Khóa luận tốt nghiệp về các phương pháp nhân giống vô tính hồ tiêu. Tác dụng các loại thuốc kích thích ra rễ và chế phẩm sinh học Pseudomonas đối với sinh trưởng phát triển, tỷ lệ sống, tỷ lệ bật mầm, tỷ lệ ra rễ trong nhân giống hồ tiều bằng cành giâmẢnh hưởng của số đốt lên sinh trưởng phát triển của cây hồ tiều
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Nông Học
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nhân giống đối với cây hồ tiêu giâm
hom tại Thừa Thiên Huê
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hiền
Lớp : Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan 47
Thời gian thực hiện : 01/2017 – 05/2017
Địa điểm thực hiện : Phường Thuận Hòa, Tp Huê, Tỉnh Thừa Thiên Huê Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Quang Cơ
Bộ môn : Rau hoa quả và cảnh quan
NĂM 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáohướng dẫn: TS Nguyễn Quang Cơ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trongsuốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo
Tôi xin chân thành cảm ơn:Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông lâm Huế.Quý thầy cô trong khoa Nông học đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuậnlợi trong suốt quá trình học cũng như trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và những người bạn thân thiết đã độngviên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện cũng như hoàn thành báo cáonày
Huế, tháng 05 năm 2017 Sinh viên
Nguyễn Thị Hiền
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2.1 Dinh dưỡng cơ bản có trong 2tsp hạt tiêu
Bảng 2.2.2 Thành phần vitamin trong 2tsp hạt tiêu đen
Bảng 2.2.3 Thành phần các chất có trong 100g hạt tiêu
Bảng 2.3.1 Diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới từ năm 1995 - 2014
Bảng 2.3.2 Diện tích trồng hồ tiêu của một số nước trên thế giới
Bảng 2.3.3 Sản lượng hồ tiêu thế giới từ năm 1995 - 2014
Bảng 2.3.4 Sản lượng hồ tiêu của một số quốc gia trên thế giới
Bảng 2.3.5 Giá hồ tiêu từ năm 2010 - 2015
Bảng 3.3.1 Mô tả công thức thực hiện thí nghiệm
Bảng 4.1 Thời tiết, khí hậu từ 01/01/2017 - 30/04/2017 tại Thừa Thiên HuếBảng 4.2 Tỷ lệ hom sống của các công thức thí nghiệm
Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm cho 10.000 bầu
Trang 5DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
+) Fao: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh làFood and Agriculture Organization of the United Nations)
+) TCN: Trước công nguyên
+) IPC: Hội đồng Hồ tiêu Quốc tế (tiếng Anh là International PepperCommunity)
+) IBA:Là chất kích thích Idolbutylic acid
+) BA: Benzyl adenine
+) 2,4 – D: Axit 2,4 dicloro-phenoxiaxetic
+) IAA: Indoly axetic acid
Trang 6PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuấtkhẩu hồ tiêu Từ năm 1995 đến năm 2014 diện tích liên tục tăng từ 7.000 ha lêntới 58.527 ha và sản lượng tăng từ 12.100 tấn lên tới 151.761 tấn [20].Tuy diệntích, năng suất và sản lượng tương đối lớn nhưng ngành sản xuất hồ tiêu ở nước
ta chủ yếu là tự phát dưới hình thức sản xuất nông hộ, phần lớn cây tiêu đượctrồng và chăm sóc theo kinh nghiệm từng nông hộ Do vậy, sản xuất gặp nhiềukhó khăn trong việc sử dụng giống cũng như trong áp dụng các kỹ thuật canh tác
và phòng trừ sâu bệnh hại cây tiêu Đặc biệt bệnh thối rễ (chết nhanh) do nấm
Phytophthora capsici là bệnh gây thiệt hại lớn nhất về kinh tế trên cây hồ tiêu
giâm hom ở vườn ươm trồng trong đất nhiễm nấm P capsici Ngoài ra chủng
P putida có khả năng tạo ra indole acetic acid (IAA) là một chất kích thích sinh
trưởng cho cây trồng [12], [13, tr 839-851]
Cây hồ tiêu có thể nhân giống bằng hạt và nhân giống vô tính bằng cácloại cành Kỹ thuật nhân giống bằng hạt thường áp dụng với mục đích nghiêncứu thí nghiệm, lai tạo giống và hầu như không thực hiện trong thực tế sản xuất,
vì cây con không đảm bảo đặc tính di truyền của cây mẹ, cây yếu và chậm pháttriển [2, tr 6] Cây con gieo từ hạt thường có tỷ lệ bất thường cao, cây con phảimất 7 năm sau mới cho trái và một số cây có thể mang hoa đơn phái [4, tr 66-69] Phương pháp nhân giống vô tính có thể giữ được các đặc tính tốt của cây
