Sự phát triển của hồi giáo Sau khi Hồi giáo ra đời, vào khoảng thời gian từ năm 622 đến năm 630, cùng với việc xây dựng lực lượng, tôn giáo này phải trải qua thời kỳ đấu tranh quyết liệ
Trang 1MU ̣C LỤC
MỤC LỤC 1
A PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lơ ̀ i nói đầu 3
2 Mu ̣c đích và nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu 3
3 Pha ̣m vi nghiên cứu 4
4 Phương pha ́p nghiên cứu 4
B PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN 5
I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỒI GIÁO 5
1 Hoa ̀n cảnh ra đời 5
2 Sư ̣ phát triển của Hồi giáo 5
II ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO HỒI 6
1 Gia ́o chủ 6
2 Gia ́o lí 7
3 Gia ́o luâ ̣t 9
4 Tổ chư ́ c hồ i giáo 10
5 Hê ̣ thố ng các nghi lễ 10
III THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐẠO HỒI 11
1 Tha ̀nh tựu 11
2 Ha ̣n chế 12
IV SỰ DU NHẬP HỒI GIÁO VÀO VIỆT NAM 12
1 Thơ ̀ i gian 12
2 Số lươ ̣ng và phân bố tín đồ hồi giáo ở Viê ̣t Nam 14
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH HỒI GIÁO CHĂM BANI Ở BÌNH THUẬN 15 I HỒI GIÁO CHĂM BANI TẠI VIỆT NAM 15
II TÌNH HÌNH HỒI GIÁO CHĂM BANI Ở BÌNH THUẬN 16
1 Ti ̀nh hình chung 16
2 Hê ̣ thố ng thánh đường Chăm Bani ở Bình Thuâ ̣n 17
3 Mô ̣t số lễ hô ̣i truyền thống của hồi giáo Chăm Bani ở Bình Thuâ ̣n19
Trang 2C PHẦN KẾT LUẬN 33
TÀI LIÊ ̣U THAM KHẢO 35
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lời nói đầu
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hô ̣i, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay Quá trình tồn ta ̣i và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính tri ̣, văn
hóa, xã hô ̣i, đến tâm lí, đa ̣o đức, lối sống, phong tu ̣c, tâ ̣p quán của nhiều dân tô ̣c, quốc gia Việt Nam là quốc gia có nhiều loa ̣i hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vi ̣ trí đi ̣a lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mă ̣t giáp biển, Viê ̣t Nam rất thuâ ̣n lợi trong mối giao lưu với
các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho viê ̣c thâm nhâ ̣p các luồng văn hóa, các tôn giáo trên thế giới Ước tính hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam có khoảng 80% dân số có đời sống
tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triê ̣u tín đồ của 6 tôn giáo đang hoa ̣t
đô ̣ng bình thường, ổn đi ̣nh, chiếm 25% dân số Cu ̣ thể: Phâ ̣t giáo gần 10 triê ̣u tín đồ, Thiên chú a giáo hơn 5,5 triê ̣u tín đồ, Đa ̣o Cao Đài hơn 2,4 triê ̣u tín đồ, Đa ̣o Tin Lành khoảng 1 triê ̣u tín đồ, Hồi giáo khoảng 60 nghìn tín đồ Trong 6 tôn giáo chính thức, Hồi giáo có số lượng tín đồ ít nhất và tâ ̣p trung chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuâ ̣n, Ninh Thuâ ̣n… Ở nước ta chủ yếu chỉ có người Chăm theo Hồi giáo, được chia thành hai dòng khác nhau: Chăm Islam (tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo nguyên thủ y) và Chăm Bani (cô ̣ng đồng theo Hồi giáo đã bi ̣ “Chăm hóa”)
Hồi giáo Chăm Bani chủ yếu sống tâ ̣p trung ở ba tỉnh: Ninh Thuâ ̣n, Bình Thuâ ̣n và
Bình Phước Ta ̣i Bình Thuâ ̣n, số lượng người Chăm theo Hồi giáo hơn 19 ngàn người chiếm 1,60% dân số tỉnh Bình Thuâ ̣n Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về cô ̣ng đồng
Hồi giáo Chăm Bani ta ̣i tỉnh Bình Thuâ ̣n, đồng thời đưa ra những kiến nghi ̣ để gắn chă ̣t
tình đoàn kết giữa các tôn giáo và phát huy tôn giáo Hồi giáo được bảo tồn em cho ̣n đề
tại cho mình là: “Tình hình Hồi giáo Chăm Bani ở Bình Thuận”
2 Mục đích va ̀ nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Nghiên cứ u đề tài “Tình hình Hồi giáo Chăm Bani ở Bình Thuâ ̣n” nhằm giúp
