Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp (LV thạc sĩ)
Trang 1DAI HOC THAI NGUYEN
TRUONG DAI HOC SU PHAM
VU HONG HAI
QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG CHUYEN MON CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH
HAI DUONG THEO CHUAN NGHE NGHIEP
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
vU HONG HAI
QUAN LY HOAT DONG BOI DUGNG CHUYEN MON CHO GIAO VIEN TIEU HQC O HUYEN KINH MON TINH
HAI DUONG THEO CHUAN NGHE NGHIEP
Chuyén nganh: QUAN LY GIAO DUC
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn
Trang 4LOI CAM ON
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, tác giả đã hoàn thành đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp" Có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Chủ nhiệm khoa, các thầy, cô giáo trong khoa Tâm lý giáo dục; và các thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả học tập, nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc nhất tới
PGS.TS Nguyễn Thị Tính, TS Phạm Hùng Linh, thầy cô đã tận tâm truyền đạt
những kiến thức về khoa học quản lý giáo dục, phương pháp nghiên cứu khoa học và tận tuy chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Xin chan thanh cam ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đảo tạo, Cán bộ quản lý và một sỐ giáo viên các trường tiêu học trong huyện; bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Dù bản thân đã có rất nhiều cô gắng, song những thiếu sót trong luận văn
chắc chắn không thể tránh khỏi, kính mong sự góp ý, chỉ bảo của các quý thay,
cô cùng các bạn đồng nghiệp Xin tran trong cam on!
Thai Nguyén, thang 4 nam 2016 Tac gia
Trang 5MUC LUC LOI CAM DOAN 0989.) 0À ¬ansg ,ƠỎ ii 00/9099 —.“ 4., ,.à ,.)HAHHHẬH iii DANH MUC CAC CHU VIET TAT cesscssssssssessssssssecssecsssecssecssecsssecaseessecsssees iv IM.9I:8)/1099 10:79) c1 aa4‹ ,ÔỎ v MO DAU ressssscccsssssscssssscsssssssesescccssssusessssnsscsssnssssesssssssnsssssesssesssnsesssssessssnnseseeseeees 1 ID 90.6: 8 3 1
2 Mục đích nghiÊn CỨU s5 6 k1 91 S1 91911 1 E1 01v nh ng nghi, 4
3 Khách thê và đối tượng nghiên cứu: 2 s++++++x++tzxzzxzzcszeee 4 lop tàn on nảảảê34)Ạ , 4 SN 00801201500: 011 44 4 6 Pham 020i120i5i 0à 1 4 5 7 Phương pháp nghiÊn CỨU :i::csz::zz6:5:660619515541696/15186681168135835645535385564191101333856688 5 § Cấu trúc nội R00 5
Chuong 1: CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG CHUYEN MON CHO GIAO VIEN TIEU HOC THEO
CHUAN NGHE NGHIEP sscssssssssssscsssccssssccsnscssnsccsssecesssccsnsccessecesnecesnecsensccenees 7
1.1 Lich str nghién ctru van G6 .cceccceccesseessecssesssessesssesssessesssesseessessessseseessessees 7
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực giáo viên ở nước ngoài 7 1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên ở trong nước 7
1.2 Một số khái niệm . -cc+t+222EEvvttrrrrttEEEkrrrrrrtiiirrrrrrrrriiee 10 no, 10
50:00 1n 11
1.2.3 Béi duéng chuyén môn cho giáo viên tiểu học -2- z2 13 1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp . - 2 5222E£2EE£EEESEESEEESEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrrrek 15
Trang 61.3 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tiéu hoc theo Chuan
nghé nghiép 100/1 N 18
1.3.1 Bối cảnh xã hội, hoạt động giáo dục ở trường tiểu học và những
yêu cầu đặt ra đối với giáo viên tiểu học hiện nay -c2-c5z+csz©cs2 18
1.3.2 Mục tiêu, nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên - 2-52 ESEE‡EE2EE2EE2E112712112711111211 21 xe 23 1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học
theo Chuân nghề nghiệp . - 2 2£ ©+22+++EEE+EEE+£EEE+EEEtEEErtrkerrxerrrrree 24
1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng . 2-¿+2++++2+++2E+++Ex++E+Ezrxezrxeerrs 24 1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng . . ¿- z2 z5+- 24
1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi đưỡng 2-22 se escxzrxerrs 26
1.4.4 Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi đưỡng - 22s: 27 1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học của Phòng GD&ĐÐT 2- + 28
1.5.1 Những yếu tố chủ quan -2-2¿©2+2E£+2EE+2EE£+EEEtEEEe2EEEtEEErrrxerrxee 28 1.5.2 Những yếu tố khách quan -¿2++++++£+E+£+E+++2Ex++£xz+rxzszrseee 29
0298 4509:1009) c0 31
Chuong 2: THUC TRANG VE QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG CHUYEN MON CHO GIAO VIEN TIEU HOC THEO CHUAN NGHE NGHIỆP Ở HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG - - 32 2.1 Một vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát 32
2.1.1 Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương 32
2.1.2 Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn đội
ngũ giáo viên và công tác tổ chức hoạt động bồi đưỡng chuyên môn cho
giáo viên tiêu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương - 34
2.2 Thực trạng năng lực chuyên môn giáo viên tiêu học theo Chuẩn
Trang 72.2.2 Thực trạng năng luc gido vién tiéu hoc theo Chuan nghé nghiệp ở
huyện Kính MÔN ‹¡:zcs¿:c6xi56655160531618116116455168513146316163564148515318188163143135644131511042186 36
2.3 Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn GV TH huyện Kinh Môn theo
Chuẩn nghề nghiỆp 2-2-2252 SSSEE9EE2EE£2EEEE122E3221127122112112121x 2 xe 43
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu HỌC - 2 5¿+2S 2E EE22E12211171121112111211211111211.11 1111 1xyee 43
2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng chuyên môn GV theo
Chuẩn nghề nghiỆp 2-22 ©52SE+SEESEE2EE£EEEEEEE2EE2112711211711111x xe 44
2.3.3 Thực trạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng chuyên môn GV TH theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Kinh Môn - 5< ss++x+sx+s++ 45 2.3.4 Thực trạng đánh giá kết quả bồi dưỡng 2- ¿22 ©zz©22ze- 46 2.3.5 Đánh giá chung về hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV TH theo
Chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Kinh Mơn 2-22 ©£2£2©+++£xz+cSze2 46
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV TH theo
Chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Kinh Môn - 2 2£ 2222222222 41
2.4.1 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
GV TH theo Chuẩn nghề nghiệp ở Huyện Kinh Môn 2-52 52 41
2.4.2 Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo
Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Kinh Mơn - 2-2 2©52+EE+EEE+EEezrxzrxzzee 50 2.4.3 Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
GV TH theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Kinh Môn . 2-5-2 51 2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu
học theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường tiêu học huyện Kinh Môn 53
2.4.5 Những khó khăn trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho:GV TH huyện Kính MÔN s66 6c 0101161001012 S1A 111111111 600 1560519 kàng gdx6 56 2.5 Đánh giá chung về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GV
TH huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp 58
2.5.1 Uu điểm và Bãi gGiescsssa sa dianggg u80 048 0t061081801000361.1066380480800100.68ã 59
Trang 82.5.2 Tồn tại và những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn GV TH đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Kinh Môn 61 298 9509:1097 ẻ 62 Chương 3: BIEN PHAP QUAN LY HOAT DONG BOI DUONG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở HUYỆN KINH
