1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nước ta hiện nay

120 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Người thụ hưởng lại tiếp tục phát lệnh thanh toán bằng phương tiện phù hợp hoặc chi trả cho người thụ hưởng tiếp theo qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ… Nếu người thụ hưởng nhận t

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN THỊ XUÂN LIỄU

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2008

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 9

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TT KDTM 9

1.1.1 MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH TOÁN TIỀN MẶT VÀ TT KDTM 9

1.1.2 KHÁI NIỆM TT KDTM 10

1.1.3 ĐẶC ĐIỂM TT KDTM 10

1.1.4 TÁC DỤNG TT KDTM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 11

1.2 NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 12 1.2.1 THANH TOÁN BẰNG SÉC (CHEQUE – CHECK) 12

1.2.1.1 Khái niệm 12

1.2.1.2 Những quy tắc chung trong thanh toán bằng séc 12

1.2.1.3 Các loại séc trong thanh toán 13

1.2.1.4 Phạm vi sử dụng trong thanh toán 14

1.2.1.5 Thủ tục phát hành và thanh toán séc 14

1.2.2 ỦY NHIỆM CHI (UNC) 17

1.2.2.1 Khái niệm 17

1.2.2.2 Thủ tục lập chứng từ và thanh toán 18

1.2.3 UỶ NHIỆM THU (UNT) 18

1.2.3.1 Khái niệm 18

1.2.3.2 Luân chuyển chứng từ và thanh toán bằng UNT 19

1.2.4 THƯ TÍN DỤNG 20

1.2.4.1 Khái niệm 20

1.2.4.2 Thủ tục lập, luân chuyển chứng từ và thanh toán 20

1.2.5 THẺ THANH TOÁN 21

1.2.5.1 Khái niệm 21

1.2.5.2 Các loại thẻ thanh toán 22

Trang 3

1.2.5.3 Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ thanh toán

22

1.2.5.4 Quá trình thanh toán bằng thẻ thanh toán 23

1.3 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG 24

1.3.1 THANH TOÁN LIÊN HÀNG 24

1.3.2 THANH TOÁN BÙ TRỪ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN 25

1.3.2.1 Phạm vi áp dụng 25

1.3.2.2 Những quy định cụ thể 26

1.3.2.3 Quy trình và kỹ thuật thanh toán bù trừ 26

1.3.3 THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 26

1.3.4 MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI Ở NGÂN HÀNG KHÁC ĐỂ THANH TOÁN27 1.3.5 ỦY NHIỆM THU CHI HỘ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG 27

1.4 SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN TT KDTM VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 28

1.4.1 SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI CHÂU ÂU, Á, MỸ 28

1.4.1.1 Tại Châu Âu 28

1.4.1.2 Tại Mỹ 29

1.4.1.3 Singapore 31

1.4.2 HỆ THỐNG THANH TOÁN CỦA THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 33

1.4.2.1 Hệ thống thanh toán 33

1.4.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35

LỜI KẾT CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIỀN MẶT VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN 38

2.1 CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN TT KDTM ĐANG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM 38

2.1.1 THANH TOÁN BẰNG CHUYỂN KHOẢN 38

2.1.1.1 Các hình thức thanh toán 38

2.1.1.2 Thực trạng 40

2.1.1.3 Nguyên nhân 42

2.1.2 THANH TOÁN BẰNG SÉC 43

Trang 4

2.1.2.1 Những vấn đề liên quan đến séc 43

2.1.2.2 Thực trạng 45

2.1.2.3 Nguyên nhân 46

2.1.3 THANH TOÁN BẰNG CÁC LOẠI THẺ ĐANG LƯU HÀNH 46

2.1.3.1 Đặc điểm chung 46

2.1.3.2 Sự khác biệt 49

2.1.3.3 Tiện ích và thực trạng 51

2.1.3.4 Nguyên nhân 54

2.1.4 THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ 56

2.1.4.1 Các hình thức thanh toán 56

2.1.4.2 Thực trạng 57

2.1.4.3 Nguyên nhân

2.2 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN TTT KDTM 58

2.2.1 THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 58

2.2.2 CÁC MẶT CÒN HẠN CHẾ 61

2.2.3 NGUYÊN NHÂN 62

2.3 CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 65

2.3.1 Những vấn đề tiêu cực nảy sinh nếu sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán trọng yếu 65

2.3.2 Vì sao thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn chỗ đứng 66

LỜI KẾT CHƯƠNG 2 67

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 69

3.1 GIẢI PHÁP MANG TÍNH VĨ MÔ LIÊN QUA ĐẾN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC, QUY ĐỊNH CỦA CÁC BỘ NGÀNH CÓ LIÊN QUAN 69

3.1.1 BAN HÀNH LUẬT LIÊN QUA ĐẾN CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH THANH TOÁN 69

3.1.2 TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA VỤ THANH TOÁN 69

3.1.3 QUY ĐỊNH TRONG THANH TOÁN ĐỐI VỚI KHU VỰC NHÀ NƯỚC 70

3.1.4 QUY ĐỊNH TRONG THANH TOÁN ĐỐI VỚI KHU VỰC TƯ NHÂN 71

3.1.5 PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN 71

3.1.6 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN 73

Trang 5

3.1.7 QUẢN LÝ TỐT PHÍ GIAO DỊCH TRONG THANH TOÁN 74

3.1.8 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 74

3.1.9 NGUỒN TÀI CHÍNH 75

3.1.10 GIẢI PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN THUẾ 75

3.1.11 ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 76

3.1.11.1 Xây dựng khung phí giao dịch tiền mặt và chuyển khoản 76

3.1.11.2 Nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán Điện tử NHNN 78

3.1.11.3 Hoàn thiện hệ thống thanh toán thẻ 79

3.1.11.4 Hoàn thiện hệ thống giao dịch chứng khoán 80

3.2 GIẢI PHÁP MANG TÍNH VI MÔ LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 81

3.2.1 ĐẦU TƯ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRONG CÔNG TÁC GIAO DỊCH THANH TOÁN 81

3.2.2 ĐẦU TƯ, TRANG BỊ CƠ SỞ HẠ TẦNG, GIẢI QUYẾT NHỮNG THỰC TRẠNG KHI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TT KDTM 82

3.2.2.1 Đối với thanh toán bằng chuyển khoản 82

3.2.2.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu 84

3.2.2.3 Về thanh toán bằng thẻ 85

3.2.2.4 Thanh toán bằng séc 86

3.2.2.5 Thanh toán bằng những phương tiện điện tử 87

3.2.2.6 Đảm bảo mạng lưới thanh toán rộng khắp 88

3.3 SƯ PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC, HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHỦ THỂ THANH TOÁN 89 3.3.1 CHÍNH SÁCH RA ĐỜI PHẢI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI 89

3.3.2 CHÍNH SÁCH RA ĐỜI PHẢI ĐƯỢC TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT 90

3.3.3 CÁC BÊN THAM GIA TRONG QUÁ TRÌNH THANH TOÁN PHẢI THỰC HIỆN ĐỒNG NHẤT 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTĐT: Bù trừ Điện tử

ĐTLNH: Điện tử Liên Ngân hàng

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTW: Ngân Hàng Trung ương

TCTD: Tổ chức Tín dụng

TTLNH: Thanh toán Liên Ngân hàng

TT KDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt

ACH: Automated Clearing House

BIS: Bank international Settlement

CPSS: Committee on Payment and Settlement Systems

EFTPOS: Electronic Funds Transfer at Point Of Sale

MAS: Monetary Authority of Singapore

NETS: Network fof Electronic Transfers (Singapore) Pte Ltd

POS: Point Of Sale

SACH: Singapore Automated Clearing House

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Chương 1:

1 Bảng 1.1: Số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt tại Pháp năm

2006

2 Bảng 1.2: Số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt tại Mỹ năm 2000

3 Biểu đồ 1.1: Biểu đồ tỷ trọng sử dụng các loại phương tiện thanh toán không

dùng tiền mặt nằm 2006 tại các quốc gia Châu Âu

4 Biểu đồ 1.2: Biểu đồ số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt năm

2000 tại Mỹ

5 Biểu đồ 1.3: Số lượng thanh toán không dùng tiền mặt năm 2000 tại Mỹ

6 Biểu đồ 1.3: Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt năm 2000 tại Mỹ

Chương 2:

7 Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng giao dịch qua các kênh thanh toán

8 Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán năm 2004

9 Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán năm 2005

10 Biểu đồ 2.4 – Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán năm 2006

11 Hình 2.1 và 2.2: Mẫu thẻ do Ngân hàng trong nước phát hành

12 Hình 2.3 và 2.4: Mẫu thẻ thanh toán toàn cầu cho tổ chức Visa phát hành

13 Hình 2.5: Mẫu thẻ thanh toán toàn cầu cho tổ chức MasterCard phát hành

Chương 3:

14 Sơ đồ 3.1 – Quy trình thanh toán qua NHNN

15 Sơ đồ 3.2 – Quy trình thanh toán hộ qua Chi nhánh cùng hệ thống Ngân hàng

người thụ hưởng

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển xã hội loài người không ai phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng

của tiền nhưng không phải tiền mặt Tiền mặt cũng rất quan trọng cho sự phát triền kinh

tế xã hội nhưng không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả cao nhất Đó là nguyên nhân là

xu thế tất yếu của những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời Ở nước ta,

tiền mặt là phương thức được ưa chuộng qua mọi thời kỳ kể cả ngày hôm nay Tai sao?

Trả lời cho câu hỏi này thì phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã ra đời, đang

phát triển, chiếm lĩnh thị phần và góp phần không nhỏ đối với nền kinh tế Nó chứng minh

được những ưu việt hoàn toàn so với phương tiện thanh toán bằng tiền mặt, tuy nhiên, nó

lại chưa hoàn toàn thay thế được tiền mặt ở nước ta Tại sao? Đó là lý do là mục tiêu lới

nhất của bài phân tích này Phân tích một số thực trạng, một số nguyên nhân và một số

giải pháp nhằm đưa phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phát triền đồng thời góp

phần giảm thiểu tối đa lượng tiền mặt trong quá trình thanh toán

Nhưng trước tiên chúng ta hãy xem xét 2 quá trình thanh toán dùng tiền mặt và phi tiền

mặt trong nền kinh tế chúng ta hiện nay:

Xét về một tổng thể trong chu trình thanh toán thì Nhà nước phải tốn khoản chi phí nguyên

vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ, nhân sự, bảo vệ, vận chuyển… để phục vụ công tác

in tiền mặt và rút ra khỏi ngân quĩ của Ngân hàng Trung Ương và phân phối về Ngân

hàng Nhà nước nhà nước địa phương rồi đến Ngân hàng thương mại tiếp tục chi cho các

chủ tài khoản Chủ tài khoản lại mang tiền mặt để thanh toán cho người thụ hưởng, người

thụ hưởng lại thanh toán tiếp cho đối tác (có thể là khách hàng bên ngoài hoặc khách

hàng bên trong như những người trong gia đình, nhân viên công ty…)… người cuối cùng

nhận khoản tiền này lại nộp vào ngân hàng, ngân hàng thực hiện các công tác kiểm đếm,

phân loại, đóng bó rồi nộp về Ngân hàng Nhà nước rồi Ngân hàng Nhà nước lại chi ra

Chu trình này thực hiện cho đến khi tiền không còn đủ tiêu chuẩn lưu thông thì đem hủy đi

và tiếp tục in và phát hành tiền mới

Như vậy, nếu bây giờ chúng ta thay hoàn toàn chuỗi quy trình thanh toán này mà hoàn

toàn không có sự xuất hiện của tiền mặt nhưng thay vào đó là những phương tiện thanh

toán hoàn toàn có giá trị thay thế được

Chuỗi quy trình như sau: Nhà nước tập trung chi phí đào tạo nhân sự, xây dựng cơ sở hạ

tầng, công nghệ, phương tiện,… để xây dựng hệ thống thanh toán phục vụ cho công tác

thanh toán của toàn nền kinh tế Hệ thống thanh toán này được phát triền rộng khắp tất cả

Ngân hàng Nhà nước địa phương, Ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu thanh toán tức

thời cho tất cả giao dịch thanh toán của nền kinh tế Ngân hàng thương mại phát triển hệ

thống thanh toán phục vụ từng lệnh giao dịch của chủ tài khoản đến người thụ hưởng

