1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT BẢO TRÌ

40 336 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 331,35 KB

Nội dung

2.1 Các định nghĩa: Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là toàn bộ các biện pháp tổ chức- kỹthuật về xem xét, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị được tiến hành theo chu kỳ và địnhtrước

Trang 1

QUẢN LÝ BẢO TRÌ Chương 1:

KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ

Bảo trì là các công việc cần thiết nhằm mục đích đưa thiết bị khôi phục lại các tính năng như thiết kế ban đầu Sau một thời gian làm việc thiết bị không còn đảm bảo

tính năng, công suất làm việc như lúc ban đầu hoặc do thời gian làm việc quá lâu khiếncho thiết bị hư hỏng, cũng có thể do sự cố bất thường làm thiết bị dừng hẳn khi đó phảitiến hành bảo trì sửa chữa

Như vậy quản lý bảo trì nhằm mục đích:

• Tính sẵn sàng làm việc tối đa của thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn ở tình trạng tốtkhi có yêu cầu sản xuất

• Đảm bảo máy móc ở tình trạng tốt nhất (tức là phải có khả năng duy trì công suất,năng suất và chất lượng cao nhất)

• Đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn

• Đảm bảo chống ô nhiễm môi trường, thiết bị thiếu bảo trì có thể gây ô nhiễm(nhiệt độ, tiếng ồn, chất thải và tiêu tốn năng lượng)

2.TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC BẢO TRÌ:

Do việc cạnh tranh toàn cầu, thị trường hiện nay đã mở rộng cho toàn bộ các nước

có thể cạnh tranh từ bên ngoài Trong hoàn cảnh đó chi phí sản xuất phải đảm bảo đượchiệu suất trở nên cốt yếu Vì vậy các nhà kinh doanh sản xuất phải đảm bảo được hiệusuất tối đa của công tác bảo trì

Đối với thiết bị đắt tiền cần phải có tính sẵn sàng làm việc cao và liên tục để đảmbảo cho chủ đầu tư thu hồi vốn nhanh chóng, bất cứ trường hợp dừng máy nào sẽ làm chogiá thành sản phẩm trở nên rất cao Phòng tránh các sự cố nghiêm trọng, mặc dù tiến bộcông nghệ đem lại lợi ích rất nhiều cho con người nhưng cũng mang lại nhiều sự cố phảitrả giá rất đắt do thiếu quan tâm đến công tác bảo trì

Nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân nói chung và người tiêu dùng nóiriêng ngày càng cao hơn buộc các nhà sản xuất cần phải đưa ra các sản phẩm có tiêuchuẩn khắc khe hơn về bảo vệ môi trường, do đó công tác bảo trì hiện nay cần phải quantâm đúng mức để đãm bảo việc bảo vệ môi trường tốt hơn

Trong quá trình chuyển giao công nghệ, nhiều nước chưa phát triển phải nhập thiết

bị từ nước phát triển Việc cung cấp kịp thời vật tư, thiết bị để bảo trì có lúc trở nên khókhăn do nhiều lý do Dẫn đến việc có nhiều thiết bị đắt tiền phải dừng một thời gian lâu

do thiếu một vài chi tiết nhỏ Vì vậy công tác bảo trì trở nên quan trọng

3 CÁC LOẠI BẢO TRÌ:

Bảo trì là tập hợp các hoạt động cần thiết để duy trì thiết bị trong trạng thái mớinhư ban đầu Các hoạt động này bao gồm: lau chùi, sửa chữa nhỏ và các công việc khácnhư thay băng truyền động, tra dầu mở, bôi trơn… các công việc lớn như thay thế máymóc, động cơ và dây chuyền, đại tu, thay thế thiết bị

Trang 2

Bảo trì có thể chia làm hai loại: bảo trì hỏng hóc và bảo trì phòng ngừa.

- Bảo dưỡng sự cố thường có chi phí cao Điều quan trọng nhất trong trường hợpnày là phải xem thời gian ngưng sản xuất như một thứ phí tổn Phí tổn này có thể rất caomột số ngành sản xuất nhất định

- Các chi phí liên quan đến bảo dưỡng sự cố thường cao hơn so với bảo dưỡngtheo kế hoạch Bảo dưỡng sự cố thường là khẩn cấp, do đó phụ tùng, nhân công, thiết bịchuyên dùng, thời gian ngoài giờ và các chi phí khác rất cao Bảo dưỡng sự cố không chophép thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra

Những tổn thất khi bảo dưỡng sự cố:

3.1 Bảo trì phòng ngừa:

Bảo trì phòng ngừa là các hoạt động nhằm tránh hỏng hóc thật sự xảy ra Nó baogồm từ việc nhỏ như: lau chùi bôi trơn, thay dầu mỡ, điều chỉnh, thay thế chi tiết cho tớiviệc thay thế thiết bị

Bảo trì phòng ngừa thường có chi phí tương đối thấp hơn bảo trì sự cố và có thểlập kế hoạch được một cách thích đáng Nó có thể lập được thời gian biểu sao cho sảnxuất không bị ảnh hưởng Nhân công, phụ tùng và các tài nguyên khác có thể được lập kếhoạch và sẵn sàng với mức chi phí thấp

Bảo trì phòng ngừa có thể được phân chia như sau:

+ Bảo trì trên cơ sở sử dụng, UBM (Use Based Maintenance):

Bảo trì trên cơ sở sử dụng, ở đây khoảng thời gian giữa hai lần bảo trì dựa trên mức sửdụng hay tuổi thọ của thiết bị

+ Bảo trì trên cơ sở tình trạng máy móc CBM (Conditioned BasedMaintenance):

Bảo trì trên cơ sỡ tình trạng máy móc Thiết bị được kiểm tra định kỳ hay các dụng cụchuẩn đoán để có thường xuyên kiểm tra trạng thái máy móc, và tiến hành bảo trì nếucần

+ Bảo trì trên cơ sở thời cơ, OBM (Opportunity Based Maintenance)

Trang 3

Bảo trì trên cơ sở thời cơ Bảo trì được thực hiện khi có dịp thuận lợi.