MON, TINH HAI DUONG THEO CHUAN NGHÈ NGHIỆP 63
3.1 Những định hướng cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên TH huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương - 5 5< + *+**++++kEeeeeeeerereeeerrre 63 3.1.1 Định hướng đổi mới căn bản và toàn điện giáo dục Việt Nam 63
3.1.2 Định hướng đôi mới giáo dục phố thông ¿- ¿222522 64
3.1.3 Định hướng đổi mới công tác giáo dục tỉnh Hải Dương 64
3.1.4 Định hướng đôi mới công tác phát triển đội ngũ . - 66 3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp -2-+¿++z+E+z+2Exe+Exevrrxrrrxerrxee 68 3.2.1 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa và phát triỂn - 2-2 68 3.2.2 Nguyén tac dam bao tinh d6i trong .cceecessseesssessseesssecsseesssessseesseessseenee 68 3.2.3 Nguyên tắc bảo đảm tính dng b6 ccesssessssesssessseesssecsseesssessseessessseeese 69
3.2.4 Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp và khả thi -.2- 52552555: 69
3.3 Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV TH
huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp 70 3.3.1 Biện pháp I1: Quán triệt nhận thức cho CBQL và đội ngũ GV TH
toàn huyện các yêu cầu, tiêu chí theo Chuân nghề nghiệp 70 3.3.2 Biện pháp 2: Khảo sát nhu cầu bồi đưỡng của giáo viên, xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn GV TH theo Chuẩn nghề nghiệp 73 3.3.3 Đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên
môn cho GV TH theo Chuẩn nghề nghiệp 2-2 22222252 76
3.3.4 Biện pháp 4: Đây mạnh ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng 82
3.3.5 Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ GV theo
Trang 93.4 Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp -+- 87
3.5 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động bồi đưỡng chuyên môn cho GV TH theo Chuẩn nghề nghiệp 87
3.5.1 Về mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất . -+- 88 3.5.2 Về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuắt ¿-¿ 5+: 89 I))298.4509:10/9) 66c d ÔỎ 90 KET LUAN VA KHUYẾẾN NGHỊ, . - 2s ©cs<©cssecsseezsserssersse 91 {0 na 43 91
°8 40,00) 88h 93 2.1 Đối với UBND tỉnh Hải Dương và Sở Giáo dục và Đào tạo 93 2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đảo tạo -2¿-©2¿222zc2cxerxeerrerrrxeerscee 93 2.3 Đối với Hiệu trưởng các trường 'TH 2-¿©£©++2E+£++e+zz+zzscee 93
2.4 Đối với đội ngũ GV các trường TH 2¿2222222Et2EEzvErxrrrrerrreee 93 TÀI TINH FHXMHI KHẢ Ì nesarereiraynttttttiidrtotrertiiatStSIBSEEi00S3800/0040000108.0Ì 94 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MUC CAC CHU VIET TAT TT | Chữ viết tắt Đọc là 11 BC Biên chê 1.2 BCH Ban chap hanh 1.3 BD Bồi dưỡng 1.4 CBQL Cần bộ quản ly 1.5 CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục 1.6 CD Cao dang
1.7 CNH Cong nghiép hoa 1.8 CNTT Cong nghé thong tin 1.9 CSVC Co so vat chat 1.10 |DH Dai hoc 1.11 DNGV Đội ngũ giáo viên 1.12 GD Giáo dục 113 |GD&ĐT Giáo dục và Đảo tạo 114 |GDNT Giáo dục nghệ thuật 115 |GDPT Giáo dục phô thông 116 |GV Giáo viên 117 |HĐ Hợp đông 1.18 HDDH Hoạt động dạy hoc 1.19 HĐGD Hoạt động giáo dục 1.20 |HDH Hién dai hoa 1.21 HS Hoc sinh
Trang 11DANH MUC CAC BANG
Bang 2.1 Mang lưới trường, lớp cấp TH năm học 2015 - 2016 32
Bang 2.2 Quy m6 phat triển giai đoạn 2011 - 2016 . -¿2+c5z+£s 33 Bang 2.3 Trình độ đội ngũ CBQL, GV cấp TH -2-©22©cs2zzzrxzrz 33
Bang 2.4 Thực trạng trình độ, tuổi đời, tuổi nghề đội ngũ giáo viên TH
huyện Kinh Môn năm học 2015-20 Ï6 .- -¿- -5«++++<<+<<<+x+ 35 Bảng 2.5 Xếp loại GV TH theo Chuẩn nghề nghiệp - 2-5252 36 Bảng 2.6 Điểm trung bình các Yêu cầu, Tiêu chí của Lĩnh vực L 37 Bảng 2.7 Điểm trung bình các Yêu cầu, Tiêu chí của Lĩnh vực 2 39 Bảng 2.8 Điểm trung bình các Yêu cầu, Tiêu chí của Lĩnh vực 3 40 Bảng 2.9 Mức độ đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp của GV theo từng Lĩnh vuc 41 Bảng 2.10 Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên về Chuẩn
nghề nghiỆp 2-2-2 ©E£2EE£+EEE+EEECEEEEEEEE271227112212212 E1 re 43 Bảng 2.11 Đánh giá thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng chuyên môn
GV theo Chuẩn nghề nghiệp của Phòng GD&ĐÐT - 44 Bảng 2.12: Thực trạng về hình thức tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên tiêu học ở huyện Kinh Môn - 2-22 =zz+szzzz 45 Bảng 2.13 Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng chuyên môn của GV TH huyện
Kinh Môn nhằm đáp ứng Chuân nghề nghiệp . - 49
Bảng 2.14 Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV TH theo Chuân nghè nghiệp ở huyện Kinh Môn 51 Bảng 2.15 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá xếp loại giáo
viên theo Chuẩn nghề nghiệp 2- 22 ££++2£+e+£xzczed 33 Bang 2.16 Những khó khăn mà GV TH huyện Kinh Môn hay gặp 56 Bảng 2.17 Nguyên nhân của những khó khăn mà GV TH thường gặp 57
Bang 3.1 Mức độ cấp thiết của các biện pháp -©22-55cccscczrerrs 88
Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp - 5 5+ s+<+cc+x+esexsex 89
Trang 12MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cùng với việc day
mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú
trọng phát triển giáo dục - đào tạo Trong giai đoạn phát triển hiện nay giáo dục - dao tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng dau
Những năm qua giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Kết quả đạt được của giáo dục cho thấy hệ thống giáo dục đã tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến sau đại học, chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn tương đối cao Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu; chương trình hiện hành về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướng nội dung, chạy theo khối lượng kiến thức, còn nặng tính hàn lâm; chương trình đã chú ý đến cả 3 phương diện kiến thức, kỹ năng và thái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc riêng rẽ, chưa liên kết, chưa có tính thống nhất cao; phương pháp giáo dục còn nặng về lý thuyết, do đó phần nhiều học sinh hạn chế về năng lực và kĩ năng sống: đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu ở một số vùng miền, một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới; việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả; chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục chưa phù hợp; cơ sở vật chất ở nhiều nơi còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
Trang 13Cùng với giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học có vị trí rat quan trọng
bởi: Tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát
triển toàn nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục tiểu học thì đội ngũ giáo viên tiểu học đóng vai trò quan trọng, họ chính là những người quyết định đến chất lượng giáo dục, quyết định đến sự thắng lợi của mục tiêu giáo dục đề ra
Với mục đích làm cơ sở để xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Đồng thời làm cơ sở đề đánh giá, để quy hoạch, để đề xuất chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên tiểu học, ngày 04/5/2007, Bộ GD&ĐT ban
hành Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT về quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên tiểu học