Người thụ hưởng lại tiếp tục phát lệnh thanh toán (bằng phương tiện phù hợp) hoặc chi

trả cho người thụ hưởng tiếp theo qua tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ… Nếu người thụ

hưởng nhận tiền vào tài khoản thẻ lại tiếp tục dùng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ

hoặc chuyển khoản tiếp đến chủ thẻ khác… Quá trình này cứ tiếp tục tái diễn liên tục

không ngừng và luôn đem lại gia trị gia tăng chứ không mất đi cho tất cả các bên tham gia

trong quá trình thanh toán và cho cả nền kinh tế

Bất kỳ một chuổi chu trình nào cũng mang lại những thuận lợi và rủi ro riêng Vì vậy,

chúng ta xem xét giữa cái được và cái mất của 2 chu trình thì cái nào mang lại hiệu quả

cao hơn Và đương nhiên, thực tế đã chứng minh, thực tiễn các nước phát triển trên thế

Trang 9

giới đã là bài học cho chúng ta học hỏi Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là tìm ra nguyên

nhân và xây dựng được lợi ích thiết thực, lợi ích nhìn thấy được cho chủ thể trong quá

trình thanh toán Chỉ ra được bất kỳ bên nào tham gia trong quá trình thanh toán cũng có

lợi và nó là động lực giúp họ tự nguyên tham gia mà không cần phải bắt buộc hay dùng

biện pháp hành chính cưỡng chế thi hành

Tuy nhiên, một phương thức thực hiện, một phương tiện sử dụng để thỏa mãn được mục

tiêu này không hoàn toàn dễ dàng trong điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, công nghệ,

dẫn trí… như nước ta hiện nay Vì vậy, chúng ta phải sàn lọc và lựa chọn ưu tiên áp dụng

những phương tiện tại có khả năng phát huy tác dụng và phát triển dần những phương

tiện hiện đại khác khi hệ thống pháp lý, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí…cho phép

Bên cạnh việc phát triển phương tiện thì hành lang pháp lý và công tác thanh tra giám sát

phải được quan tâm hàng đầu nhằm mục tiêu soi đường dẫn lỗi tránh tình trạng phát triển

lệch lạc, sai phạm và có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh làm kiềm hãm sự phát

triển của phương tiện cũng như của cả nền kinh tế Đó là lý do những giải pháp đồng bộ

về những điều kiện cho phép một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời, phát

triển mang lại những lợi ích cho xã hội

Nội dung bài luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và kinh nghiệm

các nước trên thế giới

Chương 2: Thực trạng sử dụng tiền mặt và các phương tiện thanh toán

Chương 3: Một số giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt

Mặc dù đề tài liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế, nhưng luận văn chỉ

nghiên cứu những trực trạng cũng như giải pháp chủ yếu xoay quanh lĩnh vực thanh toán

trong nước của tất cả những chủ thể tham gia trong quá trình thanh toán thông qua hoạt

động ngân hàng

Bài luận văn được nghiên cứu theo phương pháp phân tích hiện tượng, tổng hợp số liệu,

nêu lên thực trạng trên cơ sở đó xây dựng những giải pháp phù hợp

Trong quá trình hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp, do điều kiện công tác cũng như một

số nguyên nhân khách quan khác, mà bài luận không tránh khỏi những thiếu sót trong nội

dung trình bày và phân tích nên rất mong Thầy Cô thông cảm và góp ý giúp em hoàn

thành tốt luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cám ơn Thầy Cô giảng dạy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu

trong suốt thời gian khóa học Chân thành cám ơn TS Nguyễn Thị Xuân Liễu trong thời

gian ngắn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn kịp thời hạn

Một lần nữa trân trọng cám ơn và kính chúc Thầy Cô nhiều sức khỏe, luôn thành công

trong sự nghiệp đào tạo những thế hệ tương lai cho đất nước

]^

Trang 10

CHƯƠNG 1:

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

MẶT

1.1.1 MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH TOÁN TIỀN MẶT VÀ THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Quá trình tái sản xuất mở rộng được tiến hành trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất

hàng hoá và tiền tệ đã cho thấy sự hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan

Chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế hàng hoá được thể hiện dưới 2 hình thức: Chu

chuyển tiền mặt và chu chuyển không dùng tiền mặt

Ở đây tiền mặt vận động trong lưu thông thực hiện 2 chức năng: Phương tiện lưu thông

và phương tiện thanh toán Còn trong thanh toán không dùng tiền mặt, tiền chỉ thể hiện

chức năng phương tiện thanh toán

Chu chuyển tiền mặt, chủ yếu phục vụ cho các mối quan hệ kinh tế giữa các tầng lớp

nhân dân Thanh toán không dùng tiền mặt là tổng hợp tất cả các khoản thanh toán tiền

tệ giữa các cá nhân, Doanh nghiệp được thực hiện bằng cách chuyển tiền trên tài khoản

hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua ngân hàng mà không trực tiếp sử dụng tiền mặt trong

khoản thanh toán đó

Thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bằng tiền mặt có mối liên hệ chặt chẽ và

thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau Mối quan hệ bắt nguồn từ sự chu chuyển của sản

phẩm hàng hoá đòi hỏi phải sử dụng tiền tệ trong các chức năng của nó để thực hiện

các mối quan hệ kinh tế phát sinh thường xuyên hàng ngày Đó là một tất yếu – thì mặt

khác đòi hỏi con người và xã hội phải sử dụng tiền trong các trường hợp thanh toán

như thế nào cho hợp lý và tiện lợi

Như vậy chứng tỏ rằng do yêu cầu khách quan của các khoản thanh toán trong nền

kinh tế mà nên lựa chọn một hình thức chu chuyển tiền tệ hợp lý Thực tế đòi hỏi phải

nhận thức và vận dụng để đảm bảo cho chu chuyển tiền tệ phát huy được tác dụng tích

cực của nó Mối quan hệ giữa hai hình thức chu chuyển tiền tệ biểu hiện như thế nào?

Đó là sự chuyển hoá lẫn nhau, tác động qua lại với nhau trong hệ thống chu chuyển

tiền tệ

Nền kinh tế lưu thông hàng hoá, trao đổi dịch vụ được mở rộng thì khối lượng tiền tệ

cũng tăng lên tương ứng - tức là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng

tiền mặt đều tăng lên Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt tăng tuyệt đối về số

lượng và tỷ trọng trong khi thanh toán bằng tiền mặt thì tăng về số tuyệt đối còn giảm

về tỷ trọng

Đó là xu hướng phát triển các chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế phát triển – và cũng

chính là sự vận dụng các hình thức chu chuyển tiền tệ một cách hợp lý và đúng đắn

nhất

Trang 11

Cuối cùng là phải khẳng định rằng thanh toán không dùng tiền mặt là một phương pháp

sử dụng tiền tệ hợp lý và là công cụ quan trọng để thực hiện công tác quản lý kinh tế

của nhà nước Nhưng phải thấy rằng, việc làm đó có phát huy được tác dụng tốt hay

không cũng trên cơ sở tổ chức tốt lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế Bởi vì ta đã

thấy phương tiện thanh toán của tiền tệ ra đời từ phương tiện lưu thông của nó nghĩa là

nếu không có tiền thì không thể nói đến việc thanh toán nói chung và thanh toán không

dùng tiền mặt nói riêng được – phân tích như vậy để thấy rằng nhận thức được mối

quan hệ giữa hai hình thức chu chuyển tiền tệ trong việc tổ chức công tác thanh toán có

ý nghĩa rất to lớn

1.1.2 KHÁI NIỆM THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm các phương tiện như thẻ thanh toán, séc,

chuyển khoản, Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…, là cơ chế cho phép tiền trong tài khoản

tại ngân hàng này được chuyển sang tài khoản của người thụ cùng hoặc khác ngân

hàng theo lệnh của chủ tài khoản nhằm thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà người thụ

hưởng đã cung ứng cho chủ tài khoản

Quá trình thanh toán bằng những phương tiện không phải tiền mặt ngoài người khởi

tạo và người thụ hưởng còn có sự tham gia của tổ chức trung gian thanh toán có thể là

ngân hàng hoặc tổ chức được phép cung cấp phương tiện thanh toán

Quy trình thanh toán chung cho tất cả phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như

sau:

1.1.3 ĐẶC ĐIỂM THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Thứ nhất: Sự vận động của tiền tệ độc lập so với sự vận động của vật tư hàng hoá về

cả thời gian và không gian Đây là đặc điểm nổi bậc nhất trong thanh toán không dùng

tiền mặt cần phải được nhận thức một cách đúng đắn

Ở đây khác với thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán không dùng tiền mặt không phải

được tiến hành theo kiểu “giao hàng, nhận tiền” mà là việc giao hàng được tiến hành ở

nơi này, trong thời gian này nhưng việc thanh toán có thể thực hiện ở nơi khác, trong

Ngân Hàng

bên mua

Bên bán (Người bán)

Bên mua

(Người mua)

Lệnh thanh toán

Bừ trừ và thanh toán

Ghi

Có Lệnh thanh

toán

Trang 12

thời gian khác Sự tách rời như vậy giữa tiền và hàng là không tránh khỏi Điều đó chỉ

cho ta một phương án thanh toán – mà ở phương án đó phải chấp nhận sự tách rời đó,

nhưng không để vì sự tách rời mà gây ra chậm trể, gian lận trong thanh toán, nghĩa là

phải hạn chế đến mức thấp nhất mọi rắc rối có thể xảy ra trong thanh toán

Thứ hai: Trong thanh toán không dùng tiền mặt, tiền tệ chỉ xuất hiện dưới hình thức

tiền tệ kế toán và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán Đây là đặc điểm

riêng và nổi bậc trong thanh toán không dùng tiền mặt Với đặc điểm này, mỗi bên

tham gia thanh toán nhất định phải mở tài khoản tại ngân hàng và hơn nữa phải có tiền

trong tài khoản đó Đó là điều kiện bắt buộc, nếu không việc thanht toán sẽ không được

tiến hành

Ngoài ra, do phải mở tài khoản tại ngân hàng, nên vấn đề kiểm soát của ngân hàng

trong việc tổ chức thanh toán là hết sức cần thiết Kiểm soát tính chất đúng đắn của nội

dung thanh toán, kiểm soát tình hợp pháp của chứng từ…

Thứ ba: Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò của ngân hàng là rất lớn, vai

trò của người tổ chức và thực hiện các khoản thanh toán

Ngoài hai hoặc nhiều đơn vị tham gia trong thanh toán, thì ngân hàng được xem như

người thứ ba không thể thiếu được trong thanh toán không dùng tiền mặt, bỡi vì chỉ có

ngân hàng - người quản lý tài khoản của các đơn vị mới được phép trích chuyển tài

khoản của họ và coi như một loại nghiệp vụ đặc biệt của ngân hàng Với nghiệp vụ

này, ngân hàng trở thành một “phòng thanh toán” cho xã hội – trong trường hợp đó có

thể nói toàn bộ quá trình thanh toán được thực hiện thuận lợi trôi chảy hay không được

quyết định bỡi người thực hiện, mà trong đó ngân hàng là người đóng vai trò “kết

thúc” quá trình thanh toán

1.1.4 TÁC DỤNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI NỀN

KINH TẾ

Trước hết nó trực tiếp thúc đẩy quá trình vận động của vật tư, hàng hoá trong nền kinh

tế, thông qua đó mà các mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được giải quyết, nhờ vậy mà quá

trình sản xuất và lưu thông hàng hoá được tiến hành bình thường

Nhờ tổ chức tốt công tác thanh toán, mà cho phép ngân hàng tập trung ngày càng nhiều

các khoản vốn tiền tệ trong nền kinh tế, làm tăng thêm nguồn vốn tín dụng để đầu tư

vào các quá trình tái sản xuất mở rộng Cũng chính vì vậy mà rút bớt một lượng tiền

mặt trong lưu thông, tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội tạo điều kiện để làm tốt công

tác quản lý tiền tệ

Ngân hàng với tư cách là một đơn vị kinh tế tài chính tổng hợp là một bộ máy thần

kinh của nền kinh tế, thông qua việc tổ chức thanh toán, để hạn chế những thiệt hại,

khắc phục và ngăn chặc các hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra trong sản xuất kinh

doanh của các đơn vị

Trang 13

1.2 NHỮNG PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

MẶT

1.2.1 THANH TOÁN BẰNG SÉC (CHEQUE – CHECK)

Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu cho Ngân hàng Nhà nước quy

