KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp về giâm hom tiêu (Trang 29 - 39)

4.1. Điều kiện thời tiêt trong giai đoạn thực hiện thí nghiệm (từ tháng 01đên tháng 04 năm 2017) đên tháng 04 năm 2017)

Bảng 4.1. Thời tiết, khí hậu từ 01/01/2016 - 30/04/2017 tại Thừa Thiên Huế

Tháng

Nhiệt độ (°C) Ẩm độ không

khí(%) Mưa Số giờ nắng Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Tối thấp Số ngày mưa (ngày) Lượng mưa (mm) 01/2017 21,4 29,1 16,8 93 58 21 241,7 80 02/2017 20,5 30,2 15,2 94 49 17 205,1 101 03/2017 23,5 32,8 16,4 92 66 10 47,3 143 04/2017 28,2 38,2 18,1 88 48 8 28,4 120

Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn – Thừa Thiên Huế

Trong thời gian thực hiện đề tài, thời tiết khí hậu có nhiều chuyển biến thất thời ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng và phát triển của hồ tiêu giâm hom.

Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa và tích lũy vật chất trong cây trồng, trong đó có cây hồ tiêu. Trong thời gian thực hiện đề tài, do chịu ảnh hưởng thất thường của thời tiết khí hậu vùng nên nhiệt độ trung bình các tháng có sự thay đổi cụ thể: tháng 1 (21,4°C), tháng 2 (20,5°C), tháng 3 (23,5°C), tháng 4 (28,2°C). Trong các tháng thì nhiệt độ các ngày cũng thay đổi trong đó đáng chú ý là hai tháng đầu của quá trình giâm hom nhiệt độ trung bình khá thấp chỉ đạt 20,5- 21,4°C, nhiệt độ nhỏ nhất 15,2 – 16,8°C làm cho các quá trình bật mầm, vươn lóng, phát sinh lá bị hạn chế. Nhưng đến tháng 3 (23,5°C) , tháng 4 (28,2°C) nhiệt độ trung bình đã tăng thêm từ 2,1 – 7,7°C giúp hom giống phát triển thuận lợi hơn.

Bên cạnh nhiệt độ thì lượng mưa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cây trồng, đặc biệt là công tác nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Hai tháng đầu giâm hom, lượng mưa khá cao lên tới 241,7 mm (tháng 1) và 205,1 mm (tháng 2) và mưa trong nhiều ngày (21 ngày mưa vào tháng 1 và 17 ngày mưa vào tháng 2) làm cho hom giống chết do mưa dầm dẫn đến đọng nước trong bầu. Số giờ nắng thấp chỉ đạt 80 giờ/tháng (tháng 1), 101 giờ/tháng (tháng 2), 143 giờ/tháng (tháng 3), 120 giờ/tháng (tháng 4). Tuy trong thực hiện thí nghiệm đã làm giàn che lưới đen giúp hạn chế từ 50-70 % ánh sáng nhưng số giờ nắng lại ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc tác động trực tiếp đến nhiệt độ môi trường.

Ngoài các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa thì ẩm độ không khí là một yếu tố không thể thiếu đến sinh trưởng phát triển cây trồng trong đó có hồ tiêu giâm hom. Trung bình độ ẩm không khí trong thời gian thực hiện đề tài khá cao dao động từ 88 – 93 % gây cản trở đến sinh trưởng phát triển của hom tiêu, đặc biệt là điều kiện dễ phát sinh sâu bệnh làm giảm năng suất và chất lượng cây con khi xuất vườn.

4.2. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đên tỷ lệ hom sống

Trong trồng trọt nói chung và trong nhân giống nói riêng thì tỷ lệ sống là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của kỹ thuật áp dụng để đem lại năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Đối với nhân giống hồ tiêu bằng phương pháp giâm hom cũng vậy. Tỷ lệ hom sống sau giâm 110 ngày ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ hom sống của các công thức thí nghiệm

( Đơn vị tính : %)

Ngày sau giâm 30 50 70 90 110

CT 1 98,67a 98,67a 97,33a 89,3 ab 78,67ab CT2 96,00a 96,00ab 94,67ab 92,00a 78,67ab CT3 93,33a 90,67ab 80,00cd 72,00bc 64,00b CT4 92,00a 88,00b 82,67bc 74,67 abc 73,33ab CT5 97,33a 93,33 ab 92,00 abc 92,00a 88,00a CT6 88,00a 74,67c 69,3d 69,33c 69,33ab LSD0,05 10,85 8,98 12,53 18,77 21,87

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức p< 0,05

Từ bảng 4.2. ta có một số nhận xét sau:

Thời gian sau giâm 30 ngày, tỷ lệ sống dao động từ 88 – 98,67% và không có sai khác giữa các công thức.