Thực tế đội ngũ giáo viên tiểu học còn hạn chế về chất lượng “chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới” (Nghị quyết TW 2 khóa VIII) Đề thực hiện tốt mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục tiêu học nói riêng, nhất thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu và có trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới
Trong việc phát triển đội ngũ giáo viên, thì việc bồi đưỡng giáo viên là
hết sức cần thiết và cấp bách
Thực tế tình hình đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cũng nằm trong xu thế chung của toàn quốc; đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện “cha đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới”, đội ngũ còn thiếu về cơ cầu, còn yếu về năng lực chun mơn
Tồn huyện cấp tiểu học có 777 giáo viên, 100% đạt trình độ chuẩn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu Tuy nhiên còn rất nhiều bất cập trong đội ngũ đó là:
Trang 14cơ cấu còn mất cân đối nơi thừa, nơi thiếu (3 đơn vị chưa có giáo viên chuyên
Mỹ thuật, Âm nhạc, 4 đơn vị thừa giáo viên), giáo viên hợp đồng 252/777
(chiếm 32.4%) Đội ngũ giáo viên “cao tuổi” (độ tuổi 50-55) chiếm 7.6% (59
người) có kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm giáo dục, tuy nhiên còn hạn chế về đổi mới phương pháp, cách tổ chức hoạt động học theo mô hình tự quản, trình độ Tin học, Ngoại ngữ còn hạn chế Đội ngũ giáo viên có tuổi nghề dưới 5 năm có 104/777 người (tỉ lệ 13.4%) có trình độ Tin học, Ngoại ngữ, có khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tuy nhiên còn hạn chế về năng lực xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch giáo dục Một bộ phận giáo
viên còn hạn chế về chuyên môn (năm học 2013-2014 có 107/716 người chiếm
tỉ lệ 14.94% xếp loại Trung bình và Yếu về chuẩn nghề nghiệp; kết quả thanh tra chuyên ngành năm học 2014-2015 có 2/32 tiết dạy đạt loại Trung bình, 6/32
tiết dạy đạt loại Khá)
Hằng năm Phòng GD&ĐT tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học và chỉ đạo các nhà trường thực hiện công tác bồi dưỡng; tuy nhiên nội dung bồi dưỡng chủ yếu tập trung theo nội dung do Sở đã tập huấn, chưa bám sát vào các nội dung theo chuẩn nghề nghiệp; mặt khác hình thức bồi dưỡng chỉ đơn thuần bồi dưỡng tập trung trong hè với thời lượng 1-2 buổi/nội dung; hoạt động kiểm tra đánh giá hiệu quả bồi dưỡng chưa được quan tâm; khả năng nhận thức về Chuẩn nghề nghiệp của một số giáo viên còn hạn chế, nhiều trường chưa tổ chức tốt việc quán triệt Chuẩn nghề nghiệp tới giáo viên; những yếu tố đó phần nào cho thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp của huyện chưa thực sự hiệu quả
Trang 152 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiêu học huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học theo
Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, nhằm đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của huyện nhà 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên tiêu học huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Khách thể điều tra, khảo sát: Đội ngũ giáo viên tiểu học, cán bộ quản lý
giáo dục huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp
4 Giả thuyết khoa học
Chat lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn của giáo viên; nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp một cách hợp lý, khoa học thì sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu sơ cở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tiêu học theo Chuẩn nghề nghiệp
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tiêu học huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp
Trang 166 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi, đỗi trợng khảo sát
Khảo sát chuyên viên Phòng GD&ĐT, đội ngũ giáo viên tiểu học, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường tiểu học huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn với 03 chuyên viên Phòng GD&DT, 146 giáo viên, 6l cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại 27 trường tiểu học trên địa bàn huyện)
6.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Sử dụng phương pháp nghiên cứu (phân tích, tông hợp) các tài liệu, các văn bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu, nhằm thu thập tư liệu xây dựng cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo Chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học
7.2 Phương pháp nghiên cứu bằng phiếu hỏi, phỏng vẫn
Điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vẫn một lượng đối tượng nghiên cứu đề từ đó phát hiện các vấn đề có liên quan cần giải quyết; khảo nghiệm
mức độ cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
7.3 Phương pháp thông kê tốn học
Dùng các cơng thức toán học đề tính toán các thông số liên quan đến đối
tượng (tính số trung bình cộng, độ lệch chuẩn)
8 Cấu trúc nội dung luận văn
Trang 17Chương I1: Cở sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên tiêu học theo Chuẩn nghề nghiệp
Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp
Trang 18Chương 1
CO SO LY LUAN VE QUAN LY HOAT DONG
BOI DUONG CHUYEN MON CHO GIAO VIEN TIEU HOC THEO CHUAN NGHE NGHIEP
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực giáo viên ở nước ngoài Trong sự phát triển của mình các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động
bồi dưỡng giáo viên là vấn đề phát triển cơ bản trong phát triển giáo dục Triết
lý giáo dục các quốc gia, nhà trường, ngành giáo dục theo đuổi là học tập thường xuyên và học tập suốt đời nhằm bồ sung kiến thức và đổi mới phương pháp hoạt động phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội
Tiến sĩ Raja Roy Singh - nhà giáo dục người Ấn Độ trong tác phẩm “Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng Châu Á - Thái Bình Dương”
đã viết: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệt
trong việc định hướng lại giáo dục Chất lượng của một hệ thống giáo dục không thể vượt qua chất lượng của các giáo viên trong hệ thông đó ”
Ở Nhật Bản “không có chuyện giáo viên có chuyên môn chưa đạt cao mà bị sa thải hay làm ngơ Mà sẽ được tham gia những khóa học giúp giáo viên nâng cao chuyên môn và trình độ của mình ” [25]
Bởi vậy, vai trò và sứ mệnh của GV là đặc biệt quan trọng Muốn vậy,
GV phải thường xuyên bồi bổ kiến thức bằng cách học suốt đời
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên ở trong nước
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn đổi mới GD, nhiều giải pháp nhằm phát triển đội ngũ GV các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi Đặc biệt từ khi có chủ trương của Đảng và Nghị quyết của
Quốc hội về đổi mới chương trình GDPT thì một số dự án, công trình
Trang 19Luật GD năm 2005 và các luật sửa đồi là văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước ta, quy định sự hoạt động thống nhất, toàn diện trong hệ thống GD quốc dân, nhằm tăng cường hiệu lực QL Nhà nước về GD Đối với các trường TH, “Điều lệ trường tiểu học” là cẩm nang trong việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu GD và định hướng cho việc xây dựng ĐNGV TH theo phương châm ĐT kết hợp với sử dụng; bồi dưỡng GV trên cơ sở đề cao việc tự học của GV
Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
"Một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục
quốc dân" và Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD" đã định hướng và tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, bồi dưỡng GV trong đó có GV TH theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và từng bước hiện đại hóa đặt ra những yêu cầu mới vừa cấp bách, vừa lâu dài
Ngày 04/5/2007, Bộ GD&ĐT có Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT về
việc ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV TH Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học bao gồm các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm và tiêu chuẩn xếp loại; quy trình đánh giá, xếp loại GV TH Quy định này áp dụng đối với mọi loại hình GV TH tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương Đảng khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế" đã khẳng định vai trò "quyết định chất lượng giáo dục" của đội ngũ
nhà giáo Điều này vừa thể hiện niềm tin Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ
nhà giáo các cấp trong công cuộc đồi mới giáo dục
Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy GV là người tham gia quyết
định chất lượng GD của nhà trường bồi dưỡng, phát triển DNGV sẽ góp phần
quan trọng cho sự phát triển của GD
Trang 20Những nghiên cứu về hoạt động bồi dưỡng GV cũng đã có nhiều thành tựu Đầu những năm 60 của thế ki XX, Viện khoa học giáo dục Việt Nam ra
đời cùng với nó là trung tâm nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng và quản lý bồi
dưỡng GV Từ đó đến nay đã có nhiều công trình và nhiều đề tài nghiên cứu về
lĩnh vực này như: “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên” của Lê Trần Lâm, “Về nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên” của Nguyễn Quang Uẫn Tiêu biểu là cuốn: “Vấn đề giáo viên- Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn” của Trần Bá Hoành
đã dành một phần lớn nói về công tác đào tạo bồi dưỡng GV ở Việt Nam cũng như những kinh nghiệm nước ngoài về đào tạo, bồi dưỡng GV ở một số nước
châu Á, Đông Nam Á và ở Anh
Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết được đăng tải trên báo Giáo dục và thời đại, tạp chí Giáo dục, tạp chí Khoa học giáo dục và các hội thảo khoa học bàn về các vấn đề tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV Những nghiên cứu này đã giới thiệu những đóng góp to lớn của công tác bồi dưỡng trong quá trình chuẩn hoá và nâng chuẩn đội ngũ GV trong việc nâng cao năng lực của GV đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phô thông
Trong những năm gần đây có nhiều công trình luận văn thạc sĩ nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên
Tác giả Trần Đức Phước - Đại học Thái Nguyên, có luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở các trường THCS huyện Lục Ngạn, Bắc Giang” hay tác giả Nguyễn Văn Dũng - Đại học Thái Nguyên, có luận văn “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn
nghề nghiệp ở các trường THPT Thạch Thất, Hà Nội”, các luận văn đã đề cập tới việc bồi đưỡng giáo viên theo Chuân nghề nghiệp, tuy nhiên đối tượng là đội ngũ GV cấp THCS, THPT
Trang 21nghề nghiệp, tuy nhiên giới hạn khách thê điều tra và giới hạn địa bàn nghiên cứu
là đội ngũ GV TH trong phạm vi huyện Yên Thé, tinh Bac Giang
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, trong luận văn “Tác động của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đối với giáo viên tiểu học Thành phố Hải Dương” đã chỉ rõ sự tác
động của Chuẩn nghề nghiệp tới việc cải thiện hoạt động dạy học, tuy nhiên
chưa chỉ rõ biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiêu học
Như vậy, những nghiên cứu ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam đã đề cập rất nhiều đến vai trò và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đồng thời cũng đưa ra được nhiều giải pháp dé nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, tuy nhiên vấn đề quản lý bồi đưỡng năng lực chuyên môn GV TH huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương theo Chuẩn nghề nghiệp thì chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào Điều đó khẳng định tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Quản lý
Theo Từ điển tiếng Việt năm 1998: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo
những yêu cầu nhất định, quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo
yêu cẩu nhất định; Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp
những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích quản lý, bao hàm việc thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc” [28]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cả nhân biến thành những thành tựu của xã hội ” [13]
Tuy có nhiều cách diễn đạt khái niệm về quản lý khác nhau nhưng chúng đều có một điểm chung thống nhất đó là: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả những tiềm năng
Trang 22và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động, chủ thể quản lý tác động bằng các chế định xã hội, tổ chức về nhân lực, tài lực và vật lực, pham chat va uy tin, chế độ chính sách đường lối chủ chương trong các phương pháp quản lý và công vụ quản lý để đạt mục tiêu quản lý”
Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến tập thể người bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tô chức đặt ra Vì vậy, nhiệm vụ của quản lý là biến đổi mối quan hệ trên thành những yếu tố tích cực, hạn chế xung đột và tạo nên môi trường thuận lợi để hướng tới mục tiêu
Quản lý gồm hai thành phần: Chủ thể quản lý và khách thê quản lý:
- Chủ thê quản lý là người hoặc tô chức do con người cụ thé lập nên
- Khách thể quản lý có thê là người, tổ chức, vừa có thê là vật cụ thê như:
Môi trường, thiên nhiên, đoàn xe , vừa có thể là sự việc như: luật lệ, quy chế, quy định Cũng có khi khách thể, tổ chức được con người đại diện trở thành chủ thể quản lý cấp dưới thấp hơn
Quản lý có bốn chức năng chính: - Chức năng kế hoạch hố - Chức năng tơ chức - Chức năng chỉ đạo - Chức năng kiểm tra
Theo PGS.TS Trần Kiểm: "Quản jý giáo dục được hiểu là những tác
động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tắt cả các mắt xích của hệ thông ở các cấp khác nhau (từ Trung ương đến địa phương) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu câu của xã hội" [13]
1.2.2 Bồi dưỡng
Trang 23này diễn ra khi cá nhân hoặc tô chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng
chuyên môn của bản thân đề đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp
Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn nào đó nhằm đáp ứng yêu cầu mới của chuyên môn nghiệp vụ
Bồi dưỡng GV thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất nhà giáo, năng lực dạy học và giáo dục
Các loại hình bồi dưỡng GV bao gồm:
+ Hoạt động bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn; + Hoạt động bôi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; + Hoạt động tự bồi dưỡng của cá nhân
¡ Mục tiêu bôi dưỡng giáo viên
Mục tiêu bồi dưỡng GV nhằm nâng cao, hoàn thiện trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và được xem là việc đảo tạo lại, đổi mới, cập
nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp Bắt kỳ loại hình bồi dưỡng nào đều khơng
