1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)

244 248 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 244
Dung lượng 38,09 MB

Nội dung

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (LA tiến sĩ)

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ BÌNH

PHAT TRIEN DOI NGU CAN BO QUAN LY PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CAC TINH

VUNG KINH TE TRONG DIEM PHiA NAM

LUAN AN TIEN SI KHOA HQC GIAO DUC

NGHỆ AN - 2016

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ BÌNH

PHAT TRIEN DOI NGU CAN BO QUAN LY

PHONG GIAO DUC VA DAO TAO CAC TINH

VUNG KINH TE TRONG DIEM PHIA NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIÊN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nêu trong luận án này chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 4

MUC LUC

Trang LOI CAM DOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT TRONG LUAN ÁN : -©ccczcvsccc+ vi DANH MUC CAC BANG ii

DANH MỤC SƠ ĐỎ, BIEU DO 87.3yJ280.19/6119ÿ21681:113052977.777 7 Ẻ viii Lý do chọn Mục đích nghiên cứt

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Giả thuyết khoa học ¿2:22 22222222222111121.22222121211111111.2.221200111111112.cE 3

Nhiệm ;vụ:ighiÊiiGỮUsáccsesiociseiisisiigdidXA hinh ago á 1104140134456 56040015336610118864u60860085840Ễ 4

Phạm vi nghiên cứu

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận điểm bảo vệ © oo ST ON fe Be tý E tr

Đóng góp mới của luận án

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ PHÁT TRIÊN ĐỘI LÝ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.1 Tổng quan nghiên cứu vân đề

CÁN BỘ QUẢN

1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Dao tao

1.2 Một sô khái niệm cơ bản

1.2.1 Cán bộ quản lý, cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đảo tạo 1§ 1.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đảo tạo .- c7 16 1.2.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quán lý Phòng Giáo dục và Đảo tạo

Trang 5

1.3.2 Vị trí, vai trò của cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

1.3.3 Đặc trưng lao động của người cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.3.4 Mô hình nhân cách của cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo trước yêu

cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

1.3.5 Những thách thức đồ

1.4 Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 39

với người cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 39 1.4.1 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 39 1.4.2 Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 44 1.4.3 Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quán lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.4.4 Chủ thể quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo.49

1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 51

Kết luận chương 1 56

CHUONG 2: THUC TRANG CONG TAC PHAT TRIEN DOI NGU CAN BO QUAN LY PHONG GIAO DUC VA DAO TAO O CAC TINH VUNG KINH TE: TRONG DIEM PALA NAM sscisssssssesssssnsssassssrcanssorsusssnnseanssinsesnrpeoovaanasanaveeneind 58 2.1 Khai quat về khảo sát thực TÍN TP c:25c6600120056100610ã6itiá6 dã Q30ut2XG1G08663X6004g3S0li0AS3, tung 58 92:1.1, Mụb đích khâp SÁt: sua ng nhã c1 46451446181 S8 41415581556 14613385508106:16314553848156611 85g05 58 2.1.2 Nội dung khảo sá

2.1.3 Đối tượng khảo sát

2.1.4 Phương pháp khảo sát 2.2 Kết quả khảo sát thực trạng

2.2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng

00

2.2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Vùng kinh tế

điểm phía Nam

trọng điểm phía Nam ax atts 69 2.2.3 Thực trạng công tác phát triên đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo duc va Dao

Trang 6

2.3.2 Mặt hạn chế -2 ©222+++22EEE+1222E222111222211111122211111122771111112211112222211 xe 2.3.3 Nguyên nhân Kết luận chương 2 — 106

CHUONG 3: GIAI PHAP PHAT TRIEN DOI NGU CAN BỘ QUAN LÝ PHÒNG GIAO DUC VA DAO TAO CAC TINH VUNG KINH TE TRONG DIEM PHIA NAM

3.1 Nguyén tac dé xuat giải pháp

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.2 Nguyên tắc toàn diện

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn -:+22222222222222crrrrrtrrrrrrrkrrerree 108

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.2 Các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo .109

3.2.1 Tổ chức quán triệt vai trò và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán juan lý Phòng Giáo dục và Đào tạo cho cán bộ quản lý các cấp

3.2.2 Cải tiễn công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục „u18

3.2.3 Hoàn thiện cơ chế tuyên chọn, bô nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyền, sử dụng

.l115

và Đào tạo

cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

3.2.4 Xây dựng bộ tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá cán bộ quản lý Phòng Giáo

dục và Đào tạo

3.2.5 Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý,

Giib:0ivà ĐH: HD bác knan gi g An 6c xu Bha431615800165618103650008801056660100448380505880013043014588088 8Ó 3.2.6 Phát triển các chính sách, tạo động lực làm việc cho cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp

3.4 Khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 147 SA al Mi GIG HAG) Sati vances cemnecvenssurmaueesveetcerenrancranenmnrmsmnmenmannanunmrenrmusenn

Trang 7

3.5.1 Tổ chức thực nghiệm 3.5.2 Phân tích kết quả thực nghiệm Kết luận chương 3 5s KET LUAN VA KIEN NGH 1 Kết luận 2 Kiên nghị

DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIÁ ĐÃ CÔNG BÓ - 162

Trang 8

DANH MUC CAC CHU VIET TAT TRONG LUAN AN TT Các chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ 1 BD Boi dưỡng 2 CB Cán bộ 3 CBQL Cán bộ quản lý

4 CNH, HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 CNTT Công nghệ thông tin

6 ĐH Đại học

oh DT Dao tao

8 |DC Đôi chứng

9 GD Giáo dục

10 |GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

II |KT-XH Kinh tê-xã hội

Trang 9

DANH MUC CAC BANG

Bảng 2.1 Thống kê số phiếu khảo sát

Bảng 2.2 Thống kê số Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý, cơ cấu giới, cơ câu độ tuôi, đảng viên

Bảng 2.3 Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý

Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sông của đội

ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

Bảng 2.5 Kết quả khảo sát năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của độ ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

Bảng 2.6 Kết quả khảo sát năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBQL Phòng

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo

dục và Đào tạo

Bảng 2.8 Kết quả khảo sát năng lực hoạt động xã hội của đội ngũ cán bộ quản

lý Phòng Giáo duc va Dao tao

Bang 2.9 Kết quả khảo sát hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác phát tri

ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo -:©-++ccccscxcccvcree 100

Bảng 2.11 Kết quả khảo sát mức độ các yếu tô ảnh hưởng đến công tác phát

triển09rign'GBQI Phone GDĐTitoseessoendandeiooongbititeawGgisaaiaaausai 101 Bang 3.1 Bộ tiêu chuẩn CBQL Phòng GD&ĐT

Bảng 3.2 Đánh giá về sự cần thiết của các giải pháp đề xuất

Bảng 3.3 Đánh giá về tính kha thi của các giải pháp đề xuất + 149 Bang 3.4 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kiến thức của nhóm TN và ĐC 152

Bảng 3.5 Khảo sát trình độ ban đầu về KN QL, LÐ của nhóm TN và ĐC 153

Bang 3.6 Bang tần suất kết quả kiểm tra sau TN về kiến thức

Bảng 3.7 Phân bố tần xuất f, va tan xuất tích luỹ /, † về kiến thức của nhóm

Bảng 3.8 Kết quả về trình độ KN LĐ, QL của CBQL Phòng GD&ĐT

Trang 10

DANH MUC SO DO, BIEU DO

Sơ đồ 1.1 Quản lý và phát triển nguồn nhân lực

Biểu đồ 2.1 Kết quả khảo sát tiêu chí Tầm nhìn chiến lược

Biểu đồ 2.2 Kết quả khảo sát tiêu chí Quyết đoán, có bản lĩnh đổi mới 8Ũ

Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát tiêu chí Hoạt động xã hội

Biểu đồ 2.4 Kết quả khảo sát tiêu chí Xây dựng và phát triển các mối quan hệ

của Phòng và hỗ trợ cộng đồng 293

Biéu dé 3.1 Bidu dé phan bé tn sudt! oo ccccsccsssssecssssssessssseseeessssssenesesseeenses 154 Biểu đồ 3.2 Biểu đồ tần suất tích byl) foo cccccsssssssessssesssestsnssssnsestssseeaseee 155

Trang 11

MO DAU

1 Ly do chgn dé tai

Nhân loại đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc day quá trình hình thành xã

hội thông tin và kinh tế tri thức Xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế tạo ra quá

trình hợp tác để phát triển đồng thời là quá trình cạnh tranh gay gắt Trong bối cảnh đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia Giáo dục trở thành chìa khoá của mọi sự thành công Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu với việc xây dựng các Nghị quyết, chiến lược, chỉ thị, đề án về đổi mới và phát triển giáo dục