Ví dụ: Bảo trì khi nhà máy tạm ngưng sản xuất do nhu cầu sản xuất ít hoặc ngưng để sửachữa thiết bị khác bị sự cố

Những lợi ích khi thực hiện bảo trì phòng ngừa:

 Chi phí bảo trì thấp

 Có khả năng bảo trì khi thuận tiện

 Cho phép ký hợp đồng bảo trì

 Thời gian ngưng máy ít

 Giảm thời gian ngắt quãng để bảo trì khẩn cấp

 Giảm thiết bị dự phòng, kho phụ tùng nhỏ

a) Sửa chữa thiết bị hỏng hóc

b) Không để cho thiết bị hư hỏng

c) Duy trì tình trạng máy hoạt động tốt

d) Bao gồm những công việc cần thiết để khôi phục thiết bị về tình trạng ban đầu

để tiếp tục làm việc với chức năng và công suất thiết kế

2) Bảo trì có thể chia ra làm :

a) Bảo trì hỏng hóc và bảo trì phòng ngừa

b) Bảo trì phòng ngừa và bảo trì dự phòng

c) Bảo trì hỏng hóc và bảo trì đột xuất

d) Cả ba đều đúng

3) Bảo trì phòng ngừa là :

a) Hoạt động nhằm tránh hỏng hóc thực sự xảy ra

b) Hoạt động sửa chữa đột xuất

c) Hoạt động thay thế các chi tiết và thiết bị

d) Cả ba đều sai

4) Bảo trì hỏng hóc là :

a) Hoạt động nhằm tránh hỏng hóc thực sự xảy ra

b) Hoạt động sửa chữa đột xuất

c) Hoạt động thay thế các chi tiết và thiết bị

d) Cả ba đều sai

5) Bảo trì phòng ngừa có thể được phân chia như sau:

a) Bảo trì trên cơ sỡ sử dụng

b) Bảo trì trên cơ sỡ tình trạng máy móc

Trang 4

c) Bảo trì trên cơ sỡ thời cơ.

7) Khi bảo trì trên cơ sỡ tình trạng máy móc:

a) Thiết bị được kiểm tra định kỳ

b) Dùng các dụng cụ chuẩn đoán để thường xuyên kiểm tra trạng thái máy móc.c) Tiến hành bảo trì thiết bị nếu cần

d) Cả 3 đều đúng

8) Bảo trì trên cơ sở thời cơ

a) Căn cứ vào tuổi thọ của thiết bị

b) Được thực hiện khi có dịp thuận lợi

c) Mức sử dụng thiết bị

d) Cả ba đều đúng

CHƯƠNG 2:

TỔ CHỨC CÔNG TÁC BẢO TRÌ SỬA CHỮA.

1.CÁC HỆ THỐNG SỬA CHỮA THIẾT BỊ:

Hiện nay đã có những hệ thống sửa chữa thiết bị sau đây:

 Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu

 Hệ thống sửa chữa thay thế cụm

 Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn

 Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn

 Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng

Mỗi hệ thống nói trên có những ưu, nhược điểm riêng, thích hợp với từng loại máy và cơ

sỡ sửa chữa

Trang 5

Các yếu tố chính quyết định sự lựa chọn phương pháp sửa chữa là:

 Kết cấu, khối lượng và số lượng thiết bị cùng loại

 Điều kiện sử dụng thiết bị và điều kiện vật chất của cơ sở sửa chữa

 Nguồn cung cấp vật tư phụ tùng

 Khả năng hợp tác của nhà máy với cơ sở sửa chữa ở trong và ngoài nước.Các yếu tố trên vừa mang tính chất kỹ thuật, vừa mang tính chất kinh tế Lựa chọn đúngphương pháp sửa chữa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sửa chữa tốt

1.1 Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu:

Thực chất của hệ thống sửa chữa theo nhu cầu là sửa chữa các dạng hư hỏng củamáy không theo kế hoạch định trước (hư đâu sửa đấy) Yêu cầu về chất lượng sửa chữahoặc yêu cầu về tình trạng của máy sau khi sửa chữa không được qui định chặt chẽ, miễnsao cho máy bị hỏng hóc sau khi sửa chữa trở lại hoạt động là được Khi áp dụng hệthống sửa chữa này thì chẳng những công việc sửa chữa mà cả kế hoạch sản xuất cũng bịđộng, tuổi thọ của máy giảm nhiều và không thể phục hồi được độ chính xác, độ cứngvững và hiệu suất ban đầu của máy

Hệ thống sửa chữa này thích hợp với các máy có kết cấu đơn giản (có từ 1 đến 2

bộ phận truyền động đơn), khối lượng nhỏ, dễ tháo lắp và với những tổ sửa chữa cơ khíhay trạm sửa chữa cơ khí nhỏ

1.2 Hệ thống sửa chữa thay thế cụm:

Thực chất của hệ thống sửa chữa thay thế cụm là tiến hành thay thế từng cụm máysau một thời gian làm việc nhất định theo kế hoạch đã định Như vậy thời gian ngừngmáy để sửa chữa rất ngắn không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất

Hệ thống sửa chữa thay thế cụm thường được áp dụng cho những máy có độ chínhxác cao, có độ tin cậy lớn

Ví dụ: như các máy tham gia tự động hoặc các máy chuyên gia công tinh lần cuốicác chi tiết yêu cầu có độ chính xác cao, các máy tự động có bộ phận tự động kiểm tratích cực Nhưng hệ thống này có nhược điểm là không triệt để sử dụng hết khả năng làmviệc của các chi tiết

1.3 Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn:

Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn là sau một thời gian làm việc nhất định theo kếhoạch sửa chữa, máy được thay thế một số chi tiết và được hiệu chỉnh lại theo tiêu chuẩn

kỹ thuật gần giống như hệ thống sửa chữa thay thế cụm nhưng mức độ thay thế thấp hơn(chỉ thay thế một số chi tiết không thay thế cả cụm) và công việc sửa chữa tỉ mỉ hơn Tấtnhiên khi sửa chữa theo hệ thống này, máy phải ngừng lâu hơn và phải hiệu chỉnh

Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn có ưu điểm là đơn giản về mặt xây dựng kếhoạch sửa chữa và bố trí công việc sửa chữa, thời gian tiến hành sửa chữa cũng khônglâu Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn thừơng được áp dụng cho các máy đòi hỏi sự antoàn cao như các loại đầu máy, toa xe, máy nâng hạ … hệ thống này được áp dụng cácnhà máy chuyên môn hoá sản xuất, có nhiều thiết bị cùng một kiểu

1.4 Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn:

Theo hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn, chỉ lập kế hoạch xem xét máy màkhông lập kế hoạch sửa chữa toàn bộ máy Khi tiến hành xem xét, nếu thấy máy