Thời gian sau giâm 50 ngày, tỷ lệ sống dao động từ 74,67 – 98,67%. Công thức 6 có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 74,67%. Nhóm công thức có tỷ lệ sống trung bình là công thức 2; 3; 4 và 5 đạt tỷ lệ 88 – 96%. Nhóm công thức có tỷ lệ sống cao là công thức 1; 2; 3 và 5 đạt tỷ lệ 90,67 – 98,67%.

Thời gian sau giâm 70 ngày, tỷ lệ sống giảm xuống và dao động từ 69,3 – 97,33%. Công thức 3 và 6 có tỷ lệ sống thấp nhất dao động từ 69,3 – 80%. Nhóm có tỷ lệ sống trung bình là công thức 3; 4 và 5 có tỷ lệ dao động từ 80 –

92%. Nhóm có tỷ lệ sống trên mức trung bình là công thức 2; 4 và 5 đạt từ 82,67 – 94,67%. Nhóm có tỷ lệ sống cao là 1; 2 và 5 đạt tỷ lệ từ 92 – 97,33%.

Thời gian sau giâm 90 ngày, tỷ lệ sống ở các công thức tiếp tục thay đổi dao động từ 69,33 – 92%. Nhóm có tỷ lệ sống cao nhất gồm các công thức 1; 2; 4 và 5 dao động từ 74, 67 – 92%. Nhóm có tỷ lệ sống trung bình gồm công thức 1; 3 và 4 dao động từ 72 – 89,33%. Nhóm có tỷ lệ sống thấp nhất gồm công thức 3 và 6 dao động từ 69,33 – 74,67%.

Sau khi giâm 110 ngày, lúc này tỷ lệ sống ở các công thức dao động từ 64 – 88%. Nhóm có tỷ lệ sống cao gồm các công thức 1; 2; 4; 5 và 6 dao động từ 69,33 – 88% .

Tỷ lệ sống là một yếu tố quyết định đến thành công của công tác giống. Vì vậy phải lựa chọn và áp dụng đúng kỷ thuật để đạt được tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ sống của hom giống sau khi giâm có sự chuyển biến khác nhau ở các công thức thí nghiệm và thời gian. Hình 4.2. thể hiện rõ sự thay đổi tỷ lệ sống này.

Hình 4.2. Tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm sau 110 ngày giâm

4.3. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đên tỷ lệ bật mầm

Thời kỳ mọc mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, có sự chuyển hóa của các chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản để hình thành mầm và rễ phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu,chất lượng hom giống, các biện pháp kỹ thuật tác động.Nếu điều kiện khí hậu không thuận lợi sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm, ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo và chất lượng kém, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của hồ tiêu sau này.

Kết quả theo dõi tỷ lệ mọc mầm ở các công thức thí nghiệm được thể hiện rỏ ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ bật mầm ở các công thức thí nghiệm

(Đơn vị tính: %)

Ngày sau giâm 30 50 70 90 110

CT 1 31,06 ab 59,44 a 78,33 a 82,47 a 91,40a CT2 50,00 a 68,05 a 83,03 a 83,73 a 83,55a CT3 15,49bc 20,34 c 28,63 c 39,58b 43,39b CT4 31,53ab 38,79b 49,23b 54,70 b 57,30 b CT5 23,48 b 35,69b 46,43bc 50,92 b 57,72b CT6 0 c 14,42c 29,53c 39,81b 41,48b

LSD0,05 21,74 13,53 17,00 19,33 22,46

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức p< 0,05

Từ bảng 4.3. ta có nhận xét:

Thời kỳ sau giâm 30 ngày, tỷ lệ bật mầm khác thấp từ 0 – 50% . Trong đó, nhóm có tỷ lệ bật mầm thấp nhất là công thức 3 và 6 chỉ đạt 0 – 15,49%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm trung bình là công thức 1; 3; 4 và 5 chỉ đạt từ 15,49 – 31,53%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm cao nhất là công thức 1; 2 và 4 đạt từ 31,06 – 50%.

Thời kỳ sau giâm 50 ngày, tỷ lệ bật mầm tăng lên và có sai khác rõ rệt giữa các công thức. Lúc này, tỷ lệ bật mầm dao động từ 14,42 – 68,05%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm thấp nhất là công thức 3 và 6 chỉ đạt tỷ lệ 14,42 – 20,34%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm trung bình là công thức 4 và 5 đạt 35,69 – 38,79%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm cao nhất là công thức 1 và 2 đạt 59,44 – 68,05 %.

