1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2
2 Mục đích của đề tài 3
3 Phạm vi nghiên cứu 4
4.Phương pháp nghiên cứu 4
II Phần nội dung
Phần một : Vấn đề bảo hiến ở Việt Nam hiện nay
1 Cơ sở thực tế:1.1 Vài nét về bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay 1.2 Thực trạng vi hiến
2 Cơ sở lý luận: 2.1 Vai trò của bảo vệ hiến pháp
2.2 Cơ sở cho sự tồn tại của CQBH ở Việt Nam Phần hai: Một số mơ hình cơ quan bảo hiến trên thế giới
1 Mơ hình phi tập trung 2 Mơ hình tập trung
Phần ba: Một số ý kiến về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam 1 Những phương án thành lập cơ quan bảo hiến ở Việt Nam
2 Các nguyên tắc cho cơ quan bảo hiến ở Việt Nam 2.1 Độc lập
2.2 Chuyên nghiệp 2.3 Uy tín cao
2.4 Phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước
Trang 2dựng nước Hiến pháp nim 1946, Hién pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một văn kiện pháp lý có ý nghĩa vô cùng to lớn: đưa người dân Việt Nam từ địa vị nô lệ lên làm chủ đất nước Từ Hiến pháp 1946, các bản Hiến pháp sau đó khơng ngừng phát triển hơn nữa những quyền cơ bản của công dân cũng như ghi nhận những nguyên tắc tô chức bộ máy Nhà nước Hién pháp 1992 (sửa đôi, bố sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10)khăng định tại điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” Từ trước tới nay, bản chất dân chủ của nhà nước ta luôn được khẳng định và ngày càng được mở rộng Hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyên là một hình thức hữu hiệu để phát huy dân chủ Nhà nước pháp quyền là nhà nước đặt pháp luật ở vi trí tối thượng đối với toàn bộ đời sông xã hội Trong đó, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất Có thê lược giản vấn đề này bang
chuỗi: Dân chủ - Nhà nước pháp quyên - Hiến pháp Như vậy van dé dam bao
Trang 3thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quy định của các cơ quan công quyền” Đồng thời phải “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”
Tất cả đã chứng tỏ sự quan tâm thực sự của Đảng và Nhà nước đối với vẫn đề bảo đảm việc thực thi Hiến pháp ở nước ta hiện nay Bảo vệ Hiến pháp thực chất là bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, bảo vệ những nguyên tắc tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ chế độ chính chị, chế độ kinh tế Với ý nghĩa như vậy, việc xây dựng một cơ quan bảo hiến là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay Vì thế, việc nghiên cứu đề xuất phương án đê đáp ứng yêu cầu trên là khơng thê thiếu Chính vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục đích của đề tài
Nếu như trên thế giới, một cơ quan có chức năng bảo vệ hiến pháp đã
được thành lập từ lâu thì ở Việt Nam chưa từng tồn tại một cơ quan độc lập
nào có chức năng tương tự như vậy Vì thế đối với khoa học pháp lý Việt Nam
đây là một van dé mdi mẻ, thiếu cả tính thực tiễn cũng như lý luận Trong
Trang 4nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến cơ quan này 4 Phương phúp nghiên cứu
Đề tài được dựa trên phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin Đồng thời còn sử dụng thêm một số phương pháp như phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử
II - Phần nội dung
PHAN MOT:VAN DE BAO HIEN O VIET NAM HIEN NAY
Câu hỏi đặt ra đầu tiên khi tiếp cận vẫn đề này đó là: ở Việt Nam có cần một cơ quan riêng biệt với chức năng bảo vệ Hiến pháp hay khơng? Như đã trình bày tại phần mở đầu về yêu cầu cấp thiết phải thành lập cơ quan bảo hiến trước những hành vi xâm hại của cơ quan công quyên, trong phần này đề tài sẽ đi sâu phân tích cả cơ sở thực tế và cơ sở lý luận để nhận thức rõ nguyên nhân của yêu cầu trên và trả lời cho câu hỏi đầu tiên này
1 Cơ sở thực tế
1.1 Vài nét về vấn đề bảo vệ Hiến pháp ở nước ta hiện nay a Tham quyên bảo vệ hiến pháp
Trang 5nhân dân tỗi cao, Viện kiêm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức thành viên, đại biêu Quốc hội, Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ luật, nghị quyết của Quốc hội trái Hiễn pháp; xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tịa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân Tối cao trái hiến pháp luật, nghị quyết
của Quốc hội
* Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tịa án nhân dân tơi cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái Hiến pháp, luật nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó
* Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội: giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thâm quyển ở Trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thâm quyền với cơ quan trung ương của tô chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực hội đồng dân tộc, ủy ban phụ trách
Trang 6văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp
Quyết định đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hiến pháp( ) đồng thời đề nghị ủy ban thường vụ quốc hội bãi bỏ
* BO trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách
b Đặc điểm
Có thê nói với những quy định như trên thì ở Việt Nam đã có những cơ sở của một cơ chế bảo hiến với thiết chế và nội dung tương đối cụ thê Trong đó vẫn đề giám sát tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật - một nội dung quan trọng trong hoạt động bảo hiến được chú trọng xây dựng
Trang 7động bảo hiến trở nên kém hiệu quả
Trang 8Những điểm bất cập trên là cơ sở cho sự tồn tại những văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp, xâm phạm đến những quyền cơ bản của công dân cũng như ảnh hưởng lớn đến uy tín của Nhà nước Song điều cần xem xét là việc xử lý những trường hợp trên chưa thật sự nghiêm minh, kịp thời do chưa có đầy đủ những quy định của pháp luật
1.2 Thực trạng vi hiến
Với một cơ chế bảo hiến chưa đầy đủ và rõ ràng như vậy thì tình trạng vi hiến vẫn xảy ra mà khơng có một sự kiểm tra, giám sát cũng như xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Các luật gia cũng như nhiều người quan tâm tới vấn đề vi hiến của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đưa ra những nhận xét, dẫn chứng cụ thể, kèm theo đó cả những phân tích về nội dung vi hiến của những văn bản quy phạm pháp luật đó Có thể kể đến:
PGS - TS Trương Đắc Linh (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) tham luận tại Hội thảo khoa học Viện Nhà nước và pháp luật — Viện KAS, Hà Nội, ngày 3 — 4/5/2007 tác giả đưa ra một số dẫn chứng tiêu biểu:
* Nghị định số 27 - HĐBT ngày 9/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, vận tải đã thừa nhận thành phần kinh tế tư nhân, cơng nhận hình thức sở hữu tư nhân trong khi Hiến pháp năm 1980 không thừa nhận thành phần kinh tế và hình thức sở hữu tư nhân
Trang 9phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động” vẫn đang có hiệu lực chưa hề được sửa đổi