Thời gian qua, sự nghiệp giáo dục đã đạt những kết quả đáng khích lệ trong việc huy động các nguồn lực xã hội, tiếp tục phát triển quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo

dục cho mọi người và cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện

đại hóa đất nước Tuy vậy, giáo dục vẫn còn nhiều bất cập: “Chất lượng giáo dục và

đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa

dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi

mới chậm, cơ cầu giáo dục không hợp lí giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa — hiện đại hóa Quản lý nhà nước về giáo dục còn bat cập Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [29]

Từ những tổn tại trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020: “Phát triển giáo dục phải thực sự là

quốc sách hàng đầu Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo

dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp Đối mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuân hoá, hiện đại hoá, xã

hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội

ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.” [29]

Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, những năm qua, chúng ta đã xây

Trang 12

SỞ giáo dục ngày càng đông đảo, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, sự phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý chưa gắn kết chặt chẽ với những chính sách đổi mới và

chiến lược giáo dục Vì vậy, một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý chưa đáp ứng

được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Quận/Huyện là một trong ba cấp tổ chức hành chính tại địa phương có vị trí hết sức quan trọng trong quản lý nhà nước về giáo dục Trong đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận/huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đồng thời có

vai trò góp phần bảo đảm sự thống nhất trong chỉ đạo và quản lý giáo dục từ Trung

ương đến cơ sở Hiện nay, nước ta có 751 Phòng Giáo dục và Đào tạo và đến năm 2020 cần phát triển 18.000 cán bộ quản lý nên phạm vi tác động của cơ quan này đến các cơ sở giáo dục rất lớn Vì vậy, việc nghiên cứu và đề ra các giải pháp phát triển đội

ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo là vấn đề cần thiết và cấp bách đề phát triển cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, phát triển cơ sở giáo dục trong bối cảnh

đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa — Vũng Tàu,

Long An và Tiền Giang; Vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp

phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; hội tụ phần lớn các điều kiện và lợi thế nỗi trội để phát triển công nghiệp, dịch vụ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và

công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

có vị thế địa chính trị và an ninh quốc phòng đặc biệt quan trọng ở khu vực phía Nam Viét Nam

Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam phần lớn có trình độ chuyên môn và sư phạm cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Mặc dù đội ngũ này đã tham

mưu tích cực và tương đối hiệu quả cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc phát triển giáo dục phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương

Trang 13

nhưng đội ngũ này cũng còn có những tồn tại sau: bat cập về số lượng, cơ cấu và trình độ: thiếu tâm huyết, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới;

Đa số chưa được đảo tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bắt cập, tính chuyên nghiệp chưa cao, làm việc chủ yếu dựa vào kinh

nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều bạn chế; chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển của trình độ quản lý trong sự nghiệp đổi mới giáo

dục và hội nhập quốc tế; chưa có những giải pháp đột phá tham mưu, đề xuất những

định hướng mang tính chiến lược đúng đắn, hiệu quả để xử lý tốt mối quan hệ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ; tư duy quản lý chậm được đổi mới: sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành còn hạn chế, Điều đó đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng

xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục

Từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” để nghiên

cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo; qua đó góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đáp ứng yêu cầu

đôi mới căn bản và toàn diện giáo dục

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

4 Giá thuyết khoa học

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh

Ving kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn còn tồn tại những bất cập trước yêu cầu đổi

mới giáo dục Nếu đề xuất và triển khai có hiệu quả các giải pháp dựa trên lý luận quản lý đội ngũ nhân lực trong một tổ chức, lý luận phát triển nguồn nhân lực về các

lĩnh vực như quy hoạch phát triên đội ngũ, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng; Xây dựng

Trang 14

cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo thì có thể phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đảo tạo các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cầu, đảm bảo chất lượng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục

và Đào tạo

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo

dục và Đào tạo ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

5.3 Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và

Đào tạo ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

5.4 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất; thực nghiệm một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo ở các

tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 6 Pham vi nghiên cứu

- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu công tác phát triển đội ngũ Trưởng phòng, Phó

trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

- Khảo sát đánh giá thực trạng và thăm do su cần thiết, tính khả thi của các giải

pháp phát triển đội ngũ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ở các

tinh/thanh phố: Thành phó Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng

Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ năm 2010 đến nay Thực nghiệm một số giải pháp đề xuất ở Thành phô Hồ Chí

Minh

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Rebels Tiép cận hệ thong

Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo phải xem xét đối tượng một cách

toàn diện, nhiều mặt, nhiều mối quan hệ trong trạng thái vận động và phát triển, trong

những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng 7.1.2 Tiếp cập theo chuẩn

Trang 15

nhiệm vụ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo; Từ đó có giải pháp cho việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý, nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

7.1.3 Tiép cận quản lý phát triển nguồn nhân lực

Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực để thây được sự thống nhất giữa phát triển

nguồn nhân lực với quản lý, sử dụng và tạo môi trường nuôi dưỡng nguồn nhân lực 7.1.4 Tiếp cận thực tiễn

Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Dao tao cần được tính

đến những đặc điểm kinh tế xã hội nói chung, đặc điểm của Vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam nói riêng và yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Từ đó phát hiện

được những mâu thuẫn, khó khăn của thực tiễn để đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo có cơ sở khoa học và có tính khả thi

72 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệu khoa học

có liên quan; Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành) về phát triển

giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cắp nhằm tìm hiểu sâu sắc bản

chất của vấn đề nghiên cứu để hình thành giả thuyết khoa học và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Phương pháp phân loại hệ thống lý thuyết nhằm phân chia, sắp xếp các tài liệu

khoa học về các vấn đề có liên quan đến để tài luận án vào một hệ thống nhất định thành các nhóm hoặc các hướng nghiên cứu

- Phương pháp khái quát hóa nhằm rút ra những khái quát, nhận định của bản thân về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan niệm, quan điểm của người khác

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phuong phap diéu tra

Sử dụng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của chuyên viên, cán bộ quản lý Phòng

Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng trường mam non, phổ thông, lãnh đạo quận/huyện, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục

và Đảo tạo, thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và

Trang 16

- Phuong phap chuyén gia

Thông qua hội thảo, hội nghị khoa học, thông qua hỏi ý kiến các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục các cấp có nhiều kinh nghiệm để khảo sát tình hình đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia thông qua phiếu hỏi, phỏng vấn về bộ câu hỏi khảo sát, các kết quả nghiên cứu, các giải pháp đã được luận án đề xuất

- Phương pháp tông kết kinh nghiệm

Xuất phát từ thực tiễn quản lý giáo dục, từ người thật, việc thật của cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo để lấy ý kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả cho việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo ở các tỉnh thuộc Vùng

kinh tế trọng điểm phía Nam

-_ Phương pháp thực nghiệm

Áp dụng thử vào thực tiễn một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo đã được để xuất trong luận án để đánh giá tính hiệu quả của giải pháp trên thực tế

7.2.3 Phương pháp thơng kê tốn học

Sử dụng các công thức toán học thống kê và phần mềm SPSS để xử lý số liệu điều tra,

khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp và thực nghiệm

8 Luận điểm bảo vệ

8.1 Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm

non và phổ thông, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và dao tao §.2 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo là phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục Vì vậy, nội dung, cách thức phát triển đội ngũ này

phải dựa trên nội dung, cách thức phát triển nguồn nhân lực nói chung; Mặt khác phải dựa trên đặc trưng lao động quản lý và mô hình nhân cách cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

§.3 Cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, công tác này

đang tồn tại những bắt cập, hạn chế Chính vì vậy, cần thiết phải đổi mới công tác phát

triển đội ngũ này, chú trọng vào các khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xây

Trang 17

dựng và ban hành chuẩn cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo phù hợp với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, áp dụng chính sách đãi ngộ, khuyến khích, tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo, tăng cường giao

quyền tự chủ và phân cấp quản lý Đây là những giải pháp co ban dé phát triển một

cách hiệu quả đội ngũ này

9 Đóng góp mới của luận án

9.1 Hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận về công tác phát triển đội ngũ cán

bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đảo tạo; Làm rõ vai trò, đặc trưng lao động và mô hình nhân cách người cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

9.2 Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo và phát triển đội ngũ này ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

9.3 Xây dựng 6 giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và

Đào tạo các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

9.4 Thiết kế được chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo

cho đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo và bộ tiêu chuẩn cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

10 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chuong:

Chuong 1: Co sé lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đảo tạo Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Dao tao ở các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào

Trang 18

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN DOI NGU CAN BO QUAN LY PHONG GIAO DUC VA DAO TAO

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo duc

1.1.1.1 Trên thế giới

- Vi tri, vai trò của cán bộ quản lý

Các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Singapore

luôn xem nhà giáo và CBQL GD là điều kiện quyết định sự nghiệp GD và phát triển GD Henry Mintzbeg [72] đã chỉ ra vai trò của nhà QL trong sự kết hợp giữa quyền hạn

với trách nhiệm Họ vừa là người đại diện của tổ chức; người LĐ; người liên lạc; người

tiếp nhận thông tin; người phổ biến thông tin; người phát ngôn; nhà doanh nghiệp: người khắc phục khó khăn; người phân phối nguồn lực; người đàm phán

