1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

xu huong chuyen dich co cau nganh cong nghiep viet nam trong thoi ki hoi nhap

23 307 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 776,89 KB

Nội dung

Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn là vấn đề cấp bách được đặt ra trên cả giác ngộ lý luận và thực tiễn trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đang được sự qua

Trang 1

MU ̣C LỤC

MỤC LỤC 1

A PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lơ ̀ i nói đầu 2

2 Mu ̣c đích và nhiê ̣m vụ nghiên cứu 2

3 Giơ ́ i hạn nghiên cứu của đề tài 3

4 Phương pha ́ p nghiên cứu 3

B PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1 Ca ́ c khái niê ̣m 4

2 Vai tro ̀ của chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo ngành 5

3 Ca ́ c nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo ngành 6

4 Ba ̀ i học kinh nghiê ̣m của các nước về quá trình chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo nga ̀ nh 8

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN DI ̣CH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP 9

1 Kha ́ i quát về chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam 9

2 Hiê ̣n trạng chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo ngành của Viê ̣t Nam trong xu thế hội nhập 11

3 Đa ́ nh giá chung 16

CHƯƠNG III ĐI ̣NH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ XU HƯỚNG CHUYỂN DI ̣CH CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP 17

1 Đi ̣nh hướng 17

2 Gia ̉i pháp 19

C PHẦN KẾT LUẬN 23

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lơ ̀ i nói đầu

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX Đảng ta đặc biệt coi trọng vị trí và vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế vạch ra bức tranh toàn cảnh nền kinh tế quốc gia trong mỗi giai đoạn, là cách khái quát nhưng cũng rất rõ ràng thể hiện những thay đổi căn bản nhất trong quá trình phát triển

Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ra sức phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp Bởi vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn là vấn đề cấp bách được đặt ra trên cả giác ngộ lý luận và thực tiễn trong mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đang được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều cấp từ trung ương đến địa phương

Với những suy nghĩ và muốn thử sức mình trong lĩnh vực ngành công nghiệp Việt

Nam, em đã chọn đề tài cho mình là “Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo

ngành của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về kinh tế

của nước nhà đặc biệt trong lĩnh vực ngành công nghiệp Đồng thời đưa ra các chiến lược, các giải pháp tuy nhỏ nhưng có lẽ cũng là một ít kiến thức có ích để góp phần cho kinh tế Việt Nam nhanh chóng bước vào con đường hội nhập

2 Mu ̣c đích và nhiê ̣m vụ nghiên cứu

- Xác định quan điểm, định hướng chiến lược, các mục tiêu cụ thể cho việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

- Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam nói chung và sự chuyển dịch

cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam nói riêng

- Tìm hiểu thực trạng của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam trong các thời gian qua, những mặt được và những mặt hạn chế

- Hình thành các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã nêu nhằm đưa công nghiệp Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc trong điều kiện nền kinh tế hội nhập

Trang 3

3 Giơ ́ i ha ̣n nghiên cứu của đề tài

Đề tài đề cập đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam, nhưng trong quá trình nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trong từng giai đoạn và tìm hiểu một số ngành công nghiệp điển hình nhất để phân tích và thấy rõ sự chuyển dịch

4 Phương pha ́ p nghiên cứu

- Phương pháp sưu tầm tài liệu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp bản đồ

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Ca ́ c khái niê ̣m

a Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại, vững chắc giữa các bộ phận của nó Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận

và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật, hiện tượng

“Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng với chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”

Qua khái niệm trên cơ cấu kinh tế chính là những nội hàm của nền kinh tế và khi nghiên cứu sự biến động của những nội hàm ấy chúng ta đánh giá được trình độ phát triển của nền kinh tế Cơ cấu kinh tế là một khái niệm rất rộng bao gồm cơ cấu kinh tế ngành,

cơ cấu kinh tế vùng, cơ cấu thành phần kinh tế

b Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác hướng tới một cơ cấu kinh tế hợp lý”

Nền kinh tế phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong phân công lao động xã hội, khi đó cơ cấu kinh tế cũng từng bước bị phá vỡ và được thay đổi dần bằng cơ cấu kinh

tế mới Đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình thay đổi các quan hệ tỷ lệ về lượng và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành nên nền kinh tế

Ngày nay, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương đều không tách rời vai trò chủ động và sự điều tiết của Nhả nước Nhà nước với

Trang 5

chức năng quản lý kinh tế vĩ mô, luôn chủ động xác định phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo các điều kiện thực hiện các biện pháp thích hợp để thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế,

xã hội trong từng thời kỳ

c Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Công nghiệp là một bộ phận của cơ cấu kinh tế một nước Nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới đều có sự chuyển dịch kéo theo trong nội bộ của từng bộ phận cũng đều có sự chuyển dịch theo thời gian Trong đó, ngành công nghiệp là một ngành điển hình về sự chuyển dịch theo một cơ cấu ngày càng hợp lý Vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là gì?

Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là là sự thay đổi các ngành, các nhóm ngành, các tiểu ngành công nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển

d Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành

Cơ cấu công nghiệp của mỗi nước đều bao gồm: cơ cấu công nghiệp theo ngành,

cơ cấu công nghiệp theo thành phần, cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp

“Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành là sự thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển, hướng tới một

cơ cấu công nghiệp hợp lý”

2 Vai tro ̀ của chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo ngành

Một quốc gia có cơ cấu kinh tế hợp lý khi cơ cấu đó có khả năng tạo ra, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất mở rộng và hội đủ các điều kiện:

Trang 6

- Phù hợp các quy luật khách quan

- Phù hợp với khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực trong nước

- Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới

Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa thiết thực trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển đa dạng, năng động, phát huy các lợi thế, tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế của mỗi nước Cụ thế:

 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngoại

tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành sẽ định hướng cho việc đầu tư sản xuất, tận dụng tiềm năng và phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong nước

 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành sẽ buộc các doanh nghiệp phải luôn nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành – tăng dần hàm lượng sản phẩm đã qua chế biến giúp đẩy mạnh chuyên môn hóa, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phân công lao động trong nước, giúp giải quyết các vấn đề xã hội của Việt Nam

3 Ca ́ c nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo ngành

a Nhân tố tác động từ bên trong nền kinh tế

 Sản xuất trong nước

Đối với Việt Nam, kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm (2001 – 2005) đạt mức kế hoạch 7,5%

Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động từ bên ngoài Trình độ khoa học công nghệ, năng suất lao động còn thấp, giá thành nhiều

Trang 7

sản phẩm còn cao hơn so với khu vực và thế giới Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước chưa được huy động và khai thác tốt Đầu tư của nhà nước dàn trải, bị thất thoát nhiều Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhìn chung chưa hợp lý

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh về kinh tế của Việt Nam còn ở những thứ bậc thấp trong xếp loại của thế giới Năm 1997, Diễn đàn kinh tế thế giới lần đầu tiên đưa Việt Nam vào danh sách xếp hạng về khả năng cạnh tranh

Bảng: Vị trí xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Xếp

hạng/tổng số 49/53 39/53 48/53 60/75 65/80 60/102 77/104 77/117 77/125 Khoảng cách

đến nước

thấp nhất

(Nguồn: Báo cáo thường niên của diễn đàn kinh tế thế giới)

 Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngoại thương trong từng giai đoạn

Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế xã hội là yếu tố quyết định đến sự phát chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nói chung và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

nói riêng

Xuất khẩu là động lực quan trọng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

theo ngành của Việt Nam

 Cơ chế, chính sách quản lý và khuyến khích chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng xuất khẩu

Các chính sách quản lý và khuyến khích xuất khẩu của mỗi quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu Đối với những ngành hàng được ưu tiên xuất khẩu, các chính sách khuyến khích như trợ cấp, tín dụng

Trang 8

xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu được áp dụng được áp dụng sẽ góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu

b Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài nền kinh tế

 Xu hướng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại toàn cầu

 Cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới

4 Ba ̀i học kinh nghiê ̣m của các nước về quá trình chuyển di ̣ch cơ cấu công

nghiê ̣p theo ngành

Mặc dù tính đến nay 4 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế không hoàn toàn giống nhau, nhưng qua nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành nói riêng, chúng ta có thể rút ra bài học chung cho Việt Nam như sau:

- Thứ nhất: Thống nhất về mặt nhận thức coi chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo

ngành hướng về xuất khẩu (hướng ngoại) là động lực chính để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Thứ hai: Tạo dựng và liên tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thực hiện

thành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, hướng tới cơ cấu xuất khẩu

- Thứ ba: Từng phân ngành kinh tế cần phải có chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản

phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh

- Thứ tư: Quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành từ những ngành có

hàm lượng lao động cao sang các ngành có hàm lượng vốn và khoa học công nghệ cao cần thực hiện một cách có kế hoạch, có trọng điểm

- Thứ năm: Cần chú trọng tới những ngành sản xuất mang tính cơ sở, tiền đề cho

xuất khẩu như điển năng, thép, cơ khí…

- Thứ sáu: Cần có sự nâng đỡ và khuyến khích của nhà nước một cách hợp lý (phù

hợp với quy định của WTO) đối với những ngành công nghiệp mới chuyển dịch sang hướng về xuất khẩu, để đủ sức cạnh tranh

Trang 9

- Thứ bảy: Sử dụng các công cụ quản lý, điều tiết một cách hợp lý để vừa bảo hộ

được những ngành sản xuất non trẻ vừa phù hợp với quy định quốc tế

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHUYỂN DI ̣CH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH CỦA VIÊ ̣T NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP

1 Kha ́ i quát về chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo ngành ở Viê ̣t Nam

Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phụ thuộc vào hàng loạt những nhân tố cơ bản: các nguồn lực và lợi thế của đất nước, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế về các loại sản phẩm công nghiệp, tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ, bối cảnh và điều

kiện quốc tế, cơ chế chính sách của nhà nước…

Bảng: Cơ cấu nhóm ngành công nghiệp

SX & phân phối điện, ga và nước 5,6 5,7 5,6 5,2 5,9 5,6

(Nguồn: Niên giám thống kê 2006, NXB thống kê 2007)

Cùng với sự thay đổi vai trò, vị trí của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân,

cơ cấu ngành công nghiệp cũng đang có sự chuyển biến tích cực phù hợp với xu hướng khách quan của phát triển công nghiệp: tăng tỉ trong công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác; tăng dần các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao (điện tử, máy móc hóa dầu, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, sản xuất các loại dược phẩm cao cấp…); tăng tỉ trọng lao động công nghiệp trong tổng lao động xã hội

Xét theo nhóm ngành công nghiệp, chúng ta thấy xu hướng chuyển dịch cơ bản sau:

Trang 10

- Công nghiệp khai thác đươc phát triển một cách có trọng điểm, nhằm vào những loại tài nguyên có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá, apatit…) để đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo nguồn hàng để xuất khẩu

- Việc phát triển công nghiệp nặng đã được điều chỉnh theo hướng phát triển có chọn lọc, tập trung vào các ngành và các sản phẩm trong nước có nhu cầu lớn và có khả năng phát triển (điện, cơ khí chế tạo và lắp ráp, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng…)

- Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản được chú trọng phát triển mạnh và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước thay thế hàng nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu, vừa tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước (trong nhóm ngành công nghiệp này, dệt, may, da - giày, chế biến nông lâm thủy sản được coi là ngành trọng điểm và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành)

- Một số ngành công nghệ cao (điện tử dân dụng, hóa dầu, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, sản xuất các loại dược phẩm cao cấp…) tuy mới hình thành nhưng

có tốc độ phát triển nhanh Ví dụ: khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất với vốn đầu tư 2,7 tỉ USD là hạt nhân đầu tiên của ngành công nghiệp hóa dầu hiện đại ở Việt Nam

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp hiện đại, nước ta hết sức chú trọng phát triển thủ công nghiệp, trong đó phục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống…, những ngành nghề này cung cấp những sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu mà còn thu hút nhiều lao động, thúc nay sự phân công lại lao động ở nông thôn

Kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nhằm: Đáp ứng nhu cầu trong nước, tạo nguồn hàng xuất khẩu, phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng mà trong nước có nhu cầu và khả năng (điện, cơ khí, chế tạo, lắp ráp, vật liệu xây dựng…) các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được chú trọng phát triển đáp ứng nhu cầu hàng tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động

Trang 11

Hạn chế: Tuy cơ cấu công nghiệp theo ngành đang chuyển dịch phù hợp với xu thế khách quan, nhưng hiện tại cơ cấu công nghiệp còn nhiều bất hợp lí: Tốc độ chuyển dịch

cơ cấu ngành công nghiệp còn chậm, chất lượng tăng trưởng còn thấp kém Công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển gắn bó với sản xuất nông nghiệp Các ngành công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé, phần lớn nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp phải nhập khẩu

từ nước ngoài Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của các ngành kinh tế Chưa hình thành được những nhóm sản phẩm công nghiệp có hàm lượng khoa học và có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế Nhiều ngành công nghiệp tuy có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và thu hút lượng lao động lớn nhưng chủ hiếu thực hiện gia công cho nước ngoài, giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế thấp kém, công nghiệp nông thôn phát triển chậm Hàng hóa của các ngành nghề thủ công nghiệp kém khả năng cạnh tranh do trình độ trang bị kĩ thuật thấp kém, chất lượng sản phẩm thấp, kiểu cách mẫu mã đơn điệu Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng đe dọa trực tiếp yêu cầu phát triển bền vững

2 Hiê ̣n tra ̣ng chuyển di ̣ch cơ cấu công nghiê ̣p theo ngành của Viê ̣t Nam trong xu thế hô ̣i nhập

a Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành qua các giai đoạn

Để có cái nhìn khái quát về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của Việt Nam, chúng ta có thể xem xét qua các giai đoạn sau:

 Giai đoạn 1954 đến 1990

Ngành công nghiệp Việt Nam ở giai đoạn này được hình thành chủ yếu dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa Ở thời kỳ này, với ý tưởng tự lực tự cường nên cơ cấu ngành mang tính chất cân đối nhưng là một “cân đối tĩnh” Có thể nói chúng ta có 19 tiểu ngành công nghiệp khá toàn diện, ít thua kém về số lượng các tiểu ngành so với một

số nền công nghiệp phát triển lúc đó Tuy nhiên, với một tiềm lực còn non yếu, cơ cấu ngành công nghiệp mang nặng tính chất tản mạn, thiếu mũi nhọn và động lực phát triển

Ngày đăng: 25/07/2017, 23:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w