cho bản thân hiểu được tình hình Hồi giáo hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam nói chung, và tình hình
hồi giáo Chăm Bani ở Bình Thuâ ̣n nói riêng Ngoài ra còn biết được những lễ hô ̣i đă ̣c sắc
Trang 4củ a cô ̣ng đồng Hồi giáo Chăm Bani ta ̣i Bình Thuâ ̣n Đồng thời, thông qua đề tài có thể
vận du ̣ng những kiến thức xã hô ̣i, dân tô ̣c, tôn giáo để phu ̣c vu ̣ cho công tác giảng da ̣y
Nhiệm vu ̣ cơ bản của viê ̣c nghiên cứu đề tài là làm rõ được tình hình hồi giáo Chăm Bani ở Bình Thuâ ̣n hiê ̣n nay
3 Phạm vi nghiên cứu
Đây là vấn đề rất rô ̣ng nên đề tài này chỉ khoanh vùng nghiên cứu ở tỉnh Bình Thuận Những vấn đề chung về tôn giáo Hồi giáo ở Viê ̣t Nam còn la ̣i sẽ được nghiên cứu tiếp trong quá trình ho ̣c tâ ̣p và công tác sau này
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứ u giáo trình, tài liê ̣u sau đó thu thâ ̣p, xử lí và phân tích tổng hợp các tài liệu
- Tham khảo các tài liê ̣u, bài báo trên Internet
- Tổng hợp từ những kiến thức đã ho ̣c và tích lũy của bản thân
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN
1 Hoàn cảnh ra đời
Hồi giáo ra đời ở bán đảo Ảrập vào đầu thế kỷ VII sau Công nguyên Sự ra đời của tôn giáo này xuất phát bởi một loạt nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng; nó gắn liền với những biến chuyển xã hội, từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ xã hội có giai cấp Lịch sử thống nhất nhà nước Ảrập thành một nhà nước phong kiến độc quyền, đồng thời trên cơ sở thống nhất giữa các tín ngưỡng, tôn giáo trên bán đảo Ảrập
Sự ra đời của Hồi giáo gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Mohammad - người mạc khải, khai sáng tín ngưỡng Hồi giáo Mohammad được tín đồ Hồi giáo thế giới tôn vinh là "tinh thần", "duy nhất", "toàn năng", "độ lượng", "siêu việt" và "vĩnh cửu" là thiên sứ và Giáo chủ
2 Sự phát triển của hồi giáo
Sau khi Hồi giáo ra đời, vào khoảng thời gian từ năm 622 đến năm 630, cùng với việc xây dựng lực lượng, tôn giáo này phải trải qua thời kỳ đấu tranh quyết liệt, kết hợp những cuộc "thánh chiến" với những hoạt động chính trị và ngoại giao, Mohammad và những người Hồi giáo đã chinh phục được thành Mecca và truyền bá Hồi giáo đến vùng này Mohammad cùng những người anh em Hồi giáo xây dựng Mecca thành "Thánh địa "
- trung tâm Hồi giáo thế giới cho tới ngày nay Sau khi chinh phục thành Mecca, Hồi giáo
đã trở thành một đế quốc bành trướng thế lực, tiếp tục mở rộng "thánh chiến" tấn công để
mở rộng thế giới Hồi giáo Mục tiêu trước hết là tiêu diệt người Do Thái ở Arabia, tàn sát
và bắt những người có thái độ chống đối làm nô lệ cho người Hồi giáo chiến thắng Từ năm 636, Hồi giáo bắt đầu những cuộc viễn chinh tấn công, mở đầu cho một thời kỳ truyền bá Hồi giáo sang các quốc gia khác Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáo trở thành một tôn
Trang 6giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIV đến XVI), Hồi giáo truyền bá xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
Hiện nay, Hồi giáo là tôn giáo có tín đồ đông nhất thế giới (trên 1,3 tỷ tín đồ), có mặt ở hơn 100 quốc gia trên tất cả các châu lục Quốc gia có đông người Hồi giáo nhất hiện nay không phải là nước ở khu vực Trung Đông như nhiều người vẫn tưởng, mà là Indonesia nước ở khu vực Đông Nam Á với trên 180 triệu tín đồ chiếm 87% dân số của đất nước này
Mặc dù Hồi giáo Islam là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng lại không có hệ thống tổ chức giáo hội quốc tế và không có hệ thống phẩm trật chức sắc (người giữ vai trò trung gian thay quyền Thượng đế Allah) mà chỉ có các giáo sĩ đảm nhận những chức trách như: Khalifat, Mufti, Naep, Hakim, Ahly, Imâm, Tuôn