- _ Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Phát triển nguồn nhân lực luôn là chiến lược quan trọng của mỗi quốc gia Phát

triển đội ngũ CB LĐ, QL luôn là nhiệm vụ trọng yếu của mỗi tô chức QL phát triển

nguồn nhân lực và đội ngũ CBQL đã được rất nhiều trường phái và tác giả quan tâm Trường phái QL theo quá trình tiếp cận thông qua việc thực hiện các chức năng QL cho đến nay vẫn là trụ cột của lý luận QL Từ tiếp cận theo quá trình dẫn đến yêu cầu nhà QL phải có năng lực thực hiện các chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra [12]

Các trường phái QL hiện đại dựa trên cơ sở các thành tựu mới của khoa học hành

vi, khoa học QL kinh tế, quan niệm về hệ thống và các quan điểm về quyền biến Kast và Rosenzweig cho rằng, trong lịch sử loài người, "việc thiết lập một tổ chức và một

phương thức QL tương ứng hữu hiệu là một thành tựu to lớn [12]” Tổ chức là một hệ

thống mà trong đó các thành viên cùng làm việc, hợp tác nương tựa vào nhau đề tồn

tại, tổ chức mang tính cơ cấu và tính thống nhất Như vậy, tổ chức không chỉ là cơ cấu mà còn là sự thông nhất các năng lực của bộ phan LD QL, nguéi LD QL trong su nd lực phát triên năng lực của các thành viên

Những nghiên cứu gần đây nhất của Robert E Quinn, ĐH Michigan; Sue R

Trang 19

Leadership and Management)[7I], [72] đi từ các tiếp cận khác nhau đã khái quát thành 4 mô hình QL: mô hình mục tiêu, mô hình quy trình nội bộ, mô hình quan hệ con người và mô hình hệ thống mở; Đòi hỏi đội ngũ LĐÐ QL phải thích ứng và cần có các

năng lực: chỉ huy và thực hiện, giám sát và điều phối, hướng dẫn và thúc đây, môi giới

và đổi mới

Từ các quan điểm QL chất lugng, IBSTPI (International Board of Standards for Training Performance and Intruction) [58] dua ra nang luc nha QL gồm 4 nhóm: nền tang cơ bản, lên kế hoạch và phân tích, thiết kế và phát triển, KN và QL

Nhiều công trình nghiên cứu của Henry Mintzberg [72], J, Peter Drucke [19], M.Losey, S.Meisinger và D.Ulrich [71] với những tư tưởng hàng đầu về QL, những

luận điểm lớn về tổ chức và LĐÐ QL cùng với những bàn luận về tương lai của nghề quản trị nhân sự gợi ý những ý tưởng quan trọng hình thành năng lực LÐ trong bối

cảnh mới Các nhà khoa học QL dù là bàn cho hiện tại hoặc hướng tới tương lai đều

khẳng định vai trò của nguồn lực người trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và tập

trung vào các yếu tố: người LÐ tìm thấy họ, động viên họ, sử dụng họ, ĐT họ và khi

cần thì sàng lọc

Thế giới đang thay đổi và phát triển nhanh chóng Trong bối cảnh đó, cdc nha LD QL phải tiếp tục học hỏi và phát triển năng lực QL tác nghiệp trong mỗi tổ chức cụ

thể Việc xử lý các tình huống thực tiễn là cách hoàn thiện và phát triển năng lực QL

nhanh nhất

Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực ra đời và dành được sự quan tâm của nhiều tác giả, triết lý phát triển nguồn nhân lực bao hàm và thay thế triết lý phát triển nhân sự Các kết quả nghiên cứu sâu sắc và dễ đi vào thực tế là các tác giả quan tâm tới mô

hình QL theo các thành tố quá trình Fom, Tiehy và Devenna khẳng định mối quan hệ

chặt chẽ của cả quá trình tuyển chọn, đánh giá, phát triển và tưởng thưởng Mô hình

Guest vé QL phat trién nguồn nhân lực có sáu thành tố: chiến lược, chính sách, đầu ra

nguồn nhân lực, đầu ra hành vi, kết quả thực hiện và hiệu quả tài chính Bratton và

Gold xem xét việc QL phát triển nguồn nhân lực như là một quá trình bao gồm: lập kế

hoạch, tuyển chọn, đánh giá, đãi ngộ, phát triển, giao tiếp và tham gia Warwick thì

cho rằng, QL phát triển nguồn nhân lực gồm 5 thành tố: bối cảnh bên ngoài, bối cảnh bên trong, nội dung chiến lược, bối cảnh QL nguồn nhân lực, nội dung QL nguồn nhân

Trang 20

phat trién nguồn nhân lực bao gồm: lập kế hoạch, tuyển dụng, bố trí sử dụng, đánh giá, ĐT BD, chính sách trả công và khen thưởng

Trong bối cảnh hiện nay, GD ở tắt cả các quốc gia đang chịu tác động sâu sắc bởi

xu thế toàn cầu hóa, kinh tế tri thức, CNTT Những ý tưởng về dân chủ hóa trong GD của John Dewey [20], việc xác định các trụ cột trong GD được xây dựng trên nền tảng học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập của J Delor, những tư duy tiếp cận hệ

thống và liên kết tri thức trong GD của Edgar Morin [35] sẽ là những định hướng quan trọng cho việc xác định tầm nhìn và phát triển phẩm chất năng lực của các nhà QLGD

- Yêu cầu, giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề

như: Phương pháp và cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL [108]; Chương trình BD CBQL phải được phát triển và cập nhật như thé nào dé đáp ứng với sự phát triển của khoa học - công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa [101]; Những KN,

phong cách LĐ hoặc những năng lực mà người CBQL GD cần có để đảm bảo thực

hiện tốt chức trách, nhiệm vụ [101], [109], [113], [120]; Xây dựng các chuẩn đào tạo

CBQL trong điều kiện hiện nay [105], [106], [109], [113], [115], [117] [120] Ngoài

ra còn có nhiều nghiên cứu về phát triển GD, QLGD có đề cập đến vai trò, chức trách, nhiệm vụ và hoạt động, nghề nghiệp của CBQL Mục tiêu của các nghiên cứu nêu trên là tìm cách nâng cao chất lượng của nhà QLGD để đáp ứng yêu cầu QL trường học, đảm bảo cho nhà trường thực thi tốt sứ mạng ĐT nhân lực phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh - quốc phòng của các quốc gia [108], [110], [102] Một xu thế đã

và đang diễn ra trong quá trình cải cách GD tại các quốc gia là thực hiện QL dựa trên

chuẩn

Về chương trình ĐT, BD CBQL, ĐH Nam Florida đã quy định Chuẩn chương trình ĐT cho nhà QLGD, QL trường học là chương trình tích hợp gồm mười một vùng

kiến thức KN theo bốn lĩnh vực lớn: 1/LĐ chiến lược; 2/LĐ tổ chức; 3/LÐ GD; 4/ LÐ chính trị và cộng đồng [100]

Chương trình ĐT nhà LÐ trường học theo các nhóm năng lực: năng lực sư phạm,

nang luc GD va thiét lập; năng lực kiểm soát; năng lực LD; nang luc tổ chức; năng lực

tư vấn [99], [102]

Chương trình ĐT nhà LĐ, QLGD đặt yêu cầu người học phải đạt được các năng

Trang 21

trường học, năng lực tổ chức — QL [83]; Chuan chuong trình ĐT CBQL GD cung cấp cho những người chuẩn bi lam LD cdc nang luc LD va [102]

1.1.1.2 O Viét Nam

Trong suốt quá trình LĐ cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan

tâm đến công tác GD, rèn luyện, ĐT và BD CB Vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL GD được Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng Đặc

biệt, trong những năm gần đây, nước ta đã xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương,

chính sách nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL GD Điều đó được đề cập ở nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước [3], [23], [25] [29] [30] được quy định trong Luật GD, Chiến lược phát triển GD và các Nghị định, Thông tư, các chương trình, đề án của Chính phủ và các Bộ - Ngành Trung ương [5] [6] [14] [15]:

tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL GD Nhiều công

trình nghiên cứu về đội ngũ CBQL GD đã được thực hiện

- Vi tri, vai trò của cán bộ quản lý giáo dục

Các tác giả Nguyễn Phúc Châu, Phan Văn Kha, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Ngọc Giao [9], [13], [36], [60], [69] đều khẳng định CBQL GD có vai trò hết sức to lớn, quyết định chất lượng GD, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới GD

- Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định: trong sự nghiệp đổi mới GD, việc phát triển