Trang 6

không thể làm việc bình thường được đến lần xem xét sau thì cần tiến hành sửachữa ngay để đảm bảo cho máy tiếp tục hoạt động

Thực hiện sửa chữa máy theo hệ thống này tương đối đơn giản và khắc phục đượctình trạng hư hỏng đột xuất Tuy nhiên hệ thống máy cần đem sửa chữa và như vậy việcsửa chữa máy có thể gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất

Các hệ thống sửa chữa máy kể trên dù có một số ưu điểm nhất định nhưng cóchung một số nhược điểm là không kinh tế, lãng phí chi tiết máy và rất bị động vì không

dự tính được toàn bộ quá trình sửa chữa một thiết bị Để khắc phục nhược điểm của các

hệ thống sửa chữa trên nên sử dụng hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng

2.1 Các định nghĩa:

Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là toàn bộ các biện pháp tổ chức- kỹthuật về xem xét, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị được tiến hành theo chu kỳ và địnhtrước trong kế hoạch nhằm mục đích đảm bảo cho máy luôn luôn làm việc tốt

Trong hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng có các khái niệm và định nghĩa sau:

Chu kỳ sửa chữa: là thời gian làm việc của thiết bị giữa hai lần sửa chữa lớn liên

tiếp nhau (đối với các thiết bị đang sử dụng), hoặc là thời gian làm việc của thiết bịlúc bắt đầu đưa vào sử dụng cho đến kỳ sửa chữa lớn thứ nhất (đối với máy mới đưavào sử dụng)

Giai đoạn giữa hai lần sửa chữa: là thời gian làm việc của thiết bị giữa hai lần sửa

chữa được xác định theo kế hoạch

Cấu trúc của chu kỳ sửa chữa: là thứ tự lần lượt các dạng sửa chữa trong giai đoạn

giữa hai lần sửa chữa lớn (trong một chu kỳ sửa chữa)

Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng phải đảm bảo giữ cho thiết bị luôn trong tìnhtrạng tốt, khả năng làm việc hoàn hảo và năng suất cao Nhiệm vụ cơ bản của hệ thốngsửa chữa theo kế hoạch dự phòng là kéo dài tối đa thời gian làm việc của từng chi tiết, bộphận và thiết bị, hạ thấp chi phí và nâng cao chất lượng sửa chữa một cách hệ thống

2.2 Các biện pháp tổ chức kỹ thuật:

• Lập bản kê khai (thống kê) thiết bị nằm trong kế hoạch sửa chữa dự phòng

• Lập lý lịch thiết bị có xác định tình trạng kỹ thuật của tổ hợp máy

• Xác định dạng công vịêc sửa chữa và mô tả kỹ các công việc đó

• Xác định khoảng thời gian của chu kỳ sửa chữa, giai đoạn giữa hai lần sửa chữa,cấu trúc chu kỳ sửa chữa cho các loại thiết bị, độ phức tạp sửa chữa

• Tổ chức thống kê một cách có hệ thống sự làm việc của thiết bị, nhu cầu phụ tùngthay thế và vật tư cho sử dụng và sửa chữa

• Lập kho dự trữ phụ tùng và bộ phận máy thay thế, tổ chức bổ sung bảo quản vàkiểm tra

• Bảo đãm cung cấp các bản vẽ, điều kiện kỹ thuật, tiêu chuẩn và tài liệu công nghệ

để tiến hành các công việc sửa chữa

• Áp dụng các công nghệ sửa chữa tiên tiến có sử dụng các qui trình làm tăng độbền và phục hồi các chi tiết

• Tìm hiểu việc sử dụng và bảo dưỡng thiết bị của từng người

Trang 7

• Tổ chức nâng cao bậc thợ một cách có hệ thống và kiểm tra kiến thức từng người,

tổ chức việc bồi dưỡng và cập nhật kiến thức về bảo trì sửa chữa thiết bị

• Tổ chức kiểm tra chất lượng công việc sửa chữa và sử dụng thiết bị một cách đúngđắn

• Tổ chức cơ sở sửa chữa (xưởng sửa chữa, tổ, đội)

Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng dự định được các công việc bảo dưỡng và sửachữa thiết bị bao gồm các công việc xem xét giữa hai lần sửa chữa, bảo dưỡng, sửa chữanhỏ, sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn

2.3 Các dạng sửa chữa.

2.3.1 Xem xét giữa hai lần sửa chữa:

Xem xét giữa hai lần sửa chữa là công việc phòng ngừa, được thực hiện theo chu

kỳ nhằm mục đích đề phòng sự hư hỏng trước thời hạn hay gãy vỡ của các chi tiết và bộphận máy Tổ chức tốt việc xem xét giữa hai lần sửa chữa có thể kéo dài được thời giangiữa hai lần sửa chữa, rút ngắn được thời gian sửa chữa theo kế hoạch và hạ giá thành sửachữa

Xem xét giữa hai lần sửa chữa do thợ máy và thợ phục vụ sửa chữa hằng ngày (thợnguội, thợ lắp dây đai, thợ tra dầu mỡ và thợ điện) tiến hành giữa kỳ thay ca hay trongthời gian ngừng máy đặc biệt

Xem xét giữa hai lần sửa chữa có các nội dung sau:

• Lau chùi máy thường xuyên

• Xem xét cẩn thận và kiểm tra tình trạng của máy, đặc biệt là cơ cấu điều khiển,thiết bị bôi trơn, ống dẫn dầu, hệ thống làm mát, bít kín, thiết bị kiểm tra, bảo vệ, cũngnhư khắc phục các khuyết tật nhỏ

• Các khuyết tật khắc phục phải ghi vào nhật ký bàn giao máy theo ca có xác nhậncủa thợ điều chỉnh máy và quản đốc phân xưởng

• Kiểm tra tình trạng và khả năng làm việc của các chi tiết kẹp chặt, lắp ghép then

Thông thường là những công việc:

Gồm các công việc xem xét: lau chùi kiểm tra tình trạng hoạt động

Trang 8

• Điều chỉnh phanh ma sát và phanh đai.