định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả

cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc

Như vậy, séc là một chi phiếu, lập trên mẫu in sẵn do chủ tài khoản phát hành giao trực

tiếp cho người bán để thanh toán tiền vật tư, hàng hoá, chi phí, dịch vụ,…

Tất cả các tờ séc đều do Ngân hàng Nhà nước thiết kế mẫu thống nhất được in và ghi

bằng tiếng việt nam (séc phục vụ người nước ngoài có thể in thêm tiếng anh dưới tiếng

việt nam với cở chữ nhỏ hơn) Các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước đăng ký mẫu

séc với Ngân hàng Nhà nước và chỉ được in séc tại nhà in Ngân hàng

Ngân hàng, Kho bạc nhà nước… bán séc trắng cho khách hàng sử dụng , theo đúng

mẫu séc đã được duyệt và chỉ bán séc cho khách hàng nào có mở tài khoản tại đơn vị

mình

Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc dược chủ tài khoản uỷ quyền Chỉ được phát

hành séc trong phạm vi số dư tài khoản uỷ quyền Chỉ được phát hành séc trong phạm

vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc bảo chi, nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền bị đình chỉ sử dụng

séc hoặc bị truy tố trước pháp luật

Séc phải được viết bằng một thứ mực khó tẩy xoá, không dùng bút chì, không dùng

mực đỏ Các yếu tố trong séc phải ghi đầy đủ rõ ràng Không sửa chữa tẩy xoá trên tờ

séc, các tờ séc viết hỏng cần gạch chéo, để nguyên không xé rời khỏi cuốn séc

Khi phát hành séc cần ghi số tiền bằng chữ và bằng số khớp nhau, địa điểm và ngày

tháng ký phát hành séc phải ghi bằng chữ - năm phát hành ghi bằng số Chữ cái đầu

tiên của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng của dòng đầu tiên, không viết

cách dòng, cách quãng

Một tờ séc hợp lệ là một tờ séc ghi đầy đủ các yếu tố và nội dung quy định, có đủ chữ

ký và con dấu (nếu có)

Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 30 ngày kể từ ngày phát hành cho đến khi tờ

séc được nộp vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ Thời hạn này gồm cả ngày lễ

và ngày chủ nhật Nếu ngày kết thúc thời hạn rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ thì ngày thanh

toán sẽ rơi vào ngày làm việc kế tiếp

Người phát hành séc và người thụ hưởng phải thông báo ngay cho các bên liên quan

khi bị mất séc Việc thông báo phải thực hiện bằng văn bản mới có giá trị pháp lý Căn

cứ vào thông báo mất séc, các đơn vị thanh toán cần thông ra lệnh đình chỉ thanh toán

đối với tờ séc được thông báo và phải chịu bồi thường nếu tờ séc bị lợi dụng lấy tiền

Trang 14

sau khi đã nhận được thông báo Trường hợp người phát hành hoặc người thụ hưởng

phát hành không kịp thời hoặc thông báo sau khi tờ séc bị lợi dụng thì họ phải chịu

trách nhiệm về các thiệt hại do mất séc Nếu thông báo mất séc không đảm bảo tính

trung thực thì người thông báo sẽ bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm

trước pháp luật

Trường hợp có nhiều tờ séc được phát hành bỡi một chủ tài khoản được nộp cùng một

thời điểm thì đơn vị thanh toán xác định thứ tự thanh toán theo số séc phát hành từ nhỏ

đến lớn

Các đối tượng có liên quan đến séc:

- Chủ tài khoản: Là người đứng tên mở tài khoản và là sở hữu hoặc đại diện chủ sở

hữu số tiền trên tài khoản đó Chủ tài khoản có thể đại diện một pháp nhân hoặc một

thể nhân

- Người phát hành séc: Là người ký phát hành séc để thanh toán cho người hưởng

séc Người phát hành có thể là chủ tài khoản hoặc được chủ tài khoản uỷ quyền

- Người thụ hưởng séc: Là người sở hữu số tiền ghi trên séc Người thụ hưởng séc

được ghi rõ họ tên trên tờ séc (Nếu là séc ký danh) hoặc là người cầm séc (Nếu là séc

vô danh)

mình cho người khác theo luật định

- Đơn vị thu hộ: Là đơn vị được phép làm dịch vụ thanh toán tiến hành nhận các tờ

séc do người thụ hưởng nộp vào để thu hộ tiền cho người thụ hưởng

- Đơn vị thanh toán: Là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản, được phép

làm dịch vụ thanh toán Thực hiện việc trích tiền trên tài khoản tiền gửi của chủ tài

khoản để thanh toán cho người thụ hưởng séc khi tờ séc được chuyển nhượng đến

nhiệm này gồm: trách nhiệm thanh toán, liên đới giải quyết các khiếu nại hoặc khởi

kiện khi séc bị từ chối thanh toán

thanh toán số tiền của tờ séc Trường hợp không giải quyết được khiếu nại, thì người

thụ hưởng có quyền khởi kiện những người có trách nhiệm trước toà án để giải quyết

theo pháp luật

1.2.1.3 Các loại séc trong thanh toán:

¾ Căn cứ tính chất chuyển nhượng séc chia làm 2 loại:

- Séc ký danh (named check): Là séc ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc pháp

nhân thụ hưởng séc Loại séc này được chuyển nhượng theo luật bằng phương pháp ký

hậu chuyển nhượng (endorsement) Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ cá

nhân hoặc tên địa chỉ pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc

Trang 15

- Séc vô danh (Bearer check): Là loại séc không ghi tên cá nhân hoặc tên pháp nhân

thụ hưởng séc Trên tờ séc sẽ ghi: “Yêu cầu trả lại cho người cầm séc” (Requise Pay to

the Bearer) Loại séc này được chuyển nhượng tự do tức là bằng cách trao tay

¾ Căn cứ tính chất sử dụng: Séc được chia làm 2 loại:

- Séc chuyển khoản (Transfer Cheek): đây là loại séc chỉ được dùng để thanh toán

theo lối chuyển khoản bằng cách ghi có vào các tài khoản liên quan

Séc chuyển khoản được gạch 2 đường song song chéo góc phía trên bên trái tờ séc,

hoặc được đóng dấu có chữ “CHUYỂN KHOẢN” ở mặt trước tờ séc

tiền mặt tại đơn vị thanh toán

Sử dụng giữa khách hàng mở tài khoản tiền gửi trong cùng một đơn vị thanh toán, hoặc

khác đơn vị thanh toán này thuộc cùng một hệ thống ngân hàng tổ chức tín dụng

Séc thanh toán giữa các khách hàng mở TK tiền gửi thanh toán tại các đơn vị thanh

toán khác hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng có tham gia thanh toán của Ngân hàng

Nhà nước

1.2.1.5 Thủ tục phát hành và thanh toán séc

Thủ tục phát hành và thanh toán séc tiến hành theo trình tự như sau:

Bước 1:

Các đơn vị, cá nhân sau khi đã mở hoặc đã có tài khoản tiền gửi ngân hàng, hay kho

bạc, khi có nhu cầu sử dụng séc sẽ lập giấy đề nghị bán séc nộp vào đơn vị thanh toán

kèm theo giấy chứng minh thư, hoặc hộ chiếu

Đơn vị thanh toán sau khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ sẽ mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu

tài khoản của khách hàng Số lượng và ký hiệu (số séc, số sêri) của tờ séc bán cho

khách hàng; Đồng thời ghi hoặc in tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của chủ tài khoản lên

tất cả các tờ séc rồi sau đó mới giao séc khách hàng Số lượng séc bán tối đa mỗi lần

cho pháp nhân là 3 cuốn, cho thể nhân là 1 cuốn (1 cuốn séc gồm 10 tờ) Khi dùng hết

khác hàng làm thủ tục mua tiếp Khi nhận séc trắng khách hàng cần kiểm tra thật kỹ (số

tờ séc, tên, số hiệu tài khoản…) để tránh thiệt hại hoặc bị lợi dụng séc

Bước 2:

Sau khi đã có séc, khách hàng phát hành séc và giao trực tiếp cho người bán (người thụ

hưởng séc) để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ

Bước 3:

Khi nhận được tờ séc do người phát hành trao cho mình, người thụ hưởng cần kiểm tra

tính hợp lệ của tờ séc Nếu tờ séc hợp lệ thì người thụ hưởng séc có thể xử lý bằng 1

trong 2 cách sau:

Trang 16

- Cách thứ nhất: Nộp séc để được thanh toán Theo cách này người thụ hưởng lập

bảng kê nộp séc (lập 3 liên bảng kê theo từng đơn vị thanh toán) kèm theo tờ séc nộp

vào đơn vị thu hộ, hoặc nộp trực tiếp vào đơn vị thanh toán trong thời hạn hiệu lực

thanh toán của tờ séc Nếu người thụ hưởng không có tài khoản thì nộp séc vào đơn vị

thu hộ (hoặc) đơn vị thanh toán tại địa bàn tỉnh, thành phố mà người thụ hưởng cư trú

Nếu người thụ hưởng séc muốn chuyển nhượng tờ séc cho người khác để trừ nợ hoặc

trả tiền hàng hoá dịch vụ thì tiến hành các thủ tục chuyển nhượng séc theo quy định:

- Ghi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người được chuyển nhượng vào mặt sau tờ

séc

mặt sau tờ séc rồi trao tờ séc trực tiếp cho người chuyển nhượng Người được chuyển

nhượng – Lúc này là người thụ hưởng nếu muốn chuyển nhượng tiếp thì tiến hành theo

đúng thủ tục chuyển nhượng nói trên Nếu không chuyển nhượng tiếp thì người này lập

bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc nộp vào ngân hàng để xin thanh toán (như cách thứ 1

đã nói ở trên)

Bước 4:

Khi nhận tờ séc kèm theo bảng kê nộp séc của khách hàng nộp vào đơn vị tiếp nhận séc

cần kiểm tra chất hợp lệ của tờ séc, thời hạn thanh toán của tờ séc:

- Nếu tờ séc không hợp lệ thì từ chối và trao lại séc cho khách hàng

- Nếu tờ séc hợp lệ và còn thời hạn thanh toán thì đơn vị thu hộ ký nhận séc đồng

thời chuyển ngày tờ séc và bảng kê cho đơn vị thanh toán

- Nếu tờ séc nộp quá hạn thời hạn xuất trình séc nhưng chưa quá 06 tháng kể từ

ngày ký phát hành séc thì người thực hiện thanh toán séc vẫn có thể thanh toán nếu

người thực hiện thanh toán không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ

séc đó và người ký phát có khoản tiền được sử dụng đủ để chi trả cho tờ séc đó

- Trường hợp tờ séc được nộp trực tiếp vào đơn vị thanh toán thì đơn vị thanh toán

sẽ tiến hành thanh toán ngay cho người thụ hưởng (như nói ở bước 5)

Bước 5:

Đơn vị thanh toán khi nhận được bảng kê kèm theo tờ séc do đơn vị thu hộ chuyển đến

(hoặc do người thụ hưởng nộp trực tiếp) cần kiểm tra lại:

- Tính hợp lệ của tờ séc

- Thời hạn hiệu lực

- Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng (nếu có)

- Sự khớp đúng giữa số tiền của tờ séc và bảng kê Nếu hoàn toàn hợp lệ và khớp

đúng – Đơn vị thanh toán sẽ thực hiện việc thanh toán như sau:

Trang 17

+ Nếu tờ séc dùng để thanh toán chuyển khoản: Đơn vị thanh toán sẽ trích tiền trên

tài khoản của chủ tài khoản (hoặc tài khoản ký gửi để bảo chi séc) thanh toán cho

người thụ hưởng rồi báo có cho họ hoặc chuyển tiền qua đơn vị thu hộ nếu người

thụ hưởng có tài khoản ở ngân hàng khác

+ Nếu tờ séc được thanh toán bằng tiền mặt thì đơn vị thanh toán cho người thụ

hưởng lấy tiền mặt sau khi đã kiểm tra kỹ các giấy tờ liên quan (Chú ý: séc rút tiền

mặt phải được nộp trực tiếp vào đơn vị thanh toán)

Bước 6:

Đơn vị thu hộ khi nhận được tiền do đơn vị thanh toán chuyển đến qua hệ thống liên

hàng hoặc bù trừ thì tiến hành ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng rồi gửi

giấy báo CÓ cho người thụ hưởng

Toàn bộ hồ sơ đồ luân chuyển chứng từ và thanh toán như sau:

¾ Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng có tài khoản tại 2 đơn vị