Từ khi Mohammad qua đời, nội bộ Hồi giáo xảy ra nhiều cuộc tranh chấp quyền lực Vì vậy, sau này Hồi giáo phải chia thành các dòng, các hệ phái khác nhau Cho đến nay, Hồi giáo vẫn không có người thừa kế ngôi vị Khalifat (Giáo chủ) Đây là nguyên nhân chính, là hệ quả của việc Hồi giáo không có tổ chức giáo hội quốc tế Từ thập niên
70 của thế kỷ XX trở lại đây, với sự gia tăng không ngừng số lượng tín đồ Hồi giáo trên thế giới làm cho dạng thức thuần nhất của Hồi giáo thời Mohammad không thể duy trì được mà đã có sự biến dạng thành những cộng đồng (Jamah) ngăn cách bởi chế độ xã hội của mỗi quốc gia Theo đó, Hồi giáo cũng phát triển mối tương giao với những tín
ngưỡng, tôn giáo khác Chính vì vậy, các quốc gia có đông người Hồi giáo có khuynh hướng thành lập tổ chức Hồi giáo gắn với lãnh thổ của từng nước, kết hợp hoạt động tôn giáo với chăm lo đời sống mọi mặt cho cộng đồng Mặt khác, một số tổ chức Hồi giáo quốc tế cũng ra đời, tuy nhiên các tổ chức này mang hình thức "liên hiệp" lỏng lẻo, không phải là tổ chức giáo hội quốc tế
1 Giáo chủ
Trang 7Mohammad là người La Mecca, mồ côi cha me ̣ từ nhỏ, song la ̣i rất thông minh Vào quãng bốn mươi tuổi, Mohammad xuất hiện như một người có nhiều uy tín, rất được kính trọng trong xã hội ông sống Mohammad là người có chí hướng tôn giáo mãnh liệt, không thỏa mãn với hiện tượng đa thần kỳ quái của các bộ lạc Ả Rập Lâu lâu ông tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện và suy tư Nơi ông thường hay lui tới là hang động Hira, gần La Mekke Chính trong hang động này, năm 610, ông đã thực hiện một tháng chay tịnh, ngày nay gọi là Ramadan Và vào ngày 27 trong tháng Ramadan, ông được giác ngộ Trong đêm đó thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho ông chân lý của Kinh Coran khiến ông trở thành
“Thánh thụ mệnh” Những lời nói của thiên sứ là những lời đầu tiên hình thành nên kinh Coran Và ông tự xưng là đã tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu truyền đạo Theo niềm tin của người hồi giáo, thì đây là lần đầu tiên ông lãnh nhận các mạc khải thần linh Cho đến cuối đời, ông miệt mài trao truyền những mạc khải ông thụ lãnh Đó là
‘đêm Định Mệnh’ được nói đến trong sách Coran (chương Coran 97, 74,81, 53) Dựa theo truyền thống đạo Hồi, thì qua biến cố này, ông được coi là người sáng lập Đạo Hồi
2 Giáo lí
Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cơ đốc giáo và Do Thái giáo Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Coran Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Coran là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra khỏi phạm
vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội Trong Hồi giáo khó thấy ranh giới giữa cái thiêng và cái tục
Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran (Coran theo nguyên nghĩa tiếng Ảrập là
“tụng đọc”) vì đó là những lời nói của Môhammad được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammad Kinh Coran tổng cộng có 30 quyển, 114 chương hơn 6236 tiết (là những đoạn thơ) Được sắp xếp theo nguyên tắc dài
Trang 8trên ngắn dưới Nội dung Kinh Coran vô cùng phong phú đại thể bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi và những ghi chép về tình hình xã hội trên bán đảo Ảrập đương thời cùng với những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân
lý đạo đức…Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:
- Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất
- Allah là đấng tối cao sinh ra muôn loài trong đó có con người
- Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những con người
- Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt
- Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến
- Ngoài Allah, người có vi ̣ trí quan tro ̣ng thứ hai đó là giáo chủ Mohammad, đây là
sứ giả của Allah và tiên tri của tín đồ Ông có vai trò đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng trong đời
sống của tín đồ
- Hồi giáo cũng cho rằng con người có 2 phần: thể xác và linh hồn, thể xác là vỏ bo ̣c bên ngoài, còn linh hồn là bất tử Ngoài ra còn có quan niê ̣m về sự tái sinh sau khi chết, ngày tâ ̣n thế, ngày phu ̣c sinh… Về y lý: khuyên bảo con người phải giữ gìn sức khỏe
- Những lời khuyên về đạo lý:
+ Tôn thờ thần cao nhất là Allah
+ Sống nhân từ độ lượng
+ Thưởng phạt công minh, trừng phạt chủ yếu đối với kẻ thù
+ Thánh chiến là thiêng liêng và bắt buộc
+ Kiên định và nhẫn nại trong mọi thử thách
+ Tin vào định mệnh và sự công minh của Allah
+ Cấm một số thức ăn : thịt heo, rượu bia và các chất có men (Heo là con vật gắn với khởi nguyên : phát triển là nhờ chăn nuôi)
Trang 9+ Trung thực
+ Không tham của trộm cắp
+ Làm lễ và tuân thủ các nghi lễ Hồi giáo
3 Giáo luật
Do quá trình phát triển của hồi giáo phải đương đầu với nhiều dân tô ̣c có nền văn minh hơn, nên nảy sinh nhiều quy đi ̣nh và luâ ̣t lê ̣ mới cho phù hợp, từ đó cho ra bô ̣ luâ ̣t thứ hai củ a đa ̣o hồi là Sariat Đây trở thành cuốn luâ ̣t phong tu ̣c của người hồi giáo và nó có 5 trụ cô ̣t cơ bản sau:
Shahadan - tuyên xưng đức tin Mỗi tín đồ Hồi giáo phải tuyên thệ: không có
thánh nào khác ngoài đấng Allah và Mohammed là nhà tiên tri và là sứ giả của ngài
Salat - sự cầu nguyện Các tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần trong một ngày:
lúc sáng sớm khi bình minh hé rạng và phải trước khi mặt trời đã lên hẳn trên đường chân trời; buổi trưa lúc mặt trời đứng bóng; buổi chiều lúc mặt trời nghiêng 45 độ
so với mặt đất; lúc mặt trời lặn và buổi tối trước khi đi ngủ
Zakat - bố thí cho người nghèo Người theo đạo Hồi phải thực hiện một nghĩa vụ
mà tự mình, nhà tiên tri Mohammad là người nêu tấm gương sáng, đó là bớt đi một phần tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo Con số thông thường là 2,5% thu hoạch hàng năm, hay 10% lợi tức từ mùa màng hoặc kinh doanh của họ Những người giàu có được khuyến khích làm từ thiện nhiều hơn Những ai làm từ thiện nhiều hơn số lượng quy định được coi là là một Sadagah - người thiện tâm
Sawm - nhịn ăn, uống trong tháng ăn chay Ramadan Mỗi ngày trong tháng ăn
chay Ramadan, tất cả các tín đồ Hồi giáo, chỉ trừ trẻ em, phụ nữ có thai và những người ốm, đều phải nhịn ăn từ lúc rạng sáng cho đến khi mặt trời lặn Trong tháng
ăn chay, người Hồi giáo không những nhịn ăn mà còn phải nhịn uống, dù đó là nước khoáng, nước suối, nước lọc tinh khiết hay đơn giản chỉ là nước đun sôi để nguội Tháng ăn chay cũng đồng thời là tháng trai giới, các tín đồ Hồi giáo trong thời gian
từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn không được động phòng
Trang 10 Hajj hành hương đến Mecca Mecca, thành phố thiêng liêng bất tử ở Arập Xê
-út, quê hương của Mohammad, là thánh địa của người Hồi giáo Người Hồi giáo muốn đắc đạo thì ít nhất trong đời phải đến được thành phố Mecca - nơi có ngôi đền thờ thượng đế Kaaba, trong đó có hòn đá thiêng để cầu nguyện và được hôn hoặc
sờ tay vào đó một lần Đức tin của người Hồi giáo về Mecca và về cuộc hành hương Hajj gắn liền với vai trò của thành phố này trước kỷ nguyên Hồi giáo, khi đó đã là một trung tâm thần thánh, một địa điểm tôn nghiêm và là nơi thờ phụng của các tôn giáo đa thần Theo đức tin Hồi giáo thì Mecca chính là trung tâm của thế giới, là nơi khởi đầu của sự sáng thế Abraham, vị tiên tri đầu tiên của tôn giáo độc thần đích thực đã được Chúa trời triệu gọi để đi từ Palestine đến chính cái thung lũng này, nơi