• Kiểm tra sự dịch chuyển đúng của bàn máy, bàn xe dao, xà ngang và các chi tiết khác,lau sạch phôi và dầu mỡ bẩn

• Điều chỉnh độ căng lò xo của trục vít rơi và các chi tiết tương tự

• Siết chặt, lau chùi, nếu thuận lợi thì thay thế những chi tiết kẹp đã yếu hay mòn nhưchốt, đai ốc , vít …

• Kiểm tra tình trạng của các cơ cấu hạn vị, khoá chuyển bệ tì

• Lau sạch, căng lại, sửa chữa hay thay thế xích, đai, băng chuyền

• Tháo và rửa các cụm theo sơ đồ

• Kiểm tra tình trạng và sửa chữa nhỏ hệ thống làm mát, bôi trơn và thiết bị thủy lực

• Kiểm tra tình trạng và thiết bị che chắn

• Phát hiện các chi tiết cần phải thay thế trong kỳ sửa chữa theo kế hoạch gần nhất vàghi vào bản kê khai khuyết tật sơ bộ

• Rửa thiết bị nếu nó làm việc trong môi trường bụi bậm như các máy gia công chi tiếtgang và các bánh mài, các thiết bị đúc… tháo các bộ phận của máy, rửa sạch phôi bụibẩn hay bụi gang, sau khi rửa phải sấy khô và lắp vào máy

• Việc rửa bộ phận được tiến hành vào thời gian nghỉ

• Việc rửa máy theo chu kỳ được xác định tuỳ theo đặt tính khác nhau của từngnhóm máy và điều kiện sử dụng máy (bảng 1.1)

Chu kỳ rửa thiết bị (bảng 1.1)

giữa hai lần sửa chữa

1- Thiết bị đúc (làm sạch, đập vỡ gang, chuẩn bị các đúc) và

máy có hình dạng đơn giản

2- Máy cắt gọt kim loại, gia công hợp kim dễ cháy

3- Máy cắt gọt gia công bằng dụng cụ mài Thiết bị gia công

gỗ Máy búa, rèn dập, băng tải, con lăn, cưa cắt kim loại, cần

trục phân xưởng đúc, máy có hình dạng nhỏ và máy để đúc áp

lực …

4- Máy cắt gọt kim loại gia công bằng dụng cụ kim loại và

máy tiện để gia công gỗ

5- Máy cắt gọt kim loại hạng nặng và máy ép thủy lực

6- Máy công cụ chính xác (doa tọa độ, mài sửa, mài ren) và

thiết bị thí nghiệm

190

190380

750

570190

2.3.3 Sửa chữa nhỏ (tiểu tu).

Sửa chữa nhỏ là một dạng sửa chữa theo kế hoạch trong đó chỉ thay thế hay phục hồimột số lượng nhỏ các chi tiết bị hỏng và điều chỉnh từng bộ phận để đảm bảo cho máylàm việc bình thường đến kỳ sửa chữa theo kế hoạch tiếp theo Khối lượng sửa chữa nhỏkhoảng 20% so với sửa chữa lớn

Trang 9

Nội dung của sửa chữa nhỏ được qui định tuỳ theo từng loại máy Dưới đây trình bàynội dung sửa chữa nhỏ các loại máy cắt gọt kim loại để làm mẫu.

Bao gồm các công việc của bảo dưỡng và thêm các công việc sau:

• Tháo từng bộ phận máy, tháo rời từng chi tiết máy của hai đến ba bộ phận, loại bỏcác chi tiết hỏng nặng và lau chùi các chi tiết, quan sát bên trong và rửa các bộ phận cònlại

• Cọ rửa toàn máy

• Tháo trục chính, lau sạch cổ trục chính, chỗ lắp dụng cụ hay đồ gá, lau sạch haycạo lót ổ, lắp trục chính và điều chỉnh ổ đỡ ( trục chính máy chính xác và máy công cụnặng khi sửa chữa nhỏ không được tháo )

• Kiểm tra khe hở giữa trục và lót trục, thay thế các lót trục bị hỏng, điều chỉnh các

• Cạo sửa hay lau sạch các chêm và thanh kẹp điều chỉnh

• Lau sạch vít của xe dao, con trượt ngang, xa ngang, vít me, thay các đai ốc bịhỏng

• Kiểm tra sự làm việc và điều chỉnh cần gạt, tay quay đóng hành trình thụân vànghịch, đóng hộp tốc độ và bước tiến, cơ cấu khoá liên động, cơ cấu định vị, cơ cấu antoàn và hạn vị

• Thay thế các chi tiết bị hỏng không thể làm việc đến kỳ sửa chữa kế tiếp theo kếhoạch

• Lau sạch phoi, bụi bẩn trên bề mặt băng máy, xe dao con trượt ngang, xa ngang,trụ máy …

• Sửa chữa các thiết bị che chắn, bao che, lưới che, màn chắn cũng như các thiết bịbảo vệ chi tiết gia công khỏi bị phoi và bụi mài bắn vào

• Sửa chữa hệ thống bôi trơn và thay dầu

• Điều chỉnh sự dịch chuyển êm và bàn máy, xe dao, con trượt, siết căng các chân và

lò xo của thanh kẹp

• Điều chỉnh lực căng của lò xo ở trục vít rơi và các chi tiết tương tự

• Kiểm tra tình trạng của các cơ cấu hạn vị khoá chuyển, bệ tì

• Kiểm tra và sửa chữa hệ thống làm mát, khắc phục hiện tượng rò rỉ ở cỗ nối ống ,chảy dầu ở van, sửa chữa nhỏ bơm và đường ống

• Phát hiện các chi tiết cần thay thế trong kỳ sửa chữa theo kế hoạch tiếp theo (sửachữa trung bình, sửa chữa lớn)và ghi vào bản kê khai sơ bộ khuyết tật

• Lau sạch mặt phẳng làn việc của bàn máy

• Kiểm tra độ chính xác của máy công cụ lập bản liệt kê các máy phải kiểm tra dựphòng về độ chính xác

Trang 10

• Thử không tải lại tất cả các cấp tốc độ và bước tiến, kiểm tra tiếng ồn, độ nóng vàkiểm tra theo chi tiết được gia công trên máy (về độ chính xác và độ nhẵn của bề mặt giacông).