(2a) Người bán, bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ

(2b) Người mua phát hành séc giao cho người bán để thanh toán tiền hàng dịch vụ

(3) Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc nộp trực tiếp cho đơn vị thanh

toán, hoặc chuyển nhượng séc theo quy định

(4) Đơn vị thu hộ sau khi kiểm tra tính hợp lệ, sẽ nhận thu hộ rồi gửi tờ séc và bảng kê

sang đơn vị thanh toán

(5)

(2a) (2b)

(5) (4)

Đơn vị thu hộ (NH bên bán)

Đơn vị thanh toán (NH bên mua)

Người thụ hưởng (Người bán)

Người phát hành (Người mua)

Trang 18

(5) Đơn vị thanh toán trích tiền từ tài khoản của người phát hành (báo nợ) để thanh

toán cho người hưởng thụ thông qua đơn vị thu hộ

(6) Đơn vị thu hộ ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng theo số tiền nhận được sau

khi đã trừ phí thanh toán rồi gửi giấy báo có cho người thụ hưởng

¾ Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng có tài khoản tại cùng một

(2a) Người bán, bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ

(2b) Người mua phát hành séc giao trực tiếp cho người bán để thanh toán tiền hàng hoá

dịch vụ

(3) Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc chuyển nhượng séc theo đúng quy

định

(4a) Đơn vị thanh toán ghi nợ tài khoản của người phát hành rồi gửi giấy báo nợ

(4b) Đơn vị thanh toán có ghi tài khoản người thụ hưởng rồi gửi giấy báo có hoặc cho

người thụ hưởng rút tiền mặt

1.2.2 ỦY NHIỆM CHI (UNC)

Uỷ nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng

hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản, trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình

để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hoá dịch vụ… hoặc chuyển vào một tài khoản

khác của chính mình

(2a) (2b)

Đơn vị thu hộ đồng thời là đơn vị thanh

toán

Người thụ hưởng (Người bán)

Người phát hành (Người mua)

Trang 19

Với cách sử dụng thuận tiện, đơn giản, uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các

khoản hàng hoá, dịch vụ hoặc chuyển tiền 1 cách rộng rãi và phổ biến trong cả nước

không phân biệt trong cùng hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng

Sơ đồ:

(Sơ đồ 1.3)

Chú thích:

(1) Bên bán xuất giao hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho bên mua

(2) Bên mua lập UNC theo mẫu thống nhất gửi đến ngân hàng phục vụ mình (ngân

hàng bên mua) để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho bên bán

(3) Ngân hàng bên mua kiểm tra UNC do bên mua chuyển đến nếu tất cả đều hợp lệ thì

tiến hành thanh toán bằng cách trích tiền trên tài khoản của bên mua để trả cho bên

bán ngay trong ngày theo các trường hợp sau:

- Nếu bên bán và bên mua đều có tài khoản tại một chi nhánh ngân hàng thì ghi CÓ

vào tài khoản bên bán và gửi giấy báo CÓ cho bên bán và báo NỢ cho người

mua

- Nếu bên bán có tài khoản tại ngân hàng khác thì “chuyển tiền đi” theo phương

thức thích hợp Sau đó gửi giấy báo NỢ cho bên mua sau khi đã thu một khoản

phí nghiệp vụ

(4) Ngân hàng bên bán ghi CÓ vào tài khoản của bên bán và gửi giấy báo Có cho bên

bán ngay sau khi nhận được tiền hoặc giấy báo từ ngân hàng bên mua

1.2.3 UỶ NHIỆM THU (UNT)

Ủy nhiệm thu là một thể thức thanh toán được tiến hành trên cơ sở giấy Ủy nhiệm thu

và các chứng từ hóa đơn do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ

tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng phù hợp với những điều

kiện thanh toán đã ghi trong hợp đồng kinh tế

Bên bán (Người bán)

Bên mua (Người mua)

(4)

Trang 20

Ủy nhiệm thu được áp dụng phổ biến trong mọi trường hợp với điều kiện 2 bên mua và

bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp

dụng thể thức UNT để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh toán

Sơ đồ:

(Sơ đồ 1.4)

Chú thích:

(1) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký bên bán tiến hành gửi hàng hoặc cung cấp

dịch vụ cho bên mua

(2) Ngay sau đó, bên bán lập giấy UNT (lập 4 liên theo mẫu quy định) kèm theo các

hóa đơn, vận đơn có liên quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp

đến ngân hàng phục vụ người mua để nhờ thu hộ tiền (2’) Nếu bên bán muốn

nhận tiền nhanh thì cần ghi rõ và UNT “Chuyển tiền bằng điện” và phải chịu phí

tổn chuyển tiền điện

(3) Ngân hàng bên bán kiểm tra hộ bộ giấy tờ UNT nếu đều hợp lệ và khớp đúng thì

ghi ngày tháng nhận chứng từ vào chỗ quy định UNT, ghi ngày tháng, kế toán

trưởng ngân hàng ký tên, đóng dấu rồi gửi UNT liên 1,2,3 và các chứng từ kèm

theo cho ngân hàng phục vụ người mua

(4) Khi nhận 3 liên UNT và các chứng từ hóa đơn do ngân hàng bên bán chuyển đến,

Ngân hàng bên mua cần phải kiểm tra kỹ lưỡng để xác định tính hợp lệ đúng đắn

của chứng từ thanh toán, sự phù hợp tất yếu của hóa đơn, vận đơn và giấy UNT

Nếu tất cả đều hợp lệ đúng đắn và phù hợp với các điều kiện thanh toán mà bên

mua đã thông báo cho ngân hàng, thì ngân hàng bên mua tiến hành ghi chép ngày

nhận và ngày thanh toán vào nơi quy định của UNT rồi trích tiền trên tài khoản

tiền gửi của bên mua để thanh toán cho người bán, thông qua ngân hàng bên bán

theo các phương thức thích hợp:

- Thông qua tài khoản thanh toán bù trừ

(2’)

Hợp đồng kinh tế

(1) (4a)

(4a) (3)

Ngân hàng bên bán

Ngân hàng bên mua

BÊN BÁN

BÊN MUA

Trang 21

- Thông qua tiền gửi tại ngân hàng nhà nước

(4a) Việc thực hiện thanh toán tại ngân hàng bên mua phải hoàn thành trong phạm vi

một ngày làm việc kể từ ngày nhận được UNT

Trường hợp tài khoản của bên mua không đủ tiền để thanh toán thì phải chờ khi tài

khoản có đủ điều kiện mới thực hiện thanh toán đồng thời tính số tiền phạt chậm trả để

chuyển đến cho bên bán hưởng

Tiền phạt chậm trả = số tiền của UNT * số ngày chậm trả * tỷ lệ phạt chậm trả

Trong đó:

bên bán chuyển đến đến ngày tài khoản bên mua đủ số dư thanh toán

- Tỷ lệ phạt chậm trả đối với séc bằng 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam công bố tại thời điểm áp dụng

(4b) Sau đó, ngân hàng bên mua phải đóng dấu có chữ: “Đã thanh toán” lên các chứng

từ hóa đơn, vận đơn, rồi gửi cho bên mua kèm theo liên (2) giấy UNT làm báo

NỢ Bên mua dùng bộ chứng từ này để nhận hàng khi hàng về

(5) Khi nhận được tiền từ ngân hàng bên mua chuyển đến hoặc nhận được giấy báo

CÓ, ngân hàng bên bán sẽ ghi CÓ vào tài khoản của bên bán rồi ghi ngày tháng

thanh toán vào nợ quy định của UNT rồi gửi báo CÓ cho bên bán

1.2.4 THƯ TÍN DỤNG

Thư tín dụng là một cam kết của ngân hàng phục vụ bên mua (theo đề nghị của người

mua) đối với ngân hàng phục vụ bên bán để tiến hành trả tiền cho người bán theo các

chứng từ của người bán xuất trình về hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho bên

mua, phù hợp với các điều khoản đã ghi trong thư tín dụng

Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh toán giữa các bên mua và bán

Sơ đồ: (Sơ đồ 1.5)

(1)

Hợp đồng kinh tế

(4) (7)

(6) (2)

Ngân hàng bên bán (NH thanh toán)

Ngân hàng bên mua

(NH mở thư tín dụng)

BÊN BÁN (Hưởng lợi thư tín dụng)

BÊN MUA (Xin mở thư tín dụng)

Trang 22

Chú thích:

(1) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết với bên bán, bên mua lập giấy xin mở thư

tín dụng theo quy định kèm theo ủy nhiệm chi hoặc đơn xin vay, để trích tiền gửi hoặc

xin vay ngắn hạn một số tiền phù hợp với giá trị hàng hóa dịch vụ cần mua lưu ký vào

một tài khoản riêng để mở thư tín dụng

(2) Ngân hàng bên mua sau khi đã kiểm tra các yếu tố trên các liên của giấy mở thư tín

dụng nếu tất cả đều hợp lệ và đúng thì trích tài khoản của bên mua để chuyển tiền vào

tài khoản tiền gửi mở thư tín dụng rồi ghi thêm những yếu tố cần thiết, tính ký hiệu

mật, ký tên đóng dấu ngân hàng vào nơi quy định của thư tín dụng rồi gửi các liên của

thư tín dụng đến ngân hàng bên bán ngay trong ngày Đồng thời, gửi một liên giấy mở

thư tín dụng làm báo NỢ cho bên mua

(3) Sau khi đã kiểm tra các liên thư tín dụng do Ngân hàng bên mua gửi đến, đã xác

định tính hợp lệ và an toàn của thư tín dụng thì ngân hàng bên bán gửi một liên giấy

mở thư tín dụng cho bên bán để thông báo cho bên bán biết thư tín dụng đã được mở

và đã đến

(4) Nhận được thư tín dụng, bên bán cần kiểm tra các điều khoản trong thư tín dụng

Nếu không phù hợp với hợp đồng kinh tế thì yêu cầu bên mua bổ sung, sửa đổi Nếu đã

phù hợp thì tiến hành giao hàng theo hợp đồng đã quy định phù hợp với điều kiện của

thư tín dụng

(5) Ngay sau đó, bên bán lập bộ chứng từ thanh toán gồm: Hóa đơn (trên hóa đơn phải

có chữ ký đại diện bên mua nhận hàng hóa, chữ ký của đơn vị vận tải); Vận đơn và các

chứng từ khác nếu trong thư tín dụng có nói rõ; Bảng kê chứng từ gửi đến ngân hàng

bên bán để thanh toán

(6) Nhận được bộ chứng từ thanh toán, ngân hàng bên bán kiểm tra ngay nếu có gì sai

sót không phù hợp với thư tín dụng thì đề nghị bên bán bổ sung cho đầy đủ Chỉ khi

nào đã xác định tính hợp lệ và đúng đắn thì tiến hành gửi bộ chứng từ hóa đơn liên

quan cho ngân hàng phục vụ người mua

(7) Nhận được bộ chứng từ nói trên, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ kiểm tra tính hợp lệ,

hợp pháp của bộ chứng từ so với thư tín dụng Nếu bộ chứng từ không hợp lệ thì yêu

cầu người mua xác nhận chấp nhận thanh toán hoặc không Trường hợp người mua

không chấp nhận thanh toán thì Ngân hàng phục vụ người mua từ chối thanh toán và

trả bộ chứng từ về cho ngân hàng phục vụ bên bán Nếu người mua chấp nhận thanh

toán hoặc bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ thì trích tiền từ tài khoản mở thư tín dụng và

ghi CÓ vào tài khoản thích hợp để thanh toán thư tín dụng Sau đó, gửi bộ chứng từ,

hóa đơn, vận đơn cho bên mua để hoàn tất quá trình thanh toán

1.2.5 THẺ THANH TOÁN

Thẻ thanh toán là một loại công cụ thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành và bán

cho các đơn vị và cá nhân, để họ sử dụng trong thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch

Trang 23

vụ…hoặc rút tiền tại các ngân hàng đại lý hay tại các máy trả tiền tự động (ATM –

Automated Teller Machine)

1.2.5.2 Các loại thẻ thanh toán

Về hình thức, thẻ thanh toán có nhiều loại khác nhau, trước mắt Việt Nam phát hành và

sử dụng 3 loại sau đây:

1.2.5.2.1 Thẻ ghi NỢ (Debit Card)

Thẻ ghi Nợ: Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên

tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh

toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn

1.2.5.2.2 Thẻ ký trả trước (Prepaid card)

Thẻ trả trước thanh toán áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng trong nước và ngoài

nước và với điều kiện là khách hàng phải lưu ký tiền vào một tài khoản riêng tại ngân

hàng tức là phải ký quỹ trước tại ngân hàng một số tiền (nhưng không được hưởng lãi)

và được sử dụng thẻ có giá trị bằng số tiền ký quỹ đó để thanh toán

1.2.5.2.3 Thẻ tín dụng (Credit Card)

Thẻ tín dụng là loại thẻ áp dụng cho những khách hàng có đủ điều kiện được ngân

hàng phát hành thẻ cho vay vốn để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ Đối với những

khách hàng này, sau khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng sẽ được ngân hàng cấp

cho một thẻ tín dụng với một “Hạn mức tín dụng” được ghi vào bộ nhớ của thẻ để

thanh toán với người bán Sau khi sử dụng thẻ khách hàng phải trả nợ gốc và tiền lãi

(nếu có) cho ngân hàng phát hành thẻ

- Ngân hàng phát hành thẻ: Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng thiết kế các tiêu

chuẩn kỹ thuật, mật mã, ký hiệu… cho các loại thẻ thanh toán để đảm bảo độ an toàn

trong quá trình sử dụng thẻ Sau đó cung cấp hoặc bán thẻ cho khách hàng và chịu

trách nhiệm thanh toán số tiền mà khách hàng trả cho người bán thẻ thanh toán

- Người sử dụng thẻ thanh toán (người sở hữu thẻ) Đó là các công ty, xí nghiệp, tổ

chức và cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán và được ngân hàng phát hành thẻ

chấp nhận cho sử dụng các loại thẻ nói trên

- Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ (người đồng ý thanh toán bằng thẻ): Đó là

các công ty, xí nghiệp, tổ chức cá nhân có vai trò là người cung cấp hàng hoá, dịch vụ

cho người sử dụng thẻ - nói chung đó là người bán – người cung cấp dịch vụ

- Người chấp nhận thanh toán bằng thẻ thanh toán: Sẽ được ngân hàng phát hành

thẻ trang bị một máy chuyên dụng để kiểm tra, đọc thẻ và lập hoá đơn thanh toán nhằm

đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác và an toàn

những ngân hàng nào đều được ngân hàng phát hành thẻ quy định Ngân hàng đại lý

thanh toán thẻ thực hiện thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi người

Trang 24

này nộp biên lai thanh toán vào ngân hàng hoặc trả tiền (rút tiền) cho người sử dụng

thẻ khi có yêu cầu

1.2.5.4 Quá trình thanh toán bằng thẻ thanh toán

Qui trình thanh toán bằng thẻ có thể khái quát bằng sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ:

(Sơ đồ 1.6)

Chú thích:

(1a) Các đơn vị, cá nhân (người sử dụng thẻ) theo nhu cầu giao dịch thanh toán, liên hệ

với ngân hàng phát hành thẻ mở tài khoản, ký quỹ hoặc cấp hạn mức tín dụng để được

sử dụng thẻ thanh toán

(1b) Ngân hàng phát hành thẻ phát hành và cung cấp thẻ thanh toán cho khách hàng

theo từng loại phù hợp với đối tượng và điều kiện đã quy định Sau khi đã xử lý kỹ

thuật, ký hiệu mật mã và thông báo bằng hệ thống thông tin chuyên biệt cho các ngân

hàng đại lý và các cơ sở tiếp nhận thẻ

(2) Người sử dụng thẻ liên hệ và mua hàng hoá dịch vụ của các công ty, xí nghiệp đồng

ý tiếp nhận thanh toán bằng thẻ Đồng thời giao thẻ để người tiếp nhận ký hiệu mật mã,

đọc thẻ và tập chứng từ thanh toán bằng máy chuyên dùng:

- Nếu là thẻ giả mạo, hoặc bị thông báo cấm lưu hành, hoặc bị thông báo mất thì

người tiếp nhận không chấp nhận thanh toán đồng thời thu giữ tang vật và trình báo Cơ

quan Công An để xử lý

- Nếu sau khi kiểm tra, đảm bảo an toàn chính xác thì cho lập biên lai thanh toán

phù hợp với trị giá hàng hoá dịch vụ để trừ vào giá trị của thẻ rồi trao lại thẻ cho người

sử dụng

(3) Người sử dụng thẻ cũng có thể đề nghị ngân hàng đại lý cho rút tiền mặt hoặc từ

mình rút tiền mặt tại máy trả tiền tự động (A.T.M)

(4) Trong thời hạn quy định người tiếp nhận thẻ cần nộp biên lai vào ngân hàng đại lý

để đòi tiền kèm theo các hoá đơn chứng từ hàng hóa có liên quan

(5) Trong phạm vi 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai và chứng từ hoá đơn

của người tiếp nhận nộp vào, Ngân hàng đại lý tiến hành trả tiền cho người tiếp nhận

theo số tiền đã phản ánh ở biên lai bằng cách ghi CÓ vào tài khoản của người tiếp nhận

(3)

(6) (7)

(3) (2)

Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ

Người sử dụng thẻ thanh toán

Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ

Ngân hàng phát hành thẻ

(5) (4)

tự động (ATM)

Trang 25

thẻ hoặc cho lĩnh tiền mặt…(Nếu biên lai được lập lại từ những thẻ đã được Ngân hàng

phát hành yêu cầu đình chỉ thanh toán thì người tiếp nhận thẻ phải chịu thiệt hại)

(6) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ lập bảng kê và chuyển biên lai đã thanh toán cho

Ngân hàng phát hành thẻ

(7) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán trên cơ

sở các biên lai hợp lệ

(8) Khi sử dụng thẻ không còn sử dụng hoặc đã sử dụng hết số tiền của thẻ … thì 2 bên

Ngân hàng phát hành và người sử dụng sẽ hoàn tất quy trình sử dụng thẻ (trả lại tiền

quỹ còn thừa, trả nợ ngân hàng, bổ sung hạn mục mới v.v…)

1.3 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

Việc áp dụng các hình thức thanh toán (Séc, Ủy nhiệm chi, thư tín dụng, ủy nhiệm thu)

là nhằm giải quyết tốt các quan hệ thanh toán giữa các đơn vị kinh tế và các tổ chức

khác trong xã hội Nhưng khi trong nền kinh tế đã hình thành một hệ thống Ngân hàng

thương mại gồm Ngân hàng Quốc doanh, Cổ phần, Liên doanh… mà các hoạt động

của nó cũng có một “Trung tâm” là Ngân hàng Trung Ương (Ngân hàng Nhà nước)

của cùng một hệ thống giữa địa phương này với địa phương khác… sẽ có ý nghĩa quyết

định Có thể nói quan hệ thanh toán hay không là tuỳ thuộc vào việc xử lý các quan hệ

thanh toán giữa các Ngân hàng Do đó, cần lựa chọn một phương thức thanh toán thích

hợp giữa các ngân hàng để thúc đẩy quá trình thanh toán thuận lợi

Có 5 phương thức:

- Thanh toán liên hàng

- Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

- Mở tài khoản tiền gửi ngân hàng khác để thanh toán

1.3.1 THANH TOÁN LIÊN HÀNG

Thanh toán liên hàng là thanh toán được thực hiện giữa các Chi nhánh ngân hàng trong

cùng một hệ thống Đây là phương thức thanh toán được áp dụng phổ biến giữa các

ngân hàng trong cùng một hệ thống

Trong phương thức này, mỗi chi nhánh Ngân hàng sẽ mở 2 tài khoản: Liên hàng đi và

Liên hàng đến:

- Tài khoản liên hàng đi năm nay: Dùng tài khoản này đề phản ánh số tiền chi hộ

(ghi bên NỢ) và thu hộ (ghi bên CÓ) cho chi nhánh bạn cùng hệ thống Ngân hàng

(theo giấy báo NỢ báo CÓ liên hàng mà mình gửi đi) Tài khoản này nếu có dư NỢ thì

thể hiện số chi hộ lớn hơn thu hộ và ngược lại

Trang 26

- Tài khoản liên hàng đến năm nay: Dùng tài khoản này để phản ánh số tiền mà chi

nhánh bạn thu hộ (ghi bên NỢ theo giấy báo CÓ liên hàng nhận được) và số tiền mà

chi nhánh chi hộ (ghi bên CÓ theo giấy báo NỢ liên hàng nhận được)

Theo các tài khoản đã mở ngân hàng (chi nhánh) sẽ phản ánh số tiền chi hộ, thu hộ cho

chi nhánh bạn và số tiền bạn thu hộ, chi hộ vào các tài khoản tương ứng theo nguyên

tắc nếu ngân hàng mình thực hiện thu chi hộ thì sẽ gửi Giấy báo đối chiếu Nếu mình

được ngân hàng bạn thu hộ chi hộ thì sẽ nhận được giấy báo liên hàng đến

Thanh toán liên hàng theo sơ đồ tổng quát sau đây:

(Sơ đồ 1.7)

Chú thích:

Trường hợp 1: Ngân hàng A chi hộ cho ngân hàng B

(1a) Gửi giấy báo NỢ liên hàng cho ngân hàng B

(1b) Gửi giấy báo NỢ liên hàng cho Trung tâm đối chiếu

(1c) Trung tâm đối chiếu gửi giấy NỢ đã đối chiếu cho ngân hàng B theo định kỳ

Trường hợp 2: Ngân hàng A thu hộ cho ngân hàng B

(2a) Ngân hàng A gửi giấy báo CÓ cho ngân hàng B

(2b) Ngân hàng A gửi giấy báo CÓ cho Trung tâm đối chiếu

(2c) Trung tâm đối chiếu gửi giấy báo CÓ đã đối chiếu cho ngân hàng B theo định kỳ

Trong thanh toán tiền hàng tháng, việc đối chiếu nợ giữa các ngân hàng có ý nghĩa

quan trọng, công việc đối chiếu giải quyết càng nhanh và chính xác mới làm cho

phương thức thanh toán liên hàng phát huy được tác dụng

1.3.2 THANH TOÁN BÙ TRỪ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN

Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng được áp dụng trong trường hợp:

(1a) (2a)

TRUNG TÂM ĐỐI CHIẾU

Ngân hàng B Ngân hàng A

Trang 27

- Giữa các ngân hàng khác hệ thống nhưng có mở tài khoản tiền gửi tại một chi

nhánh ngân hàng nhà nước Trong trường hợp này chi nhánh Ngân hàng nhà nước đó

sẽ là người tổ chức và chủ trì thanh toán bù trừ

- Giữa các ngân hàng cùng một hệ thống Trong trường hợp này một ngân hàng của

hệ thống đó được ngân hàng cấp trên chỉ định chủ trì thanh toán bù trừ Tuy nhiên đây

là trường hợp ít tác dụng, bởi vì giữa các ngân hàng cùng hệ thống, thì việc áp dụng

phương thức thanh toán liên hàng sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và nhanh chóng hơn

Do vậy dưới đây chỉ trình bày thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng khác hệ thống

Phải có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Nhà nước chủ trì thanh toán

Thực hiện đúng quy tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ làm văn bản

xin tham gia, giới thiệu tên nhân viên trực tiếp giao nhận chứng từ (giao dịch viên)

đăng ký chữ ký điện từ của kiểm soát, chủ tài khoản, thực hiện giờ giấc, lập đầy đủ,

đúng đắn và kịp thời chính xác các yêu cầu đối với lệnh thanh toán trong giao dịch

thanh toán…

1.3.2.3 Quy trình và kỹ thuật thanh toán bù trừ:

Mở tài khoản thanh toán bù trừ: Tài khoản này sẽ được mở tại chi nhánh ngân hàng

nhà nước chủ trì và tại các ngân hàng thành viên.Số dư bên nợ qua tài khoản này phản

ảnh số chêch lệch phải thu và ngược lại số dư bên Có phản ánh số chêch lệch phải trả

Cách tổ chức thanh toán:

Theo đúng giờ quy định, Ngân hàng thành viên lập và gửi lệnh đến ngân hàng chủ trì

thanh toán

Ngân hàng chủ trì căn cứ lệnh thanh toán chuyển đến của các ngân hàng thành viên

tiến hành thực hiện đối chiếu số dư trên tài khoản của ngân hàng thành viên với số tiền

trên lệnh thanh toán được gửi đến Nếu số dư trên tài khoản của ngân hàng thành viên

đủ để thanh toán lệnh thanh toán thì ngân hàng chủ trì thực hiện bù trừ lệnh thanh toán

Kết quả sau khi thực hiện bù trừ như sau:

- Đối với ngân hàng thành viên có số phải thu nhỏ hơn phải trả (thiếu) thì ngân

hàng chủ trì sẽ trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng này (ghi nợ) để chuyển vào tài

khoản bù trừ (ghi Có)

- Đối với ngân hàng thành viên có số phải thu lớn hơn phải trả (thừa) thì ngân hàng

chủ trì sẽ trích tiền từ tài khoản thanh toán bù trừ (ghi Nợ) để chuyển vào tài khoản tiền

gửi ngân hàng thành viên đó

1.3.3 THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Thanh toán qua tài khoản mở tại ngân hàng Nhà nước áp dụng cho những trường hợp

sau đây:

Trang 28

- Các ngân hàng này có tài khoản tiền gửi mở tại các chi nhánh ngân hàng Nhà

nước khác nhau Nếu cùng mở tài khoản tiền gửi tại 1 chi nhánh ngân hàng Nhà nước

thì tham gia thanh toán bù trừ tiện lợi hơn

Tùy theo hình thức thanh toán (Séc, UNC, UNT, Thư tín dụng) mà ngân hàng Nhà

nước (chi nhánh) sẽ xử lý chứng từ: ghi nợ, ghi có vào tài khoản tiền gửi của ngân

hàng A, ngân hàng B

1.3.4 MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI Ở NGÂN HÀNG KHÁC ĐỂ THANH

TOÁN

Phương thức này áp dụng trong trường hợp sau:

- Giữa các ngân hàng khác nhau hoặc khác hệ thống có mối quan hệ giao dịch với

nhau khá thường xuyên

luôn có tiền để thanh toán

Việc thanh toán được thực hiện tương đối thuận lợi và nhanh chóng:

hàng đối phương và ghi CÓ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng của mình Rồi gửi

các chứng từ liên quan cho ngân hàng đối phương để hạch toán

- Nếu thu hộ cho ngân hàng đối phương thì trích tài khoản tiền gửi của khách hàng

của mình (ghi NỢ) và ghi CÓ vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng đối phương Đồng

thời gửi các chứng từ liên quan để ngân hàng đối phương để hạch toán

1.3.5 ỦY NHIỆM THU CHI HỘ GIỮA CÁC NGÂN HÀNG

Ủy nhiệm thu chi hộ giữa các ngân hàng cũng tương tự như mở tài khoản tiền gửi ở

ngân hàng khác để thanh toán – điểm khác nhau cơ bản giữa hai phương thức này là :

Một phương thức mà mọi khoản thanh toán giữa hai ngân hàng đều thông qua tài

khoản tiền gửi của ngân hàng đối phương – Do vậy không cần thiết phải có sự “ủy

nhiệm” bằng văn bản Tất cả các khoản thu hộ cho ngân hàng ủy nhiệm đều phải được

chuyển đến cho ngân hàng ủy nhiệm Ngược lại tất cả các khoản chi đều phải được

ngân hàng ủy nhiệm hoàn lại trên cơ sở các chứng từ chuyển đến hợp lệ (hoặc sẽ được

ngân hàng ủy nhiệm mở tài khoản trước để ủy nhiệm cho ngân hàng đối phương chi

tiền theo yêu cầu nào đó)

Trường hợp thanh toán qua ngân hàng Nhà nước hoặc bù trừ giữa các ngân hàng, các

Ngân hàng thương mại hoặc kho bạc phải lập thêm các bảng kê chứng từ theo quy

định

Trang 29

1.4 SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

TIỀN MẶT VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1 SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

TIỀN MẶT TẠI CHÂU ÂU, Á, MỸ

¾ Tại Pháp:

Từ khoảng thập niên 70, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã được hình

thành từ các phương tiện truyền thống như séc, chuyển khoản đến các phương tiện hiện

đại theo công nghệ mới như thẻ thanh toán, thanh toán điện tử, mobile… đã phát triển

mạnh mẽ

Hiện nay, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng rộng rãi tại

Pháp Năm 2006, mỗi chủ tài khoản thực hiện trung bình 236 giao dịch không dùng

tiền mặt, tỷ lệ tăng 197% giao dịch so với năm 2000

Trong các loại phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thì thẻ thanh toán chiếm tỷ

trọng cao nhất (38%), kế đến là séc và Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu Riêng hệ thống

thanh toán điện tử, mobile, khác chiếm tỷ trọng chưa đáng kể (0.13%)

Tình hình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại pháp năm 2006 theo

bảng sau (Nguồn: Banque de France)

Tại các nước ở Châu Âu, mỗi chủ tài khoản thực hiện trung bình 165 giao dịch thanh

toán trong năm 2006 Như Pháp, các Quốc gia khác sử dụng thẻ thanh toán, UNC,

UNT chiếm tỷ trọng cao

Tình hình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt của các Quốc gia thuộc

khu vự Châu Âu năm 2006 theo biểu đồ: (Nguồn: European Central Bank, Blue Book

2007

Trang 30

(Biểu đồ 1.1)

Trải qua nhiều thập kỷ, công nghệ thanh toán đã có nhiều chuyển biến đáng kể, nhiều

phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và được sử dụng rộng rãi trong

những giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ

Tại Mỹ, những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu như séc, thẻ tín

dụng, thẻ ghi nợ, hệ thống các phương tiện thanh toán toán điện tử Từ năm 1979, séc

được sử dụng khá phổ biến kế đến là thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử nhưng

không đáng kể trong khi thẻ ghi nợ hoàn toàn chưa xuất hiện Đến năm 1995, thẻ ghi

nợ xuất hiện và cùng với hệ thống thanh toán điện tử được sử dụng ngày càng phổ biến

đến ngày nay

Năm 2000, người tiêu dùng, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước thực hiện 71.5 tỷ giao

dịch thanh toán không dùng tiền mặt, với tổng giá trị 46.6 tỷ tỷ Dollar Mỹ xấp tỷ bằng

4.43 lần GDP của Mỹ cùng năm

Tình hình sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Mỹ từ năm 1979

đến năm 2000 thể hiện qua bảng 1 (Nguồn Federal Reserve Bulletin Tháng 8, 2002):

Trang 31

(Biểu đồ 1.2)

(Biểu đồ Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua các năm)

Bảng 2: Số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt năm 2000 tại Mỹ (Nguồn

Federal Reserve Bulletin Tháng 8, 2002)

Trang 32

Giá trị giao dịch

Thẻ ghi nợ 1%

Thẻ tín dụng 3%

Thanh toán điện tử 12%

Séc 84%

(Biểu đồ Số lượng và giá trị thanh toán không dùng tiền mặt năm 2000) (Biểu đồ

1.3 và 1.4)

Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại Singapore bao gồm các phương tiện:

Hệ thống thanh toán trung gian bù trừ chuyển khoản (IBG – Interbank GIRO) cho

phép một khách hàng có tài khoản tại ngân hàng này thực hiện lệnh chuyển khoản từ

tài khoản của họ (bằng UNC, UNT) đến tài khoản của một khách hàng ở ngân hàng kia

và ngược lại IBG có thể thực hiện tách biệt 2 lệnh thanh toán: Lệnh chuyển có và lệnh

chuyển nợ

Thanh toán bằng Ủy nhiệm Chi: Chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ghi

nợ tài khoản của mình để chuyển khoản thanh toán cho người thụ hưởng Tại

Singapore, hầu hết UNC được chủ tài khoản lập bảng thỏa thuận lệnh thanh toán định

kỳ với ngân hàng của họ Căn cứ vào thỏa thuận này, đúng ngày ngân hàng thực hiện

lệnh thanh toán cho người thụ hưởng với số tiền được xác định trong thỏa thuận này

Hiện nay, một số ngân hàng cung cấp cho khách hàng cá nhân thực hiện lệnh chuyển

có thông qua dịch vụ thanh toán bằng intetnet hoặc từ máy ATMs Năm 2000, lượng

giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống IBG là 30 triệu đạt giá trị thanh toán 72 tỷ

Dollars Singapore (Theo CPSS-Red book-2003)

Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu: Với phương thức này cho phép người thụ hưởng ủy

nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình thực hiện thu hộ tiền từ người mua hàng hóa, dịch

vụ Đồng thời, bên chịu trách nhiệm thanh toán cũng lập thỏa thuận ủy nhiệm cho ngân

hàng phục vụ họ thực hiện thanh toán khi nhận được UNT từ đối tác được xác định

trong thỏa thuận Theo đó, ngân hàng khi nhận dược UNT từ ngân hàng người thụ

hưởng thực hiện trích nợ tài khoản của khách hàng này để thanh toán cho người thụ

hưởng Phương thức này thực hiện chủ yếu cho người giao dịch thanh toán hóa đơn

hàng hóa dịch vụ công hoặc dịch vụ bưu chính, viễn thông…

S ố lượng giao dịch

Thẻ tín dụng 21%

Trang 33

Thanh toán bằng séc: Séc được sử dụng phổ biến tại Sinapore trong những giao dịch

có giá trị thấp cho những khoản thanh toán hàng hóa dịch vụ mang tính thường xuyên

Số lượng séc được thanh toán thông qua SACH tăng 70% từ năm 1989 đến năm 1999

Năm 2000, 91 triệu séc được thanh toán với tổng giá trị lên đến 453 tỷ Dollar

Singapore bởi SACH (Theo CPSS-Red book-2003)

Thanh toán bằng thẻ: gồm các loại thẻ:

- Thẻ ghi nợ: Có thể được phân thành 2 nhón: Thẻ sử dụng bằng mật mã gọi là PIN

(Personal Identification Number) và thẻ sử dụng bằng chữ ký Thẻ sử dụng bằng mật

mã cho phép chủ thẻ thực hiện thanh toán hoặc rút tiền từ tài khoản của họ tại máy

ATMs hoặc cơ sở chấp nhận nhận thanh toán thẻ (POS) thẻ Visa Electron và thẻ ghi

nợ MasterCard là ví dụng điển hình cho thẻ sử dụng bằng chữ ký

- Thẻ tín dụng: Hầu hết thẻ tín dụng được sử dụng phát triển tại Singapore Việc

phát hành thẻ tín dụng tuân thủ theo quy định, luật lệ của MAS, ví dụ như điều kiện

được cấp thẻ, yêu cầu trong việc sử dụng thẻ…

- Thẻ trả trước: Tại Singapre thẻ trả trước có thể thanh toán hang hóa dịch vụ tại

những máy chấp nhận thanh toán của chính tổ chức phát hành thẻ này hoặc cả những

máy của tổ chức khác Thẻ trả trước xuất hiện tại Singapre năm 1996 bởi tổ chức

MPSVC do 3 ngân hàng trong nước thành lập (Development Bank of Singapre,

Oversea – Chinese Banking Corporation và United Oversea Bank) Với loại thẻ này,

người sử dụng chỉ dùng để thanh toán những giao dịch có giá trị thấp rộng khắp các

điểm bán lẻ hàng hóa, dịch vụ như bãi đậu xe, máy bán hành tự động, điểm trò chơi

điện tử…Ngoài ra, thẻ trả trước còn được sử dụng để mua hàng trên mạng bằng thiết bị

đọc thẻ Thẻ trả trước có thể sử dụng được tại dùng tại các máy ATM với mỗi lần giao

dịch tối đa 500 Dollar Singapore, tại điểm chấp nhận thanh toán thẻ (EFTPOS) hoặc

các máy tự động chuyên phục vụ cho loại thẻ này Qua nhiều năm phát triển, thẻ trả

trước được sử dụng ngày càng nhiều Đến năm 2000, số lượng giao dịch bằng thẻ trả

trước đạt 100 triệu giao dịch với tổng giá trị 174 triệu Dollar Singapore (Theo

CPSS-Red book-2003)

Máy Rút tiền tự động: (ATM – Automated Teller Machine): Máy ATM là một phương

tiện giao dịch cho phép khách hàng của các ngân hàng có thể thực hiện những giao

dịch của ngân hàng mà không cần trực tiếp đến ngân hàng Máy ATM xuất hiện đầu

tiên tại Singapore năm 1979 bởi ngân hàng Chartered Bank, sau đó được nhiều ngân

hàng khác phát triển Máy ATM ra đời đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm

lưu lượng tiền mặt trong thanh toán và mang nhiều tiện ích cho người tiêu dùng tại

Singapre ATM cung cấp nhiều dịch vụ như nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, thanh

toán tiền hàng hóa dịch vụ… Đến năm 2000, Singapore có 1,787 máy ATM đạt số

lượng 445 máy cho 1 triệu dân (Theo CPSS-Red book-2003)