mà ngày nay gọi là Mecca Và ông cùng con trai Ishmail đã xây dựng ở đây một ngôi đền thờ thượng đế theo hình một khối lập phương, đó chính là đền Kaaba
4 Tổ chức hồi giáo
Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ Thánh đường gồm có Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường Tất cả các thánh đường hồi giáo đều phải làm theo hướng quay về phía Mecca Trong Thánh đường có bài trí đơn giản, không bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ Chỉ có 1 không gian trống trải, rộng lớn, sạch sẽ, đẹp; tường, trần nhà, mái vòm được trang trí bằng những nét kỷ hà hay chữ Arap, bên trong chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Môhammad đã dùng nó
để đi truyền đạo Hệ thống chức sắc gồm có Giáo chủ (Mufty), phó giáo chủ (Naib Mufty), Giáo cả (Ha Kim), phó giáo cả (Naib Ha Kim), Imân, Khatib, Tuan, Bilat, Slak, HaDji
5 Hệ thống các nghi lễ
Trong năm, đạo Hồi có nhiều ngày lễ:
Lễ “Muharram” tức ngày đầu năm tưởng nhớ Mohammad di tản tới Medine
Lễ “Mulud”, lễ có tính bình dân để kỉ niệm ngày sinh nhật của Mohammad Lễ
này bị nhiều người chống đối vì không được dành một phụng tự nào cho Ngôn Sứ của Thiên Chúa
Trang 11 Lễ “Đêm Định Mệnh”, cử hành vào ngày 27 tháng Ramadan, kỉ niệm ngày
Mohammad nhận được mạc khải đầu tiên
Lễ “Achoura”, ngày thứ 10 trong năm đối với ngành Chiites rất quan trọng Họ kỉ
niệm ngày tạ thế của Hoceine là cháu của Mohammad tử đạo vì đức
Lễ kết thúc tháng Ramadan, trong lễ này nổi bật tinh thần “đổi mới thiêng
liêng” của người Hồi giáo sau tháng chay tịnh Đây là lúc mọi tín đồ thi nhau làm việc bố thí góp tiền giúp đỡ dân nghèo khổ, đói kém Theo truyền thống, mọi ngừoi được mời đến cầu nguyện chung ở ngoài trời, bạn bè chúc nhau thăng tiến đời sống Lễ này cũng được gọi là lễ giải hòa
Lễ hiến tế của Abraham, lễ này cử hành vào ngày thứ bảy mươi sau tháng
Ramadan, nhắc lại cuộc hiến tế của Abraham Câu chuyện được kể lại trong Coran (Cr 37,102-109) Theo lệnh của Thiên Chúa, Abraham không sát tế con mình là Isaac (Ismael, theo truyền thống của đạo Hồi), nhưng là con cừu đực Chính vì thế, chủ yếu của ngày lễ là ‘cắt cổ một con cừu, rồi nấu lên và cả gia đình cùng ăn, có thể mời lối xóm đến dùng chung’, để nhắc nhở người tin tưởng thật sự là người quy phục Thiên Chúa theo gương Abraham
1 Thành tựu
- Định hướng hành vi và hoạt động của con người- Sự tin tưởng và phục tùng của các tín đồ Hồi giáo vào thánh Alla và những điều ghi trong kinh Coran (nghĩa vụ của các tín đồ) Vd: cấm không được uống rượu… có các chuẩn mực về đạo đức
- Các tín đồ phải đóng thuế cho đạo nhằm xây cất thánh thất và bố thí cho người nghèo mang tính nhân đạo
- Mỗi năm có một tháng ăn chay(Ramadan) thể hiện tinh thần thanh khiết, là dịp các tín đồ trau dồi phẩm hạnh- Góp phần hoàn thiện nhân cách con người, hướng con người tới Chân – Thiện – Mỹ
- Cầu nguyện, bố thí, nhịn ăn và hành hương là 4 bổn phận của Hồi giáo thêm lòng tin vào Alla và vị tiên tri nữa thành 5 cái trụ cột của Hồi giáo
Trang 12- Một thành tựu nữa đó là Kinh Coran - bộ thánh kinh điển, là quyển bách khoa tri thức của người Hồi chứa đựng các nguyên tắc tôn giáo,đạo đức,pháp luật,nó cũng
là cơ sở cơ bản để xây dựng pháp luật
- Đạo Hồi luôn có những ‘căng thẳng’ nội bộ: chính thống và tà giáo, bảo thủ và cấp tiến hay phản kháng, canh tân và cách mạng, chủ hòa và bạo động, ôn hòa và cuồng tín