2.3.4 Sửa chữa trung bình (trung tu):

Sửa chữa trung bình là một dạng sửa chữa theo kế hoạch trong đó tiến hành tháo từng

bộ phận của máy Khối lượng sửa chữa trung bình khoảng 50% so với sửa chữa lớn.Trong sửa chữa trung bình, tiến hành thay thế hay phục hồi các chi tiết và bộ phận bịhỏng, đồng thời điều chỉnh các tọa độ nhằm phục hồi độ chính xác đã được qui định theotiêu chuẩn hay điều kiện kỹ thuật

Sau khi tháo máy, tiến hành lập bản kê khuyết tật, đó là tài liệu cơ bản để xác địnhkhối lượng công việc sửa chữa Phải xem các bản kê khai sửa chữa hằng ngày và các ghichép về tình trạng kỹ thuật của máy Sau sửa chữa trung bình máy phải được kiểm trakhông tải và có tải Tất cả các công việc sửa chữa trung bình phải ghi vào lý lịch của máy

và bản kê khai sửa chữa hằng ngày

Nội dung sửa chữa trung bình được qui định theo từng loại máy Dưới đây trình bàynội dung sửa chữa trung bình các loại máy cắt gọt kim loại để làm mẫu:

Bao gồm các công việc của tiểu tu và thêm các công việc sau:

• Tiến hành lập hay làm rõ thêm bản kê khai khuyết tật

• Thay thế hay phục hồi, mài sửa các chêm điều chỉnh, tấm kẹp

• Phục hồi các chi tiết ren hay thay thế vít me, bàn xe dao con trượt ngang, nòng ụ động

• Thay thế đai ốc của các loại vít truyền lực đã nêu ở trên

• Sửa chữa hay thay thế hệ thống bơm dầu bôi trơn và thiết bị thủy lực

• Thay thế các chi tiết khác vì hỏng nặng quá không thể tiếp tục làm việc đến kỳ sửachữa theo kế hoạch tiếp theo

• Cạo hay mài đường trượt của máy, bàn xe dao, con trượt ngang, bàn máy, côngson, xà ngang, cột trụ, đầu trượt và các chi tiết khác nếu chúng mòn quá mức cho phép

• Cọ rửa các rãnh chữ T trên bàn máy trong trường hợp mòn quá thì bào sửa lại

• Sửa chữa hay thay thế các thiết bị bao che, cũng như các đồ gá để bảo vệ các bềmặt gia công của máy khỏi bị phoi hay bụi mài bắn vào (bao che, lưới, ống xếp)

• Lắp các bộ phận của máy, điều chỉnh và cân chỉnh tất cả các cơ cấu, chạy rà khôngtải lại tất cả các cấp tốc độ và bước tiến, kiểm tra tiếng ồn và độ nóng

• Kiểm tra độ chính xác của thiết bị vạn năng (theo tiêu chuẩn) và thiết bị chuyêndùng (theo điều kiện kỹ thuật) trạng thái làm việc của các loại dẫn hướng và đồ gá, xácđịnh độ chính xác kỹ thuật gia công

• Kiểm tra máy theo chi tiết về độ chính xác, độ nhẵn bề mặt gia công và về năngsuất

• Sơn các bề mặt của máy, sơn mặt trong của các hộp chứa dầu

• Phục hồi hay thay thế các bảng, chỉ số và các điều ghi chú trên máy

2.3.5 Sửa chữa lớn (đại tu)

Sửa chữa lớn là một dạng sửa chữa trong đó phải tháo rời toàn bộ máy

Khi sửa chữa lớn phải thay thế hay phục hồi tất cả các chi tiết và bộ phận bị hỏng,hiệu chỉnh toạ độ để phục hồi độ chính xác, công suất và năng suất của máy đã được quy

Trang 11

định trong tiêu chuẩn hay điều kiện kỹ thuật Khối lượng công việc sửa chữa lớn đượcxác định như khi sửa chữa trung bình.

Sau khi sửa chữa lớn, máy phải được kiểm tra không tải và có tải Khi sửa chữalớn hay sửa chữa trung bình có thể tiến hành cải tiến máy

Nội dung sửa chữa lớn được qui định theo từng loại máy Dưới đây trình bày nộidung sửa chữa lớn các loại máy cắt gọt kim loại để làm mẫu:

Bao gồm các công việc của trung tu và thêm các công việc sau:

• Tháo toàn bộ máy

• Tiến hành lập hay làm rõ thêm bản kê khai khuyết tật

• Phân loại chi tiết thành các nhóm :

- Còn sử dụng

- Cần phục hồi

- Cần thay thế

- Mất cần thiết kế gia công lại

• Cạo hay mài đường trượt của thân máy, bàn máy, con trượt ngang, bàn xe dao,trụ, cột, xà …

• Lắp từng bộ phận riêng và toàn máy, điều chỉnh cho bàn máy, xe dao, con trượtngang và các chi tiết khác di chuyển nhẹ nhàng, hiệu chỉnh các cơ cấu riêng, chạy ràkhông tải

• Trét ma tít và sơn tất cả các bề mặt trong ngoài không làm việc theo yêu cầu kỹthuật

a) Thay thế tất cả các bảng, chỉ số và điều ghi chú trên máy đã bị hỏng Đối với máy

tổ hợp đặt trên móng phải kiểm tra tình trạng của móng, sửa chữa móng và đổ thêmdung dịch xi măng; kiểm tra việc định vị máy tổ hợp

b) Kiểm tra và sửa chữa hệ thống làm mát; khắc phục hiện tượng rò rỉ ở chỗ nối ống,chảy dầu ở van; sửa chữa nhỏ bơm và đường ống

c) Phát hiện các chi tiết cần phải thay thế trong kỳ sửa chữa theo kế hoạch gần nhất

d) Thử máy không tải tại tất cả các cấp tốc độ và bước tiến; kiểm tra tiếng ồn và độnóng; thử máy có tải kiểm tra theo chi tiết gia công, kiểm tra độ chính xác theo tiêu chuẩnhay điều kiện kỹ thuật; thử máy theo công suất và năng suất , đối với các máy chuyêndùng kiểm tra theo độ chính xác của sản phẩm gia công

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC SỬA CHỮA :

1 -Các hình thức sửa chữa thiết bị :

- Các hình thức sửa chữa thiết bị trong phân xưởng sửa chữa được xác định tùy theo qui

mô sản xuất mà chia ra sửa chữa phân tán, tập trung, hỗn hợp

a/ Hình thức sửa chữa phân tán :