Sau khi đưa ra hai dẫn chứng trên, tác giả đưa ra lời nhận xét về việc ban hành hai văn bản trên trong hoàn cảnh của đất nước ta lúc bấy giờ: đang bước những bước đầu tiên trên con đường đổi mới Những văn bản pháp luật này thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng, có vai trị và tác dụng to lớn trong việc chuyền đổi cơ chế, khai thác và phát huy mọi tiềm năng để phát triển kinh tế của đất nước Tác dụng và hiệu quả của các loại văn bản này là không thể phủ nhận được Nhưng sẽ là hợp hiến và tốt hơn nếu trước khi ban hành những văn bản pháp luật “có lợi cho đân cho nước” này chúng ta cần phải sửa đổi, bãi bỏ các quy định của Hiến pháp 1980 khi đó đã lỗi thời, lạc hậu
* Chỉ thị số 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08/8/1994 “về việc cấm sản xuất, kinh doanh và đốt pháo nổ” mặc dù ý nghĩa, giá trị xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội của Chỉ thị này là đặc biệt lớn lao nhưng thời điểm ban hành Chỉ thị này (1994), sản xuất, kinh doanh pháo nổ vẫn là ngành nghề sản xuất kinh doanh không bị cấm, luật thuế vẫn quy định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trái với luật của Quốc hội Nhưng những cá nhân, cơ sở kinh doanh pháo nổ vẫn nghiêm chỉnh chấp hành khơng khiếu kiện gì và cũng không biết khiếu kiện ở đâu vì Tồ án nước ta cho đến nay cũng khơng có thẩm quyền phán quyết các khiếu kiện về văn bản quy phạm pháp luật bị cho là trái Hiến pháp, trái luật làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của cá nhân
Trang 10-BCA ngày 13/01/2003 của Bộ Công an quy định mỗi người được đăng ký 1 môtô hoặc xe máy là trái với quyền cơ bản của công dân được quy định tại điều 58 của Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất ” phải 2 năm sau, người
dân ở Thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh phàn nàn, kêu ca, báo chí lên
tiếng Bộ Công an mới ban hành Thông tư số 17/2005/TI-BCA ngày 21/11/2005 bãi bỏ quy định trái Hiến pháp này
Cũng đánh giá về tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật, Tiến sỹ Vũ Hồng Anh trong bài viết “Về giám sát Hiến pháp ở nước ta hiện nay” đăng trên Tạp chí Luật học tháng 1/2005 có những nhận định cũng như những phân tích rõ ràng để chỉ ra những điểm không phù hợp với Hiến pháp của những văn bản này
* Điều 4 - Luật thuế GTGT năm 1997 (Quốc hội khoá IX, kỳ hợp thứ
11, thông qua ngày 10/5/1997) quy định: “Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại điều này và báo cáo để Quốc hội phê chuẩn trong kỳ hợp gần nhất” Quy định này cho thấy Quốc hội đã uỷ quyền cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung nội dung của điều 4 tức là sửa đổi, bổ sung luật của Quốc hội Câu hỏi đặt ra ở đây là việc uỷ quyền này dựa trên cơ sở nào? có hợp hiến hay khơng? Qua phân tích, tác giả đưa ra kết luận rằng: nghị quyết trên khơng có cơ sở pháp lý nào, không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 1992
* Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá X, căn cứ điều 84, Hiến pháp 1992,
Trang 11cơ sở nghị quyết này, theo đề nghị của Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết số 52/1998/NQ-UBTVQH 10 ngày 21/7/1998 về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 1998 Theo nghị quyết này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế và ngân sách năm 1998 so với năm 1997 theo hướng giảm đi so với chỉ tiêu đề ra tại nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá X
Trong trường hợp này, Quốc hội căn cứ điều 84, Hiến pháp năm 1992 để uỷ quyền cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội của đất nước Tuy nhiên cần khẳng định rằng toàn bộ nội dung của điều 84 - Hiến pháp 1992 không bao hàm quy định nào cho phép Quốc hội uỷ quyền cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp, ban hành nghị quyết về những vấn đề liên quan đến việc quyết định hoặc sửa đổi, bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế — xã hội của đất nước cũng như chính sách tài chính, tiền tệ, ngân sách nhà nước
Nội dung của nghị quyết số 15/1998/QH 10 của Quốc hội là không phù hợp với nội dung của Hiến pháp và do đó nội dung của nghị quyết 52/1998/NQ-UBTVQH 10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội là không hợp hiến
Hiện nay cũng có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề xem xét tính hợp hiến của Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật cư trú có hay khơng việc xâm phạm những quyền tự do, dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp
Điều 69 - Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Cơng dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thơng tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật” Trong khi đó: Luật Báo chí khơng cho phép thành lập báo tư nhân, Nhà xuất bản tư nhân
Trang 12số công ty kinh doanh xe máy thuê văn phòng luật sư Nguyễn Chiến kiện những cơ quan Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật xâm phạm đến quyền kinh doanh của họ Hay vụ việc liên quan đến công ty VINAJUCO, mặc dù hoạt động của công ty được đánh giá là không đúng quy định của pháp luật nhưng cơng ty có ý kiến cho rằng đó là quyền tự do kinh doanh của họ
Chưa cần bàn đến tính đúng, sai của những vụ việc trên, song việc các cơ quan Nhà nước rất lúng túng trong việc giải quyết các công việc tương tự như trên cho thấy, nếu khơng có một thiết chế rõ ràng thì khó có thể bảo vệ được quyền lợi của công dân cũng như chức năng quản lý của Nhà nước sẽ giảm sút
Những nhận định đã nêu trên mặc dù rất đáng tin cậy song đó cũng mới chỉ là những ý kiến của các chuyên gia Điều quan trọng là nó phải được đánh giá chính thức bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
2 Cơ sở lý luận
2.1Vai trò của bảo vệ hiến pháp:
Như đã nói bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ những giá trị pháp lý nền tảng cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, cho những quyền và lợi ích cơ bản của công dân Với ý nghĩa đó, bảo vệ Hiến pháp có vai trị hết sức quan trọng và có thể kể đến:
a) Vai trò trong việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, sự thống nhất,
phát triển của hệ thống pháp luật
Trang 13cho thấy Quốc hội chưa huỷ một đạo luật nào của Quốc hội với lý do đạo luật đó bất hợp hiến Điều này khơng có nghĩa là khơng có luật của Quốc hội bất hợp hiến mà có nghĩa là cơ chế xử lý chưa phù hợp nên trên thực tế chưa được xử lý