- Những ‘căng thẳng nội bộ’, nhìn vào một khía cạnh nào đó, cũng là một dấu hiệu tốt về ‘sự thức tỉnh’ sống đức tin, ‘nỗ lực hội nhập và thích ứng’ với những thay đổi
và tiến bộ không ngừng của thế giới con người
- Mặc dầu cuộc sống bị o ép của người phụ nữ được xem như là một yếu tố ngăn cản
sự phát triển xã hội, nhưng đề cập tới việc giải phóng phụ nữ đôi khi còn bị coi là mưu toan lật đổ chế độ Ví dụ: Tại Irắc, Arập Xêut, và Apganixtan cũng như phần nào ở Nigiêria, Inđônêxia, và Pakixtan, vấn đề quyền phụ nữ gây căng thẳng giữa khuynh hướng cực đoan tôn giáo và quan điểm tiến bộ Giải quyết vấn đề này là điều quan trọng đối với các quốc gia Bởi việc coi rẻ phụ nữ có thể dẫn đến đình đốn về kinh tế, thể chế dân chủ không phát triển và thường có xu hướng quá khích
- Vấn đề đa thê: Chương IV của sách Coran nói nhiều đến quyền hạn và bổn phận của người đàn ông mà không đề cập gì tới quyền của người phụ nữ Đàn ông có thể cưới nhiều vợ
- Luật lệ khắt khe: Phân biệt, kỳ thị những người theo đa thần giáo Luật lệ và nghi lễ của đạo Hồi rất phức tạp, nghiêm khắc
1 Thời gian
Trang 13Hồi giáo truyền vào khu vực Đông Nam Á khá sớm, khoảng thế kỷ XI, XII Nếu so với các khu vực Hồi giáo khác trên thế giới, thì việc truyền bá Hồi giáo vào Đông Nam Á chủ yếu bằng con đường "hoà bình" qua những thương nhân Ảrập, Ấn Độ, Ba Tư Những thế kỷ đầu sau khi ra đời, Hồi giáo phát triển nhanh như vũ bão bằng chiến tranh với công thức “thanh gươm - vó ngựa - kinh Qur'an" Tuy nhiên, khi chinh phục được Ấn Độ, đoàn quân Hồi giáo đã mệt mỏi, lại đứng trước biển cả mênh mông đã cản bước tiến quân các chiến binh Hồi giáo đến khu vực Đông Nam Á nên Hồi giáo đành phải truyền bá đến đây qua các thương nhân và các giáo sỹ Chính sự du nhập và phát triển bằng con đường "hoà bình", lại từ nguồn Hồi giáo Ấn Độ đã dung hoà với văn hoá Ấn Độ nên Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương Điều này khác hẳn với những nơi Hồi giáo bành trướng bằng những cuộc chiến tranh chinh phục Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo như một số khu vực khác
Hồi giáo du nhập vào Việt Nam qua các thời điểm khác nhau Theo Tống sử Trung Quốc thì thế kỷ X đã thấy người Chăm khi giết trâu để cúng, họ đều cầu nguyện câu kinh
đề cao Thượng đế Allah của người Hồi giáo, điều này có thể giả định từ thế kỷ thứ X, Hồi giáo đã được truyền vào đất Chiêm Thành
Vậy có thể nói: Từ thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước năm 1470 Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm
Sau năm 1470, một bộ phận cư dân Chămpa lưu tán đã tiếp xúc với người Malaysia, Indonesia, Campuchia và họ bắt đầu tìm hiểu Hồi giáo ở các nước đó, nhiều người Chăm
bỏ tôn giáo truyền thống (đạo Bàlamôn) để theo Hồi giáo Những người Chăm khi tiếp thu được tôn giáo mới, họ quay về nước để truyền lại cho đồng bào mình Từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng cư dân Chămpa và chính thời điểm này sự giao hoà
Trang 14giữa đạo Islam và đạo Bàlamôn đã sản sinh ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bani tại miền Nam Trung bộ
Vào năm 1840, dưới triều Nguyễn, quan bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng
bị quân của An Dương - Campuchia đánh bại phải rút chạy về vùng thượng nguồn sông Tiền (Châu Đốc - An Giang ngày nay) mang theo quân lính và người Chàm, người Mã lai theo Hồi giáo, lúc đó nhà Nguyễn dựa vào lực lượng này lập các đội quân để giữ biên giới
Từ đó hình thành vùng thứ hai theo Hồi giáo chính thống của người Chăm - đạo Islam