- Khi sửa chữa phân tán, tất cả các dạng nguyên công sửa chữa như chăm sóc hàng ngày,các dạng sửa chữa chu kỳ theo kế hoạch kể cả sửa chữa lớn đều tiến hành tại chỗ ở phânxưởng sản xuất Ngoài ra, phải tiến hành một số công việc gia công cơ khí khác như : + Chế tạo các chi tiết và bộ phận không thể thực hiện tại chỗ sửa chữa ở phân xưởng + Phục hồi các chi tiết cần phải dùng các trang thiết bị công nghệ đặc biệt

Trang 12

- Khi sửa chữa phân tán , có thể tập hợp các đội công nhân sửa chữa ở các phân xưởngkhác để tiến hành việc sửa chữa lớn thiết bị

+Ưu điểm:

Thời gian can thiệp ngắn hơn

Quen với thiết bị nên thời gian sửa chữa ngắn

Bớt thời gian chuẩn bị giấy tờ

Gắn chặt với hoạt động sản xuất

+ Nhược điểm :

Chồng chéo, hệ số sử dụng thấp

Kho phụ tùng lớn

Điều phối khác nhau cho từng công việc chính

Hình thức này áp dụng cho các nhà máy sản xuất hàng loạt, hàng khối, có nhiều thiết bịkhác kiểu

b / Hình thức sửa chữa tập trung:

- Khi sửa chữa tập trung, phân xưởng sửa chữa làm tất cả các việc như bảo dưỡng, sửachữa nhỏ , trung bình và lớn, còn việc xem xét giữa hai lần sửa chữa và trong trường hợpđặc biệt được tiến hành ngay trong phân xưởng sản xuất

Ngoài phân xưởng sửa chữa tập trung, trong một vài trường hợp còn tổ chức một cụm thợhay nhóm thợ để bảo dưỡng máy trong một vài phân xưởng có các thiết bị giống nhau Theo phương pháp này , trong phân xưởng sản xuất chỉ có các công nhân chăm sóc hàngngày và một đội công nhân nhỏ để quan sát tình trạng máy và chuẩn bị đưa máy đi sửachữa

+ Ưu nhược điểm: Ngược lại so với phân tán

c/ Sửa chữa hỗn hợp:

Khi sửa chữa theo phương pháp này tại phân xưởng sản xuất thực hiện các dạng sửachữa: Xem xét, bảo dưỡng, tiểu tu, trung tu, riêng sửa chữa lớn được thực hiện ở phânxưởng sửa chữa Sửa chữa lớn và trung bình có thể tiến hành, đồng thời tại phân xưởngsửa chữa và chỗ sửa chữa tại phân xưởng sản xuất

2 -Những chú ý khi tổ chức bảo trì :

- Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được xem xét trong công tác bảo trì làviệc nên tổ chức các bộ phận bảo trì trong nhà máy theo hướng tập trung hay phân tán.Trong hệ thống tập trung chỉ có 1 bộ phận bảo trì phụ trách toàn bộ nhà máy Còn trong

hệ thống phân tán thì ở mỗi khu vực có 1 tổ bảo trì Các yếu tố quyết định đến việc lựachọn hệ thống bao gồm :

Kích thước xí nghiệp: hình thức phân tán sẽ hữu hiệu hơn đối với các nhà máy lớn

Số lượng tòa nhà, số tầng v.v

Yêu cầu về dụng cụ / khu vực: nếu ở một số khu vực đòi hỏi phải có các dụng cụ và thiết

bị chuyên dụng , thì có khả năng áp dụng bảo trì phân tán

Phí tổn do ngưng sản xuất: thời gian đáp ứng để tới và khắc phục sự cố trong hệ thốngtập trung sẽ cao hơn Vì vậy, nếu phí tổn ngưng sản xuất cao thì nên sử dụng hệ thốngphân tán

Chi phí nhân công: chi phí nhân công cao dẫn tới hình thức tập trung sẽ hiệu quả hơn

Trang 13

Lượng công việc: lượng công việc không cao dẫn tới lãng phí thời gian trong hình thứcphân tán

- Tổ chức công tác bảo trì: cấu trúc tổ chức phụ thuộc rất lớn vào vị trí bảo trì trong hệthống (tập trung hay phân tán)

- Trong công nghiệp chế tạo máy, phương pháp tập trung chỉ nên áp dụng trong các nhàmáy nhỏ sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ, cũng như các xí nghiệp có số lượng lớn thiết bịgiống nhau

3 - Sơ đồ quá trình công nghệ sửa chữa lớn

- Quá trình công nghệ sửa chữa là tập hợp các công việc được tiến hành thứ tự để sửachữa máy Các công việc chủ yếu khi tiến hành sửa chữa máy được trình bày trong sơ đồsau :

Trang 15

4- Những vấn đề lưu ý khi thực hiện các công việc sửa chữa

a Tiếp nhận máy vào sửa chữa:

- Máy đưa vào sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn phải được vệ sinh sạch sẽ Dầu vàcác làm mát phải được tháo khỏi thùng chứa Nếu sửa chữa tại chỗ (không tháo máy khỏimóng máy) thì phải dọn sạch sẽ nơi đặt các chi tiết tháo rời

- Trách nhiệm chuẩn bị máy để đưa đi sửa chữa thuộc về quản đốc phân xưởng hay đốccông (thợ cả)

- Nếu máy phải đưa cho phân xưởng sửa chữa cơ khí sửa chữa thì phải vận chuyển máyđến nơi sửa chữa Kèm theo máy phải có các tài liệu kỹ thuật sau

+ Các tài liệu kỹ thuật chính của máy (thuyết minh kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, biênbản nghiệm thu của nhà máy v.v )

+ Biên bản kiểm tra kỹ thuật trước khi sửa chữa

+ Bản kê toàn bộ các chi tiết và bộ phận đi kèm theo với máy

- Động cơ điện lắp trên giá riêng và liên kết với máy nhờ bộ truyền đai , xích hay bánhrăng hoặc nối trục không cần chuyển đi sửa chữa với máy Nếu giá lắp động cơ cần sửachữa thì chuyển theo máy Các chi tiết lắp trên động cơ (bánh đai, đĩa xích, bánh răng,khớp nối v.v ) cần phải sửa chữa theo bộ đôi với chi tiết của máy thì cũng chuyển theomáy

- Trước khi gửi đi sửa chữa, máy và các bộ phận kèm theo phải được kiểm tra để xácđịnh tình trạng và tính đồng bộ

- Máy được chuyển đi sửa chữa bao gồm các chi tiết có mức độ hư hỏng khác nhau phảiđược phục hồi hay thay thế, nhưng bất kỳ chi tiết bị mòn hay gãy nào vẫn phải có đầy đủtrong bộ truyền