Còn đối với cơ quan hành pháp —- Chính phủ — cơ quan được giao cho chức năng chấp hành và điều hành trên mọi mặt của đời sống Với tư duy pháp lý phổ biến ở nước ta thì các quy phạm pháp luật trong các đạo luật của Quốc hội ban hành thường mang tính nguyên tắc chung, ít chứa đựng những giải pháp pháp lý cụ thể Vì thế mà trách nhiệm chấp hành chúng, tức là cụ thể hố những quy phạm đó, đưa ra những giải pháp pháp lý cho những khúc mắc phát sinh trong quá trình thi hành luật của Quốc hội (Điểm a - Khoản 2 - Điều 56 — Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Nghị định của Chính phủ bao gồm: nghị định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; hệ thống cán bộ của Bộ, cơ quan ngang Bộ; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ) Như vậy những văn bản pháp luật của Chính phủ trong đó có những văn bản quy định sâu hơn về luật của Quốc hội Và thường thấy rang “sâu” hơn thì lại “xa” hơn Và những văn bản này có khả năng vi hiến rất cao
Trang 14Một cơ quan với chức năng xem xét tính hợp hiến trong hoạt động của cả 3 hệ thống: lập pháp, hành pháp, tư pháp rõ ràng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp đồng thời cũng tạo nên tính thống nhất tương đối trên cơ sở quy định của Hiến pháp Mặt khác, nếu như thành lập được một cơ quan bảo hiến ở Việt Nam và cơ quan này được trao nhiệm vụ (thẩm quyền) giải thích Hiến pháp thì nó cịn có ý nghĩa trong việc cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp mà phần lớn là những quy định mang tính chung nhất Việc cụ thể ấy chính là những hoạt động tích cực của Nhà nước đưa những gid tri cao cả của Hiến pháp vào thực tiễn xã hội Bên cạnh đó những giải thích chính thức và mang tính bắt buộc có ý nghĩa quan trọng trong việc tất cả cơ quan Nhà nước cũng như mọi công dân hiểu một cách thống nhất nội dung của Hiến pháp Thông qua những hoạt động của cơ quan bảo hiến chắc chắn rằng công dân Việt Nam sẽ hiểu hơn về Hiến pháp một văn bản pháp lý — chính trị quan trọng của Nhà nước, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của công dân
Trang 15nước và công dân Song với những người dân là gốc của quyền lực Nhà nước thì ý thức pháp luật không nên chỉ dừng lại ở việc tuân thủ những quy định của pháp luật mà còn phải biết sử dụng chúng như những phương tiện để được tham gia một cách thực sự vào quản lý Nhà nước và quản lý xã hội Một Nhà nước của dân, do dân, vì dân thì khơng chỉ dừng lại ở việc mong muốn người dân tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật và sự quản lý của Nhà nước mà phải tiến tới việc xây dựng ý thức làm chủ đất nước cho mỗi người dân Để họ hiểu rằng những quyền công dân của họ không phải do Nhà nước ban cho mà đó là những quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng, Nhà nước phải ghi nhận và đảm bảo cho những quyền cơ bản đó Hiện nay, một Nhà nước khơng chỉ bó hẹp trong mối quan hệ với công dân của nước mình mà cịn có mối quan hệ với các cá nhân khác Những giá trị nhân quyền khi đã được thế giới công nhận thì theo xu thế của thời đại hội nhập, các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận những giá trị ấy Việt Nam khẳng định tại Hiến pháp: “ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” Khi những quyền đó được Nhà nước cam kết tơn trọng thì cũng có nghĩa là nó sẽ được bảo vệ bởi Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam Trong phạm vi thẩm quyền của mình cơ quan bảo hiến sẽ đóng vai
trị tích cực trong việc bảo vệ những quyền tự do cơ bản của con người Như vậy nó cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín của nước ta trên chính trường quốc tế
Trang 16được quy định trong Hiến pháp Mà cơ chế bảo hiến lại chính là bảo đảm để
quyền tự do của công dân không bị vi phạm từ phía các cơ quan Nhà nước Như vậy một cơ quan bảo hiến hoạt động có hiệu quả là thành tố không thể thiếu trong Nhà nước pháp quyền Hay nói như GS - TS Otto thì đó chính là “vương miện của Nhà nước pháp quyền”, “đỉnh cao của Nhà nước pháp quyền” Việc thành lập được một cơ quan bảo hiến ở Việt Nam vì vậy sẽ có ý nghĩa to lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước
ta
2.2 Cơ sở cho sự tồn tại của cơ quan bảo hiến ở Việt Nam
Trước những đòi hỏi cấp thiết của thực tế, trước những vai trò của việc bảo vệ Hiến pháp thì cơ sở lý luận — pháp lý nào cho sự tồn tại một cách vững chắc cho cơ quan bảo hiến ở Việt Nam?
Nhìn lại lịch sử bảo hiến trên thế giới từ sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên trên thế giới — Hiến pháp Mỹ 1787 với ý nghĩa là đạo luật tối cao đã đánh dấu sự ra đời chế độ giám sát Hiến pháp thì những tư tưởng, quan điểm về cơ sở của việc đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp cũng được hình thành và phát triển Hamilton một trong những cha đẻ của Hiến pháp Mỹ cho rằng: Hiến pháp phải được coi là một đạo luật cơ bản Do đó các thẩm phán phải có quyền xác định nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp cũng như của các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành Nếu xảy ra trường hợp khác nhau giữa hai loại văn bản này thì đương nhiên Hiến pháp phải có hiệu lực cao hơn Nói cách khác, Hiến pháp phải được coi là ưu thế hơn so với luật, ý chí của nhân dân phải cao hơn ý chí của những người đại diện cho họ Tư tưởng này của Hamilton đã được thể hiện rõ trong những phán quyết của Chánh án Jonh Marshal xử vụ án nổi tiếng Mabury kiện Madison:
Trang 172 Những luật, quyết định được ban hành bởi cơ quan lập pháp là một bộ phận của Hiến pháp và không được trái Hiến pháp
3 Thẩm phán, người đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp phải tuyên bố huỷ bỏ những luật, lệ, quy định nào của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp
Như vậy, mơ hình cơ quan bảo hiến ở Hoa Kỳ là mơ hình phi tập trung với vai trị của Tồ án Tối cao và Toà án thường trong việc bảo vệ Hiến pháp Khác với Hoa Kỳ, các nước Châu Âu lục địa chỉ trao thẩm quyền giám sát bảo hiến cho một Toà án đặc biệt là Toà án Hiến pháp Loại hình Tồ án này xuất phát từ tư tưởng của hai luật gia Adolf Merkl và Hans Kelsen Tư tưởng của hai ông cũng xuất phát từ việc khẳng định tính tối cao của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật (vì đặt Hiến pháp ở vị trí đó nên cần có một cơ chế để xem xét, kiểm tra việc tuân thủ tính tối cao của nó)
Với cơ sở như vậy thì việc xây dựng một thiết chế bảo hiến ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp Hiến pháp Việt Nam tại điều 2 khẳng định: “Nhà nước Cộng hoà XHCN là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và “Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp” (Điều 146 - Hiến pháp 1992); “Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật” (Điều 2 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật)