mẹ Đối với cây hồ tiêu có thể nhân giống vô tính bằng chiết cành, ghép cành,giâm cành Giâm cành là phương pháp dễ thực hiện, phổ biến được áp dụng hầuhết cho các nước trồng tiêu trên thế giới Vật liệu giâm cành gồm có ba loại homtrên dây tiêu: cành thân, cành lươn và cành vượt Lấy hom từ thân chính để sảnxuất cây con là việc rất phổ biến hiện nay ở Tây Nguyên Cành thân làm homgiống chỉ được cắt trên các trụ tiêu 1 - 1,5 tuổi trước đó được trồng bằng homthân Sử dụng đoạn cành thân bánh tẻ, bỏ phần ngọn Mỗi hom cành thân có từ 4
- 6 đốt, các đốt phải có rễ bám tốt [2, tr 6, 45] Tuy nhiên, việc giâm hom có xử
Trang 7lý thuốc kích thích và chế phẩm sinh học Pseudomonas chưa có nghiên cứu nào
chỉ ra loại nào là phù hợp Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “
Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nhận giống đối với cây hồ tiêu tại Thừa Thiên Huê” nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống hồ tiêu khỏe từ
hom thân với số đốt/hom phù hợp và tiết kiệm chi phí
1.2.1.Mục đích của đề tài
- Bổ sung hoàn thiện quy trình nhân giống hồ tiêu tại Thừa Thiên Huế, giảm tỉ lệchết, tăng tỷ lệ bật mầm, ra rễ trên cây hồ tiêu giâm hom
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được ảnh hưởng của số mắt trên hom đến tỷ lệ sống, tỷ lệ bật mầm và
ra rễ của cây hồ tiêu
- Đánh giá ảnh hưởng của một số loại thuốc kích thích, chế phẩm đến sinh trưởngphát triển của hom giống
- Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại thuốc kích thích, chế phẩm sinhhọc trong việc nhân giống hồ tiêu
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
- Góp phần cung cấp cơ sở khoa học nâng cao tỷ lệ sống của hồ tiêu giâm hom
- Góp phần giảm tỷ lệ chết của hom giống ở vườn ươm và sau khi ra ruộng sảnxuất
1.3.2.Ý nghĩ thực tiễn
- Hoàn thiện quy trình nhân giống hồ tiêu và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân
Trang 8PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ Piperaceae, bộ Piperales, có số nhiễm
sắc thể 2n = 52[3]
Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩmphía Tây vùng Ghats và Assam [3] Thường là ở vùng đồng bằng và ít khi đượctìm thấy ở độ cao trên 1500m (Purseglove, 1968) Người Hi Lạp gọi là Piperi,các nước nói tiếng Latin gọi là Piper và người Anh gọi là Pepper tất cả các têngọi này đều bắt nguồn từ Sanskrit, người dân bản xứ gọi là Pippali, chính là têncủa loại “tiêu dài” mà cho đến nay không còn được tìm thấy ở Châu Âu nữa.Tuy nhiên, Chevalier (1925) cho biết cây tiêu chắc chắn là cây bản địa ởĐông Dương, bằng chứng là Balanca đã tìm thấy tiêu dại ở vùng núi Ba Vì,miền Bắc Việt Nam Ở Campuchia, người Stiêng đôi khi cũng thu hoạch tiêutrong rừng
Tiêu là sản phẩm được ưa thích tại Ấn Độ từ thời xa xưa và là loại gia vị đưađến Châu Âu trong thời Hy Lạp và Rome cổ Theo triết gia Theophrastus (372 –
287 TCN), những nhà triết học Hy Lạp thỉnh thoảng gọi nó là “cha của nhữngloài thực vật” và đã được một học trò của Alexander, dưới thời Aristotle phân
biệt được hai loại tiêu có tên là tiêu đen và loại kia là Piper nigrum, cho thấy sự
xuất hiện rất sớm của hạt tiêu tại Châu Âu
Người ta cho rằng con người bắt đầu trồng tiêu từ những năm 2000 TCN.Không biết rằng các vườn tiêu đầu tiên xuất hiện khi nào, nhưng vào cuối thế kỷthứ XVIII, tiêu đã được trồng phổ biến tại Malabar, Ấn Độ Theo JanKieniewicz vào cuối thế kỷ XVIII, mỗi vườn rộng từ 0,5 đến 1 mẫu Anh và cókhoảng 50 đến 150 trụ, một trụ trồng khoảng 6 dây tiêu, như vậy một khu vườntrồng khoảng 300 đến 600 dây tiêu và thu hoạch từ 125 đến 600 pounds Cácnhà vườn lúc này sử dụng hạt tiêu cho các hoạt động trong gia đình và bán rabên ngoài (đề tài Trần Thái Hà, 2011)
Từ bờ biển Malabar thuộc Ấn Độ, tiêu đã được vận chuyển qua những conđường mòn trên lục địa cũng như trên biển bằng những con tàu được xây dựngbởi Rome và Ấn Độ đã giúp cho việc buôn bán thứ gia vị này trở nên thuận lợi
và độc quyền
Tiêu trắng được đề cập đến đầu tiên bởi Dioscorido và trong thời kỳ đó người
ta nghĩ rằng nó đến từ những cây tiêu khác hơn cây tiêu đã tạo ra tiêu đen Theo