đội ngũ CBQL GD được đặt ra như một yêu cầu cấp bách hàng đầu của việc tiếp tục

triển khai, điều chỉnh, đổi mới và nâng cao chất lượng GD [40], [42], 43]

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dạy: "Có CB tốt việc gì cũng xong, muôn việc thành công hay thất bại đều do CB tốt hoặc kém" [73] Vì vậy, xây dựng, nâng cao

chất lượng đội ngũ CBQL phải được đặt lên hàng đầu trong mọi giai đoạn phát triển

đất nước

- Định hướng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Chiến lược phát triển GD 2011 - 2020 chỉ rõ, phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL GD là giải pháp then chốt dé đạt được mục tiêu chiến lược: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đôi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện [14, tr 10]

Trang 22

so DT theo cach tiếp cận của R.Katz: năng lực chuyên môn, năng lực quan hệ với con người và năng lực khái quát

Tác giả Bùi Minh Hiền cho rằng, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL GD cần

phải quy tụ vào ba vấn đề chính: số lượng, chất lượng, cơ cấu Trên cơ sở phân tích

thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL, tác giả đã đề xuất bốn giải pháp phát triển đội ngũ CBQL GD: mọi cấp QLGD đều xây dựng được quy hoạch CBQL GD cho đơn vị và gắn liền với quy hoạch này là các công việc cần triển khai để ĐT BD CBQL GD theo quy hoạch; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với CBQL GD các cấp; có chính

sách hỗ trợ tỉnh thần, vật chất thỏa đáng với CBQL GD; tổ chức lại hệ thông trường

khoa DT CBQLGD [47, tr 283-284]

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về phát triển QLGD nước ta qua 25 năm

đổi mới, tác giả Vũ Ngọc Hải đã chỉ ra một trong những giải pháp đổi mới QLGD trong bối cảnh hiện nay là chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL GD: cơ

cấu lại đội ngũ CBQL GD; ĐT, BD theo yêu cầu chuyên nghiệp hóa và chuẩn hóa; nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL GD cả về phẩm chất và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; phát triển lực lượng CB LĐ và QLGD có tầm nhìn và năng lực thích ứng

với các điều kiện thay đổi kinh tế, xã hội, môi trường, tận tâm, thạo việc, có năng lực

điều hành [9, tr 338]

Tác giả Nguyễn Văn Đệ đã phân tích năng lực QL của CBQL GD, đề xuất “tạo

dựng mẫu hình CBQL mới trong không gian GD hội nhập” Trước hết, người CBQL phải có tố chất nhân cách - trí tuệ, phải có nhận thức mẫu mực, tác phong mẫu mực, kiến thức mẫu mực và hiệu quả mẫu mực Thứ hai, người CBQL phải có tố chất QL

QL không chỉ đơn thuần là dựa vào pháp chế, điều lệ nhà trường, quy chế mà cần sử

dụng tỉnh lọc, linh hoạt, thích hợp, vận dụng tổng hợp các phương pháp “tay nghề

QL” CBQL nha trường không chỉ năm vững phương pháp hành chính, phương pháp sư phạm, tâm lý xã hội, phương pháp kinh tế GD mà còn phải thực sự là tắm gương

sáng về đạo đức g tạo và tự học, có phương pháp “dạy chữ - dạy nghề” Thứ ba, người CBQL phải có tố chất về năng lực LÐ và tổ chức Người CBQL nhà trường là

hình ảnh người CBQL mới Tâm - Tài - Trí - Đức với 10 phẩm chất, năng lực như sau:

Sự nhanh trí, nhạy cảm, ngay thẳng, trung thành; Óc phán đoán, quan sát, suy xét sâu

sắc; Óc sáng kiến, chú động, quyết đoán; Dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm;

Trang 23

tài của người QL nhà trường phải hoà trộn vào nhau; năng lực QL các nguồn lực và nguồn nhân lực là nỗi trội ở người QL [32]

- Yêu cầu, giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh [73] cho rằng, người CB cách mạng cần phải có các phẩm

chất: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư và Trí, Tín, Nhân, Dũng, Trung, Hiếu

Theo Trần Ngọc Giao, làm rõ yêu cầu năng lực của người CBQL GD trong bối cảnh hiện nay là: xác định tầm nhìn chiến lược; xây dựng văn hóa tổ chức; QL điều hành tổ chức: xây dựng mối quan hệ phối hợp; huy động nguồn lực: gắn kết chính trị, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra, cần phát triển năng lực của người CBQL GD như: năng lực gây ảnh hưởng, năng lực lựa chọn ưu tiên, năng lực giải quyết vấn đề, tầm nhìn, [9, tr 108]

Tác giả Đặng Thành Hưng [54] đã chỉ rõ: chuẩn là công cụ để chủ thể QL xác

định đối tượng QL có đáp ứng được yêu cầu của chủ thể hay không Thực hiện QL

dựa vào chuẩn đảm bảo sự công khai, minh bạch, không tùy tiện, là cơ sở đảm bảo chất lượng hoạt động GD

1.12 Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

Nghị định sé 115/2010/ND - CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm QL nhà nước về GD, Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền han, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã quy định vị trí và khẳng định vai trò của

CBQL nhà nước về GD nói chung và CBQL Phòng GD&ĐT nói riêng trong việc nâng

cao hiệu lực, hiệu quả QL nhà nước về GD ở địa phương

Tác giả Phan Văn Kha [60] đã chỉ ra rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn

cầu hóa, nền kinh tế tri thức và công cuộc CNH, HĐH đòi hỏi CBQL GD nói chung,

CBQL Phòng GD&ĐT nói riêng phải có năng lực mới như: KN tiếp thị và tư duy cạnh tranh; KN tự quản về tài chính, nhân sự, khả năng xây dựng chiến lược phát triển GD,

giao tiếp cộng đồng,

Theo tac gia Tran Ngoc Giao [36], trong bối cảnh hiện nay, CBQL nhà nước về GD nói chung, CBQL Phòng GD&ĐT nói riêng cần có các năng lực: Nền tảng cá nhân; Năng lực LĐ; Năng lực QL tác nghiệp; Năng lực hoạt động XH và Năng lực xử

Trang 24

Qua nghiên cứu tác động của bối cảnh đổi mới QLGD trong cơ chế thị trường, lý thuyết tiếp cận năng lực, lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và thực tiễn, tác giả Phan

Văn Kha [60] đã chỉ ra rằng, người CBQL GD nói chung, CBQL Phòng GD&ĐT nói

riêng cần có phẩm chất và nang lye la: Nha LD, Nha QL, Nha GD, Nha hoat dong KT-XH Tác giả Trần Ngọc Giao [36] đã đề xuất các nhóm giải pháp phát triển đội ngũ CBQL nhà nước về GD trong bối cảnh đổi mới GD như: đổi mới công tác quy hoạch,

tuyển dụng, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ CB công chức ngành GD trong bối cảnh

mới; đổi mới ĐT BD theo tiếp cận năng lực lấy thực tiễn làm trung tâm; xây dựng đạo đức công vụ và đánh giá theo khung năng lực; chính sách tạo động lực đối với đội ngũ

CBQL nhà nước về GD theo tinh thần đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT

Trên cơ sở tông quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về phát triển đội

ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL Phòng GD&ĐT nói riêng cho phép rút ra kết

luận sau:

- Những vấn đề đã được nghiên cứu mà luận án có thể tiếp thu

+ Các nhà nghiên cứu đều khẳng định CBQL GD nói chung, CBQL Phòng

GD&ĐT nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng, quyết định chất lượng GD và hiệu lực,

hiệu quả QL Nhà nước về GD Họ cũng đã khẳng định phát triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay

+ Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL GD nói chung, CBQL

Phòng GD&ĐT nói riêng Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu phát

triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT

- Những vấn đề nghiên cứu chưa sâu và còn bỏ ngỏ

+ Công tác phát triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT là vấn đề được các nhà

nghiên cứu đặc biệt coi trọng, đề cao, nhất là trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện

GD&ĐT Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này còn mang tính tông quan, chưa hệ

thống và sâu sắc Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể, độc lập nào về phát

triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT

+ Chưa có công trình nào làm rõ vai trò, đặc trưng lao động, mô hình nhân cách,

tiêu chuẩn, năng lực mới của CBQL Phòng GD&ĐT trước bối cảnh đổi mới căn bản,

Trang 25

+ Van dé phat triển đội ngũ CBQL Phong GD&DT đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, với các hoạt động cụ thé của chủ thể QL nhằm phát triển

đội ngũ này cũng chưa có công trình nào nghiên cứu - Những vấn đẻ luận án sẽ tập trung nghiên cứu