Điểm chấp nhận thanh toán thẻ: (EFTPOS – Electronic Funds Transfer at Point Of

Sale): Quá trình phát triển nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Singapore không thể bỏ

qua vai trò của EFTPOS EFTPOS ra đời 1986 bởi NETS EFTPOS là hệ thống cho

phép thẻ ghi thanh toán thực hiện chức năng thanh toán hàng hóa, dịch vụ thong qua

mạng trực tuyến từ tài khoản của khách hàng Năm 2000, có 20,000 EFTPOS trên khắp

Trang 34

12,000 hệ thống bán hàng hóa dịch vụ bao gồm siêu thị, cửa hàng, trạm xăng dầu, cơ

quan nhà nước và hàng hoạt điểm buôn bán…Số giao dịch thông qua EFTPOS năm

2000 đạt 77 triệu đạt giá trị 4.8 tỷ Dollar Singapore Đến năm 2001, hệ thống EFTPOS

cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch rút tiền mặt từ tài khoản của họ (Theo CPSS-Red

book-2003)

Hệ thống giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện thoại (Telephone Banking):

Vào năm 1982, các ngân hàng tại Singapore đã phát triển dịch vụ Telephone Banking

và đã phát triển rộng rãi Dịch vụ Telephone Banking cho phép khách hàng thực hiện

những giao dịch như chuyển khoản, vấn tin số dư, thanh toán hàng hóa, dịch vụ, giao

dịch chứng khoán, mua xe trả góp…

Hệ thống giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện di động (Mobile Banking): Bằng

những đặc điểm trên điện thoại di động, khách hàng có thể thực hiện giao dịch ngân

hàng như thanh toán những giao dịch mua hàng trực tuyến mà không phải dùng thẻ

thanh toán Với phương thức này, người sử dụng phải đăng ký tài khoản thẻ thanh toán

của họ tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán qua Mobile Sau đó người sử dụng sẽ được

cấp một tài khoản và mật mã để thực hiện giao dịch

Hệ thống giao dịch ngân hàng thông qua mạng internet (Internet Banking): Internet

Banking cho phép người sử dụng thực hiện các giao dịch như vấn tin tài khoản, tiền

gửi có kỳ hạn, đăng ký dịch vụ ngân hàng (mở tài khoản, mở thẻ, vay vốn, …), thanh

toán hàng hóa dịch vụ…

1.4.2 HỆ THỐNG THANH TOÁN CỦA THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆM CHO VIỆT NAM

1.4.2.1.1 Hệ thống thanh toán tổng tức thời (thanh toán giá trị cao):

Việc phát triển một hệ thống thanh toán an toàn và hiệu quả là một trong hai mục tiêu

quan trọng của Ngân hàng Trung Ương Thụy Điển Chính vì vậy, Hệ thống thanh toán

tổng tức thời của Risksbank hay còn gọi là hệ thống RIX được coi là cốt lõi của hệ

thống thanh toán ở Thụy Điển Cũng giống như nguyên tắc thanh toán của hệ thống

thanh toán tổng tức thời của các nước khác trên thế giới, hệ thống thanh toán RIX cho

phép xử lý và quyết toán chuyển tiền được diễn ra một cách liên tục theo thời gian thực

tế phát sinh chuyển tiền, có nghĩa là các giao dịch thanh toán (các lệnh chuyển tiền)

được xử lý ngay theo tổng số tiền phải thanh toán và theo từng lệnh chuyển tiền một,

vốn sẽ được chuyển trực tiếp giữa các tài khỏan của các thành viên RIX mở tại

Risksbank để chuyển tiền tới tài khoản của khách hàng

Mục tiêu của Ngân hàng Trung Ương Thụy Điển là thiết lập một hệ thống thanh toán

ổn định an toàn và hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế và được coi

là một yếu tố, công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia

Cơ sở hạ tầng hoạt động của hệ thống RIX dựa trên mạng SWIFT (sử dụng SWIFT

FIN Y - Copy), điều này có nghĩa là tất cả các Ngân hàng thành viên kết nối với hệ

thống RIX thông qua mạng SWIFT Để đảm bảo hệ thống thanh toán RIX hoạt động

được thông suốt, đáp ứng được yêu cầu hệ thống hoạt động 99,9%/ năm (có nghĩa là

Trang 35

trong một năm hệ thống chỉ được phép sự cố trong 2 giờ) Ngân hàng trung ương Thụy

Điển phải có:

- Ngoài việc sử dụng kênh kết nối thường xuyên là các thành viên của RIX kết nối

qua mạng SWIFT để gửi lệnh thanh toán đến Risksbank, hệ thống RIX còn xây dựng

một hệ thống kết nối Rix- online hoạt động đồng thời để dự phòng trong trường bị sự

cố (các ngân hàng thành viên không kết nối được với mạng SWIFT) và hệ thống kết

nối Rix- online do một công ty viễn thông của Thụy Điển đảm trách

- Hệ thống dự phòng được xây dựng cách Hội sở chính 3 Km, hệ thống dự phòng

này có thể hoạt động sau gần 30 phút với đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất

Thời gian hoạt động của hệ thống RIX: KRIX: Từ 7h sáng đến 17 h chiều; ERIX: Từ

7h sáng đến 18 h chiều

NHTW Thụy Điển rất chú trọng đến việc kiểm tra hệ thống máy móc trang thiết bị

cũng như công tác đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên của các Ngân hàng

thành viên cũng như của chính bản thân Ngân hàng trung ương (Hội thảo trực tuyến 4

lần/năm, kiểm tra hệ thống Rix-onlien 4 lần/ năm, đào tạo cho nhân viên mới 2

lần/năm, có chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ về quản lý hệ thống thanh toán, quản

lý rủi ro, quản lý hoạt động Ngân hàng )

1.4.2.1.2 Hệ thống thanh toán giá trị thấp - Hệ thống Bankgiro (BGC)

Tại Bankgiro có 2 hệ thống thanh toán bù trừ: Hệ thống thanh toán bù trừ các công cụ

bán lẻ (bankgiro); Hệ thống thanh toán bù trừ dữ liệu (Dataclearing)

- Hệ thống Bankgiro:

Là hệ thống thanh toán bù trừ các công cụ bán lẻ, hệ thống Bankgiro được sở hữu bởi 4

Ngân hàng thương mại trong nước lớn nhất của Thụy Điển và chịu sự giám sát chặt chẽ

của Ngân hàng Trung Ương Thụy Điển

Khuôn khổ pháp lý cho hệ thống thanh toán bán lẻ: Dựa trên các đạo luật: Luật Dân sự,

Luật Thương mại, đạo luật hoạt động thanh toán và bù trừ chứng khoán, các quy định

về Ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán RIX và đạo luật về các công cụ tài

chính thương mại

Bankgiro có nhiệm vụ: Tiếp nhận các lệnh thanh toán từ các Ngân hàng thành viên

hoặc trực tiếp từ khách hàng (có mã Bankgiro); Kiểm tra khả năng chi trả của khách

hàng (nếu tiếp nhận trực tiếp); Tính toán kết quả bù trừ; Gửi kết quả bù trừ tới hệ thống

RIX để thực hiện việc quyết toán; Gửi kết quả bù trừ và lệnh thanh toán tới các Ngân

hàng thành viên và khách hàng;

Có 18 Ngân hàng thành viên tham gia trong đó có 7 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài;

BGC tiến hành 28 lần tính toán kết quả thanh toán bù trừ trong ngày, trong đó: 14 lần

cho các giao dịch công cụ bán lẻ; 4 Lần cho bù trừ dữ liệu; 10 lần cho các giao dịch

khác, như giao dịch tiền mặt, ATM, văn phòng nợ quốc gia, thanh toán thẻ bằng đồng

EURO

Trang 36

Việc Quyết toán thanh toán kết quả thanh toán bù trừ của các Ngân hàng thành viên sẽ

được thực hiện thông qua tài khoản của Ngân hàng thành viên mở tại NHTW Thụy

Điển (RIX)

Việc thực hiện bù trừ tại BCG là bù trừ song phương giữa các Ngân hàng thành viên

tham gia (để đảm bảo khả năng chi trả của các Ngân hàng thành viên và giảm thiểu khả

năng rủi ro khi một Ngân hàng thành viên bị mất khả năng chi trả)

Phạm vi thanh toán: Thực hiện bù trừ đối với các giao dịch của Ngân hàng thành viên

và đối với những khách hàng được cấp mã Bankgiro

Bởi vì BGC đóng vai trò là một trung tâm xử lý các công cụ bán lẻ trong hệ thống

thanh toán của Thụy Điển, NHTW Thụy điển giám sát chặt chẽ hoạt động của BGC

cũng như các Ngân hàng thành viên trên cơ sở các cam kết cũng như thực hiện việc

đánh giá thường xuyên hệ thống theo các chuẩn mực quốc tế

- Hệ thống thanh toán bù trừ dữ liệu (Dataclearing):

Hệ thống thanh toán bù trừ dữ liệu do Hiệp hội Ngân hàng Thụy Điển sở hữu, hệ thống

này được phát triển dựa trên hệ thống thanh toán bù trừ Séc cũ Việc xử lý và vận hành

hệ thống Dataclearing do Bankgiro thực hiện

Phạm vi thanh toán: Hệ thống Dataclearing chỉ xử lý các giao dịch thanh toán cá nhân

như: Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại, lương… và các giao dịch thanh toán

cho khách hàng không có mã Bankgiro

Hệ thống Dataclearing thực hiện nhiệm vụ là tiếp nhận lệnh thanh toán từ khách hàng,

kiểm tra số dư tài khoản, tính toán kết quả bù trừ, gửi kết quả bù trừ cùng các lệnh

thanh toán tới các đơn vị có liên quan Cũng giống như hệ thống bankgiro, việc quyết

toán và thanh toán kết quả bù trừ của hệ thống Dataclearing sẽ thực hiện tại Ngân hàng

trung ương Thụy Điển thông qua hệ thống RIX

- Hệ thống thanh toán thẻ:

Hiện tại, ở Thụy Điển tất cả các máy thanh toán thẻ đều do 2 công ty NCR và Simen

cung cấp Việc phát hành các loại thẻ Ngân hàng (thẻ nội địa và thẻ quốc tế) ở Thụy

Điển đều dựa trên cơ sở dịch vụ đại lý của công ty VisaCard và Mastercard

Toàn bộ các giao dịch về thanh toán thẻ tại Thụy Điển đều được xử lý qua một trung

tâm chuyển mạch thẻ (CEKAB) CEKAB do 4 Ngân hàng thương mại lớn của Thụy

Điển sở hữu

Hiện nay, các Ngân hàng phát hành thẻ tại Thụy Điển đang trong quá trình chuyển đổi

từ việc sử dụng thẻ từ sang sử dụng thẻ Chip (theo chuẩn VNP) Việc sử dung thẻ chip

nâng cao tính bảo mật, an toàn hơn đối với chủ thẻ

Thụy Điển là một nước phát triển có lịch sử lâu đời, hoạt động Ngân hàng đã qua nhiều

lần cải cách và đã có một hệ thống thanh toán tiên tiến Để làm tốt và thúc đẩy hoạt

động thanh toán trong nền kinh tế họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức thanh toán

truyền thống và áp dụng các phương thức thanh toán mới khi mà nền tảng công nghệ

Trang 37

đã cho phép, đào tạo đội ngũ cán bộ được quan tâm hàng đầu, đi đôi với đổi mới cơ

cấu tổ chức bộ máy, tạo ra được thói quen thanh toán cho người dân và các thành phần

kinh tế - xã hội

Quá trình phát triển thanh toán ở Việt Nam cũng cần phải làm thận trọng, có lộ trình

phù hợp với của tập quán của nhân dân và cơ sở hạ tầng khi công nghệ thanh toán cho

phép Khi xây dựng định hướng và triển khai phát triển hệ thống thanh toán cần tổ

chức làm việc theo nhóm chuyên gia, kết hợp giữa các chuyên gia về công nghệ thông

tin, các chuyên gia về thanh toán và các nghiệp vụ liên đới để đưa ra giải pháp tốt nhất

Thiết lập, hoàn chỉnh cơ chế hoạt động mô hình tổ chức chuyên trách quản lý về hoạt

động thanh toán và hệ thống thanh toán vì một hệ thống thanh toán hiện đại rất cần một

bộ phận giám sát để đảm bảo an toàn khi thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