Trang 9Ridley (1912) khoảng năm 77 sau công nguyên tuyên bố rằng: Tiêu dài có giá trịbằng 15 Dinơ cho 1 pau, còn tiêu trắng có giá 7 Dinơ, tiêu đen là 4 Dinơ [ ĐinhXuân Đức]
Tiêu có thể được mang đến Java, Indonexia bởi những người thuộc địa Hindutrong khoảng giữa năm 100 trước công nguyên và năm 600 sau công nguyên, vìviệc trồng trọt nó tại Archipelago, Indonexia, ít nhất bắt đầu trong khoảng thờigian đó
Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, hóaphẩm, dược… hạt tiêu được sử dụng ngày càng phổ biến
Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước trồng hồ tiêu nhiều nhất thế giới, tập trungcanh tác ở Kerela và Mysore, sau đó là Hải Nam (Trung Quốc), Indonesia,Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một ít ở Campuchia (Sadanandan,2000) Ngoài vùng này hồ tiêu còn được trồng phổ biến ở Brazil và Madagascar
Ở Srilanka, cây hồ tiêu được canh tác nhiều kể từ năm 1739, tập trung ởKandy, sản xuất khoảng 7.000 – 8.000 tấn/năm, phần lớn để sử dụng trong nước
Ở Indonesia, cây hồ tiêu được đưa vào trồng khoảng thời gian 100 năm TCNđến năm 600 sau công nguyên, diện tích canh tác tổng cộng hơn 20.000 ha, phầnlớn ở Sumatra chiếm 70%, đảo Bangka chiếm 20% và Java chiếm 10%
Ở Sarawak (thuộc quần đảo Malaysia), hồ tiêu được trồng thâm canh vớidiện tích 12.000 ha vào thời kỳ 1953 – 1955 Ở các đảo khác thuộc Malaysia,diện tích trồng tiêu không nhiều nhưng sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu
Ở Thái Lan, hồ tiêu được trồng tập trung ở tỉnh Krat và Chantaboun
Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưngđến thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925; Phan Hữu Trinh vàcộng sự, 1987) Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đốikhá ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu do người Hoagốc ở đảo Hải Nam theo Mạc Cửu di cư vào Hà Tiên Cũng trong khoảng thờigian này và đầu thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp pháttriển lên Bình Long, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam (Biard etRoule, 1942) (Trần Thị Thu Hà, 2012- kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh)
Ở Châu Phi cây hồ tiêu mới được đưa vào trồng thế kỉ thứ XIX vớiMadagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigeria, Công – gô và Cộnghòa Trung Phi
Trang 10Ở Châu Mỹ, Brazil là nước canh tác hồ tiêu lớn nhất với giống tiêu do ngườiNhật đưa từ Singapore sang từ những năm 1920 Nhưng diện tích và sản lượng
hồ tiêu của Brazil chỉ tăng nhanh từ sau chiến tranh thế giới thứ II: từ 300 tấn(1950) lên 4000 tấn (1960), 14.000 tấn năm 1980 và hiện đang là một trongnhững nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới
2.2.1. Giá trị sử dụng của hồ têu
Cây tiêu được đánh giá là cây có giá trị kinh tế bởi giá trị sử dụng phong phúcủa nó Hạt tiêu được sử dụng như một loại gia vị, một loại thuốc Ngoài ra nócòn được sử dụng trong công nghệ hương liệu, để tạo ra chất thơm dùng tronghóa dược và mỹ phẩm Trước đây, nó còn được dùng như một loại thuốc để xuađuổi côn trùng Tuy nhiên, hiện nay ít tìm thấy trong các loại thuốc Tây
Giá trị sử dụng của hồ tiêu được quyết định bởi thành phần các chất có tronghạt tiêu
Bảng 2.2.1 Dinh dưỡng cơ bản có trong 2tsp hạt tiêu
Trang 11(Nguồn: Nelson, S.C., và K.T Eger, 2011)
Tiêu đen còn là một nguồn giàu mangan, sắt và chất xơ Ngoài ra nó cònchứa các loại vitamin khác như A, B, C, E trong đó vitamin K chiếm tới 6,88mcg trong 4,28g hạt tiêu Vitamin K có tác dụng trong phòng bệnh tim mạch,đột quỵ, loãng xương, bệnh Alzheimer…
Bảng 2.2.2 Thành phần vitamin trong 2tsp hạt tiêu đen
(Nguồn: Nelson, S.C., và K.T Eger, 2011)
Theo De Waard và Anunciado (1999) trong 100g tiêu đen, thành phầnpiperrin chiếm từ 4,9 đến 7,7 % Piperrin (C17H19O3N) là tinh thể không màu,
Trang 12không mùi, không tan trong nước sôi, tan mạnh trong rượu nóng, tính kiềm nhẹ,đồng phân với Morphin Trong hạt tiêu còn có một loại nhựa gọi là Chavicin(C17H19O3N), có mùi cay nồng và không màu, biến vàng theo thời gian Đây lànguyên nhân làm cho hạt tiêu có vị cay.
