TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH BÌNH THUẬN VÕ THỊ KIM LIÊN Tóm tắt Bình Thuận được mệnh danh là thiên đường “resort”, và là một điểm đến hoàn hảo ch
Trang 1TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO TỈNH BÌNH THUẬN
VÕ THỊ KIM LIÊN
Tóm tắt
Bình Thuận được mệnh danh là thiên đường “resort”, và là một điểm đến hoàn hảo cho những ai muốn tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng tại biển Bình Thuận có được danh tiếng của mình là nhờ vào số lượng bãi biển đẹp, nước biển trong veo, hải sản tươi sống và các dịch
vụ du lịch tuyệt vời đã có từ lâu Tuy nhiên, một trong những vấn đề về môi trường
nghiêm trọng nhất đang xảy ra đó là, biến đổi khí hậu diễn ra và ảnh hưởng lớn đến Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành du lịch biển đảo vốn dĩ nó là lợi thể hiện tại của tỉnh Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Bình Thuận nhằm đưa ra những đề xuất giảm nhẹ hậu quả và thích ứng kịp thời với biến đổi khí hậu tại tỉnh Bình Thuận
Từ khóa: biến đổi khí hậu, phát triển du lịch biển đảo, Bình Thuận
ABSTRACT Impacts of climate change on the development of sea tourism in binh thuan province
Binh Thuan is recognized as “heaven of resorts” and a perfect destination for those who look for a beach retreat Binh Thuan earns its fame from sea tourism thanks to
numbers of beautiful beaches, clean water, fresh seafood and excellent service since However, one of the most severe environmental issues, the climate change has left great impacts on Vietnam in general and Binh Thuan in particular This makes significant
effects to the development of sea tourism which is the province’s current advantage The research on negative affects of the climate change on Binh Thuan’s tourism suggests solutions to reduce its consequences and to better adapt to recent circumstance
Keywords: climate change, the development of sea tourism, Binh Thuan
1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, diễn biến thời tiết của tỉnh Bình Thuận ngày càng phức tạp
do biến đổi khí hậu, tình hình triều cường, sóng lớn tàn phá các khu dân cư ven biển, gây xói lở bờ biển mất đất hàng trăm hécta ở nhiều địa phương ven biển của Bình Thuận Mực nước biển dâng, chế độ thủy triều gây nên xói lở - bồi tụ bờ biển làm san lấp luồng lạch ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và giao thông vận tải biển Đáng chú ý là những khu vực xói bồi điển hình bờ biển Bình Thuận thuộc thành phố Phan Thiết và
Trang 2phường Hưng Long, xã Tiến Thành, phường Phú Hài; xói, bồi xen kẽ thuộc bờ biển xã Phú Hòa; xói lở bờ biển xã Bình Thạnh; bồi tụ khu vực Phan Rí Cửa Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số khác diện tích bị thu hẹp lại; ảnh hưởng đến các khu du lịch sinh thái biển…Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn mùa lạnh làm giảm tính hấp dẫn của các khu du lịch, nghỉ dưỡng, trong khi mùa du lịch mùa hè có thể kéo dài thêm Xuất phát từ thực tiễn, bài viết này nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Bình Thuận từ đó đưa ra những đề xuất giảm nhẹ
và thích ứng kịp thời với biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung và tại Bình Thuận nói riêng
2 Nội dung
2.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu
2.1.1 Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Khái niệm: Theo công ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu định nghĩa
“Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”
Nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu đó là: sự khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác; Sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính Có 6 loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6