+ Nghiên cứu làm rõ vai trò, đặc trưng lao động, mô hình nhân cách của CBQL,

Phòng GD&ĐT trước bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

+ Nghiên cứu khung năng lực của CBQL Phòng GD&ĐT trước nhiệm vụ đổi

mới giáo dục và hội nhập quốc tế

+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Luận án được nghiên cứu dựa trên các quan điểm tiếp cận chủ yếu là: tiếp cận quản lý phát triển nguồn nhân lực, tiếp cận chuẩn và tiếp cận chức năng trong quản lý

giáo dục

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” là hết sức cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong bối cảnh hiện nay

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Cán bộ quản lý, cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.2.1.1 Can bộ

Tại kỳ họp thứ 2, tháng 10 năm 2008, Quốc hội khoá X đã ban hành pháp lệnh CB, công chức Điều 1, Chương I nêu: CB, công chức quy định tại pháp lệnh này gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công việc thường xuyên,

được phân loại theo trình độ ĐT, ngành chuyên môn, được xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan Nhà nước Mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn, nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng

Luật công chức đã xác định: CB là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản

Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị — xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp quận/huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [84]

Trang 26

1.2.1.2 Cán bộ quản lý

Theo Hoàng Phê, CBQL là “người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ" [80]

CBQL có thể là cấp trưởng hoặc cấp phó của một tổ chức được cơ quan cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước Cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc

được phân công CBQL là lực lượng rất quan trọng trong cơ quan, đơn vị Với tầm

quan trọng của người CBQL, đòi hỏi người CBQL phải có những phẩm chất và năng

lực điển hình

Từ các khái niệm trên đối với CBQL, có thể thấy rằng: CBQL là chủ thé QL, 1a

người có chức vụ trong tô chức, được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm, là người chỉ

huy, giữ vai trò LĐ, dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng QL nhằm thực hiện

các mục tiêu của đơn vị Người QL vừa là người LD, QL của cơ quan, đơn vị, vừa chịu sự chỉ đạo, QL của cấp trên

1.2.1.3 Cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

CBQL Phòng GD&ĐT là trưởng phòng, phó trưởng Phòng GD&ĐÐĐT được chủ

tịch UBND quận/huyện bổ nhiệm bằng quyết định hành chính nhà nước Phó trưởng phòng giúp việc cho trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và chịu trách

nhiệm trước pháp luật về công việc được phân công

CBQL Phòng GD&ĐT là chủ thể QL Phòng GD&ĐT, là người chỉ huy, giữ vai

tro LD, dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối với CB, chuyên viên Phòng GD&ĐT nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quận/huyện CBQL Phòng GD&ĐT vừa là người LĐ, QL Phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục trực thuộc, vừa chịu

sự chỉ đạo, QL của cấp ủy, UBND quận/huyện và giám đốc Sở GD&ĐÐT

1.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.2.2.1 Đội ngũ

Đội ngũ được hiểu là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong một hệ thống (tổ chức)

Theo Nguyễn Lân thì đội ngũ gồm “Tập thể người trong một tổ chức quy củ” [66] Đội ngũ CBQL GD là tập hợp các CB, nhà giáo thực hiện nhiệm vụ QL các nhà

trường và QL các cơ quan trong hệ thống GD quốc dân

Theo Từ điển tiếng Việt: Đội ngũ là khối đông người cùng chức năng nghề

Trang 27

Các khái niệm về đội ngũ dùng cho các tổ chức trong xã hội như đội ngũ tri thức, đội ngũ công nhân viên chức đều có nguồn gốc xuất phát từ đội ngũ theo thuật ngữ quân sự, đó là một khối đông người được tổ chức thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ

Khái niệm đội ngũ cũng có thể hiểu là: một nhóm người được tổ chức và tập hợp

thành một lực lượng, đề thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng

nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định

Các khái niệm tuy có khác nhau nhưng đều phản ánh một điều, đó là: một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc không cùng một nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đích nhất định

Từ sự phân tích trên có thể thấy rằng: Đội ngũ là một tập thể gồm nhiều người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với

nhau về quyền lợi vật chất cũng như tỉnh thần

1.2.2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

Từ sự phân tích những khái niệm trên, tác giả nhận thấy: Đội ngũ CBQL Phòng

GD&ĐT là một tập thể những CBQL được tổ chức thành một lực lượng có cùng một

chức năng, nhiệm vụ QL nhà nước về GD trên địa bàn quận/huyện

1.2.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quán lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.2.3.1 Phát triển

Có nhiều cách định nghĩa về phát triển, xuất phát từ những cấp độ xem xét khác nhau Phát triển theo nghĩa triết học là sự biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ

thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Xu hướng và con đường phát triển theo hình

xoáy trôn ốc, tạo thành xu thế phát triển từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn

thiện hơn Phát triển là quá trình nội tại, tạo ra sự hoàn thiện của tự nhiên và xã hội

Hiểu một cách đơn giản, phát triển là “mở rộng ra, làm cho mạnh hơn lên, tốt hơn lên”

[51] Ở cấp độ “chung nhất”, “phát triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ,

là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những

hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra

biến đổi về chất” [51] Theo Nguyễn Văn Đạm, phát triển là lớn lên về mặt số lượng

và chất lượng [22]

Khái niệm phát triển được đề cập ở đây là phát triển con người: phát triển thể

Trang 28

thức và logic hay còn gọi là trí năng); phát triển tâm lý, tình cảm và xúc cảm, với những chức năng đánh giá và biểu thị thái độ ứng dụng (tâm năng) chịu sự chỉ phối có tính định hướng giá trị, động cơ, thế giới quan Đáng chú ý hơn cả là phát triển năng lực “lực lượng tỉnh thần và vật chất” [51]

Theo Phạm Minh Hạc, những đặc điểm cơ bản của sự phát triển toàn diện ở con người là: hải hoà; cân đối và cân bằng; tích hợp; toàn vẹn và chỉnh thê; liên tục không gián đoạn; ôn định; bền vững; đầy đủ và hoàn toàn Sự phát triển toàn diện con người

trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế là phát triển về khả năng con

người: Năng lực trí tuệ và KN hành dụng: Trình độ nghiệp vụ chuyên môn hóa; Khả năng hợp tác và cạnh tranh; Khả năng di chuyển nghề nghiệp; Khả năng hoạch định và

đánh giá; Sức chịu đựng stress do nhịp độ sống và môi trường công nghiệp gây ra;

Học vẫn chung về công nghệ; Hiểu biết xã hội; Hiểu biết về QL hành chính; Nhu cầu,

sở thích tỉnh thần tương đối rõ; Tính kỷ luật; Tính độc lập của lý trí và tình cảm; Năng động và hiệu quả trong công việc [39] Như vậy, sự phát triên của KT-XH, khoa học và công nghệ đòi hỏi sự phát triển con người toàn diện, cân đối ở mức độ rất cao về trí

tuệ, thể chất và tâm năng

1.2.3.2 Phát triển nguôn nhân lực quản lý giáo dục

Sự phát triển con ngudi, về thực chất, là việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con

người và mở rộng, phát huy những khả năng của con người trong hoạt động Nghiên cứu về vấn đề này, nhiều ý kiến đã đi đến kết luận: phát triển con người tựu chung là gia tăng giá trị

cho con người, giá trị tỉnh thần, giá trị đạo đức, giá trị thê chất, vật chất Phát triển con

người chính là phát triển đạo đức, trí tuệ, tay nghê

Theo Liên Hợp Quốc, phát triển con người gồm hai mặt, hai công việc chính: trước hết, phải đầu tư vào con người, phát triển nhân tính và khả năng của họ; thứ hai,

tạo ra các cơ hội, điều kiện và môi trường thuận lợi cho con người hoạt động, phát triển hiệu suất của họ Giữa hai mặt trên có môi quan hệ tương hỗ với nhau [18]

Khái niệm phát triển con người và khái niệm phát triển nguồn lực con người hay nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Trên bình điện QL vi mô, phát triển nguồn nhân lực chính là việc thực hiện tốt các chức năng và công cụ QU nhằm có được một đội ngũ CB, công nhân viên của tô chức phù hợp về mặt số lượng và có chất lượng cao, thông qua hoạt động của họ mà

Trang 29

Trên bình dién QL vĩ m6 — QL quốc gia và quốc tế, nguồn nhân lực chính là nguồn tài nguyên con người của một quốc gia, thậm chí của các nước, khu vực và thế

giới

Nhìn chung, nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên con người là một nguồn tài nguyên phong phú nhưng không dễ khai thác Ngoài phần đã hiện hữu, đã được sử

dụng, nó còn tiềm ẩn trong các tổ chức mà chưa khai thác được Muốn khai thác, phát

huy được nguồn tài nguyên nhân lực cần đảm bảo được một số điều kiện và phải tìm ra những phương thức phát triển nhân lực phù hợp với mỗi quốc gia, với mỗi ngành

cũng như mỗi tổ chức cụ thể

Phát triển nguồn nhân lực còn được hiểu là một trong những chức năng cơ bản của QL nguồn nhân lực Hai chức năng, nhiệm vụ cơ bản còn lại của QL nguồn nhân lực là sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực Leonard Nadle [18] đã diễn tả mối quan hệ và các nhiệm vụ của công việc QL nguồn nhân lực qua sơ đồ sau:

QUAN LÝ NGUỎN NHÂN LỰC

Phát triển nguồn Sử dụng nguồn Môi trường nguồn

nhân lực nhân lực nhân lực

Giáo dục Tuyên dụng Mở rộng chủng loại việc làm Đào tạo Sàng lọc Mở rộng quy mô làm việc

Boi dưỡng Bồ trí Phát triên tô chức

Phát triên Đánh giá

Nghiên cứu, phục vụ Đãi ngộ

Kê hoạch hóa sức lao động

Sơ đồ 1.1 Quản lý và phát triển nguồn nhân lực

Tuy nhiên, khái niệm phát triển nguồn nhân lực rộng hơn khái niệm QL nguồn

nhân lực Nó bao gồm các chức năng công việc của QL nguồn nhân lực với mục đích phát triển nguồn nhân lực (như tuyển dụng, sử dụng, ĐT, nuôi dưỡng và phát huy)

Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu

Trang 30

sống của nhân lực

Chất lượng của một nguồn nhân lực được đánh giá từ ba khía cạnh của nó là:

mức sống (chỉ tiêu kinh tế), trình độ GD và y tế

Khái niệm phát triên nguồn nhân lực QLGD là khái niệm được thu hẹp từ khái niệm phát triển nguồn nhân lực, có nội dung hẹp hơn so với nội dung khái niệm phát triển nguồn nhân lực Như vậy, phát triển nguồn nhân lực QLGD là việc tạo ra sự tăng

trưởng bền vững về hiệu năng của mỗi CBQL GD và hiệu quả chung của đội ngũ

CBQL, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về chất lượng, về số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của từng CBQL

Nguồn nhân lực QLGD đang làm việc tại các cơ sở GD, các cơ quan QL nhà nước về GD, với một chuyên môn nhất định là QL trường hoc, QL co quan GD, với một số lượng giới hạn nhất định theo quy định của Nhà nước Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực QLGD nói chung và phát triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT nói riêng phải dựa trên lý luận về phát triên nguồn nhân lực

1.2.3.3 Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

Phát triển đội ngũ CBQL là một nội dung của phát triển nguồn nhân lực Bản

chất của công tác này là tạo ra những tác động khiến đội ngũ CBQL biến đổi theo chiều hướng đi lên, tức là xây dựng đội ngũ CBQL phát triển cả về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực có khả năng đáp ứng yêu cầu QL cơ sở GD, thực hiện có kết

quả mục tiêu QL trong bối cảnh mới

Phát triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT là phát triển đội ngũ này đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng:

1) Số hượng: đủ về số lượng theo quy định

2) Co cấu: cơ cấu đội ngũ được xem xét ở nhiều mặt Luận án chỉ tập trung vào

các mặt chủ yếu sau:

- Độ tuổi và thâm niên: hài hoà về độ tuổi và thâm niên nhằm vừa phát huy được sức trẻ và vừa tận dụng được kinh nghiệm trong quá trình công tác Cụ thể, bổ nhiệm lần đầu không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ

- Giới: cân đối nam và nữ, chú ý BD và bổ nhiệm CB nữ trong QL để phù hợp

với đặc điểm của ngành GD có nhiều nữ

Trang 31

chuyên môn được ĐT Cụ thể: phải có trình độ ĐH sư phạm trở lên và có thâm niên giảng dạy ít nhất 5 năm

3) Chất lượng của đội ngũ:

Có nhiều quan điểm nhận diện chất lượng, trong đó có 6 quan điểm về đánh giá

chất lượng có thể vận dụng vào nhận diện chất lượng (nói chung) như: chất lượng

được đánh giá bằng đầu vào, chất lượng được đánh giá bằng đầu ra, chất lượng được đánh giá bằng giá trị gia tăng, chất lượng được đánh giá bằng giá trị học thuật, chất

lượng được đánh giá bằng văn hoá tổ chức riêng và chất lượng được đánh giá bằng kiểm tốn Ngồi những quan điểm về đánh giá chất lượng nêu trên còn có các quan điểm về chất lượng như: - Chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn quy định - Chất lượng là sự phù hợp với mục đích

- Chất lượng với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục đích

- Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Qua những khái niệm, cách tiếp cận và những quan điểm đánh giá chất lượng nêu

trên, có thể nhận diện chất lượng CB ở hai mặt chủ yếu là phẩm chất và năng lực của

họ trong việc thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của họ qua các biểu hiện chủ yếu dưới đây:

+ Phẩm chất: phẩm chất được thể hiện ở các mặt như phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chat ý chí và phẩm chất sức khoẻ thể chất và tâm trí

+ Năng lực: trước hết “năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện được một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó” [39]

Năng lực gắn liền với phẩm chất tâm lý, phẩm chất trí tuệ, phẩm chất ý chí và phẩm

chất sức khoẻ thê chất và tâm trí của cá nhân Năng lực có thể được phát triển trên cơ sở kết quả hoạt động của con người và kết quả phát triển của xã hội (đời sóng xã hội, sự GD và rèn luyện, hoạt động của cá nhân )

Từ sự phân tích trên cho phép rút ra kết luận: chất lượng được xem xét ở hai mặt

phẩm chất và năng lực chung, có nghĩa phẩm chất và năng lực của đội ngũ được tích hợp từ phẩm chất và năng lực của từng cá thể Chất lượng của đội ngũ CB là sự tổng hợp chất lượng của từng CB Mỗi một CB mạnh, có đủ đức, đủ tài sẽ tạo nên chất

lượng và sức mạnh tông hợp của toàn đội ngũ

Trang 32

Như vậy, để đánh giá được chất lượng chung của đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT cần tập trung xem xét chỉ số biểu đạt các mặt chung như đã phân tích ở trên; đồng thời xem xét các chỉ số biểu đạt về năng lực và phẩm chất của từng CBQL Phòng GD&ĐT

1.2.4 Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo 1.2.4.1 Giải pháp

Theo Hoàng Phê, giải pháp là: “Phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào

do” [80, tr 387]

Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm, “Giải pháp là toàn bộ những ý nghĩa có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó

khăn” [ 22; tr 325]

Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt với một số khái niệm tương tự như: phương pháp, biện pháp

Theo tác giả Nguyễn Văn Đạm, “phương pháp được hiểu là trình tự cần theo trong các bước có quan hệ với nhau khi tiến hành một công việc có mục đích nhất

định” [22, tr 325] Còn theo tác giả Hoàng Phê, “phương pháp là hệ thống các cách sử

dụng để tiến hành một công việc nào đó” [80] và khái niệm biện pháp là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể” [80, tr 64]

Các khái niệm này đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một

công việc, một vẫn đề; nhưng khác nhau ở chỗ: biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thé, trong khi đó phương pháp nhắn mạnh đến trình tự

các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một công việc có mục đích

Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái niệm trên nhưng điểm riêng cơ bản của thuật ngữ này là nhân mạnh đến phương pháp giải quyết

một vấn đề, với sự khắc phục khó khăn nhất định Trong một giái pháp có thể có nhiều

biện pháp Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu thì càng giúp con người nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra

1.2.4.2 Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo Giải pháp phát triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT là những cách thức tác động

hướng vào việc tạo ra những biến đổi về chất lượng trong đội ngũ CBQL Phòng GD&DT

Như vậy, giải pháp phát triển đội ngũ CBQL Phòng GD&ĐT là nhằm phát triển đội

ngũ CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi

Trang 33

1.3 Người cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo trước bối cảnh đổi mới giáo dục

1.3.1 Đổi mới giáo dục

Đổi mới GD là làm cho hệ thống GD tốt hơn, tiến bộ hơn đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước Nước ta đang đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế sâu, rộng, đòi hỏi ngành GD phải tiếp tục đối mới sự nghiệp GD sâu sắc, triệt để và toàn diện hơn Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định:

“Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã

hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế QLGD, phát triển

đội ngũ GV và CBQL là khâu then chốt” [26, tr.130] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết só 29-NQ/TW) đã xác định rõ quan

điểm đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự

nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được

ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH; Đổi mới căn bản,

toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự LÐ của Đảng, sự QL của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ ở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT; Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học GD và khoa học QL [27, tr

125-142] Nghị quyết chỉ rõ:

- Đối với GD mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tó đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp I Hoàn thành phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng

phố cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020 Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non Phát triển GD mam non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở GD

- Đối với GD phỏ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm

chất, năng lực công dân, phát hiện và BD năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học