Tiêu đen có chứa khoảng 3% tinh dầu, có mùi thơm, trong đó chứa nhiềuhydrocacbon monoterpenes: sabinene, beta-pinen, limonene, các terpinene,alpha-pinen, mycrcene, delta3-carene và dẫn xuất monoterpene (borneol,carvone, carvacrol, 1,8-cineol, linalool) Sesquiterpenes trong tinh dầu chiếmkhoảng 20%: beta-caryophyllene, humulene, beta-bisabolone, oxitcaryophyllene và xeton Phenylether (eugenol, myristicin, safrole) cũng đượctìm thấy
Ở tiêu trắng hàm lượng tinh dầu thấp hơn khoảng 1%, các hợp chấthydrocacbon có nhiều nhất là monoterpene: limonene, beta-pinen, alpha-pinen
và alpha-phellandrene
Chất đạm và tro trong hạt tiêu đen đều nhiều hơn trong hạt tiêu trắng vì phầnlớn chúng nằm ở lớp vỏ
Bảng 2.2.3 Thành phần các chất có trong 100g hạt tiêu
Trang 13Theo y học cổ truyền, tiêu có vị cay, tính nóng, có tác dụng kích thích tiêuhóa, giúp ấm bụng, giảm đau, chống nôn Hạt tiêu đen được dùng chữa cảm hàn
do nó làm toát mồ hôi, tan khí lạnh ở ngoài và làm ấm bụng, tăng sức nóng ởtrong Còn tiêu sọ (tiêu trắng) chuyên trị tiêu chảy, thổ tả, có tác dụng sát khuẩn
Ở Trung Quốc, hạt tiêu được chế thành cao dán để chữa hen Người Ấn Độdùng tiêu để chữa dịch tả, tăng cường sức khỏe cho cơ thể yếu mệt sau khi sốt
và phòng tái phát bệnh sốt rét Người Indonesia dùng tiêu làm thành phần củamột số loại thuốc bổ, thuốc giảm đau cho phụ nữ sau đẻ Còn ở Nepan, tiêuđược phối hợp với nhiều vị khác để làm thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm, khótiêu, viêm khớp
Để chữa tê thấp, có thể ngâm hồ tiêu, đại hồi, phèn chua với rượu, dùng xoabóp ngoài Còn nếu bị đau răng, sâu răng, việc xát bột tiêu vào chân răng có thểgiúp làm giảm cơn đau và diệt khuẩn [16]
Theo Nelson, S.C., và K.T Eger (2011) thì hạt tiêu đen có một số công dụnglàm thuốc, bao gồm cả khả năng kiểm soát giun sán, và có thể dùng cấp cứu chomột số bệnh như: hen suyễn, ho, bệnh tim, viêm họng, mù lòa, rối loạn tiết niệu,răng và cơ bắp đau nhức, viêm, rắn cắn, bệnh về mắt và bệnh tả
Nó được coi như là thuốc giải độc cho các chất độc và một tác dụng khác làkích thích tình dục Pepper có thể tăng cường tiêu hóa thức ăn bởi vì sau khiuống thuốc của nó, dịch tiết của tuyến tụy và dạ dày hệ thống tăng
Rễ của hạt tiêu cũng được sử dụng như một loại thuốc gây mê dạ dày (gâymất cảm giác hoặc nhận thức), giảm đau (làm giảm đau mà không gây mất hoàntoàn cảm giác), giãn cơ bắp, kích thích tiêu hóa, chất khử trùng, thuốc lợi tiểu(tăng lượng nước tiểu), bài tiết mồ hôi (mồ hôi, thúc đẩy ra mồ hôi), giải lo âu(làm giảm lo âu), và như là một thôi miên
Tuy nhiên cần lưu ý là nếu dùng hạt tiêu với liều lượng thấp có tác dụng tăngdịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon cơm Nhưng với liều lượnglớn, hạt tiêu làm kích thích niêm mạc dạ dày, gây sung huyết và viêm cục bộ,gây sốt, viêm đường tiểu tiện và đi tiểu ra máu
Piperrin và piperidin gây độc ở liều cao, piperidin làm tăng huyết áp, làm têliệt hô hấp và một số đầu dây thần kinh Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng và
Trang 14diệt kí sinh trùng, gây hắt hơi Mùi hồ tiêu xua đuổi được các sâu bọ, do đó hồtiêu được dùng để bảo vệ quần áo len khỏi bị bọ nhạy cắn.
Sử dụng làm gia vị: Hồ tiêu là thứ gia vị có tính chất thương mại quan trọngnhất trong các gia vị được sử dụng trên thế giới hiện nay Hạt tiêu giúp thức ăntrở nên thơm ngon hơn nhiều lần Hạt hồ tiêu không những làm tăng thêmhương vị của món ăn mà còn làm át đi vị tanh nồng, mùi đặc biệt đôi khi khóchịu của một số loại thực phẩm giàu đạm như cua, cá, ốc hến … Ngày nay cùngvới sự phát triển của công nghiệp sản xuất thức ăn nhanh thì sức tiêu thụ hạt tiêungày càng mạnh
Trong công nghiệp hương liệu: Chất piperin trong hạt tiêu được thủy phânthành Piperidin và axit piperic Axit piperic bị oxy hóa bởi KMnO4 tạo thànhpiperonal, là chất thơm đặc biệt dùng trong mỹ phẩm Tinh dầu tiêu với mùithơm đặc biệt, được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hóa dược Dầunhựa tiêu được phân lập thành hai dạng: Dạng chất cháy được, tan trong môitrường kiềm và dạng chất lỏng màu xanh đậm được sử dụng trong hương liệu vàhóa dược
Trừ côn trùng: Piperine, một trong các alkaloid trong hạt tiêu, có hiệu quảxua đuổi ruồi nhà, và người làm vườn sử dụng thuốc xịt hạt tiêu để phòng trừmột số loại sâu bệnh.[ Nelson, S.C., và K.T Eger., 2011]
Trước kia người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu xay để tẩm vào datrong khi thuộc, ngừa côn trùng phá hại Nhưng từ khi xuất hiện các loại thuốctổng hợp, công hiệu và rẻ tiền hơn thì hạt hồ tiêu không được sử dụng trong lĩnhvực này nữa
2.2.2. Giá trị kinh tế của hồ tiêu
Hạt tiêu là một loại gia vị có giá trị thương mại và xuất khẩu cao Mức nhucầu hàng năm được tăng thêm mỗi năm Tuy diện tích và sản lượng hồ tiêu có