- CO 2 được sản sinh ra từ việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và
là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khi quyển CO2 cũng sinh
ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép
- CH 4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống
khí, dầu tự nhiên và khai thác than
- N 2 O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22
- PFCs được sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm
- SF 6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê
2.1.2 Các biểu hiện của biến đổi khí hậu
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của biến đổi khí hậu là sự nóng lên toàn cầu trong đó là sự gia tăng nhiệt độ của không khí và đại dương từ đấy gây nên hiện tượng băng tan trên diện rộng gây nên hiện tượng nước biển dâng trên toàn cầu
- Nhiệt độ tăng
Trang 3Trong 100 năm qua (1906 – 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,74oC,trong
đó mức tăng nhiệt độ của Bắc Cực gấp đôi mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu
Trên phạm vi toàn cầu, lượng mưa tăng ở các đới phía bắc (vĩ độ 30o Bắc) như Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á và giảm đi ở vĩ độ nhiệt đới như Nam
Á và Tây Phi Tần số mưa lớn tăng trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm
Nhiệt độ mặt đất tăng kéo theo sự suy giảm của khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu, từ năm 1978 đến nay lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,1 – 3,3% mỗi thập kỷ
- Nước biển dâng
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm nước triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tốt khác Trong vòng 100 năm qua, mực nước biển tăng khoảng 20cm Trong thập
kỷ qua, mực nước biển dâng nhanh nhất ở vùng phía tây Thái Bình Dương và phía đông
Ấn Độ Dương
2.2 Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam
Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam: Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam, riêng các vùng ven biển nhiệt độ lại tăng chậm hơn các vùng sâu trong lục địa BĐKH kéo theo hiện tượng EL Nino, làm giảm đến 20 – 25% lượng mưa ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí còn khô hạn ngay trong thời gian EL Nino Tác động này ở Nam Trung Bộ lớn hơn ở Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên
Tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nội tháng 2/2008, đã trình bày một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam như sau:
Kịch bản 1: Sự gia tăng về nhiệt độ ( o C) và mực nước biển (cm)
Năm Nhiệt độ tăng thêm (oC) Mực nước biển tăng thêm (cm)
Kịch bản 2: Sự gia tăng về nhiệt độ ( o C) so với năm 1990 của các vùng
Trang 4Dựa vào các kịch bản trên ta thấy rằng đến những năm cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có khả năng tăng thêm khoảng 2,5oC, mực nước biển dâng cao khoảng 40cm Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số trên vẫn chưa phản ánh đúng tình hình hiện tại Số liệu của kịch bản chưa tính đến tính ỳ hay biên độ tần suất hoạt động của biến đổi khí hậu CÁc nhà khoa học cho rằng nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163cm tứng gấp 3
số liệu dự đoán trong kịch bản
2.3 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch Việt Nam
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh Cường khẳng định: “Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện môi trường tự nhiên do đó là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng cao”
Biến đổi khí hậu tác động không nhỏ đến tính bền vững của phát triển du lịch Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch ở ba hình thức: Đó là: Tác động đến tài nguyên du lịch, điểm hấp dẫn du lịch trong đó có cả những tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn và cuối cùng là các hoạt động du lịch, đặc biệt là các hoạt động lữ hành bị trì hoãn, ảnh hưởng do điều kiện thời tiết xấu