Trang 18đề này cũng đã được bàn luận từ khi những mầm mống của tư tưởng giám sát hiến pháp hình thành Khi Hamilton cho rằng tồ án có quyền tuyên bố đạo luật vi phạm Hiến pháp là vơ hiệu thì một số người đã suy ra rằng điều đó là ám chỉ ưu thế lớn hơn của hệ thống tư pháp so với lập pháp Hamilton đã đáp lại quan điểm đó như sau: Toà án phải ưu tiên Hiến pháp hơn so với các đạo luật thường bởi lẽ quyền lực của nhân dân cao hơn cả quyền lập pháp, tư pháp và khi ý chí của cơ quan lập pháp được tuyên bố trong các đạo luật của nó chống lại ý chí của nhân dân được tuyên bố trong Hiến pháp thì các thẩm phán phải tuân theo Hiến pháp hơn là theo các đạo luật thường Các phán quyết của thẩm phán phải căn cứ vào luật cơ bản hơn là căn cứ vào các luật không cơ bản.Do vậy khơng có văn bản quy phạm pháp luật nào trái với Hiến pháp lại có hiệu lực Nếu từ chối điều đó có nghĩa là những nghị sỹ lại cao hơn cái gốc của họ hay nói cách khác, những người công bộc của nhân dân lại cao hơn nhân dân (Lời mở đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ khẳng định rõ ràng rằng và chắc chắn: chúng tôi, nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)
Trang 19chính cơ quan này cũng sẽ hoạt động trong giới hạn mà pháp luật tạo dựng ra nó Và việc cơ quan bảo hiến có thể bãi bỏ một đạo luật vi hiến của Quốc hội cũng không có nghĩa là nó cao hơn Quốc hội — cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Bởi xét trong mối quan hệ cụ thể với hiệu lực tối cao của Hiến pháp thì đạo luật đó rõ ràng khơng thể có giá trị thi hành (hiệu lực) Như vậy Nhà nước pháp quyền là cơ sở chắc chấn để tiến hành xây dựng một cơ quan bảo hiến chuyên trách Và việc xây dựng cơ quan này cũng góp phần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, một yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta hiện nay
Tóm lại, với những cơ sở lý luận và thực tế nêu trên có thể khẳng định rằng việc xem xét để thành lập một cơ quan bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam là điều hoàn toàn cần thiết, là một yêu cầu, đòi hỏi khách quan trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay để Nhà nước ta thực sự là
một Nhà nước của dân, do dân, vì dân
PHẦN HAI
MỘT SỐ MƠ HÌNH CƠ QUAN BẢO HIẾN TRÊN THẾ GIỚI
Trên cơ sở thống nhất là tính tối cao và không thể bị xâm phạm của Hiến pháp, các nước đã tổ chức những cơ quan với chức năng bảo vệ Hiến pháp theo cách thức riêng của mình Điều đó đã tạo nên những mơ hình cơ quan bảo hiến trên thế giới với những vấn đề về thẩm quyền, vị trí, vai trị rất khác nhau Trên cơ sở những tài liệu có được, xin giới thiệu về một số mơ hình tiêu biểu về cơ quan bảo hiến trên thế giới và đó chính là những cái nhìn tham khảo cho một cơ quan chăm lo bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam
1 - Mơ hình phi tập trung (đại diện là Hoa Kỳ)
a) Đặc điểm nổi bật của mơ hình này chính là việc trao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp cho hệ thống Toà án thường và Toà án Tối cao
Trang 21này trái với điều 3 của Hiến pháp Hoa Kỳ 1787 Ông cho rằng Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước và có hiệu lực pháp lý tối cao Vì vậy khi một đạo luật thông thường trái với Hiến pháp thì đạo luật đó phải bị tuyên bố là vô hiệu” Theo nguyên tắc án lệ thì những vụ án sau này nếu các bên chứng minh một văn bản nào là vi hiến thì thẩm phán sẽ không áp dụng những quy định trong văn bản đó
b) Thẩm quyển:
Cơng việc bảo vệ những gid tri to lớn của Hiến pháp được trao cho các thẩm phán ở cả Tòa án thường và Toà án Tối cao Vì thế mà thẩm quyền giám sát ở đây là giám sát cụ thể Tức là việc giám sát được thực hiện gắn với một vụ việc cụ thể (thường là vụ kiện tại Toà án) Theo đó, Tồ án thực hiện quyền giám sát thông qua việc xem xét các quy định có liên quan đến vụ án đó có hợp hiến hay không Nếu xét thấy nó trái với Hiến pháp, Tồ án có quyền từ chối không áp dụng Thường thì Tồ án khơng được quyền huỷ bỏ, bãi bỏ đạo luật đó nhưng đạo luật đó sẽ khơng được áp dụng nữa, vì vậy nó mất hiệu lực thực tế
Vài nét về thủ tục: Theo mơ hình này vì việc tổ chức giám sát Hiến pháp
thường không phải thực hiện theo một thủ tục đặc biệt nào Việc giám sát tính hợp hiến của một văn bản pháp luật sẽ được thực hiện ln trong q trình thực hiện thủ tục tố tụng thông thường tại Toà án Điều này hoàn toàn phù hợp với
hình thức giám sát cụ thể ở mơ hình này
Trang 22và hệ thống của hệ thống pháp luật thì giám sát cụ thé cho phép cơ quan giám sát Hiến pháp có khả năng bảo vệ các quyền con người, quyền công dân một cách cụ thể, có hiệu quả rõ rệt” Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng việc trao chức năng bảo hiến cho cơ quan tư pháp thì sẽ không tồn tại sự lấn sân vào hoạt động lập pháp
Với những ưu điểm như trên, cũng có ý kiến đề xuất về việc trao cho hệ thống Toà án của nước ta chức năng bảo hiến Tuy nhiên những ưu điểm trên chỉ có thể thật sự phát huy hiệu quả ở hoàn cảnh thực tế của nước ta nếu như nó phù hợp với cơ sở chính trị - pháp lý đã được xác lập Xin được nhắc lại rằng mơ hình bảo hiến thơng qua Toà án thường và Toá án Tối cao là một mơ hình được xây dựng dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực rất rạch ròi (phân quyền cứng) trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy Nhà nước Theo đó thì ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp rất độc lập, có sự kiềm chế, đối trọng lẫn nhau khiến cho không thể một nhánh quyền lực nào có khả năng lạm quyền Trong khi Bộ máy Nhà nước ở Việt Nam lại được tổ chức theo nguyên tắc phân công quyền lực, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng,phối hợp thực hiện : giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp Song điều quan trọng hơn cần quan tâm tới khi trao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp cho hệ thống Tồ án chính là việc hệ thống Toà án của Việt Nam có đủ sự độc lập (sau đó là sự chuyên nghiệp) để tự phán xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật khi vụ việc cụ thể phát sinh có liên quan Mặc dù cả Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân
dân đều có quy định rằng: Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật” nhưng để có một nền tư pháp độc lập thì rõ ràng chúng ta phải cố gắng rất nhiều Đó là chưa đề cập tới trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán ở nước ta chưa cao, công tác cải cách tư pháp mới đang ở giai đoạn đầu
Trang 23nhiều ý kiến đề xuất: chỉ trao thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp cho Toà án Tối cao (ý kiến này sẽ được đề cập rõ hơn ở phần sau) Hoặc ý kiến đề nghị trao cho các Toà án thường thực hiện chức năng bảo hiến trong các vụ việc cụ thể khi công dân yêu cầu toà án kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản pháp luật sẽ được áp dụng đối với mình Nếu khiếu kiện của đương sự là có căn cứ thì Tồ án phải từ chối áp dụng văn bản đó Việc xác định văn bản có hợp hiến hay không lại không do các toà án thường xác định mà chuyển cho Toà án Hiến