ngồi mục tiêu là nâng cao trình độ hiện có của mỗi GV, nhằm nâng cao chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu của xã hội Tùy đối tượng, hoàn cảnh và yêu cầu đặt ra mà công tác bồi dưỡng GV nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
+ Bồi dưỡng đề chuẩn hóa trình độ được đào tạo (bồi dưỡng chuẩn hóa) + Bồi dưỡng đề cập nhật kiến thức (bồi đưỡng thường xuyên)
+ Bồi dưỡng để dạy theo chương trình và SGK mới (bồi dưỡng thay sách)
+ Bồi dưỡng đề nâng cao trình độ chuyên môn sau chuẩn về đảo tạo
+ Bồi dưỡng GV nhằm bổ sung những thiếu hụt về tri thức trên cơ sở nuôi dưỡng những tri thức cũ còn phù hợp với yêu cầu mới, điều chỉnh, sửa đổi những tri thức đã bị lạc hậu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn dé tiép tuc céng tac tot hon
ii.Nhiém vu boi dưỡng giáo viên gom cac nhiém vu sau day:
+ Không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ GV đáp ứng những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD trong tình hình mới
Trang 24+ Bồi dưỡng giúp GV có được thói quen tự học, tự nghiên cứu, thực hành và vận dụng các PPDH mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả GD
iii Nội dung, đối tượng, phương pháp bôi dưỡng GV
+ Nội dung của bồi dưỡng GV là tiếp nối những tri thức đã được đào tạo ở
trình độ ban đầu chứ không phải là sự bắt đầu Do đó nội dung bồi dưỡng phải phù
hợp với mục tiêu và hình thức của từng loại hình bồi dưỡng: Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì; bồi dưỡng chuẩn hóa; bồi dưỡng trên chuẩn; bồi dưỡng GV
dạy chương trình sách giáo khoa mới; bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề sư phạm
Bài dưỡng thường xuyên theo chu kì:
Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì là một loại hình học tập thường xuyên, liên tục để cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục cho GV một cách thường xuyên
Bài dưỡng chuẩn hóa:
Là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn chưa đạt tiêu chuẩn đề đạt được chuẩn theo quy định
Theo Luật Giáo dục 2009, Điều 77 mục 1 quy định: Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau: “Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm doi với giáo viên mâm non, giáo viên tiểu học ”
Bồi dưỡng trên chuẩn: Là bồi dưỡng cho GV có trình độ chuyên môn đã đạt chuẩn để đạt trên chuẩn như quy định trình độ chuẩn hóa của GV trung học được ghi tại Điều 36 của Điều lệ trường tiểu học về chuẩn trình độ đào tạo và Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiêu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm Năng lực giáo dục của giáo viên tiêu học được đánh giá dựa theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
1.2.3 Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học
Chuyên môn của giáo viên tiểu học là giảng dạy và giáo dục học sinh
tiểu học vì vậy bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học là nâng cao năng
Trang 25hoc dé giáo viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giảng dạy và giáo duc hoc sinh tiểu học
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học là thông qua hoạt động tô chức, chỉ đạo bồi dưỡng, giúp giáo viên giáo viên tiểu học thực hiện mục tiêu,
nội dung bồi dưỡng để phát triển hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ về hoạt
động dạy học, nhằm hình thành kỹ năng, nghiệp vụ một cách thuần thục, hiệu quả thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục tiêu học
Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiêu học bao gồm:
+ Kiến thức chuyên môn: Kiến thức nền tảng, kiến thức chuyên môn sâu
và kiến thức liên môn
+ Kiến thức nghiệp vụ sư phạm: Kiến thức về Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận dạy học, Lý luận giáo dục, kiến thức về dạy học tích hợp vv
+ Kiến thức về xã hội và những thông tin về nghề + Kiến thức công cụ: Tin học và Ngoại ngữ
- Kĩ năng về nghề bao gồm:
+ Kĩ năng giảng dạy: Kĩ năng thiết kế, kĩ năng tổ chức dạy học, kĩ năng kiểm tra, đánh giá, kĩ năng dạy học tích hợp, kĩ năng quản lý dạy hoc wv
+ Kĩ năng phân tích môi trường giáo dục: Kĩ năng nhận diện môi trường giáo dục, kĩ năng tạo môi trường giáo dục, phân tích những tác động của môi trường giáo dục đến học sinh và quá trình phát triển nhân cách học sinh vv
+ Kĩ năng nhận diện đối tượng giáo dục: Kĩ năng nắm đặc đặc điểm tâm ly hoc sinh tiểu học, nắm hoản cảnh của từng học sinh, nắm năng lực nhận thức, cá tính của từng học sinh
+ Kĩ năng giao tiếp: Kĩ năng tiếp cận đối tượng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thấu hiểu, kĩ năng nói, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng chia sẻ thông tin, kĩ năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng xử lý tình huống trong giao tiếp
+ Kĩ năng giáo dục: Kĩ năng hiểu đối tượng giáo dục, kĩ năng thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục, đánh giá hoạt động giáo dục
Trang 26+ Kĩ năng hoạt động xã hội như kiến thức hiểu biết về xã hội và cuộc sông, hiểu biết về con người, làm việc cùng người khác và nhiều ki nang bé tro khác còn nhiều kĩ năng bổ trợ khác
Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa các thành tổ sau trong quá trình bồi dưỡng:
- Mục tiêu bồi đưỡng
- Nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng
- Phương pháp, hình thức tô chức bồi dưỡng - Thời gian bồi dưỡng
- Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ bồi dưỡng
Các yếu tố quản lý hoạt động bồi dưỡng bao gồm từ khâu lập kế hoạch,
tổ chức bồi dưỡng, các biện pháp chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng, những chính sách hỗ trợ đối với người dạy và
người học có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả cao 1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp
1.2.4.1 Quản lý hoạt động bôi dưỡng giáo viên
Quản lí hoạt động bồi dưỡng GV nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho GV
học tập nâng cao trình độ học vấn, nâng cao khả năng nghiệp vụ, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, đáp ứng được yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ; quản lý bồi dưỡng GV bao gồm:
+ Lập kế hoạch bồi dưỡng GV: Kế hoạch hóa là khâu đầu tiên của chu trình quản lý Nội dung chủ yếu là xác định mục tiêu đối với hoạt động bồi
dưỡng, xác định và đảm bảo các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng ŒV,
Trang 27+ Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng: nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu bồi dưỡng GV được đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực Qua việc tô chức triển khai mả tạo ra mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, các
bộ phận liên quan trong hoạt động bồi dưỡng GV được liên kết thành một bộ
máy thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thể điều phối các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng
+ Quản lý chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng GV Sau
khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống là cốt
lõi của công tác quản lý Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tô chức, tập hợp động viên họ nỗ lực phan đấu hoản thành nhiệm vụ được giao để đạt được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng GV
+ Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng GV nói riêng Kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược, là nhận thông tin phản hồi của đối tượng quản lý và là khâu không thể thiếu trong quản lý Thông qua kiểm tra, CBQL đánh giá được thành tựu hoạt động của công tác bồi dưỡng, uốn nãn, điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức bồi đưỡng cho phù hợp, đúng hướng
Từ những cơ sở lý luận nêu trên ta có thể khái quát: Quản lý hoạt động
bồi dưỡng GV là quá trình tác động có ý thức của chủ thể QLGD tới khách thể
quản lý, tạo cơ hội cho GV tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập nhật, bỗổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐÐT 1.2.4.2 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo Chuẩn nghê nghiệp cho giáo viên tiểu học
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là hệ thông các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lỗi sống,kiến thức, kỹ năng sư phạm mà giáo viên
tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học [1] Vai trò của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học:
Trang 28Làm căn cứ để “vậy dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiếu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phần đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mắm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ- BNV ngày 2l tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn ”.[T]
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp là những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến hoạt động bồi dưỡng kiến thức sư phạm, kỹ năng sư phạm theo yêu cầu Chuân nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo Chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm tạo ra sự thống nhất giữa các thành tố trong hoạt động bồi dưỡng và tiễn hành có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học đặc biệt là giúp giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo chất lượng giáo dục học sinh
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn theo Chuẩn nghề nghiệp cho
giáo viên tiểu học là một quá trình thực hiện thường xuyên, liên tục dé phat triển giáo viên theo yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học
Trang 291.3 Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1.3.1 Bối cảnh xã hội, hoạt động giáo dục ở trường tiểu học và những yêu cau dat ra đối với giáo viên tiểu học hiện nay
1.3.1.1 Bối cảnh xã hội
Xã hội cùng với khoa học công nghệ ngày càng phát triển, do đó giáo
dục - đào tạo phải không ngừng đổi mới đề đáp ứng với những yêu cầu đôi mới của xã hội Giáo dục tiểu học phải tích cực đổi mới nhằm đạt được mục tiêu
của cấp học
1.3.1.2 Đặc điểm giáo dục ở trường tiểu học
Điều 27, Luật Giáo dục năm 2009 (sửa đổi) quy định “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tt 6 quốc ” [14]
“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đâu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản dé hoc sinh tiép tục học trung học cơ sở” [14]
Như vậy, giáo dục tiểu học cùng với giáo dục THCS là cấp học hình thành cho người học những điều kiện cần thiết ban đầu, mang tính nền tảng, để
từ đó HS có thể tiếp tục học lên cao hơn Trong giai đoạn hiện nay, khi giáo
dục đang thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa dé phuc vu tốt hơn nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì vai trò, nhiệm vụ của cấp tiêu học ngày càng trở nên quan trọng
Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học
Trang 30“Gido duc tiéu hoc phai bao dam cho hoc sinh co hiéu biét don gian, can thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đâu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” [14]
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bỗi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ” [14]
Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đặt ra cho giáo dục tiểu học những nhiệm vụ và chức năng mới sau đây:
Mục tiêu giáo dục tiểu học: Học sinh được hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển hải hoà về thể chất và tỉnh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực chung được nêu trong mục tiêu giáo dục phô thông; bước đầu phát triển những tiềm năng sẵn co dé tiếp tục học trung học cơ sở
Các lĩnh vực giáo dục của chương trình giáo dục tiểu học bao gồm: - Ngơn ngữ; - Tốn học; - Đạo đức - Công dân; - Thể chất; - Nghệ thuật; - Khoa học tự nhiên; - Khoa học Xã hội và Nhân văn; Công nghệ
Các năng lực giáo dục tiểu học cần hình thành ở học sinh:
i Phẩm chất: Chương trình giáo dục phô thông nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất của học sinh: Nhân ái, khoan dung; Tự tin, trung thực; Trách nhiệm và kỷ luật
ii Năng lực: gồm các năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cho học sinh:
- Các năng lực chung:
Trang 31- Các năng lực đặc thù môn học gắn liền với mục tiêu của các chương trình môn học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo:
+ Năng lực giao tiếp gồm:
Nghe hiểu trong giao tiếp thông thường và các chủ đề quen thuộc; nói rõ ràng và mạch lạc, kể các câu chuyện ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc; đọc lưu loát và đúng ngữ điệu, đọc hiểu bài đọc ngắn về các chủ đề quen thuộc; viết được bài văn ngắn về các chủ đề quen thuộc, điền được thông tin vào các mẫu văn bản đơn giản
Phát âm đúng các từ; hiểu những từ thông dụng và có số lượng từ vựng cần thiết cho giao tiếp hàng ngày; biết sử dụng các loại câu giao tiếp chủ yếu như câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu khẳng định, câu phủ định, các câu đơn, câu phức trong trường hợp cần thiết và nhiều năng lực khác
+ Năng lực tính toán gồm:
Sử dụng được các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia) trong học tập; đo lường được kích thước, khối lượng, thời gian trong các trường hợp đơn giản
và bước đầu biết ước lượng
Nhận ra và có thể sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất đơn giản của số tự nhiên và một số hình đơn giản; bước đầu biết sử dụng thống kê trong học tập; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng của các hình hình học cơ bản
Nhận ra và biểu diễn được mối liên hệ toán học giữa các yếu tổ trong các
tình huống đơn giản hay bài toán có lời văn
Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính trong học tập; sử dụng được máy tính cầm tay với những chức năng tính toán đơn giản trong học tập và trong cuộc sống
- Ngoài hai năng lực trên còn có các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực tự hoc wv
Trang 321.3.1.3 Những yêu cẩu đặt ra đối với giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học phải nắm vững được chương trình giáo dục tiểu học mới và mục tiêu cần đạt được của chương trình để có kế hoạch tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về năng lực thực hiện chương trình giáo dục tiểu học mới
Giáo viên phải có năng lực tô chức và quản lý chương trình dạy học mới: Tổ chức hoạt động tự quản của học sinh, phát triển chương trình giáo dục, dạy học, tổ chức dạy học theo chủ đề liên môn, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực vv