- Việc chế tạo các chi tiết bị thiếu được tính vào chi phí phụ phù hợp với việc tính toáncủa cơ sở sửa chữa

- Nếu máy đưa đi sửa chữa lại bị hỏng nặng chi tiết thân hay bị nứt, vỡ thành thìkhông tiếp nhận máy vào sửa chữa lớn (hay trung bình) Lúc đó, phải lập biên bản mô tảtình trạng máy sau đó nếu các bên liên quan chấp thuận, máy được sửa chữa với các yêucầu kỹ thuật đặc biệt

- Khi lập biên bản kiểm tra kỹ thuật trước khi đưa máy vào sửa chữa phải hỏi ý kiếnngười thợ đứng máy cũng như các thợ sửa chữa bảo dưỡng máy trong thời gian sử dụng b- Lập bản kê khuyết tật:

- Bản kê khuyết tật để sửa chữa trung bình và sửa chữa lớn được lập sơ bộ khoảng 2 – 3tháng trước khi đưa máy vào sửa chữa cùng lúc với giai đoạn bảo dưỡng máy theo kếhoạch

- Bản kê khuyết tật được lập chính xác lần cuối khi tháo máy để sửa chữa trung bình haylớn

- Sau khi tháo máy , lau chùi và rửa sạch các chi tiết; tiếp theo, kiểm tra, xem xét dạng

hư hỏng rồi ghi kết quả vào bản kê khuyết tật Trong bản kê cũng đưa vào những ghichép hàng ngày của thợ sửa chữa và ghi chép về tình trạng kỹ thuật

- Trong bản kê, ghi toàn bộ các khuyết tật của từng chi tiết và bộ phận đồng thời cũngchỉ ra các biện pháp khắc phục

Trang 16

- Bản kê khuyết tật lần cuối là tài liệu cơ bản để xác định khối lượng sửa chữa

c - Cơ khí hóa các công việc sửa chữa:

- Để cơ khí hóa các công việc lao động bằng tay có thể dùng các công cụ chạy điện vàkhí nén; búa tán đinh; búa đập, máy khoan, các đồ gá để cạo và giũa

- Nguyên công cạo thường được thay thế bằng các phương pháp năng suất cao hơn Đểrút ngắn thời gian, giảm khối lượng lao động và giá thành sửa chữa nên sử dụng cácphương tiện nâng chuyển hổ trợ

d -Cải tiến thiết bị :

- Mục đích của cải tiến là :

+ Nâng cao công suất và hành trình nhanh của thiết bị

+ Áp dụng cơ khí hóa và tự động hóa toàn bộ

+ Mở rộng khả năng công nghệ của thiết bị

+ Nâng cao tuổi thọ của chi tiết và bộ phận

+ Cải thiện điều kiện làm việc kết hợp với kỹ thuật an toàn lao động

- Việc cải tiến máy được tiến hành theo trình tự sau đây :

+ Kiểm tra thiết bị và các định tính hợp lý khi cải tiến máy

+ Nghiên cứu thiết kế cải tiến hay sử dụng các thiết kế mẫu và bản vẽ có sẵn

+ Chế tạo hay dùng các chi tiết và bộ phận có sẵn để cải tiến

- Thường thiết bị được cải tiến trong khi sửa chữa trung bình hay sửa chữa lớn

- Tính hợp lý của việc cải tiến thiết bị là phải dựa trên cơ sở kinh tế

e - Nghiệm thu thiết bị sau khi sửa chữa :

- Sửa chữa thiết bị được thực hiện theo các điều kiện kỹ thuật

- Việc kiểm tra chất lượng được tiến hành trong quá trình sửa chữa, thời gian lắp ráp vàkết thúc sửa chữa

- Nhân viên KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) kiểm tra tính trọn bộ của máy đã lắp vàchất lượng công việc nguội lắp ráp

- Ngoài ra, phải chạy thử máy không tải và có tải để kiểm tra sự làm việc đúng theo lýlịch máy Trong trường hợp riêng còn kiểm tra độ chính xác , cứng vững của máy, nhữngkhuyết tật phát sinh trong quá trình nghiệm thu mà đội sửa chữa phải khắc phục lâu thìmáy phải được đưa đi sửa chữa lại

- Nghiệm thu cần trục , đồ gá kẹp vật nâng , nồi hơi , bình nén khi được tiến hành theocác quy định của nhà nước

- Việc kiểm tra, chạy thử, chuyển giao thiết bị mới sửa chữa được tiến hành trước khisơn Sau khi khắc phục tất cả các khuyết tật phát sinh khi nghiệm thu mới được sơn thiết

- Để rút ngắn thời gian dừng máy ngay khi bắt đầu sửa chữa phải có phần lớn các chi tiết

dự phòng để thay thế các chi tiết bị hỏng và xác định khả năng phục hồi các chi tiết bịhỏng mà không có chi tiết để thay

- Số chi tiết dự phòng gồm có :

Trang 17

+ Các chi tiết mòn nhanh, thời gian làm việc không thể kéo dài quá khoảng thời giangiữa hai lần sửa chữa

+ Các chi tiết có nhu cầu số lượng lớn cho một máy hay một kiểu thiết bị; thời gian làmviệc của các chi tiết đó có thể vượt quá khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa

+ Các chi tiết lớn có chu kỳ chế tạo dài và các chi tiết khó

+ Các chi tiết quan trọng và làm việc liên tục không phụ thuộc vào thời gian làm việc

- Đối với các chi tiết dự phòng phức tạp , có thời gian làm việc vượt quá khoảng thờigian giữa hai lần sửa chữa , phải chú ý đặt gia công kịp thời

- Đối với các thiết bị được sản xuất tiêu chuẩn hóa, nên dự phòng tất cả các chi tiết mònnhanh Đối với các thiết bị cùng kiếu có khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa lớn cóthể giữ theo bộ các chi tiết cho một vài đơn vị máy

- Các chi tiết được dùng với số lượng lớn (ổ trượt ma sát ướt, ổ lăn, bơm, thiết bị thủylực, dây đai, vòng bít, xích, chi tiết kẹp) phải có dự phòng với số lượng đảm bảo cho việc

sử dụng và sửa chữa không bị đình trệ

- Tùy theo việc sử dụng, các chi tiết dự phòng được bảo quản ở các dạng:

+ Hoàn chỉnh, sẵn sàng để thay thế

+ Gia công thô sơ bộ để lại lượng dư để gia công tinh với chi tiết đối tiếp có xét đến sựmài mòn thực tế

+ Phôi thô (gang, thép và kim loại màu đúc, rèn dập)

- Đối với các thiết bị lớn và nhiều kiểu , một vài bộ phận cũng được dự phòng dưới dạngtrọn bộ (ví dụ khớp nối , trục chính , hộp giảm tốc , hộp tốc độ , đầu mài )

- Chi tiết dự phòng được bảo quản ở kho trung tâm , trong các nhà máy lớn còn được giữ

ở trong kho của phân xưởng Khi đó , trong kho trung tâm chỉ bảo quản các chi tiết dựphòng cho các thiết bị giống nhau có ở các phân xưởng và các chi tiết mua sẵn, còn trongkho của phân xưởng bảo quản các chi tiết dự phòng của các máy chỉ có trong phân xưởng

và các chi tiết cần có số lượng lớn

- Các chi tiết dự phòng ở trong kho phải được bảo quản chống ăn mòn

g - Chống ăn mòn cho các chi tiết dự phòng bằng thép :

- Quá trình công nghệ gia công chi tiết dự phòng để bảo quản lâu dài trong kho như sau :

* Dùng hóa chất để rửa sạch chi tiết

* Tẩy hết bụi bằng cách phun khí nén, lau bằng khăn lau khô và kiểm tra không được

có các vết gỉ

* Khi kiểm tra thấy có các vết gỉ phải tẩy đi bằng cách mài thô mặt phẳng bằng đá mài

có độ hạt không nhỏ hơn 150 , và mài bán tinh bề mặt đạt độ nhẵn có giá trị Ra = 0,63µm(tương đương với ∇ 8 theo tiêu chuẩn cũ) bằng đá mài có độ hạt không nhỏ hơn 220 rồiđánh bóng bằng bột mài rà (ba phần khối lượng bột mài rà và một phần khối lượng dầu)

- Sau khi tẩy các vết gỉ , chi tiết được lau bằng khăn lau sạch và rửa bằng xăng rồi hongkhô và kiểm tra lại

- Để tẩy sạch các vết tay và vết dầu mỡ còn dây lại sau khi kiểm tra, chi tiết được rửa lạilần thứ hai Sau đó chi tiết được xếp vào trong một cái giỏ có lỗ nhúng vào thùng dungdịch tẩy rửa

- Chi tiết đã được làm sạch được gói cẩn thận bằng giấy có tẩm 10 – 15% dung dịchnitrit natri Bên ngoài lại lọc bằng giấy paraphin khô Khi rửa, kiểm tra và lau sạch chi

Trang 18

tiết , phải dùng bao tay vải mềm, còn khi làm thụ động hóa và bao gói phải dùng bao taycao su

b) Hệ thống sửa chữa thay thế cụm

c) Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn

d) Hệ thống sửa chữa xem xét liên hòan

5) Trong các hệ thống sửa chữa sau hệ thống nào có ưu điểm là đơn giản về việcxây dựng kế hoạch sửa chữa, bố trí công việc sửa chữa và tiết kiệm thời gian sửachữa

a) Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu

b) Hệ thống sửa chữa thay thế cụm

c) Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn

d) Hệ thống sửa chữa xem xét liên hòan

6) Trong các hệ thống sửa chữa sau hệ thống nào thường được áp dụng cho nhữngmáy có độ chính xác cao, độ tin cậy lớn

a) Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu

b) Hệ thống sửa chữa thay thế cụm

c) Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn

Trang 19

d) Hệ thống sửa chữa xem xét liên hòan.

7) Trong các hệ thống sửa chữa sau hệ thống nào thường được áp dụng cho nhữngmáy đòi hỏi độ an toàn cao, cho các nhà máy chuyên môn hóa sản xuất, có cùngthiết bị cùng một kiểu

a) Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu

b) Hệ thống sửa chữa thay thế cụm

c) Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn

d) Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn

8) Chọn cách xắp xếp đúng theo thứ tự mức độ khối lượng sừa chửa tăng dần chocác công việc sau :

a) Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn

b) Sửa chữa lớn, sửa chữa vừa, sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng

c) Sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn, bảo dưỡng

d Sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng, sửa chữa vừa, sửa chữa lớn

Trang 20

kỳ bảo dưỡng

kỳ tiểu tu

kỳ trung tu

CHƯƠNG 3:

ĐỊNH MỨC VÀ THANH TRA TRONG SỬA CHỮA

1 CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐỊNH MỨC SỬA CHỮA:

1 Thời gian của chu kỳ sửa chữa:

- Thời hạn của chu kỳ sửa chữa phụ thuộc vào độ phức tạp, điều kiện sử dụng của thiết bị

và được xác định bằng số giờ (hay ca) làm việc của thiết bị hay một trị số tương đương,

đặc trưng cho số chu kỳ làm việc của máy

- Các máy làm việc trong dây chuyền sản xuất hàng loạt và hàng khối có chu kỳ sửa chữa

nhỏ hơn các máy trong sản xuất loại nhỏ hay đơn chiếc

- Các máy phức tạp có rất nhiều cơ cấu, bộ phận cũng có chu kỳ sửa chữa nhỏ hơn các

máy có kết cấu đơn giản

- Trong thời hạn một chu kỳ sửa chữa của mỗi máy hay động cơ có thể có một vài lần sửa

chữa nhỏ và sửa chữa trung bình

- Thứ tự sửa chữa, thời gian và khối lượng công việc sửa chữa đối với các máy móc khác

nhau được xác định theo điều kiện sử dụng khác nhau

- Cấu trúc của chu kỳ sửa chữa theo kế hoạch dự phòng, đối với một số thiết bị được trình

bày trong bảng 1.2 Ký hiệu trong bảng : bảo dưỡng – B ; sửa chữa nhỏ - N ; sửa chữa

trung bình - T ; sửa chữa lớn – L

Sơ đồ mô tả một giai đoạn sửa chữa lớn:

Cấu trúc của chu kỳ sửa chữa đối với một số thiết bị (Bảng 1.2)

Thiết bị Thứ tự các nguyên công sửa

bình(V) Nhỏ(N) Bảodưỡng(B)Máy cắt gọt kim loại khối

Ngày đăng: 31/07/2017, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w