pháp để kiểm tra, xem xét, quyết định Và Toà án thường sẽ căn cứ vào phán
quyết của Toà án Hiến pháp để giải quyết vụ việc Cũng theo ý kiến đề nghị này thì việc Tồ án thường thực hiện việc giải quyết các khiếu nại Hiến pháp của cơng dân có ưu điểm là không mâu thuẫn với nguyên tắc thống nhất của quyền lực Nhà nước: không có sự mâu thuẫn giữa tính quyền lực cao nhất của Quốc hội và tính độc lập của Toà án khi thừa nhận thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của Toá án vì theo cách thức này về mặt nguyên tắc Tồ án khơng có quyền trực tiếp bãi bỏ hiệu lực văn bản bất hợp hiến của Quốc hội mà chỉ tuyên
bố không áp dụng văn bản đó trong một trường hợp cụ thể
Trang 242 — Mơ hình tập trung (Pháp, Diic,)
Khác với mơ hình phi tập trung, mơ hình này thực hiện chức năng giám sát hiến pháp bằng một cơ quan chuyên trách, chỉ có cơ quan này mới có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật cũng như việc giải quyết các khiếu kiện Hiến pháp Mơ hình này được áp dụng phổ biến ở các nước Châu Âu lục địa (truyền thống Civil Law) với những tên gợi như: Toà án Hiến Pháp hoặc Hội đồng bảo hiến (Pháp) Cơ quan giám sát hiến pháp được
xác lập theo mô hình này lần đầu tiên tại Áo theo Hiến pháp Áo 1920 Nhờ
những điểm ưu việt mà nó nhanh chóng được nhân rộng ở nhiều quốc gia khác trên thế giới Theo thống kê hiện nay có khoảng gần 60 quốc gia thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp theo mơ hình này Điển hình là Đức,Áo, Nga, Italia
a) Vài nét về thầm quyền;
Nhìn một cách tổng thể cơ quan giám sát bảo vệ Hiến pháp có những thẩm quyền sau:
- Giám sát tính hợp hiến của các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác
- Giải thích Hiến pháp
- Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực, giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương
- Giải quyết các tranh chấp liên quan đến bầu cử, trưng cầu ý dân - Giải quyết các khiếu kiện Hiến pháp
- Quyền giám sát tính hợp hiến trong hoạt động của các đảng phái chính trị, giải tán các đảng phái chính trị
* Đối với thẩm quyền giám sát tính hợp hiến của các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật:
Trang 25+ Giám sát trước là hoạt động kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật trước khi văn bản đó có hiệu lực pháp lý Thông thường giám sát trước được thực hiện trong giai đoạn đạo luật đã được thông qua và đang trong thời gian chờ nguyên thủ quốc gia công bố
+ Giám sát trừu tượng là hình thức kiểm tra tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật mà không gắn với bất cứ một vụ việc cụ thể nào Việc thực hiện hoạt động này thường phát sinh trên cơ sở yêu cầu của các cơ quan, cá nhân có vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước như: nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng
Thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, văn bản quy phạm pháp luật khác là nhiệm vụ, quyền hạn cuả bất cứ Toà án Hiến pháp nào Đây là đối tượng giám sát hết sức quan trọng bởi những văn bản quy phạm pháp luật này được coi là những chuẩn mực chung, được áp dụng cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng Mục đích của giám sát Hiến pháp ở đây là đảm bảo cho các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật không lợi dụng
đặc quyền này để vượt lên trên Hiến pháp, phá vỡ những trật tự Hiến pháp, xâm
phạm những quyền cơ bản và tự do của con người và công dân được Hiến pháp bảo vệ Song Toà án Hiến pháp khơng tự mình quyết định việc xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của một văn bản quy phạm pháp luật mà phải thông qua yêu cầu của chủ thể khác do Hiến pháp quy định Trên cơ sở yêu cầu này, Toà án Hiến pháp tiến hành thực hiện thẩm quyền của mình Quy định này là một trong những yếu tố hạn chế sự chuyên quyền của Toà án Hiến pháp, đồng thời nhằm đảm bảo cân bằng và kiểm soát quyền lực Phán quyết của Toà án Hiến pháp về tính hợp hiến của một văn bản quy phạm pháp luật là chung thẩm và không thể kháng cáo Khác với mơ hình phi tập trung, quyết định của Toà án thường có thể được xem xét lại
Trang 26trên khiến cho hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo hiến trở nên toàn diện và rất hữu hiệu Việc xem xét những quy định của một văn bản quy phạm pháp luật nào đó có phù hợp với quy định của Hiến pháp hay không mà không gắn với một vụ việc cụ thể nào cũng góp phần phát triển khoa học pháp lý ở những quốc gia này
*Đối với việc giải quyết các khiếu kiện hiến pháp của công dân
Thủ tục giải quyết các khiếu kiện này được tuân theo một thủ tục đặc biệt, chỉ có Tồ án Hiến pháp mới có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện này Đây cũng là điểm khác biệt giữa hai mô hình Khiếu kiện hiến pháp có nghĩa là cơng dân u cầu Toà án Hiến pháp bảo vệ quyền cơ bản của mình (được quy định trong Hiến pháp) bị xâm hại do việc thực hiện hoặc không thực hiện hành vi hoặc do văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước Toà án Hiến pháp chỉ giải quyết những yêu cầu liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền cơ bản hiến định của con người và công dân Vì thế phần lớn các phán quyết của Toà án thường khơng thể bị Tồ án Hiến pháp xem xét theo thủ tục khiếu kiện Hiến pháp Việc các nước quy định quyền khiếu kiện Hiến pháp của công dân và quy định cơ quan chuyên trách giải quyết chúng được đánh giá là những giá trị sâu sắc, có ý nghĩa thiết thực của một nền dân chủ
* Riêng về Hội đồng Bảo hiến ở Pháp có đặc điểm khác với các thiết chế giám sát Hiến pháp khác: có chức năng đảm bảo cho nhánh quyền lực lập pháp hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được Hiến pháp quy định Vì thế đây là một cơ quan nằm trong hệ thống lập pháp Cơ quan này được quyền huỷ bỏ văn bản pháp luật được coi là vi hiến Hội đồng bảo hiến của Pháp trở thành một Toà án đặc biệt, ở đó các vấn đề Hiến pháp được đưa đến để xin ý kiến về tính hợp hiến nhưng chỉ mang tính chất tư vấn và trừu tượng
Trang 27Hình thức giám sát trừu tượng là một hình thức xem xét mang tính khái quát tổng thể Nó phù hợp với tư duy pháp lý vốn tồn tại từ lâu ở các nước lục địa thuộc dòng họ pháp luật Civil Law Vì thế nó góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính hệ thống, thống nhất của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật từ trên xuống dưới, lấy chuẩn mực là những giá trị của Hiến pháp
Với những hệ thống pháp luật coi trọng luật thành văn, mà những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phần nhiều mang tính ngun tắc chung thì những quy phạm hướng dẫn mới là những quy phạm được áp dụng nhiều nhất trong thực tế Như vậy có thể thấy được hiệu quả cũng như vai trò của việc giám sát những văn bản quy phạm pháp luật đó