Minh chứng cho thấy có rất nhiều chương trình du lịch đến khu vực miền Trung, vùng núi phía Bắc đã phải trì hoãn do mưa bão ở miền Trung hoặc do rét đậm, rét hại ở vùng núi Ngoài ra biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch, cụ thể là phương tiện, hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí…
Một mặt biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, mặt khác các hoạt động du lịch khi phát triển mạnh cũng làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu gay gắt hơn, nhanh chóng hơn Ví dụ như: Du lịch làm gia tăng rác thải, nước thải, gia tăng lợng phát thải khí nhà kính, tiêu thụ năng lượng…
2.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Bình
Thuận
2.4.1 Những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo tỉnh Bình
Thuận
Bình Thuận là một tỉnh cực Nam của Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên 7.830km2 Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông
a Cấu tạo vùng biển
Vùng biển - đảo tỉnh Bình Thuận được cấu trúc bởi ba bộ phận sau: Vùng ven biển, vùng biển và hải đảo
Trang 5- Vùng ven biển: gồm 1354,72 km2 dọc 42 đơn vị hành chính cấp phường xã trực thuộc 6 đơn vị hành chính cấp huyện, Thành phố, thị xã
- Vùng biển: Là một bộ phận cấu thành nên vùng biển đảo của tỉnh Vùng biển Bình
Thuận rộng khoảng 52 nghìn km2 có ranh giới tính từ đường cơ sở kéo dài đến tận rìa của vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lí
- Hải đảo: Bình Thuận có nhiều đảo lớn nhỏ Đảo lớn nhất là đảo Phú Quý (huyện
đảo Phú Quý) với diện tích khoảng 18 km2 được bao bọc xung quanh 10 đảo lớn nhỏ (hòn Trứng, hòn Đỏ, hòn Giữa, hòn Đen, hòn Tranh, hòn Đồ Lớn, hòn Hải, hòn Đồ Nhỏ, hòn Tý, hòn Tro); Cù Lao Câu (thuộc huyện Tuy Phong) cách bờ khoảng 9 km, chiều dài trên 1,5 km, nơi rộng nhất gần 700m, nơi cao nhất 7m; Hòn
Bà (thuộc La Gi) là hòn đảo nhỏ cách thành phố Phan Thiết 70km về phía Đông Nam
b Địa hình vùng biển
- Địa hình vùng ven biển: kéo dài 192 km dọc theo bờ biển từ Cà Ná (giáp Ninh
Thuận) đến bãi Đá Chẹt (giáp Bà Rịa – Vũng Tàu) Địa hình bờ biển của Bình Thuận khá thoải, không hiểm trở như các tỉnh Bắc Trung Bộ, chủ yếu là các đồi cát, các dạng gò đồi tự nhiên Tiêu biểu là Đồi Cát Bay tại Mũi Né, TP Phan Thiết
có diện tích gần 50ha hay đồi cát Trinh Nữ tại Bắc Bình là những đồi cát đẹp, có giá trị cao trong phát triển du lịch
- Địa hình đáy biển ven bờ: Đáy biển ở bờ biển Bình Thuận khá bằng phẳng và hơi
nghiêng thoải về phía khơi rất thích hợp cho hoạt động du lịch tắm biển, bơi lội, thám hiểm đáy biển
- Địa hình tại các đảo: Tại các bờ biển trên các đảo của Bình Thuận hầu như không
dốc hay bị cắt xẻ Ngược lại bãi biển đẹp, trải dài, cát trắng mịn, đáy biển bằng phẳng Như đảo Phú Quý là một điển hình Phú Quý có 4 bãi tắm đẹp: Triều
Dương, Hòn Tranh, Doi Dừa, Gành Hang rất thuận lợi cho du khách tham quan nghỉ dưỡng, cắm trại, tắm biển…
c Khí hậu vùng biển - đảo
- Vùng biển đảo Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình năm từ 26o - 27oC, lượng mưa khoảng 1.500mm Mùa mưa từ 3-6 tháng chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ 6-9 tháng chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm Khí hậu vùng biển đảo Bình Thuận nắng nóng là chủ yếu, vì vậy là một trong những thuận lợi lớn để phát triển ngành du lịch biển với các hoạt động điển hình như tắm nắng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh…Đặc biệt vào khoảng tháng 11-tháng 4 vùng biển Bình Thuận chịu tác động của gió mùa Đông Bắc với tốc độ gió trung bình đạt 11 – 13m/s Chế độ gió mang nét đặc trưng riêng biệt so với vùng biển ở các địa phương khác ở đặc điểm tốc độ gió cao, hoạt động tương đối ổn định, thích hợp pháp triển các hoạt động du lịch mạo hiểm như dù lượn, lướt ván buồm, lướt sóng,…