xu hướng tăng nhưng sự gia tăng này không đồng đều và phụ thuộc rất nhiềuvào sự biến động giá cả, tình hình sâu bệnh hại Do đó, trong thời gian dài sắptới, cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu và hồ tiêu vẫn là cây cho hiệu quả kinh tế cao
so với các loại nông sản khác Trên thị trường thế giới, các sản phẩm hồ tiêuđược giao dịch bởi các dạng sau: tiêu đen, tiêu trắng (tiêu sọ), tiêu xanh và dầunhựa tiêu
Trang 15Thời gian qua ngành Hồ tiêu Việt Nam đã có được sự tăng trưởng nhanh,diện tích ước đã là 130.000 ha, sản lượng xuất khẩu năm 2016 trên 179.000 tấn,đạt kim ngạch trên 1,4 tỷ đô-la Dự kiến sản lượng xuất khẩu 2017 sẽ tăngkhoảng 15% [17]
2.3.1.Tình hình chung của ngành hồ tiêu trên thế giới
Trong thập niên qua, ngành hồ tiêu thế giới thay đổ mạnh mẽ trên nhiều mặt
về cả diện tích, năng suất và sản lượng.Từ năm 1995 đến nay, với nhiều nguyênnhân tác động thì diện tích hồ tiêu đã có nhiều thay đổi Cụ thể ở bảng 2.3.1
Bảng 2.3.1 Diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới từ năm 1995 - 2014
Bảng 2.3.2 Diện tích trồng hồ tiêu của một số nước trên thế giới
Nước Barazil Ấn Độ Indonesia Malaysia SriLanka Việt Nam
Trang 16Cùng với sự biến động của diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới thì sản lượngcũng biến động Qua bảng 2.3.3 sản lượng hồ tiêu thế giới từ năm 1995 – 2014
để thấy rõ biến động
Bảng 2.3.3 Sản lượng hồ tiêu thế giới từ năm 1995 - 2014
Trang 17Trong giai đoạn 1995- 2014, những quốc gia đóng góp sản lượng hồ tiêu lớncho thế giới là: Ấn Độ, Indonesia, Barazil , Việt Nam, SriLanka và Malaysia vớisản lượng cụ thể ở bảng 2.3.4.
Bảng 2.3.4 Sản lượng hồ tiêu của một số quốc gia trên thế giới
Nguồn: Faostat
Sản lượng hồ tiêu ở mỗi quốc gia qua mỗi
năm lại có những biến đổi khác nhau Năm 1995, là một quốc gia có diệntích trồng hồ tiêu lớn nhất và cũng có sản lượng lớn nhất thế giới đạt 60.700 tấnhơn hắn nước có sản lượng thấp nhất là Việt Nam (12.100 tấn) gần 5 lần Năm
2006, ngành hồ tiêu Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ là đạt sản lượng 120.570tấn hơn hẳn Ấn Độ ( 92.900 tấn, 2006) 9.670 tấn và gấp SriLanka gần 5,5 lần.Năm 2014, sản lượng hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng đạt 151.761 tấn hơn hẳn Ấn
Độ gần 3 lần và Malaysia 5,5 lần
Cùng với năng suất, sản lượng hồ tiêu thì giá hồ tiêu là mối quan tâm hàngđầu của người trồng, nhà doanh nghiệp và người tiêu thụ Giá hồ tiêu bắt đầutăng tốc vào đầu thế kỷ 21, với nhiều mô phỏng suy đoán về giá cả trong tươnglai Một vài nước trồng hồ tiêu đã không chú ý đến sự phát triển ngành hàng này,hoặc chỉ mong muốn duy trì cái hiện có mà thôi Tuy nhiên, vào năm 2009, giá
hồ tiêu trên thị trường quốc tế có hiện tượng tăng đột biến, vượt cả dự báo về giátrong tương lai; không ai dám chắc nó sẽ diễn biến như thế nào và tính ổn địnhcủa nó trong tương lai, khi ấy, người ta rất cần có những phân tích mang tínhchất hệ thống [18]
Không hề có sự suy giảm về cung nhưng giá hồ tiêu vẫn có xu hướng tăng.Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự thay đổi về tập quán dùng lương thực,
sự gia tăng nguồn thu nhập của con người trong những thị trường mới nổi và xuhướng chế biến ăn ngon đã tạo nên nhu cầu mới cao hơn đối với ngành hàngthực phẩm, đặc biệt là gia vị Mặc dù không có chứng cớ rõ ràng, người ta vẫnthấy một xu hướng gia tăng giá hồ tiêu hiện nay mà không có hiện tượng suygiảm trong tương lai [19]
Trang 182.3.2.Tình hình chung của ngành hồ tiêu ở Việt Nam
Báo cáo của Jha, chuyên viên kinh tế của IPC vào tháng 3/2016 cho biết:Ngành trồng tiêu thế giới trong thời gian từ 1996 đến 2015 có sản lượng tiêu hạttăng nhanh, với sự đóng góp tích cực của Việt Nam kể từ năm 2003 Trước đó,nước dẫn đầu luôn là Ấn Độ và Indonesia Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp4% sản lượng hồ tiêu thế giới, nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%.Năm 2015, Việt Nam đóng góp 32% sản lượng hồ tiêu thế giới; kế đó là Ấn Độgóp 18%, Indonesia góp 16%, Malaysia góp 7%, Sri Lanka góp 6% và phần cònlại của thế giới đóng góp 12% Trong 10 năm qua, diện tích trồng hồ tiêu tăng29% và sản lượng hồ tiêu tăng 85% Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu tăng 204%trong 30 năm qua, có nghĩa là trung bình mỗi năm tăng được 6,8% IPC dự đoánViệt Nam sẽ còn tiếp tục tăng 34% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của mình trong 8năm tới
Cùng với sự tăng mạnh về sản lượng thì thị trường xuất khẩu hồ tiêu cũng đãthuận lợi Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2016, Việt Nam đã xuấtkhẩu một khối lượng tiêu kỷ lục nhất từ trước tới nay, lượng xuất khẩu đạt179.233 tấn hồ tiêu các loại, bao gồm 159.171 tấn tiêu đen và 20.062 tấn tiêutrắng Kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 439,87 triệu USD, trong đó tiêu đen đạt 1 tỷ215,36 triệu USD, tiêu trắng đạt 224,51 triệu USD So với năm 2015, lượng xuấtkhẩu tăng 34,9% tương đương 45.664 tấn, giá trị tăng 12,83% tương đương với163,7 triệu USD