Bên cạnh đó việc kết hợp cả giám sát cụ thể và giám sát trừu tượng làm cho hiệu quả hoạt động của cơ quan bảo hiến được nâng cao và mở rộng hơn Nó kết hợp đảm bảo cả lợi ích chung (đối với giám sát trừu tượng) và lợi ích riêng (đối với giám sát cụ thể) Hai hình thức này bổ sung cho nhau, hình thức này có thể là cơ sở của hình thức kia Ví dụ như từ giám sát trừu tượng có thể đưa ra những hướng giải quyết cho giám sát cụ thể; ngược lại, việc đưa ra những khiếu kiện Hiến pháp của công dân có thể tiến tới những hoạt động có liên quan đến giám sát trừu tượng
Trang 28cương lĩnh, nguyên tắc của công dân chưa cao Nên giám sát trừu tượng là cách tốt nhất để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội khi những văn bản vi hiến khơng có hiệu lực, sẽ khơng cịn ai phải chịu sự điều chỉnh của chúng Một Toà án Hiến pháp (hoặc Hội đồng bảo hiến) nếu hoạt động có hiệu quả sẽ là một giá trị dân chủ mới ở Việt Nam
PHẦN BA
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CƠ QUAN BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM
1 - Những phương án thành lập cơ quan bảo hiến ở Việt Nam (phần này tham khảo từ bài viết của PGS - TS Truong Dac Linh)
Trước những đời hỏi cấp thiết của thực tế đã có nhiều ý kiến về một mơ hình cơ quan bảo hiến ở Việt Nam Hiện nay, có thể kể đến ba phương án sau:
1.1 Phương án thứ nhất
Quốc hội thành lập Ủy ban giám sát Hiến pháp trực thuộc Quốc hội để giúp Quốc hội thực hiện việc bảo hiến đối với các văn bản dưới luật do Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chính quyền địa phương ban hành Ủy ban này có trách nhiệm trình kết quả giám sát để Quốc hội xem xét, quyết định
Trang 29đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, trong đó có giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội
Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội ban hành vẫn do Quốc hội tự giám sát tính hợp hiến của chúng Trong trường hợp Quốc hội không bãi bỏ luật, nghị quyết trái Hiến pháp thì khơng có biện pháp pháp lý nào xử lý được.Và như vậy là không giải quyết được những vấn đề cốt lõi cơ bản của một cơ chế bảo hiến Còn nếu trao cho Ủy ban này quyền giám sát các luật, nghị quyết của Quốc hội thì khơng tương xứng và khách quan khi đây chỉ là một cơ quan giúp việc cho Quốc hội Vì thế đây là phương án có tính chất nửa vời, khơng triệt để
1.2 Phương án 2
Thành lập Toà án Hiến pháp độc lập hoặc Hội đồng bảo hiến không thuộc Quốc hội, thực hiện quyền bảo hiến tất cả hoạt động nhà nước, trong đó có cơ quan lập pháp là Quốc hội Đây là phương án khá phổ biến ở các nước trên thế giới Tính độc lập của cơ quan bảo vệ hiến pháp được đảm bảo bởi tính cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Mô hình này đã được giới thiệu khái quát ở phần trước
Song vấn đề khi lựa chọn mơ hình này là việc thay đổi một số quan hệ trong việc tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó vai trị của Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất sẽ phải được nhận thức lại Việc học tập những quy định của Hiến pháp năm 1946 được bàn luận đến
Hiến pháp 1946 quy định tại điều 70: sửa đổi hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a, Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu
b, Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi
Trang 30Điều 21: Nhân dân có quyền phúc quyết về hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70
Điều 32: Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý Cách thức phúc quyết sẽ do luật định
Phương án này được nhiều người đồng tình ủng hộ vì những ưu điểm nổi bật của nó là giải quyết khá triệt để những tồn tại của thực tế hiện nay
1.3 Phương án 3
Trao quyền bảo vệ hiến pháp cho Tòa án tối cao Tòa án tối cao được nhận xét là có nghề nhưng vấn đề bất lợi chính là chức năng, thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự dân sự kinh tế lao động và hành chính của tòa án tối cao hiện nay và trong tương lai còn quá tải nên tòa án tối cao của nước ta không thể chuyên tâm chăm lo lĩnh vực mới là giám sát hiến pháp được Đấy là chưa kể đến yêu cầu về: tiêu chuẩn thẩm phán, số lượng thẩm phán, cách thức bổ nhiệm, nhiệm kỳ của thần phán, thủ tục tố tụng của tòa án tối cao (tòa án tư pháp) và tòa án hiến pháp nếu được thành lập ở nước ta sẽ là rất khác nhau
Trên đây là những phương án tiêu biểu cho mơ hình cơ quan bảo hiến ở Việt Nam trong thời gian tới Song nói về bảo hiến thì khơng chỉ đơn giản là nói tới việc cơ quan đó sẽ tồn tại dưới hình thức nào Mà xung quanh vấn đề này còn nhiều phát sinh Những vấn đề đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của cơ quan bảo hiến Nó được GS - TSKH Đào Trí Úc nêu ra như sau:
* Thực chất của sự kiểm tra tính hợp hiến là gì? Nó có nằm trong khuôn khổ phạm vi của ba quyền lực truyền thống của sự phân quyền hay không hay đây là một loại chức năng hoàn toàn riêng biệt so với các chức năng nói trên và do đó cũng có quyền riêng, có vị thế lớn trong số các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?
Trang 31han như kiểm tra hoạt động tư pháp ; đối với việc bảo đảm các quyền và tự do của cá nhân công dân?
* Sự kiểm tra tính hợp hiến có bao gồm cả việc đánh giá và xem xét hành vi hay không, hay chỉ giới hạn trong việc đánh giá văn bản?
* Nếu nói về sự phù hợp với Hiến pháp thì cần được hiểu là sự phù hợp về hình thức (lời văn) quy định hay còn bao gồm cả sự phù hợp về nội dung, thực chất, tinh thần của Hiến pháp
Rõ ràng là càng muốn giải quyết thấu đáo vấn đề lại càng gap phai nhiều câu hỏi rắc rối Trong phạm vi đề tài, việc tìm hiểu tất cả luận điểm trên là điều hồn tồn khơng thể cũng như không nên Vì thế, tác giả chỉ mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về những nguyên tắc cho cơ quan bảo hiến ở Việt Nam Dù cơ quan này có được tổ chức theo mơ hình nào, thẩm quyền, cơ cấu, tổ chức ra sao thì muốn hoạt động hiệu quả nó cũng phải tuân theo những nguyên tắc này Bốn nguyên tắc mà tác giả cho là quan trọng đối với cơ quan bảo hiến ở Việt Nam và sẽ được trình bày là:
Độc lập
Chuyên nghiệp Uy tín cao
Phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước
2.Các nguyên tắc cho cơ quan bảo hiến ở Việt Nam
2.1, Độc lập
Độc lập được coi là yếu tố hàng đầu của bất kỳ một cơ quan bảo hiến nào, thuộc bất cứ mô hình nào Mơ hình tập trung thành lập một cơ quan mới, riêng biệt với hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp (Tuy Tòa án Hiến pháp thuộc quyền lực tư pháp nhưng nó khơng chịu sự quản lý, lãnh đạo của Toà án Tối cao) Nguyên tắc chung nhất được ghi nhận đối với các Toà án Hiến
pháp là: thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo Hiến pháp Để đảm bảo địa vị độc