Trang 6d Sinh vật vùng biển đảo
- Nguồn tài nguyên sinh vật biển Bình Thuận vô cùng phong phú và đa dạng
không những về số lượng mà còn nhiều về trữ lượng với khoảng 220 – 240 nghìn
tấn Không những thế Bình Thuận còn có 2 khu bảo tổn sinh vật biển: Khu bảo tồn biển Phú Quý và Khu bảo tồn biển Hòn Cau Khu bảo tồn biển Phú Quý là
khu vực rất giàu có về san hô San hô bao bọc quanh đảo tạo thành 1 dải rộng, rất
có giá trị về du lịch do có phong cảnh đẹp, thích hợp cho việc lăn ngắm san hô Khu vực Hòn Cau là nơi có nhiều rạn san hô bao quanh cù lao Cau và các dải đá ngầm ở phần bờ viền dưới nước biển
2.4.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển du lịch biển đảo tỉnh Bình
Thuận
a Nhiệt độ tăng
- Tình hình chung:
Phân tích số liệu 50 năm qua cho thấy nhiệt độ trung bình năm của Bình Thuận tăng trung bình khoảng 1oC
- Ảnh hưởng đến phát triển
du lịch biển đảo: Biến đổi
khí hậu đã làm nhiệt độ trung bình năm của Bình Thuận tăng, điều đấy không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống của người
dân mà còn ảnh hưởng đến tình hình du lịch biển đảo
+ Ảnh hưởng tích cực: Thời tiết nắng nóng sẽ hấp dẫn khách du lịch tìm đến biển, và
tận hưởng các hoạt động du lịch biển nhiều hơn như tắm biển (thích hợp cho du khách nội địa), tắm nắng (thích hợp cho du khách nước ngoài như Nga, Canada )
Số lượt khách du lịch biển đảo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2004 – 2013
Năm Số lượt khách du lịch biển đảo
(nghìn lượt)
Tổng lượt khách du lịch toàn tỉnh
(nghìn lượt)
Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Bình Thuận
Trang 7+ Ảnh hưởng tiêu cực: Nhiệt độ luôn ở mức cao, sẽ khiến du khách lười tham gia các
hoạt động ngoài trời vì đặc tính người Việt Nam thích da trắng nên họ rất sợ đen da Ngoại trừ các du khách nước ngoài Ngoài ra, nhiệt độ cao cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến các tài nguyên du lịch biển Như nhiệt độ cao gây tình trạng hạn hán tại khu vực bờ biển, khiến đất đai khu vực ven bở bị nứt nẻ, mất đi vẻ đẹp sẵn có của biển
b Hạn hán
- Tình hình chung: Về mùa khô, thời tiết khô nóng gay gắt, kèm theo hạn hán Mùa
khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (thời gian khá dài) Tại những vùng khô hạn lượng mưa hàng năm trung bình chỉ 500 – 700 mm, khí hậu nắng nóng đã tạo thành vùng đất bán sa mạc, vùng cát vàng khô hạn với những trảng cây bụi thưa
có gai
- Ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo:
+ Ảnh hưởng tích cực: Cũng chính hạn hán đã tạo nên những vùng sa mạc cát điển
hình chỉ có riêng tại Bình Thuận Bình Thuận có các đồi cát vàng ven biển rất hấp dẫn khách du lịch với các hoạt động như chụp ảnh, trượt cát… Các đồi cát như Đồi Cát Bay tại Mũi Né và đồi cát Trinh Nữ tại Bắc Bình
+ Ảnh hưởng tiêu cực: Hạn hán gây nên thiếu nước trầm trọng Giá nước sạch trung
bình tại Bình Thuận vào khoảng 15.000 – 20.000 đồng/m3 Điều đấy dẫn đến các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch phải tăng phí dịch vụ Tạo nên sự so sánh của du khách về giá
cả giữa các địa phương khác
c Bão và áp thấp nhiệt đới
- Tình hình chung: Vùng biển Bình Thuận cũng là nơi chịu ảnh hưởng của các đợt
gió mùa Đông Bắc Trong vòng 50 năm trở lại đây, bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra thường xuyên hơn Đặc biệt là khu vực đảo Phú Quý Những khi có bão hay áp thấp, đảo Phú Quý xem như bị cô lập hoàn toàn
- Ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo: Hầu như bão và áp thấp nhiệt đới
xảy ra không mang lại mặt tích cực cho đời sống người dân nói chung và cho cả hoạt động du lịch biển đảo nói riêng Mọi hoạt động du lịch biển phải hủy bỏ, ảnh
hưởng rất lớn đến lượng khách và doanh thu du lịch của tỉnh
d Tình trạng xâm thực biển
- Tình hình chung: Mực nước biển dâng, chế độ thủy triều gây nên xói lở bờ biển
nghiêm trọng Đáng chú ý là những khu vực phường Đức Long, khu vực Đồi
Dương thuộc thành phố Phan Thiết, xói lở bờ biển xã Bình Thạnh - Tuy Phong, xói lở bờ biển ở Phước Lộc – La Gi bị ăn sâu vào từ 80 – 200m Tại khu vực đảo Phú Quý cũng xảy ra tình trạng biển bị xâm thực mạnh Nước biển ăn sâu vào đất liền, Nhà nước phải tiến hành làm bờ kè để bảo vệ diện tích đảo và nhà cửa cho người dân
Trang 8- Ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo: Dưới tác động bởi nhiệt độ, lượng
mưa thay đổi và nước biển dâng, các mũi nhô này có thể bị xói mòn, rửa trôi, xâm thực làm mất đất và vẻ đẹp vốn có của nó Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi, một số khác bị đẩy sâu vào đất liền; ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các mũi nhô như Mũi Kê Gà, Mũi Né, các sân gôn ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị ngập, di chuyển hay ngừng trệ, làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo dưỡng
3 Kết luận và kiến nghị
3.1 Kết luận
Biến đổi khí hậu đang là thách thức lớn của Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng Và đặc biệt là ngành du lịch biển đảo của tỉnh Bình Thuận Tác động của BĐKH đối với du lịch biển đảo Bình Thuận vừa có cả tích cực và có cả tiêu cực Tích cực đó là
cơ hội cho ngành du lịch biển phát triển hơn do có được nhiều nét riêng độc đáo của tỉnh
mà BĐKH mang lại như các sa mạc cát, du lịch tắm nắng… Tuy nhiên, BĐKH lại có những tiêu cực khẩn cấp như bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra với tần suất và cường độ mạnh hơn, nhiệt độ tăng cao hơn, xâm thực biển làm xói lở bờ biển nghiêm trọng… Các hiện trạng trên đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngành du lịch biển đảo tại tỉnh Bình Thuận Tỉnh cần có những biện pháp tích cực hơn nhằm ứng phó và thích nghi với BĐKH
để ngành du lịch biển đảo thực sự trở thành thế mạnh của tỉnh trong tương lai gần nhất
3.2 Kiến nghị
Để góp phần vào việc ứng phó và thích nghi với BĐKH tại tỉnh Bình Thuận, tôi đề xuất một số ý kiến như sau:
- Chính quyền Tỉnh cần tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin về tác động của BĐKH đối với tất cả các ngành và các hành động ứng phó cần thiết
- Triển khai và xây dựng các công trình bờ kè chống sạc lở bờ biển do mực nước biển dâng ở các khu vực bờ biển tại TP Phan Thiết, La Gi, Tuy Phong
- Nghiên cứu, đánh giá những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi BĐKH để xác định biện pháp giảm nhẹ, thích ứng và tuyên truyền với du khách tránh du lịch tại những nơi bị ảnh hưởng nặng
- Tổ chức những buổi hội thảo, hội nghị quốc tế và trong nước có liên quan đến chủ
đề biến đổi khí hậu cũng là 1 cách thu hút khách du lịch
- Xây dựng và mở rộng các cơ sở lưu trú, các điểm du lịch hạng sang đúng với tên gọi “thiên đường resort” để thu hút những du khách thượng lưu đến nghỉ dưỡng
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2003 – 2013, Th.s Lê Duy Thông, 2015
http://text.123doc.org/document/301426-de-xuat-giam-nhe-va-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-tai-tinh-binh-thuan.htm
http://www.vacne.org.vn/bien-doi-khi-hau-anh-huong-truc-tiep-toi-nganh-du-lich-viet-nam/21402.html
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-
moi/2016/38667/Binh-Thuan-day-manh-phat-trien-kinh-te-bien-truoc-thach-thuc.aspx