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 3, Việt Nam xuấtkhẩu được 51.171 tấn Hồ tiêu các loại, bao gồm 46.127 tấn tiêu đen và 5.044 tấntiêu trắng Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 323,06 triệu USD, tiêu đen đạt 276,74triệu USD, tiêu trắng đạt 46,32 triệu USD So với cùng kỳ năm 2016, lượng xuấtkhẩu tăng 15,55% tương đương 6.885 tấn
Bên cạnh, sản lượng và thị trường thì giá hồ tiêu cũng tăng qua các năm, cụthể ở bảng 2.3.5
Bảng 2.3.5 Giá hồ tiêu từ năm 2010 - 2015
Trang 192.4.1 Tình hình nghiên cứu về phương pháp nhân giống hồ tiêu trên thế giới thế giới
Đối với nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng thì giống là yếu tố thenchốt quyết định chi phí đầu tư, năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế Thấuhiểu được điều này, mà đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới khác nhau tìmhiểu, nghiên cứu về các phương pháp nhân giống hồ tiêu
Trường Đại học Calicut ở bang Kerala của Ấn Độ, đã sử dụng đỉnh sinhtrưởng của cây tiêu để nuôi cây mô Sau 4 tháng nuôi cấy, cây hồ tiêu có chiềucao 4- 5 cm, được tạo rễ và huấn luyện trong nhà kính
Ở Trung tâm Sarawak (Malaysia), một số tác giả đã đề cập tới phương phápghép đối với cây hồ tiêu với hy vọng sản xuất được các cây hồ tiêu chống chịuđược với điều kiện khắc nghiệt về đất đai, bệnh tật nhưng không đem lại kết quảnhư mong đợi
Ở Pakistan năm 2011, các nhà chuyên môn đã nghiên cứu nhằm mục tiêuxây dựng đề cương nhân giống vi mô các cây tiêu sạch bệnh cho việc sản xuấttiêu ở Pakistan và đảm bảo đủ nguồn giống cây tiêu có chất lượng cao, sạchbệnh và đồng nhất Mô lấy từ các bộ phận như thân, lá, đỉnh chồi từ cây tiêutrưởng thành được cấy trên môi trường MS và được bổ sung các nồng độ cácchất điều hòa tăng trưởng khác nhau (2,4-D, BA, IBA) Mô được nuôi cấy trongống nghiệm theo đường mô sẹo và nuôi cấy mô phân sinh Kết quả cho thấy môsẹo tốt nhất được sản xuất trên môi trường MS với 1,5 mg /L BA với mô lấy từđỉnh chồi Chồi tái sinh tốt nhất trên môi trường MS với 0,5 mg/L BA Cây nonhình thành ra rễ tốt nhất trên môi trường 1,5 mg/L IBA Cây con ra rễ được cấytrong môi trường đất và được làm cho thích nghi trong phòng tăng trưởng Câycon nuôi cấy mô cần phải làm thích nghi với môi trường trước trước khi đemtrồng ngoài đồng ruộng và được trồng trên đồng ruộng ít sương giá hoặc bên
Trang 20trong nhà lưới Cây trồng sau đó được thử nghiệm trồng theo các điều kiện địaphương ở vùng Hattar (Pakistan).
Ở Malaysia, giống tiêu (Piper nigrum) Kuching là giống tiêu hiện đang
trồng ở Malaysia có năng suất cao nhất nhưng nó bị nhiễm bệnh thối gốc Mộtnghiên cứu được tiến hành thành công, đó là giống kháng đã được nhân thànhcông bằng phương pháp nuôi cấy điểm phân nhánh Môi trường MS chứa 0,1đến 0,5 ppm của benzylaminopurine (benzyladenine) rất có hiệu quả trong việckích thích sự phát triển đa chồi từ mô lấy từ cây tiêu để nuôi nhân tạo Cây nonđược thiết lập thành công trong đất Mô sẹo cũng được gây ra từ một phần thâncủa mô nhưng nỗ lực nuôi cấy mô cấp hai và tái phân hóa mô sẹo là vô hiệu(Chua, B K (1980)
Kết quả từ hội nghị hồ tiêu của hiệp hội hồ tiêu thế giới kết luận về nhângiống hiện nay như sau:
- Chọn dây tiêu mẹ: Dây tiêu mẹ (pepper mother vine) là khâu quyết định quantrọng với các tiêu chí như sau:
+) Dây mẹ khỏe, tăng trưởng mạnh, lóng thân ngắn, có bông dài >10 cm
+) Bông trổ đều, hạt chắc, tỷ trọng tiêu khô đạt 550 g / lít
+) Không có triệu chứng sâu bệnh hại
+) Có khả năng tạo rễ khi cắt làm hom giống
+) Có khả năng cho trái nhiều và liên tục
+) Chọn dây mẹ cao 3,5-4,5 m cho năng suất > 2kg tiêu khô / năm
+) Các tiêu chí này phải ổn định trong hai năm liên tục
- Sản xuất cây giống bằng những hom tiêu cắt từ dây mẹ (vegetative cuttings) Có hai loại dây nhánh phát triển từ dây mẹ: dây mọc thẳng đứng được gọi lànhánh thân (orthotropic branches) và mọc ngang để cho trái gọi là nhánh ác(plagiotropic branches) Một vài nhánh có mầm chồi phụ từ nhánh thân khôngcho rễ khỏe, chỉ bó sát thân (clinging root) ở mắt lóng và mọc nghiêng Người tagọi đó là “hanging shoots” (nông dân Việt gọi là dây lươn, mọc buông thỏng lơlững trên mình dây mẹ để phân biệt với dây lươn bò dưới đất gần vùngrễ: running shoots) IPC không chấp nhận dây lươn thuộc dạng “hanging shoots”(hangers), họ cho rằng nó sẽ có ít trái khi trồng trên ruộng; trong khi quan điểmcủa một số nông dân Việt Nam thì ngược lại, vì sức mạnh của nó Dây lươnthuộc dạng “runner branches” mọc dài dưới đất, cho rễ phụ khỏe, cho rễ thằn lằn
Trang 21(rễ mọc trên không trung: aerial roots) rõ ràng trong mùa mưa, hoặc khi ẩm độđất phù hợp Đây là dây lươn được khuyến cáo dùng làm hom giống.