Trang 32cụ thể nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để thẩm phán có thể đưa ra những quyết định xuất phát từ đánh giá, nhận thức của chính bản thân mình, tránh sự gây ảnh hưởng từ phía các cá nhân cơ quan, tổ chức khác thông qua các quy định về đảm bảo:
- Đảm bảo quyền miễn trừ tư pháp cho thẩm phán (tương đương với nghị sỹ và thẩm phán Toà án Tối cao)
- Không bãi miễn thầm phán nếu khơng có các căn cứ do luật quy định - Quyền bảo đảm của thẩm phán trong việc thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyền tư chức, quyền không chịu trách nhiệm hình sự về những øì mình phát biểu khi thực hiện nhiệm vụ, những đảm bảo về lương, bảo hiểm xã hội và các lợi ích vật chất khác
Đồng thời Hiến pháp cũng quy định những nhiệm vụ của thẩm phán nhằm đảm bảo tính độc lập đó như nghĩa vụ không kiêm nhiệm, nghĩa vụ tôn trọng các quy định của Hiến pháp, Luật về Toà án Hiến pháp
Cịn đối với mơ hình phi tập trung, một trong những cơ sở để hệ thống Toà án (Toà án thường và Toà án Tối cao) có chức năng bảo vệ Hiến pháp thông qua việc giải quyết các khiếu kiện hiến pháp là hệ thống tồ án có vị trí độc lập rất cao trên cơ sở phân chia quyền lực rạch ròi Quyền lực tư pháp trở thành một đối trọng thực sự đối với lập pháp, hành pháp, làm cân bằng việc thực thi quyền lực Nhà nước
Trang 33hiện tốt chức năng của mình thì phải có một vị thế độc lập với những cơ quan công quyền khác Có như vậy những phán quyết của cơ quan bảo hiến mới phản ánh đúng hiện thực khách quan, mới có khả năng được tôn trọng và thi hành, mới bảo vệ được Hiến pháp - nền tang chính trị - pháp lý của xã hội Đó là thực tế ở các nước trên thế giới và cũng là ở Việt Nam Trong thời gian tới nếu một cơ quan bảo hiến thành lập ở Việt Nam thì những thẩm quyền cơ bản của nó là:
- Giám sát tính hợp hiến của các đạo luật và điều ước quốc tế mà Quốc
hội đã phê chuẩn
- Tài phán các văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân đân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp
- Giải quyết các khiếu kiện Hiến pháp của công dân
Như vậy dù giải quyết bất kỳ cơng việc nào thì giữa cơ quan bảo hiến và cơ quan Nhà nước khác cũng có những mối liên hệ nhất định Nếu cơ quan bảo hiến không được bảo đảm sự độc lập của mình thì với những ảnh hưởng của cơ quan Nhà nước có liên quan, các phán quyết của cơ quan bảo hiến sẽ khơng có ý nghĩa gì đối với việc bảo vệ những giá trị của Hiến pháp, cũng như bảo vệ những quyền tự do cơ bản của con người, của công dân
Trang 34q trình xem xét tính hợp hiến của đạo luật bang những suy luận, phân tích lơgic Khó khăn tiếp theo chính là việc chính thức tuyên bố về sự vi hiến của đạo luật, tức là đối lập lại với hàng trăm ý kiến của các đại biểu dân cử Khó
khăn thứ hai này là có thực, nhiều khi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phán
quyết của cơ quan bảo hiến bởi nó chứa đựng những yếu tố chính trị nhạy cảm, tế nhị, khó đề cập
Cịn đối với hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giải quyết những khiếu kiện Hiến pháp của công dân cũng mang những khó khăn tương tự
Luật pháp hiện nay được so sánh với hình ảnh cán cân Để cán cân ấy
ln cân bằng thì phải đảm bảo khơng có một ngoại lực nào tác động vào nó Đặc biệt với những cơ quan có chức năng phán xét, tức là xem xét lại và đánh giá tính đúng, sai của một vấn đề thì sự độc lập càng phải được đảm bảo Như
đã khẳng định, Hiến pháp không đơn thuần là một văn bản pháp luật mà nó cịn có ý nghĩa như một văn kiện chính trị của quốc gia Vì thế những vấn đề liên quan đến hiến pháp cũng là những vấn đề liên quan đến chính trị Cộng hoà Liên bang Đức là một quốc gia có Tồ án Hiến pháp hoạt động rất hiệu quả, là
kinh nghiệm để chúng ta học tập GS — TS Otto trong bài phát biểu tại Hội thảo
khoa học quốc tế đã nhấn mạnh về mối quan hệ giữa cơ quan bảo hiến và đời sống chính trị Mọi hoạt động của Toà án Hiến pháp Liên bang chỉ lấy pháp
Trang 35chính phủ hay phe đối lập, thống nhất với nhau và chia chác các ghế thẩm phán, cũng như đưa ứng cử riêng mà mình tin cậy, cố nhiên mong đợi là hội đồng tuyển chọn sẽ chấp nhận ứng viên của mình
Năm 1993, liên minh hai đảng CDU và CSU từ chối một nữ ứng viên của dang SDP dua ra, gay căng thắng chính chính trị ghê gớm, tựa như đó là một hành động phạm pháp Việc bầu chọn thẩm phán theo các tiêu chí về chính đảng gây ra ấn tượng rằng vị trí của các thầm phán hiến pháp có được nhờ sự tín nhiệm của đảng mình chứ khơng phải do trình độ.Và họ được gửi gắm những mong đợi công khai hoặc thầm kín phải làm việc theo sự mong đợi của đảng mình”
Đảm bảo vị thế độc lập cho cơ quan bảo hiến hay cụ thể hơn là đảm bảo sự độc lập trong các quyết định của những cá nhân ở cơ quan đó Điều này đồi hỏi những người làm việc trong cơ quan bảo hiến phải là những người có trình độ chun mơn cao, có uy tín cao, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp
2.2 Chuyên nghiệp:
Trang 36của cơ quan đó Chính vi những lý do trên mà Toà án Hiến pháp các nước quy
định những điều kiện, tiêu chuẩn tương đối cao đối với chức danh thẩm phán
Toà án Hiến pháp, đặc biệt là tiêu chuẩn về kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp Thường thì thẩm phán Toà án Hiến pháp phải có trình độ pháp lý cao, có uy tín nghề nghiệp, có kinh nghiệm cơng tác trong lĩnh vực pháp luật, họ thường là những thẩm phán, công tố viên, các quan chức cấp cao của Nhà nước, các luật sư, giáo sư, tiến sỹ luật ở các trường đại học danh tiếng Kinh nghiệm công tác cũng là một trong những điều kiện bắt buộc đối với các
thẩm phán ở Tồ án Hiến pháp Ví dụ như ở Liên bang Nga, Áo, Cộng hoà Sec là 10 năm kinh nghiệm, Hàn Quốc, Italia, Tây Ban Nha là 20 năm
Áp dụng kinh nghiệm đó đối với nước ta, những thẩm phán của cơ quan bảo hiến có thể là những giáo sư, tiến sỹ luật, những nhà chính trị có uy tín, những cựu quan chức cao cấp của Nhà nước như: cựu Thủ tướng, các Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKS nhân dân Tối cao
Với thầm quyền của cơ quan bảo hiến, một cơ quan xem xét, giải quyết những vấn đề ở tầm cao thuộc lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp thì tính chun nghiệp là rất cần thiết Bởi có chuyên nghiệp thì những đánh giá, giải thích của cơ quan này mới đảm bảo chính xác, mới có tính thuyết phục và được mọi người tin tưởng Dưới một khía cạnh nhất định thì tính chuyên nghiệp là cơ sở cho tính độc lập của cơ quan bảo hiến (di nhiên đây không phải là cơ sở quan trọng nhất) Khi mỗi thẩm phán tự nhận thức được tính đúng, sai của vấn đề thì đây là cơ sở đầu tiên cho những phán quyết xuất phát từ chính thẩm phán đó
2.3 Uy tín cao:
Sau quá trình xây dựng và hoạt động ở một số nước trên thế giới, các cơ quan bảo vệ Hiến pháp ngày càng phát triển, hoàn thiện và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị xã hội Bởi nó không đơn thuần là cơ quan gìn