Việt Nam là nước vẫn sử dụng nhiều tiền mặt và còn thiếu hệ thống phục vụ cho các

giao dịch bán lẻ Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng Đề án mở rộng thanh

toán không dùng tiền mặt theo yêu cầu của Chính phủ Do vậy, việc xem xét xây dựng

một hệ thống thanh toán giống như hệ thống Bankgiro của Thụy Điển là hết sức cần

thiết và là một phương tiện thực hiện mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền

mặt, hạn chế việc giao dịch thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các Ngân hàng thương mại xây dựng lộ trình,

định hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng

như: thẻ thanh toán, Internetbanking, Home banking Các loại dịch vụ này phải có

mạng lưới liên kết thống nhất tuân thủ theo các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế Ngân

hàng Nhà nước phải có cơ chế quản lý dịch vụ này

Sớm xây dựng cơ chế thanh toán kết nối giữa hoạt động của hệ thống thanh toán liên

Ngân hàng với hoạt động của hệ thống thanh toán chứng khoán ở Việt Nam

Chúng ta cần có cơ chế về thanh toán tiền mặt, mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng,

sử dụng những công cụ thanh toán mới như thẻ, Internetbanking, Home banking… và

các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt khác qua Ngân hàng Ngân hàng Nhà

nước giữ vai trò định hướng và giám sát trong quá trình triển khai thực hiện

Tăng cường hơn nữa việc tiến hành các cuộc khảo sát ở nước ngoài (tại các nước phát

triển và các nước trong khu vực) và tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức tài chính quốc

tế Đây là kinh nghiệm của Thụy Điển đã có hệ thống thanh toán vận hành tốt và là con

đường ngắn nhất để đưa hoạt động thanh toán ở Việt Nam phát triển

Xây dựng và đưa Trung tâm chuyển mạch quốc gia vào hoạt động để liên kết với các

giao dịch thanh toán thẻ khác giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, cả nước chỉ có

một Trung tâm chuyển mạch Chính phủ và ngành Ngân hàng luôn dành một nguồn

kinh phí đủ lớn để nâng cấp trang thiết bị máy móc, phần mềm và đào tạo cán bộ về

lĩnh vực thanh toán Đồng thời công tác bảo mật trong thanh toán luôn được chú trọng,

quy định chặt chẽ để hạn chế mức thấp nhất rủi ro trong lĩnh vực thanh toán

Lời kết chương 1: Trong đời sống kinh tế-xã hội của bất kỳ quốc gia nào, kể cả các

nước phát triển, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán không thể thiếu Tuy nhiên, tùy

theo mức độ phát triển về công nghệ, thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính mà nhu

Trang 38

cầu và mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán ở các nước có sự khác nhau Song, xu

hướng chung là thanh toán bằng tiền mặt sẽ ngày càng thu hẹp dần so với thanh toán

không dùng tiền mặt Ở Việt Nam, theo đánh giá các cơ quan chức năng, mức độ thanh

toán bằng tiền mặt là rất phổ biến, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán là

khá cao so với nhiều nước trên thế giới Do vậy, một mục tiêu rất lớn mà chúng ta đang

phấn đấu là phải nhanh chóng giảm mức độ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế

Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp cùng các bộ, ngành

chức năng liên quan tập trung nghiên cứu, triển khai các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy

phát triển nhanh dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội Trong đó, việc

đưa ra quy định quản lý thanh toán bằng tiền mặt theo hướng chặt chẽ hơn là một nội

dung được các cơ quan chức năng xem xét

Trước hết, chúng ta cùng nhìn nhận thực trạng sử dụng phương tiện thanh toán ở nước

ta hiện nay và phân tích nguyên nhân của những thực trạng đó trong chương 2

Trang 39

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIỀN MẶT VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN

THANH TOÁN 2.1 CÁC LOẠI PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN

MẶT ĐANG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM

2.1.1 THANH TOÁN BẰNG CHUYỂN KHOẢN

Hiện nay, nước ta chủ yếu sử dụng Ủy nhiệm chi (UNC) Ủy nhiệm thu (UNT), Thẻ

thanh toán (trình bày ở phần sau) làm phương tiện cho dịch vụ thanh toán bằng chuyển

khoản thông qua hệ thống thanh toán điện tử Liên ngân hàng, bù trừ dữ liệu, chuyển

khoản nội bộ, máy ATM, máy chấp nhận thanh toán thẻ…

¾ Một số quy định

Việc thanh toán Ủy nhiệm thu, hoặc Ủy nhiệm chi nếu được thực hiện giữa 2 tài khoản

cùng một chi nhánh hoặc một hệ thống ngân hàng thông qua hệ thống chuyển khoản

nội bộ

Thanh toán điện tử liên ngân hàng và bù trừ là hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam chủ trì cho phép thực hiện giao dịch giữa các chi nhánh ngân hàng

khác hệ thống với nhau Thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện tại chỉ thanh toán được

ở 5 thành phố lớn của Việt Nam (Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,

Đà Nẵng và Cần Thơ) Thanh toán bù trừ được thực hiện ở tất cả tỉnh thành trên cả

nước do Ngân hàng Nhà nước địa phương chủ trì bù trừ tài khoản của các Ngân hàng

thương mại

Thanh toán qua Ngân hàng nhà nước: Là hình thức thanh toán do Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam hoặc Ngân hàng Nhà nước địa phương làm chủ trì Đây cũng là hình

thức thanh toán bù trừ tài khoản các ngân hàng thành viên nhưng theo phương pháp

thanh toán chia làm 2 giai đoạn: 1 Ngân hàng thành viên mang chứng từ giấy đến

Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh toán 2 Căn cứ lệnh thanh toán theo chứng từ, Ngân

hàng Nhà nước chủ trì thanh toán thực hiện lệnh thanh toán đến ngân hàng người thụ

hưởng bằng hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước chủ trì thanh toán

Hệ thống điện tử liên ngân hàng cho phép thực hiện giao dịch tức thời sau khi nhận

lệnh chuyển tiền đến từ ngân hàng thành viên và gửi đến tài khoản ngân hàng người

thụ hưởng Thời gian ngân hàng thành viên được phép gửi lệnh đến ngân hàng chủ trì

từ 8.00AM đến 16.00PM

Hệ thống Bừ trừ điện tử: Lệnh thanh toán được gửi đến ngân hàng chủ trì và đợi đến

phiên để thực hiện lệnh bù trừ thường diễn ra trung bình 3 lần trong ngày (hoặc nhiều

hơn trong những ngày cuối năm tài chính) vào các giờ 10.30’AM, 15.30’PM và

16.00PM

Chuyển khoản nội bộ bao gồm các trường hợp:

Trang 40

- Chuyển khoản giữa 2 tài khoản cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc trong cùng hệ

thống theo phương thức do chương trình vận hành của hệ thống ngân hàng đó và Hội

sở chính sẽ chủ trì thực hiện những lệnh thanh toán này

- Mở khoản tiền gửi thanh toán: Ngân hàng A mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại

Ngân hàng B để thực hiện những lệnh thanh toán Nợ/Có trong hệ thống của Ngân hàng

B hoặc bên ngoài Ngân hàng B mà Ngân hàng A không thực hiện được hoặc không

thuận tiện để thực hiện

¾ Tiện ích và an toàn:

Chủ tài khoản không phải sử dụng lượng tiền mặt trong việc lưu giữ, trong giao dịch

thanh toán tránh được những rủi ro do tiền mặt gây ra như trộm, cướp, cháy nổ, mất

mát, tiền giả, tiền rách

Chủ thể thanh toán hoàn toàn an tâm vì tính an toàn trong thanh toán đúng người thụ

hưởng, đúng giá trị, nhanh chóng và hiệu quả

Tiền trong tài khoản được hưởng lãi suất theo từng loại tiền gửi và theo quy định từng

thời kỳ của từng ngân hàng

¾ Biểu phí

Mỗi ngân hàng có mức phí riêng cho dịch vụ này mà không khống chế mức tối thiểu

tối đa bởi Ngân hàng Nhà nước

Ví dụ: Một phần trong biểu phí của Ngân hàng TMCP An Bình (Biểu phí theo Quyết

định số 22/QĐ-HĐQT-08 ngày 23/01/2008 của Ngân Hàng Thương mại Cổ Phần An

Bình) và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam (Biểu phí theo

Quyết định số 1232/QĐ/NHNo/TCKT ngày 07/07/2008 của Ngân Hàng Nông Nghiệp

và Phát triển Nông thôn Việt Nam) (Phụ lục 1 và 2 đính kèm)

¾ Đối tượng tham gia quá trình thanh toán

Đối với khách hàng của Ngân hàng thương mại: Mọi cá nhân, tổ chức có tài khoản tại

bất kỳ Ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam được quyền thực hiện những

giao dịch thanh toán chuyển khoản đến tài khoản người thụ hưởng có tài khoản cùng

hoặc khác ngân hàng với người thanh toán

Đối với Ngân hàng thương mại là trung gian trong thanh toán: Phải có hệ thống vận

hành phục vụ thực hiện những giao dịch chuyển khoản nội bộ; Trường hợp lệnh thanh

toán được thực hiện qua Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng thương mại là thành viên

của Ngân hàng Nhà nước phải được sự chấp thuận cho phép tham gia hệ thống thanh

toán Bù trữ điện tử, điện tử Liên ngân hàng

¾ Thủ tục đăng ký sử dụng

Chủ thể thanh toán: Hoàn tất thủ tục mở tài khoản; Điền đầy đủ thông tin Lệnh chi

hoặc Ủy nhiệm nhờ thu để gửi đến Ngân hàng phục vụ mình và yêu cầu ngân hàng

thực hiện

Ngày đăng: 01/08/2017, 16:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Văn Ninh (1992), Tiền cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền cổ Việt Nam
Tác giả: Đỗ Văn Ninh
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
Năm: 1992
2. GS.TS. Lê Văn Tề (2005), Giáo trình Lý thuyết tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết tài chính – Tiền tệ
Tác giả: GS.TS. Lê Văn Tề
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2005
3. TS. Nguyễn Đăng Dờn (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Đăng Dờn
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2000
5. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (2007), về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 (Chỉ thị 20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Tác giả: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2007
6. Ngân hàng Nhà nước năm (2004), Báo cáo thường niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước năm
Năm: 2004
7. Ngân hàng Nhà nước năm (2005), Báo cáo thường niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước năm
Năm: 2005
8. Ngân hàng Nhà nước năm (2006), Báo cáo thường niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên
Tác giả: Ngân hàng Nhà nước năm
Năm: 2006
9. Nghị định của Chính phủ (2006), quy định về thanh toán bằng tiền mặt, số 161/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định về thanh toán bằng tiền mặt
Tác giả: Nghị định của Chính phủ
Năm: 2006
10. Nghị định của Chính phủ (2003), quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tác giả: Nghị định của Chính phủ
Năm: 2003
11. Nghị định của Chính phủ (2003), về cung ứng và sử dụng séc, số 159/2003/NĐ- CP ngày 10/12/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về cung ứng và sử dụng séc
Tác giả: Nghị định của Chính phủ
Năm: 2003
12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật về Giao dịch điện tử, số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật về Giao dịch điện tử
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2005
13. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật về Các công cụ chuyển nhượng, số 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật về Các công cụ chuyển nhượng
14. Quyết định của Ngân hàng Nhà nước (2007), ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, số 50/2007/QĐ-NHNN ngày 28/12/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
Tác giả: Quyết định của Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2007
15. Quyết định của Ngân hàng Nhà nước (2007), ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hang, số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hang
Tác giả: Quyết định của Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2007
16. Quyết định của Ngân hàng Nhà nước (2006), ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc, số 30/2006/QĐ- NHNN ngày 11/07/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc
Tác giả: Quyết định của Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2006
17. Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ (2006), phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam, số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam
Tác giả: Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ
Năm: 2006
18. Thông tư của Ngân hàng Nhà nước (2007), hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt, số 01/2007/TT-NHNN ngày 07/03/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: hướng dẫn thực hiện Điều 4 và Điều 7 Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt
Tác giả: Thông tư của Ngân hàng Nhà nước
Năm: 2007
4. Báo điện tử Ngân hàng Nhà nước (2008), www.sbv.gov.vn Khác
19. Thời báo ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, Thời báo Kinh tế Việt Nam, những trang báo và website khác.Tiếng Anh Khác
20. Blue Book (2007), Non-cash means of payment in France and Europe, European Central Bank, E.U Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w