Thời kỳ sau giâm 70 ngày, tỷ lệ bật mầm tiếp tục tăng lên tỷ lệ bật mầm dao động từ 29,53 – 83,03%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm thấp nhất là công thức 3; 5 và 6 chỉ đạt tỷ lệ 29,53 – 46,43%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm trung bình là công thức 4 và 5 đạt 46,43 – 49,23%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm cao nhất là công thức 1 và 2 đạt 78,33 – 83,03 %.

Thời kỳ sau giâm 90 ngày, tỷ lệ bật mầm dao động từ 39,58 – 83,73%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm thấp là công thức 3; 4; 5 và 6 chỉ đạt tỷ lệ 39,58 – 54,7%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm cao là công thức 1 và 2 đạt 82,47 – 83,73 %.

Thời kỳ sau giâm 110 ngày, tỷ lệ bật mầm dao động từ 41,48 – 91,4%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm thấp là công thức 3; 4; 5 và 6 chỉ đạt tỷ lệ 41,48 – 57,72%. Nhóm có tỷ lệ bật mầm cao là công thức 1; 2 đạt 83,55 – 91,40%.

Qua mỗi giai đoạntỷ lệ bật mầm càng tăng lên được thể hiện rõ qua hình 4.3.

Hình 4.3. Tỷ lệ bật mầm ở các công thức thí nghiệm

4.4. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đên động thái tăng trưởng chiều

cao mầm

Động thái tăng trưởng chiều cao mầm là một chỉ tiêu phản ánh khả năng hấp thu, sử dụng chất dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây hồ tiêu.

Bảng 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao mầm ở các công thức thí nghiệm (Đơn vị đo: mm)

Ngày sau giâm 30 50 70

CT2 7,08 a 15,59 a 28,12 bc CT3 3,40 b 9,86 b 20,09 c CT4 4,31 ab 15,92 a 59,19a CT5 5,08 ab 19,22 a 48,60 ab CT6 0 c 4,97 c 50,56 a LSD0,05 2,78 4,28 21,28

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức p< 0,05

Kết quả ở bảng 4.4. cho thấy:

Sau giâm 30 ngày, thì chiều cao mầm ở các công thức có sai khác và dao động từ 0 – 7,08 mm. Nhóm công thức có chiều dài mầm cao nhất là 1; 2; 4 và 5 dao động từ 4,31 – 7,08 mm. Nhóm công thức có chiều dài mầm trung bình là 1; 3; 4 và 5 đạt từ 3,4 – 5,28 mm. Công thức 6 là công thức có chiều dài mầm thấp nhất 0 cm (vì sau khi giâm 30 ngày chưa có xuất hiện mầm).

Sau giâm 50 ngày, chiều dài mầm dao động từ 4,97 – 19,22 mm. Nhóm có chiều dài mầm cao nhất là 1; 2; 4 và 5 đạt 15,59 – 19,22 cm. Công thức 3 có chiều dài mầm trung bình đạt 9,86 mm. Công thức 6 có chiều dài mầm thấp nhất đạt 4,97 mm.

Sau giâm 70 ngày, chiều dài mầm tiếp tục tăng có tất cả các công thức dao động từ 20,09 – 59,19 mm. Nhóm có chiều cao mầm lớn hơn gồm công thức 1; 4; 5 và 6 đạt chiều dài mầm từ 48,6 – 59,19 mm. Nhóm có chiều cao mầm thấp hơn gồm công thức 2 và 5 đạt chiều mầm từ 28,12 – 48,6 mm. Nhóm có chiều cao mầm thấp hơn là công thức 2 và 3 dao động từ 20,9 -28,12 mm.

Sau khi giâm 70 ngày, thì chiều cao mầm ở tất cả các công thức thí nghiệm đều tăng và được thể hiện rõ ở hình 4.4.

Hình 4.4. Động thái tăng trưởng chiều cao mầm ở các công thức thí nghiệm

4.5. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật đên động thái ra lá và phát triển lá

Lá có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, tổng hợp các chất đồng hóa để nuôi các bộ phận khác. Số lá trên cây liên quan đến tổng diện tích lá, khả năng quang hợp tích lũy chất khô do đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của hom tiêu. Cây ra lá sớm thì sinh trưởng càng mạnh, phát triển càng tốt.