Những năm cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, vùng Sài Gòn - Gia Định mở rộng giao lưu buôn bán với một số quốc gia phương tây, từ đó trở thành trung tâm buôn bán của Nam bộ Các thương nhân đã thu nhận người Malaysia, Indonesia, Ấn Độ theo Hồi giáo Tuy nhiên, cho mãi đến cuối thế kỷ XIX khi Nam bộ bị Pháp chiếm đóng, quá trình giao thương với bên ngoài ngày càng phát triển, là môi trường và điều kiện để cho người Malaysia và Indonesia nhập cư vào đất này đông hơn Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1880 - 1890, ở Gia Định cũng xuất hiện một bộ phận người Ấn Độ, Pakistan có tín ngưỡng Hồi giáo là những thương nhân làm nghề buôn bán tơ lụa, đồ gia vị cho những tiệm buôn, quán ăn Đó là nguồn gốc hình thành cộng đồng cư dân ngoại lai theo Hồi giáo
ở TP Hồ Chí Minh cho tới ngày nay
2 Số lượng và phân bố tín đồ hồi giáo ở Việt Nam
Hiện nay, theo số liệu thống kê của các địa phương có Hồi giáo, số lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bani và Chăm Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước Hồi giáo ở nước ta hình thành hai dòng:
- Một là: Cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo nguyên thuỷ gọi là
Chăm Islam, sống tập trung ở 12 tỉnh, thành phố: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Tây
Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bình Phước và Thủ đô Hà Nội
- Hai là: Cộng đồng theo Hồi giáo đã bị “Chăm hoá” gọi là Chăm Bani, sống tập
trung ở ba tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước
Qua khảo sát về tình hình Hồi giáo ở Việt Nam, có thể rút ra một số vấn đề sau:
Trang 15- Hồi giáo ở Việt Nam không nhiều và chủ yếu là trong cư dân Chăm Tỷ lệ tín đồ tăng chậm trong thời gian qua, ngoài một bộ phận bỏ tín ngưỡng Bani theo Islam ở Phước Nam (Ninh Thuận) vào những năm 60 của thế kỷ XX, số tín đồ theo Hồi giáo qua con đường “truyền đạo” không đáng kể và chủ yếu là tăng tự nhiên
- Dân cư hình thành theo các nhóm cộng đồng Jam'ah có tính quần cư là chủ yếu, một
bộ phận không lớn cộng cư với người Kinh và các dân tộc anh em Tuy nhiên, tính cộng đồng - nét truyền thống tổ chức - xã hội của cư dân Chăm vẫn là lối sống đặc trưng của cư dân Chăm Hồi giáo
- Hồi giáo nước ta có sự khác biệt giữa các vùng, trong đó Chăm Islam có mối quan
hệ thường xuyên với Hồi giáo thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á Mối quan
hệ đó, ngoài yếu tố tôn giáo còn có quan hệ thân tộc
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH HỒI GIÁO CHĂM BANI Ở BÌNH THUẬN
I HỒI GIÁO CHĂM BANI TẠI VIỆT NAM
Hồi giáo Chăm Bani hay đạo Bà Ni là một tôn giáo của người Chăm ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước là tôn giáo đặc thù bởi sự kết hợp giao hòa giữa đạo Islam (đạo Hồi) với đạo Bà La Môn mà người Chăm đã theo trước đó cùng với các tín ngưỡng dân gian khác của người Chăm
Theo ghi chép của Tống sử, từ thế kỷ 10 đạo Hồi đã được truyền vào Chăm Pa, tuy nhiên từ thế kỷ X đến thế kỷ XV đạo Hồi vẫn chưa phải là tôn giáo chính thống, từ sau khi Chăm Pa suy vong, nhiều người Chăm bỏ tôn giáo truyền thống là đạo Bà La Môn để theo Hồi giáo, từ đó Hồi giáo có chỗ đứng đáng kể trong cộng đồng người Chăm và chính từ thời điểm này, sự giao hòa giữa đạo Hồi và đạo Bà La Môn đã hình thành ra một tôn giáo mới của người Chăm, đó là đạo Bani (đạo Bà Ni)
Tên gọi Bani được chuyển từ tiếng Ả Rập Beni (có nghĩa là con trai của đấng tiên tri Mohammad)
Hồi giáo Chăm Bani là tôn giáo độc đáo chỉ có ở Việt Nam, gắn chặt với người Chăm, là một phần bản sắc văn hóa của người Chăm, mặt khác chính bản sắc văn hóa người Chăm cũng đã làm mềm hóa tính cứng nhắc của Hồi giáo