Dây tiêu ngọn (terminal shoot) là nhánh có ưu thế tăng trưởng mạnh nhất(most vigorous shoot), nhiều búp chồi và ít chồi nhánh ngang Dây tiêu ngọnđược sử dụng làm hom giống rất phổ biến tại Malaysia, một số vùng ở Indonesia
và Brazil Tại Indonesia, hom cắt xong thường được mang thẳng ra ruộng đểtrồng Ở Brazil, người ta xây vườn ươm gọi là “mother garden” với những dòngtiêu vô tính triển vọng được ươm tại đây Vườn ươm này phải được di chuyểnchổ khác sau thời gian khai thác 2-3 năm Hệ thống nhân giống của Malaysiakhá bài bản, được xây dựng một cách hệ thống
Chọn lựa hom cắt (cuttings): hom có 4-5 lóng thân được trồng thẳng trênruộng trong mùa mưa Tuy nhiên, thời tiết rất thay đổi, việc trồng thẳng “homcắt” như vậy gặp nhiều rủi ro khi lượng mưa thất thường Cắt dây mẹ thànhnhững hom giống có 4-5 lóng thân, với 2 chồi thân mọc ngang, khỏe, trên dây
mẹ đạt những tiểu chuẩn nói trên, và tuổi dây mẹ không quá 2 năm
Bước 1: xác định lóng thân ở vị trí thấp nhất, loại bỏ các nhánh ác(plagiotrophic) ở 3 đốt thân cuối bên dưới Chồi non hơn ở trên cùng của dâythân (orthotropic) cũng được cắt bỏ (trên lóng thân thứ 6 trở lên) Lóng thân cóbông là lóng thứ nhất tính từ dưới lên thuộc hom cắt với 5 lóng
Bước 2: Sau 10-14 ngày, chồi nách (axillary bud) xuất hiện ở lóng thứ 5 tính
từ trên xuống và lóng thứ 4 Hom cắt được chọn và được cắt bằng công cụ thậtbén, sạch (khử trùng bằng cồn) tại vị trí 1-2 cm dưới lóng thân thứ nhất Táchrời các rễ phụ bám vào trụ một cách thận trọng Lấy hom giống ra đặt trong bọcplastic sạch, hoặc để trên khay sạch Hom giống có thể trồng ngay ra ruộngtrong mùa mưa; hoặc ươm hom giống trong cát, chờ hom ra rễ
- Kỹ thuật giúp hom cắt ra rễ
Làm luống để giúp hom cắt ra rễ (rooting bed) bằng vật liệu cát sông, trướckhi trồng trên ruộng Luống ươm hom giống dài tùy theo kích thước vườn ươm,rộng 1,0 m, sâu 30 cm chừa 0,3 m làm lối đi chăm sóc Hom giống được xử lývới thuốc trừ nấm tương ứng Đặt hom giống trên luống, khoảng cách 20-30 cm,cắm nghiêng 450- 600 Ba lóng thân nằm sâu trong luống, lóng thứ 4 trên mặtluống Luống chứa giá thể giúp hom ra rễ (rooting medium) được phủ lớp cátsông trên mặt Không bón phân hữu cơ Tưới ẩm hàng ngày Trong vòng 4-5tuần hom giống ra rễ và sẵn sàng mang trồng trên ruộng
Trang 22Di chuyển hom giống: Phải được gói lại với vật liệu sạch, giữ ẩm bằng cáchtưới nước bổ sung Điều này còn tùy thuộc khoảng cách di chuyển gần hoặc xa
mà chúng ta còn vật liệu gói hom giống cho cẩn thận
- Duy trì vườn ươm cây mẹ (mother plant stock): Tập hợp các nhánh dây tiêumọc thẳng từ vườn tiêu sẽ rất hạn chế và chỉ có 2-3 lần cắt trong cùng một lúc từmột dây nào đó Tập hợp các nhánh cắt kiểu như vậy có thể gián tiếp truyềnnhiều bệnh cho cây tiêu Do đó, duy trì nguồn cho hom giống cần phải duy trìcường lực và sức khỏe cây mẹ Người ta khuyến cáo phải xây nhà lưới, hayvườn ươm với kỹ thuật đặc biệt để ươm các nhánh cắt mọc thẳng
- Xây dựng vườn ươm cây mẹ
Đào rảnh có kích thước sâu 45 x rộng 45 cm x dài 5 m; chừa 1 mét làm lối đichăm sóc Đổ đầy vào rảnh mụn xơ dừa (coir dust), phân bò và đất mặt Trụ đỡ
dài 2 m được cắm xuống với khoảng cách 60 cm Trụ sống Gliricidia sepium (cây họ đậu, hình) hoặc trụ chết bằng gỗ đều có thể được sử dụng Che