Dựa trên Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, những yêu cầu về chương trình sách giáo khoa cấp tiểu học, tác giả xác định những yêu cầu về năng lực cần có của giáo viên tiểu học như sau:
Năng lực dạy học gồm các năng lực sau đây:
- Năng lực dạy học đơn môn, dạy học tích hợp liên môn và dạy học tích hợp giữa kiến thức khoa học với kiến thức giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
- Năng lực dạy học phân hóa ở tiểu học: Năng lực dạy học sát với từng đối tượng trình độ của học sinh, phù hợp với năng lực cá nhân của từng học sinh
- Năng lực giáo dục học sinh gồm các năng lực sau đây: Năng lực giáo dục toàn diện học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học; năng lực giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh tiêu học vv
- Năng lực tô chức các loại hình trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học đó là các loại hình sau đây:
+ Trải nghiệm sáng tạo gắn với khám phá tri thức mới của học sinh tiểu học trong quá trình học tập bộ môn khoa học
+ Trải nghiệm sáng tạo gắn với việc hình thành các phâm chất đạo đức, lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày
- Năng lực tô chức, quản lý hội đồng tự quản của học sinh:
Trang 33+ Nang luc tổ chức, điều khiển hoạt động của hội đồng tự quản + Năng lực quản lý hoạt động của hội đồng tự quản của học sinh
- Năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục để giáo dục học sinh và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh
+ Năng lực làm việc với cha mẹ học sinh và các lực lượng liên đới
+ Năng lực thuyết phục, huy động nguồn lực giáo dục ngoài trường để giáo dục học sinh
- Năng lực phân tích môi trường giáo dục, tiếp cận đối tượng giáo dục - Năng lực giao tiếp, hoạt động xã hội
- Năng lực quản lý và phát triển nhà trường - Năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục
- Năng lực ngoại ngữ, tin học dé khám phá kiến thức, kĩ năng, vận dụng vào quá trình dạy học, giáo dục, quản lý lớp học, quản lý nhà trường
- Các năng lực bổ trợ khác: Kĩ năng kiềm chế xúc cảm cá nhân, kĩ năng tư duy sáng tạo, vv
Chính từ những yêu cầu trên đòi hỏi giáo viên tiểu học phải chủ động
tham gia vào các quá trình bồi dưỡng đề nâng chuẩn, đạt chuẩn và vượt chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục tiểu học
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là một loại hình bồi dưỡng thường xuyên
cho GV, tổ chức các hoạt động GD, đổi mới PPDH, thực hiện quy chế chuyên
môn, phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các hình thức:
Tự học tập, nghiên cứu các tài liệu, sách hướng dẫn, sách giáo khoa;
Tổ chức giảng dạy, trao đổi chuyên môn các tiết khó, bài khó; Dự giờ thăm lớp học tập kinh nghiệm đồng nghiệp;
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn;
Tổ chức viết sáng kiến, đề tải khoa học sư phạm
Hình thức bồi dưỡng giáo viên
Thường có các hình thức bồi đưỡng GV phổ biến là:
Trang 34+ Bồi dưỡng tại chỗ: Tức là tổ chức bồi dưỡng ngay tại trường mà GV đang công tác
+ Bồi dưỡng tập trung: Bồi dưỡng theo khóa hay theo từng đợt tại cơ sở
đào tạo hay cơ sở bồi dưỡng GV hoặc theo cụm trường
+ Bồi dưỡng từ xa: Thông qua các phương tiện, công nghệ thông tin để
hỗ trợ bồi dưỡng tại chỗ
Quan trọng nhất vẫn là phương thức tự bồi dưỡng Vấn đề tự học, tự đảo tạo đang được coi là phương châm GD “Học thường xuyên, hoc suốt đời”, “Học, học nữa, học mãi”, xây dựng một “Xã hội học tập”
1.3.2 Mục tiêu, nội dung bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1.3.2.1 Mục tiêu bôi dưỡng
Bằi dưỡng giáo viên theo hướng đạt chuẩn thực hiện có hiệu quả mục tiêu chương trình giáo dục tiêu học mới Giúp giáo viên tự chủ trong triển khai thực hiện chương trình giáo đục mới và làm chủ trong quá trình tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh
Bồi dưỡng giáo viên giúp giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp từ đó thường xuyên đổi mới quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
1.3.2.2 Nội dung bỗi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay
Bồi dưỡng các năng lực dạy học và năng lực giáo dục học sinh:
Bồi dưỡng năng lực dạy học theo chủ đề tích hợp; năng lực phát triển
chương trình giáo dục nhà trường và chương trình môn học
Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo tiếp cận năng lực
Trang 35Bồi dưỡng năng lực quản lý hoạt động tự quản của học sinh; năng lực
nghiên cứu khoa học vv
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học theo
Chuẩn nghề nghiệp
1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng
Để đạt được mục tiêu và xác định được các bước đi, Trưởng phòng
GD&DT phải lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, gồm:
Xây dựng các mục tiêu cần đạt được; xác định các bước đi để đạt mục tiêu; xác định các nguồn lực và các biện pháp dé dat mục tiêu Để bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi thì Trưởng phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng phải thực hiện tốt chức năng dự báo Khi dự báo phải biết rõ thực trạng của mình: Nhu cầu bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên; Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đảo tạo; Nguồn lực đội ngũ giáo viên cốt cán; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng; năng lực tài chính
Kế hoạch bồi dưỡng phải xác định rõ:
- Mục tiêu bồi dưỡng - Nội dung bồi dưỡng
- Giảng viên tham gia bồi dưỡng, cán bộ quản lý chỉ đạo bồi dưỡng
- Đối tượng tham gia bồi dưỡng
- Phương pháp, hình thức tô chức bồi dưỡng - Đánh giá kết quả bồi dưỡng
- Thời gian bồi dưỡng
- Các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Tài chính, cơ sở vật chất khác, địa
điểm bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng vv 1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng, căn cứ từng nội dung Trưởng phòng,
Hiệu trưởng xác định phương pháp, hình thức để tô chức thực hiện; để thực
hiện đạt hiệu quả cần làm tốt các nội dung sau:
Trang 36- Thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo kế hoạch đã xây dựng
- Thành lập tổ giáo viên cốt cán của Phòng GD&ĐT, đó là những cán
bộ quản lý, giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn sâu, nắm chắc về nội
dung chương trình sách giáo khoa, nội dung bồi dưỡng và nhiệt tình công
tác Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động
để đủ khả năng đạt được mục tiêu bồi dưỡng giáo viên đề ra
- Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên cốt cán bằng nhiều hình thức như: theo học các lớp do Sở GD&ĐT tô chức, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị làm tốt
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Ban chỉ đạo, giáo viên cốt cán, các thành viên khác đề cụ thể hóa công việc; sắp xếp công việc hợp lý, xây dựng các cơ chế phối hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung trong
quá trình tổ chức bồi dưỡng
- Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng theo kế hoạch Trong quá trình thực
hiện cần xác định rõ: đã triệu tập đối tượng cần bồi dưỡng chưa, đã chuẩn bị
nội dung bồi dưỡng chưa, địa điểm, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng đã chuẩn bị chưa
Như vậy, thực chất của việc tổ chức bồi dưỡng là thiết lập mối quan hệ,
liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho những tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng Phải xác định rõ vai
trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ
Trang 37Phong GD&DT phải chuẩn bị các nguồn lực bồi dưỡng đặc biệt là nguồn nhân lực báo cáo viên, cán bộ, giáo viên cốt cán, tài liệu bồi dưỡng, tài chính phục vụ bồi dưỡng Bởi chất lượng giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng bồi dưỡng do đó việc chuẩn bị báo cáo viên là khâu vô cùng quan trọng đòi hỏi Phòng GD&ĐT phải quan tâm đầu tư công sức, trí tuệ và nguồn lực hỗ trợ Việc lựa chọn báo cáo viên tham gia bồi dưỡng tập huấn cho cán bộ giáo viên phải có đủ các tiêu chí sau đây:
+ Nắm vững kiến thức chuyên môn và định hướng đổi mới giáo dục tiểu
học, nắm vững nội dung, chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học + Là người có uy tín, có khả năng cảm hóa người khác
+ Có khả năng thuyết trình, tư vấn, hướng dẫn đồng nghiệp, có kĩ năng sư phạm tốt
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng, dạy học
1.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
Chỉ đạo trong hoạt động bồi dưỡng là những tác động đến con người bằng các mệnh lệnh, làm cho người dưới quyền phục tùng và làm việc đúng với kế hoạch, đúng với nhiệm vụ được phân công trong quá trình bồi dưỡng Tạo động lực đề cho báo cáo viên, học viên tích cực hoạt động bằng các biện pháp cầm tay chỉ việc, tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp, giám sát, động viên, khen thưởng, kể cả trách phat vv
Chức năng này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt động
bồi dưỡng một cách có hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong dự kiến thành kết quả thực hiện
Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng
Chỉ đạo nâng cao năng lực báo cáo viên, giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên
Trang 38Chỉ đạo biên soạn tài liệu hướng dan béi dudng, tu béi dudng
Chỉ đạo phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng sao cho phù hợp với
mục tiêu, nội dung, đặc điểm đối tượng bồi dưỡng
Chỉ đạo quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên
Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng
Chỉ đạo triển khai có hiệu quả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình
thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đặc
điểm trình độ của giáo viên tiểu học Chỉ đạo giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng và phản hồi thông tin tới giáo viên và người học về mức độ hiệu quả của
hoạt động bồi dưỡng đối với giáo viên
Chỉ đạo điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bồi đưỡng khi
cần thiết
1.4.4 Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng
Đề thực hiện tốt công tác bồi đưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên
tiểu học, Phòng GD&ĐT cần có các biện pháp, hình thức kiểm tra nghiêm túc,
chính xác Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của Phong GD&DT phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng Đề thực hiện kiểm tra hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả Phòng Giáo dục - Đào tạo phải xây dựng được kế hoạch kiểm tra, lực lượng kiểm tra, công cụ để kiểm tra,
đánh giá kết quả bồi dưỡng giáo viên Đồng thời phải thực hiện các nội dung
kiểm tra sau đây:
Kiểm tra công tác Chuẩn bị của báo cáo viên: Biên soạn tài liệu bồi dưỡng cho học viên, thiết kế bài giảng, các phương tiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy trong quá trình bồi dưỡng
Kiểm tra các nguồn lực phục vụ bồi dưỡng: Nguồn tài chính, cơ sở vật chất, nguồn lực công nghệ thông tin vv
Trang 39Kiểm tra quá trình tham gia bồi dưỡng của giáo viên tiểu học: Kiểm tra
quá trình tham gia hoạt động bồi dưỡng trên lớp và hoạt động tự bồi dưỡng của
giáo viên tiêu học
Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên về hoạt động bồi dưỡng để hoàn
thiện quá trình bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo Đánh giá kết quả bồi dưỡng đạt
được ở học viên để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cho các
hoạt động tiếp theo
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tiểu học của Phong GD&DT
1.5.1 Những yếu tô chú quan
Trước hết phải kế đến đó là năng lực tô chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của Phòng GD&ĐT Phòng GD&ĐT phải có năng lực lập kế hoạch bồi dưỡng, xác định mục tiêu, nội dung bồi dưỡng,
xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, lựa chọn báo cáo viên tham gia
bồi dưỡng, huy động mọi nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng một cách khách quan, công bằng Quan trọng nhất là mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng phải sát thực đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của đa số giáo viên trên địa bàn, các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phải phát huy được tính chủ động, tích cực, tự giác của giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng
Trình độ quản lý của CBQL cũng là yếu tố quyết định tới việc lập kế
hoạch, chọn phương án tổ chức thực hiện, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả các
quyết định quản lý, đảm bảo tính khoa học hợp lý, hợp pháp trong quá trình
triển khai Cơ cấu tổ chức nhân sự quản lý hoạt động bồi dưỡng cũng rất quan trọng Cơ cấu bộ máy đầy đủ giúp cho công tác quản lý diễn ra chính xác, linh hoạt, đảm bảo nắm bắt thường xuyên, sát đối tượng và toàn diện
Báo cáo viên được mời tham gia bồi dưỡng phải nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng, có phương pháp kĩ năng bồi dưỡng giáo viên,
Trang 40hiểu về phong cách học tập của người lớn dé lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức bồi đưỡng phù hợp với đối tượng được bồi dưỡng
Phòng GD&ĐT cần có những biện pháp tổ chức, điều hành, giám sát để mọi hoạt động bồi dưỡng tuân thủ theo những quy định đã đề ra và quán triệt mục tiêu bồi dưỡng Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiêu học
Đối với GV, nhận thức tác động trực tiếp đến ý thức trách nhiệm, tỉnh
thần tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng Đối tượng tham gia bồi dưỡng là giáo viên nhân vật trung tâm của hoạt động bồi dưỡng phải tự giác, tích cực tham gia vào quá trình bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực tiếp nhận kiến thức kĩ năng mới về giáo dục, dạy học nâng cao năng lực cá nhân Nếu
GV không có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng như không có ý chí, thói
quen thì không thể nâng cao được năng lực dạy học
1.5.2 Những yếu tô khách quan
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT là yếu tổ tạo hành lang pháp lý cho công tác xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng, công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV
Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng đó là toàn bộ nguồn cơ sở vật chất, tài chính, môi trường bồi dưỡng, địa điểm tổ chức bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng giáo viên
Hoạt động bồi dưỡng giáo viên phải được tô chức tại thời điểm thích hợp và địa điểm thuận lợi tạo điều kiện để giáo viên tham gia với tâm lý thoải mái
gây hứng phần cho giáo viên trong quá trình bồi dưỡng
Kinh phí là nhân tố quyết định đến CSVC và quyền lợi cho GV, các