Trang 16Về cơ cấu tổ chức, đạo Hồi Chăm Bani có một đội ngũ các tu sĩ, chức sắc, họ am hiểu và có kinh nghiệm về các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vừa có uy tín bên đạo và có
uy tín bên đời Chức sắc Chăm Bani là đội ngũ theo chế độ cha truyền con nối, gồm có 4 cấp
- Sư cả: là cấp cao nhất, là người quyết định hầu hết mọi vấn để đời sống tôn giáo
của tín đồ
- Mum: là cấp thứ hai, là người điều khiển các buổi lễ tại các đền thờ, thông hiểu
kinh Koran, có đạo đức tốt và có khả năng kinh tế
- Khotip: còn gọi là Tip, là cấp thứ ba, đảm nhận một số nghi lễ tại các đền thờ hoặc
tư gia mà không đảm nhiệm việc giảng giáo lý
- Chang: là cấp cuối cùng, là những người mới gia nhập tầng lớp tu sĩ
Các cơ sở thờ tự của đạo Bani gọi là chùa (thánh đường), đình trong đó chùa là nơi các tu sĩ ở và tế lễ vào những ngày lễ, còn đình là nơi tín đồ thường xuyên đến tễ lễ Các chùa và đình được xây dựng đơn giản, hình thức bên ngoài và cách bố trí bên trong có sắc thái riêng mang tính địa phương không giống như các thánh đường Hồi giáo khác trên thế giới Chùa thường được mở vào tháng Ranuwan (là tháng Ramadan của Hồi giáo nhưng đồng thời có thêm vào những tín ngưỡng địa phương của người Chăm), hiện nay toàn đạo Bani có 17 chùa
Tổ chức của đạo Bani chủ yếu ở từng chùa, mỗi chùa ngoài Sư cả (Cả chùa) và các
vị chức sắc chăm lo việc đạo, đều có thêm ban cai quản chùa, ban cai quản chùa có nhiệm
vụ chăm lo đời sống tôn giáo cho tín đồ, Tổng sư cả là người được các sư cả suy tôn, có uy tín lớn trong đạo
Đạo hồi Chăm Bani hiện có khoảng 39.000 tín đồ người Chăm và có khoảng hơn
400 vị tu sĩ, chức sắc tại Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước
II TÌNH HÌNH HỒI GIÁO CHĂM BANI Ở BÌNH THUẬN
1 Tình hình chung
Trang 17Người Chăm Bani ở tỉnh Bình Thuận định cư và làm ăn sinh sống từ lâu đời, tập trung chủ yếu ở 06/10 huyện, thị xã, thành phố như huyện: Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Tánh Linh
Hàng năm, vào tháng Ramawan (tháng 9 của Hồi lịch), các chức sắc, tu sĩ vào thánh đường để thực hiện lễ nghi và cầu nguyện trong một tháng Đại đa số chức sắc, tu sĩ và tín
đồ làm ăn sinh sống về nông nghiệp Trình độ chuyên môn của các chức sắc là học Akhar Thrah Chăm, chữ Ả Rập của kinh Quran, các giáo lý, giáo điều của hệ phái
Mỗi làng Chăm theo Hồi Giáo Bani thường có một thánh đường Nhưng theo phong tục Chăm có câu : tajuh halau klau bimaong (7 thánh đường và 3 đền tháp) Chính vì vậy, khu vực Panrang có 7 thánh đường, Kraong 7 thánh đường, Panrik 7 thánh đường, Pajai 7 thánh đường và Kampuchia cũng 7 thánh đường Nhưng hiện nay người Chăm không biết giải thích lý do tại sao Đứng đầu là vị Sư cả (Po Gru) để điều hành công việc tôn giáo, tổ chức các lễ hội như: Ramawan, Suk Yeng, tấu chức Sư cả, đám tang, đám cưới,…
Theo báo cáo thống kê vào tháng 6 năm 2012, tổng số người Chăm Bani ở Bình Thuận có 3.767 hộ / 19.261 khẩu, chiếm tỉ lệ khoảng 1,60% dân số của tỉnh (so với Ninh Thuận có khoảng 18 ngàn người Chăm Bani) Chức sắc, tu sĩ có 330 người Trong đó: 09
Sư cả, 169 Imam, 10 Katip và 142 Acar
2 Hệ thống thánh đường Chăm Bani ở Bình Thuận
Hiện nay ở Bình Thuận có 10 thánh đường của người Chăm Bani, được phân bố cụ thể như sau:
+ Huyện Bắc Bình gồm có 6 thánh đường được bố trí ở 2 xã Phan Thanh và Phan Hòa: Xã Phan Thanh gồm có 3 thánh đường: Thánh đường Châu Hanh (Palei Caraih), Thanh Kiết (Palei Njar), Cảnh Diễn (Palei Cakak) Xã Phan Hòa gồm
có 3 thánh đường: Thánh đường Bình Thắng (Palei Canat), Bình Minh (Palei Aia Mamih), Bình Hòa (Palei Dik)
+ Huyện Tuy Phong có 1 thánh đường: Thánh đường Vĩnh Hanh (Palei Karang)
ở xã Phú Lạc