Bảng 4.5.1. Động thái ra lá ở các công thức thí nghiệm

Ngày sau giâm 70 90 110 CT 1 1,52 b 2,64 ab 3,84 ab CT2 155 b 2,76 ab 3,80 ab CT3 1,78 b 2,11 bc 2,89 c CT4 1,46 b 2,46 ab 3,46 b CT5 2,20 a 3,14 a 4,14 a CT6 1,00 c 1,45 c 2,45 d LSD0,05 0,41 0,96 0,42

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức p< 0,05

Từ bảng 4.5.1. cho thấy:

Sau khi giâm 70 ngày, số lá trên cây dao động từ 1 - 2,2 lá/cây. Công thức có số lá lớn nhất là công thức 5 đạt 2,2 lá/cây. Nhóm công thức có số lá ít hơn gồm 1; 2; 3 và 4 chỉ đạt từ 1,46 – 1,78 lá/cây. Công thức 6 có số lá ít nhất đạt 1 lá/cây.

Sau khi giâm 90 ngày, số lá tiếp tục tăng và dao động từ 1,45 – 3,14 lá/cây. Nhóm có số lá lớn nhất là 1; 2;4 và 5 đạt từ 2,46 – 3,14 lá/cây. Nhóm có số lá trung bình là công thức 1; 2; 3 và 4 chỉ đạt từ 2,11 – 2,76 lá/cây. Công thức 3 và 6 có số lá nhỏ nhất đạt 1,45 – 2,11 lá/cây.

Sau 110 ngày giâm, số lá dao động từ 2,45 – 4,14 lá/cây. Nhóm có số lá lớn nhất là 1; 2 và 5 đạt từ 3,8 – 4,14 lá/cây. Nhóm có số lá trung bình là công thức 1; 2 và 4 chỉ đạt từ 3,46 – 3,84 lá/cây. Công thức 3 có số lá dưới trung bình đạt 2,89 lá/cây. Công thức 6 có số lá nhỏ nhất đạt 2,45 lá/cây.

Cùng với tăng thêm số lá trên cây thì sự tăng trưởng chiều rộng lá và chiều dài lá cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của hom tiêu.

Bảng 4.5.2. Động thái tăng trưởng độ rộng của lá ở các công thức thí nghiệm (Đơn vị đo: mm)

Ngày sau giâm CT 1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 LSD0,05

90 24,43a 25,29a 19,10ab 25,57a 28,36a 13,75b 10,36

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức p< 0,05

Từ bảng 4.5.2. cho thấy:

Sau khi giâm 90 ngày, độ rộng của lá đạt 13,75 – 28,36 mm. Nhóm lá độ rộng lá lớn hơn gồm các công thức: 1; 2; 3; 4 và 5 dao động 19,1 – 28,36 mm. Nhóm lá có độ rộng lá nhỏ hơn gồm công thức 3 và 6 chỉ đạt 13,75 – 19,1 mm.

Sau khi giâm 110 ngày, động rộng của lá hồ tiêu đạt từ 19,42 – 30,73 mm. Nhóm có độ rộng lá lớn hơn có các công thức 1; 2; 4 và 5 đạt từ 26,13 – 30,73 mm. Nhóm có độ rộng lá nhỏ hơn là công thức 3 và 6 đạt từ 19,42 – 20,45 mm.

Trong sự lớn lên của lá ngoài sự tăng trưởng về độ rộng lá thì độ dài lá cũng không ngừng phát triển để hoàn thành chức năng của lá cây.

Bảng 4.5.3. Động thái tăng trưởng độ dài của lá ở các công thức thí nghiệm (Đơn vị đo: mm)

Ngày sau giâm 90 110

CT 1 41,21ab 44,51b CT2 41,02ab 43,11b CT3 31,56b 33,67 c CT4 42,62ab 45,61b CT5 51,33 a 56,35 a CT6 27,42b 37,42bc LSD0,05 19,64 8,79

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong một cột biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức p< 0,05

Từ bảng 4.5.3. cho thấy:

Sau khi giâm 90 ngày, độ dài của lá đạt từ 27,55 – 51,33 mm. Nhóm lá độ dài lá lớn hơn gồm các công thức: 1; 2; 4 và 5 dao động từ 41,02 – 51,33 mm. Nhóm lá có độ dài lá nhỏ hơn gồm công thức 1; 2; 3; 4 và 6 chỉ đạt từ 27,42 – 42,62 mm.

Sau khi giâm 110 ngày, độ dài của lá đạt từ 33,67 – 56,35 mm. Công thức 5 có độ dài lá lớn nhất đạt 56,35 mm. Công thức 1; 2; 4 và 6 có độ dài là trung bình đạt giá trị lần lượt là 44,51 mm; 43,11 mm; 45,61 mm; 37,42 mm. Công thức 3 và 6 có độ dài lá thấp đạt giá trị lần lượt là 33,67 mm; 37,42 mm.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp về giâm hom tiêu (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w