Trang 37Dẫn chứng tiêu biểu như ở Cộng hoà Liên bang Đức, Toà án Hiến pháp Liên bang đã và đang được nhân dân đánh giá là một trong hai cơ quan đáng tin cậy nhất trong bộ máy Nhà nước, xếp trên Chính phủ và Quốc hội
Ủy tín muốn nói đến ở đây trước hết là uy tín về mặt pháp lý của cơ quan bảo hiến
Cơ quan bảo hiến là một cơ quan được thừa nhận mang tính chất tài phán Điều này phải được hiểu cụ thể rằng mọi phán quyết của cơ quan bảo hiến phải thực hiện đúng trên thực tế Những phán quyết đó khơng chỉ nằm trên giấy, mang tính tư vấn, kiến nghị Nếu để sự việc đó xảy ra thì sự tồn tại của cơ quan bảo hiến chỉ làm cồng kênh thêm bộ máy nhà nước mà thôi Uỷ ban giám sát Hiến pháp ở Liên Xô trước đây là một ví dụ Nó được thành lập năm 1990 và chỉ tồn tại trong một năm rưỡi Nguyên nhân khiến cho uy ban đó khơng thể tiếp tục tồn tại là nó chỉ đưa ra một số kết luận mang tính tham khảo và kiến nghị cho các cơ quan quyền lực Nhà nước, hồn tồn khơng có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành
Để việc thành lập cơ quan bảo hiến ở Việt Nam không trở thành một việc làm hình thức thì điều quan trọng là phải thiết lập những quy định đảm bảo tính bắt buộc thi hành đối với những phán quyết của cơ quan bảo hiến Những quyết định của cơ quan bảo hiến dù có chính xác tới đâu nhưng không được thi hành trên thực tế thì sẽ trở nên vơ nghĩa Nếu vậy thì hoạt động của cơ quan bảo hiến cũng khơng có một ý nghĩa nào.Và điều tất yếu sẽ đến là sự tồn tại của cơ quan bảo hiến chỉ là gánh nặng cho bộ máy Nhà nước, hệ quả tất yếu là cơ quan bảo hiến sẽ chấm đứt sự tồn tại
Trang 38Chánh án John Marshall, người đã ra những phán quyết rất sáng suốt trong vụ án Mabury và Madison đã ra tiếp những phán quyết trong vụ án Mc Culloch và Marylan (1819) Ông đã khẳng định Ngân hàng Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ nằm dưới sự lãnh đạo của Quốc hội Hoa Kỳ là không trái với Hiến pháp và quyết định này đã góp phần tạo nên nền tảng Hiến pháp cho chế độ phúc lợi xã hội của thế kỷ 20 sau này
Năm 1850, căn cứ vào quy định của Hiến pháp, Toà án Tối cao Hoa Kỳ đã tuyên bố bác bỏ những biểu quyết của Quốc hội nhằm duy trì chế độ nô lệ cho Miền Nam
Trong giai đoạn 1861 — 193/7, Toà án Tối cao Hoa Kỳ tiếp tục làm vô hiệu 72 dự luật của Quốc hội và hàng trăm luật khác của các tiểu bang
Tính tối cao của Hiến pháp được bảo vệ ngay trong cả giai đoạn nước Mỹ tiến hành cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước; một số văn bản trong thời kỳ này mâu thuẫn với Hiến pháp cũng bị Toà án Tối cao Hoa Kỳ tuyên bố là vi hiến như Luật phục hồi công nghiệp quốc gia, Luật điều chỉnh nông nghiệp và nhiều dự án luật khác trong chương trình cả gói do F D Rooserveltkhởi xướng
Năm 1952, Toà án Tối cao đãa tuyên bố: việc Tổng thống Truman ra lệnh trưng dụng ngành công nghiệp thép là vi hiến vì đã vượt quá thẩm quyền mà Hiến pháp quy định Toà án Tối cao Hoa Kỳ cũng đã xem xét hoạt động trái Hiến pháp của Tổng thống Nichxon khi ông này sử dụng trái mục đích những khoản tiền mà Quốc hội đã phân bổ để chi dùng cho việc ban hành
Trang 39Nam 1971, Toa 4n Téi cao Lién bang da xdc nhan quyén cua td bdo “New York Times” được quyền xuất bản các báo cáo của Lầu năm góc của Daniel Ellsburg nhân viên của Bộ Quốc phòng, bất chấp sự phản đối từ Chính phủ Hoa Kỳ
Trở lại vấn đề về cơ quan bảo hiến ở Việt Nam Khi thực thi những nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình chấc chắn sẽ đụng chạm đến những vấn đề hệ trọng, nhạy cảm của bộ máy Nhà nước mà rộng hơn là cả hệ thống chính trị Việc những phán quyết chính xác, phù hợp được triệt để thi hành sẽ có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ những giá trị của Hiến pháp, bảo vệ và phát huy dân chủ ở nước ta Nếu như điều này được thực hiện thì uy tín pháp luật của cơ quan bảo hiến còn trở thành uy tín cao hơn, đó chính là uy tín chính trị Cơ quan bảo hiến sẽ trở thành biểu tượng niềm tin của công dân vào Nhà nước, là minh chứng cụ thể cho tuyên ngôn: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân” Đây sẽ là một giá trị mới của nền dân chủ XHCN ở Việt Nam Ủy tín chính trị to lớn này chỉ có thể xây dựng được bằng chính những phán quyết đã thực thi của cơ quan bảo hiến Ủy tín ấy được vun đắp bằng chính lịng tin của nhân dân vào hoạt động của cơ quan bảo hiến Như vậy uy tín của cơ quan bảo hiến ở Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở uy tín hoạt động của các thẩm phán, tiếp đó là những phán quyết chính xác, có hiệu lực Đạt được điều này thì việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam mới thực sự có hiệu quả, gia tri
2.4 Phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước
Việc xác định tính phù hợp là điều cần thiết khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào Khi không đảm bảo được tính phù hợp thì tất yếu sẽ bị loại thải và thay thế Riêng đối với cơ quan bảo hiến ở Việt Nam thì theo tác giả tính phù hợp với thực tế ở nước ta là điều đáng chú ý và cần quan tâm với hai lý do sau:
Trang 40một cơ quan nào có tính chất tương tự Vì vậy sự ra đời của một cơ quan mới rất cần tới sự phù hợp với những cơ quan đang tồn tại để tạo nên một hệ thống cơ quan Nhà nước hoạt động ổn định trong sự thống nhất
- Với những thẩm quyền được giao, hoạt động của cơ quan bảo hiến có ý nghĩa cũng như ảnh hưởng rất lớn tới đời sống chính trị, pháp lý của đất nước ta Việc giải quyết hài hồ lợi ích chung và lợi ích riêng, đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp là cơ sở để cơ quan bảo hiến được thành lập ở Việt Nam và đi vào hoạt động, mang lại lợi ích cho nhân dân, nâng cao uy tín của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
Đảm bảo được tính phù hợp của cơ quan bảo hiến trong quan hệ với các cơ quan Nhà nước khác mới đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài và hoạt động thực tế của cơ quan này Nếu không đạt được sự phù hợp, hoạt động của cơ quan này sẽ không hiệu quả Đương nhiên nếu không đạt được kết quả như mong đợi thì tất yếu sẽ khơng cịn lý do để tồn tại Việc thành lập rồi giải tán một cơ quan rõ ràng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của bộ máy Nhà nước Với những giá trị mà cơ quan bảo hiến hứa hẹn mang lại thì việc giải tán nó sẽ ảnh hưởng khơng tốt tới uy tín của Nhà nước
Trên đây là bốn nguyên tắc cho việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam Bốn nguyên tắc này không tách rời mà có sự liên kết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong đó bảo đảm nguyên tắc này cũng là cơ sở để đảm bảo nguyên tắc kia Vì thế muốn cơ quan bảo hiến hoạt động có hiệu quả thì phải đồng thời giữ vững những tư tưởng định hướng đó
II-PHẦN KẾT LUẬN