mát vườn ươm bằng lưới, hoặc dùng tàu lá dừa, che trực tiếp lên từng gốc câytrụ trong giai đoạn đầu tiên Khi cây mọc khỏe, không che mát nữa Cây sẽ bòlên đỉnh trụ đỡ trong vòng 4-5 tháng Bây giờ, chúng ta sẽ cắt lấy hom giống.Quan sát khi hệ thống rễ phụ bám chặt vào trụ đỡ, chồi nhánh ngang xuất hiệntheo hướng dẫn trên, chúng ta tiến hành cắt hom Dây mẹ rất cần dinh dưỡng vìvậy phải bón phân cho dây Hỗn hợp bao gồm 90g urê, 70g triple superphosphate, 50g KCl và 30g Kieserite cho vào 50 lít nước khuấy đều Tưới 250mldung dịch dinh dưỡng này trên mỗi hốc cây, cách khoảng 2 tuần một lần Phủđất bằng phân xanh để giữa ẩm dưới gốc và quản lý cỏ dại Chú ý quan sát sâubệnh hại nếu có để quản lý kịp thời
- Sử dụng dây tiêu ngọn để sản xuất hom giống
Chồi ngọn có từ 2 đến 3 lóng thân non (immature nodes) được cắt bỏ từ mỗinhánh tiêu, để kích thích đâm chồi nách (axillary buds) Trong vòng 2-3 tuần,các chồi nách xuất hiện Hom giống có 5 lóng thân và hai nhánh ngang ở cáclóng phía trên sẽ được chọn để cắt làm hom giống Trồng hom giống này trongbịch đất có kích thước 20 x 12,5 cm, chứa hỗn hợp dinh dưỡng (giá thể) Chỉkhai thác 4-6 hom cắt (cuttings) từ mỗi dây tiêu mẹ Đặt hai lóng nằm trong hỗnhợp dinh dưỡng (media), 3 lóng ở trên mặt / mỗi bịch đất Giữ chúng trongphòng có ẩm độ (humid chamber) từ 3 đến 4 tuần Mang ra nhà lưới có che sáng8-10 tuần nữa Khi cây được 3 tháng tuổi, đó là lúc có thể được trồng ngoài
Trang 23ruộng Người ta khuyến cáo phải tập dần điều kiện khó khăn để huấn luyện cây(hardening) 3-4 tuần trước khi trồng ngoài ruộng là an toàn nhất.
Ưu điểm của sử dụng dây tiêu ngọn để sản xuất hom giống
+) Hom cắt từ dây tiêu mẹ cho chồi nách và rễ thằn lằn nhiều hơn dây lươn bòtrên đất
+) Hom cắt có kích cỡ to hơn, hàm lượng dinh dưỡng trong thân nhiều hơn, hỗtrợ cây trong điều kiện khắc nghiệt sau này
+) Hom cắt có khả năng phân chồi nhánh ở gốc thân nhọn dần lên trên, tạo táncây hình nón (conical canopy), cơ sở để tiêu cho năng suất cao
+) Thời gian tạo tán ngắn, dây tiêu thường cho trái sớm vào năm thứ hai sau khitrồng (bông trái xuất hiện năm thứ nhất nên ngắt bỏ, vì nó làm cây tiêu mất sức).+) Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các loại hom giống khác, tạo tán lớn hơn trongthời gian ngắn
ngọn có số lượng lớn, đáp ứng được yêu cầu số hom giống cho đồng ruộng nếu
so sánh với dây lươn bò trên mặt đất (runners)
- Sản xuất hom giống bằng dây lươn bò trên mặt đất (runners)
Đây là phương pháp thông dụng nhất trong các nước thành viên của IPC.Hai đến ba lóng thân được chọn để cắt đối với dây lươn, trong mùa mưa Chọndây mẹ theo tiêu chuẩn nêu trên Chú ý trong phương pháp này, dây tiêu dễnhiễm bệnh, nên việc vệ sinh vườn cây giống đặc biệt cần được quan tâm
-Thu thập hom giống để nhân
Thu thập hom giống vào buổi sáng và phải giâm vào chậu trong cùng mộtngày, tránh tổn thương về cơ giới Thời gian sau thu hoạch là lúc tốt nhất để cắthom giống Hom được giâm cành trong bịch đất có chứa giá thể IPC đề nghịnên thương mại hóa dịch vụ sản xuất hom giống để chính phủ có thể kiểm soátđầu mối, tránh lây lan dịch bệnh Tại Sri Lanka, Ấn Độ, qui trình này được thựchiện khá nghiêm túc
Phương pháp nhân giống nhanh của Sri Lanka: Nhân giống bằng thân tre:thân tre được chẻ làm đôi, dài 1,5 m, xếp theo hình chữ V ngược trên luống.Ruột thân trên rổng được lấp đầy giá thể, rồi đặt hom giống vào Phương phápnày rất khó áp dụng ở Việt Nam vì vật liệu đắt và không tiện dụng