sẽ trởthành địa tô rơi vào túi các chủ đất, chứ người nôngdân thực chất không được hưởng gì.[27]
Hơn nữa, thêm lao động được tuyển dụng trong ngànhsản xuất lúa mì đồng nghĩa với việc làm tăng chi phílương ở các ngành khác và do đó làm giảm xuất khẩu
và lợi nhuận từ các ngành xuất khẩu Kinh tế học vớiRicardo là mối quan hệ giữa “ba nhân tố sản xuất":đất đai,lao độngvàvốn Ricardo sử dụng toán học đểthuyết minh rằng lợi ích từ thương mại có thể lớn hơnnhững lợi ích của chính sách bảo hộ Ý tưởng vềlợi thế
so sánhcho rằng ngay cả nếu một nước bị bất lợi trongviệc sản xuất ra các hàng hóa so với một nước khác,nước đó vẫn có thể hưởng lợi từ việc mở cửa biên giới
vì dòng hàng hóa vào được sản xuất rẻ hơn so với sảnxuất ở trong nước, tạo ra lợi ích cho người tiêu dùngtrong nước.[28]eo Ricardo, khái niệm này sẽ dẫn tớichuyển dịch về giá cả, dần dần cho phép nước Anh sảnxuất những hàng hóa mà nước này có lợi thể so sánhcao nhất
2.6.5 John Stuart Mill
John Stuart Mill(1806–1873) là một nhân vật hàng đầutrong dòng tư duy kinh tế chính trị ở thời của ông Ông
là nghị sĩ Anh đại diện khu vực Westminster và còn
là một triết gia chính trị hàng đầu Từ nhỏ Mill đã có
tố chất thiên tài Ông đọc triết học Hy Lạp cổ đại lúc
ba tuổi và theo đuổi sự nghiệp học hành rất tích cựcnhờ người chaJames Mill.[29]Jeremy Benthamlà thầydạy của ông và là một người bạn của gia đình Mill cònchịu ảnh hưởng lớn từDavid Ricardo Cuốn đầu tiêntrong bộ sách giáo khoa của Mill, in năm 1848 với tựa đề
Principles of Political Economy (Những nguyên lý kinh
tế chính trị) là một tác phẩm tổng kết các tri thức vềkinh tế của giai đoạn giữa thế kỷ 19.[30]
Principles of Political Economy được sử dụng làm sách
giáo khoa cơ bản trong hầu hết các trường đại học chotới đầu thế kỷ 20 Về vấn đề tăng trưởng kinh tế, Milltìm kiếm một lập trường trung lập giữa quan điểm của
mại và sáng tạo công nghệ với quan điểm củaomasMalthusvề những giới hạn của gia tăng dân số Trongcuốn sách thứ tư, Mill vạch ra một số viễn cảnh tươnglai, thay vì dự đoán riêng một kết cục nào đó Kịch bảnthứ nhất theo thuyết Malthus cho rằng dân số tăngnhanh hơn khả năng cung cấp của Trái Đất, dẫn tớilương giảm và lợi nhuận tăng.[31]
Kịch bản thứ hai, theo Smith, vốn tư bản được tích tụnhanh hơn mức tăng danh số nên tiền lương thực tế sẽtăng Kịch bản thứ ba phản ánh quan điểm của Ricardo,rằng nếu tích tụ tư bản và dân số tăng cùng mức, côngnghệ ổn định, sẽ không có thay đổi nào trong tiền lươngthực tế vì cung và cầu cho lao động sẽ vẫn giữ nguyên