Trang 34

yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phỏ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phỏ thông có chất lượng Nâng cao chất

lượng phổ cập GD, thực hiện giáo dục bat buộc 9 năm từ sau năm 2020 Phần đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ GD trung học phỏ thông và tương đương

Điều đó đòi hỏi CBQL Phòng GD&ĐT phải đổi mới cách tổ chức, QL; tư duy,

từ nhận thức đến hành động trong mọi hoạt động GD và phải có năng lực QL mới

1.3.2 Vị trí, vai trò của cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo trước yêu cau đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

1.3.2.1 Vị trí của cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

CBQL Phòng GD&ĐT có chức năng tham mưu, giúp UBND quận/huyện thực

hiện chức năng QL nhà nước về GD&DT, bao gom: mục tiêu, chương trình, nội dung GD&ĐT; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuân CBQL GD; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết

bị trường học và đô chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm

chất lượng GD&ĐT Với chức năng này, CBQL Phong GD&DT có vị trí là người thừa hành, thực thi mệnh lệnh, nhiệm vụ do cấp trên giao

Mặt khác, CBQL Phòng GD&ĐT còn có chức năng LÐĐ, chỉ đạo các cơ sở GD

thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD và phát triển GD trên địa bàn quận/huyện Với chức năng này, CBQL Phòng GD&ĐÐT có vị trí là người lãnh đạo, thúc đầy CBQL các cơ sở GD cải tiến công tác QL nhằm thực hiện thành công sự nghiệp phát triển GD trên địa bàn quận/huyện

1.3.2.2 Vai trò của cán bộ quản lý Phòng Giáo dục và Đào tạo

1) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận/huyện nâng cao hiệu lực, hiệu quả quan Ìÿ nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn

Phong GD&DT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận/huyện giúp UBND quận/huyện QL nhà nước về GD&ĐÐT Vì vậy, CBQL Phòng GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu cho UBND xây dựng kế hoạch, triển khai quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa

các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

trong hệ thống chính trị, ngành GD&ĐT và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong việc xem GD&DT 1a quốc sách hàng đầu Nâng cao nhận thức vỀ vai trò quyết định chất lượng GD&ĐT của đội ngũ nhà giáo va CBQL GD; người học là chủ thê trung

Trang 35

mới công tác thông tin và truyền thông để thong nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triền GD Tham mưu quận/huyện ủy, UBND quận/huyện xây dựng quy hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phát triên nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân lực, trình độ Trên cơ sở đó chỉ đạo, phối hợp với các cơ sở GD tổ chức thực hiện Như vậy, ở đây, CBQL Phòng GD&ĐT có thêm vai trò là

nhà hoạt động xã hội Để thực hiện được vai trò nay, CBQL Phong GD&DT can phai

được nâng lên một tầm cao mới, phải có Tâm, có Tầm và có Tài Trước hết, cần phấn

đấu để đạt được mười phẩm chất và năng lực như: 1, Sự nhanh trí, nhạy cảm, ngay thẳng, trung thành; 2, Óc phán đoán, quan sát, suy xét sâu sắc; 3, Óc sáng kiến, chủ động, quyết đoán; 4, Dám nghĩ, dám làm, đám chịu trách nhiệm; 5, Năng động, linh

hoạt, sự thích ứng; 6, Có đầu óc tổ chức, tính kỷ luật; 7, Tính kiên trì, bền bi; 8, Tính mềm mỏng, tự kiềm chế; 9, Tính tự lập, tự quyết; 10, Lòng nhân từ, nhân ái [32], [48]

[50], [71], [72] Doi hoi CBQL phải có KN xây dựng kế hoạch chiến lược; KN phân

tích đường lối, chủ trương, chính sách của Dang, Nhà nước về phát triển GD&ÐT; xây

dựng, ban hành chính sách, quy chế, quy định và QL hành chính về GD&ĐT, bảo đảm sự phát triển mang tính đặc thù của vùng miền và của địa phương

2) Lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu

tô cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học

Trên cơ sở mục tiêu đổi mới GD&ĐT, chỉ đạo các nhà trường xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của cấp học, bậc học, môn học Xem đó là cam kết

bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở GD&ĐT; là căn cứ giám sát, đánh

giá chất lượng GD, ĐT Chi đạo để các trường đổi mới chương trình nhằm phát triển

năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ, dạy chữ, dạy người; chỉ

đạo các trường đổi mới nội dung GD theo hướng tỉnh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Chú trọng GD nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; Tập trung vào

những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, truyền thống văn hóa

tốt đẹp của địa phương, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Chi dao các nhà trường tiếp tục đổi mới

mạnh mẽ phương pháp day va học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ

Trang 36

đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, KN, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dang, chú ý các hoạt

động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đây mạnh ứng dụng CNTT và truyền

thông trong dạy và học Điều này, đòi hỏi CBQL phải có KN xây dựng và phát triển én nang lực học sinh; năng lực chương trình GD nhà trường theo định hướng phát

LĐ dạy học; LÐ và QL đổi mới phương pháp dạy học; năng lye LD sy thay đi,

3) Chỉ đạo các nhà trường đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết qua GD&DT can từng bước theo các tiêu chí

tiên tiến được xã hội và cộng đồng GD thế giới tin cậy và công nhận Chỉ đạo các nhà trường phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ,

cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà

trường với đánh giá của gia đình và của xã hội Ngoài ra, CBQL Phòng GD&ĐT có

trách nhiệm hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng GD Định kỳ kiểm định chất

lượng các cơ sở GD&ĐT; công khai kết quả kiểm định Chú trọng kiểm tra, đánh giá,

kiểm soát chất lượng GD&ĐT đối với các cơ sở ngồi cơng lập Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hình GD cộng đồng Để thực hiện được vai trò này, đòi hỏi CBQL phải có KN đánh giá, QL và kiểm định chất lượng; KN tô chức các hoạt động; KN tiếp cận môi trường,

4) Tham mưu cho Uy ban nhân dân quận/huyện hoàn thiện hệ thống giáo dục

quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở và đổi mới cơ chế quản lý giáo dục trên

địa bàn

Tham mưu cho UBND quận/huyện hoàn thiện hệ thống GD quốc dan trén dia bàn theo hướng hệ thống GD nở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập Tham

mưu UBND quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GD gắn với quy hoạch phát triển KT-XH,

quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Như vậy, ở đây, CBQL Phòng GD&ĐT có thêm vai trò là người cung cấp nguôn lực

CBQL Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động xã hội hóa GD để phát triên GD&ĐT Khuyến khích hình thành các quỹ học bồng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh nghèo học giỏi Tôn vinh, khen

thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nỗi bật cho

Trang 37

su nghiép GD&DT Phan định rõ ngân sách chỉ cho GD mầm non, GD phổ thông và

giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch việc sử dụng kinh phí

5) Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đổi mới căn bản công tác quản lý giáo duc

Một vai trò rất to lớn của CBQL Phòng GD&ĐT trong việc đổi mới căn bản toàn

diện GD&ĐT là chỉ đạo việc đổi mới căn bản công tác QL GD&ĐT, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các nhà trường, coi trong QL

chất lượng Tăng cường hiệu lực QL nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và

chất lượng GD&ĐT đối với các trường Phát huy vai trò của CNTT và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong QL nhà nước về GD&ÐT CBQL Phòng GD&ĐT tham mưu để cấp có thầm quyền quyết định về QL nhân sự, tài chính QL thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GD mầm non, GD phổ thông và GD nghề nghiệp Tham mưu giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường; phát huy vai trò của hội đồng trường Thực hiện giám sát của các chủ thé trong nhà trường và xã hội; tăng

cường công tác kiêm tra, thanh tra các nhà trường bảo đảm dân chủ, công khai, minh

bạch Như vậy, CBQL Phòng GD&ĐT có thêm vai trò nữa là nhà kinh tế Muốn thực

hiện được vai trò này, đòi hỏi CBQL phải có KN QL tài chính, QL CNTT, QL sự thay

đổi,

6) Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu câu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

CBQL Phòng GD&ĐT có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và phát triển

đội ngũ nhà giáo, CBQL đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT Xây dựng quy hoạch, kế hoạch ĐT, BD đội ngũ nhà giáo và CBQL GD gắn với nhu cầu phát triển KT-XH, bảo

đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế trên địa bàn Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ ĐT Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung,

phương pháp ĐT, ĐT lại, BD và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo

yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp Như vậy, ở đây, CBQL Phòng GD&ĐT có thêm vai trò là người phát triển đội ngũ Với vai trò này, đòi hỏi CBQL phải có ý tưởng và năng lực LÐ phát triên đội ngũ; KN xây dựng

quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ: tạo động lực và xây dựng môi trường làm việc

cho CBQL và giáo viên ở các cơ sở GD,

1.3.3 Đặc trưng lao động của người cán bộ quản lý Phòng Giáo đục và Đào tạo

Lao động QL là một dạng lao động phức tạp có tính chuyên biệt Lao động của

Trang 38

1.3.3.1 Kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật

Tính khoa học của lao động QL thể hiện: nhà QL phải nắm vững lý luận QL và

vận dụng đúng quy luật, nắm vững đối tượng, có thông tin chính xác và đề ra những quyết định phù hợp thực tiễn, có tính khả thi cao; phải tuân theo quy luật khách quan, gạt bỏ những tình cảm và giá trị khác, phải dựa trên những phương pháp QL khoa học như: phương pháp tổ chức hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tâm lý xã

hdi,

Tính nghệ thuật của lao động QL thê hiện: trong QL luôn xuất hiện những tình huống bất ngờ, không nhà QL nào có thẻ chuẩn bị sẵn tất cả các tình huống Điều đó đòi hỏi nhà QL phải luôn nhanh nhạy, quyết đoán, có khả năng tư duy sáng tạo, tính linh hoạt và sự cảm hứng trước các van dé dat ra [62], [86]

Chân lý bao giờ cũng cụ thể, hoạt động GD không chấp nhận sự rập khuôn và đơn giản, nên tính khoa học trong QLGD đòi hỏi tính cụ thé va tinh thực tiễn Đối tượng của GD là những nhân cách cụ thé, đa dạng Do đó, tính cụ thé trong QL đòi hỏi phải xem xét người, sự vật, quá trình một cách cụ thể Tính thực tiễn trong QLGD đòi hỏi người QL phải hiểu biết đầy đủ, tường tận tình hình thực tế trong từng thời gian ở các không gian khác nhau Lao động QL đòi hỏi chủ thé phải có năng lực sáng tạo, tư duy linh hoạt, mềm dẻo; xử lý thích hợp, phù hợp với mọi tình huống nảy sinh trong

thực tiễn QL [64]

Các quá trình GD thường diễn ra trong thời gian dài và có nhiều lực lượng tham

gia cùng một lúc Vì vậy, QUGD luôn luôn đòi hỏi tính kế hoạch hóa cao Kết hợp các kế hoạch và chương trình dài hạn, ngắn hạn, toàn diện, từng mặt là một yêu cầu

nghiêm ngặt của QLGD

Trong bối cảnh hiện nay, CBQL Phòng GD&ĐT cần nghiên cứu, nắm vững lý luận QL hiện đại, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm QL của các nước tiên tiến, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn QL ở quận/huyện nhằm nâng cao chất lượng GD của địa phương CBQL Phòng GD&ĐT phải có tầm nhìn chiến lư

chế QL và phương thức QL trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển GD ở phải đổi mới tư duy, cơ

địa phương; tổ chức, chỉ đạo có hiệu quả kế hoạch và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc

thực hiện kế hoạch và hiệu quả GD Để triển khai thực hiện kế hoạch CBQL Phòng GD&DT cần tiến hành phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực; Tổ chức lao động một

cách khoa học của mỗi người QL; Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai

các nhiệm vụ; Thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích; Giám sát và sửa chữa

Trang 39

Việc cần thiết trong quá trình chỉ đạo của người QL là tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị cũng như các điều kiện khác nhằm giúp cho các đối tượng phát triển

Cuối cùng, nhà QL phải kiểm tra, đánh giá: Xác định chuẩn mực, thu thập thông tin,

so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực; Phát hiện mức độ thực hiện tốt, đạt, chưa đạt của các đối tượng QL; So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực; Đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết

QL một cách khoa học đòi hỏi ở người QL những hiểu biết khoa học về đối tượng QL, về môi trường, nhưng năng lực QL lại phụ thuộc vào khả năng vận dụng một cách khéo léo và hiệu quả các quy luật, sử dụng các phương pháp thích hợp vào

tình huống cụ thể, vào đặc điểm, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của địa phương

Do đó, QLGD nói chung và QL Phòng GD&ĐT nói riêng vừa là khoa học vừa là nghệ

thuật

1.3.3.2 Kết hợp giữa hoạt động giao tiếp và liên nhân cách

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: CBQL vừa là nhà đại diện, vừa là thủ lĩnh, nhà thương thuyết và là nhà liên hệ [9] Sản phẩm của hoạt động QL được đánh giá qua sự

phát triển của từng cá nhân, tập thể, qua kết quả, hiệu quả hoạt động của tập thể do cá

nhân phụ trách Lao động QL là hoạt động tô chức, điều khiển con người nên thường Xuyên giao tiếp, quan hệ với con người Thông qua hoạt động giao tiếp, CBQL Phòng GD&ĐT động viên, chỉ dẫn, xử lý xung đột và làm việc cùng với mọi người, thúc day cấp dưới tham gia vào quá trình ra quyết định Do vậy, để thực hiện tốt vai trò, chức trách của mình, CBQL Phong GD&DT phai kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa KN

giao tiếp và KN liên nhân cách:

- Phải biết động viên, khuyến khích, thúc đây CB, nhân viên của Phòng và thủ

trưởng các cơ sở GD tham gia vào quá trình ra quyết định;

- Tạo sự đồng thuận của xã hội, của các cơ sở GD trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết của UBND quận/huyện về lĩnh vực GD ở địa phương;

~ Phân cấp, phân quyền, cung cấp nguồn lực cho các cơ sở GD;

- Tôn trọng, quý mến người khác, đồng nghiệp, thân thiện với mọi người đề thu thập

những thông tin về QL Từ đó xứ lý thông tin đề đưa ra các quyết định QL hoặc tham mưu UBND quận/huyện đề ra những chính sách phù hợp thực tiễn địa phương;

- Là người đại diện của UBND liên hệ với cộng đồng doanh nghiệp, CBQL

Trang 40

1.3.3.3 Ra quyết định đúng và kịp thời, phù hợp thực tiễn giáo dục trên địa bàn quận/huyện

Quyết định QL phản ánh quan điểm, cách tiếp cận của nhà QL trong việc lựa

chọn phương án tối ưu để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn QL Vì

vậy, trong hoạt động QL của mình, CBQL Phòng GD&ĐT phải thường xuyên đưa ra

các quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của mình Đề hoạt động QL đạt hiệu

quả cao, CBQL Phòng GD&ĐT phải nhận thức đầy đủ tình huống ra quyết định, đòi hỏi phải có tính sáng tạo, năng động, quyết đoán và những KN cần thiết để QL cá nhân

va tap thé

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Nha QL là nhà lập nghiệp sáng nghiệp, nhà

phân phối nguồn lực và là nhà thương thuyết [9] Với vai trò là nhà LĐÐ, CBQL phải

xây dựng viễn cảnh và dẫn dat tap thé xây dựng kế hoạch để đi tới viễn cảnh đó; biết

Chính vì vậy, khi

sử dụng thông tin nhận được, CBQL Phòng GD&ĐT phải quyết định xem bằng cách

sắp xếp trong các hoàn cảnh khó khăn; biết phân phối nguồn lực

nào và khi nào sẽ xác định cho Phòng, các cơ sở GD những mục tiêu và nhiệm vụ mới

CBQL Phong GD&ĐT phải thực sự là hạt nhân của ngành khi ra các quyết định liên

quan đến QL nhà nước về GD trên địa bàn quận/huyện

1.3.3.4 Định hướng giá trị, xây dựng văn hóa tổ chức cho cơ sở giáo đục và

cộng đông

Xây dựng văn hóa tô chức là xây dựng lề lối, nề nếp làm việc khoa học, có trật tự

kỷ cương, tuân theo những nội quy quy định chung nhưng vẫn đảm bảo tính dân chủ trong tổ chức Như vậy, xây dựng văn hóa tổ chức chính là xây dựng môi trường làm

việc hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả Bởi vậy, trước hết CBQL Phòng GD&ĐT phải xây dựng văn hóa tổ chức trong Phòng; phát huy vai trò LÐ trong việc

dẫn dắt thay đổi và phát triển văn hóa tổ chức; phải là người đề xướng, hướng dẫn các

nỗ lực thay đổi; hoạch định sứ mệnh, tầm nhìn, truyền bá sứ mệnh và tầm nhìn đó để

tạo niềm tin và nỗ lực cho việc thực hiện Với chức năng QL nhà nước về GD trên dia

bàn quận/huyện, CBQL Phòng GD&ĐT còn có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nhà

trường, các cơ sở GD và cộng đồng xây dựng văn hóa tô chức CBQL Phòng GD&ĐT

cần có những biện pháp chỉ đạo như: Tổ chức nghiên cứu, nâng cao nhận thức cho đội ngũ nhà giáo, CBQL GD và cộng đồng về văn hóa tổ chức; Tham mưu, xây dựng, rà soát các văn bản QL hành chính, các quy trình, thủ tục làm việc, hệ thống thông tin

Ngày đăng: 24/07/2017, 07:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w